You are on page 1of 3

http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.

lepham)

CHINH PHỤC KIẾN THỨC HÓA HỌC 11 - KHOÁ 2020


Thi Online: H11.02.03. AMONIAC
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website http://hoc24h.vn/
[Truy cập tab: Khóa Học – Khoá: CHINH PHỤC KIẾN THỨC HÓA HỌC 11 - KHOÁ 2020]

Câu 1. [ID: 38588] Thành phần của dung dịch NH3 gồm
A. NH3, NH4+, OH‒. B. NH3, H2O. C. NH4+, OH‒. D. NH4+, OH‒, H2O, NH3
Câu 2. [ID: 38590] Dung dịch amoniac không chứa tiểu phân nào dưới đây
A. NH3. B. NH4OH. C. H2O. D. NH4+, OH–.
Câu 3. [ID: 38591] Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 không đóng vai trò là chất khử ?
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
C. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
Câu 4. [ID: 38593] Ở phản ứng nào sau đây NH3 đóng vai trò là chất khử ?
A. 2NH3 + 3CuO → N2 +3Cu + 3H2O. B. NH3 + HCl → NH4Cl.
C. NH3 + CO2 + H2O → NH4HCO3. D. NH3 + HNO3 → NH4NO3.
Câu 5. [ID: 38595] Phản ứng hoá học nào sau đây chứng tỏ amoniac là một chất khử mạnh ?
A. NH3 + HCl → NH4Cl B. 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
C. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O D. NH3 + H2O → NH4+ + OH–
Câu 6. [ID: 38597] Liên kết hóa học trong phân tử NH3 thuộc loại:
A. liên kết cộng hóa trị không phân cực
B. liên kết ion
C. liên kết cộng hóa trị phân cực về phía nguyên tử nitơ
D. liên kết cộng hóa trị phân cực về phía nguyên tử hiđro
Câu 7. [ID: 38598] Dung dịch amoniac 0,1M có:
A. pH < 7. B. pH = 7 C. 7 < pH < 13 D. pH > 13
Câu 8. [ID: 38599] Có thể dùng dãy chất nào sau đây để làm khô khí amoniac?
A. CaCl2 khan, P2O5, CuSO4 khan. B. H2SO4 đặc, CaO khan, P2O5
C. NaOH rắn, Na, CaO khan. D. CaCl2 khan, CaO khan, NaOH rắn
Câu 9. [ID: 38600] Muốn cân bằng phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải, cần phải đồng thời:
A. tăng áp suất và tăng nhiệt độ. B. tăng áp suất và giảm nhiệt độ.
C. giảm áp suất và giảm nhiệt độ. D. giảm áp suất và tăng nhiệt độ.
Câu 10. [ID: 38601] Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch Al2(SO4)3. Hiện
tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa keo màu trắng xuất hiện, sau đó kết tủa lại tan tạo dung
dịch trong suốt.
B. Có kết tủa keo màu trắng xuất hiện
C.Có kết tủa màu xanh nhạt xuất hiện, sau đó kết tủa lại tan dần.
D.Không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 11. [ID: 38602] Amoniac phản ứng được với nhóm chất nào sau đây trong điều kiện thích hợp ?
A. O2, HNO3, H2SO4 B. Cl2, Ca(OH)2, HNO3
C. Cl2, O2, CaO D. Cl2, HCl, Al(OH)3

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ − TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng − Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496
http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.lepham)

Câu 12. [ID: 38603] Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Liên kết trong phân tử N2 là bền nhất, do đó N2 rất khó phản ứng ở điều kiện thường
B. Không thể thu khí NH3 bằng phương pháp dời nước
C. NH3 tan nhiều trong H2O vì NH3 có thể tạo liên kết hiđro với H2O và phân tử NH3 phân cực mạnh
D. Khí NH3 có tính bazơ yếu
Câu 13. [ID: 38604] Phát biểu nào dưới đây không đúng:
A. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
B. Dung dịch NH3 là 1 bazơ yếu.
C. Phản ứng tổng hợp NH3 là phản ứng thuận nghịch.
D. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O.
Câu 14. [ID: 38605] Phương trình nào dưới đây biểu diễn đúng phản ứng xảy ra khi đốt cháy NH3 trong khí oxi
ở nhiệt độ 850 – 900oC, có xúc tác Pt ?
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O B. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O
C. 4NH3 + 4O2 → 2NO + N2 + 6H2O D. 2NH3 + 2O2 → N2O + 3H2O
Câu 15. [ID: 38606] Để phân biệt hai dung dịch AlCl3 và CuCl2, có thể sử dụng thuốc thử là
A. Dung dịch NH3 B. Dung dịch NaCl
C. Dung dịch NaNO3 D. Dung dịch HCl
Câu 16. [ID: 38608] Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào
không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch H2SO4 loãng. B. Dung dịch NaCl.
C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch NH3.
Câu 17. [ID: 38610] Cho các phản ứng:
a) NH3 + HCl → NH4Cl
b) 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O
c) 3NH3 + 3H2O + AlBr3 → Al(OH)3 + 3NH4Br
d) NH3 + H2O NH4+ + OH−
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. NH3 là bazơ trong phản ứng a, c, d và là chất khử trong phản ứng b.
B. NH3 là bazơ trong phản ứng a, c, d và là chất oxi hóa trong phản ứng b.
C. NH3 là bazơ trong phản ứng a, d và là chất khử trong phản ứng b, c.
D. NH3 là axit trong phản ứng a, c, d và là chất khử trong phản ứng b.
Câu 18. [ID: 38612] Chọn câu sai trong các mệnh đề sau:
A. Dung dịch amoniac là một bazơ.
B. Dung dịch NH3 là một axit vì trong phân tử có chứa H.
C. Dung dịch NH3 làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
D. Dung dịch NH3 tác dụng với H+ tạo thành NH4+.
Câu 19. [ID: 38614] Hợp chất X có các đặc điểm sau:
(1) Là chất khí ở nhiệt độ thường, nhẹ hơn không khí.
(2) Được thu bằng phương pháp đẩy không khí
(3) Bị hấp thụ bởi dung dịch HCl đặc tạo khói trắng .
X là chất nào trong các chất sau ?
A. NH3 B. N2 C. SO2 D. O2

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ − TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng − Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496
http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.lepham)

Câu 20. [ID: 38615] Xét các nhận định:


(1) đốt cháy amoniac bằng oxi có mặt xúc tác Pt, thu được N2, H2O.
(2) dung dịch amoniac là một bazơ có thể hòa tan được Al(OH)3.
(3) phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch,
(4) NH3 là một bazơ nên có thể làm đổi màu giấy quỳ tím khô.
Số nhận định đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 21. [ID: 38616] Có các so sánh NH3 với NH4+:
(a) Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa -3.
(b) NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit.
(c) Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.
(d) Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3.
(e) NH3 và NH4+ đều tan tốt trong nước.
Số so sánh đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 22. [ID: 38617] Dẫn 1,344 lít NH3 vào bình chứa 0,672 lít Cl2 (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản
ứng là
A. 1,07 gam B. 2,14 gam C. 1,605 gam D. 3,21 gam
Câu 23. [ID: 38618] Cho vào bình kín thể tích không đổi 0,2 mol NO và 0,3 mol O2, áp suất trong bình là P1.
Sau khi phản ứng hoàn toàn đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất là P2. Tỉ lệ của P1 và P2 là
A. P1 = 1,25P2 B. P1 = 0,8P2 C. P1 = 2P2 D. P1 = P2
Câu 24. [ID: 38619] Hấp thụ V lít khí NH3 (đktc) vào dung dịch Al2(SO4)3 dư thu được m gam kết tủa. Đem
nung m gam kết tủa này đến khối lượng không đổi thu được (m –1,08) gam chất rắn khan. m có giá trị là :
A. 1,56 gam B. 6,24 gam C. 3,12 gam D. 0,78 gam
Câu 25. [ID: 38622] Dẫn hỗn hợp gồm 14 lít khí NH3 và 15 lít O2 qua ống đựng xúc tác Pt ở 850 – 900oC thấy
thoát ra 31,4 lít hỗn hợp khí và hơi (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hiệu suất của phản ứng là
A. 48,0% B. 68,57%. C. 80,0% D. 91,72%

ĐÁP ÁN
1D 2B 3D 4A 5C 6C 7C 8D 9B 10B
11A 12D 13A 14A 15A 16D 17A 18B 19A 20D
21C 22B 23A 24C 25C
Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

Đăng ký học off LUYỆN ĐỀ − TỔNG ÔN tại 72 Tôn Thất Tùng − Hà Nội Thầy LÊ PHẠM THÀNH 0976.053.496

You might also like