You are on page 1of 1

Ngôn từ : - tính hình tượng ( khả năng gợi lên hình ảnh màu sắc mùi vị của sự vật

hiện tượng hay nói cách


khác là hình tượng nghệ thuật )

- Tính biểu cảm : khả năng bộc lộ cảm xúc , thái độ của tác giả qua ngôn ngữ , đồng thời làm dấy lên
những cảm xúc trong long người đọc

- Tính hàm súc : ý tại ngôn ngoại , cô đúc nhất nhưng lại chứa nhiều hàm nghĩa

- Phẩm chất thẩm mỹ và khả năng nghệ thuật : người đọc văn không chỉ được thưởng thức “ tình
hay ý đẹp” mà còn say đắm với vẻ đẹp của con chữ - nghĩa là câu chữ phải hay , phải được chắt lọc kĩ
càng, phải giàu tính nhạc tính họa , văn xuôi thì lại phải giàu chất thơ – làm thơ là cân một phần nghìn
milligram quặng chữ

Hình tượng văn học :

- Thường được nhà văn xây dụng bằng những nét phác thảo , gợi nhiều hơn là tả , chừa lại đất cho
trí tưởng tượng của độc giả => hình tượng văn học đa dạng , đa nghĩa ( mỗi người tiếp nhân lại có cách
cảm thụ khác nhau) phát huy cao độ vai trò “đồng sáng tạo” , nuôi dưỡng, kích thích mạnh mẽ óc tưởng
tượng phong phú của người đọc

Thạch Lam : mỗi tác phẩm đều có ít nhiều nhà văn

Con người là hình tượng trung tâm của mỗi tác phẩm :

- Với văn học , con người luôn là nơi quy chiếu mọi vẻ đẹp và mọi giá trị của đời sống mà nhà văn
hướng tới tìm tòi

- Văn học không miêu tả thế giới tự nhiên hay sự vật mà cái người nghệ sĩ quan tâm đó là những gì
thuộc về con người nằm trong mối liên hệ với thế giới tự nhiên

Ví dụ: Mường Lát hoa về trong đêm hơi => nói địa danh nhưng là để cho thấy tâm hồn hào hoa, nhạy cảm
với thiên nhiên

Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người

(Nguyễn Minh Châu)

Ý nghĩa của văn học :

- Luôn phản ánh hiện thực đời sống : văn học dù đa dạng đến đâu thì bất cứ tác phẩm nào đều
mang trong nó hơi thở của thời đại và hiện thực cuộc sống mà ở đó nó được sinh ra

You might also like