You are on page 1of 4

[2C-1] Khảo sát thực trạng chứng minh sự tồn tại của vấn đề

Lớp: _22DTHB5____Số thứ tự nhóm: 04____ Tên thành viên: Nguyễn Đăng Khôi____

Phiếu này dùng để mô tả thực trạng, chứng minh vấn đề tồn tại.
Cá nhân sử dụng phương pháp tra cứu các tài liệu, các bài khảo sát/thống kê, nghiên cứu...
đã được đăng trên các sách, báo, tạp chí hoặc Internet đáng tin cậy.
Nếu vấn đề mới, chưa có thông tin, dữ liệu/số liệu thì cá nhân có thể đến những nơi vấn đề
xảy ra và quan sát hoàn cảnh của vấn đề, phỏng vấn các bên liên quan để trả lời các câu hỏi:
Vấn đề gì? Xảy ra ở đâu? Các bên liên quan là ai? Ý kiến của họ như thế nào? Thực trạng
của vấn đề về mức độ nghiêm trọng, cấp thiết ra sao nhằm chứng minh vấn đề thực sự tồn tại.

Dự án nhóm Sinh viên dễ bị lừa gạt khi tìm kiếm việc làm thêm tại TPHCM

Minh họa: Sử dụng các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh thể hiện cuộc khảo sát của bạn để thể hiện
thực trạng của dự án và chú thích ngắn gọn dưới mỗi hình thức minh hoạ.

Hình 1. Kết quả tìm kiếm trên Google về việc sinh viên bị lừa gạt khi tìm kiếm việc làm thêm bằng nhiều
hình thức khác nhau tại TPHCM
Hình 2. Kết quả tìm kiếm trên Facebook về việc sinh viên bị lừa gạt khi tìm kiếm việc làm thêm bằng
nhiều hình thức khác nhau tại TPHCM.

Hình 3. Kết quả tìm kiếm trên Google về số lượng sinh viên và hậu quả bị lừa gạt khi tìm kiếm việc làm
trên mạng tại TPHCM.

Diễn giải: Mô tả các công cụ minh hoạ sử dụng bên trên để chứng minh thực trạng của dự án nhóm (mức
độ nghiêm trọng, cấp thiết) ra sao? Sử dụng các giá trị định lượng (nếu có thể).

Thực trạng
Nguyên nhân
Hình 1
˗ Sinh viên không kiểm tra kỹ thông tin và dễ bị lừa bởi các trang web lừa đảo.
˗ Sinh viên thiếu kinh nghiệm trong quá trình tìm kiếm việc làm và thiếu thông tin về quy trình và các dấu
hiệu của lừa đảo. Thiếu cảnh giác trong quá trình tìm kiếm việc làm.
˗ Sinh viên cần việc và áp lực tài chính.
˗ Sinh viên thường là đối tượng mà những kẻ lừa đảo nhằm vào để trục lợi.
˗ Sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội đã làm cho việc lừa đảo trở nên dễ dàng hơn. Kẻ lừa đảo có thể
sử dụng các tài khoản giả mạo và thông tin đánh lừa trên các trang web tuyển dụng hoặc mạng xã hội để
tiếp cận sinh viên và chiếm đoạt thông tin cá nhân hoặc tiền bạc.
˗ Sinh viên bị áp lực tài chính và nhu cầu cần tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Sự cần việc và áp
lực này có thể làm cho họ trở nên quá nhạy cảm với các cơ hội việc làm không rõ ràng và dễ dàng rơi vào
bẫy lừa đảo.
Hình 2

Hình 3: Hậu quả


˗ Mất thời gian và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên.
˗ Mất tiền và tài sản: Trong một số trường hợp, sinh viên có thể bị lừa đảo để trả tiền hoặc cung cấp
thông tin tài chính như số tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng và bị chiếm đoạt tiền bạc hoặc tài sản.
Bị lừa đảo gây ảnh hưởng tâm lý, kết quả học tập.
Kết luận: Nhận định của cá nhân về kết quả khảo sát về thực trạng/ sự tồn tại của dự án nhóm: vấn đề có
tồn tại hay không? Thực trạng có nghiêm trọng/ cấp thiết không?
Theo một số khảo sát, việc sinh viên bị lừa đảo khi đi làm thêm là vấn đề có tồn tại. Việc sinh viên bị
lừa gạt khi tìm kiếm việc làm thêm là một vấn đề nghiêm trọng và cấp thiết vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi
của sinh viên và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sinh viên. Các chiêu lừa đảo thường nhắm
vào sinh viên mới ra trường hay còn đi học nhưng muốn kiếm việc làm thêm.
Nêu và mô tả 1 ví dụ tương tự với vấn đề thuộc dự án nhóm (trong nước hoặc trên thế giới): cùng 1
vấn đề hoặc tương tự ở trong 1 hoàn cảnh tương tự hoặc ở một hoàn cảnh khác.
Có rất nhiều ví dụ về sinh viên bị lừa gạt khi tìm kiếm việc làm thêm tại TPHCM và trên thế giới.
Một số ví dụ đáng chú ý bao gồm:
 Trong những ngày gần đây, thông tin sinh viên bị lừa đảo, bị cuốn vào vòng xoáy đa cấp được
phản ánh và đăng tải liên tục.
 Các tân sinh viên dễ rơi vào tầm ngắm của những đối tượng lừa đảo với chiêu bài "việc nhẹ, lương
cao".
 Những chiêu lừa đảo như vay tiền qua ứng dụng, bán hàng đa cấp, hoặc bị bùng tiền lương hay
dính bẫy nợ tiền thường đánh vào tâm lý muốn kiếm tiền của sinh viên mong được đi làm thêm đỡ đần
cha mẹ.

Nguồn thông tin:


ANTV. (2022, 03 15). ANTV. Được truy lục từ https://antv.gov.vn/tin-tuc/phap-luat/bay-lua-dao-sinh-vien-
di-lam-them-388970.html
Minh Giảng. (2020, 11 18). Tuổi trẻ online. Được truy lục từ https://tuoitre.vn/ca-chuc-sinh-vien-bi-lua-
tren-trang-mang-gia-su-49-000-thanh-vien-20201117201703706.htm
Sự Kiện - Xã Công Đông. (2023, 04 29). Sự Kiện - Xã Công Đông. Được truy lục từ
https://www.facebook.com/sukienxacongdongou/posts/pfbid0dZpjLdXuGPczrpS2Yw1dmvshmz4pgjg1zQ
SohGrjdzYb4GV76UN5KF7JMLcgA8oZl

You might also like