You are on page 1of 68

ASC-04F-09

BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01


Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 1/70

MỤC LỤC

I. HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN ................................................................................................ 5

1. Hệ thống quản lý an toàn của công ty .......................................................................................... 5

1.1 Định nghĩa .............................................................................................................................. 5

1.2 Mục đích: ............................................................................................................................... 5

1.3 Nội dung: Sổ tay an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ............................................................... 6

1.4 Các chính sách của công ty .................................................................................................... 7

2. Chức trách, nhiệm vụ của phó 3 (Sổ tay quản lý an toàn và lao động hàng hải) ......................... 7

3. An toàn chung và công tác quản lý an toàn ............................................................................... 11

3.1. Các mối nguy hiểm trên tàu ................................................................................................ 11

3.2. Các mối nguy hiểm có thể phát sinh cháy trên tàu ............................................................. 11

3.3. Các loại đám cháy trên tàu và phương pháp chữa cháy ...................................................... 12

3.4. Các biện pháp phòng ngừa cháy nổ, ô nhiễm môi trường .................................................. 13

3.5. Các thiết bị bảo hộ cá nhân ................................................................................................. 14

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY ......................................................................................... 16

1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty............................................................................................... 16

2. Tổ chức trên tàu ......................................................................................................................... 17

3. Ban quản lý an toàn và sức khỏe trên tàu .................................................................................. 18

4. Sơ đồ đội ứng cứu khẩn cấp trên tàu .......................................................................................... 18

III. CẤU TRÚC TÀU ........................................................................................................................ 19

1. Ship Particular ............................................................................................................................ 19

2. Hệ thống ballast ......................................................................................................................... 20

3. Hệ thống nước ngọt sinh hoạt .................................................................................................... 20

4. Các két hàng ............................................................................................................................... 21

5. Hệ thống bơm hàng trên tàu ....................................................................................................... 22

6. Đường ống công nghệ, valve và manifold ................................................................................. 22

7. Hệ thống báo động ..................................................................................................................... 22


ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 2/70

8. Hệ thống thông hơi hầm hàng (Venting line system) ................................................................ 23

9. Hệ thống thông hơi thứ cấp (secondary venting system) ........................................................... 23

10. Hệ thống thông gió hầm hàng (Fix Gas Free Fan) ................................................................... 24

11. Hệ thống rửa hầm ..................................................................................................................... 24

12. Hệ thống báo động mức cao (HIGH LEVEL 95%, HIGH-HIGH LEVEL98%) .................... 24

14. Hệ thống tời neo và dây buộc tàu ........................................................................................... 24

15. Hệ thống N2 ............................................................................................................................. 24

16. Hệ thống cứu sinh .................................................................................................................... 25

16.1. Xuồng cứu sinh ................................................................................................................. 25

16.2. Xuồng cấp cứu .................................................................................................................. 25

16.3. Phao bè .............................................................................................................................. 25

16.4. Các trang thiết bị cứu sinh khác ở trên tàu ........................................................................ 26

17. Hệ thống cứu hỏa ..................................................................................................................... 28

17.1. Hệ thống cứu hỏa di động ................................................................................................. 28

17.2. Hệ thống cứu hỏa cố định ................................................................................................. 29

17.3. Các trang thiết bị chữa cháy khác ..................................................................................... 31

17.4. Thiết bị thở thoát hiểm khẩn cấp - EEBD ......................................................................... 31

17.5. Kế hoạch bảo dưỡng trang thiết bị cứu hỏa ...................................................................... 31

IV. HÀNG HÓA ................................................................................................................................ 34

1. Nhận hàng và trả hàng ............................................................................................................... 34

1.1 Công tác chuẩn bị ................................................................................................................. 34

1.2 Nhận hàng ............................................................................................................................ 34

1.3 Trả hàng ............................................................................................................................... 37

2. Các thiết bị đo ............................................................................................................................ 39

3. Trang thiết bị chống tràn dầu (SOPEP STORE) ........................................................................ 39

V. HÀNH HẢI ................................................................................................................................... 41

1. Đặc tính điều động của tàu ......................................................................................................... 41


ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 3/70

1.1 Máy lái ................................................................................................................................. 41

1.2 Máy chính ............................................................................................................................ 41

1.3 Chân vịt mũi ......................................................................................................................... 42

2. Quy trình và trang thiết bị hành hải ........................................................................................... 42

2.1 Quy trình hành hải................................................................................................................ 42

2.2 Chuẩn bị buồng lái trước khi tàu đi biển và đến cảng ......................................................... 45

2.3 Quy định về cấp độ trực ca .................................................................................................. 46

2.4 Quy trình thông tin liên lạc .................................................................................................. 47

2.5 Các loại nhật ký trên buồng lái ............................................................................................ 48

2.6 Trang thiết bị trợ giúp hàng hải............................................................................................ 49

2.7 Trang thiết bị GMDSS, thông tin liên lạc ............................................................................ 51

VI. CÁC LOẠI THỰC TẬP, HUẤN LUYỆN TRÊN TÀU ............................................................. 52

VII. Y TẾ ........................................................................................................................................... 61

VIII. GIẤY TỜ THỦ TỤC ................................................................................................................ 61

IX. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, DUY TRÌ TỐT TRẠNG THÁI VỀ GIẤY TỜ LIÊN QUAN ĐẾN
CHỨC DANH ĐỂ PHỤC VỤ ĐĂNG KIỂM, KIỂM TRA PSC/AN TOÀN CẢNG/VETTING .... 62

X. TỔNG HỢP CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỦA SHELL ................................................................... 62

1. CEO VISIT: ............................................................................................................................... 62

2. REFLECTIVE LEARNING: ..................................................................................................... 62

3. LEARNING ENGAGEMENT TOOL (LET) ............................................................................ 63

4. RESILIENCE ............................................................................................................................. 64

XI. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC (các đề xuất) ..................................................................................... 67

XII. NHẬN XÉT CỦA SỸ QUAN HƯỚNG DẪN .......................................................................... 67

XIII. NHẬN XÉT CỦA THUYỀN TRƯỞNG .................................................................................. 68

XIV. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG ..................................................................... 68


ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 4/70

• Sỹ quan boong thực tập phải nỗ lực tìm hiểu những nội dung sau, ghi chép hoàn thiện mẫu
báo cáo này, Sỹ quan boong hướng dẫn và Thuyền trưởng nhận xét, gửi về Trung tâm
thuyền viên.
Training Officer has to try to understand the following contents, record completely this report
form. Instruction Officer and Master comment him, send report to Crew Center.

Tàu: AULAC SIRIUS.

Ship

Sỹ quan thực tập: PHẠM HỮU NGỌC .

Training Officer

Chức danh kiêm nhiệm: THỦY THỦ AB KIÊM THỰC TẬP PHÓ 3.

Rank to be held

Thời gian thực tập từ: …08/03/2023… đến:…………………..

Training from to

Sỹ quan hướng dẫn: TRẦN VĂN NGHĨA . Chức danh: ĐẠI PHÓ.

Instruction Officer Rank


ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 5/70

NỘI DUNG:
I. HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN

1. Hệ thống quản lý an toàn của công ty

1.1 Định nghĩa

Hệ thống Quản lý An toàn - HTQLAT (Safety Management System – SMS: Là hệ thống có cấu
trúc và được lập thành văn bản cho phép những người trong Công ty thực hiện một cách có hiệu
quả tất cả các Chính sách về quản lý an toàn, bảo vệ môi trường và quản lý lao động hàng hải
của Công ty.

1.2 Mục đích:

Công ty xây dựng, thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLAT và Lao Động Hàng Hải nhằm các mục
đích sau:

- Các quy trình hướng dẫn công việc nhằm đảm bảo thực hiện một cách an toàn và hiệu quả mọi
hoạt động của tàu và Công ty, đáp ứng mọi yêu cầu luật định của quốc gia và quốc tế cũng như
các yêu cầu của khách hàng.

- Chính sách an toàn và bảo vệ môi trường, các mục tiêu an toàn bảo vệ môi trường.

- Xác định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ của mọi nhân viên và thuyền viên, đảm
bảo mọi người phải thấu hiểu và thực hiện. Xây dựng các kênh thông tin liên lạc giữa tàu, văn
phòng, khách hàng, đại lý và các bên liên quan một cách chặt chẽ, kịp thời, chính xác để điều
phối mọi hoạt động trong công ty nhằm phục vụ đáp ứng thỏa mãn khách hàng và các yêu cầu
luật định.

- Thiết lập các quy trình nhằm khắc phục và báo cáo kịp thời mọi sự cố, tai nạn, sự không phù hợp
so với các yêu cầu của Công ty, khách hàng và luật định.

- Chuẩn bị các công việc ứng phó tình trạng khẩn cấp. Thực hiện diễn tập ứng phó các tình trạng
khẩn cấp đảm bảo nhân viên, thuyền viên thực hiện một cách thuần thục, có tổ chức trong thực
tế nếu có xảy ra.

- Thiết lập các quy trình về phân tích dữ liệu, đánh giá nội bộ, xem xét của lãnh đạo nhằm khẳng
định các vấn đề cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty cũng như đáp ứng vượt trội
các yêu cầu khách quan và các yêu cầu của luật định
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 6/70

1.3 Nội dung: Sổ tay an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Sổ tay quản lý an toàn và lao động hàng hải

- Sổ tay quy trình quản lý buồng lái

- Sổ tay hướng dẫn buồng máy

- Sổ tay tác nghiệp hàng hóa

- Sổ tay phân tích công việc

- Sổ tay làm hàng – tàu dầu

- Sổ tay làm hàng – tàu hóa chất

- Sổ tay quản lý an ninh và an toàn mạng trên tàu

- Sổ theo dõi các khiếm khuyết

- Sổ tay huấn luyện cứu hỏa

- Sổ tay huấn luyện theo solas

- Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm biển do tàu gây ra

- Kế hoạch tác nghiệp chuyển tải từ tàu sang tàu

- Kế hoạch quản lý hiệu quả năng lượng tàu

- Kế hoạch và quy trình cứu người trên biển

- Kế hoạch bảo dưỡng trang thiết bị cứu hỏa

- Kế hoạch bảo dưỡng trang thiết bị cứu sinh

- Kế hoạch quản lý bùng phát dịch COVID-19

- Kế hoạch quản lý nước dằn

- Kế hoạch quản lý rác

- Kế hoạch ứng phó khẩn cấp

- Quy trình lai kéo khẩn cấp

- Tĩnh điện
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 7/70

1.4 Các chính sách của công ty

Mục đích của quy trình này nhằm đảm bảo rằng công ty có thiết lập đầy đủ các chính sách liên
quan đến an toàn, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường, các chính sách này được thực hiện ở
cả trên bờ và trên tàu, đồng thời mọi người trong công ty đều hiểu và tuân thủ các chính sách
này.
Công ty có thiết lập và cam kết tuân thủ các chính sách sau:

- Chính sách về sức khoẻ, an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường.

- Chính sách về quản lý lao động hàng hải.

- Chính sách về hút thuốc lá.

- Chính sách về chất gây nghiện và rượu bia.

- Chính sách về trách nhiệm xã hội.

- Chính sách quản lý an ninh và an toàn mạng của công ty.

2. Chức trách, nhiệm vụ của phó 3 (Sổ tay quản lý an toàn và lao động hàng hải)

- Trực ca hàng hải và neo đậu từ 08h00-12h00 và 20h00-24h00, ca trực làm hàng 06h00-12h00 và
18h00-24h00 và thực hiện công việc khác theo sự phân công của Thuyền trưởng/Đại phó.

- Hỗ trợ cho Thuyền trưởng ở buồng lái khi điều động manơ tàu ra vào cầu.

- Quản lý, bảo dưỡng trang thiết bị cứu sinh và cứu hỏa (có kế hoạch và thực hiện kế hoạch bảo
quản bảo dưỡng theo PMS của công ty).

- Phụ trách các công việc hành chính, giúp Thuyền trưởng chuẩn bị tiến hành thủ tục tàu xuất nhập
cảng.

- Phụ trách y tế, quản lý tủ thuốc và các dụng cụ y tế của tàu.

- Chịu trách nhiệm công tác quản trị trên tàu như: Kiểm soát chế độ ăn uống, sinh hoạt giải trí trên
tàu...và kiểm tra hàng ngày bộ phận phục vụ.

❖ Nhiệm vụ của sỹ quan trong ca trực hành hải (Sổ tay quản lý buồng lái)

- Sỹ quan trực ca (SQTC) là người đại diện của Thuyền trưởng trên buồng lái và nhiệm vụ chính
duy nhất xuyên suốt thời gian trực ca là đảm bảo an toàn hành hải cho con tàu. SQTC phải luôn
luôn tuân thủ đúng các quy định áp dụng về luật tránh va COLREGS khi hành hải.

- SQTC phải biết và sử dụng thành thạo các trang thiết bị buồng lái, và hiểu rõ những hạn chế của
trang thiết bị như góc mù của radar chẳng hạn và chỉ lấy những thông tin đó bổ trợ cho phán đoán
đánh giá tình huống chứ không nên quá tin cậy vào những thông tin đó.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 8/70

- Duy trì trực canh vô tuyến điện hàng hải liên tục trên biển. Tất cả những thông tin liên lạc nghiệp
vụ với bên ngoài đều phải ghi “Nhật ký GMDSS” và phải thông báo ngay cho Thuyền trưởng
biết những thông tin cần thiết.

- SQTC phải luôn luôn tuân thủ đúng các lệnh thường trực và lệnh đặc biệt bằng văn bản của
Thuyền trưởng và phải ký xác nhận vào “Master’s bridge order book”.

- Trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải có mặt trên buồng lái trừ khi đã bàn giao buồng lái cho
SQTC thay thế hoặc Thuyền trưởng.

- Không ngần ngại sử dụng máy, sử dụng âm hiệu dùng cho mục đích an toàn tàu.

- Không ngần ngại gọi Thuyền trưởng bất cứ thời gian nào khi gặp vấn đề vượt ngoài khả năng
của mình.

- Vẫn là người chịu trách nhiệm chính trong ca trực dù có mặt của Thuyền trưởng khi chưa có lệnh
kiểm soát buồng lái của Thuyền trưởng.

- Khi Thuyền trưởng là người kiểm soát buồng lái thì SQTC trở thành trợ lý của Thuyền trưởng,
SQTC làm nhiệm vụ cảnh giới, xác định vị trí tàu, trực canh VHF cũng như thực hiện các mệnh
lệnh mà Thuyền trưởng yêu cầu.

- Trong ca trực hành hải trên biển, SQTC phải thực hiện việc ghi nhật ký GPS mỗi giờ/lần vào
GPS Logbook và nhật ký RADAR mỗi ca trực một lần. Xác định sai số la bàn ít nhất một lần
(nếu có thể) và nếu sử dụng máy lái tự động phải kiểm tra máy lái bằng cách chuyển sang lái tay
ít nhất một lần.

- Trước khi nhận ca phải quan sát tình hình tàu bè xung quanh, kiểm tra đèn hành trình (ban đêm),
xác định vị trí tàu, các chướng ngại vật cố định, nguy hiểm tiềm ẩn trên tuyến đường hành trình
mà tàu mình sẽ phải đi qua trong ca trực của mình và nhận thông tin từ Sỹ quan bàn giao. Thực
hiện biên bản bàn giao ca trực buồng lái theo DMKT-BL-001.

- Ghi nhật ký hàng hải cùng những thông tin cụ thể và diễn biến trong ca trực của mình, cùng lệnh
đặc biệt của Thuyền trưởng (nếu có).

- Để giữ cho ca trực hiệu quả và an toàn SQTC phải:

• Duy trì ca trực liên tục và tỉnh táo.

• Cảnh giới bằng mắt nhìn, tai nghe và bằng tất cả phương tiện hiện có trên tàu để nắm bắt đầy
đủ tình hình hiện tại, phát hiện sớm động thái chung quanh càng sớm càng tốt.

• Quan sát kỹ sự chuyển động và phương vị của các tàu đang tiến lại gần.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 9/70

• Chấp hành luật tránh va quốc tế COLREGS.

• Nắm vững tính năng điều động của tàu, không ngần ngại sử dụng máy chính để hỗ trợ điều
động.

• Nhận dạng tàu và các đèn trên bờ.

• Giám sát chặt chẽ hướng đi tàu mình.

• Xác định vị trí tàu theo yêu cầu trong kế hoạch chuyến đi.

• Quan sát sự thay đổi thời tiết, đặc biệt là tầm nhìn xa....

• Khi chạy trên biển, mỗi ngày một lần thực hiện việc bàn giao và kiểm tra theo “DMKT-BL-
002-Hành hải trong vùng nước không hạn chế”.

• Khi chạy ven bờ SQTC phải thực hiện “DMKT-BL-003-Hành hải ven bờ / trong các hệ thống
phân luồng giao thông” mỗi ca.

• Trong trường hợp hành hải trong khu vực có thời tiết xấu, SQTC phải thực hiện việc kiểm tra
theo DMKT-BL-005.

• Và khi tàu hành trình trong khu vực có tầm nhìn xa hạn chế thì phải thực hiện việc kiểm tra
theo DMKT-BL-004.

• SQTC phải cho thuyền viên trực ca biết đầy đủ tất cả các chỉ thị và thông tin cần thiết để duy
trì ca trực an toàn và cảnh giới hiệu quả.

• SQTC theo chỉ thị của Thuyền trưởng đón/ đưa Hoa tiêu. Giúp Thuyền trưởng thực hiện
“DMKT-BL-006- Phiếu hoa tiêu”, “DMKT-BL-007-Trao đổi thông tin giữa Hoa tiêu và
Thuyền Trưởng”, “DMKT-BL-008-Hoa tiêu lên và rời tàu”.

• SQTC phải hiểu rõ về những thông tin cần báo cáo thường xuyên cho Thuyền trưởng và sự
cần thiết phải làm việc đó và phải hiểu trong trường hợp nào cần phải gọi Thuyền trưởng.

❖ Nhiệm vụ của sỹ quan trong ca trực neo (Sổ tay quản lý buồng lái)

- Phải duy trì trực ca liên tục khi tàu neo. Trong trực ca neo, SQTC phải:

- Xác định vị trí tàu trên hải đồ phù hợp trong những khoảng thời gian hợp lý và so sánh với các
mục tiêu cố định, dễ nhận dạng để kiểm tra neo bám tốt hay không, nhằm mục đích đảm bảo vị
trí tàu luôn nằm bên trong vòng tròn đã vẽ khi thả neo.

- Duy trì cảnh giới hiệu quả.

- Định kỳ kiểm tra xung quanh tàu.


ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 10/70

- Quan sát thời tiết, thủy triều và tình trạng mặt biển, theo dõi liên tục các bản tin thời tiết để kịp
thời biết trước được thời tiết xấu.

- Thông báo cho Thuyền trưởng và thực hiện các biện pháp cần thiết nếu tàu bị trôi neo.

- Đảm bảo sự sẵn sàng của máy chính và các máy móc khác phù hợp với những hướng dẫn của
Thuyền trưởng.

- Thông báo cho Thuyền trưởng nếu tầm nhìn xấu đi và tuân thủ theo COLREGS.

- Phải luôn đảm bảo rằng tàu trưng ra đèn, dấu hiệu và tín hiệu âm thanh phù hợp.

- Phải chú ý đến các tàu neo xung quanh, ghi nhớ vòng quay trở của tàu mình và khả năng quay
ngược hướng của tàu khác so với tàu mình do thủy triều thay đổi hoặc điều kiện thời tiết hiện tại
thay đổi.

- Các biện pháp phòng tránh ô nhiễm môi trường từ tàu và tuân thủ các quy định về phòng ngừa ô
nhiễm.

- Đảm bảo boong tàu, mạn tàu và khu vực ở được chiếu sáng tốt để ngăn ngừa những người không
phận sự lên tàu. Phải thực hiện kiểm tra quanh tàu sau mỗi ca đêm.

- Lỉn neo phải được kiểm tra bằng mắt thường ít nhất một lần mỗi ca và nhiều hơn nếu thời tiết
xấu.

- Đảm bảo trực canh VHF theo yêu cầu của chính quyền cảng (Port Authority).

- Thực hiện danh mục trực ca neo DMKT-BL-012

❖ Nhiệm vụ của sỹ quan trong ca trực tàu làm hàng (Sổ tay làm hàng tàu dầu)

- SQTC phải duy trì ca trực an toàn và hiệu quả khi tàu làm hàng tại cảng.

- SQTC phải kiểm tra đảm bảo các điều kiện an toàn, an ninh và môi trường trước và trong khi tàu
làm hàng như:

• Tàu luôn được buộc sát vào cầu, các dây buộc tàu căng đều.

• Tất cả lỗ lù trên boong và khay hứng dầu được đóng .

• Trang thiết bị chống tràn dầu, thiết bị cứu hỏa được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng cho việc sử
dụng.

• Cầu thang hạ được buộc chắc chắn, đầy đủ lưới an toàn, biển cảnh báo và thuyền viên trực ca
tại cầu thang khi tàu làm hàng tại cảng.

- SQTC phải đọc hiểu kế hoạch làm hàng của đại phó, DMKT an toàn tàu bờ, MSDS của loại hàng
đang nhận.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 11/70

- Thực hiện đúng theo kế hoạch làm hàng của đại phó và các chỉ dẫn trong sổ tay làm hàng. Nếu
có vấn đề gì chưa rõ, SQTC phải gọi hỏi Đại phó hoặc Thuyền trưởng.

- Thường xuyên kiểm tra và giám sát độ vơi của các két để đảm bảo kế hoạch làm hàng đúng theo
chỉ thị của Đại phó, có thể giảm tốc độ làm hàng nếu cần thiết. Thực hiện ghi chép tính toán hàng
hóa hàng giờ như trong “DMKT-HH-003”.

- Giám sát việc dằn, xả ballast để đảm bảo độ nghiêng chúi theo như kế hoạch của Đại phó.

- Thường xuyên kiểm tra thông tin liên lạc với bộ phận bờ.

- Đảm bảo thuyền viên trực ca làm hàng mặc đúng đồ bảo hộ như đã quy định trong suốt quá trình
làm hàng.

- Thường xuyên theo dõi việc ra vào buồng bơm bằng việc ghi lại nhật ký ra/vào buồng bơm như
trong “DMKT- HH-20”.

- Hoàn thành nhật ký hàng hóa.

3. An toàn chung và công tác quản lý an toàn

3.1. Các mối nguy hiểm trên tàu

- Nguy hiểm do trọng lực,

- Nguy hiểm do dịch chuyển,

- Nguy hiểm phóng xạ,

- Nguy hiểm do tiếng ồn,

- Nguy hiểm do rung động,

- Nguy hiểm do nhiệt độ cao hoặc thấp.

3.2. Các mối nguy hiểm có thể phát sinh cháy trên tàu

- Hút thuốc:

- Cấm hút thuốc trên giường và sơ ý vứt bỏ bừa bãi diêm, tàn thuốc,..

• Tàu chạy trên biển hút thuốc ở những nơi quy định của Thuyền trưởng. Không được hút thuốc
hoặc mang theo diêm ngoài boong hở hay buồng bơm.

• Trong cảng: theo thỏa thuận của kho cảng.

• Sử dụng diêm an toàn.

- Công việc gia công nóng như hàn, cắt,..


ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 12/70

- Tàn lửa ống khói: để hạn chế nguy cơ cần phải thổi muội trước khi đến cảng.

- Dòng điện năng: không sử dụng thiết bị điện không an toàn cháy nổ bên ngoài khu vực ở và khu
vực buồng máy như: đèn pin, đèn xách tay không có chứng nhận an toàn cháy nổ, đài bán dẫn,
máy ghi âm, máy ảnh dùng điện và chớp, anten radio không nối mát, ...

- Ma sát: sự quá nhiệt của vòng bi, bạc, tra dầu quá nhiều hay quá ít,.. vì vậy phải bảo dưỡng theo
hướng dẫn nhà chế tạo.

- Tự phát cháy: do dầu nhỏ giọt hoặc phun lên bề mặt nóng, hoặc các ống dẫn hơi lớn dẫn đến bốc
cháy.

3.3. Các loại đám cháy trên tàu và phương pháp chữa cháy

- Một đám cháy được hình thành khi có 03 yếu tố sau được tồn tại với nhau: nguồn nhiệt, vật liệu
cháy và oxy. Gọi là tam giác cháy:

Nhiệt Oxy

Vật liệu
cháy
• Nhiệt: xuất phát từ nhiều nguồn.
• Oxy: có trong không khí.
• Vật liệu cháy: bất cứ vật liệu nào có thể cháy được.

- Khi thiếu 01 trong 03 yếu tố trên thì sự cháy không tồn tại. Trên nguyên lí đó, để dập tắt một
đám cháy chúng ta phải tách biệt một trong ba yếu tố trên ra bằng cách:

• Giảm nhiệt độ xuống dưới Điểm chớp cháy – là nhiệt độ mà tại đó vật liệu sẽ sinh ra đủ hơi
để có thể cháy.

• Loại bỏ oxy khỏi vật liệu đang cháy hoặc giảm hàm lượng oxy xuống dưới 12%.

• Ngăn cách khả năng tự cháy hoặc nguồn cung cấp cho vật liệu cháy.

- Các loại đám cháy: có 04 loại đám cháy chính:

• Loại A: vật liệu dễ cháy thông thường như giấy, gỗ,...

• Loại B: chất lỏng dễ cháy và chất lỏng chứa thành phần HC như: xăng, dầu,..

• Loại C: cháy thiết bị điện do: ngắn mạch, quá tải,...

• Loại D: kim loại dễ cháy như: magnesium, titanium,...


ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 13/70

- Phương pháp dập cháy: tùy theo loại đám cháy mà sử dụng các phương pháp chữa cháy khác
nhau:

• Loại A: dùng lượng nước để làm mát và chữa cháy.

• Loại B: dùng Foam chữa cháy (cách ly nguồn nguyên liệu, ngăn chặn oxy, làm đứt chuỗi phản
ứng cháy).

• Loại C: dùng bình CO2 hoặc bình Bột khô để chữa cháy (phải ngắt nguồn điện trước khi dập
cháy).

• Loại D: dùng loại phù hợp với kim loại cháy. Các bình chữa cháy thường có ghi rõ các kim
loại có thể chữa cháy.

3.4. Các biện pháp phòng ngừa cháy nổ, ô nhiễm môi trường

❖ Phòng ngừa cháy buồng máy


Các biện pháp thành công nhất của việc phòng chống cháy trong không gian buồng máy được
liệt kê sau đây:

- Nhận thức an toàn của nhân sự làm việc trong không gian này.

- Vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp.

- Xác định khu vực có nguy cơ cao cùng với các biện pháp phòng tránh phải thực hiện, chẳng hạn:
hạn chế hút thuốc trong một số khu vực xác định (buồng máy lọc) v.v…

- Thường xuyên kiểm tra không gian buồng máy với mục đích duy nhất là loại bỏ các nguy cơ
cháy.

- Bảo dưỡng máy móc, thiết bị điện và các thiết bị cứu hỏa.

❖ Phòng ngừa cháy khu vực sinh hoạt và các kho

- Hầu hết các nguyên nhân gây cháy ở khu vực thượng tầng có thể được liệt kê dưới đây:

• Hút thuốc bất cẩn.

• Sử dụng không đúng các thiết bị điện.

• Tự cháy.

- Yêu cầu về việc hút thuốc của Công ty phải được nhận biết bởi mọi thành viên của Công ty.

- Mỗi phòng phải được cung cấp một gạt tàn phù hợp và một thùng rác kim loại.

- Trong suốt cuộc kiểm tra hàng tuần, Thuyền trưởng phải lưu ý đặc biệt đến các thiết bị điện
không an toàn. Việc bỏ các kính đèn hoặc các tấm che của bóng đèn bị nghiêm cấm.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 14/70

- SQTC phải thực hiện việc tuần tra xung quanh khu vực ở và bên ngoài các kho chứa để kiểm tra
khả năng một đám cháy bùng phát không được phát hiện sau ca 20-24 và 0-4.

- SQTC phải trở lại buồng lái và ghi vào nhật ký để chứng minh việc tuần tra đã được thực hiện
và không phát hiện cháy. Trong quá trình tuần tra này, Sỹ quan phải vào phòng phơi để đảm bảo
quần áo không treo vào hoặc tiếp xúc với máy sấy.

- Bếp trưởng chịu trách nhiệm đảm bảo rằng bếp của nhà bếp và các thiết bị điện khác đã tắt trước
khi được bỏ trống vào mỗi đêm.

- Đèn và các thiết bị điện phải được tắt ở các không gian không người.

❖ Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường


- SQTC phải duy trì chú ý cảnh giới đối với sự hiện diện của váng dầu xung quanh tàu. Khi hành
trình trên biển, nếu tàu đi qua một vết dầu loang trên mặt nước thì phải ghi chép vào nhật ký tàu
bao gồm ngày/giờ và vị trí tàu tại thời điểm phát hiện thấy váng dầu. Nếu phát hiện thấy một vết
dầu như thế khi tàu nằm neo hoặc vung nước hoa tiêu thì:
• Thông báo cho hoa tiêu và báo cáo cho chính quyền địa phương ngay lập tức.

• Ghi chép vào nhật ký tàu.

• Cố gắng chụp lại ảnh khu vực ô nhiễm.

- Nếu SQTC phát hiện thấy tràn dầu trên boong trong khi nhận dầu nhiên liệu hoặc khi chuyển
hàng sang mạn trên biển hoặc tại khu vực neo, SQTC phải ấn báo động khẩn cấp ngay lập tức để toàn
bộ thuyền viên của tàu thực hiện mọi biện pháp để tránh ô nhiễm.
- Thuyền trưởng phải được thông báo trước khi bơm la canh từ buồng máy, buồng bơm , các
khoang cách ly, két lắng, các đường ống dẫn v.v… Các hoạt động bơm thực tế sẽ chỉ được bắt
đầu khi được phép của Thuyền trưởng.
- Trong cảng, trong trường hợp Thuyền trưởng vắng mặt, phải được sự cho phép của Đại phó.
Trước khi bắt đầu hoạt động bơm, Sỹ quan máy phụ trách phải thông báo cho SQTC để giám sát
vùng nước xung quanh và ngừng hoạt động nếu cần thiết. Thải la canh hoặc nước cặn thông qua
thiết bị tiếp nhận trên bờ phải được thu xếp theo yêu cầu.

3.5. Các thiết bị bảo hộ cá nhân

Những thiết bị an toàn được chấp nhận trên tàu:

- Mũ bảo hộ có quai đeo,

- Quần áo bảo hộ,


ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 15/70

- Giày bảo hộ,

- Găng tay làm việc,

- Găng tay chống dầu/acid,

- Bảo vệ tai,

- Kính,

- Kính che toàn bộ mặt,

- Dây đai an toàn.


ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 16/70

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TGĐ TÀI


PHÓ TGĐ HÀNG HẢI CHÍNH

ĐỘI ỨNG PHÓ


NGƯỜI PHỤ TRÁCH KHẨN CẤP CỦA
(DPA) CTY

NHÂN VIÊN AN ĐỘI ĐÁNH GIÁ NỘI


NINH CÔNG TY BỘ
( CSO)

PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG TRUNG


PHÒNG KỸ KHAI TÀI HÀNH TÂM
AN THUẬT - THÁC CHÍNH CHÍNH THUYỀN
TOÀN VẬT TƯ KẾ NHÂN VIÊN
TOÁN SỰ

ĐỘI TÀU
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 17/70

2. Tổ chức trên tàu

THUYỀN TRƯỞNG

BAN QUẢN LÝ ĐỘI ỨNG CỨU


AN TOÀN & SỨC KHỎE KHẨN CẤP

MÁY TRƯỞNG
ĐẠI PHÓ
(SQ AN TOÀN)

PHÓ HAI MÁY HAI THỢ ĐIỆN

PHÓ BA MÁY BA

MÁY TƯ
THỢ CẢ
THỦY THỦ
TRƯỞNG

THỢ BƠM
THỢ MÁY
THỦY THỦ

BẾP TRƯỞNG
& PHỤC VỤ
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 18/70

3. Ban quản lý an toàn và sức khỏe trên tàu

❖ Thành viên:

- Một trưởng ban: Thuyền trưởng.

- Các ủy viên: Máy trưởng, Đại phó (Sỹ quan an toàn), Thuyền phó 2 (phụ trách khiếu nại),
Thuyền phó 3 (phụ trách y tế), Máy 2, Sỹ quan điện và Bếp trưởng.

- Thư ký: Do Thuyền trưởng chỉ định.

Trong các cuộc họp, Thuyền trưởng có thể mời thêm các thuyền viên dự thính khác để tham khảo
các vấn đề liên quan đến cuộc họp.

❖ Chức năng của Ban:

- Giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý, an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ, an toàn tàu
và bảo vệ môi trường.
- Hàng tháng soát xét công tác quản lý, an toàn, bảo vệ môi trường trên tàu, bảo vệ sức khỏe của
thuyền viên theo nội dung được quy định tại mẫu “ASC-01B-01: Biên bản họp Ban QLAT và
Sức khỏe trên tàu hàng tháng”.

4. Sơ đồ đội ứng cứu khẩn cấp trên tàu

ĐỘI CHỈ HUY

1. Thuyền trưởng
2. Phó 2
3. Thủy thủ lái

Buồng máy Ứng phó Hỗ trợ

1. Máy trưởng 1. Đại phó 1. Phó 3


2. Máy 3 2. Thủy thủ
2. Máy 2
3. Thủy thủ trưởng 3. Thợ máy
3. Thợ cả 4. Thợ máy 4. Bếp trưởng
4. Thợ máy 5. Thủy thủ 5. Phục vụ (nếu có)
5. Thợ điện 6. Thợ bơm
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 19/70

III. CẤU TRÚC TÀU

1. Ship Particular
01 SHIP’NAME M/T SIRIUS
02 OWNER AULAC CORPORATION
117 NGUYEN CUU VAN STREET, WARD 17, BINH THANH DIST, HO CHI MINH CITY, VIETNAM
AULAC CORPORATION
117 NGUYEN CUU VAN STREET, WARD 17, BINH THANH DIST, HO CHI MINH CITY, VIETNAM
03 OPERATOR Tel: +84 2862589922 Website: http://www.aulac.com.vn
Fax: +84 2862589933 Email: aulac-asc@aulac.com.vn
04 BUILDER SAMHO SHIPBUILDING CO.,LTD. / TONGYEONG, KOREA
05 KEEL LAY / LAUNCHING / DELIVERY 28.AUG.2008 / 19.OCT.2008 / 07.JAN.2009
06 KIND OF SHIP OIL & CHEMICAL TANKER
07 HULL TYPE/ No. DOUBLE HULL/ SH-1096
08 PORT OF REGISTRY SAIGON
09 CLASSIFFICATION SOCIETY VR & KR CLASS No: VR 094634/ KR 090005
10 CLASSIFFICATION NOTATION +KRS1 – OIL/CHEMICAL TANKER( DOUBLE HULL) ESP(FBC) PRODUCT/II 2G/1.53
SG(IBC) IWS ERS IHM LI
+KRM1-STCM IGS
11 OFFICIAL NUMBER SG-OIL-003037-1
12 IMO NUMBER 9421271
13 CALL SIGN / MMSI XVWE9/ 574005850
14 SEVICE AREA A1+A2+A3
15 P & I CLUB West of England Ship Owners Mutual Insurance Association (Luxembourg)
16 INMARSAT - C 457400988 & 457400989
17 VSAT PHONE No. 15054184504 Mb Phone: +84 969898608 +65 98367343
aulacsirius@canopus-mail.com
18 EMAIL ADDRESS alsirius@aulac.com.vn

19 GROSS TONNAGE 11,261 GT


20 NET TONNAGE 5,265 NT
21 LOA / LBP 143.97 M / 136.00 M
22 BREADTH / DEPTH (MOULDED) 22.60 M / 12.50 M
23 HIGHT OF HIGHTEST 40.11 M
DISTANCE FM BOW TO BRIDGE 115.90M
24 DISTANCE FM STRN TO BRIDGE 28.07M
MID-POINT MANIFOLD TO BOW: 73.32M BRIDGE: 42.58M STERN: 70.65M FROM KEEL: 14.83M
25 PARALLEL BODY LENGTH LIGHT: 55.60M SUMMER: 75.10M BALLAST: 65.70M
26 LIGHT SHIP 5,619.686 Ton
LOAD LINE INFORMATION FREEBOARD (M) DRAFT (M) DEADWEIGHT (T) DISPLACEMENT (T)
SUMMER 3.321 9.214 17,525.98 23,145.667
27 TROPICAL 3.120 9.406 18,072.32 23,692.006
LIGHT SHIP 9.820 2.680 ----- 5,619.686
NORMAL BALLAST 6.787 5.720 7,946.00 13,265.686
28 FWA / TPC Summer FWA: 203mm TPC: 28.72 T/cm
29 MAIN ENGINE MODEL: STX-MAN B&W 8S35MC -MK7: 5,920KW (8080HP) x 173RPM
30 AUX. ENGINES 3 x YANMAR 6EY18AL-EV; 3 x 750KW x 900RPM
Emergency Generator: 160KW x 1800RPM
HYDRRAULIC FRAMO SUBMERGED PUMPS
31 CARGO PUMP & TANKS 8COPs, SD-150 6COPs,SD-125 SLOP P/S, SD-100 PORTABLE
300M3 x 110MLC 200M3 x 110MLC 100M3 x 110MLC 70M3 x 70MLC
32 CARGO TANK COATING INTERLINE 9001
33 CARGO TANK CAPACITY (98%) 1∼7P/S: 17,897.018M3 SLOP P/S: 717.276M3 TOTAL: 18,614.294M3
34 BALLAST TANK FULL CAPACITY 5,277.19M 3 40.10% SUMMER DWT
35 BUNKER TANK FULL CAPACITY FUEL OIL TANKS: 914.030M3 DO TANKS: 112.131M3
36 SERVICE SPEED LADEN: 12.0KTS / BALLAST: 12.5KTS
37 BOW THRUSTER 750KW
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 20/70

2. Hệ thống ballast

Hệ thống ballast sử dụng 2 bơm framo, công suất mỗi bơm là: 350m3/hr.
Các két ballast có tổng dung tích 7682.88 CBM, và được bố trí theo bảng sau:

WATER BALLAST TANKS


LOCATION CAPACITY (CBM) WEIGHT (M)
COMPARTEMENT
(FRAME) 100% FULL SG. = 1.025
F.P.T (C) 482.65 494.761
NO.1 WBT (P) 659.95 676.451
NO.1 WBT (S) 635.26 651.145
NO.2 WBT (P) 434.25 445.109
NO.2 WBT (S) 455.14 466.522
NO.3 WBT (P) 451.73 463.018
NO.3 WBT (S) 430.56 441.327
NO.4 WBT (P) 407.86 418.053
NO.4 WBT (S) 426.84 437.514
NO.5 WBT (P) 502.17 514.719
NO.5 WBT (S) 478.65 490.617
NO.6 WBT (P) 475.98 487.876
NO.6 WBT (S) 499.94 511.977
NO.7 WBT (P) 670.78 687.546
NO.7 WBT (S) 671.57 688.362
TOTAL 7682.88 7874.95

3. Hệ thống nước ngọt sinh hoạt

Gồm 4 két có tổng dung tích 290.322 m3, mỗi két có dung tích và bố trí theo bảng sau:

FRESH WATER TANKS


CAPACITY (CBM) WEIGHT (M)
COMPARTEMENT
100% FULL SG. = 1.000
F.W.T.(P) 28.451 28.451
F.W.T.(S) 63.105 63.105
APT 101.308 101.308
DIST 35.71 35.71
TOTAL 228.574 228.574
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 21/70

4. Các két hàng

Tàu gồm 14 két hàng và 2 Slop tank, tổng dung tích 18994.178m3, có hệ thống radar chỉ thị mức
hầm hàng, áp suất hầm hàng, nhiệt độ hàng được hiển thị tại các hầm hàng và CCR. Mỗi hầm
hàng có dung tích và vị trí như sau:

COT 100%/M3 98% ULLAGE 95% ULLAGE

1P 1171.716 1148.282 1.260 1113.13 1.600


2353.106 2306.044 2235.451
1S 1181.390 1157.762 1.270 1122.32 1.600

2P 1297.563 1271.612 1.310 1232.68 1.680


2594.924 2543.022 2465.174
2S 1297.357 1271.410 1.310 1232.49 1.670

3P 1335.424 1308.716 1.300 1268.65 1.680


2671.698 2618.264 2538.113
3S 1336.274 1309.549 1.310 1269.46 1.680

4P 1260.714 1235.500 1.300 1197.68 1.680


2521.481 2471.051 2395.407
4S 1260.767 1235.552 1.300 1197.73 1.680

5P 1487.840 1458.083 1.310 1413.45 1.690


2967.948 2908.589 2819.551
5S 1480.108 1450.506 1.300 1406.10 1.670

6P 1479.581 1449.989 1.300 1405.60 1.680


2966.891 2907.553 2818.546
6S 1487.310 1457.564 1.300 1412.94 1.680

7P 1097.952 1075.993 1.310 1043.05 1.670


2186.220 2142.496 2076.909
7S 1088.268 1066.503 1.300 1033.85 1.680

SLOP P 361.725 354.491 1.290 343.64 1.640


731.914 717.276 695.318
SLOP S 370.189 362.785 1.290 351.68 1.640

TOTAL 18994.178 18614.294 18044.469


ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 22/70

5. Hệ thống bơm hàng trên tàu

- Tàu có hệ thống bơm hàng framo, mỗi hầm được bố trí một bơm framo độc lập có công suất
300m3/h cho cặp hầm hàng 2,3,4,5w và 200m3/h cho cặp hầm 1w,6w,7w.
- Bơm framo trong 2 hầm slop có công suất 100 m3/h.
- Hệ thống bơm hàng được điều khiển tại CCR và local, các bơm hàng được lai bằng hệ thống thủy
lực.

6. Đường ống công nghệ, valve và manifold

- Tàu AULAC SIRIUS được bố trí bao gồm 17 manifold:1 manifold cho đường hồi hơi, 1 Manifold
cho Common line, 14 Manifold cho từng hầm riêng biệt từ hầm 1(P/S) đến hầm 7(P/S), và 01
manifold dùng cho Slop (P/S), các đường ống này được nối chung vào một đường common line.

- Tàu AULAC SIRIUS được thiết kế thêm một Manifold dùng để trả hàng phía sau lái tầng A-
deck, đường ống này được nối chung với đường common line và không sử dụng.

- Các van manifold của từng hầm,van chặn giữa,van DROP,van MASTER mở bằng tay và van
DISCHARG mở bằng thủy lực trong quá trình nhận và trả hàng.

- Đường ống công nghệ được thử tải ít nhất 1 năm/1.5 lần tải làm việc, 5 năm ít nhất 2 lần thử tải
1.5 lần tải làm việc.

- Đường ống công nghệ được thử bởi thiết bị thử chuyên dụng, bằng cách dùng nước bơm vào
trong từng đoạn ống, tiếp tục tăng áp lực đến 1.5 lần theo dõi áp lực có bị giảm không, sau đó xả
nước vào két slop, ghi nhật ký.

7. Hệ thống báo động

- Báo động chung.


- Báo động cháy.
- Báo động nhiệt độ bơm hàng.
- Báo động khí ga
- Báo động la canh buồng bơm cứu hỏa sự cố.
- Báo động mức cao hầm hàng.
- Báo động áp suất cao, áp suất thấp hầm hàng.
- Báo động phun sương buồng máy.
- Báo động trực ca buồng lái.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 23/70

- Báo động trực ca buồng máy.


- Báo động xả CO2.

8. Hệ thống thông hơi hầm hàng (Venting line system)

- Tàu được thiết kế nhận và trả hàng theo quy trình kín, trên đường ống thông hơi của mỗi hầm
hàng được thiết kế một PV valve riêng biệt.

• PV valve opening pressure: + 0.21 Bar


• PV valve vacuum setting: - 0.035 Bar

- Hệ thống thu gom hơi phát thải (VECS)

• High pressure alarm setting: + 0.189 Bar

• Low pressure alarm setting: - 0.035 Bar

- Khi đạt đến các giá trị trên thì PV valve sẽ hoạt động, điều chỉnh áp suất trong hầm.

9. Hệ thống thông hơi thứ cấp (secondary venting system)

Là hệ thống cảm biến áp suất đặt trong hầm hàng, thay vì phải đặt thêm cặp PV valve khác theo
yêu cầu của SOLAS. Nếu trong trường hợp hệ thống van PV chính không hoạt động, áp suất hầm
hàng tăng lên khi nhận hàng hoặc áp giảm xuống thấp khi trả hàng so với giá trị cài đặt thì báo
động bằng âm thanh phát ra và đèn chớp đỏ trên màn hình hiển thị. Giá trị báo động này được đo
bằng sensor cảm biến trong hầm hàng, được đặt cao hơn 10% giá trị cài đặt mức kích hoạt thông
thường của PV valve. Lúc này, SQTC cần phải:

- B1: Xác định ngay hầm nào báo động áp “CAO/ THẤP”.

- B2: Ngay lập tức SQTC chuyển sang nhận/dỡ hầm khác và dừng nhận/dỡ hầm có báo động, lệnh
cho thợ bơm, AB mở PV valve ngay bằng cách:

• Nếu báo động áp cao: xoay tay gạt để mở van áp suất.

• Nếu báo động áp thấp thì ấn ti bên dưới van chân không lên trên.

- B3: Kiểm tra van P/V xem có bị kẹt không, xác định nguyên nhân không bật mở.

- B4: Khi áp suất trong hầm trong CCR chỉ báo < +0.21 Bar với áp cao hoặc > -0.035 Bar với áp
thấp thì đóng van P/V về vị trí cài đặt.

- B5: Kiểm tra so sánh chỉ báo trong CCR và hầm hàng thực tế xem có đúng không.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 24/70

10. Hệ thống thông gió hầm hàng (Fix Gas Free Fan)

- Tàu được thiết kế một quạt gió đặt trong kho quạt nằm trên kho mũi có đường ống chạy về đến
manifold và kết nối với common line bởi van chặn trước sau dùng để thông gió hầm hàng khi hết
hàng, trước khi vệ sinh hầm hàng.
- Ngoài ra tàu còn trang bị 04 quạt thông gió hầm hàng di động bằng nước (dùng nước cứu hỏa),
quạt này còn dùng để thông gió các két khác như: két ballast, khoang kín khác…

11. Hệ thống rửa hầm

- Tàu có hệ thống máy rửa hầm cố định được đặt tại các hầm dùng nước biển và nước ngọt để rửa
hầm hàng (điều này phải thỏa mãn nồng độ khí trong hầm hàng đã được đo), dùng bơm để hút
hết lượng nước trong hầm hàng và cho vào két Slop. Sau khi đã hút sạch lượng nước trong hầm
hàng bằng bơm thì tiếp tục dùng quạt thông gió chính hoặc quạt thông gió di động thông gió cho
đến khi hầm hàng khô ráo và đạt chuẩn.

12. Hệ thống báo động mức cao (HIGH LEVEL 95%, HIGH-HIGH LEVEL98%)

- Hệ thống này được bố trí từng hầm riêng biệt gồm có 14 hầm hàng và 2 Slop đặt ở trong hầm.
Hệ chỉ báo này được quét bằng radar của từng hầm.
- Khi mức hàng tới mức 95% giá trị của hầm sẽ xuất ra tín hiệu tiền báo động (tín hiệu báo động
là đèn vàng và còi đặt ở nóc buồng lái và các chỉ báo alarm trong CCR).
- Khi mức hàng được nâng tới mức 98% giá trị của hầm hàng thì sẽ xuất ra tín hiệu báo động nguy
hiểm (tín hiệu báo động là đèn đỏ và còi hú đặt ở nóc buồng lái và CCR).
- Trước khi tàu vào nhận hàng hoặc trả hàng, phải kiểm tra thử báo động mức cao và áp suất hầm
hàng và slop.

14. Hệ thống tời neo và dây buộc tàu

- Tời được hoạt động bằng hệ thống thủy lực thông qua power pack.
- Phía mũi có hai tời (tời phải và tời trái), mỗi tời gồm có 2 trống dây và 1 trống kéo neo, với neo
phải có 11 đường lỉn, mỗi đường dài 27.5m và neo trái có 10 đường lỉn, mỗi đường dài 27.5m.
Ngoài ra phía mũi còn có 3 cuộn dây phụ
- Phía lái có hai tời (tời phải và trái) mỗi tời có 2 trống dây và còn có 4 cuộn dây phụ

15. Hệ thống N2

- Hệ thống khí trơ được sử dụng cho mục đích: giảm hàm lượng Oxy của bầu khí quyển trong két
hàng ở mức dưới 8% để ngăn ngừa cháy – nổ.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 25/70

- Khí trơ được lấy từ bộ lọc khí N2 trên tàu.


- Khí trơ được sử dụng trong các trường hợp:
• Trơ hóa các két hàng trống,
• Trong suốt quá trình trả hàng, xả nước dằn và các hoạt động trong két cần thiết,
• Tẩy khí các két trước khi thông gió,
• Làm đầy áp suất trong các két hàng khi cần thiết, trong các giai đoạn khác của chuyến hành
trình.

16. Hệ thống cứu sinh

16.1. Xuồng cứu sinh

- Tàu AULAC SIRIUS trang bị xuồng cứu sinh là dạng xuồng phóng được đặt ở phía sau tầng C-
DECK
- Thông Số Xuồng Cứu Sinh như sau:
• Lifeboat make/type/seri number: BEHAI/BH F-5.8/08-F58-073
• Tháng và năm sản xuất: DEC.200.
• Kích thước: L x B x D = 5.80m x 2.50m x 1.10m.
• Số người được phép chở: 25 nguời.

16.2. Xuồng cấp cứu

- Xuồng cấp cứu được đặt ở mạn phải tầng A-DECK, có sức chứa 6 người, được hạ bằng cẩu đavít
với cơ cấu nhả có tải.
- Thông số Xuồng Cấp Cứu:
• Rescueboat make/type/seri number: BEHAI/BH-R4/08-R4-239
• Kích thước: L x B x D = 4.19m x 1.7m x 0.8m.
• Số người được phép chở: 06 x 75 kg.

16.3. Phao bè

- Gồm 3 phao bè tự thổi


- Hai phao bè được bố trí ở khu vực tầng A DECK P/S, có sức chứa mỗi phao bè là 25 người, hai
phao bè này được trang bị bộ nhả thủy tĩnh, trong đó phao bè mạn phải còn được hạ bằng cẩu
đavít với cơ cấu nhả có tải.
- Phao bè thứ 3 được bố trí trên boong mũi, có sức chứa 06 người và không có bộ nhả thủy tĩnh.
- Thông Số Bè Cứu Sinh:
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 26/70

• Bè mạn trái:


o Throw overboard inflatable liferaft.
o Loại: KHA Throw over-board liferaft SOLAS A Pack (KHA-6)
o Sức chở: 25 người.
o Max stowage height: 18 m.
o Trọng lượng <= 185kg.
o Chiều dài của dây painter: 28 m.
o Ngày sản xuất: 01/2023.
• Bè mạn phải:
o Davit-launched liferaft.
o Loại: KHD Davit launched inflatable liferaft SOLAS A Pack (KHD-25)
o Sức chở: 25 người.
o Max stowage height: 18 m.
o Chiều dài dây painter: 28 m.
o Trọng lượng <= 225 kg.
o Ngày sản xuất: 01/2023.
• Bè mũi:
o Throw overboard inflatable liferaft.
o Loại: KHA Throw over-board liferaft SOLAS A Pack (KHA-6)
o Sức chở: 06 người.
o Chiều dài dây painter: 25 m.
o Max height stowage: 15 m.
o Trọng lượng <= 180kg.
o Ngày sản xuất: 02/2023

16.4. Các trang thiết bị cứu sinh khác ở trên tàu

- Phao tròn cứu sinh: 10 cái trong đó có:


• Phao tròn với đèn và tín hiệu khói có thiết bị nhả nhanh từ hai bên cánh gà buồng lái: 02 cái.
• Phao tròn với đèn tự sáng: 04 cái (Upper deck: 02 cái; A-deck: 01 cái; Poop-deck: 01 cái).
• Phao tròn với dây cứu sinh nổi 30m: 04 cái (Poop-deck: 03 cái; A-deck: 01 cái).
- Phao áo cứu sinh có: 43 cái có trang bị còi và đèn, trong đó:
• Phao áo trang bị cho mỗi thuyền viên được bố trị tại mỗi phòng thuyền viên: 25 cái.
• Phao áo cho người đi ca buồng lái: 06 cái.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 27/70

• Phao áo trên kho mũi: 06 cái (dành cho người làm việc trên mũi).
• Phao áo dưới buồng điều khiển máy: 02 cái.
• Phao áo dưới IBC LOCKER: 04 cái.
- Bộ quần áo chống mất nhiệt: 35 bộ có trang bị còi và đèn, trong đó:
• Trang bị cho thuyền viên được bố trị tại mỗi phòng thuyền viên: 25 bộ
• Trang bị cho người đi ca Buồng lái: 02 bộ.
• Trang bị trên kho mũi: 06 bộ (dành cho người làm việc trên mũi).
• Trang bị dưới buồng điều khiển máy: 02 bộ.
- Súng bắn dây: Trang bị 01 súng cùng với 04 quả đạn pháo và dây để trên buồng lái.
- Pháo hiệu dù: Trang bị 12 quả để trên buồng lái.
- Thiết bị phát báo radar (SART) tổng số có 02 cái: trên buồng lái có 01 cái; trong xuồng cứu sinh
có 01 cái.
- Thiết bị vô tuyến điện thoại 2 chiều: 03 cái và 03 pin dự trữ.
- Phao báo vị trí sự cố (EPIRB): 01 phao được đặt cánh gà mạn phải buồng lái.
- Đèn phát tín hiệu và nguồn điện: 01 bộ.
- Emergency oxygence: 02 chai ở phòng bệnh viện.
- Stretcher: 03 (02 cái ở bệnh viện, 01 cái ở SAFETY LOCKER)
16.5. Kế hoạch bảo dưỡng trang thiết bị cứu sinh:
- Kiểm tra hàng tuần
• Kiểm tra xuồng cứu sinh, xuồng cấp cứu.
• Tình trạng phao bè, móc nhả và thiết bị nâng hạ.
• Thử hoạt động hệ thống báo động chung.
• Đèn chiếu sáng (sự cố) trạm tập trung, đèn chiếu sáng tại các poster hướng dẫn cách hạ.
- Kiểm tra hàng tháng
• Thiết bị dừng khẩn cấp.
• Xuồng cứu sinh (bên ngoài và các trang thiết bị bên trong).
• Thiết bị nâng hạ xuồng cứu sinh và chiếu sáng (sự cố), poster hướng dẫn.
• Xuồng cấp cứu (bên ngoài và các trang thiết bị bên trong).
• Thiết bị nâng hạ và chiếu sáng của xuồng cấp cứu, poster hướng dẫn.
• Bè cứu sinh, chiếu sáng và poster hướng dẫn.
• Phao tròn, áo phao, áo chống mất nhiệt.
• Thiết bị phóng dây, pháo dù, khói tín hiệu, VHF two way, SART, EPIRB, bộ nhả thủy tĩnh
của EPIRB.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 28/70

17. Hệ thống cứu hỏa


Đọc hiểu cuốn FIRE TRAINING MANUAL và thường xuyên được huấn luyện các phương pháp
chữa cháy, sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy.
17.1. Hệ thống cứu hỏa di động
VỊ TRÍ
SỐ
SỐ HIỆN LƯU
ĐƠN LƯỢNG SỐ BÌNH
LOẠI BÌNH VỊ TRÍ CÓ TRÊN GIỮ
VỊ THEO DỮ TRỮ
TÀU BÌNH
BẢN VẼ
DỰ TRỮ
Bridge Bình 01 01

A-Deck Bình 02 02
CO2 LOẠI Poop-deck Bình 03 03 07 bình SAFETY
6.8KG (6,8kg)+ 01 LOCKER
bình(1kg) (UPPER
Upper Deck E/R Bình 01 01 DECK)

Tổng cộng Bình 07 07

Bridge 6,5kg Bình 01 01


B-Deck (Fan Room)
Bình 02 02
6,5kg
Upper deck
(Manifold port and Bình 02 02 04
starboad) 6,5kg bình(9kg)+0
SAFETY
Upper deck (Foam 1
Bình 01 01 LOCKER
tank) bình(6kg)+1
(UPPER
DRY 3 gói bột
Lifeboat( 2kg) Bình 01 01 DECK
POWER pha(6kg/gói)
Rescue boat (2kg) Bình 01 01
02 (2kg) + 02 (2kg) +
Tổng cộng Bình
06 (6.5kg) 06 (6.5kg)
Bow thruster room Bình 01 01
Capt - deck Bình 02 02
B- deck Bình 03 03
A – deck Bình 02 02
FOAM 9L 3 bình foam
Poop – deck Bình 03 03 9l+20 gói bột SAFETY
Upp – deck Bình 04 04 pha foam LOCKER
(UPPER
Upper Deck E/R Bình 08 08 DECK
2𝑁𝐷 Deck E/R Bình 04 04
3𝑁𝐷 Deck E/R Bình 03 03
Bottom Deck E/R Bình 04 04
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 29/70

Tổng cộng Bình 34 34

Upper Deck E/R Can 02 02


FOAM 20L
2𝑁𝐷 Deck E/R Bình 01 01
FOAM 45L 3𝑁𝐷 Deck E/R Bình 01 01
Tổng cộng Bình 02 02
FOAM 135L Upper Deck E/R Bình 01 01

17.2. Hệ thống cứu hỏa cố định

❖ Hệ thống cứu hỏa bằng nước biển


- Hệ thống cứu hỏa bằng nước biển bao gồm bơm cứu hỏa, đường ống, các họng cấp nước, các
vòi rồng với lăng phun và các van liên quan.
- Tàu có 2 bơm cứu hỏa:
• Bơm cứu hỏa chính - GS: được đặt trong buồng máy ở tầng bottom, lưu lượng là 150m3/hr.
Được bố trí bảng điều khiển start/stop tại bảng điều khiển của buồng lái, Fire control station,
trong buồng máy và tại vị trí bơm.
• Bơm cứu hỏa sự cố: được đặt trong kho mũi, vị trí khởi động tại vị trí bơm, buồng lái và tại
fire control station (poop-deck); lưu lượng: 60m3/h.
- Tất cả các bơm cứu hỏa được lai bằng mô tơ.
- Nước biển được hút qua van thông biển, qua bầu lọc, tới bơm và được đưa tới các họng cấp nước.
Các họng cấp nước được lắp đặt trong buồng máy, buồng bơm, khu vực cabin, trên mặt boong
chính và boong mũi.
- Có 13 hộp rồng cứu hỏa được đặt gần các họng cấp nước cứu hỏa: 02 E/R Upp; 04 Upp; 02 Poop
Deck; 01 A Deck; 01 B Deck; 01 Capt Deck; 01 Nav Deck; 01 Forecastle Deck và có chiều dài
là 15M/vòi rồng. 05 hose reel có vị trí tại:01 Bottom deck; 01 2ND Deck E/R; 01 3ND Deck E/R;
01 M/Space;01 E/casing
- Tổng số họng cứu hỏa là 36 cái.
- Tất cả các họng cứu hỏa đều có kích cỡ Ø40A.
❖ Hệ thống phun sương
- Tàu AULAC SIRIUS có hệ thống phun sương cho kho sơn với 03 đầu phun, kho mẫu có 01 đầu
phun và được nối với hệ thống đường ống cứu hỏa trên boong, thông qua mở van khi chạy bơm
cứu hỏa để đưa nước tới khu vực chữa cháy.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 30/70

- Hệ thống phun sương dùng trong khu vực buồng máy với 15 đầu phun. Các vị trí được bảo vệ là
khu vực máy chính, khu vực máy đèn số 1, máy đèn số 2, máy đèn số 3, khu vực nồi hơi phụ,
khu vực lò đốt rác, buồng máy lọc.
- Có 2 chế độ kích hoạt hệ thống phun sương áp lực cao: Local và Remote.
- Vị trí điều khiển kích hoạt: tại từng vị trí được bảo vệ, ECR và tại Fire Control Station. Ngoài ra
có một bảng panel hiển thị các khu vực được bảo vệ lắp ở trên buồng lái.
❖ Hệ thống bọt cố định
- Hệ thống bọt trên tàu AULAC SIRIUS được sử dụng để chữa cháy trên khu vực hầm hàng. Nó
gồm các bơm cứu hỏa, két bọt, bơm bọt, hệ thống ống, các họng cấp bọt, các súng phun bọt, các
rồng với lăng phun bọt và các van liên quan.
- Loại công chất foam: Flour Protein 3 %.
- Trạm Foam: Két chứa có dung tích 3960 lít được đặt ở trong trạm foam dưới tầng Upp Deck (có
thể ít hơn 10% theo tiêu chuẩn).
- Lưu lượng của bơm Foam: 150 M3/hr.
- Thời gian hoạt động liên tục trong 20 phút.
- Foam monitor: Tổng số có 07 cái. Trong đó 06 cái được đặt trên cầu dẫn từ mũi về lái có kích cỡ
Ø100A và 01 cái kích cỡ 65A được đặt tại bên ngoài phía sau lái mạn phải tầng A-deck. Ngoài
07 súng foam, tàu còn thiết kế tại mỗi trụ súng foam có họng rồng được dùng để lắp đường rồng
foam vào nhằm tăng thêm tính cơ động và tăng hiệu quả chữa cháy bằng foam. Với 05 vòi rồng
kèm lăng phun bọt, trong đó có 04 vòi rồng trên cầu dẫn trải dài từ mũi về trước cabin và 01 vòi
rồng đặt ở phía sau lái tầng B-deck. Vòi rồng foam có đường kính 50 mm, với chiều dài 15m/vòi
rồng.
❖ Hệ thống CO2 cố định
- Hệ thống CO2 cố định trên tàu gồm: 62 chai CO2 (45kg/chai), 62 chai CO2 sử dụng cho chữa
cháy buồng máy; 01 chai CO2(6,8kg) cho khu vực nhà bếp với vị trí lắp đặt trong nhà bếp. Với
số lượng 29 đầu xả CO2 cho buồng máy, bộ điều khiển được đặt tại 2 nơi là CO2 room và fire
control station thuộc tầng poop-deck sau lái.
- Hệ thống CO2 cố định bao gồm: Hộp khởi động, hộp time delay, các van phân phối, các chai khí
khởi động, các chai CO2 chữa cháy đặt ở trong trạm CO2, Còi báo động, các đường ống và các
loa xả CO2 được lắp đặt trong buồng máy và buồng bơm, mỗi chai CO2 được lắp 01 van một
chiều.
❖ LƯU Ý:
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 31/70

Thuyền trưởng là người quyết định khi nào được kích hoạt xả hệ thống chữa cháy cố định CO2.
Trước khi kích hoạt hệ thống CO2, phải điểm danh đầy đủ, đảm bảo khu vực cần xả CO2 không
còn người.

17.3. Các trang thiết bị chữa cháy khác

❖ Chăn dập cháy


Chăn dập cháy được bố trí: Nhà bếp 01 cái
❖ Mặt bích quốc tế
Số lượng mặt bích nối bờ khẩn cấp: 2 cái được bố trí ở mạn trái và phải tầng poop-deck.
❖ Các trang thiết bị cho người chữa cháy
- Tàu AULAC SIRIUS được bố trí 7 bộ thiết bị thở SCBA – Self Contained Breathing Apparatus,
mỗi bộ có thêm 2 bình dự trữ, thời gian sử dụng cho mỗi bình tối thiểu là 30 phút.
- Trong đó:
• 03 bộ thiết bị thở SCBA cùng với 03 bộ đồ hóa chất được bố trí ở kho SOPEP STORE
• 04 thiết bị thở SCBA cùng với 04 bộ đồ cứu hỏa _ Fire Man’s Outfit, được bố trí: 02 bộ ở fire
control station và 02 bộ ở SOPEP STORE.
❖ Hệ thống phát hiện và báo cháy cố định
- Trên tàu có 54 cảm biến khói và 01 cảm biến nhiệt, 06 flame detector và 19 manual call point,
được chia làm 6 nhóm.
- Khối báo động chỉ báo cháy được đặt tại vị trí buồng lái và fire control station.

17.4. Thiết bị thở thoát hiểm khẩn cấp - EEBD

Trên tàu trang bị 35 bình EEBD: phòng ở thuyền viên: 25; các vị trí công cộng: 10 (Wheel House:
02 Spare, 01 Traning; CCR 01; Upperdeck staircase 01; ECR 01; Work shop 01; E/R 2ND DECK
01; E/R 3ND DECK 01; E/R BOTTOM PLAFORM 01.

17.5. Kế hoạch bảo dưỡng trang thiết bị cứu hỏa

- Bảo dưỡng hàng tuần - Weekly Routines:


• W1: Kiểm tra cánh chắn lửa buồng máy và báo động hệ thống CO2 - Engine Room fire flaps
and CO2 system alarms.
• W2: Hệ thống báo động chung và loa công cộng - General alarm system and Public address.
• W3: Hệ thống phát hiện và báo động cháy cố định - Fixed Fire detection and alarm system.
• W4: Cửa chống cháy bao gồm cả điều khiển - Fire doors including controls.
• W5: Thiết bị thở khẩn cấp - EEBD/ SCBA.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 32/70

• W6: Chiếu sáng vị trí thấp.


• W7: Hệ thống phun sương, phun nước.

- Bảo Dưỡng hàng tháng - Monthly Routines:


• M1: Hệ thống cứu hỏa cố định - CO2.
• M2: Hệ thống phát hiện và báo động cháy cố định.
• M3: Đai an toàn, đai cấp cứu, dây cấp cứu.
• M4: Bình cứu hỏa sách tay.
• M5: Bộ đồ cứu hỏa.
• M6: Hệ thống phun sương và phun nước cứu hỏa.
• M7: Các đường ống, bơm cứu hỏa, họng, ống rồng, đầu phun cứu hỏa.
• M8: Hệ thống cứu hỏa cố định - Foam.
• M9: Máy nén khí cho bình SCBA.
• M10: Bình Foam di động.
• M11: Bình chữa cháy di động đặt trên xe đẩy.
- Bảo Dưỡng 3 Tháng - Quarterly Testing And Inspections:
• Q1: Hệ thống thông gió và các cánh chắn lửa.
• Q2: Chiếu sáng sự cố.
• Q3: Hệ thống chữa cháy cố định – Foam.
• Q4: Cửa chống cháy Fire doors.
• Q5: Các đường ống, bơm, họng, ống rồng, đầu phun và hộp rồng cứu hỏa.
• Q6: Chăn cứu hỏa.
- Bảo Dưỡng Năm - Annual Routines:
• A1: Bình cứu hỏa sách tay.
• A2: Các đường ống, bơm, họng, ống rồng, đầu phun cứu hỏa.
• A3: Hệ thống chữa cháy cho nhà bếp.
• A4: Hệ thống cứu hỏa cố định- CO2.
• A5: Hệ thống cứu hỏa cố định- Foam.
• A6: Hệ thống phun sương, phun nước.
• A7: Hệ thống thông gió và cánh chắn lửa.
• A8: Cửa chống cháy.
• A9: Thiết bị thở khẩn cấp - EEBD/SCBA.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 33/70

• A10: Bình chữa cháy di động.


• A11: Bình Foam di động.

- Bảo Dưỡng Hai Năm- Two Year Routines:


• T1: Hệ thống chữa cháy cố định – CO2.
- Bảo Dưỡng Năm Năm- Five Year Service:
• F1: Bình chữa cháy di động.
• F2: Hệ thống cứu hỏa cố định – Foam.
• F3: Hệ thống phun sương.
• F4: Thiết bị thở khẩn cấp - EEBD/SCBA.
• F5: Chiếu sáng vị trí thấp.
• F6: Bình cứu hỏa sách tay.
- Bảo Dưỡng Mười Năm - Ten Year Service:
• E1: Bình chữa cháy di động.
• E2: Hệ thống phun sương.
• E3: Bình cứu hỏa sách tay.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 34/70

IV. HÀNG HÓA

1. Nhận hàng và trả hàng

1.1 Công tác chuẩn bị

Việc nhận và trả hàng được thực hiện theo quy trình kín, và các quy trình trong: ASC-08.
- Họp an toàn trước khi quá trình làm hàng được tiến hành.
- Mọi hoạt động phải tuân thủ theo sổ lệnh của Đại phó.
- Trong công tác làm hàng, SQTC có trách nhiệm trợ giúp cho Đại phó, thực hiện các nhiệm vụ
được giao bởi Đại phó để đảm bảo an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường trong khi làm hàng.
- Khi tàu đã cập cầu/cập mạn: Sau khi Đại phó cùng đại diện kho (Loading Master và Surveyor)
họp safety meeting trao đổi về các thỏa thuận an toàn giữa tàu và bờ được thực hiện theo DMKT
HH-001 xong và các biên bản giấy tờ liên quan hàng hóa. Công tác làm hàng sẽ được tiến hành.
- Sau khi đấu ống giữa tàu và bờ hoàn tất: thông báo buồng máy sẵn sàng máy đèn để chạy bơm
thủy lực power pack, thủy lực của hệ thống ballast.
- Trước khi tiến hành công tác nhận/trả hàng, SQTC phải tiến hành kiểm tra rà soát tình trạng
quanh tàu (dây buộc tàu, dây fire-wire, trang thiết bị an toàn, trang thiết bị cứu hỏa, dụng cụ
chống tràn dầu, scupper, bơm gió chống dầu tràn…đã ở đúng vị trí sẵn sàng hay chưa) nhằm đảm
bảo lại lần nữa tàu đang trong tình trạng an toàn.

1.2 Nhận hàng

SQTC, thủy thủ trực ca, thợ bơm trực ca phải:


- Sau khi việc kiểm tra hầm hàng xong được thỏa mãn bởi giám định và tàu thì các hầm phải được
đóng kín, line up các đường ống để chuẩn bị cho công tác nhận hàng.
- Việc line up phải được thực hiện kiểm tra chéo bởi thợ bơm có kinh nghiệm, được kiểm tra lại
bởi Sỹ quan trực ca và cuối cùng là Đại phó.
- Trường hợp nhận 2 hoặc nhiều loại hàng: Kiểm tra line up van Manifold, van drop hầm hàng
(đảm bảo các van được mở thông suốt) theo kế hoạch làm hàng của Đại phó.
- Trường hợp nhận một loại hàng: Kiểm tra line up các van, van common line , van drop hầm hàng
(đảm bảo các van được mở thông suốt chỉ còn một van control theo kế hoạch nhận hàng của Đại
phó).
- Mở van két nhận hàng trình tự theo kế hoạch nhận hàng của Đại phó, sau khi mở van két hàng
SQTC kiểm tra thực tế trạng thái đóng mở của van xem đã mở chưa. Sau khi kiểm tra an toàn
xong báo cho kho cảng tàu đã sẵn sàng nhận hàng.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 35/70

- Mở van manifold của hầm nhận (đối với nhận nhiều loại hàng) hoặc mở van common line tổng
(đối với nhận một loại hàng) khi đã nhận được lệnh sẵn sàng bơm hàng từ kho cảng.
❖ Chú ý:
• Khi nhận hàng, kiểm tra xem hàng đã xuống tàu chưa, báo cho kho cảng biết, kiểm tra van
ống xem bị rò rỉ hay không.
• Kiểm tra xem hàng đã vào các két theo kế hoạch nhận hàng chưa bằng các cách sau:
o Nghe tiếng hàng chảy qua van drop tại hầm.
o Kiểm tra monitor tại CCR.
o Dùng thước UTI đo hàng trong két.
❖ Lưu ý:
- Tuyệt đối không được mở nắp hầm hàng kiểm tra (tuân thủ nguyên tắc làm hàng kín) khi chưa
được sự cho phép của Đại phó.
- Phải chú ý mẫn cán thực hiện theo kế hoạch nhận hàng của Đại phó lập ra.
- Chú ý tốc độ xuống hàng, vì tàu chở các loại hàng mang tính tĩnh điện cao, dễ gây cháy nổ, do
vậy khi nhận hàng phải chú ý tới tốc độ ban đầu để tránh tính tĩnh điện; bắt đầu nhận hàng với
tốc độ ban đầu theo thỏa thuận để ta có thể kiểm tra các hiện tượng rò rỉ, quan sát toàn bộ đường
ống, van, đặc biệt các khớp nối, đầu ống, sớm phát hiện rò rỉ dầu, kịp thời xử lý, sau đó tăng dần
tốc độ theo thỏa thuận.
- Có mặt tại vị trí phân công, không được rời vị trí làm việc.
- Kiểm tra cầu thang an toàn nối bờ và tàu.
- Kiểm tra dây buộc tàu, luôn chú ý điều chỉnh dây căng đều để tàu áp sát cầu.
- Kiểm tra an toàn phòng cháy, cấm tác nghiệp phát sinh tia lửa.
- Trước khi bơm xả nước ballast phải kiểm tra nước ballast, lấy mẫu nước ballast và thực hiện theo
DMKT bơm xả ballast.
- Chú ý an toàn trong giai đoạn chuyển hầm, cần thao tác van chính xác theo nguyên tắc mở trước
đóng sau.
- SQTC tính toán, ghi lại hàng giờ lượng hàng nhận được, tốc độ, và thời gian dự kiến xong hàng,
ổn định tàu (lực uốn, lực cắt), áp lực manifold, áp suất hầm hàng, nhiệt độ hầm hàng.
- Thực hiện bàn giao/nhận ca khi tàu trong cảng theo DMKT HH-007.
- Thực hiện đầy đủ các check list: Bảng tính toán số liệu hàng giờ (HH-003), so sánh áp suất hầm
hàng (HH-025), so sánh nhiệt độ hầm hàng (HH-040), nhật ký làm hàng, Ship-shore safety
checklist (HH-001), nhiệt độ bơm hàng-bơm ballast
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 36/70

- SQTC phải giám sát liên tục đo độ vơi của hầm hàng trong quá trình nhận hàng, đặc biệt là lúc
sắp đầy và phải thông báo cho toàn ca trực trước khi bước vào giai đoạn “châm đầy”, để chuyển
hầm đúng kế hoạch làm hàng.
- Thông tin liên lạc phải thử trước khi châm đầy hầm hàng “topping off “, tốc độ bơm khi châm
đầy hầm hàng phải được thỏa thuận giữa tàu với tàu, hoặc giữa tàu với bờ (thông thường
300m3/h), tuyệt đối không để xảy ra tràn dầu.
- Làm đầy tuần tự các két theo kế hoạch làm hàng của Đạị phó theo DMKT-HH-016.
- Làm đầy theo số lượng và Ullage được thể hiện trong sơ đồ hàng hóa của Đại phó.
- Trước khi làm đầy những hầm cuối phải xác báo lượng hàng trên tàu với bờ và yêu cầu giảm tốc
độ bơm hàng từ kho theo từng giai đoạn như trong thỏa thuận tàu và bờ.
- Xác báo đã làm đầy, nhận đủ hàng theo tính toán ban đầu với bờ khi làm đầy xong.
- Bàn giao ca trực khi đang làm hàng, nội dung bàn giao phải rõ ràng, cụ thể, đầy đủ các thông tin,
các lệnh của Đại phó, Thuyền trưởng.
- Sau khi nhận hàng xong, Đại phó tính toán hàng, làm thủ tục giấy tờ chứng từ với Loading Master
và giám định, Sỹ quan và thủy thủ kiểm tra các nắp hầm, van, số niêm phong.
- Thuyền trưởng xem xét toàn bộ chứng từ hàng hóa, giải quyết tranh chấp nếu có, ký vận tải đơn
(B/L), kiểm tra an toàn tàu, tàu chuẩn bị rời cầu.
❖ Những vấn đề SQTC cần lưu ý:
- Đảm bảo việc line up van đúng.
- Hàng đi vào các két đúng theo như kế hoạch nhận hàng.
- Đảm bảo tàu trong tình trạng cân bằng.
- Tàu không được dịch chuyển tiến lùi trong suốt quá trình nhận hàng.
- Đảm bảo áp suất và nhiệt độ hầm hàng trong ngưỡng an toàn cho phép.
- Duy trì thông tin liên lạc giữa CCR và Manifold, giữa tàu và kho theo thỏa thuận trong DMKT-
HH-001.
- Hiểu rõ đầy đủ các thông tin trong DMKT-HH-001, thực hiện đầy đủ các re-check.
- Nắm bắt tình trạng tàu và diễn biến quá trình làm hàng theo kế hoạch nhận hàng.
- Không ngần ngại gọi Đại phó khi có bất cứ nghi ngờ nào hay vấn đề khó giải quyết.
- Kiểm tra áp lực đầu Manifold theo đúng thỏa thuận trong DMKT-HH-001.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 37/70

1.3 Trả hàng

Sỹ quan, thủy thủ, thợ bơm được phân công trực ca phải:
- Thực hiện theo kế hoạch trả hàng do Đại phó lập ra.
- Trường hợp dỡ nhiều loại hàng: Kiểm tra line up van Manifold, van discharge hầm hàng (đảm
bảo các van được mở thông suốt) theo kế hoạch làm hàng của Đại phó.
- Trường hợp dỡ một loại hàng: Kiểm tra line up van, van common line, van discharge hầm hàng
(đảm bảo các van được mở thông suốt chỉ còn 1 van control theo kế hoạch dỡ hàng của Đại phó).
- Thông báo kho, tàu sẵn sàng dỡ hàng, sau khi nhận được xác báo của kho sẵn sàng nhận hàng từ
tàu thì tiến hành dỡ hàng.
- Trước khi khởi động bơm, van discharge phải ở vị trí mở, khi bơm đã khởi động thì từ từ chỉnh
đến áp lực khi đồng hồ áp lực ngang bằng với áp lực trước đầu manifold thì ta tiến hành mở van
đầu manifold và tăng dần áp lực bơm tránh trường hợp áp lực bồn cao hơn dội ngược làm tràn
hàng. Kiểm soát mức hàng trong két liên tục để tránh hiện tượng tràn hàng. Kiểm tra manifold
và đường ống đảm bảo không thấy dấu hiệu rò rỉ thì tiếp tục tăng áp lực đến mức thỏa thuận.
Quan sát kỹ toàn bộ đường ống, van, đặc biệt các khớp nối, đầu ống, sớm phát hiện rò rỉ hàng,
kịp thời xử lý.
- Có mặt tại vị trí phân công, không được rời vị trí làm việc.
- Kiểm tra van ống và tốc độ trả hàng theo đúng kế hoạch.
- Kiểm tra dây buộc tàu, điều chỉnh dây căng đều để tàu áp sát cầu.
- Kiểm tra cầu thang an toàn nối bờ và tàu.
- Kiểm tra an toàn, phòng cháy, cấm hút thuốc, cấm tác nghiệp phát sinh tia lửa.
- Chú ý an toàn trong giai đoạn chuyển hầm, cần thao tác van chính xác.
- SQTC phải tính toán, ghi lại hàng giờ về lượng hàng trả, tốc độ, thời gian dự kiến xong hàng, ổn
định tàu (lực uốn, lực cắt), áp lực manifold, áp suất hầm hàng, nhiệt độ hầm hàng.
- Thực hiện bàn giao/nhận ca khi tàu trong cảng theo DMKT HH-007.
- Thực hiện đầy đủ các checklist: Bảng tính toán số liệu hàng giờ (HH-003), so sánh áp suất hầm
hàng (HH-025), so sánh nhiệt độ hầm hàng (HH-040), nhật ký làm hàng, Ship-shore safety
checklist (HH-001).
- Bơm khô và vét sạch hàng hóa.
- Sau khi xong hàng, Đại phó làm việc với kho cảng, giám định lập biên bản giám định tại tàu,
chứng nhận khô sạch, quyết toán hàng hóa, Sỹ quan trực ca và thủy thủ hỗ trợ giám định, kiểm
tra hầm.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 38/70

- Thuyền trưởng xem xét toàn bộ, chứng từ hàng hóa, giải quyết tranh chấp nếu có, ký các biên
bản giao hàng (hoặc ủy quyền cho Đại phó), kiểm tra an toàn tàu, chuẩn bị rời cầu.
❖ Những vấn đề SQTC cần lưu ý:
- Sau khi chạy bơm để dỡ hàng hoặc mỗi lần tăng tốc độ bơm của bất kỳ hầm nào, Sỹ quan cần
yêu cầu thủy thủ kiểm tra đầu manifold đã có hàng lên chưa hay leaking hàng trên đường ống
công nghệ, mặt bích nối, mặt bơm, các khớp nối, đường ống thủy lực,..
- Thường xuyên theo dõi độ vơi hàng của từng két khi trả cùng lúc nhiều két nhằm đảm bảo hàng
lên đều không bị hiện tượng trào ngược hàng từ hầm này sang hầm khác để tránh tràn hàng.
- Thường xuyên kiểm tra áp lực manifold đề phòng van của kho hỏng hoặc đóng.
- Thường xuyên kiểm soát tốc độ bơm hàng, áp suất theo thỏa thuận.
- Đảm bảo tàu trong tình trạng cân bằng.
- Tàu không được dịch chuyển tiến lùi trong suốt quá trình trả hàng.
- Đảm bảo áp suất và nhiệt độ hầm hàng trong ngưỡng an toàn cho phép.
- Duy trì thông tin liên lạc giữa CCR và Manifold, giữa tàu và kho theo thỏa thuận trong DMKT-
HH-001.
- Hiểu rõ đầy đủ các thông tin trong DMKT HH-001, thực hiện đầy đủ các re-check.
- Nắm bắt tình trạng tàu và diễn biến quá trình làm hàng theo kế hoạch trả hàng.
- Không ngần ngại gọi Đại phó khi có bất cứ nghi ngờ nào hay vấn đề khó giải quyết.
- Tàu AULAC SIRIUS có 4 vị trí EMERGENCY STOP hệ thống thủy lực power pack cho bơm
hàng( 2 nút ở 2 bên trái phải manifold, 1 nút trong CCR và 1 nút trong ECR).
❖ SQTC làm hàng thực hiện hoàn thành các giấy tờ sau:
- HH-001: Danh mục kiểm tra an toàn tàu bờ.
- HH-003: Bảng tính số liệu hàng giờ.
- HH-007: Danh mục kiểm tra khi thay ca trong cảng.
- HH-011: Tình trạng tàu đến, đi.
- HH-016: Kế hoạch nhận, trả hàng.
- HH-020: Nhật ký vào buồng bơm (nếu tàu có buồng bơm).
- HH-025: So sánh nhiệt độ hầm hàng.
- HH-040: So sánh áp suất hầm hàng.
- Nhật ký làm hàng.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 39/70

2. Các thiết bị đo

- Trên tàu AULAC SIRIUS trang bị 04 thước UTI của hãng ENRAF TANK SYSTEM. Trong đó
3 cái dùng để đo hàng hóa và 1 cái dùng để lấy mẫu. Các thước này phải được kiểm tra và bảo
dưỡng định kỳ và được cấp giấy chứng nhận trong thời hạn 1 năm.
- Trên tàu có hai loại thiết bị đo khí gồm: Thiết bị dò khí cố định và thiết bị đo khí bằng tay.
• Thiết bị dò khí cố định gồm hệ thống HYDROCARBON GAS SYSTEM và FIX GAS
SAMPLING SYSTEM:
-HYDROCARBON GAS SYSTEM: gồm các đầu cảm biến đặt ở các vị trí: POOP.DECK(P)
ACC.ENT; POOP.DECK(S) ACC.ENT; E/R FLOOR FWD/CENTER; GALLEY; UPPER
DECK/CHANGE ROOM.
Hệ thống sẽ dựa vào cảm biến để đo nồng độ khí cháy HC vượt quá giới hạn cài đặt sẽ báo
động lên CCR và buồng lái.
-FIX GAS SAMPLING SYSTEM: gồm các đầu hút đo nồng độ khí độc tại các vị trí:
W.B.T 1-> W.B.T 7 và 2 bên cửa ra vào tầng POOP DECK và nếu vượt ngưỡng báo động sẽ
hiện thị ở monitor trong CCR
• Thiết bị đo khí di động bằng tay gồm các loại sau: Các thiết bị này được sử dụng để đo nồng
độ của các loại khí như: CO, H2S, O2 và HC.
o Personal gas dectectors RIKEN KEIKI-GX-2009: 08 Pcs.
o Portable multi gas meter RIKEN KEIKI GX-8000: 02 Pcs.

3. Trang thiết bị chống tràn dầu (SOPEP STORE)

- Mút thấm dầu – Oil absorbent mat: 200 Sheets.


- Mùn cưa – Sawdust: 200 Kgs.
- Giẻ lau – Rags: 100 Kgs.
- Gầu – Plastic Bailer: 10 Pcs.
- Hóa chất – Oil spill dispersant: 200 Ltrs.
- Xẻng nhựa – Plastic shovel: 3 Pcs.
- Xô nhựa – Plastic Bucket: 20 Ltrs x 10 Pcs.
- Nút lỗ lù cao su – Expantion rubber scupper: 10 Pcs.
- Găng tay chống dầu – Oil resistant gloves: 3 Pairs.
- Ủng cao su – Rubber boot: 5 Pairs.
- Bơm gió – Portable Air Pump: 3 Pcs.
- Cây gạt nước – rubber squeegees: 10 Pcs.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 40/70

- Túi ni-lông – Plastic bags: 100 Pcs.


- Bộ đồ chống hóa chất – Protective clothes: 3 Bộ.
- Thùng phuy – Drum: 10 Drums.
- Bơm phụt- Ejector with hose: 01 Set.
- Bộ BA-Breathing Apparatus: 03 set
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 41/70

V. HÀNH HẢI

1. Đặc tính điều động của tàu

1.1 Máy lái

STEERING

Number of Propellers: 01 Direction of Turn: Right Propeller Arrangement: Stern

Supply from emergency generator: STEERING MOTOR No1 SYSTEM

Time from Hard-Over to Hard-Over: Rudder Angle for Neutral Effects: 00


- with one power unit: 25 sec Steering Characteristics:
- with two power units: 16 sec - Rudder: 01; Type: Fix propeller; Max. Angle: 350

1.2 Máy chính

MAIN ENGINE

Max power: 5920 kW Max Power: 8080 HP


Type: B&W 8S35MC- MK7
RPM/ Pitch Loaded Speed (kts) Ballast Speed (kts)

Full Sea Speed: 142 12.5 13.5

Full Ahead: 140 12.0 12.5

Half Ahead: 90 8.0 9.0

Slow Ahead: 70 5.0 6.0

Dead Slow Ahead: 62 3.5 4.0

Dead Slow Astern: -62

Slow Astern: -70

Half Astern: -90

Full Astern: -140 Astern power: 70 % ahead power

Maximum Number of Time from Full Ahead to Full


Engine Critical RPM: 47-59
Consecutive Engine Starts: 20 Astern: 337 sec
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 42/70

1.3 Chân vịt mũi

Bow thruster: 747.19 kW/1002 Hp


- Chân vịt mũi hoạt động khi được cấp nguồn power pack, công tắc nguồn quạt thông gió kho mũi
phải ở chế độ normal và hoạt động trước khi khởi động chân vịt mũi.
- Có 3 vị trí điều khiển chân vịt mũi: trong buồng lái; cánh gà mạn trái; cánh gà mạn phải, khi sử
dụng vị trí nào thì ấn mở nguồn điều khiển tại vị trí đó.

2. Quy trình và trang thiết bị hành hải

2.1 Quy trình hành hải

- Sỹ quan phải nhận ca ít nhất 15 phút trước khi ca trực bắt đầu. SQTC không được bàn giao nếu
thấy rằng Sỹ quan nhận bàn giao ca không có đủ khả năng (kể cả đau ốm, say rượu, say thuốc
hoặc suy nhược) để đảm đương ca trực của mình một cách hữu hiệu. Nếu có nghi ngờ, phải xin
ý kiến Thuyền trưởng.

- Sỹ quan giao ca phải cho Sỹ quan nhận ca biết:

• Tất cả các tàu trong tầm quan sát.

• Bất kỳ mũi đất đáng chú ý nào hoặc những đèn nhìn thấy được.

• Các thông tin cần thiết khác.

- Nếu đang điều động tàu vào thời điểm bàn giao, thì việc giao nhận ca phải được thực hiện sau
khi hoàn tất việc điều động đó.

- Ngay khi lên buồng lái, Sỹ quan nhận ca phải thực hiện các công việc sau:

• Đọc và ký “Sổ Lệnh Buồng Lái” hoặc bất cứ hướng dẫn nào liên quan đến hành hải của tàu.

• Kiểm tra hướng đi trên hải đồ và xác định vị trí tàu.

• Những ảnh hưởng có thể của nghiêng, chúi, tỷ trọng nước và lượng chìm thêm khi tàu chạy
(squat) ảnh hưởng đến khoảng không dưới ki tàu (UKC).

• Tình huống và các nguy cơ có thể gặp trong suốt ca trực.

• Kiểm tra chuyển động các tàu xung quanh một cách cẩn thận.

• Kiểm tra thủy triều, dòng chảy, thời tiết, tình trạng tầm nhìn hiện tại và dự đoán ảnh hưởng
của chúng đối với hướng và tốc độ tàu.

• Tự làm quen với những mũi đất hoặc các đèn trong tầm nhìn hoặc sẽ được nhìn thấy trong ca
trực; kiểm tra “Danh mục đèn” (List of Light).
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 43/70

• Đảm bảo các thành viên của ca trực mình hoàn toàn đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ trực ca.

• Tình trạng hoạt động của tất cả trang thiết bị an toàn và hàng hải.

• Đọc các bản tin thời tiết.

- Sỹ quan nhận ca có thể nhận bàn giao khi đã đảm bảo rằng tàu ở trạng thái an toàn. Nếu Sỹ quan
nhận ca không cảm thấy thỏa mãn, phải thông báo ngay cho Thuyền trưởng. Khi nhận bàn giao
Sỹ quan nhận ca phải ổn định hướng tàu và kiểm tra sai số la bàn.

- Sau khi bàn giao xong, nếu thời tiết cho phép thì Sỹ quan giao ca phải thực hiện kiểm tra xung
quanh trên boong và trong khu vực ở để đảm bảo mọi thứ trong tình trạng tốt và thông báo lên
buồng lái.

- Thực hiện ghi chép “DMKT-BL-001-Bàn giao trực ca buồng lái”

- SQTC phải luôn tuân thủ đầy đủ Bộ luật quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển (COLREGS)
và các quy định liên quan của công ước STCW. SQTC không được do dự khi đưa ra các hành
động theo yêu cầu của bộ luật giao thông đường thủy nhằm ngăn chặn các mối nguy hiểm đối
với tàu, hoặc cho mục đích cứu người.

- Điều đặc biệt quan trọng là SQTC phải đảm bảo việc cảnh giới hiệu quả luôn được duy trì trên
biển.

- SQTC, trong tình huống nguy cấp, được quyền chuyển hướng và thay đổi tốc độ để tránh một
nguy hiểm trước mắt và giảm tốc độ trong tầm nhìn xa hạn chế đồng thời thông báo cho Thuyền
trưởng biết hành động đó. Trong điều kiện thường, SQTC nếu muốn thay đổi hướng đi và tốc độ
thì phải được phép của Thuyền trưởng.

- SQTC phải đảm bảo rằng các đèn hành trình được bật và kiểm tra vào lúc mặt trời lặn và tắt vào
lúc mặt trời mọc. SQTC cũng phải đảm bảo rằng đèn và dấu hiệu được trưng ra là đúng, đặc biệt
khi tầm nhìn xa hạn chế.

- SQTC không được do dự sử dụng thiết bị phát tín hiệu âm thanh trong việc xử trí của mình và
phải phù hợp với COLREGS.

- Khi tàu hành trình trong sương mù, tuyết rơi, mưa bão lớn hoặc trong bất cứ điều kiện tương tự
nào gây nên tình trạng tầm nhìn xa hạn chế, phải giảm tốc độ tàu và phát tín hiệu âm thanh bằng
còi theo điều 35 của COLREGS có tính đến điều kiện và hoàn cảnh thực tế. Bất cứ hành động
tránh va nào được thực hiện theo COLREGS phải được thực thi trong thời gian đủ lớn để tàu
khác không cảm thấy nghi ngờ.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 44/70

- SQTC chịu trách nhiệm cho việc duy trì liên tục việc cảnh giới trong một ca trực. Điều này được
xem là rất quan trọng trong việc phòng tránh tai nạn. Việc duy trì một sự cảnh giới hiệu quả được
giải thích rõ ràng, đầy đủ và bao gồm những điều sau:

• Việc cảnh giới bằng mắt thường và tai nghe nhằm đảm bảo nắm bắt đầy đủ tình hình hiện tại
bao gồm cả sự hiện diện của tàu khác và các mục tiêu bờ trong vùng lân cận.

• Theo dõi chặt chẽ chuyển động và phương vị của các tàu đang đến gần.

• Nhận dạng các đèn tàu và bờ.

• Sự cần thiết để đảm bảo rằng hướng đi được giữ chính xác và các lệnh lái được thực hiện
đúng.

• Quan sát radar và máy đo sâu.

• Quan sát những thay đổi về thời tiết, đặc biệt là tầm nhìn xa. Trong những lúc trời tối, thời
tiết xấu, khi hành trình qua các khu vực có mật độ giao thông cao và khi có mối nguy hiểm
đến gần, thì những điểm bổ sung sau phải được tuân thủ với các yêu cầu theo quy định và thực
hành hiệu quả nghiệp vụ hàng hải.

• Không được làm công việc giấy tờ, tu chỉnh hải đồ v.v...

• Hạn chế tối thiểu tần suất vào buồng hải đồ.

• Xác định vị trí tàu thường xuyên và đều đặn.

• Để tránh buồn ngủ, SQTC không được ngồi ghế khi đi ca.

• Không được phép vắng mặt trong khi cảnh giới trên buồng lái. Nếu thật sự cần thiết, như đi
vệ sinh chẳng hạn, nên với thời gian tối thiểu.

- SQTC không làm bất cứ việc gì khác ngoài việc duy trì trực ca hàng hải trên buồng lái trong suốt
ca trực. Điều trên đặc biệt đúng trong những lúc trời tối, ở các vùng nước ven bờ, các khu vực
có mật độ giao thông cao và trong tầm nhìn xa kém.

- Trong thời tiết tốt, SQTC phải thường xuyên đo chính xác phương vị các tàu đang tiến đến gần
để kịp thời phát hiện nguy cơ va chạm. Thỉnh thoảng những nguy cơ như vậy có thể tồn tại thậm
chí khi có một sự thay đổi phương vị lớn rõ ràng, đặc biệt là khi tiếp cận một con tàu rất lớn, một
đoàn tàu lai hoặc khi tiếp cận một con tàu ở khoảng cách gần. SQTC cũng phải có hành động dứt
khoát và kịp thời phù hợp với các quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển và sau đó kiểm tra rằng
những hành động như vậy nhận được kết quả mong muốn.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 45/70

- Trong những khu vực có mật độ giao thông cao, vùng nước ven bờ và trong tầm nhìn xa kém thì
nên tăng cường thêm một người cảnh giới và phải được ghi vào nhật ký.

2.2 Chuẩn bị buồng lái trước khi tàu đi biển và đến cảng

- Hải đồ cũng như tuyến hành trình cho chuyến đi đã sẵn sàng.

- Tiến hành kiểm tra sự hoạt động của các trang thiết bị hàng hải như: Radar, GPS, máy đo sâu,
máy đo tốc độ, VHF, AIS, la bàn con quay, la bàn từ,…

- Kiểm tra hệ thống đèn tín hiệu, đèn hành trình và cờ hiệu, cờ quốc gia.

- Thông báo cho buồng máy để chuẩn bị máy chính sẵn sàng điều động.

- Hệ thống báo động bằng còi.

- Lệnh cho Bosun và thủy thủ chuẩn bị cầu thang hoa tiêu phù hợp với yêu cầu của hoa tiêu.

- Tiến hành thử hệ thống máy lái ở các chế độ khác nhau cho từng hệ thống lái.

- Tiến hành thử tay chuông truyền lệnh và liên lạc với buồng máy.

- Khi máy chính sẵn sàng, Thuyền trưởng lên buồng lái, cho người kiểm tra xem ở phía sau lái có
phương tiện hay vật cản gì không khi đó tiến hành thử máy chính tới và lùi.

- Ghi chép vào các nhật ký trên buồng lái.

❖ Các danh mục kiểm tra cần phải hoàn thành trước khi tàu đi biển:

- DMKT-BL-010: Chuẩn bị trước khi đi biển.

- DMKT-BL-006: Phiếu hoa tiêu.

- DMKT-BL-007: Trao đổi thông tin giữa hoa tiêu và Thuyền trưởng.

- DMKT-BL-008: Hoa tiêu lên và rời tàu.

❖ Các danh mục kiểm tra cần phải hoàn thành trước khi tàu đến cảng:

- DMKT-BL-009: Chuẩn bị trước khi tàu đến cảng.

- DMKT-BL-011: Chuẩn bị neo (Nếu kế hoạch cập cầu chưa có).

- DMKT-BL-006: Phiếu hoa tiêu.

- DMKT-BL-007: Trao đổi thông tin giữa hoa tiêu và Thuyền trưởng.
- DMKT-BL-008: Hoa tiêu lên và rời tàu.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 46/70

2.3 Quy định về cấp độ trực ca

a. Trên biển, tầm nhìn xa tốt


1. Sỹ quan trực ca
2. Thủy thủ cảnh giới
b. Trên biển, tầm nhìn xa hạn chế
1. Thuyền trưởng
2. Sỹ quan trực ca
3. Thủy thủ cảnh giới
(Ghi chú: Nếu cần thiết, có thể tăng cường thêm một thủy thủ lái)
c. Tàu ra/vào cảng hoặc trong vùng nước có mật độ tàu thuyền cao.
1. Thuyền trưởng
2. Sỹ quan trực ca
3. Thủy thủ lái
(Ghi chú: Nếu cần thiết, có thể tăng cường thêm một thủy thủ cảnh giới)
d. Vùng nước hoa tiêu:
1. Thuyền trưởng
2. Hoa tiêu
3. Sỹ quan trực ca
4. Thủy thủ lái
(Ghi chú: Nếu cần thiết, có thể tăng cường thêm một thủy thủ cảnh giới)
e. Khi đi qua khu vực có nguy cơ cao
1. Sỹ quan trực ca
2. Thủy thủ cảnh giới trên buồng lái
3. Cảnh giới sau lái
(Ghi chú: Nếu cần thiết, có thể tăng thêm một người cảnh giới)
f. Khi tàu neo chuyển tải tàu – tàu
Thuyền trưởng phải xem xét đến khoảng thời gian làm hàng dự kiến nhằm đảm bảo rằng ca
trực an toàn và không mệt mỏi có thể được duy trì xuyên suốt.
❖ Lưu ý:
- Thực tập và các chức danh không có các chứng chỉ phù hợp khác thì không được xem là thành
viên của tổ lái.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 47/70

- Thành phần tổ lái phải được củng cố bằng cách tăng cường thêm một Sỹ quan hàng hải / người
cảnh giới trong các trường hợp như khi tàu trong vùng nước hoa tiêu / đang chạy qua các vùng
nước hạn chế trong tầm nhìn xa bị hạn chế v.v…
- Theo hướng dẫn trên, “Vùng nước không hạn chế” được định nghĩa như sau:
• Tàu phải ở bên ngoài thềm lục địa.
• Tàu phải ở cách bờ gần nhất trên 50 hải lý.
- Những vùng biển sau không được xem là “vùng nước không hạn chế” bất chấp định nghĩa trên:
• Địa Trung Hải (Mediterranean Sea).
• Biển đỏ (Red Sea).
• Biển Đen (Black Sea).
• Biển Bắc (North Sea).
• Biển Baltic (Baltic Sea).
• Eo Đài Loan (Taiwan Strait).
• Tuyến đường thông thường từ Singapore đi Nhật Bản.

2.4 Quy trình thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc trên tàu bao gồm:


❖ Hệ thống thông tin liên lạc nội bộ:
1. VHF (buồng lái-CCR)
2. Walkies-talkies
3. Điện thoại công cộng
4. Loa công cộng
5. Điện thoại sự cố: (Buồng lái với buồng máy hay buồng máy lái)
❖ Hệ thống thông tin liên lạc với bên ngoài:
1. Inmarsat –C
2. VHF DSC
3. MF/HF Radio
4. Mini-VSAT
- Một máy VHF phải luôn trong chế độ hoạt động trên kênh 16 cho dù tàu chạy biển hay neo. Nếu
được yêu cầu phải duy trì chế độ trực canh đôi trên một kênh khác.
- SQTC phải nhận biết được tầm quan trọng của việc sử dụng VHF sớm để tránh “tình huống tiếp
cận quá gần” tiềm ẩn với tàu khác.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 48/70

- Khi hành trình trong những khu vực có mật độ giao thông thấp, để đảm an toàn, những thông tin
trao đổi với tàu khác, vị trí và thời gian thực hiện liên lạc được ghi vào Nhật ký GMDSS:
• Tên tàu, quốc tịch và hô hiệu.
• Cảng trước, loại hàng trên tàu và cảng đích.
• Tốc độ và thời gian dự kiến đến (ETA) cảng đích.
- Thuyền trưởng phải đảm bảo rằng VHF không được dùng cho mục đích liên lạc cá nhân khi tàu
hành trình trong những khu vực có mật độ giao thông cao, vùng nước hoa tiêu, vùng nước hạn
chế và trong tầm nhìn xa kém.
- Không được dùng VHF cho mục đích tán gẫu hoặc trò chuyện vô ích.
- Trong tình huống khẩn cấp Thuyền phó 2 là người trợ giúp Thuyền trưởng thông tin liên lạc qua
thiết bị: VHF, MF/HF, MINI-VSAT.
- Khi tàu cập cầu nhận/trả hàng thì các thiết bị hàng hải và thông tin liên lạc phải được tắt hoặc
chuyển qua chế độ năng lượng thấp, không phát xung.

2.5 Các loại nhật ký trên buồng lái

- Ship’s Logbook.

- Manoeuving Logbook.

- GPS Logbook.

- Radar Logbook.

- Compass Error Logbook.

- GMDSS Radio Logbook.

- Chronometer Logbook.

- Bow Thruster Logbook.

- Anchor Logbook.

- Steering Gear Logbook.

- BNWAS Logbook.

- Master’s Bridge Order Book.


ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 49/70

2.6 Trang thiết bị trợ giúp hàng hải

No. Equipment Maker Model Serial No. Quantity

1 ECDIS 1 TRANSAS NAVI SAILOR 20292 01 set


4000

ECDIS 2 TRANSAS NAVI SAILOR 20291 01 set


4000

2 Radar/ARPA 1 JRC JMA-9122-6XA LB32827 01 set

Radar/ARPA 2 JRC JMA-9132-SA LB32826 01 set

3 Gyro compass 1 TOKIMEC TG-8000 84041 01 set

Gyro compass 2 RAYTHEON STD-22 110-233


NG002

4 Magnetic compass SH-165A1 N6323 01 set

Spare Magnetic compass TOKIMEC SH-165A1 N6322 01 set


INC

5 GPS 1 JRC JLR-7700MKII KE72171 01 set

GPS 2 JRC JLR-7700MKII KE72170 01 set

6 Echo sounder JRC JFE 680 HD79033 01 set

7 Course recorder TOKIMEC CR-4 8762 01 set

8 Chronometer GERMANY 4289 01 set

9 VDR / SVDR JRC JCY-1800 MB35379 01 set

Binocular 2 BUSHNELL 02 sets


11 Binocular 1 BOSTRON 01 set
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 50/70

12 Day Light Signal DAEYANG DDS-84A 01 set

13 Sextant CHANGZHOU GLH30-40 6082241 01 set

14 Anemometer NINGLU NLT-AM706- A2141106 01 set


SSEN

15 Navigation lights HYUNJIN 01 set

16 Autopilot TOKIMEC PR-6712A-E2- 10892S 01 set


SS2

17 Speed log JRC JLN-205 HD80375 01 set

18 Walkie talkies MOTOROLA GB328 672TR0314 08 sets

ENTEL SUBMERSIBLE KJQQ22982 02 sets


KJQQ23365

19 Barometer GERMANY CASCENS & 01 set


PLATH

20 RPM/Helm indicators HARIANA 3C-200 H-7013 01 set

21 BNWAS AMIMARINE X810-MEU 2603158 01 set

22 BELL 01 set

23 GONG 01 set

24 WHISTLE 02 sets

25 Black Ball Shapes 04 pcs

26 Diamond Shape 02 pcs

27 Cylinder Shape 02 pcs


ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 51/70

2.7 Trang thiết bị GMDSS, thông tin liên lạc

No. Equipment Maker Model Serial No. Quantity


BB 19537
1 AIS JRC JHS-183 01 set

JHS 770 BJ 11878


VHF No1 JRC 01 set

JHS 770 BJ 11877


VHF No2 JRC 01 set

JRC JHS-7 BV73904 01 set


2
VHF Two Way
JRC JHS-7 BV73905 01 set
Radio
JRC JHS-7 BV73906 01 set
GD72997
3 Navtex receiver JRC NCR-333 01 set

MRC MPA-7400EBCD
4 P.A System 701802 01 set

5 Facsimiles JRC JAX-9B 01 set


JRC NQE-3154
6 SSAS 01 set

GR13177
JRC JUE-85 01 set
INM-C
GR13178
7 JRC JUE-85 01 set

JRC NKG-800 1102490 01 set


Printer
JRC NKG-800 1116383 01 set

8 Mini-VSAT 01 set
JSS 296 B573546
9 MF/HF JRC 01 set

Printer JRC 01 set


JOTRON TRON 60 S 23369
10 EPIRB 406 MHz 01 set

BT 32680
SART No1 JRC JQX-30A 01 set
11
BT 32681
SART No2 JRC JQX-30A 01 set
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 52/70

VI. CÁC LOẠI THỰC TẬP, HUẤN LUYỆN TRÊN TÀU

• Vào cuối năm, Thuyền trưởng phải lập lịch thực tập này của tàu cho năm tiếp theo gửi về Công
ty không được trễ hơn ngày 31 tháng 12 của năm hiện tại/ At the end of year, Master makes a
ship’s schedule of drills and training for next year” and sends to Company on no later than
31st Dec of present year.

LỊCH THỰC TẬP NĂM/ DRILL SCHEDULE FOR YEAR-2022

TÊN TÀU/ SHIP'S NAME: AULAC SIRIUS SỐ/ No: 0123/ASR

1 - THỰC TẬP CỨU HỎA/ FIRE DRILL “SOLAS III/19.3.5”


Nội dung thực tập/ Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
areas
Trong hầm hàng
Cháy ở khu vực (Cargo tank)
hầm hàng/ Fire in Trên boong
cargo hold (On Deck)
Buồng bơm
Pump Room
Máy diesel phụ
Mỗi
(Aux Diesel area)
tháng
(tuần tự Khu vực máy chính
diễn tập (M/E area)
Cháy trong buồng cháy tại Khu vực máy phân ly
máy/ Fire in một khu (OFE area)
Engine room vực)/
Nồi hơi phụ
Each
(Aux Boiler)
month
(sequenti Khoang máy lái
al drills at Steering gear room
a fire Xưởng buồng máy
area) (Engine workshop)
Trong phòng GMDSS
Cháy ở khu vực (GMDSS room)
kiến trúc thượng Trong nhà bếp
tầng/ Fire at (Galley)
superstructure Trong phòng ở
(Accommodation area)
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 53/70

2 - THỰC TẬP BỎ TÀU (DIỄN TẬP XUỒNG CỨU SINH) - ABANDONSHIP & BOAT
DRILL -
“SOLAS III/19.3.4” & MSC.1/Circ.1206/Rev.1
Nội dung thực tập/ Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hạ xuồng tới mặt
boong xuồng. Xuồng mạn trái
Khởi động máy Lifeboat port side
Hàng tháng
xuồng/
Monthly
Lowering to boat Xuồng mạn phải
deck. Lifeboat Lifeboat starboard side
engine operation.

Hạ xuồng xuống
nước, và chạy Xuồng mạn trái
Lifeboats Lifeboat port side
launching in the 3 tháng
water & 3 Month
Xuồng mạn phải
manoeuvred in
water by crew Lifeboat starboard side
Huấn luyện cách
vào xuồng, cách
ngồi ghế, dùng
dây đai an toàn,
cũng như hướng
dẫn cách hạ xuồng
xuống nước theo
hướng dẫn của nhà
sản xuất.
Enter lifeboat are Xuồng phóng
Hàng tháng
trained to embark, Free-fall Lifeboat
Monthly
take seats in a
correctly way, use
safety belt, and
also are instructed
on how to act
during launching
into the sea
according to the
manufacture’s
instruction.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 54/70

Hạ xuồng xuống
nước bằng cách:
Phóng xuồng
xuống nước hoặc
hạ bằng cần hạ
xuống nước và
chạy.
Lifeboats 3 tháng
launching in the 3 Month
water by free-fall
launched or by
means of the
secondary means
of launching &
manoeuvred in
water by crew
Hạ xuồng xuống
nước bằng cách:
Phóng xuồng
xuống nước hoặc
hạ bằng mô phỏng.
6 tháng
Lifeboats
6 Month
launching in the
water by free-fall
launched or by
simulated
launching.
Hạ xuồng cấp cứu
xuống nước và
chạy. Rescue
3 tháng Xuồng cấp cứu
boats launching
3 Month Rescue boat
in the water &
manoeuvred in
water by crew
Hạ phao bè bằng Hạ phao bè bằng cần
cần davit 4 tháng Davit
Davit launched 4 Month Lower davit-launched
life-raft liferaft

3 - THỰC TẬP NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DẦU/ OIL POLLUTION PREVENTION DRILL

Nội dung thực tập/ Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Dầu tràn trên boong (thuyết
trình & thực hành)
Oil spill on deck.
(Simulation situation &
Ngăn ngừa ô Hàng practice, discussion)
nhiễm dầu. Tháng Dầu tràn qua mạn (Tình
Oil Pollution Drill Monthly huống giả & thực hành,
thảo luận)
Oil spill overboard
(Simulation situation &
practice, discussion)
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 55/70

4 - THỰC TẬP LÁI SỰ CỐ/ STEERING GEAR FAILURE DRILL “SOLAS V/26.4”

Nội dung thực tập Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
Thời hạn
thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Sự cố máy lái Vận hành máy lái sự cố.
3 Tháng
Steering gear Emergency steering
3 Month
failure gear operation.

5 - THỰC TẬP CỨU NGƯỜI RƠI XUỐNG BIỂN/ MANOVERBOARD DRILL

Nội dung thực tập/ Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
Content Time limit thực tập/ Form/
Drill areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Người rơi xuống Tình huống giả định
biển 3 tháng & thảo luận.
Manoverboard 3 Month Simulation situation
drill & discussion.

6 - THỰC TẬP CỨU NGƯỜI TRÊN BIỂN/ RECOVERY OF PERSONS FROM THE WATER
DRILL

Nội dung thực tập/ Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cứu người trên
Tình huống giả định &
biển
3 tháng thảo luận.
Recovery of
3 Month Simulation situation &
Persons from The
discussion.
Water

7 - THỰC TẬP VÀO VÀ CỨU NGƯỜI TRONG KHOANG KÍN/ ENCLOSED SPACE ENTRY AND
RESCUE DRILLS

Nội dung thực tập/ Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trong hầm hàng
Cứu người bi nạn Rescue in cargo tanks
trong khu vực kín/ Trong buồng bơm
Cứu người bị Rescue in pump room
thương. 2 tháng Trong buồng máy
Rescuce from 2 Month
Rescue in engine room
enclose space
drill/ Serious Trong két ballast &
injury drill. khu vực kín khác/
Rescue in ballast tanks
& other enclose spaces
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 56/70

8 - THỰC TẬP TÌNH HUỐNG MẮC CẠN/ GROUNDING DRILL

Nội dung thực Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
tập/ Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lập kế hoạch ra Tình huống giả định &
khỏi cạn. 3 tháng thảo luận
Plan for out of 3 Month Simulation situation &
grounding. discussion

9 - THỰC TẬP TÌNH HUỐNG ĐÂM VA/ COLLISION DRILL

Nội dung thực Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
tập/ Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lập kế hoạch xử
lý sau khi đâm Tình huống giả định &
va. 3 tháng thảo luận
Plan for 3 Month Simulation situation &
treatment after a discussion
collision.

10 - THỰC TẬP CHỐNG THỦNG/ FLOODING DRILL

Nội dung thực tập/ Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lên kế hoạch
chống thủng Tình huống giả & thảo
6 tháng luận
Planning for
flooding 6 Month Simulation situation &
discussion
prevention.

11 - THỰC TẬP SỰ CỐ MÁY CHÍNH/ MAIN ENGINE FAILURE DRILL

Nội dung thực tập/ Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
Content Time limit thực tập/ Form/
Drill areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tình huống giả định
Sự cố máy chính & thực hành, thảo
3 tháng
Main engine luận
3 Month
failure Simulation situation &
practice, discussion.

12 - THỰC TẬP SỰ CỐ LA BÀN CON QUAY/ GYRO-COMPASS FAILURE DRILL

Nội dung thực tập/ Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Sự cố la bàn con Tình huống giả định &
quay 3 tháng thực hành, thảo luận.
Gyro compass 3 Month Simulation situation &
failure. practice, discussion.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 57/70

13 - THỰC TẬP SỰ CỐ MẤT NGUỒN ĐIỆN/ ELECTRIC POWER FAILURE/BLACK OUT DRILL

Nội dung thực tập/ Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tình huống giả định &
thảo luận - thực hành
Sự cố nguồn điện 3 tháng máy phát điện sự cố.
Black-out drill. 3 Month Simulation situation &
discussion- Emergency
generator operation

14 - THỰC TẬP ĐÓN TRỰC THĂNG/ PICK UP HELICOPTER DRILL

Nội dung thực Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
tập/ Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lên kế hoạch đón
trực thăng khi tàu
gặp sự cố về con
người, trang thiết bị Tình huống giả định&
6tháng thảo luận
Plan for picking up 6 Month Simulation situation &
Helicopter When discussion
ship incidents for
people and
equipment, ..

15 - THỰC TẬP HƯ HỎNG DO THỜI TIẾT XẤU/ HEAVY WEATHER DAMAGE DRILL.

Nội dung thực Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
tập/ Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lên kế hoạch phòng
chống hư hỏng do Tình huống giả định&
thời tiết xấu. 3 tháng thảo luận
Prevention plan for 3 Month Simulation situation &
heavy weather discussion
damage.

16 - THỰC TẬP NỔ HẦM HÀNG/ TANKS EXPLOSION DRILL

Nội dung thực Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
tập/ Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lên kế hoạch
phòng chống nổ Tình huống giả định &
hầm hàng. 3 tháng thảo luận.
Prevention plan 3 Month Simulation situation &
for tanks discussion.
explosion.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 58/70

17 - THỰC TẬP HƯ HỎNG CẤU TRÚC TÀU/ STRUCTURAL FAILURE DRILL.


Nội dung thực Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
tập/ Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lên kế hoạch phòng
chống hư hỏng cấu Tình huống giả định &
trúc tàu. 3 tháng thảo luận
Prevention plan 3 Month Simulation situation &
for structural discussion
failure.

18 - THỰC TẬP RÒ RỈ HƠI GAS/KHÍ ĐỘC/ GAS OR TOXIC VAPOUR RELEASE DRILL

Nội dung thực Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
tập/ Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lên kế hoạch
phòng chống rò Tình huống giả định &
rỉ khí độc. 6 tháng thảo luận.
Prevention plan 6 Month Simulation situation &
for gas or toxic discussion.
vapour release.

19 - THỰC TẬP LAI KÉO KHẨN CẤP/ EMERGENCY TOWING DRILL

Nội dung thực Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
tập/ Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lên kế hoạch
cho lai kéo khẩn Tình huống giả & thảo
cấp. 12 tháng luận
Planning for 12 Month Simulation situation &
emergency discussion
towing drill

20 - THỰC TẬP RỜI CẦU KHẨN CẤP/ EMERGENCY UNBERTHING DRILL

Nội dung thực Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
tập/ Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cháy trong cảng (Tình
Lên kế hoạch cho huống giả, thực hành &
rời cầu khẩn cấp. thảo luận)
Planning for Fire in port (Simulation
emergency situation, practice &
6 tháng discussion)
unberthing drill 6 Month
Cháy trên tàu (Tình huống
giả, thực hành & thảo luận)
Fire onboard (Simulation
situation, practice &
discussion)
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 59/70

21 - THỰC TẬP CHỐNG KHỦNG BỐ/ HẢI TẶC/ ANTI-TERRORIST DRILL/ ANTI-PIRACY DRILL
Nội dung thực Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
tập/ Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Thực tập an ninh 3 tháng Tình huống giả định
tàu/ Security drill 3Month Simulation/Discuss.
on board
Diễn tập an ninh Hàng năm Diễn tập
Exercises Yearly Exercises

22 - DIỄN TẬP PHỐI HỢP ỨNG PHÓ TÀU BỜ TRONG CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
SHIP-SHORE CO-EXERCISE IN RESPONSE TO EMERGENCY SITUATION
Nội dung thực Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
tập/ Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Viết kịch bản và Phối hợp với Đội Ứng
lên kế hoạch diễn phó Khẩn cấp của Công
tập. ty thực hiện theo kịch bản
12 tháng
Preparesimulate được duyệt
12 Month
d scenerio and Cooperate with company
planning for Em’cy Response Team to
exercise conduct written scenario

23 - HUẤN LUYỆN TRONG NHÀ/ IN-HOUSE TRAINING


Nội dung thực tập/ Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
Content Time limit thực tập/ Form/
Drill areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Huấn luyện theo Sau khi xem, giảng giải
Videotel. và kiểm tra sự hiểu biết.
Videotel Movies Explaining & Knowledge
Training Report, after watching.
- Hướng dẫn cập
nhật sử dụng trang
thiết bị an toàn và
thiết yếu, sơ cứu.
Hàng Instruction on use
Tháng of crittical &
safety equipment,
Huấn luyện trong Monthly
first aid
nhà
- Vào và cứu người
In-house training trong khoang kín.
Entry enclosed
space and rescue.
- Sinh tồn trong
nước lạnh.
Surviver in cold
water.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 60/70

24 - CÁC HÌNH THỨC THỰC TẬP BỔ SUNG KHÁC DO THUYỀN TRƯỞNG LẬP KẾ
HOẠCH “NẾU CÓ” / OTHER ADDITIONAL DRILLS PLAN BY MASTER “IF ANY”

Nội dung thực Thời hạn/ Hình thức / vị trí Kế hoạch thực tập/ Drill schedule
tập/ Content Time limit thực tập/ Form/ Drill
areas 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Training Fire fighting equipment &
according to 2 Month system.
SOLAS Life saving appliances
Thực tập & Huấn
Tình huống giả định &
luyện an ninh
thảo luận. Xem Videotel
mạng 3 Month
Simulation situation &
Cyber security
discussion. Videotel
drill & training
Sự cố ECDIS Tình huống giả định &
6 tháng thực hành, thảo luận.
ECDIS failure.
6 Month Simulation situation &
practice, discussion.

Reflecting Learning
6 Month
(Learning From Incident)
SHELL
TRAINING LET-Learning
3 Month
Engagement Tool

Monthly /
Resilience / Let’s Talk
Module

Lưu ý:

Hàng tháng mỗi thuyền viên phải tham gia ít nhất một lần thực tập cứu sinh và một lần thực tập
cứu hỏa.
Every crew member shall participate in at least one abandon ship drill and one fire drill every
month.

Các thực tập cứu sinh và cứu hỏa phải được tiến hành trong vòng 24 giờ sau khi rời cảng nếu có
hơn 25% số thuyền viên chưa được tham gia vào cuộc thực tập trong tháng trước đó.
The fire & boat drill must be conducted within 24 hours of leaving the port if more than 25% of
the crew members have not taken part in the drill in the previous month.

Nếu có bất kỳ nội dung thực tập nào ngoài những nội dung trên, thuyền trưởng có thể thêm vào
lịch diễn tập này.
If there is any drill not available in this drill schedule, that drill can be included to the schedule
by ship’s Master.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 61/70

VII. Y TẾ

- Thuyền phó 3 là người phụ trách y tế, quản lý tủ thuốc và các dụng cụ y tế của tàu.
- Phụ trách y tế như băng bó vết thương, cấp cứu và sơ cấp cứu khi có thuyền viên bị nạn.
- Đọc tài liệu tham khảo về y tế “International medical guide for ship”.
- Đọc hiểu thông tư 32/2017/TT-BYT quy định về tủ thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn
trên tàu biển.
- Quản lý tủ thuốc trên tàu: về số lượng, hạn sử dụng, công dụng của các loại thuốc có trên tàu
theo ASC-06E-01 và thực hiện việc yêu cầu cấp thuốc y tế và dụng cụ theo form file ASC-06E-
02 khi thuốc hết hạn hoặc sử dụng hết.
- Riêng những thuốc hết hạn tuyệt đối không được bỏ đi mà phải được đóng vào thùng với checklist
và đưa lên bờ thanh thải.
- Nắm bắt và hiểu biết về NARCOTIC MEDICINE.

VIII. GIẤY TỜ THỦ TỤC

- Thuyền phó 3 phụ trách các công việc hành chính, giúp Thuyền trưởng chuẩn bị tiến hành thủ
tục tàu xuất/nhập cảng.
- Các loại giấy tờ chính phục vụ việc làm thủ tục xuất/nhập cảng cho tàu gồm có:
• NIL LIST
• BOND’S STORE
• GENERAL DECLARATION
• MARITIME HEALTH
• NARCOTIC MEDICINE LIST
• VACCINATION LIST
• CREW LIST
• CREW’S EFFECTS DECLARATION
• SHIP STORE LIST
• SHIP PARTICULAR
• PORT OF CALL
• PORT CLEARANCE
• SHIP SANITATION
• CÁC LOẠI GIẤY TỜ TÀU, BẰNG CẤP CHỨNG CHỈ CỦA THUYỀN VIÊN.
CHUẨN BỊ CÁC GIẤY TỜ KHÁC THEO YÊU CẦU CỦA CẢNG, CỦA ĐẠI LÝ
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 62/70

IX. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, DUY TRÌ TỐT TRẠNG THÁI VỀ GIẤY TỜ LIÊN QUAN ĐẾN
CHỨC DANH ĐỂ PHỤC VỤ ĐĂNG KIỂM, KIỂM TRA PSC/AN TOÀN CẢNG/VETTING

- Công tác quản lý về giấy tờ liên quan đến chức danh: là một sỹ quan vận hành của tàu thì ngoài
công tác nghiệp vụ hàng hải, công tác khi tàu làm hàng, hiểu được các công việc thực hiện trên
tàu theo quy trình, chính sách của công ty để đảm bảo thực hiện một cách an toàn.
- Sau khi các công việc đã được thực hiện thì phải kiểm soát xem công việc đó đã thực hiện có
đảm bảo an toàn và theo đúng quy trình, chính sách của Công ty hay không.
- Các giấy tờ có liên quan đến các trang thiết bị mà thuộc chức danh phải được kiểm tra và cập
nhật liên tục tránh tình trạng để các giấy tờ bị hết hạn.
- Quản lý và cập nhật liên tục giấy tờ thuyền viên để giám sát chặt chẽ các bằng cấp, chứng chỉ
thuyền viên sắp hết hạn báo cáo cho Thuyền Trưởng.
- Phụ trách hỗ trợ Thuyền Trưởng quản lý các giấy chứng nhận của tàu cũng như các trang thiết
bị, giám sát các giấy tờ sắp hết hạn.
- Đội tàu Aulac được đánh giá Vetting hãng Shell là chủ yếu. Thời gian Vetting của Shell không
quá 6 tháng sẽ đánh giá tàu, các lần kiểm tra đánh giá này rất quan trọng đến hoạt động khai thác
tàu.
- Tham khảo theo VIQ 7,VIQ 2.0 để trau dồi kiến thức, nâng cao nghiệp vụ.

X. TỔNG HỢP CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỦA SHELL

Hiện tại Hãng Shell đang triển khai đồng thời 4 chương trình an toàn trên đội tàu của 500 Công
ty, trong số đó có Công ty Cổ phần Âu lạc:

1. CEO VISIT:

CEO thăm tàu với tần suất 1 quý 1 lần/ tàu. Khi thăm tàu, CEO mang/ mặc đầy đủ và đúng trang
bị bảo hộ lao động cá nhân; Đi thăm các khu vực trên tàu; Dừng lại trao đổi xem xét, chia sẻ với
các hoạt động của các bộ phận trên tàu. Tiếp nhận các ý kiến, tổng hợp các ý kiến đó trên đội
tàu, soát xét và cải tiến hệ thống QLAT.

2. REFLECTIVE LEARNING:

- Đây là một phương pháp học. Định nghĩa đơn giản: ‘Reflective learning is learning from each
other’.
- Nhằm ghi vào trí nhớ việc tuân thủ quy trình.
- Tập trung vào việc thay đổi hành vi cá nhân.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 63/70

- Mỗi 6 tháng 1 lần, Shell mô phỏng 1 tai nạn cụ thể và dùng phương pháp RL để huấn luyện. Một
chủ đề cụ thể đó gọi là ‘LEARNING FROM INCIDENT’ (LFI).
- Trong LFI có khái niệm BARRIER. Cần hiểu rõ khái niệm: “What is a barrier?”, và cho được
ví dụ.
- Một LFI có cấu trúc:
• VIDEO 1: Giới thiệu một số hoạt động, một số tai nạn liên quan đến chủ đề; Những chuyện
xảy ra trước khi bị tai nạn.
• Thảo luận với 2-3 câu hỏi cho sẵn. Trong đó thường có câu: ‘Chuyện gì xảy ra tiếp theo’. Tất
cả thành viên tham gia buổi thảo luận đều phát biểu.
• VIDEO 2: Chuyện gì xảy ra trong suốt tai nạn, hậu quả.
• Thảo luận thường với 3 câu hỏi cho sẵn. Thường là Barriers nào trên tàu ngăn chặn tai nạn
xảy ra? Những điều gì làm cho các Barriers không hiệu quả/ hiệu quả?
• VIDEO 3: Phân tích các Barriers link với cả đoạn phim.
• Thảo luận
• Mỗi người viết ra một vài ‘cam kết hành động cá nhân’, mức độ tùy theo chức trách, nhiệm
vụ từng chức danh.
- Chương trình này triển khai từ đầu 2015, đến nay được 9 LFI:
2015 (1st): Mooring
(2nd): Is it Equipment that really fails?
2016 (1st): It will never happen to me!
(2nd): I keep my barrier strong
2017 (1st): Collective Normalization
(2nd): Removing the Hazards.
2018 (1st): Weak Signal
2019 (1st): People make mistakes
(2nd): Personal Transfer (official video not coming out yet)

3. LEARNING ENGAGEMENT TOOL (LET)

- Để tăng sự hiểu biết, nhận thức, và lưu giữ được thông điệp.
- Được thiết kế giống như một cuốn lịch bàn, một mặt hình và một mặt note.
- Một quý 1 lần.
- Khi triển khai, mặt hình quay về nhóm khoảng 10 người tham gia, mặt note quay về người chủ
trì cuộc thảo luận.
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 64/70

- Mặt note có sẵn các câu hỏi thảo luận, có các vấn đề chính, các tiến trình,…Anh em thảo luận,
cố gắng hiểu và ghi nhớ ‘KEY MESSAGE’.
- Lưu ý trong cấu trúc của các LET, hình cuối cùng là gì? Thông điệp chính thường là ‘We all
want to get home safely’.
- LET có từ quý 2 năm 2015, cho đến nay có 25 chủ đề:
2015 (2nd quarter): Mooring
(3rd quarter): Confined Spaces
(4th quarter): Machinery Space Fires
2016 (1st quarter): Falling into the Water
(2nd quarter): Lifting and Hoisting
(3rd quarter): Personal Injury
(4th quarter): Slips, Trips and Falls
2017 (1st quarter): Engine Failure
(2nd quarter): Lifeboat Operations

(3rd quarter): H2S Exposure

(4th quarter): STS Operations


2018 (1st quarter): COLREG 72 & Mooring Operations Version 2
(2nd quarter): Navigation
(3rd quarter): Prevention of MOB event & Personnel Transfer
2019 (1st quarter): Confined Space Entry version 2
(2nd quarter): Cargo Operations
(3rd quarter): Invisible Hazards
2020 (1st quarter): Dry Docking
(2nd quarter): Seafarer Wellbeing
Personal Safety
(3rd quarter): Human Performance
2021 (1st quarter): Human Performance 2
(2nd quarter): Hazzard and Risk
(3rd quarter): Are We In Control?
(4th quarter): Bad Weather

4. RESILIENCE

- Chương trình triển khai từ 2016


ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 65/70

- Resilience tạm dịch là sự kiên cường. Được hiểu là khả năng thích ứng, thích nghi với nghịch
cảnh. Đây là một kỹ năng có thể rèn luyện được.
- Chương trình từ 2016 gồm 5 modules, mỗi tháng tổ chức thảo luận 1 module, module nào trước
cũng được chỉ có lần đầu tiên nên thảo luận module 1 (What is resilience?). Nếu thuyền viên thảo
luận được vài modules rồi hết date về bờ thì xuống tàu khác mình làm tiếp.
- 5 modules triển khai từ đầu năm 2016 đến tháng 8 năm 2017 là:
• What is Resilience?
• Change is a Part of Living
• Looking at Situations in a Different Way
• Take Care of Yourself
• Take Decisive Action
- 3 modules thêm từ tháng 8 năm 2017 là:
• Dealing with a Crisis
• Maintaining a Hopeful Outlook
• Making Connections
- 3 modules thêm từ tháng 2 năm 2018 là:
• Connecting to home
• Gratitude
• Positive Connections
CARE FOR PEOPLE: bao gồm 04 modules:
• We have all a state of mental health
• Support Structure
• ALL ACT- Support Others
• Promoting Positive mental health and reducing stigma
Các câu hỏi ví dụ CEO/ Shell/ bên thứ 3 sẽ phỏng vấn Thuyền viên:

1. CEO Visit:
o Ngày Lãnh đạo công ty thăm tàu gần nhất?
o Thành phần thăm tàu gồm những ai?

2. LET:
o Chủ đề LET vừa được thảo luận là gì?
o Khi triển khai LET thì mặt in hình trên Flipbook được quay về hướng nào?
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 66/70

o “Key message” của một số nội dung đã thảo luận là gì?


o Người chủ trì cuộc thảo luận đã hỏi những câu hỏi gì?
o Chủ đề LET nào mà bạn thích nhất?
o Hình cuối của các LET thường nói về điều gì? Key message cuối thường là gì?

3. Reflective Learning:
o Tên chủ đề Reflective Learning mới nhất là gì? Nội dung nói về vấn đề gì?
o Đoạn phim thứ 3 trong Reflective Learning thường nói gì?
o Bạn rút ra được những kinh nghiệm gì từ Reflective Learning vừa được thảo luận?
o Đường link để tải các chương trình của SHELL:
http://hsse.shell.com/business/maritime-hsse-site.html
ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 67/70

XI. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC (các đề xuất)

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý ban lãnh đạo Công ty đã tin tưởng, tạo điều kiện cho tôi thực tập trên
tàu AULAC SIRIUS, đồng thời xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thuyền trưởng, Đại Phó, Sỹ quan,
Thủy thủ trưởng, anh em thủy thủ và toàn bộ thuyền viên trên tàu AULAC SIRIUS đã nhiệt tình chỉ
bảo, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập tại tàu. Trong thời gian đảm nhiệm
chức danh thực tập mặc dù đã cố gắng tìm hiểu các công việc trên tàu và trình bày trong báo cáo,
nhưng không tránh khỏi thiếu sót, kính mong Thuyền Trưởng, Đại phó và Sỹ quan Boong trên tàu
AULAC SIRIUS, cùng Quý Công ty xem xét, góp ý, chỉ dẫn thêm để bài báo cáo này được hoàn
thiện hơn, cũng như để tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu, trao dồi kiến thức nghiệp vụ, đảm
nhiệm tốt nhiệm vụ được giao và hoàn thiện bản thân hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
Thực tập Thuyền phó 3

PHẠM HỮU NGỌC

XII. NHẬN XÉT CỦA SỸ QUAN HƯỚNG DẪN

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………

Đại phó

TRẦN VĂN NGHĨA


ASC-04F-09
BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA SỸ QUAN BOONG Revision: 01
Date: 28/4/2020
DECK OFFICER’S TRAINING REPORT Page: 68/70

XIII. NHẬN XÉT CỦA THUYỀN TRƯỞNG

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………

Thuyền trưởng

NGUYỄN VĂN HỌC

XIV. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………
Chữ ký của hội đồng tuyển dụng

You might also like