You are on page 1of 8

[3N-1] Khảo sát ý kiến, nhu cầu của các bên liên quan

Tên lớp: 22DPTB1 Số thứ tự nhóm: 03 Tên nhóm: NHÓM HỦY DIỆT

Phiếu này dùng tập hợp được các thông tin, ý kiến của khách hàng và các bên liên quan. Các
dữ liệu này giúp nhóm hiểu được họ mong muốn hoặc khát khao giải quyết điều gì, từ đó đề
xuất các giải pháp phù hợp cho việc giải quyết vấn đề trong tương lai.

Các thành viên Nội dung khảo sát Mức độ tham gia, đóng góp cho
nhóm (Max 10pts)
Đưa ra câu hỏi khảo sát.
1.Trần Khánh Đăng
Khảo sát sinh viên.
10
2.Nguyễn Lê Quỳnh Như Đưa ra câu hỏi phỏng vấn. 10
Phỏng vấn sinh viên
3.Chung Thị Thanh Thảo Đưa ra câu hỏi phỏng vấn 10
Phỏng vấn sinh viên.
4.Lê Ngọc Đan Quỳnh Đưa ra câu hỏi khảo sát. 10
Lập form khảo sát sinh viên.
Khảo sát sinh viên. 6.5
5.Nguyễn Thanh Thủy
6. Trần Nguyễn Khả My Khảo sát sinh viên. 6.5
7.Phan Quốc Hưng Phỏng vấn sinh viên. 6.5
8. Nguyễn Thị Hải My Phỏng vấn sinh viên. 6.5

Dự án nhóm SINH VIÊN HUTECH KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TÌM RA


CÁCH GHI CHÉP BÀI HIỆU QUẢ

Minh họa: Điền các hạng mục của phương pháp thu thập thông tin (Đối tượng/phương pháp/ thời gian/
địa điểm/ số lượng mẫu…). Sử dụng các sơ đồ, biểu đồ hoặc hình ảnh của kết quả khảo sát để
mô tả nhu cầu của họ về việc giải quyết vấn đề.

1. Khảo sát bằng GG Form


● Đối tượng khảo sát: Sinh viên Hutech
● Thời gian khảo sát: 26/11/2023-28/11/2023
● Số lượng: 55 sinh viên
● Mục đích:Tìm hiểu và khai thác về nhu cầu thay đổi việc ghi chép thêm phần hiệu quả hơn
Hình 1 : Bạn thường ghi chép,thu thập kiến thức bài giảng bằng phương pháp gì ?

Hình 2 :Bạn đã từng không ghi kịp bài giảng bao giờ chưa ?

Hình 3: Vì sao bạn lại không ghi kịp bài giảng ?


Hình 4: Nếu khi ghi bài không kịp thì bạn sẽ làm gì?

Hình 5 : Trước những bài kiểm tra nếu phát hiện bài của mình ghi chép không đầy đủ thì bạn sẽ
làm gì ?

Hình 6: Bạn có thử qua những phương pháp nào để ghi chép?
Hình 7: Phương pháp bạn đã thử có mang đến kết quả bạn mong muốn không?

Hình 8: Trong những môn bạn đã và đang học có thường được sử dụng đề mở không?
Hình 9 : Với những môn học có đề mở hoặc không có đề mở thì việc ghi chép bài đầy đủ vô cùng quan
trọng vậy theo bạn,nếu không ghi bài đầy đủ sẽ gây ra hậu quả như thế nào ?

Hình 10 : Theo bạn, giải pháp trong tương lai cho vấn đề ghi chép không đủ này là gì ?
2. Phỏng vấn
● Đối tượng phỏng vấn: Sinh viên
● Địa điểm phỏng vấn : lớp 22D PTB1, Hutech
● Thời gian khảo sát: Sau tiết học ngày 28/11/2023
● Số lượng: 3 sinh viên
● Câu hỏi phỏng vấn:
Câu 1: Bạn thường ghi chép, thu thập kiến thức bài giảng bằng phương pháp gì ?
Câu 2: Vì sao bạn lại không ghi kịp bài giảng ?
Câu 3: Bạn đã từng không ghi kịp bài giảng bao giờ chưa ?
Câu 4: Nếu khi ghi bài không kịp thì bạn sẽ làm gì ?
Câu 5: Trước những bài kiểm tra nếu phát hiện bài của mình ghi chép không đầy đủ thì bạn
sẽ làm gì ?
Câu 6: Bạn có thử qua những phương pháp nào để ghi chép ?
Câu 7: Phương pháp bạn đã thử có mang đến kết quả bạn mong muốn không ?
Câu 8: Trong những môn học bạn đã và đang học có thường được sử dụng đề mở không ?
Câu 9: Với những môn học có đề mở hoặc không có đề mở thì việc ghi chép bài đầy đủ vô
cùng quan trọng vậy theo bạn,nếu không ghi bài đầy đủ sẽ gây ra hậu quả như thế nào ?
Câu 10: Theo bạn, giải pháp trong tương lai cho vấn đề ghi chép không đủ này là gì ?

Hình 1: Hương Giang, sinh viên năm 2 khoa TT-TK

Hình 2: Hiếu và Hoa, sinh viên năm 2 khoa TT-TK


Hình 3: Thy Ngân, sinh viên năm 2 khoa TT-TK

Mô tả: Phân tích các dữ liệu thu được từ điều tra, khảo sát. Kết luận về nhu cầu giải quyết vấn đề từ các
bên liên quan: Các bên liên quan có mong muốn vấn đề được giải quyết hay không? Ở mức độ nào?

1.Khảo sát bằng GG Form


● Hình 1-4:Khai thác thông tin về việc ghi chép của sinh viên:
Cho thấy các bạn sinh viên hiện nay,sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để ghi chép bài,cũng có
những giải pháp “chữa cháy” cho những tình huống ghi bài không kịp cũng như là nguyên nhân dẫn đến
sự ghi bài không kịp là GIẢNG VIÊN GIẢNG QUÁ NHANH và MẤT TẬP TRUNG.Về phần giảng
viên nếu các bạn kiến nghị giảng viên đó dạy chậm lại thì cũng rất ít khả năng họ làm được như các bạn
mong muốn ( ít khi thực hiện được do thói quen giảng dạy,cháy giáo án,lịch công tác nên nghỉ buổi học
và phải học dồn,…) nhưng để khắc phục sự mất tập trung thì có thể,có điều sẽ hơi khó khăn ở giai đoạn
mới bắt đầu cho sự tập trung cao độ.
● Hình 5-6:Đặt ra vấn đề và hướng giải quyết của các bạn:
Với Hình 5 - số liệu khảo sát cho chúng ta thấy hầu hết khi tới những kì kiểm tra,kì thi cử quan trọng
các bạn sinh viên thường sẽ chép lấy chép để hoàn thành những “kiến thức lủng”,những chỗ trống mà
các bạn ấy đã quên ghi chép lúc học trên lớp,không biết là có hiểu gì hay không nhưng thấy đầu đủ chữ
viết thì tâm lý chúng ta cũng an tâm phần nào.Đó là chỉ mới ổn định phần nào về tâm lý chứ những kiến
thức vừa mới chép “đối phó" đó chưa chắc các bạn sinh viên đã hiểu hoặc có thể hiểu nhưng sẽ không
thể hình dung rõ kiến thức đó sẽ được áp dụng vào trải nghiệm thực tế như nào.Sau khi khảo sát cho câu
hỏi số 5 chúng ta nhận thấy phần trăm có bao nhiêu thì học bấy nhiêu và không quan tâm tuy chiếm
thiểu số nhưng cũng là vấn đề đáng được để tâm ,theo khảo sát trên thì gần 30% người khảo sát có thái
độ thụ động trong tình huống này nghĩa là nếu có,100 người thì sẽ có gần 30 người không quan tâm đến
phần còn thiếu và chỉ học lại những gì đã ghi chép.Tới đây, các bạn sinh viên sẽ có suy nghĩ là học
trong những gì đã ghi chép vẫn tốt hơn là tới thời điểm này mới ghi vào thì học chẳng còn kịp
nữa.Nhưng có lẽ, bản thân các bạn sinh viên ấy đang bao biện cho cái sai của mình.Đầu tiên,học lại
những bài cũ không đủ là cái sai thứ nhất vì kiến thức bài trước và bài sau thì có liên quan với
nhau.Chúng ta chép không đủ thì kiến thức không thành một dòng dễ đứt đoạn chưa kể đôi khi ta chép
sai nhưng nhờ có bài trước và sau giúp cho ta biết ta sai ở đâu mà sửa.Cái sai thứ hai là tư tưởng có bao
nhiêu học bấy nhiêu, lâu dần nó thành thói quen trong học tập làm ta thường xuyên bị lủng đoạn kiến
thức và dĩ nhiên điểm thi cử cũng chẳng được bao nhiêu cả cùng lắm trung bình khá không thể nào hơn.

● Hình 6 - Cho chúng ta biết các bạn cũng thử sử dụng các phương pháp học khá nhau song kết quả
cũng ở mức khá khả quan
● Hình 7-8: kết quả của phương pháp học đã chọn và thực trạng đề mở tại Đại học
- Hình 7: kết quả của việc chọn lựa phương pháp học cũng đem lại cho các bạn phần nào cải thiện nhưng
để làm điều đó tốt hơn nữa có lẽ các bạn cần 1 phương pháp học tập tốt hơn nữa.
- Hình 8: thực trạng các trường đại học đa số trong giờ kiểm tra tại lớp cho sinh viên được phép sử dụng
tài liệu

● Hình 9: Hậu quả nghiêm trọng từ việc ghi chép bài không đầy đủ
Hình 9 - là những câu trả lời tiêu biểu của các bạn sinh viên cho chúng ta thấy được hậu quả nghiêm
trọng đáng được chú ý của việc ghi chép không đầy đủ vì việc đó xảy ra hằng ngày xung quanh chúng ta
hãy là chính chúng ta,nó nguy hiểm vì không tạo ra hậu quả ngày mà nó phát triển âm ỉ từ từ phá hủy
cuộc sống chúng ta.Với 55 câu trả lời - sinh viên, đều mang đến một tiếng nói chung là vô cùng ảnh
hưởng đến kết quả học tập.Với một môn học không đạt thì đôi khi cảm thấy ta vẫn ổn nhưng vẫn giữ
thói quen đó thì 2 môn 3 môn hay 5 môn là chuyện sớm muộn,chúng ta lại phải bỏ tiền bỏ thời gian bỏ
công sức của chúng ta hay của cha mẹ chúng ta vào 1 môn học mà đáng lẽ chúng ta chỉ cần chú ý hơn 1
chút ghi bầu đầy đủ hơn 1 chút thì có lẽ chẳng cần đến số tiền đắt đỏ đó,rồi chúng ta sẽ ra trường trễ hơn
các bạn cùng khóa, chỉ vì sự ghi chép không đầy đủ mà lại làm chúng ta mất hứng thú với cuộc sống,thờ
ơ lãnh đạm tinh thần đi xuống thì chẳng đáng chút nào.
● Hình 10:Mong muốn giải pháp trong tương lai
Hình 10:Các bạn cũng đã nhận thấy hậu quả và tầm quan trọng của ghi chép bài đầy đủ và các bạn
luôn mong mỏi có phương pháp giúp các bạn học tập ghi chép bài có kỉ luật hơn.

Kết luận: Hầu như các phương pháp đều được các bạn biết đến và sử dụng nhưng không đem lại kết
quả mong muốn cho các bạn nên các bạn cần 1 phương pháp giúp việc ghi chép của các bạn tối ưu hơn.

2.Phỏng vấn
● Hình 1:Theo chia sẻ của bạn Hương Giang bạn cũng từng không ghi bài kịp và cũng sử dụng
phương pháp take note nhưng cũng không đem đến cho bạn kết quả không mấy khả quan và bạn
cũng mong muốn có một giải pháp tốt hơn trong tương lai gần.

● Hình 2:Như chia sẻ của bạn Hoa và Hiếu cũng khá chật vật khi giảng viên giảng quá nhanh mà
lại lỡ mất tập trung thì sẽ lại phải mượn tập bạn hay hỏi bạn để ghi chép lại cũng như đã thử nhiều
phương pháp và cũng chẳng biết giải pháp cho 2 bạn cũng như cho các bạn khác một phương
pháp ghi chép tốt hơn.

● Hình 3:Bạn Thy Ngân cũng hiểu rõ của việc ghi chép thiếu cho các môn học mà kiểm tra,thi cử
cho phép dùng đề mở sẽ có hậu quả nghiêm trọng đến mức nào và cũng đang mong mỏi một
phương pháp cải thiện sự ghi chép,bắt kịp tốc độ của giảng viên,nắm kịp kiến thức tại lớp mà
không cần phải mượn tập bạn chép lại

Nguồn thông tin: Liệt kê tất cả nguồn thông tin đã sử dụng.


- Đối với nguồn tự khảo sát:
Tên tác giả, năm. Tên bài khảo sát, <link đường dẫn tài liệu>, thời gian, địa điểm khảo sát]
-Đan Quỳnh,2023.Khảo sát sinh viên gặp khó khăn trong việc ghi chép bài hiệu quả,
https://forms.gle/yji7cEv97dWYzHSg6,16h59, khảo sát trực tuyến
-Nhóm 3, 2023.Ảnh, video và ghi âm phỏng vấn,
https://drive.google.com/drive/folders/1y-j8vAakC9bHzDvhWucOZpt1blXgArrU?usp=drive_link,
28/11/2023, lớp 22DPTB1 Hutech.

You might also like