You are on page 1of 1

Radical innovation (Đổi mới triệt để) thổi bay hệ thống và hệ thống hoặc quy trình

hiện có và thay thế bằng một thứ hoàn toàn mới. Về mặt kinh doanh và công nghệ,
đổi mới triệt để xảy ra khi có một mục nhập mới phá vỡ hoàn toàn một doanh
nghiệp hoặc ngành. Một ví dụ khá nổi tiếng đó là Blockbuster cười nhạo, từ chối
mua startup Netflix với giá 50 triệu USD, sau đó 10 năm, Blockbuster phá sản,
Netflix trở thành công ty cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến hàng đầu của Mỹ.

Về ưu nhược điểm: Đổi mới triệt để sẽ tạo ra sự độc đáo, mới mẻ về cơ bản. Khi
đạt được thành công, radical innovation sẽ mang lại cho doanh nghiệp một lợi
nhuận rất lớn. Tuy nhiên, nó sẽ mang tới những rủi ro và mức độ phản đối cao, tỷ
lệ chấp nhận chậm do tính chất đột phá của nó, cần đầu tư nhiều thời gian và công
sức.

Vì radical innovation đòi hỏi khá nhiều về thời gian và công sức, nên các doanh
nghiệp thường chọn incremental innovation (đổi mới gia tăng) như một lựa chọn
ít rủi ro hơn. Thay vì đổi mới toàn bộ, họ sẽ tập trung vào cải thiện, phát triển, tạo
ra sự khác biệt cạnh tranh của sản phẩm hiện có. Nhiều doanh nghiệp sử dụng đổi
mới gia tăng để giúp duy trì hoặc cải thiện vị trí thị trường của sản phẩm. Có thể
coi incremental innovation là một chiến thuật phổ biến trong tiêu dùng. Ví dụ như
coca cola và pepsi đưa ra nhiều loại mới như light, zero, chất xơ để đáp ứng được
nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng hơn. Hoặc một số đơn vị bán lẻ truyền
thống đã kết hợp thêm vận chuyển ngoại tỉnh nhằm tiếp cận được nhiều đối
tượng khách hàng hơn.

Ưu nhược điểm: Không đòi hỏi quá nhiều về thời gian, vốn đầu tư, ít rủi ro, không
những thế còn cải thiện, duy trì được vị trí của sản phẩm trên thị trường, nhưng
không đem lại tính đột phá cao như radical innovation.

Suy ra: incremental innovation có vẻ được dùng rộng rãi và phổ biến hơn so với
radical innovation đối với các công ty, nhưng tùy thuộc vào quy mô công ty mà ta
có thể chọn 1 trong 2 để phát triển. Nhưng các doanh nghiệp muốn phát triển lâu
dài thì cần quan tâm và phát triển cả 2 loại đổi mới trên. Riêng đổi mới triệt để cần
phải tìm hiểu kĩ, lên kế hoạch một cách có chiến lược. Sau đó có thể dùng đổi mới
cải tiến để phát triển sản phẩm đó.

You might also like