You are on page 1of 7

TEAM TYHH DẬY SỚM HỌC BÀI CÙNG 2K5

5H30 SÁNG – NGÀY 4


(Cháy hết mình vì đại gia đình LOVEVIP2K5)

Câu 1: Geraniol có trong tinh dầu hoa hồng (công thức cấu tạo thu gọn như hình bên) được sử dụng phổ biến
trong công nghiệp hương liệu, thực phẩm,… vì có mùi thơm đặc trưng.

Geraniol thuộc loại hợp chất hữu cơ nào sau đây?


A. Ancol. B. Axit cacboxylic. C. Anđehit. D. Hiđrocacbon.

Câu 2: Chất nào sau đây là một loại phân đạm?


A. (NH2)2CO. B. KCl. C. Ca(H2PO4)2. D. K2CO3.

Câu 3: Quặng chứa sắt thường được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất gang là
A. hematit đỏ. B. xinvinit. C. boxit. D. đolomit.

Câu 4: Glucozơ là chất dinh dưỡng được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm. Trong
máu người có một lượng nhỏ glucozơ với nồng độ hầu như không đổi khoảng
A. 0,15%. B. 0,01%. C. 1,0%. D. 0,1%.

Câu 5: Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng 0,01 nm và dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá?
A. Au. B. Cu. C. Ag. D. Al.

Câu 6: Để làm mềm nước có tính cứng tạm thời, có thể sử dụng lượng dư dung dịch nào sau đây?
A. CaCl2. B. NaNO3. C. Na2CO3. D. Ca(OH)2.

Câu 7: Chất nào sau đây là hợp chất tạp chức?


A. amino axit. B. axit cacboxylic. C. amin. D. ancol hai chức.

Câu 8: Để bảo vệ những vật bằng sắt khỏi bị ăn mòn, người ta tráng hoặc mạ lên những vật đó lớp thiếc hoặc
lớp kẽm. Làm như vậy để chống ăn mòn kim loại theo phương pháp nào sau đây?
A. Bảo vệ bề mặt. B. Dùng hợp kim chống gỉ.
C. Dùng chất kìm hãm. D. Phương pháp điện hoá.

Câu 9: Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng nào dưới đây?
A. Nitơ. B. Canxi. C. Photpho. D. Kali.

Câu 10: Công thức hóa học của natri đicromat là:
A. Na2SO4. B. Na2CrO4. C. NaCrO2. D. Na2Cr2O7.

Câu 11: Chất nào sau đây không phải là chất lưỡng tính?
A. NaHCO3. B. Al. C. (NH4)2CO3. D. Al(OH)3.
Câu 12: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba?
A. C2H5-NH2. B. (CH3)3N. C. CH3-NH-CH3. D. CH3-NH2.

Câu 13: Dung dịch chất nào sau đây không hòa tan đuợc Al(OH)3?
A. Ba(OH)2. B. HCl. C. NaHSO4. D. BaCl2.

Câu 14: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất rắn?
A. Anilin. B. Đimetylamin. C. Alanin. D. Etylamin.

Câu 15: Trước đây có rất nhiều vụ tử vong thương tâm xảy ra do sử dụng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong nhà
vào mùa đông. Nguyên nhân là do hàm lượng khí độc X trong không khí cao vượt mức cho phép. X là
khí nào sau đây?
A. N2. B. CO2. C. CO. D. O2.

Câu 16: Polime nào sau đây có công thức(-CH2-CH(CN)-)n?


A. Poli(metyl metacrylat). B. Polietilen.
C. Poliacrilonitrin. D. Poli(vinyl clorua).

Câu 17: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Au. B. Ca. C. Na. D. Mg.

Câu 18: Isoamyl axetat là este có mùi thơm của chuối chín. Công thức cấu tạo của isoamyl axetat là
A. HCOOCH2CH2CH(CH3)2. B. CH3COOCH(CH3)2.
C. CH3COOCH2CH(CH3)2. D. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.

Câu 19: Công thức nào dưới đây là công thức của chất béo?
A. C3H5(COOC17H33)3. B. C3H5(OOCC17H33)3.
C. C3H5(COOC15H31)3. D. C3H5(OCOC4H9)3.

Câu 20: Amin nào dưới đây là amin bậc 2?


A. Metylamin. B. Isopropylamin. C. Đimetylamin. D. Etylamin.

Câu 21: X là oxit axit có màu đỏ thẫm và có tính oxi hóa mạnh. Vậy X là
A. CrO3. B. SO3. C. CrO. D. Cr2O3.

Câu 22: Sắt tác dụng với lượng dư chất nào sau đây tạo hợp chất sắt (II)?
A. Dung dịch CuSO4. B. Dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch H2SO4 đặc nóng. D. Cl2.

Câu 23: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là:
A. điện phân dung dịch CaCl2. B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.
C. điện phân CaCl2 nóng chảy. D. nhiệt phân CaCl2.

Câu 24: Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy… chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở dạng hạt lơ
lửng. Trong quá trình xử lý loại nước thải này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ lại thành khối lớn,
dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước thải một lượng:
A. phèn chua. B. phèn nhôm. C. sôđa. D. vôi tôi.

Câu 25: X là kim loại kiềm thuộc chu kì 3. X là


A. Mg. B. K. C. Ba. D. Na.

Câu 26: Chất không tan trong dung dịch HCl là:
A. Ba(OH)2. B. BaSO4. C. BaCl2. D. BaCO3.

Câu 27: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng toàn phần?
A. Ca(OH)2. B. HCl. C. Na2SO4. D. K3PO4.

Câu 28: Khi oxi hóa etanol bằng CuO nung nóng, sản phẩm hữu cơ thu được là
A. CH3OCH3. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. CH2=CH2.

Câu 29: Thành phần anion có nhiều trong nước cứng tạm thời là
A. SO42-. B. Cl-. C. HCO3-. D. CO32-.

Câu 30: Sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây được sử dụng để chế tạo tơ nitron (olon)?
A. CH2=CH–C6H5. B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. CH2=CH–CN. D. CH3COO–CH=CH2.

Câu 31: Chất nào sau đây là anđehit?


A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. CH3CHO. D. CH4.

Câu 32: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Na2CO3 và BaCl2. B. AgNO3 và HCl. C. MgSO4 và KNO3. D. HCl và NaOH.

Câu 33: Polisaccarit X là thành phần của tinh bột có cấu trúc mạch không phân nhánh. Chất Y có nhiều trong
thực vật và là thành phần chính của đường mía, đường củ cải, đường thốt nốt. Chất X và Y lần lượt là
A. amilopectin và glucozơ. B. amilozơ và glucozơ.
C. amilopectin và saccarozơ. D. amilozơ và saccarozơ.

Câu 34: Lên men glucozơ, thu được khí cacbonic và chất hữu cơ X. Tiếp tục lên men X khi có mặt oxi, thu được
chất hữu cơ Y và H2O. Chất X và chất Y tương ứng là
A. sobitol và axit axetic. B. etanol và axetanđehit.
C. sobitol và etanol. D. etanol và axit axetic.

Câu 35: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?


A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Amilopectin. D. Saccarozơ.

Câu 36: Chất nào dưới dây là chất điện li mạnh?


A. HF. B. BaSO4. C. CH3COOH. D. Mg(OH)2.

Câu 37: Etyl butirat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl butirat là
A. CH3COOCH2CH2CH2CH3. B. CH3CH2COOC2H5.
C. CH3CH2CH2COOC2H5. D. CH3COOCH2CH3.

Câu 38: Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit oxalic là
A. OHC-CHO. B. CH3-CHO. C. HCHO. D. CH2=CH-CHO.

Câu 39: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí H2?
A. AlCl3. B. Al. C. Al2O3. D. Al(OH)3.

Câu 40: Propan-1,2,3-triol là sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo. Công thức hóa học của glixerol là
A. C3H5(OH)3. B. CH3OH. C. C2H4(OH)2. D. C2H5OH.

Câu 41: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?


A. KOH. B. KH2PO4. C. NaNO3. D. NH4Cl.

Câu 42: Thạch cao nung là chất rắn màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn, thường được dùng để nặn tượng, đúc
khuôn, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương… Nhiệt phân chất X thu được thạch cao nung. Công
thức của chất X là
A. CaSO4. B. CaSO4.2H2O. C. CaSO4.H2O. D. CaCO3.

Câu 43: Cho các loại tơ: tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.

Câu 44: Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Gly-Gly. Số
chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 45: Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Val-Ala thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit
mạch hở chứa Gly?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 46: Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai
dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là
A. Ba(NO3)2 và K2SO4. B. KNO3 và Na2CO3.
C. Ba(NO3)2 và Na2CO3. D. Na2SO4 và BaCl2.

Câu 47: Cho các polime: polietilen, tơ lapsan, poli(vinyl clorua), xenlulozơ axetat, tơ capron, nilon-6,6. Số
polime trong phân tử có chứa nguyên tố oxi là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 48: Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Thạch cao sống dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
B. Điện phân MgCl2 nóng chảy, thu được khí Cl2 ở catot.
C. Kim loại Na tác dụng với dung dịch AlCl3, thu được kim loại Al.
D. Hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 2: 1) tan được hoàn toàn trong nước dư.

Câu 49: Phát biểu sau đây sai là


A. Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch.
B. Cho lượng nhỏ Ca vào dung dịch NaHCO3 thu được kết tủa trắng.
C. Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+.
D. Dung dịch Ca(OH)2 để lâu ngoài không khí xuất hiện lớp váng màu trắng.

Câu 50: Kết luận nào sau đây đúng?


A. Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion dương.
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2 xảy ra ăn mòn điện hóa.
C. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4 không xảy ra ăn mòn điện hóa.
D. Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, nồng độ Cu2+ trong dung dịch giảm.

Câu 51: Thí nghiệm nào sau đây tạo ra dung dịch chứa 2 muối?
A. Cho từ từ 1 mol HCl vào dung dịch chứa 0,5 mol Na2CO3.
B. Cho 3 mol CO2 vào dung dịch chứa 2 mol Ba(OH)2.
C. Cho 1 mol HCl vào dung dịch chứa 0,25 mol Na3PO4.
D. Cho 1 mol Fe3O4 và 1 mol Cu vào dung dịch HCl dư.

Câu 52: Phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Bột Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí Cl2.
B. Cho hợp kim Zn-Cu vào dung dịch KNO3 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
C. Cho mẫu nhỏ Na vào dung dịch CuSO4 xuất hiện kết tủa màu xanh.
D. Các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở điều kiện thường.

Câu 53: Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hóa duy nhất trong các hợp nhất.
D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.

Câu 54: Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra chất khí?
A. Cho NH4Cl vào dung dịch Ca(OH)2 đun nóng.
B. Đun sôi nước có tính cứng toàn phần.
C. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
D. Cho kim loại Zn vào dung dịch KHSO4.

Câu 55: Cho các phát biểu sau:


(a) Khi tham gia phản ứng với AgNO3 trong NH3 dư, glucozơ bị khử thành amoni gluconat.
(b) Amilopectin trong tinh bột có cấu trúc mạch phân nhánh.
(c) Nọc độc của các loại côn trùng như kiến có chứa axit oxalic.
(d) Axit glutamic có tính lưỡng tính, vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH.
(e) Tất cả các protein đều tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 56: Cho các phát biểu sau:


(a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2, thu được kết tủa keo trắng.
(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí.
(c) Dung dịch NaOH dư làm mềm được nước cứng toàn phần.
(d) Bạc được sử dụng để sản xuất “giấy bạc” gói, bọc thực phẩm.
(e) Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám nên được dùng để luyện thép.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 57: Tiến hành các thí nghiệm sau:


(a) Dẫn khí x mol SO2 vào dung dịch chứa 3x mol NaOH.
(b) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl dư.
(c) Cho dung dịch chứa a mol KHS vào dung dịch chứa a mol NaOH.
(d) Hấp thụ hết 3 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 2 mol Ca(OH)2.
(e) Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3.
Số thí nghiệm thu được dung dịch có chứa hai muối là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 58: Thực hiện các thí nghiệm sau:


Thí nghiệm 1: Cho a mol X với 2a mol Y vào nước, thu được kết tủa và dung dịch chứa một chất tan.
Thí nghiệm 2: Cho a mol X với 3a mol Z vào nước, thu được kết tủa và dung dịch chứa một chất tan.
Thí nghiệm 3: Cho a mol Y với a mol Z vào nước, thu được kết tủa và dung dịch chứa một chất tan.
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Fe(NO3)2, NaOH, AgNO3. B. FeSO4, BaCl2, Na2CO3.
C. FeCl2, NaOH, AgNO3. D. FeSO4, NaOH, BaCl2.

Câu 59: Cho các phát biểu sau:


(a) Số nguyên tử hiđro trong một phân tử tristearin là 110.
(b) Trùng hợp striren với buta-1,3-đien thu được cao su buna.
(c) Trong mật ong, hàm lượng fructozơ lên tới 30% nên mật ong có vị rất ngọt.
(d) Phân tử valin và axit glutamic đều có mạch cacbon phân nhánh.
(e) Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 60: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng
thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

TRÍ TUỆ TỎA SÁNG!


---------- (Thầy Ngọc Anh | TYHH) -----------

You might also like