You are on page 1of 4

BÀI TẬP NHÓM N2(TIẾP THEO)

1. Nhận biết
A. Tự luận
Câu 1: Chỉ dùng một chất khác để nhận biết từng dung dịch sau: NH4NO3, NaHCO3, (NH4)2SO4, FeCl2 và
AlCl3. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.
Câu 2: Mỗi cốc chứa một trong các dung dịch sau: Pb(NO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Na3PO4 và MgSO4.
Nhận biết các dung dịch trên và viết phương trình hóa học.
Câu 3: Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy nhận biết các dd:

a) Na2CO3; (NH4)3PO4; NH4Cl; NaNO3. b) NH4Cl; (NH4)2SO4; BaCl2; KNO3.

Câu 4: Chỉ được dùng một kim loại, làm thế nào phân biệt những dung dịch sau đây: NaOH, NaNO3, HNO3,
HCl.

B. Bài tập trắc nghiệm


Câu 1: Thuốc thử dùng để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối photphat :

A. Quỳ tím B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch AgNO3 D. Dung dịch NaCl

Câu 2: Hoá chất để phân biệt ba dd riêng biệt: HCl, HNO3, H2SO4:

A. Dùng giấy quỳ tím, dd bazơ B. Dùng muối tan Ba2+, Cu kim loại

C. Dùng dd muối tan của Ag+ D. Dùng dd phenolphtalein, giấy quỳ tím.

Câu 3: Có 4 bình đựng 4 khí NH3, HCl, N2, Cl2 bị mất nhãn. Hóa chất cần dùng để phân biệt 4 bình khí trên là:

A. Quỳ ẩm B. dd Ba(OH)2. C. dd AgCl D. dd NaOH

Câu 4: Có thể phân biệt muối amoni với muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó:

A. Muối amoni chuyển thành màu đỏ B. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai và sốc

C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi.

Bài 5: Có 4 dd NH4Cl, NH4HCO3, NaNO3, MgCl2. Hóa chất có thể dùng phân biệt 4 dd trên với 1 lượt thử duy
nhất là:

A. dd Ca(OH)2 B. dd KOH C. dd Na2SO4 D. dd HCl

Bài 6: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã:

A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư. B. Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.

C. Nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3. D. Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.

Bài 7: Để phân biệt các dung dịch axit HCl, HNO3, H2SO4 và H3PO4, người ta dùng thêm kim loại nào sau
đây?

1
TRY HARD!
A. Cu. B. Na. C. Ba. D. Fe.

Bài 8: Để phân biệt các mẫu phân bón sau : (NH4)2SO4, NH4Cl và Ca(H2PO4)2 cần dùng thuốc thử là

A. dung dịch BaCl2. B. dung dịch Ba(OH)2. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH.

2. Phản ứng tạo phức của NH3

Câu 1: Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3?

A. 4NH3 + 5O2 → 4NO↑ + 6H2O B. NH3 + HCl → NH4Cl

C. 8NH3 + 3Cl2 → N2↑ + 6NH4Cl D. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2↑+ 3H2O

Câu 2: Hiện tượng nào xảy ra khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng

A. Bột CuO từ màu đen sang màu trắng. B. Bột CuO từ màu đen sang màu đỏ, có hơi nước ngưng tụ.

C. Bột CuO từ màu đen sang màu xanh, có hơi nước ngưng tụ. D. Bột CuO không thay đổi màu.

Câu 3: Khi cho NH3 vào bình clo, lửa bùng cháy kèm theo "khói" trắng bay ra. "Khói" trắng đó là:

A. NH4Cl B. HCl C. N2 D. Cl2

Câu 4: Cho từ từ đến dư NH3 vào dd FeCl3, ZnCl2, AlCl3, CuCl2. Lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không
đổi được chất rắn X. Cho CO dư đi qua X nung nóng thì chất rắn thu được chứa:

A. ZnO, Cu, Fe. B. ZnO, Cu, Al2O3, FeC. Al2O3, ZnO, Fe D. Al2O3, Fe.

Câu 5: Cho 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm
tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 6: Nhỏ từ từ dd NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dd CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:

A. Dd màu xanh thẫm tạo thành,

B. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành

C. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành và có khí màu nâu đỏ thoát ra.

D. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dd màu xanh thẫm.

Câu 7: Dẫn 2,24 lít NH3 (đktc) qua ống đựng 16 gam CuO (to), phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Thể
tích dd HCl 2M đủ để tác dụng hết với X là:

A. 0,15 lít B. 0,05 lít C. 0,1 lít D. 0,2 lít

Câu 8: Cho 200 gam dd FeCl3 16,25% vào dung dịch NH3 8,5% (vừa đủ) thu được dung dịch X và m gam kết
tủa. Giá trị của m là:

A. 32,1 gam B. 21,4 gam C. 18 gam D. 10,7 gam


2
TRY HARD!
Câu 9: Thổi từ từ NH3 đến dư vào 300 gam dung dịch AgNO3 8,5%. Khi kết tủa tan hết thì thể tích NH3 (đktc)
đã dùng là:

A. 4,48 lít B. 3,36 lít C. 10,08 lít D. 6,72 lít

Câu 10: Cho 100 ml dung dịch X chứa Al(NO3)3 0,2M, Cu(NO3 )2 0,1M và AgNO3 0,2M tác dụng với dung
dịch NH3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 4,06. B. 1,56. C. 5,04. D. 2,54

3. Phản ứng NO3- trong môi trường bazơ


Câu 1: Cho Zn vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và NaOH loãng dư. Hiện tượng qua sát được là:

A. Kim loại tan có khí không màu, không mùi nhẹ hơn không khí thoát ra.

B. Kim loại tan dần có khí mùi khai thoát ra làm xanh quỳ ẩm.

C. Kim tan dần thu được kết tủa màu trắng.

D. Không có hiện tượng gì.

Câu 2: Tổng hệ số cân bằng của phản ứng sau; Al + KOH + NaNO3 + H2O → NaAlO2 + KAlO2 + NH3↑

A.27 B.28 C.29 D.30

Câu 3: Để nhận biết ion NO3- thường dùng thuốc thử là Cu và dung dịch H2SO4 loãng bởi vì:

A. Tạo ra khí có màu nâu. B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.

C. Tạo ra kết tủa màu vàng. D. Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.

Câu 4: Hòa tan 5g Cu trong 100ml dd chứa đồng thời 2 axit HNO3 1M và H2SO4 0.5M thì giải phóng khí NO
duy nhất. Thể tích khí đo ở đktc bằng:

A. 0.56 lít B. 1.12 lít C. 1.17 lít D. 2.24 lít

Câu 5: Cho 2,56g đồng tác dụng với 40ml dung dịch HNO3 2M chỉ thu được NO. Sau phản ứng cho thêm
H2SO4 dư vào lại thấy có NO bay ra. Thể tích khí NO (ở đktc) bay ra khi cho thêm H2SO4 dư vào là?

A. 1,49 lít B. 0,149lít C. 14,9lít D. 9,14 lít.

Câu 6: Cho 19,2g Cu vào 500ml dd NaNO3 1M sau đó thêm vào 500ml dd HCl 2M. Kết thúc phản ứng thu
được dd X và x lít khí NO duy nhất(đktc). Phải thêm bao nhiêu V(ml) dd NaOH 1M vào dd X để kết tủa hết
ion Cu2+ . Giá trị V là:

A. 800ml B. 600ml C. 400ml D. 120ml

Câu 7: Cho m(g) Al vào lượng dư dd hỗn hợp gồm KNO3 và NaOH. Sau khi kết thúc phản ứng thấy có 6,72 lít
khí không màu mùi khai (đktc) thoát ra. Giá trị m là:

A. 13,5 B.21,6 C. 16,2 D. 5,4

3
TRY HARD!
Câu 8: Hoà tan 2,7g Al vào 100ml dd hỗn hợp gồm NaNO3 0,3M và NaOH 0,8M. sau khi kết thúc phản ứng
thu được V lít hh khí ở đktc. Giá trị của V là:

A. 0,672 lít B. 1,008lít C. 1,344lít D. 1,512lít

Câu 9: Hòa tan hết 6,5 g Zn vào 200ml dd hỗn hợp gồm KNO3 0,1M và NaOH 0,5M. Két thúc phản ứng thu
được V lít hỗn hợp khí ở đktc. Giá trị của V là:

A. 0,448 lít B. 0,784 lít C. 0,896 lít D. 1,12 lít

Câu 10: Cho 7,68 g Cu vào 200ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng
muối khan thu được là:

A. 19,76g B. 20,16g C. 19,20g D. 22,56g

4
TRY HARD!

You might also like