You are on page 1of 6

LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2: NITƠ - PHOTPHO

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, khí nitơ được điều chế từ
A. không khí. B. NH3 và O2. C. NH4NO2. D. Zn và HNO3.
Câu 2: Cho các tính chất sau:
(1) Hòa tan tốt trong nước; (2) Nặng hơn không khí; (3) Tác dụng với axit,
(4) Làm xanh quỳ tím ẩm; (5) Khử được hiđro;
Những tính chất của NH3 là:
A. 1, 4, 5. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 4. D. 2, 4, 5.
Câu 3: Hợp chất không thể tạo ra khi cho dung dịch HNO3 tác dụng với kim loại là
A. NO. B. N2. C. NO2. D. N2O5.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Đơn chất photpho hoạt động hóa học kém hơn nitơ. B. Photpho trắng độc và phát quang trong bóng tối.
C. Photpho đỏ bền hơn photpho trắng. D. Photpho vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Câu 5: Dãy gồm tất cả các muối đều tan trong nước là
A. (NH4)2HPO4, Ba(H2PO4)2, Na3PO4. B. Na3PO4, CaHPO4, Ca3(PO4)2.
C. BaHPO4, Ca3(PO4)2, K3PO4. D. Ca(H2PO4)2, BaHPO4, NH4H2PO4.
- H2PO4 : tan
-

- HPO42-, PO43-: hầu hết không tan (trừ muối KL kiềm và NH4+)
Câu 6: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm của
A. P. B. PO33-. C. P2O5. D. NO3-.
Câu 7: Muối nào sau đây bền với nhiệt?
A. NH4Cl. B. NaCl. C. NaNO3. D. NH4HCO3.
Câu 8: Để nhận biết 3 chất khí riêng biệt: N2, HCl và H2S có thể dùng dung dịch
A. AgNO3. B. CaCl2. C. Ca(OH)2. D. Cu(NO3)2.
Câu 9: Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4. B. 2NH3 + 3O2 t ° N2 + 6H2O.

C. (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O. D. NH4NO3 t→° NH3 + HNO3. (N2O + H2O)
Câu 10: Cho các chất Fe2O3, ZnO, FeO, Fe3O4, MgO lần lượt tác dụng với axit HNO3 loãng. Số phản ứng oxi
hóa khử xảy ra là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 11: Hiện tượng hóa học nào sau đây được mô tả đúng?
A. Có khí màu nâu đỏ thoát ra khi cho một mẫu nhôm vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
B. Que đóm bùng cháy khi cho vào bình đựng muối KNO3 đun nóng.
C. Dung dịch HNO3 để lâu ngoài không khí sẽ chuyển từ không màu sang màu hồng.
D. Có khí không màu hóa nâu ngoài không khí khi cho CuO vào dung dịch HNO3 loãng.
Câu 12: Trong phản ứng hóa học nào sau đây P đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. 4P + 2O2 t ° 2P2O5.

B. 2P + 5Cl2 t ° 2PCl5.

C. 2P + 3Ca t→° Ca3P2. D. P + 5HNO3 (đặc) t→° H3PO4 + 5NO2 + H2O.


Câu 13: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch X thì xuất hiện kết tủa màu vàng tan được trong dung dịch HNO 3.
X là
A. K3PO4. B. KI. C. KBr. D. KCl
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nên bón phân đạm amoni ở vùng đất chua.
B. Phân lân nung chảy không thích hợp bón ở vùng đất chua.
C. Không nên trộn phân superphotphat cùng với vôi bột để bón cho đất.
D. Nên trộn phân đạm amoni cùng với vôi bột để bón ở vùng đất chua.
Câu 15: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Ba(OH)2 và H3PO4. B. NaOH và NH4Cl. C. Na3PO4 và AgNO3. D. HNO3 và Cu(NO3)2.
Câu 16: Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là
A. 8 lít. B. 2 lít. C. 4 lít. D. 1 lít.
N2 + 3H2 → 2NH3
VN2 = 1 lít (LT) ⇒ VN2 (TT) = 1:25.100 = 4 lít
Câu 17: Nếu toàn bộ quá trình điều chế HNO3 có hiệu suất 80% thì từ 1 mol NH3 thu được khối lượng HNO3 là
A. 63 gam. B. 50,4 gam. C. 78,75 gam. D. 62,65 gam.
NH3 → HNO3
nHNO3 = 1 → mHNO3 (LT) = 63 gam → mHNO3 = 63.0,8 = 50,4 (g)

Câu 18. Cho sơ đồ: Quặng Photphorit với hiệu suất chung cả quá
trình là 90%. Để điều chế được 1 tấn dung dịch H3PO4 49% cần khối lượng quặng photphorit chứa 73%
Ca3(PO4)2 là
A. 1,18 tấn. B. 1,23 tấn. C. 1,32 tấn. D. 1,81 tấn.
Ca3(PO4)2 → P → P2O5→ 2H3PO4
nH3PO4 = 1.0,49/98 = 0,005
⇒ nCa3(PO4)2 = 0,0025 ⇒ mCa3(PO4)2 = 0,775
⇒ mquặng (LT) = 0,775.100/73 =
⇒ mquặng (TT) = mquặng (LT) .100/90

Câu 19: Phân đạm urê thường chỉ chứa 46% N. Khối lượng phân urê đủ cung cấp 70 kg N là
A. 152,17 kg. B. 145,5 kg. C. 160,9 kg. D. 200,0 kg.
Độ dinh dưỡng của phân đạm = %mN/phân = mN/mphân .100 → mphân = 70.100/46
Câu 20: Cho 2,4 gam Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng dư. Sau khi phản ứng kết thúc không có
khí thoát ra. Cho NaOH dư vào dung dịch thu được thấy có V lít khí (đktc) không màu mùi khai thoát ra. Giá trị
của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 0,56. D. 0,448.
Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
Sản phẩm khử: NH4NO3 (x mol)
Mg → Mg2+ + 2e
N+5 + 8e→ N-3
Bảo toàn e: 2.0,1 = 8x → x
Câu 21: Phát biểu nào sau đây về nitơ không đúng?
A. Trong tự nhiên chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất.
B. Là chất khí không màu, không mùi, tan rất ít trong nước.
C. Ở điều kiện thường, khá trơ về mặt hóa học.
D. Thuộc chu kỳ 2, nhóm VA của bảng tuần hoàn.
Câu 22: Phản ứng nhiệt phân nào dưới đây không đúng?
A. 2Cu(NO3)2 t ° 2CuO + 4NO2 + O2.

B. 2Ca(NO3)2 t ° 2CaO + 4NO2 + O2. Ca(NO2)2 + O2

C. Hg(NO3)2 t→° Hg + 2NO2 + O2. D. 2KNO3 t→° 2KNO2 + O2.


Câu 23: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường do
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. phân tử N2 là phân tử không phân cực.
C. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA. D. phân tử N2 có liên kết 3 bền vững.
Câu 24: Để nhận biết 4 hóa chất riêng biệt: KOH, NH 4Cl, K3PO4, (NH4)2SO4, dùng một thuốc thử duy nhất là
dung dịch
A. AgNO3. B. HNO3. C. NaOH. D. Ba(OH)2.
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 13 gam kẽm trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí X (đktc) là sản phẩm
khử duy nhất. X là
A. NO (3e). B. N2O. (8e) C. NO2. (1e) D. N2. (10e)
Zn→ Zn + 2e
+2

nZn = 0,2 → ne = 0,4 mol


Giả sử N+5 nhận ne để tạo khí X
Bảo toàn e: 0,4 = 0,5.x → x = 8 → N2O

Câu 26: Cho các phát biểu sau:


(1) Các muối amoni tan trong nước tạo dung dịch chất điện li mạnh;
(2) Ion NH4+ tác dụng với dung dịch axit tạo kết tủa màu trắng;
(3) Muối amoni tác dụng với dung dịch bazơ thu được khí có mùi khai;
(4) Hầu hết muối amoni đều bền nhiệt.
Phát biểu đúng là
A. (1) và (3). B. (1) và (2). C. (2) và (4). D. (2) và (3).
Câu 27: Phản ứng: 3Cu + 8HNO3loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản
ứng lần lượt là:
A. 3; 8; 3; 4; 2. B. 3; 8; 3; 2; 4. C. 3; 8; 2; 3; D. 3; 3; 8; 2; 4.
Câu 28: Cho từng chất FeO, Fe, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc,
nóng. Số phản ứng oxi hoá-khử xảy ra là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. P thể hiện tính khử khi tác dụng với kim loại mạnh.
B. Để bảo quản P trắng bằng cách ngâm trong nước.
C. P thể hiện tính khử khi tác dụng với HNO3.
D. Trong hợp chất, P có số oxi hóa là -3, +3, +5.
Câu 30: Nếu sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 3,8% thì khối lượng amoniac cần dùng để điều chế 5000 tấn
axit nitric nồng độ 60% là
A. 841,5 tấn. B. 30,8 tấn. C. 778,8 tấn. D. 85,5 tấn.
NH3 → HNO3
nHNO3 = 5000.60/100:63 =
nNH3 = nHNO3 = …
mNH3 (LT) =
Hao hụt 3,8% → H = 96,2%
mNH3 (TT) = mNH3 (LT).100/96,2 =
Câu 31: Ở 3000 ℃ (hoặc có tia lửa điện) N2 hoá hợp với O2 theo phương trình phản ứng nào sau đây?
A. N2 + O2 ⇌ 2NO B. N2 + 2O2 ⇌ 2NO2 C. 4N2 + O2 ⇌ 2N2O D. 4N2 + 3O2 ⇌ 2N2O
Câu 32: Có thể dùng bình đựng HNO3 đặc, nguội bằng kim loại nào ?
A. Đồng, bạc B. Đồng, chì. C. Sắt, nhôm. D. Đồng, kẽm.
Câu 33: Magie photphua có công thức là
A. Mg2P2O7 B. Mg3P2 C. Mg2P3 D. Mg3(PO4)2
Câu 34: Cho các dung dịch: (NH4)2SO4; NH4Cl; Al(NO3)3; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2. Để phân biệt các dung dịch trên
chỉ dùng 1 hóa chất nào sau đây?
A. Dung dịch NH3 B. Dung dịch Ba(OH)2 C. Dung dịch KOH D. Dung dịch NaCl
Câu 35: Từ 34 tấn NH3 sản xuất được 160 tấn dung dịch HNO3 63%. Hiệu suất của phản ứng điều chế HNO3 là
A. 80% B. 50% C. 60% D. 85%
Câu 36: Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA:
A. ns2np5 B. ns2np3 C. ns2np2 D. ns2np4

Câu 37: Cho sơ đồ phản ứng: N2 NH3 (A) (B) HNO3


A, B lần lượt là:
A. NO, N2O5 B. N2, N2O5 C. NO, NO2 D. (A) là N2, NO2
Câu 38: Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử?
A. N2 + 3H2 → 2NH3 B. N2 + 6Li → 2Li3N C. N2 + O2 → 2NO D. N2 + 3Mg → Mg3N2
Câu 39: Trong thí nghiệm đồng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc để tránh khí độc NO2 bay ra người ta thường
nút ống nghiệm bằng bông có tẩm dung dịch nào sau đây?
A. NaCl B. NaOH C. HCl D. NaNO3
Câu 40: Cho sơ đồ sau: (NH4)2SO4 NH4Cl NH4NO3
A, B lần lượt là:
A. HCl, HNO3 B. CaCl2, HNO3 C. BaCl2, AgNO3 D. HCl, NaNO3
Câu 41: Khi nhiệt phân AgNO3 thu được những sản phẩm nào?
A. Ag, NO2, O2. B. Ag, NO, O2. C. Ag2O, NO2, O2. D. Ag2O, NO, O2.
Câu 42: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là :
A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
C. Giấy quỳ mất màu. D. Giấy quỳ không chuyển màu.
Câu 43: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng?
A. NH4Cl t→° NH3 + HCl B. NH4HCO3 t→° NH3 + H2O + CO2

C. NH4NO3 t→° NH3 + HNO3 D. NH4NO2 t→° N2 + 2 H2O


Câu 44: Nồng độ ion NO3- trong nước uống tối đa cho phép là 9 ppm. Nếu thừa ion NO 3- sẽ gây một loại bệnh
thiếu máu hoặc tạo thành nitrosamin, một hợp chất gây ung thư đường tiêu hóa. Để nhận biết ion NO 3-, người ta
dùng
A. CuSO4 và NaOH. B. Cu và NaOH. C. Cu và H2SO4. D. CuSO4 và H2SO4.
Câu 45: Cần lấy bao nhiêu lít khí N 2 và H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac? Biết rằng thể tích của các khí
được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.
A. 33,6 lít N2 và 100,8 lít H2 B. 8,4 lít N2 và 25,2 lít H2
C. 268,8 lít N2 và 806,4 lít H2 D. 134,4 lít N2 và 403,2 lít H2
Câu 46: Hòa tan 32 g hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO 31M (dư), thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối
lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu là
A. 1,2 gam. B. 1,88 gam. C. 2,52 gam. D. 3,2 gam.
Câu 47: Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô dung dịch
thu được. Hỏi những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu ?
A. 50,0 gam Na3PO4. B. 49,2 gam NaH2PO4; 14,2 gam Na2HPO4.
C. 15,0 gam Na2HPO4. D. 14,2 gam Na2HPO4; 49,2 gam Na3PO4.
Câu 48: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của
A. P B. P2O5 C. PO43- D. H3PO4
Câu 49. Chọn phát biểu đúng.
A. Photpho trắng tan trong nước không độc.
B. Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong nước.
C. Photpho trắng hoạt động hoá học kém hơn photpho đỏ
D. Photpho đỏ phát quang màu lục nhạt trong bóng tối
Câu 50: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch gồm các muối
A. KH2PO4 và K2HPO4 B. K2HPO4 và K3PO4
C. KH2PO4 D. KH2PO4; K2HPO4 và K3PO4
Câu 51: Cho m (g) Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thấy tạo ra 11,2 lít (đktc) hỗn hợp 3 khí NO, N 2O, N2
với tỷ lệ mol tương ứng là 1:2:2. Giá trị của m là
A. 16,47 gam. B. 23 gam. C. 35,1 gam. D. 12,73 gam.
Câu 52: Axit nitric đặc có thể phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ở điều kiện thường?
A. Fe, MgO, CaSO3, NaOH. B. Al, K2O, (NH4)2S, Zn(OH)2.
C. Ca, NaNO3, NaHCO3, Al(OH)3. D. Cu, Fe2O3, Na2CO3, Fe(OH)2.
Câu 53: Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam một kim loại M trong dung dịch HNO 3 ta thu được 4,48 lít NO (đktc). Kim
loại M là
A. Zn. B. Fe. C. Mg. D. Cu.
Câu 54: Hòa tan hoàn toàn 15,9 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Mg, Cu bằng dung dịch HNO 3 thu được 6,72 lít khí
NO (đktc) và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X thì thu được khối lượng muối khan là
A. 77,1 gam. B. 71,7 gam. C. 17,7 gam. D. 53,1 gam.
Câu 55: Khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp Mg(NO3)2 và NaNO3, hỗn hợp chất rắn thu được gồm:
A. NaNO2, MgO. B. NaNO2, Mg(NO2)2. C. Na2O, MgO. D. Na2O, Mg(NO2)2.
Câu 56: HNO3 không phản ứng với
A. Ag. B. Sn. C. Au. D. Cu
Câu 57: Cho các phản ứng sau trong điều kiện thích hợp:
(1) S + HNO3 → (2) FeO + HNO3 → (3) Fe2O3 + HNO3 →
(4) HCl + NaOH → (5) Mg + HCl → (6) Cu + HNO3 →
Số phản ứng oxi hóa - khử là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 58: Trong phản ứng: HNO3 + P → H3PO4 + NO2 + H2O. Hệ số của P (số nguyên, tối giản) là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 59: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của
A. (NH4)2HPO4 và KNO3. B. NH4H2PO4 và KNO3.
C. (NH4)3PO4 và KNO3. D. (NH4)2HPO4 và NaNO3.
Câu 60: Chia m gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc nguội thu được 0,672 lít khí (đktc).
Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí (đktc).
Giá trị của m là
A. 4,96. B. 8,80. C. 4,16. D. 17,6.

You might also like