You are on page 1of 14

Báo cáo Kinh tế Vĩ mô và

Thị trường Tài chính

Hà Nội, Tháng 6/2023


Bộ phận Phân tích Kinh tế và Thị trường Tài chính
Trong bối cảnh có nhiều biến động
đến từ những dấu hiệu trái chiều của
các chỉ số kinh tế ở Mỹ và Châu Âu
cùng sự hồi phục kém hơn dự kiến
của Trung Quốc, Việt Nam còn nhiều
việc phải làm để đạt mục tiêu GDP
6,5%

◆ PHẦN 1

TÓM TẮT

◆ PHẦN 2

KINH TẾ THẾ GIỚI

◆ PHẦN 3

KINH TẾ VIỆT NAM

◆ PHẦN 4

PHỤ LỤC

2
Phần 1
Tóm tắt

Kinh tế thế giới:

Thị trường liên tục thay đổi quan điểm về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có tăng lãi suất
chính sách một lần nữa vào tháng 6 hay không. Một số lý do khiến Fed nên tiếp tục tăng lãi suất
là Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ trong tháng 4 và bảng lương phi nông nghiệp tháng
5 cao hơn dự kiến. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng Fed có thể không tăng lãi suất trong cuộc họp
tháng 6 do lãi suất chính sách hiện nay của Fed đã đạt mức cao nhất, Chính phủ sẽ gặp khó khăn
trong việc hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa, tỷ lệ tài sản trên tiền gửi được bảo
hiểm thấp đáng kể và tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ đang gia tăng.

Thị trường đang kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất ít nhất là hai lần
nữa trong năm 2023. Các nhà hoạch định chính sách của ECB đều có cùng quan điểm về tình
hình hoạt động của nền kinh tế, cụ thể là "áp lực lạm phát vẫn ở mức cao" và nền kinh tế châu Âu
vẫn kiên cường bất chấp các đợt tăng lãi suất liên tục.

Trung Quốc được kỳ vọng sẽ hồi phục nhanh và mạnh mẽ. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp trong
tháng 4, tăng trưởng xuất khẩu tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái và tăng trưởng doanh số bán lẻ
đều thấp hơn mức thị trường kỳ vọng. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên lại cao nhất
từ 2018 đến nay.

Kinh tế Việt Nam:

Do kinh tế toàn cầu chậm lại, nền kinh tế đã và đang phải chịu ảnh hưởng từ nhu cầu bên ngoài
yếu hơn. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam giảm trong tháng 5.
Xuất khẩu của 5 tháng đầu năm cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể ở các mặt hàng chủ lực. Chỉ
số sản xuất công nghiệp (IIP) 5 tháng năm 2023 thậm chí còn thấp hơn cả giai đoạn COVID-19.
Tình hình kinh tế chậm lại khiến nhiều doanh nghiệp đóng cửa. Đồng thời, kinh tế thế giới khó
khăn cũng ảnh hưởng tới dòng vốn FDI tại Việt Nam.

Lực cầu của nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được duy trì, thể hiện qua sự tăng trưởng doanh số bán
lẻ ở cả danh nghĩa và thực tế. Lượng khách du lịch đến Việt Nam tiếp tục cải thiện qua từng tháng
nhờ du khách đến từ Trung Quốc phục hồi.

Trước những khó khăn trong nước và thế giới, giải ngân vốn đầu tư công cần được thúc đẩy hơn
nữa để có thể kích thích nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%.

Bên cạnh chính sách tài khóa, Chính phủ cũng đã sử dụng công cụ chính sách tiền tệ qua các đợt
cắt giảm lãi suất gần đây và vẫn còn dư địa cho cắt giảm lãi suất, do tình hình kinh tế chậm lại,
tăng trưởng tín dụng thấp và lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt.

VND có thể biến động trong tháng 6 và tháng 7 do ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ. Trong dài hạn,
chúng tôi cho rằng VND sẽ tiếp tục ổn định.
3
Phần 2
Kinh tế thế giới

Do các chỉ số kinh tế để các ngân hàng trung ương đưa ra quyết định về lãi suất
đang thể hiện sự trái chiều, cùng với tốc độ phục hồi khó xác định ở Trung Quốc,
sự bất ổn của kinh tế thế giới vẫn còn ở mức cao
Xác suất Fed tăng lãi suất trong Thị trường liên tục thay đổi quan điểm về việc Cục Dự trữ Liên bang
cuộc họp tháng 6 là 67%, nhưng Mỹ (Fed) có tăng lãi suất chính sách một lần nữa vào tháng 6 hay
một tuần sau đó, nó đã giảm không, điều này đã tạo ra nhiều biến động về tỷ giá và thị trường
xuống còn 20% ngoại hối trong thời gian gần đây khi sự bất ổn gia tăng. Theo khảo
sát của Bloomberg ngày 29/5, xác suất Fed tăng lãi suất trong cuộc
họp tháng 6 là 67%, nhưng chỉ sau một tuần, nó đã giảm xuống chỉ
còn 20%. Điều này là do thị trường đã nhận được những tín hiệu trái
chiều về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ.
Hình 1: Kỳ vọng thị trường lãi suất Fed Hình 2: Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE)
(%) (YoY,%)
5,4 7,0
Ngày lấy
(2) thông tin 6,4 6,3 6,3
5,2 6,1
29/05/2023 5,7
5,0
06/06/2023 5,3 5,4
5,1
4,8 (1)
4,4
4,2
4,6
17/05/2023
4,4
06/22

07/22

08/22

09/22

10/22

11/22

12/22

01/23

02/23

03/23

04/23
Hiện 06/23 07/23 09/23 11/23 12/23
tại

Nền kinh tế Mỹ có thêm 339.000 Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 4 tăng cao hơn kỳ
việc làm trong tháng 5, vượt xa vọng của thị trường so với cùng kỳ năm trước (YoY), chấm dứt xu
kỳ vọng của thị trường là hướng giảm tốc độ tăng giá trong năm nay. GDP quý I được điều
190.000 việc làm chỉnh tăng từ 1,1% lên 1,3%. Bảng lương phi nông nghiệp tháng 5 là
339.000 việc làm, cao nhất trong 4 tháng qua và vượt xa kỳ vọng
190.000 của thị trường. Đây chỉ là một số trong nhiều lý do tại sao
Fed nên tiếp tục tăng lãi suất, như nhiều nhà kinh tế, bao gồm cả một
số Thống đốc Fed, đã đề xuất.

Chúng tôi cho rằng Fed có thể Quan điểm của chúng tôi ngược lại với ý kiến bên trên, chúng tôi cho
không tăng lãi suất trong cuộc rằng Fed có thể không tăng lãi suất chính sách vào tuần tới vì những
họp tháng 6 lý do sau. Đầu tiên, cả Chủ tịch Fed Jerome Powell và Phó Chủ tịch
Phillip Jefferson đều thể hiện rằng họ ủng hộ việc không tăng lãi suất
trong cuộc họp tháng 6, đặc biệt là khi lãi suất chính sách hiện này
của Fed là 5,0%–5,25% đã đạt đến mức cao nhất theo dự báo của
Fed trong tài liệu Tóm tắt dự báo kinh tế vào tháng 3 năm 2023. 4
Nguồn: Financial Times, Bureau of Economic analysis, Bloomberg
Phần 2
Kinh tế thế giới (tiếp)
Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,7% Thứ hai, do thỏa thuận nợ vừa được thông qua sẽ hạn chế việc mở
trong tháng 5, đây là mức cao rộng chi tiêu phi quốc phòng trong năm tài khóa 2024 và 2025, Chính
nhất kể từ tháng 10 năm ngoái phủ sẽ gặp khó khăn trong việc hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính
sách tài khóa nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái; do đó, việc tiếp tục
thắt chặt tiền tệ có thể không phù hợp trong giai đoạn này. Thứ ba, do
những bất ổn tài chính gần đây liên quan đến Silicon Valley Bank, v.v.,
tỷ lệ tài sản trên tiền gửi được bảo hiểm trong hệ thống ngân hàng Mỹ
đã giảm xuống 1,1%, mức thấp nhất kể từ năm 2015 và dưới mức yêu
cầu tối thiểu là 1,35%. Sẽ rất rủi ro nếu Fed tăng lãi suất và khả năng
dẫn đến bất ổn tài chính. Cuối cùng, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã tăng
lên 3,7% trong tháng 5, đây là mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái
và cao hơn kỳ vọng của thị trường là 3,5%. Điều này chứng tỏ thị
trường lao động Mỹ đã hạ nhiệt như Fed dự đoán trước đó.

Hình 3: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ Hình 4: Kỳ vọng thị trường về lãi suất qua đêm ECB
(%) (%) Ngày lấy
3,7 3,7 3,8 thông tin
3,7 06/06/2023
3,6 3,6
3,6
17/05/2023
3,5 3,5 3,5
3,4
3,4 3,4 3,3
3,2
10/22

11/22

12/22

01/23

02/23

03/23

04/23

05/23

3,1
Hiện 06/23 07/23 09/23 10/23 12/23
tại
Thị trường kỳ vọng ECB sẽ tăng Thoạt đầu, sau khi số liệu tăng trưởng GDP quý 1/2023 mới nhất của
lãi suất chính sách ít nhất hai lần Đức được công bố vào cuối tháng 5 cho thấy nước này rơi vào suy
nữa trong năm nay thoái kỹ thuật, dường như sẽ khá hợp lý nếu thị trường dự đoán Ngân
hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ ngừng tăng lãi suất sớm hơn
trong năm nay. Tuy nhiên, thay vì điều đó, thị trường lại đang kỳ vọng
ECB sẽ tăng lãi suất ít nhất hai lần nữa trong năm 2023, dựa trên khảo
sát của Bloomberg, với xác suất lần lượt là 89% và 84% trong các
cuộc họp tháng 6 và tháng 7. Điều này là vì, không giống như Fed, các
nhà hoạch định chính sách của ECB đều có cùng quan điểm về tình
hình hoạt động của nền kinh tế và cùng gửi một thông điệp rõ ràng tới
thị trường. Ví dụ, trong bối cảnh lạm phát tháng 5 của Eurozone đã
giảm xuống mức thấp nhất 6,1% YoY kể từ khi chiến tranh Nga-
Ukraine nổ ra, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường là 6,5%,
đặc biệt, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi đã giảm tốc trong 3 tháng qua,
5
Nguồn: Financial Times, ECB
Phần 2
Kinh tế thế giới (tiếp)
Tốc độ tăng trưởng GDP QoQ Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã ngay lập tức có bài phát biểu ngay
của Eurozone trong quý 1 năm sau khi số liệu này được công bố, cho rằng "áp lực lạm phát vẫn ở
2023 được xác nhận ở mức 0,1% mức cao" và lãi suất cần phải tiếp tục tăng. Giọng điệu diều hâu liên
tục của bà kể từ cuộc họp tháng 5 là điều dễ hiểu vì mặc dù Đức rơi
vào suy thoái kỹ thuật, nhưng tăng trưởng GDP cuối cùng trong quý 1
năm 2023 của Eurozone đã xác nhận ở mức 0,1% so với quý trước
(QoQ) với sự cải thiện về việc làm và xuất khẩu tăng mạnh. Điều này
cho thấy nền kinh tế EU vẫn kiên cường bất chấp các đợt tăng lãi suất
liên tục. Hơn nữa, trong một phép so sánh đơn giản giữa EU và Mỹ, rõ
ràng lạm phát hàng tháng YoY của EU cao hơn khoảng 1 điểm phần
trăm so với Mỹ, nhưng lãi suất chính sách của EU thấp hơn gần 2
điểm phần trăm so với của Mỹ. Điều này có thể giải thích tại sao Chủ
tịch ECB nói rằng ECB “không phụ thuộc vào Fed” và sẽ không dừng
lại cho đến khi lãi suất “đủ thắt chặt”, trong bối cảnh một số nhà hoạch
định chính sách của Fed báo hiệu tạm dừng trong cuộc họp tháng 6.

Hình 5: Lạm phát của Eurozone Hình 6: Lạm phát lõi của Eurozone
(YoY, %) (YoY, %)
5,7
12 10,6 5,6 5,6
10
5,3 5,3
8
6
4 6,1
2
03/22
01/22

05/22

07/22

09/22

11/22

01/23

03/23

05/23

01/23 02/23 03/23 04/23 05/23

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Sau ba năm thực hiện chính sách Zero-COVID, Trung Quốc, nền kinh
Quốc trong tháng 5 thấp một tế lớn thứ hai trên thế giới, được nhiều nhà đầu tư và nhà kinh tế kỳ
cách đáng ngạc nhiên ở mức vọng sẽ phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ, tuy nhiên thực tế lại diễn
âm 7,5% so với cùng kỳ năm ra khác. Sản xuất công nghiệp tháng 4 chỉ tăng trưởng 5,6%, thấp hơn
ngoái, trong khi kỳ vọng của đáng kể so với kỳ vọng 10,6%. Theo dữ liệu gần đây nhất, chẳng hạn
nhiều nhà kinh tế nằm trong như Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất (PMI), đã giảm bốn tháng liên
khoảng âm 0,4 đến 1% tiếp xuống 48,8, dưới mức chuẩn 50 điểm vào tháng Năm. Tăng
trưởng xuất khẩu tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái bất ngờ giảm
7,5%. Số liệu về xuất khẩu này là một bất ngờ lớn, vì Consensus dự
đoán mức giảm 0,4%, trong khi Trading Economic hy vọng tăng 1%.

6
Nguồn: Financial Times, NBS, Eurostat, Trading Economics
Phần 2
Kinh tế thế giới (tiếp)
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Phía cầu cũng không cho thấy một bức tranh khá hơn so với phía
Trung Quốc từ 16 đến 24 tuổi là cung. Mức tăng 18,4% của doanh số bán lẻ so với cùng kỳ năm ngoái
20,4% trong tháng 4, mức cao tuy là ấn tượng, nhưng vẫn thấp hơn mức kỳ vọng là 21%, và chủ yếu
nhất kể từ khi nó bắt đầu được là do năm ngoái giảm mạnh vì nhiều thành phố bị phong tỏa bởi
thu thập vào năm 2018 COVID-19, bao gồm cả Thượng Hải, thành phố lớn nhất ở Trung
Quốc. Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16 đến 24 tuổi là
20,4% trong tháng 4, thậm chí còn cao hơn tất cả các tháng trong thời
gian phong tỏa năm ngoái. Con số này cũng là mức cao nhất kể từ khi
Trung Quốc bắt đầu thu thập số liệu vào năm 2018.

May mắn thay, không giống như các nước phương Tây, áp lực lạm
phát không phải là vấn đề ở Trung Quốc. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 4
chỉ ở mức 0,1% và bình quân 4 tháng đầu năm 2023 chỉ ở mức
0,98%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 3% mà Chính phủ đề ra. Việc
đồng CNY mất giá 3% chỉ trong tháng 5 là do thị trường đã bắt đầu kỳ
vọng chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách mở rộng tiền tệ để
hỗ trợ nền kinh tế và đạt được mục tiêu 5% nhờ lợi thế của lạm phát
thấp.

Hình 7: Tăng trưởng xuất khẩu Trung Quốc Hình 8: Lạm phát của Trung Quốc
(YoY, %) (YoY, %)
18,1 2,7 2,8
14,8 2,5
7,4 5,6 8,5 2,1 2,1
1,8
1,6
1,0
-0,3 -1,3 0,7
-9,0 -9,9 -10,5 -7,5 0,1
07/22

08/22

09/22

10/22

11/22

12/22

01/23

02/23

03/23

04/23
07/22

08/22

09/22

10/22

11/22

12/22

01/23

02/23

03/23

04/23

05/23

7
Nguồn: Financial Times, NBS, Eurostat, Trading Economics
Phần 3
Kinh tế Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chậm lại và nhiều biến động, kinh tế Việt Nam chịu
tác động từ cầu yếu ở bên ngoài. Trong tình hình đó, Chính phủ đã và đang tích cực
triển khai các biện pháp chính sách tài khóa và tiền tệ để kích thích tăng trưởng.

Là một trong những quốc gia có Việt Nam có độ mở cao và phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp vốn
độ mở thương mại cao nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo số liệu của Ngân hàng Thế
kinh tế Việt Nam phụ thuộc giới 2021, thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam gần gấp đôi
nhiều vào các yếu tố bên ngoài GDP, tỷ trọng cao nhất trong 5 nước ASEAN gồm Việt Nam,
và hoạt động của các doanh Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Năm 2022, xét về tỷ
nghiệp FDI trọng trong tổng xuất khẩu và nhập khẩu, FDI chiếm hơn 70%. Có thể
nói, nền kinh tế dễ bị ảnh hưởng trước những cú sốc bên ngoài.

Hình 9: Thương mại hàng hóa và dịch vụ/GDP 2021 Hình 10: Tỷ trọng FDI trong xuất nhập khẩu của
(%) Việt Nam năm 2022
186 100%
Doanh nghiệp nội dịa 26,3% 27,9%
131
117

64 Doanh nghiệp FDI 73,7% 72,1%


40

Việt Nam Malaysia Thái Lan Philippines Indonesia Xuất khẩu Nhập khẩu

Do kinh tế toàn cầu chậm lại, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam
nền kinh tế Việt Nam đã và đang giảm xuống 45,3 trong tháng 5, tháng thứ ba giảm liên tiếp. Lĩnh vực
phải chịu ảnh hưởng từ nhu cầu sản xuất phải đối mặt với sự thu hẹp hơn nữa, do số lượng đơn đặt
bên ngoài yếu hơn hàng mới giảm mạnh, dẫn đến sản lượng và việc làm bị cắt giảm.
Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence
cho biết, số lượng đơn đặt hàng mới giảm nhanh xuống mức thấp
nhất trong 20 tháng, cho thấy đây là một đợt giảm tốc có thể kéo dài
chứ không phải là một đợt giảm nhẹ nhất thời.

Theo Tổng cục Thống kê (GSO), so với cùng kỳ năm ngoái (YoY),
xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm ghi nhận sự sụt giảm đáng kể ở các
mặt hàng chủ lực là Gỗ và sản phẩm gỗ (-28,7%), Điện thoại và linh
kiện (-16,0%), Giày dép (-13,3%), Máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện (-9,8%), và Máy móc, dụng cụ và phụ kiện khác (-5,1%). Ở
chiều ngược lại, xuất khẩu gạo có sự cải thiện đáng kể cả về giá trị và
khối lượng, lần lượt là 52,0% và 40,8%.
8

Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO), World Bank, S&P Global


Phần 3
Kinh tế Việt Nam (tiếp)
Xuất khẩu tuy giảm nhưng Việt Nam vẫn xuất siêu 9,8 tỷ USD nhờ chủ
động cắt giảm nhập khẩu mặt hàng đầu vào. Chẳng hạn, từ đầu năm
đến nay (YTD) xét về giá trị nhập khẩu, nguyên liệu đầu vào của Dệt
may đã giảm gần 20% trong khi Máy vi tính, Sản phẩm điện và linh
kiện chiếm 1/4 tổng lượng nhập khẩu giảm 13,1% so với cùng kỳ.

Xét về Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 5 tháng năm 2023, mức giảm
2,0% thậm chí còn thấp hơn giai đoạn COVID-19. Mặc dù IIP tháng 5
tăng nhẹ 0,1% YoY, nhưng IIP của ngành Sản xuất và Khai thác đã
giảm lần lượt 0,5% và 2,9% YoY. Tương tự, sản lượng sản xuất hàng
tháng cũng theo xu hướng giảm. Cụ thể, các mặt hàng chủ chốt đều có
mức tăng trưởng âm YoY bao gồm Ô tô (-39%), Quần áo (-26%), Sắt
thép (-24%), Điện thoại di động (-20%), Linh kiện điện thoại (-14% ),
Sợi tự nhiên (-11%), Da giày (-9%).

Hình 11: Tăng trưởng IIP 5 tháng YoY Hình 12: Tăng trưởng IIP theo tháng YoY
(%) (%)
9,9 13,3
9,4 11,5
10,4 11,2
8,3 10,3
7,2
5,5
3,5
0,2 0,1

1,0 -2,0 -2,4

-8,0
-2,0
11/22
05/22
06/22
07/22
08/22

09/22
10/22

12/22
01/23
02/23

03/23
04/23
05/23

2019 2020 2021 2022 2023

Tình trạng kinh tế chậm lại hiện nay cũng được phản ánh bởi hiệu quả
hoạt động thấp ở các doanh nghiệp, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã
phải đóng cửa. Trong 5 tháng đầu năm 2023 (5T2023), số lượng
doanh nghiệp thành lập mới và số lượng nhân viên mới đã ít hơn,
trong khi lượng vốn đăng ký giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tạm thời và giải thể
tăng nhanh, lần lượt là 20,3% YoY và 6,5% YoY. Về các ngành cụ thể,
lĩnh vực bất động sản không chỉ giảm khoảng 61% về số lượng doanh
nghiệp đăng ký mới mà còn tăng khoảng 30% về số lượng doanh
nghiệp ngừng hoạt động.
9
Nguồn: Tổng cục thống kê - GSO
Phần 3
Kinh tế Việt Nam (tiếp)
Hình 13: Tình hình doanh nghiệp so giữa 5T2023 và 5T2022
(%) 34,1
20,3
6,5

-1,6 -7,2
-25,3
Mới thành lập Vốn đăng ký Số lượng Tạm thời ngừng Trong quá trình Giải thể
nhân viên hoạt động đợi giải thể

Kinh tế thế giới khó khăn cũng Trong bối cảnh kinh tế thế giới chậm lại, Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ảnh hưởng đến dòng vốn FDI (FDI) vào Việt Nam trong 5T2023 cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù giải
vào Việt Nam ngân vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất của 5T2023 có cải thiện nhẹ ở
mức 6,7% YoY, tổng vốn FDI giải ngân giảm khoảng 1% trong khi vốn
FDI đăng ký giảm 23% YoY.

Hình 14: FDI giải ngân trong 5 tháng Hình 15: FDI đăng ký trong 5 tháng
(USD tỷ) (USD tỷ) -24%
-8,2% -1,3% 12,7 -23%
10,9
7,3 7,7 7,6 9,1 9,7
7,2
7,5

2019 2020 2021 2022 2023 2019 2020 2021 2022 2023

Lượng khách du lịch đến Việt Lực cầu của nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được duy trì, điều này được
Nam tiếp tục cải thiện qua từng thể hiện qua sự tăng trưởng doanh số bán lẻ danh nghĩa và thực tế.
tháng nhờ du khách đến từ Tổng doanh số bán lẻ danh nghĩa tăng 1,5% so với tháng trước (MoM)
Trung Quốc phục hồi và 11,5% YoY. Bên cạnh đó, tỷ trọng tổng khách du lịch quốc tế trong
năm 2023 trên 2019 tiếp tục cải thiện qua từng tháng nhờ lượng khách
Trung Quốc phục hồi.

Hình 16: Doanh số bán lẻ Hình 17: Lượng khách du lịch quốc tế so với 2019
(VND nghìn tỷ) (%) Tổng 84 86
11,5% 1,5% Hàng hóa Không gồm Trung Quốc 67 69
512 519 Ăn uống và lưu trú
465
Dịch vụ lữ hành
404 409 Khác
369

2 49 46 2 53 52 3 55 52
05/22
06/22
07/22
08/22
09/22
10/22
11/22
12/22
01/23
02/23
03/23
04/23
05/23

05/22 04/23 05/23

10
Nguồn: Tổng cục thống kê - GSO
Phần 3
Kinh tế Việt Nam (tiếp)
Trước những khó khăn trong Theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, bất chấp áp lực toàn cầu từ
nước và thế giới, giải ngân vốn việc tăng lãi suất, Việt Nam vẫn sẽ duy trì mục tiêu GDP 2023 ở mức
đầu tư công cần được thúc đẩy 6,5% và Chính phủ đang nỗ lực thực hiện các biện pháp kích thích,
hơn nữa để có thể kích thích trong đó có giải ngân đầu tư công. Vốn đầu tư phát triển 5 tháng đầu
nền kinh tế đạt mục tiêu tăng năm 2023 đạt 157 nghìn tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước,
trưởng GDP 6,5% bằng 22,2% dự toán. Chính phủ đã chủ động thành lập 5 tổ chuyên
trách theo dõi, hỗ trợ chặt chẽ quá trình giải ngân vốn đầu tư với mục
tiêu đạt tối thiểu 95% kế hoạch giải ngân của Thủ tướng Chính phủ.

Trái ngược với đầu tư phát triển, thu ngân sách nhà nước 5 tháng lại
sụt giảm so với cùng kỳ năm trước ở các khoản mục chính như thu nội
địa (-1,1%), thu từ dầu thô (-12,9%) và thu từ hoạt động xuất nhập
khẩu (-19,5%); và đạt 47,5% kế hoạch, thấp hơn khi so với 57,1%
cùng kỳ năm 2022. Đề xuất giảm thuế GTGT của Chính phủ cũng đang
được Quốc hội xem xét thông qua sớm, điều này cho thấy nỗ lực kích
thích cầu nền kinh tế của Chính phủ.

Hình 18: Giải ngân đầu tư công 5 tháng Hình 19: Thu ngân sách 5 tháng so với kế hoạch
(VND nghìn tỷ) 35,5%
57,1%
49,7% 47,5%
157 37,5%
122 102 116

2020 2021 2022 2023 2020 2021 2022 2023

Bên cạnh chính sách tài khóa, Ngày 25/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã giảm các lãi
Chính phủ cũng đã sử dụng suất điều hành lần thứ ba trong năm 2023. Trong lần giảm lãi suất gần
công cụ chính sách tiền tệ đây nhất, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất huy động VND tối đa đã giảm
thông qua các đợt cắt giảm lãi 50 điểm cơ bản (bps). Kể từ tháng 1 năm 2023, lãi suất tiền gửi niêm
suất gần đây và vẫn còn dư địa yết kỳ hạn 6 tháng của G18(*) đã giảm 84 điểm cơ bản. Trong thời
cắt giảm lãi suất gian tới, chúng tôi cho rằng vẫn còn dư địa cho cắt giảm lãi suất dựa
trên những lý do sau. Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua giai
đoạn tăng trưởng chậm lại như đã đề cập ở trên. Thứ hai, tăng trưởng
tín dụng đầu năm (YTD) vẫn chậm, chỉ ở mức 3,2% trong 5T2023,
thấp hơn nhiều so với mức 8% trong 5T2022. Thứ ba, lạm phát được
kiểm soát tốt khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tính theo tháng (MoM) giảm
2 tháng liên tiếp (tháng 3 và tháng 4) và gần như không đổi trong tháng
5. Dự báo lạm phát sẽ ổn định ở mức 3,2% vào năm 2023, thấp hơn
nhiều so với mục tiêu 4,5%.
11
(*) G18 bao gồm 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước
Nguồn: Reuters, Bộ phận Phân tích TCB và top 14 Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Phần 3
Kinh tế Việt Nam (tiếp)
VND dự kiến biến động trong Như đã nói ở trên, những biến động trên thế giới gần đây đã khiến
tháng 6 và tháng 7 do ảnh DXY tăng giá 2% trong tháng 5. Trong khi sự mất giá của đồng Euro và
hưởng bởi yếu tố mùa vụ CNY có thể được giải thích là do suy thoái kỹ thuật của Đức và sự
phục hồi yếu kém của Trung Quốc, thì các đồng tiền khác cũng bị mất
giá chủ yếu do tâm lý sợ rủi ro, chẳng hạn như Yên Nhật (2,8%), Baht
Thái (1,9%), Đô la Singapore (1,4%), Peso Philippine (1,4%) và Rupiah
Indonesia (2,0%). Trong khi đó, VND chỉ mất giá 0,1%.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, VND có thể sẽ biến động do ảnh hưởng
của yếu tố mùa vụ. Trong 10 năm qua, VND mất giá 7 lần trong tháng
6 và 6 lần trong tháng 7. Điều này là do các doanh nghiệp FDI thường
có nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước trong những tháng này.

Về dài hạn, chúng tôi cho rằng VND sẽ tiếp tục ổn định. Do áp lực lạm
phát toàn cầu đã giảm bớt, Fed và ECB dự kiến sẽ sớm ngừng chính
sách thắt chặt tiền tệ, điều này cuối cùng sẽ cho phép DXY giảm giá
trở lại.

Hình 20: Thay đổi tỷ giá trong tháng 5 Hình 21: Dự báo DXY của Bloomberg
(%)
104,1
-0,1

101,6

100,2
-1,4 -1,4
98,2
-1,9
-2,0
96,7

-2,5
-2,8
3Q2023

4Q2023

1Q2024

2Q2024

-2,9 Hiện tại


IDRUSD

THBUSD

PHPUSD
EURUSD

VNDUSD
JPYUSD

CNYUSD

SGDUSD

Nguồn: Reuters, Bloomberg và Bộ phận Phân tích TCB 12


Phần 4
Phụ lục
Cập nhật tình hình kinh tế và thị trường tài chính thế giới
2023
Chỉ báo Quốc gia Đơn vị 2022
05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05
Mỹ %, YoY, hàng quý 2,1 1,8 1,9 0,9 1,6
Tăng
EU %, YoY, hàng quý 4,0 4,2 2,3 1,8
trưởng
GDP thực
Trung Quốc %, YoY, hàng quý 3,0 0,4 3,9 2,9 4,5
tế
Nhật Bản %, YoY, hàng quý 1,0 1,4 1,5 0,4 1,3

Mỹ %, YoY, hàng tháng 8,0 8,6 9,1 8,5 8,3 8,2 7,7 7,1 6,5 6,4 6,0 5,0 4,9

EU %, YoY, hàng tháng 9,1 8,1 8,6 8,9 9,1 9,9 10,6 10,1 9,2 8,6 8,5 6,9 7,0
CPI
Trung Quốc %, YoY, hàng tháng 2,2 2,1 2,5 2,7 2,5 2,8 2,1 1,6 1,8 2,1 1,0 0,7 0,1

Nhật Bản %, YoY, hàng tháng 3,1 2,5 2,4 2,6 3,0 3,0 3,7 3,8 4,0 4,3 3,3 3,2 3,5

Lãi suất chính sách FED %, cuối tháng 4,5 1,0 1,75 2,5 2,5 3,25 3,25 4,0 4,5 4,5 4,75 5,0 5,0 5,25
Index,
DXY trung bình hàng tháng
104,4 103,1 103,9 106,9 107,1 110,7 111,9 108,0 104,5 102,7 103,7 103,8 101,8 102,8
Index,
USDCNY trung bình hàng tháng
6,7 6,7 6,7 6,7 6,8 7,0 7,2 7,2 7,0 6,8 6,8 6,9 6,9 7,0
Lãi suất %,
2,8 2,6 3,0 2,8 2,9 3,4 3,5 3,5 3,5 3,2 3,8 3,7 3,5 3,6
TPCP Mỹ 10 năm trung bình hàng tháng
USD/thùng,
Giá dầu WTI trung bình hàng tháng
91,8 104,3 109,1 94,7 91,5 80,0 87,0 80,6 76,5 74,4 76,9 73,4 79,4 71,6

Nguồn: Reuters, TCB MA

Cập nhật tình hình kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam
2023
Chỉ báo Đơn vị 2022
05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 05
Tăng trưởng GDP thực
%, hàng quý, YoY 8,0 7,8 13,7 5,9 3,3
tế
IIP %, hàng tháng, YoY 7,8 10,4 11,5 11,2 13,3 10,3 5,5 3,5 0,2 -8,0 7,2 -2.0 -2,4 0,1

Lạm phát tổng %, hàng tháng, YoY 3,1 2,9 3,4 3,1 2,9 3,9 4,3 4,4 4,5 4,9 4,3 3,4 2,8 2,4

Tổng mức bán lẻ %, hàng tháng, YoY 19,8 22,6 27,3 42,6 50,2 36,1 17,1 17,5 17,1 20,0 13,2 13,4 11,5 11,5

FDI đăng ký tỷ USD, hàng tháng 22,6 0,7 2,0 1,2 0,9 1,6 3,3 2,4 1,5 1,5 0,8 1,9 1,6 1,8

FDI giải ngân tỷ USD, hàng tháng 22,4 1,8 2,4 1,5 1,2 2,6 2,1 2,2 2,7 1,4 1,2 1,8 1,6 1,7

Xuất khẩu* tỷ USD, hàng tháng 371,3 30,8 32,7 31,3 35,3 29,7 30,6 29,2 29,1 23,6 26,1 29,7 27,9 29,1*

Nhập khẩu* tỷ USD, hàng tháng 358,9 32,9 32,4 31,0 30,9 28,5 27,8 28,2 27,4 22,9 23,3 28,3 25,2 26,8*
Cán cân
tỷ USD, hàng tháng 12,4 -2,1 0,3 0,3 4,4 1,3 2,8 1,1 1,7 0,7 2,8 1,4 2,7 2,2
thương mại
Tăng trưởng
%, YTD 6,0 3,8 4,8 4,4 4,0 5,0 5,0 5,0 6,0 0,1 0,8
huy động **
Tăng trưởng
%, YTD 14,5 8,1 9,4 9,5 9,5 10,5 11,5 12,1 14,5 0,1 0,9 2,6 3.0 3,2
tín dụng
Lợi suất %,
3,5 3,1 3,2 3,3 3,5 4,0 4,9 4,9 4,9 4,6 4,2 4.0 3,3 3,1
TPCP 10 năm trung bình hàng tháng
Lãi suất %,
trung bình hàng tháng
3,5 1,8 1,2 2,1 3,8 5,1 6,5 6,4 5,9 6,4 5,8 4,3 4,7 4,7
liên ngân hàng 1W
Lãi suất %,
5,0 4,5 4,5 4,6 4,6 4,8 5,7 6,7 6,9 6,9 6,8 6,6 6,4 6,3
huy động 6 tháng *** trung bình hàng tháng

USDVND trung bình hàng tháng 23.431 23.100 23.221 23.383 23.407 23.657 24.340 24.817 23.736 23.460 23.651 23.592 23.469 23.464

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, VBMA, Reuters, TCB MA
Lưu ý:
* Số liệu xuất nhập khẩu tháng 5 được tổng hợp từ GSO
** Số liệu YTD tính đến ngày 20/3
*** Bình quân gia quyền của 18 ngân hàng 13
MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

Báo cáo này (“Báo cáo”) do Bộ phận Phân tích Kinh tế và Thị trường Tài chính của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (“Techcombank”) soạn thảo nhằm mục đích cung cấp thông tin cho Khách hàng
của Techcombank. Khách hàng có thể sao chép hoặc trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hay toàn bộ
Báo cáo này với điều kiện việc sao chép, trích dẫn phải tôn trọng, đảm bảo giữ đúng nội dung và ghi chú rõ
ràng nguồn thông tin Báo cáo. Khách hàng chịu mọi trách nhiệm về việc sao chép, trích dẫn của mình cũng
như các nội dung sao chép, trích dẫn không tuân thủ nguyên tắc nêu trên trên.

Báo cáo này được xây dựng dựa trên các ý kiến chuyên nghiệp được đưa ra một cách cẩn trọng, độc lập và
căn cứ vào các nguồn thông tin được cho là đáng tin cậy vào ngày ban hành Báo cáo này. Tuy nhiên, mọi
nhận định trong báo cáo này chỉ là ý kiến riêng Bộ phận Phân tích Kinh tế và Thị trường Tài chính, không đại
diện cho ý kiến của Ban lãnh đạo Ngân hàng và cũng hoàn toàn không có định hướng nào về kết quả hoạt
động của Techcombank. Bộ phận Phân tích Kinh tế và Thị trường Tài chính không cam kết và bảo đảm về sự
chính xác, kịp thời, hoàn chỉnh và ổn định của các thông tin trong báo cáo dưới bất kỳ tình huống nào, cũng
như không có nghĩa vụ phải cập nhật, điều chỉnh, bổ sung thông tin sau khi báo cáo được phát hành.

Báo cáo này không phải là và không được coi là hoạt động tư vấn hoặc là các khuyến nghị hoặc ý kiến tư vấn
đầu tư, tài chính, tư vấn mua, bán bất kỳ sản phẩm nào hoặc tư vấn cho bất cứ hoạt động kinh doanh nào và
không nhằm mục đích phục vụ lợi ích của bất kỳ cá nhân/tổ chức nào, bao gồm cả Techcombank và/hoặc các
chi nhánh và công ty con của Techcombank. Khách hàng được khuyến cáo nên coi những thông tin được
cung cấp trong báo cáo như là một nguồn thông tin tham khảo và Khách hàng nên sử dụng dịch vụ tư vấn,
luật sư chuyên nghiệp khi đưa ra các quyết định kinh doanh, đầu tư của mình. Techcombank, tác giả báo cáo,
lãnh đạo và/hoặc nhân viên của Techcombank không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với bất cứ cá nhân, tổ
chức nào liên quan đến báo cáo này trong bất kỳ tình huống nào.

Nếu khách hàng có bất kỳ bình luận, câu hỏi hoặc mối quan tâm đặc biệt nào về các thông tin đề cập trong
báo cáo xin liên hệ với chúng tôi theo thông tin liên hệ sau:

Bộ phận Phân tích Kinh tế và Thị trường Tài chính

Khối Tài chính Kế hoạch

TECHCOMBANK

Tầng 5, 6 Quang Trung, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tckh.ptkt@techcombank.com.vn

14

You might also like