You are on page 1of 6

Trường THPT Trần Phú Hóa học 11

PHIẾU BÀI TẬP (8) AXIT NITRIC

Tên học sinh:........................................................Trường: ........................................

Bài 1: Khoanh tròn câu chọn


Câu 1: Mức oxi hóa cao nhất của nito trong các hợp chất là
A. 5. B. 7. C. 4. D. -3.
Câu 2: Phần tử nào sau đây có chứa nito đạt mức oxi hóa cao nhất?
A. NH3. B. NH 4 . C. NO2 . D. HNO3.

Câu 3: Nito trong phần tử nào sau đây chưa đạt mức oxi hóa cao nhất?
A. KNO3. B. NH4Cl. C. NO 3 . D. HNO3.
Câu 4: HNO3 đặc kém bền, dưới tác dụng của ánh sáng, phân hủy mộ phần theo phương
trình hóa học nào sau đây?
A. 2HNO3  H2 + N2 + 3O2. B. 2HNO3  H2O + N2O + 3O2.
C. 4HNO3  2H2O + 4NO + 3O2. D. 4HNO3  2H2O + 4NO2 + O2.
Câu 5: HNO3 tinh khiết là chất lỏng, không màu nhưng dung dịch HNO3 đặc lại có màu
vàng là do HNO3
A. tan nhiều trong nước. B. bị khử bởi các chất của môi trường.
C. có tính oxi hóa mạnh. D. có hòa tan một lượng nhỏ NO2.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Axit nitric là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí.
B. Khi có ánh sáng, HNO3 đặc hòa tan một lượng nhỏ NO2, nên dung dịch có màu
nâu đỏ.
C. HNO3 tan vô hạn trong nước.
D. Nito trong HNO3 có mức ox hóa cao nhất.
Câu 7: Tính chất hóa học nào không phải của HNO3?
A. axit mạnh. B. oxi hóa mạnh. C. khử mạnh. D. bị phân hủy.
Câu 8: Cho các nhận xét sau:
– Tính axit của HNO3 yếu hơn HCl và H2SO4.
– HNO3 làm quì tím hóa đỏ.
– HNO3 đặc kém bền, dễ bị phân hủy giải phóng khí NO2.
– HNO3 đặc có tính oxi hóa mạnh, còn HNO3 loãng thì có tính khử.
– Dung dịch HNO3 loãng có màu vàng.
Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét trên?
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Au-Trang 1
Trường THPT Trần Phú Hóa học 11

Câu 9: Nếu cho NaOH tác dụng với axit nitric đặc thì sản phẩm thu được là
A. NaNO3, NO2 và H2O. B. NaNO3, NO và H2O.
C. NaNO3 và H2O. D. NaNO2 và H2O.
Câu 10: Nếu cho sắt (III) oxit tác dụng với axit nitric đặc thì sản phẩm thu được là
A. Fe(NO3)3 và H2O. B. Fe(NO3)3, NO2 và H2O.
C. Fe(NO3)3, NO và H2O. D. Fe(NO3)2, NO2 và H2O.
Câu 11: Sản phẩm khử nào không tạo ra trong phản ứng của HNO3 thể hiện tính oxi hóa?
A. NO2. B. N2. C. NH4NO3. D. N2O5.
Câu 12: Khi cho HNO3 đặc tác dụng với chất khử, sản phẩm khử thường được tạo ra là
A. NO2. B. N2. C. NH4NO3. D. N2O.
Câu 13: Trạng thái tồn tại sản phẩm khử nào của HNO3 khác với các chất còn lại?
A. NO2. B. N2. C. NH4NO3. D. NO.
Câu 14: Trong phản ứng mà HNO3 thể hiện tính oxi hóa, nếu sản phẩm sau phản ứng
không có khí thoát ra thì sản phẩm khử của HNO3 sẽ là
A. NO2. B. N2. C. NH4NO3. D. N2O.
Câu 15: Đơn chất nào không tác dụng với dung dịch HNO3 ở điều kiện thích hợp?
A. S. B. P. C. C. D. N2.
Câu 16: Nhóm kim loại nào sau đây bị thụ động với dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Cu, Al. B. Al, Fe. C. Fe, Mg. D. Mg, Cu.
Câu 17: Kim loại tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Cu. B. Al. C. Fe. D. Au.
Câu 18: Để đựng dung dịch HNO3 đặc, nguội có thể dùng bình bằng vật liệu nào sau đây?
A. Cu. B. Al hoặc Fe. C. Sn. D. Zn.
Câu 19: Khi cho Cu tác dụng với HNO3 đặc, để xử lý khí thoát ra ta nên
A. dùng 1 miếng bông ướt đậy lên miệng ống nghiệm.
B. dùng nút cao su đậy miệng ống nghiệm.
C. khí thoát ra không độc nên không cần xử lý.
D. dùng 1 miếng bông tẩm dung dịch NaOH đậy lên miệng ống nghiệm, sau khi phản
ứng kết thúc cho toàn bộ hệ thống vào chậu đựng nước vôi trong.
Câu 20: Dãy gồm các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính axit là
A. CaCO3, Cu(OH)2, Mg. B. CuO, NaOH, S.
C. Na2CO3, Fe(OH)3, NH3. D. KOH, FeO, K2CO3.
Câu 21: Dãy gồm các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa là
A. Mg, S, Fe3O4. B. Al, FeCO3, CaO.
C. Cu, C, Fe(OH)2. D. Na2SO3, CuO, CaCO3.

Au-Trang 2
Trường THPT Trần Phú Hóa học 11

Câu 22: Cho các chất sau đây: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCO3. Có bao
nhiêu chất tác dụng với HNO3 để HNO3 thể hiện tính oxi hóa mạnh?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 23: Phương trình hóa học viết đúng là
A. 5Cu + 12HNO3 đặc  5Cu(NO3)2 + N2 + 6H2O.
B. Mg + 4HNO3 loãng  Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
C. 8Al + 30HNO3 loãng  8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O.
D. FeO + 2HNO3 loãng  Fe(NO3)2 + H2O.
Câu 24: Cho phản ứng aFe  bHNO3 
 cFe(NO3 )3  dNO  eH2O
Khi các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên đơn giản nhất. Giá trị của (a + b) bằng
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 25: Tổng hệ số của các chất trong phương trình hóa học khi cho P tác với HNO3 đặc là
A. 11. B. 12. C. 13. D. 14.
Câu 26: Tổng hệ số của các chất trong phương trình hóa học giữa Cu với HNO3 đặc, là
A. 10. B. 11. C. 8. D. 9.
Câu 27: Hệ số của HNO3 trong phương trình hóa học khi cho Zn tác với HNO3 loãng là bao
nhiêu? Biết rằng, sản phẩm của phản ứng không có khí thoát ra.
A. 9. B. 10. C. 12. D. 8.
Câu 28: Cho nhôm vào dung dịch HNO3 loãng, Al tan hết nhưng không có khí sinh ra. Tỉ
lệ mol của Al và HNO3 là bao nhiêu ?
A. 1 : 2. B. 1 : 10. C. 4 : 15. D. 8 : 19.
Câu 29: Hòa tan 0,64 gam Cu vào dung dịch HNO3 đặc thì thu được a mol một chất khí.
Giá trị của a là
A. 0,01. B. 0,02. C. 0,03. D. 0,015.
Câu 30: Hòa tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,448L khí NO duy
nhất (đktc). Giá trị của m là
A. 1,12. B. 11,2. C. 0,56. D. 5,6.
Câu 31: Hòa tan 1,44 gam kim loại R (hóa trị II) vào dung dịch HNO3 loãng thì thu được
0,5376L khí NO duy nhất (đktc). R là kim loại nào sau đây?
A. Ca. B. Mg. C. Zn. D. Cu.
Câu 32: Cho 11 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu
được 0,3 mol khí NO duy nhất. Khối lượng (gam) của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là
A. 5,6 và 5,4. B. 5,4 và 5,6. C. 4,4 và 6,6. D. 4,6 và 6,4.
Câu 33: Hòa tan 0,01 mol cacbon vào dung dịch HNO3 đặc thì thu được a mol hỗn hợp
gồm hai chất khí. Giá trị của a là
A. 0,01. B. 0,02. C. 0,04. D. 0,05.

Au-Trang 3
Trường THPT Trần Phú Hóa học 11

Câu 34: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, người ta đun hỗn hợp
A. dung dịch NaNO3 và H2SO4 loãng. B. dung dịch NaNO3 và H2SO4 đặc.
C. tinh thể NaNO3 và H2SO4 loãng. D. tinh thể NaNO3 và H2SO4 đặc.
Câu 35: Để điều chế một lượng nhỏ dung dịch HNO3 trong phòng thí nghiệm, ta sử dụng
hóa chất và cách thu HNO3 theo hình vẽ nào là thích hợp nhất?
A. B.

C. D.

Câu 36: Cho các phương trình hóa học sau: (1) 4NH3 + 5O2   4NO + 6H2O.
o
xt,t

(2) 4NO2 + O2 + 2H2O  o


 4HNO3.
xt,t

(3) 2NO + O2   2NO2.


Thứ tự phương trình hóa học để sản xuất HNO3 từ NH3 là
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (2). C. (3), (2), (1). D. (3), (1), (2).
Câu 37: Cho các phương trình hóa học sau:
(1) 4NH3 + 5O2  4NO + 2H2O (2) 2NO + O2  2NO2
(3) 4NO2 + O2 + 2H2O  4HNO3 (4) N2 + O2  2NO
Khi có sét đánh, axii nitric được tạo thành trong nước mưa với các phương trình hóa
học theo thứ tự nào sau đây?
A. (1), (2), (4). B. (4), (2), (3). C. (1), (2), (3). D. (4), (3), (2).
Câu 38: Ứng dụng nào sau đây không phải của HNO3?
A. Sản xuất phân bón. B. Sản xuất thuốc nổ T.N.T.
C. Sản xuất khí NO2 và N2H4. D. Sản xuất thuốc nhuộm.
Câu 39: Hãy chọn phát biểu đúng?
A. Dung dịch HNO3 làm xanh quỳ tím và làm phenolphtalein hóa hồng.
B. HNO3 được dùng để sản xuất phân đạm, thuốc nổ, thuốc nhuộm, dược phẩm...
C. Trong công nghiệp, để sản xuất HNO3 người ta đun NaNO3 rắn với H2SO4 đặc.
D. Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí amoniac.
Câu 40: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HNO3 và HCl là
A. Quỳ tím. B. NaOH. C. Cu. D. Na2CO3.

Au-Trang 4
Trường THPT Trần Phú Hóa học 11

Bài 2: 1. Cho 3,6 gam kim loại R (có hóa trị a) tan hoàn toàn trong 500mL dung dịch HNO3
1M thu được chất khí không màu, hóa nâu ngoài không khí (là sản phẩm khử duy
nhất) và dung dịch X. Để trung hòa lượng axit dư trong X thì cần dùng 80 gam dung
dịch NaOH 5%. Xác định R.
2. Hỗn hợp X gồm kim loại R (có hóa trị a, đứng trước hidro trong dãy hoạt động
hóa học của kim loại) và sắt. Chia 6,4 gam X thành hai phần bằng nhau:
– Cho phần 1 tác dụng với H2SO4 loãng, dư thu được 2,24L khí H2.
– Hòa tan phần 2 vào HNO3 dư thu được 1,68L một chất khí không màu, hóa
nâu ngoài không khí (không còn sản phẩm khử khác).
Biết các khí đo ở đktc. Viết các phương trình hóa học xảy ra và xác định R.
3. Hòa tan hoàn toàn m gam Mg trong dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ thu được dung
dịch X và 0,112L khí N2O (đktc). Thêm dung dịch KOH dư vào X và đun nóng nh
thì thoát ra 0,336L một chất khí có mùi khai (đktc).
a. Sản phẩm khử trong phản ứng của Mg với HNO3 có những chất nào? Viết
các phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính giá trị của m.
4. Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ được dung dịch
X và 8,96L hỗn hợp khí Y gồm N2, N2O, d Y / H  20 . Thêm dung dịch NaOH dư vào
2

X và đun nóng nh thì thoát ra 1,12L một chất khí có mùi khai (đktc).
a. Xác định các sản phẩm khử, rồi viết các phương trình hóa học xảy ra và
tính số mol của từng chất trong Y.
b. Tính giá trị của m.
Bài 3: 1. Để hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe và MgO thì cần dùng 350mL dung
dịch HNO3 1M (vừa đủ). Kết thúc phản ứng, thu được 1,12L một chất khí không
màu, hóa nâu khi để ngoài không khí (sản phẩm khử duy nhất) (đktc). Tính giá trị m.
2. Để hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm FeO và Cu thì cần dùng dung dịch chứa
0,24 mol HNO3 (vừa đủ). Kết thúc phản ứng, thu được 0,08 mol một chất khí màu
nâu đỏ (không còn sản phẩm khử khác). Tính giá trị m.
3. Hòa tan 14,88 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HNO3 dư thì thu
được 0,672L một chất khí không màu, hóa nâu đỏ khi để ngoài không khí (đktc)
(không còn sản phẩm khử khác). Tính khối lượng của từng chất có trong X.
4. Hòa tan 9 gam hỗn hợp một chất gồm FeCO3 và Cu vào dung dịch HNO3 vừa đủ
thì thu được 2,24L hỗn hợp hai khí không màu; trong đó, có một khí hóa nâu khi để
ngoài không khí (đktc) (không còn sản phẩm khử khác).
Tính khối lượng của từng chất có trong X.

Au-Trang 5
Trường THPT Trần Phú Hóa học 11

Bài 4: 1. Hòa tan hoàn toàn 140,4 gam vào dung dịch HNO3 dư, thu được V(L) hỗn hợp
gồm ba chất khí NO, N2, N2O với tỉ lệ mol là 1 : 2 : 2 (không còn sản phẩm khử
khác). Tính giá trị của V ở đktc?
2. Hòa tan hoàn toàn 0,03 mol Mg và 0,02 mol Fe vào dung dịch HNO3 dư, thoát ra a
mol NO2 và 0,02 mol khí NO (không còn sản phẩm khử khác). Tính giá trị của a?
3. Hòa tan hoàn toàn 0,025 mol Zn và a mol Fe vào dung dịch HNO3 dư, thoát ra
0,02 mol NO và 0,01 mol khí N2O (không còn sản phẩm khử khác). Tính a?
4. Hòa tan hoàn toàn 3,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch HNO3 dư, thu
được 0,2 mol hỗn hợp gồm NO và NO2 với tỉ lệ mol 1 : 1 (không còn sản phẩm khử
khác). Tính khối lượng của từng kim loại có trong hỗn hợp ban đầu?
5. Cho 2,16 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được 0,896L khí NO (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Tính giá trị của m?
6. Cho m gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 0,56L khí N2O (ở đktc) và dung dịch chứa 27,16 gam muối. Tính giá trị của m?
7. Cho 12 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X và
V(L) hỗn hợp gồm N2O và N2 có tỉ khối so với H2 bằng 18. Cô X, thu được 75 gam
muối khan. Tính giá trị của V (đktc)?
8. Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch
HNO3 loãng (dư), thu được 1,344L khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung
dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính giá trị m?
9. Cho hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, CuO và Cu2O (có số mol mỗi chất là a) phản ứng
hết với dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được 0,07 mol NO2 và 0,03 mol NO (không
còn sản phẩm khử khác). Tính giá trị a?
10. Cho 10,4 gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe, FeS, FeS2 và S phản ứng với dung dịch
HNO3 đặc nóng dư, thu được 26,88L khí NO2 (không còn sản phẩm khử khác) và
dung dịch X. Cho Ba(OH)2 dư vào X thu được m gam kết tủa. Tính m?

Au-Trang 6

You might also like