You are on page 1of 9

ĐHQG-HCM Ngày nhận hồ sơ

Trường ĐHKHXH&NV Do P.ĐN&QLKH ghi Mẫu: SV00

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP KHOA


NĂM HỌC 2022 - 2023

Tên đề tài: PHƯƠNG THỨC LẬP LUẬN TRONG TRANH BIỆN


(KHẢO SÁT CUỘC THI TRƯỜNG TEEN 2019)

Thành phần tham gia thực hiện đề tài


T
Chịu trách nhiệm Điện thoại
T Họ và tên Email
2056020058@hcmussh.edu.v
1. Hồ Hồng Hân Chủ nhiệm 0708706851
n
2. Hoàng Đình Kim Long Tham gia 094332773 hdklong2703@gmail.com

Hồ sơ gồm

T
Tên văn bản Có Không
T
1. Thuyết minh đề tài x
TP.HCM, tháng 10 năm 2022
2. Văn bản khác x
Mẫu SV01
ĐHQG-HCM Ngày nhận hồ sơ:
Trường Đại học KHXH&NV Mã số đề tài:

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA NGÔN NGỮ HỌC

A. THÔNG TIN CHUNG


A1 . Tên đề tài
- Tên tiếng Việt: Phương thức lập luận trong tranh biện (khảo sát cuộc thi Trường
Teen 2019)
- Tên tiếng Anh: Argumentation in Debate (Based on “Trường Teen” Debating
Competition)
A2. Thuộc ngành/nhóm ngành Hệ đào tạo
þ Khoa học Xã hội þ Hệ đại trà
þ Khoa học Nhân Văn  Hệ chất lượng cao

Chuyên ngành hẹp: Ngôn ngữ học


A3. Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Hồ Hồng Hân MSSV: 2056020058
Ngày tháng năm sinh: 24/12/2002 Nam/Nữ: Nữ
Số CMND: 079302010215 Ngày và nơi cấp: 22/11/2021 tại TP. HCM
Số tài khoản: 1017501255 tại Ngân hàng Vietcombank
Chi nhánh ngân hàng: Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên hệ: 63 Tái Thiết, phường 11, quận Tân Bình, TPHCM.
Điện thoại: 0708706851 Email: 2056020058@hcmussh.edu.vn
A4. Nhóm nghiên cứu
TT Họ và tên Mã số sinh viên Phân công

1 Hồ Hồng Hân 2056020058 Chủ nhiệm

2 Hoàng Đình Kim Long 1956020092 Thành viên

A5. Kinh phí thực hiện: đề xuất 2.000.000 VNĐ.


Số tiền bằng chữ: Hai triệu đồng
B. MÔ TẢ NGHIÊN CỨU
B1. Lý do chọn đề tài
Con người là mỗi một bản thể khác nhau, khác nhau về suy nghĩ, về quan điểm
nhìn nhận cuộc sống,..Vì vậy, để bắt tất cả mọi người cùng đồng tình với một ý kiến là
một chuyện không hề dễ dàng, bởi vì ai cũng muốn ý kiến của mình được công nhận.
Chính sự mâu thuẫn đó đã tạo nên các cuộc tranh luận. Trong tranh luận, người tham
gia sẽ đưa ra quan điểm của mình và tìm mọi cách để chứng minh quan điểm của mình
là hợp lý. Chúng ta gọi quá trình này là lập luận. Như Giáo sư Zarefsky David trong
quyển sách “Argumentation: The Study of Effective Reasoning” đã nhận định rằng việc
tranh luận là một quá trình “đưa ra lý do” (“reason giving”), tức là cung cấp lý lẽ để
chứng minh cho nhận định của người nói. Vì vậy, có thể nói, tranh luận là một vấn đề
xảy ra thường nhật trong cuộc sống của chúng ta. Từ những việc nhỏ nhất như chúng ta
tranh luận để xem ai là người xứng đáng được mẹ cho nhiều tiền hơn, chúng ta tranh
luận xem ai mới là lớp trưởng. Hay những vấn đề mang tính chất quan trọng như tranh
cãi pháp lý, các luật sư đưa ra những bằng chứng trước tòa để biện hộ cho bị cáo; các
nhà địa chất tranh luận để tìm ra giải pháp hợp lý cho vấn đề nóng lên toàn cầu. Đâu
đâu, chúng ta cũng bắt gặp những cuộc tranh luận, dù là quy mô nhỏ hay lớn.
Chính vì tầm quan trọng và giá trị thực tiễn của lập luận, nhiều cuộc thi về tranh
biện trên khắp thế giới đã nổ ra như “World Schools Debating Championships
(WSDC)” – Giải vô địch tranh biện học sinh thế giới, “World Universities Debating
Championship (WUDC)” – Giải vô địch tranh biện các trường đại học thế giới, “The
European Universities Debating Championship (EUDC)” – Giải vô địch tranh biện các
trường đại học châu Âu, “Asian Universities Debating Championship (AUDC)” – Giải
vô địch tranh biện các trường đại học châu Á. Nắm bắt được xu hướng thế giới, các
cuộc thi về tranh biện cũng xuất hiện tại Việt Nam. Và Trường Teen là một trong số đó,
dưới hình thức là chương trình phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, hướng tới các
bạn học sinh trung học phổ thông yêu thích tranh biện, và nói lên quan điểm của mình
về những vấn đề trong xã hội. Cuộc thi ngay sau đó nhận được sự quan tâm đông đảo
của khán giả, và thường xuyên tạo ấn tượng tốt với những màn tranh luận nảy lửa, kịch
tích giữa hai phe “ủng hộ” và “phản đối”. Tính đến nay chương trình đã trải qua được 3
mùa nhưng vẫn luôn là chương trình thu hút rất nhiều khán giả của VTV7. Nhiều phần
tranh biện của các bạn học sinh đã “gây bão” và thu về hàng triệu lượt xem như phần
tranh biện thứ 2 giữa Mai Anh (THPT Chuyên Ngoại Ngữ) và Minh Anh (THPT
Chuyên Nguyễn Tất Thành) được trích từ Trường Teen 2019 – Tập 10 thu hút hơn 5,4
triệu view trên fanpage VTV7. 
Chúng tôi, cũng như khán giả đã đón xem cuộc thi, cảm thấy khá thú vị bởi nhiều
phong cách lập luận độc đáo và thuyết phục của từng bạn thí sinh. Các bạn không đóng
khung nhận định của mình một cách hiển nhiên, mà đã đưa ra rất nhiều lý lẽ xác đáng
để chứng minh cho quan điểm nòng cốt. Điều đáng nói ở đây chính là mỗi phần thi chỉ
kéo dài vỏn vẹn 3 phút, việc chọn lọc và sáng tạo các lý lẽ phù hợp, cũng như cách sắp
xếp chúng sao cho hiệu quả thuyết phục nhất, mới là điểm sáng của Trường Teen. Hơn
nữa, vì tính chất cuộc thi là sự đối đầu giữa hai phe “ủng hộ” và “phản đối”, chương
trình đã giúp khán giả khi xem có cái một cái nhìn khách quan, đa chiều đối với vấn đề
được đưa ra. Nắm bắt được sự độc đáo của cuộc thi Trường Teen cũng như tầm quan
trọng của lập luận trong đời sống, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài này với mục đích
là tìm hiểu sự đa dạng lập luận của các bạn thí sinh trong trường Teen, đồng thời khẳng
định giá trị lý thuyết lập luận trong tranh biện đời sống. Không những thế, với điều kiện
thuận lợi là được học tập về ngôn ngữ học, cũng như còn trong độ tuổi ngồi trên ghế
nhà trường, ngôn ngữ của chúng tôi khá gần gũi với ngôn ngữ của các bạn học sinh
trong trường Teen, chính vì sự thuận lợi đó càng tạo điều kiện cho chúng tôi thực thi đề
tài này. 

B2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


B2.1. Thực tiễn trong nước
Lập luận có tầm quan trọng trong đời sống. Vì vậy mà từ rất lâu đời, người ta đã
nghiên cứu về lập luận. Vào thời cổ đại, thế kỷ V trước công nguyên, đồn đại một
truyền thuyết về sự thống trị tàn bạo của hai bạo chúa vùng đất Sicile. Đứng trước sự áp
bức dữ dội này, Corax và học trò của ông Tisias đã soạn thảo một tài liệu về lập luận 
mang tên “Phương pháp lý lẽ” nhằm kiện cáo, phơi bày tội ác của hai tên bạo chúa
trước toà. Theo Nguyễn Đức Dân, đây có lẽ là văn bản đầu tiên đề cập đến phương pháp
lập luận.
Buổi đầu, khi nói đến sự lập luận, nó được xem như một lĩnh vực trong thuật
hùng biện - một “nghệ thuật nói năng”. Trong Rhetoric (Tu từ học) của Aristote cũng có
trình bày về sự lập luận. Tiếp sau đó, sự lập luận dần dần có mặt trong các phép suy
luận lôgích, thuật ngụy biện hay trong những cuộc nghị luận, tranh cãi ở tòa án.
Nửa sau thế kỉ XX, lý thuyết lập luận được quan tâm trở lại. Xuất hiện đầu tiên
trong thời kì này là công trình “Khảo luận về sự lập luận - Tu từ học mới” của Perelman
và Olbrechts - Tyteca (1958), sau đó thì có công trình “The Uses of Argument” của S.
Toulmin (1958), và “De la logique à l'argumentation” của Grize (1982). Năm 1971,
Kahane H viết công trình nổi tiếng về lập luận Logic and contemporary rhetoric (Logic
và tu từ học hiện đại).
Nhưng đến năm 1983, hai tác giả Pháp J. Anscombre và O. Ducrot đã đưa ra một
số kiến giải mới, độc đáo về lý thuyết lập luận trong ngôn ngữ học. Hướng nghiên cứu
này đã gặt hái được nhiều kết quả mới mẻ, thú vị, và hiện nay được rất nhiều người
quan tâm.
Năm 1985, Trung tâm châu Âu về nghiên cứu lập luận (Centre européen pour
l’Étude de l’Argumentation) đã được thành lập và tổ chức nhiều hội thảo chuyên về lập
luận.
Các mô hình lập luận cũng là một công cụ tốt để tranh biện. Giáo sư Zarefsky
David của Đại học Northwestern đã viết quyển sách nổi tiếng về vấn đề này:
Argumentation: The Study of Effective Reasoning.
B2.2. Thực tiễn trong nước
Khi kể đến Việt Nam trong những bước đầu tiên tiếp cận lý thuyết lập luận,
không thể không nhắc đến hai công trình nghiên cứu tiên phong nổi tiếng: Đỗ Hữu
Châu, Đại cương ngôn ngữ học, Ngữ dụng học (1993), Nguyễn Đức Dân - Ngữ dụng
học (1998). 
Trong cuốn sách Ngữ dụng học (1998), Nguyễn Đức Dân đã dành riêng một
chương IX với dung lượng 90 trang để nói về lý thuyết lập luận, ông khẳng định:
“Trong cuộc sống, con người luôn luôn cần dùng tới lập luận”. Công trình nghiên cứu
đã chỉ ra những nội dung chính yếu cấu thành nên lý thuyết, trong đó có ba nội dung lớn
(1) Đề cập các khái niệm cơ bản như sự kiện, luận cứ, kết đề, tác tử, kết tử, (2) Mô tả hệ
thống các kiểu suy luận trong lập luận theo lôgích, (3) Mô tả hệ thống các loại lý lẽ,
trong đó phần (3) được Nguyễn Đức Dân đặt nhiều sự quan tâm nhất. Ngoài ra, Nguyễn
Đức Dân còn có một số công trình liên quan đến những hình thức logic trong lập luận
như Lôgích - ngữ nghĩa - cú pháp (1987 ), Lôgích và tiếng Việt (1996). Trong đây, ông
chủ yếu chỉ ra tác dụng lôgích, ngữ nghĩa của các khái niệm cụ thể là kết tử, tác tử cũng
như các từ hư, sắc thái liên từ. Ngoài những công trình lớn, Nguyễn Đức Dân còn có
nhiều bài viết riêng lẻ như Lý thuyết lập luận đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ (số 5 - 1998),
Về khái niệm lập luận trong sách giáo khoa đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ (số 2 - 2015).
Những công trình nghiên cứu lý thuyết lập luận của Nguyễn Đức Dân được viết một
cách có hệ thống và đề cập đến nhiều loại lý lẽ thường sử dụng trong lập luận, đây là tài
liệu quan trọng làm cơ sở lý thuyết chính trong công trình nghiên cứu của chúng tôi. 
Song song, Đỗ Hữu Châu trong Đại cương ngôn ngữ học - Tập 2 cũng đã dành
dung lượng 47 trang cho lý thuyết lập luận ở chương IV.
Lý thuyết lập luận đã bắt đầu được đón nhận và quan tâm hơn ở Việt Nam, cụ thể
là với công trình nghiên cứu của Nguyễn Thiện Giáp - Dụng học Việt ngữ (2000), trong
công trình này, ông tập trung chú ý đến lập luận trong hội thoại. Ngoài ra, còn có công
trình của Đỗ Thị Kim Liên - Ngữ dụng học (2005).
Vì đóng vai trò quan trọng trong đời sống, lập luận dần dần là vấn đề được các
nhà nghiên cứu quan tâm, và áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. 
Nói về lập luận trong ngôn ngữ, năm 2014, Nguyễn Duy Trung đã viết công trình
nghiên cứu Lôgích, ngữ nghĩa, lập luận (trên cứ liệu tiếng Việt). Trong công trình,
Nguyễn Duy Trung tập trung xoay quanh những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa
tư duy và ngôn ngữ, giữa Lôgích và lập luận hay các hình thức ngôn ngữ trong lập
luận,...Đây là một công trình có hệ thống lý thuyết chỉn chu và bao quát, là một trong
những tài liệu tham khảo ý nghĩa giúp chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
Trong lĩnh vực văn học, cũng có các công trình nghiên cứu về lập luận như:
Nguyễn Thị Hải Yến(2000), Phương pháp lập luận trong Tam Quốc Diễn Nghĩa; Đào
Mục Đích (2001), Ngôn ngữ và phương pháp lập luận (trên cứ liệu phê bình văn học
bằng Tiếng Việt); Trần Thị Giang (2005), Phương thức lập luận trong tiểu thuyết cổ
điển Trung Quốc và phương Tây. Năm 2011, Trần Trọng Nghĩa với công trình Một số
phương thức lập luận trong truyện cười hiện đại (dựa vào cứ liệu truyện cười trên các
báo điện tử tiếng Việt) và năm 2015 với công trình Lập luận trong tiểu phẩm trào
phúng, tác giả đã tập trung khảo sát các cách thức lập luận để tạo nên lối nói hài hước
trong một số truyện cười. Những công trình nghiên cứu trên đã góp phần cung cấp
những tư liệu đa dạng về các phương thức lập luận thường được sử dụng trong các tác
phẩm văn học cũng như trong việc phê bình văn học, đây cũng là lĩnh vực có nhiều
công trình nghiên cứu về phương thức lập luận nhất hiện nay.
Trong lĩnh vực báo chí, có công trình nghiên cứu của Trần Lê Dung (2008),
Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận, trong đó, tác giả đã
trình bày các lập luận cơ bản thường được sử dụng trong thể loại bình luận. Sau đó, vào
năm 2018, Nguyễn Ngọc Thắm cũng cho ra đời công trình liên quan đến lĩnh vực báo
chí: Lý lẽ lập luận trên chuyên mục “Góc nhìn” (Báo VnExpress).
Quảng cáo cũng là một lĩnh vực mà vai trò của lập luận được đặt lên trên hàng
đầu. Quảng cáo sử dụng lập luận để thuyết phục khách hàng đến với nhãn hàng và mua
sản phẩm bằng việc tạo ra các câu slogan, các văn bản quảng cáo hiệu quả. Năm 2006,
Ngô Thị Thanh Hà đã tiên phong trong lĩnh vực này khi đã hệ thống các loại lý lẽ và các
phương thức gây hiệu quả trong lập luận của văn bản quảng cáo, với công trình nghiên
cứu Lý lẽ trong lập luận của văn bản quảng cáo (trên cứ liệu báo chí tiếng Việt hiện
nay).
Ngoài ra, lập luận trong lĩnh vực pháp lý cũng nhận được sự quan tâm với công
trình nghiên cứu Ngôn ngữ và phương pháp lập luận trong tranh cãi pháp lý của Lê Tô
Thuý Quỳnh (2000) hay Phan Thị Ngọc Thuỷ (2006) trong công trình Lập luận pháp lý
(bình diện ngữ dụng học).
B3. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài “Phương thức lập luận trong tranh biện (khảo sát cuộc thi trường Teen
2019)”, chúng tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích đặc điểm các lý lẽ, cụ thể là
các lý lẽ được sử dụng trong các phần tranh biện, dựa theo lý thuyết lập luận để phân
tích các lý lẽ, chúng tôi hy vọng khái quát các loại lý lẽ được sử dụng trong các tập phát
sóng của Trường Teen 2019. Đồng thời, một lần nữa nhằm khẳng định vai trò của lập
luận trong tranh biện đời sống. Điều này, hướng tới sự sáng tạo và lập luận trong ngôn
ngữ nhưng vẫn giữ được giá trị đẹp đẽ của tiếng Việt trong tranh biện.
B4. Đối tương nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
B4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về lý lẽ được sử dụng tranh biện trong cuộc thi
Trường Teen 2019. Cụ thể là các loại lý lẽ, hình thức và phương thức lập luận được sử
dụng.
B4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về giới hạn bình diện nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát các lý lẽ được sử dụng
trong tranh biện tại cuộc thi Trường Teen 2019, cụ thể là 15 tập được phát sóng trên
phương tiện truyền thông như đài truyền hình, Youtube,… Bên cạnh đó, chúng tôi sử
dụng các lý lẽ trong cuộc thi Trường Teen 2020 và Trường Teen 2021, nhằm mục đích
so sánh sự khác biệt của các loại lý lẽ được dùng như thế nào thông qua các mùa.
B5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số thủ pháp và phương pháp nghiên cứu như sau:
- Thủ pháp nghiên cứu:
+ Tổng hợp các tài liệu về phương thuận lập luận để trình bày cơ sở luận, phục
vụ trong nghiên cứu.
+ Tìm kiếm và tổng hợp những lý lẽ nổi bật được sử dụng trong các tập phát
sóng của cuộc thi Trường Teen 2019.
+ Thống kê và phân tích các phương thức lập luận xuất hiện được các học sinh
sử dụng trong tranh biện tại cuộc thi Trường Teen 2019.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp miêu tả - phân tích
Miêu tả các khái niệm lý lẽ và đặc trưng từng loại lý lẽ theo lý thuyết lập luận.
Dựa trên phương thức lập luận, phân tích lý lẽ tranh biện của các học sinh thông qua các
nét đặc trưng của ngôn ngữ.
B6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
B6.1. Ý nghĩa lý luận
Qua việc nghiên cứu, chúng tôi khái quát được lý lẽ được sử dụng như thế nào
trong cuộc thi Trường Teen 2019. Từ đó, làm rõ phương thức lập luận được sử dụng
như thế nào trong việc tạo nên các lý lẽ tranh luận.
B6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với đề tài nghiên cứu, chúng tôi phân tích những lý lẽ tranh biện theo lý thuyết
lập luận trong cuộc thi Trường Teen 2019. Điều này, góp phần làm rõ sự có mặt của
những phương thức lập luận trong đời sống hằng ngày và những giá trị mà phương thức
lập luận mang lại trong nhiều khía cạnh khác, không riêng gì tranh biện.
B7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng ngữ
liệu, phụ lục, bố cục luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và những vấn đề liên quan
Trong chương 1, công trình của chúng tôi sẽ trình bày hai vấn đề:
Cơ sở lý thuyết lập luận: bao gồm các khái niệm cơ bản về lập luận, lý lẽ, luận cứ, tác
tử, kết tử; những thành tố logic trong lập luận; đặc điểm các loại lý lẽ; các phương pháp
lập luận,...
Giới thiệu khái quát về cuộc thi Trường Teen: sự ra đời, đặc điểm và mục đích
của cuộc thi; giới thiệu đơn vị sản xuất…
Chương 2: Phương thức lập luận trong tranh biện cuộc thi Trường Teen 2019
Ở chương 2, chúng tôi tập trung thống kê, trình bày, phân tích và mô tả các loại
lý lẽ xuất hiện trong phạm vi ngữ liệu, những hình thức ngôn ngữ tạo nên lý lẽ, hình
thức nào được sử dụng nhiều nhất, ít nhất, và giải thích tác dụng của những hình thức
lập luận đó. Đó là nội dung chính của công trình nghiên cứu.
Chương 3: So sánh lý lẽ tranh biện trong cuộc thi Trường Teen 2019 và Trường Teen
các mùa sau
Ở chương này, chúng tôi tiến hành so sánh lý lẽ trong tranh biện Trường Teen
2019 với Trường Teen các mùa sau để chỉ ra nét tương đồng và khát biệt trong cách lập
luận theo từng mùa

B8. Đăng ký sản phẩm khoa học của đề tài

STT Thể loại sản phẩm Số lượng


1 Bài viết Hội thảo khoa học
2 Bài đăng trên Tạp chí/chuyên san
3 v.v…..
Ngày ……tháng…… năm 2022 Ngày ……tháng…… năm 2022
Giảng viên hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài

Ngày ……tháng…… năm 2022 Ngày ……tháng…… năm 2022


Chủ tịch Hội đồng Phòng ĐN&QLKH

You might also like