You are on page 1of 6

[3P-1] Khảo sát nhu cầu giải quyết vấn đề

Tên lớp: A42 Số thứ tự nhóm: ___3______ Họ và tên: _____Đặng Nguyễn


Bảo Trân _____

Phiếu này dùng để khảo sát nhu cầu giải quyết vấn đề thuộc đề tài nhóm của các bên liên quan.

Đề tài nhóm Sinh viên chưa biết cách chi tiêu hợp lý ở thành phố
Hồ Chí Minh

Minh họa: Sử dụng số liệu, bảng, biểu đồ hoặc hình ảnh để thể hiện kết quả tìm kiếm của bạn. Nêu tên từng
hình ảnh, biểu đồ được sử dụng.

Đối tượng của cuộc khảo sát: Sinh viên đại học

- Phần lớn là sinh viên năm nhất vì năm nhất chưa có kinh nghiệm và việc

làm, chưa có thu nhập riêng, còn phụ thuộc nên tiêu dùng hoang phí.
- Các sinh viên vẫn đang gặp tình trạng chi tiêu chưa hợp lí (chiếm đến
76%)

- Vẫn có những sinh viên biết cách chi tiêu hợp lý và sử dụng tiền, tiết kiệm
đúng cách và hiệu quả (với 24% còn lại)

Sinh viên chi tiêu cho những gì?

- Đa phần sinh viên chi tiêu cho việc học tập như mua tài liệu tham khảo,
đóng tiền học phí, đóng tiền học thêm, các chi phí học hành…(84,6%)
- Theo khảo sát, phần chung đều cho rằng “Sinh viên chi tiêu chưa hợp lý” là
1 vấn đề rất quan trọng vào cần được giải quyết trong tương lai gần.
- Vẫn còn số ít người thấy đây là 1 vấn đề không mấy quan trọng hoặc không

quan tâm.

- Các bạn sinh viên đã/đang thử nhiều cách với các mức hiệu quả và kết quả
khác nhau. Nhiều người vẫn chưa tìm được phương pháp hữu ích và hợp lí
để bảo vệ túi tiền.

Tính hiệu quả của giải pháp

Phân tích các dữ liệu thu được từ điều tra, khảo sát. Kết luận về nhu cầu giải quyết vấn đề từ các bên liên quan:
Các bên liên quan có mong muốn vấn đề được giải quyết hay không? Ở mức độ nào?

- Phương thức khảo sát: Google Form, khảo sát hơn 26 người
- Đối tượng, các bên liên quan: Sinh viên đại học
- Tổng cộng có 6 biểu đồ biểu thị cho từng câu hỏi
- Xác định đối tượng đang là sinh viên năm mấy (thông tin)
- Đối tượng đang được khảo sát có gặp phải vấn đề đang nhắc đến không?
- Trình trạng chi tiêu thông dụng trong 1 tháng cả các sinh viên đại học
- Tìm hiểu xem vấn đề này có quan trọng không?
- Sinh viên có mong muốn được giải quyết vấn đề hay không?
- Và nếu nó quan trọng vậy giải pháp cần được đưa ra là gì? Khảo sát xem
đối tượng đã từng thử qua những phương pháp nào để tránh trùng lặp.
- Theo như bài khảo sát, phần lớn các sinh viên quan tâm về vấn đề này nằm
ở số đông sinh viên năm nhất (80,2%), với chi tiêu phụ thuộc vào gia đình,
chưa tự lập tài chính và còn non nớt trong việc lên kế hoạch và chi tiêu
- Sinh viên năm nhất rất dễ mắc phải vấn đề “Sinh viên chưa biết cách chi
tiêu hợp lý”.
- Ở hình thứ 2, bài khảo sát đã đưa ra bằng chứng về vấn nạn rất nhiều sinh
viên đã gặp phải vấn đề này (73,1% trên tổng 100%)
- Để hiểu rõ hơn về lí do chi tiêu chưa đúng cách, em đã đưa ra 1 phần khảo
sát để sinh viên nêu rõ hơn về chi tiêu hàng tháng (tiền dùng cho những
việc gì)-Hình 3
- Đa phần sinh viên chi tiêu cho việc học tập như mua tài liệu tham khảo,
đóng tiền học phí, đóng tiền học thêm, các chi phí học hành…(84,6%)
- Mua sắm và xe cộ xếp số 2 đucợ chi tiêu nhiều nhất
+ Phương tiện giao thông để di chuyển như xe ôm công nghệ, xe bus, tiền
xăng, sửa xe (xe máy, xe ô tô)..
+ Mua sắm: quần áo, giày dép, balo, … làm đẹp cho phái nữ hoặc các thực
phẩm chức năng…
- Tiếp đến là ăn uống và đi chơi
+ Ăn uống chiếm 57,7%
+ Đi chơi chiếm 46,2%
- Còn lại:
+ Nạp tiền game, trò chơi điện tử (26,9%)
+ Tiền trọ (15,4%)
+ Khác (26,9%): phí phát sinh
- Hình 4, tìm hiểu xem tầm quan trọng của vấn đề từ đó suy ra vấn đề đang
rất cần hoặc không cần tìm ra giải pháp (hình 5)
- Với 73,1% lựa chọn rất quan trọng và 19,2% lựa chọn quan trọng
- Đang có đến 88,5% những người mong muốn được giải quyết vấn đề, 1155
người không cần thiết cũng không quan tâm và 0% người không quan tâm.
- Có rất nhiều người gặp phải vấn đề nêu trên nhưng đã có số ít thực sự đã
tìm thấy được những biện pháp hữu ích và đã khắc phục được vấn đề
nhưng vẫn còn tồn tại vấn đề thì chứng tỏ giải pháp này chưa được áp
dụng triệt để hoặc nó không thể áp dụng với 1 số cá nhân nào đó…
- Với 46,2% sinh viên đã thử qua các phương pháp khác hau để khắc phục
vấn đề chi tiêu
- Nhưng đồng thời lại có đến 53,8% những bạn sinh viên chưa tìm ra
phương pháp nào để tiết kiệm túi tiền.

- Ở hình 6, em đã tìm hiêu xem về mức độ hiệu quả của các giải pháp mà
sinh viên đã tìm kiếm.
- Có 38,5% kết quả “Có, rất hiệu quả’’
- 30,8% ‘’Tạm ổn vẫn chưa triệt để’’
 Cả 2 đáp án có số phiêu chênh lệch không quá nhiều
- 11,5% cho mục ‘’không hiệu quả’’ và 19,2% ‘’chưa tìm ra phương pháp’’
 Sinh viên vẫn chưa tìm được 1 giải pháp có thể đem lại kết quả hoàn
thiện.
Kết luận: Sau khi khảo sát vấn đề, em nhận thấy rằng vấn đề chi tiêu này cũng
đang được rất nhiều bạn sinh viên chú ý đến và đang rất cần các giải pháp có thể
giải quyết triệt để vấn đề này, phụ hợp với mọi cá nhân.

Nguồn thông tin:Liệt kê tất cả nguồn thông tin đã sử dụng.


[Tên tác giả (hoặc Nhóm tác giả), Tên bài khảo sát hoặc phỏng vấn, <đường dẫn để tiếp cận tài liệu>, thời
gian, địa điểm khảo sát]

TÁC GIẢ (BÀI KHẢO SÁT GOOGLE FORM – ĐẶNG NGUYỄN BẢO TRÂN – NHÓM 3)

You might also like