You are on page 1of 9

Báo cáo thực tập sản xuất

Trong thời gian thưc tập sản xuất, được sự hướng dẫn của thầy và Liên đoàn
Vật lý Địa chất, em đã được thực tập về phương pháp thăm dò Trọng lực với
các vấn đề sau:
1. Đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến phương pháp Thăm dò Trọng
lực trong thực tế sản xuất và trong nghiên cứu.
2. Tìm hiểu và sử dụng phần mềm GMT áp dụng trong xử lý tài liệu.
3. Biết cách tìm và download tài liệu trọng lực vệ tinh để phục vụ nghiên
cứu.
Em xin trình bày những vấn đề em tìm hiểu được sau quá trình thực tập như
sau:
Phần 1: Công tác trọng lực trong thực tế sản xuất.

Dưới sự hướng dẫn của Liên đoàn Vật lý Địa chất, em đã đươc tham khảo,
nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác thi công và xử lý văn phòng trọng
lực của một số nhiệm vụ mà Liên đoàn đã thực hiện. Em được tham khảo tài
liệu “BAY ĐO TỪ PHỔ GAMMA TỶ LỆ 1:50.000 VÀ ĐO VẼ TRỌNG
LỰC TỶ LỆ 1:100.000 VÙNG NAM PLEIKU” một đề án thực tế của Liên
đoàn Vật lý Địa chất. Công tác thực địa bao gồm những vấn đề chính sau:

Phần 2:Tìm hiểu phần mềm GMT.

Phần mềm GMT (Generic Mapping Tools Graphics)


GMT viết tắt của có nghĩa là Công cụ lập bản đồ đồ họa chung được phát triển
bởi GMT được phát triển bởi Paul Wessel (Đại học Hawaii tại Manoa) và
Walter HF Smith (Phòng thí nghiệm Khoa học Địa chất, NOAA) vào cuối năm
1987. GMT 1 đã được truyền miệng (và băng từ) tới các tổ chức khác ở Hoa
Kỳ, Anh, Nhật, Pháp và thu hút một số nhỏ sau đây. Paul đã lấy một vị trí sau
tiến sĩ tại SOEST vào tháng 12 năm 1989 và tiếp tục phát triển về GMT. Hiện
nay Generic Mapping Tools Graphics GMT được sử dụng bởi hàng chục ngàn
người dùng trên toàn thế giới trong một phạm vi rộng lớn.

Công cụ lập bản đồ chung, được gọi là GMT, là một gói phần mềm được sử
dụng rộng rãi trong địa vật lý để tạo và tùy chỉnh các bản đồ và đồ thị chất
lượng cao, chuyên nghiệp với các dự báo khác nhau . GMT đặc biệt mạnh
mẽ ở chỗ các chương trình của nó có thể được gọi từ các trình báo (shell-
scripts) hoặc các file thực thi được biên dịch.

Phần 3:Xử lý và thực hành tài liệu trọng lực vệ tinh.

Để phục vụ tìm hiểu và nghiên cứu phương pháp Thăm dò trọng lực trong đợt
thực tập này, em chọn khu vực “ Bồn trũng sông Hồng” là đối tượng để nghiên
cứu. Nguồn số liệu được lấy từ trang :http://topex.ucsd.edu/cgi-bin/getdata.cgi
trong khu vực nghiên cứu từ KĐ 105-111,VĐ 16-23.

Hình 1: Giao diện trang web tải về số liệu Topography và Gravity


*Tổng quan khu vực nghiên cứu:
- Khu vực nghiên cứu nằm trong giới hạn
từ KĐ 105-111,VĐ 16-23 bao gồm một
phần đất liền phía Nam Trung Quốc, phần
dất liền phía Đông Việt Nam, toàn bộ khu
cức Vịnh Bắc Bộ và đảo Hải Nam(TQ).
- -Phía Tây bể trồi lộ các đá móng
Paleozoi-Mesozoi.
- -Phía Đông Bắc tiếp giáp bể Tây Lôi
Châu.
- -Phía Đông Nam là bể Đông Nam Hải
Nam và bể Hoàng Sa,
- -Phía Nam giáp bể trầm tích Phú
Khánh. . Hình 2: Sơ đồ tổng quan khu vực bồn trũng sông Hồng

1, Cơ sở phương pháp đo ghi vệ tinh:


Giá trị trọng lực được xác định thông qua việc đo
chiều cao mặt geoid từ vệ tinh. Chiều cao mặt geoid
thay đổi phụ thuộc và độ sâu đáy biển và sự biến đổi
mật độ các tầng đất đá bên trong vỏ trái đất.
Chiều cao mặt Geoid (N) quan hệ với thế trọng lực

(V) theo công thức Brun:


Trong đó:
g0 : gia tốc trung bình xấp xỉ bằng 9.81m/s2
Giá trị dị thường trọng lực Fai được tính bằng:

Hình 3: Vệ tinh đo cao xác định độ cao mặt


geoid (N)
Trong đó:
phổ dị thường trọng lực Fai
K = (kx, ky) : Số sóng
X=(x,y)
Chiều cao của mặt Geoid được xác định trên cơ sở xác định khoảng cách từ vệ
tinh đến mặt nước biển và đến mặt ellipsoid lý thuyết. Bằng việc sử dụng sóng
xung radar với tần số mang 13 GHz và đo lặp nhiều lần để xử lý nhiễu, chiều
cao mặt biển được xác định với độ chính xác từ 10-20 mm, tương đương với sai
số trọng lực khoảng 2-3 mgal
Nguồn số liệu được lấy từ trang :http://topex.ucsd.edu/cgi-bin/get_data.cgi
trong KVNC từ KĐ 105-111,VĐ 16-23.
2, Độ sâu đáy biển (topography)
+Bản đồ độ sâu đáy biển được vẽ từ số liệu địa hình với phiên bản 18.1
+Độ chính xác của số liệu: khoảng 0.03m
+Mật độ điểm đo : Cứ 1 phút * 1 phút ghi 1 điểm và các điểm cách nhau 1 hải
lý ~ 1.852km ( trích Wikipedia)
 Đường link nguồn số liệu topography: http://topex.ucsd.edu/cgi-bin/get_data.cgi
 File số liệu tải về được lưu dưới dạng Topography.xyz
 Code trên GMT vẽ địa hình đáy biển (Topography) khu vực bồn trũng Sông
Hồng.
surface topography.xyz -R105/111/16/23 -I0.5m -C0.1 -G topography.grd
grd2cpt topography.grd -Crainbow –Z > mycolor.cpt
grdgradient topography.grd -Nt1 -A45 -G topography.grd
grdimage topography.grd -Itopographyi.grd -R -JM6 -Cmycolor.cpt -X1i -
Y3 -P -K > topography.ps
psscale -D3/-0.5/4/0.2h -Cmycolor.cpt –Ba400f50:“BAN DO DO SAU DIA
HINH DAY BIEN(m)": -O -P –K >> topography.ps
grdcontour topography.grd -R -JM6 –A55f9 –C55 -S10 -W0.1p -Q200 -O -P
-K >> topography.ps
pscoast -R -JM6 -B3g3 -W0.5p/120/60/30 -G255 -O -P -K >> topography.ps
pause
Hình 4: Sơ đồ độ sâu địa hình đáy biển (m) khu vực bồn trũng Sông Hồng và lân cận

Nhận xét:
 Khu vực nghiên cứu bao gồm toàn bộ Vịnh Bắc Bộ, đảo Hải Nam (Trung
Quốc) và một phần biển Đông,
 Độ sâu đáy biển khu vực bồn trũng Sông Hồng có độ cao khoảng từ -1550 đến -
55 m, với chỗ thấp nhất khoảng -1540m và cao nhất khoảng -55m.
 Địa hình đáy biển phát triển theo hướng TB - ĐN, phí Tây Bắc cao hơn và dốc
dần về Đông Nam.
 Hình thành trũng sâu lên đến khoảng -1540m phí Đông Nam khu vực nghiên
cứu.
3, Dị thường trọng lực Fai (Gravity)
- Bản đồ dị thường Fai được vẽ từ số liệu dị thường Fai với phiên bản 24.1
- Độ chính xác của số liệu: sai số khoảng 5 mGal
Mật độ điểm đo: cứ 1 phút * 1 phút cho ta được 1 điểm ( mỗi điểm cách nhau 1
hải lý ~1.852km) ( trích Wikipedia)
- Đường link nguồn số liệu Gravity: http://topex.ucsd.edu/cgi-bin/get_data.cgi
- File số liệu tải về được lưu dưới dạng: gravity.xyz
- Code trên GMT vẽ địa hình đáy biển (Topography) khu vực bồn trũng Sông
Hồng

surface gravity.xyz -R105/111/16/23 -I0.5m -C0.1 -G gravity.grd


grd2cpt gravity.grd -Crainbow –Z > mycolor.cpt
grdgradient gravity.grd -Nt1 -A45 -G gravity.grd
grdimage gravity.grd -I gravity i.grd -R -JM6 -Cmycolor.cpt -X1i -Y3 -P -K > gravity.ps
psscale -D3/-0.5/4/0.2h -Cmycolor.cpt -Ba25f5:“BAN DO DI THUONG FAI (mGal)": -O -
P –K >> gravity.ps
grdcontour gravity.grd -R -JM6 -A25f10 –C25 -S10 -W0.7p -Q200 -O -P -K >> gravity.ps
pscoast -R -JM6 -B3g3 -W0.5p/120/60/30 -G255 -O -P -K >> gravity.ps
pause
Hình 5: Sơ đồ dị thường trọng lực Fai(mGal) khu vực bồn trũng sông Hồng và lân cận.

Nhận xét:
 Dải dị thường phát triển theo hướng TB – ĐN có giá trị trong khoảng -25mGal
đến 0, dải dị thường hướng ĐB – TN có giá trị trong khoảng 0-25mGal.
 Phía trong khu vực đất liền ta thấy một dải nhỏ dị thường âm thì đây là sông
Hồng
 Vùng gần bờ dị thường Fai mang giá trị âm khá lớn khoảng (-10~0mGal)

*** Kết luận về khu vực nghiên cứu:

1. Dị thường Fai(Gravity) có mối tương quan rất cao với độ sâu địa hình đáy
biển(Topography)
2. Những vùng gần bờ dị thường Fai mang giá trị âm khá lớn khoảng (-
10~0mGal) chứng tỏ ở đây địa hình nhô cao tương đồng với bên độ sâu đáy
biển ở những khu vực này độ sâu h~ 0.
3. Phía trong khu vực đất liền ta thấy một dải nhỏ dị thường âm thì đây là sông
Hồng,
4. Ta thấy bên sơ đồ độ sâu đáy biển độ sâu h < 0 nên bên sơ đồ fai các giá trị
dị thường đều âm ngoại trừ một dải dị thường dương khá lớn (0-~75mGal)
xuất hiện chạy theo hướng ĐB-TN, thì có thể giải thích là ở sơ đồ độ sâu
đáy biển phía ĐN thấy có sự chênh lệch độ sâu bất thường một phía độ sâu
1.6km còn phía còn lại độ sâu chỉ có ~0.4km chứng tỏ ở đây có một đứt gãy
lớn làm thay đổi mật độ đất đá bên dưới đồng thời nâng hạ kiến trúc khu
vực trên và ở đó chính đứt gãy này gây ra dị thường trọng lực ở khu vực này
làm xuất hiện một dải dị thường dương,
5. Ở sơ đồ độ sâu ta thấy toàn bộ khu vực gần như là đồng nhất về độ sâu
ngoại trừ phía ĐN nhưng thấy xuất hiện nhiều vùng mang giá trị (-50-
25mGal) khá lớn thì ở đây có thể là những bồn trầm tích dày. Cho thấy khu
vực Bồn trũng sông Hồng là một bể trầm tích dày và lớn.
Kết luận
Đợt thực tập vừa qua giúp em nhận thấy thiếu sót của bản thân, từ đó có định
hướng để tự hoàn thiện hơn, ôn lại kiến thưc được học ở trường đồng thời mở
rộng hơn, tìm hiểu sâu hơn, đặc biệt được tiếp nhận kinh nghiệm thực tế từ các
chú kỹ sư tại Liên đoàn Vật lý Địa chất.
Những kiến thức cơ bản em thu được thực tập:
 Biết cách tổng hợp hệ thống các kiến thức,
 Nắm bắt được quy trình thực hiện thăm dò trọng lực mặt đất trong thực tế
sản xuất,
 Biết cách tìm và download tài liệu trọng lực vệ tinh để phục vụ nghiên
cứu,
 Biết cách sử dụng phần mềm GMT phục vụ học tập và xử lý tài liệu trọng
lực vệ tinh.
Thời gian thực tập tuy không dài, nhưng nhờ sự hướng dẫn của thầy và các chú
kỹ sư tại Liên đoàn Vật lý Địa chất emm đã được tìm hiểu về phương pháp
thăm dò trọng lực cũng như các cách thu thập và xử lý tài liệu để phục vụ cho
công tác nghiên cứu và học tập sau này.
Em xin cảm ơn bộ môn Địa vật lý đã tạo điều kiện để em được đi thực tập sản
xuất, cảm ơn thầy đã hướng dẫn em trong quá trình thực tập, cảm ơn các chú tại
Liên đoàn Vật lý Địa chất đã hỗ trợ và hướng dần nghiên cứu trong suốt thời
gian tại liên đoàn.

Em xin chân thành cảm ơn!

You might also like