You are on page 1of 5

CÂU HỎI CHUYÊN ĐỀ NITƠ – PHOTPHO

Mức độ nhận biết: 5 câu


Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử nguyên tố nhóm VA

A. ns2np5. B. ns2np3. C. ns2np2. D. ns2np4.
Hướng dẫn
B. đúng do STT nhóm A= số e lớp ngoài cùng
Nhiễu A: HS nhớ nhầm STT nhóm A= số e phân lớp ngoài cùng
Nhiễu C,D: HS không nhớ STT nhóm A= số e lớp ngoài cùng
Câu 2: Oxit nào sau đây được điều chế bằng tác dụng trực tiếp giữa N2 và O2?
A. NO. B. N2O. C. N2O3. D. N2O5.
Câu 3: Cho phản ứng: 4P + 5O 2  2P2O5. Vai trò của photpho trong phản ứng là
chất
A. khử. B. bị khử.
C. oxihóa. D. môi trường.
Câu 4: Thuốc thử dùng nhận biết dung dịch Na3PO4 là
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl.
C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch NaCl.
Câu 5: Axit photphoric là axit ba nấc, có lực axit trung bình. Công thức phân tửu
của axit photphoric là
A. H2SO4. B. H3PO4. C. H3PO3. D. HNO3.
Mức độ thông hiểu: 5 câu
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, N2 hoạt động hóa học mạnh hơn photpho.
(b) Các muối amoni dễ bị phân huỷ bởi nhiệt tạo ra amoniac.
(c) Có thể dùng bình bằng kim loại đồng để đựng HNO3 đặc.
(d) Ion NO3- thể hiện tính oxi hoá trong môi trường axit.
(e) Các muối nitrat của kim loại bị phân huỷ bởi nhiệt, giải phóng oxi.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn:
Phát biểu đúng là (d) và (e)
(a) Do có liên kết ba bền nên ở điều kiện thường, Nitơ kém hoạt động hơn
Photpho.
(b) Nhiệt phân muối amoni không phải luôn sinh ra amoniac
(c) Không dùng bình bằng đồng để đựng HNO3 đặc
Câu 7: Hoà tan nhôm trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch A, và
khí B không màu, nặng hơn không khí. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch
A, đun nhẹ, thấy có khí mùi khai thoát ra. Dung dịch A có chứa những chất tan
nào?
A. Al(NO3)3, N2O. B. Al(NO3)3, NH3.
C. Al(NO3)3, HNO3, NH4NO3. D. Al(NO3)3, NH4NO3.
Hướng dẫn:

1
A. Học sinh không cẩn thận khi đọc đề sẽ đi tìm A, B.
B. Học sinh nhìn thấy khí mùi khai có thể phán đoán là amoniac.
D. Học sinh không đọc chữ HNO3 dư sẽ chọn.
Câu 8: Đem nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian thì dừng lại, để nguội,
đem cân thấy khối lượng chất rắn giảm 54 gam. Vậy khối lượng Cu(NO 3)2 đã bị
nhiệt phân là
A. 54,00 gam. B. 81,87 gam. C. 94,00 gam. D. 317,25 gam.
Hướng dẫn
C: đúng do 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 +O2; m giảm=
Nhiễu A: HS nhớ nhầm Cu(NO3)2 Cu + 2NO2 +O2
Nhiễu B: HS nhớ nhầm Cu(NO3)2 Cu(NO2)2 + O2
Nhiễu D: HS hiểu khối lượng giảm là khối lượng Cu(NO3)2 phản ứng(khối lượng
Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân)
Câu 9: Cho dung dịch chứa 0,3 mol KOH tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol
H3PO4. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa:
A. KH2PO4 và K2HPO4. B. K2HPO4 và K3PO4.
C. K2HPO4 và K3PO4. D. K3PO4 và KOH dư.
Câu 10: Cây trồng hấp thụ hiệu quả lượng chất dinh dưỡng từ phân bón thì tránh
được sự dư thừa trong đất gây ô nhiễm. Bón phân đúng thời điểm làm tăng hiệu
quả hấp thụ của cây trồng. Thời điểm nào sau đây là thích hợp để bón phân ure
cho lúa ?
A. Buổi sáng sớm, sương còn đọng trên lá lúa.
B. Buổi trưa lúc không nắng.
C. Buổi chiều vẫn còn ánh nắng.
D. Buổi chiều tối, mặt trời vừa lặn.
Mức độ vận dụng: 5 câu
Câu 11: Thuốc thử nào sau đây được dùng để phân biệt ba dung dịch HNO 3,
NH4NO3 và NaNO3 chứa trong 3 lọ riêng biệt?
A. quỳ tím, dung dịch NaOH. B. Cu và dung dịch H2SO4 loãng.
C. dung dịch Ba(OH)2. D. CuO và dung dịch H2SO4 loãng.
Hướng dẫn:
A. Dùng quỳ tím nhận ra dung dịch HNO3 và NH4NO3 đều làm quỳ tím hoá đỏ
B. Dùng Cu + H2SO4 loãng không thể phân biệt HNO3 và NH4NO3
C. Dùng dung dịch Ba(OH)2 chỉ nhận ra muối amoni, HNO3 dù có phản ứng
nhưng không thấy hiện tượng.
D. Nhiễu của đáp án B.

Câu 12: Cho các phát biểu sau:


(a) Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế
khí độc NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông có
tẩm nước vôi.
(b) Để nhận biết sự có mặt ion NO3 trong dung dịch người ta có thể dùng
thuốc thử là Cu và H2SO4 loãng.
(c) Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, người ta có thể dùng muối
NH4HCO3.

2
(d) Ure là loại phân đạm tốt nhất (chứa khoảng 46% N), công thức hoá học
của ure là (NH2)2CO.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn
(a). Đúng do NO2 tác dụng Ca(OH)2
(b). Đúng do 3Cu + 8H+ + 2NO3-→3Cu2+ +2 NO +4 H2O
(c). Đúng, NH4HCO3 NH3 + H2O + CO2
(d). Đúng, công thức hoá học của ure là (NH2)2CO
Câu 13: Cho V lít hỗn hợp X gồm N 2 và H2 có tỷ lệ mol 1:4 vào bình kín và đun
nóng. Sau phản ứng được 151,20 lít hỗn hợp khí Y. (Biết hiệu suất phản ứng là
25%, các khí đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 168,00. B. 174,46. C. 252,00. D. 1008,00.

Hướng dẫn:
Đáp án đúng là A.
A. Phải tính hiệu suất theo N2, đáp án đúng là D.
B. Khi học sinh không tính hiệu suất.
C. Tính hiệu suất theo H2.
D. Ban đầu, học sinh không xét đến hiệu suất thì tính ra V = 252 lít, sau đó, tính
Vthực tế = V : H% = 1008 lít
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 9,3 gam photpho bằng oxi dư rồi cho sản phẩm tạo
thành tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được m gam muối. Giá trị
của m là
A. 38,2.                   B. 40,4.              C. 49,2.                   D. 65,6.
Giải thích:
ĐA: A là đúng.
-Bảo toàn P: số mol H3PO4 = số mol P = 0,3 mol.
-Khi tỉ lệ mol 1≤ OH-/H3PO4 ≤ 3: số mol H2O = số mol NaOH = 0,4 mol.
BTKL: suy ra khối lượng muối là: 38,2g
Thông thường học sinh hay làm
Hs viết phương trình hóa học P tạo ra P 2O5 hòa tan P2O5 vào nước thu được
H3PO4 lập tỷ lệ giữa NaOH và H3PO4 suy ra hai muối và lập hệ phương trình giải
ta được 0,2 mol NaH2PO4; 0,1 mol Na2HPO4
đáp án B sai vì 0,2 mol Na2HPO4 và 0,1 mol NaH2PO4
đáp án C sai vì học sinh không hiểu bản chất phản ứng, nên cho rằng sản
phẩm sinh ra là muối trung hòa và tính theo số mol H3PO4 0,3 mol
đáp án D sai vì học sinh không hiểu bản chất phản ứng, nên cho rằng sản
phẩm sinh ra là muối trung hòa và tính theo NaOH 0,4 mol
Câu 15: Tiến hành nung m gam một loại quặng photphorit chứa 70% Ca 3(PO4)2 về
khối lượng với lượng dư hỗn hợp SiO 2 và C ở 12000C trong lò điện thu được 62
gam photpho (biết hiệu suất phản ứng đạt 80%). Giá trị của m là
A. 442,86 gam. B. 553,60 gam.
C. 354,29 gam. D. 708,57 gam.
Ta có sơ đồ phản ứng: Ca3(PO4)2 → 2P

3
1 mol 2 mol
Chọn đáp án B:

Đáp án A: quên hiệu suất phản ứng:

Đáp án C: tính sai hiệu suất:

Đáp án D: quên cân bằng, tính sai hiệu suất:


Vận dụng cao:  
Câu 16: Dung dịch A chứa 0,09 mol H2SO4 và 0,02 mol Cu(NO3)2. Cho 6,00 gam
bột Fe vào dung dịch A, khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được m gam
chất rắn X. (giả sử N+2 là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là
A. 1,28. B. 2,24. C. 3,92. D. 2,80.
Hướng dẫn:
Quá trình nhận e:
4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O
Cu2++ 2e → Cu
2H+ + 2e → H2
ne nhận tối đa = 0,18 mol
Quá trình nhường e:
Fe → Fe2+ + 2e hoặc Fe → Fe3+ + 3e; 2.6/56 < ne nhường < 3.6/56 hay 0,21 < ne
nhường < 0,32 nên rắn X có Cu và Fe dư, dd A chỉ có Fe2+, SO42-
Đáp án nhiễu A: Khi xác định rắn chỉ có Cu (0,02 mol)
Đáp án nhiễu C: khi cho rằng Fe → Fe3+ + 3e
Đáp án nhiễu D: khi không xét đến quá trình 2H+ + 2e → H2

Câu 17: Hoà tan hoàn toàn 8,43 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch
HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai
khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của
Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có
khí mùi khai thoát ra và thu được kết tủa B. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không
khí đến khối lượng không đổi thu được m gam. Giá trị của m là
A. 10,00. B. 14,50. C. 14,59. D. 21,52.
Hướng dẫn
A. đúng, dùng phương pháp bảo toàn e, phương pháp sơ đồ dường chéo, tính nAl=
0,09; nMg= 0,25; Chất rắn MgO
Nhiễu B: HS quên tính lưỡng tính Al(OH)3 nên cho rằng chất rắn Al2O3, MgO
Nhiễu C: HS quên tính chất hidroxit không tan nên cho rằng chất rắn là Mg(OH)2
Nhiễu D: HS quên tính lưỡng tính Al(OH)3, quên tính chất hidroxit không tan nên
cho rằng chất rắn là Al(OH)3, Mg(OH)2
Câu 18: Giải thích hiện tượng “ma trơi” trong tự nhiên? Theo em trong cuộc sống
có “ma trơi” hay không, vì sao?

Hướng dẫn

4
Lý giải hiện tượng ma trơi theo góc nhìn thuyết duy tâm
Trong khi chờ để đầu thai vào kiếp khác, những linh hồn tinh nghịch này
rong chơi và hù dọa người qua đường.
Lý giải hiện tượng ma trơi theo góc nhìn khoa học
Theo các nhà khoa học, thật ra chẳng có ma quỷ gì cả. Trong xương và não
người có nhiều photpho, sau khi chết, các vi khuẩn sẽ phân hủy xác và sinh ra
photphin (PH3) và điphotphin (P2H4). PH3 chỉ có thể bốc cháy trong không khí ở
nhiệt độ 1500C, tuy nhiên, do có lẫn P2H4 nên cả hai sẽ tự bốc cháy trong không
khí ở điều kiện thường.
  Ở nghĩa địa, những chất độc hại này len lỏi theo đất thoát ra và bốc cháy
ngay khi tiếp xúc với không khí trên mặt đất. Đó chính là nguyên nhân tạo nên
ngọn lửa đốm xanh. Phản ứng hóa học này xuất hiện cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên
ánh sáng ban ngày làm ta không nhìn thấy được, mà chỉ có thể hiện rõ vào ban
đêm. Như vậy, ma trơi được giải thích là một hiện tượng hóa học rất bình thường
của tự nhiên. Nó huyền bí và là con người sợ hãi chỉ bởi nó thường xảy ra tại
những khu nghĩa địa. Về bản chất nguyên nhân sâu sa gây ra hiên tượng lại như
một thí nghiệm trong khoa học về hóa học.

Tại sao ma trơi lại có thể bay lượn trước mắt người đi đường và cứ bám riết
lấy họ cho đến khi có ánh sáng khác mới chịu tắt? Tại sao ở nhiều con đường rõ
ràng là không có nghĩa trang, không chôn xác người/động vật ở dưới nhưng vẫn có
ma trơi? Đây là những câu hỏi chính đáng mà các nhà khoa học vẫn chưa trả lời
được.

You might also like