You are on page 1of 9

Ngày nhận hồ sơ

Do P.ĐN&QLKH ghi Mẫu: SV00


ĐHQG-HCM
Trường ĐHKHXH&NV

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP KHOA


NĂM HỌC 2022 - 2023

Tên đề tài: TÌM HIỂU LỄ HỘI PHI TA KHON Ở TỈNH LOEI, THÁI LAN

Thành phần tham gia thực hiện đề tài


Điện
TT Chịu trách nhiệm
Họ và tên thoại Email
033702231 chanhthu30042001@gmail.co
1. Kiên Thị Chanh Thu Chủ nhiệm
1 m
Nguyễn Thị Hoàng 037900034 2056110306@hcmussh.edu.v
2. Tham gia
Yến 0 n
Đoàn Thị Thu 096235384 2056110018@hcmussh.edu.v
3. Tham gia
Quỳnh 3 n
Hoàng Thị Kiều
083968503 2056110274@hcmussh.edu.v
4. Tham gia
Trang 0 n

Hồ sơ gồm

T
Tên văn bản Có Không
T
1. Thuyết minh đề tài 1 º
2. Văn bản khác º º
TP.HCM, tháng 10 năm 2022
Mẫu SV01
ĐHQG-HCM Ngày nhận hồ sơ:
Trường Đại học KHXH&NV Mã số đề tài:

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA

A. THÔNG TIN CHUNG


A1 . Tên đề tài
- Tên tiếng Việt: Tìm hiểu lễ hội Phi Ta Khon tỉnh Loei, Thái Lan
- Tên tiếng Anh: Research on Phi Ta Khon in Loei province, Thailand
A2. Thuộc ngành/nhóm ngành Hệ đào tạo
þ Khoa học Xã hội þ Hệ đại trà

 Khoa học Nhân văn  Hệ chất lượng cao


Chuyên ngành hẹp:
A3. Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Kiên Thị Chanh Thu MSSV: 2056110117
Ngày tháng năm sinh: 30/04/2001 Nam/Nữ: Nữ
Số CMND: 335001536 Ngày và nơi cấp: 15/12/2016 tại
Trà Vinh
Số tài khoản: 1008 7087 6391 tại Ngân hàng: VietinBank
Chi nhánh ngân hàng: Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên hệ: Ký túc xá khu B, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương
Điện thoại: 0337022311 Email:
chanhthu30042001@gmail.com
A4. Nhóm nghiên cứu
TT Họ và tên Mã số sinh viên Phân công
1 Kiên Thị Chanh Thu 2056110117 Chủ nhiệm
2 Nguyễn Thị Hoàng Yến 2056110306 Thành viên
3 Đoàn Thị Thu Quỳnh 2056110018 Thành viên
4 Hoàng Thị Kiều Trang 2056110274 Thành viên
A5. Kinh phí thực hiện:
Số tiền bằng chữ: một triệu đồng
B. MÔ TẢ NGHIÊN CỨU
B1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống nhân
loại. Văn hóa không chỉ có mặt trên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội mà còn gắn
bó mật thiết với con người. “Một quốc gia mà không có văn hóa thì quốc gia đó sẽ
không tồn tại”, văn hóa từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của mỗi quốc
gia, khu vực nào.
Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú. Trong
đó Thái Lan là một trong những quốc gia mang trong mình vô vàn những nét đẹp văn
hóa độc đáo, thú vị. Đây là quốc gia có sự giao thoa văn hóa giữa Ấn Độ và Trung
Hoa, tuy nhiên Thái Lan vẫn luôn giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp, mang bản sắc của mình. Đặc biệt, phải nhắc tới những lễ hội đặc trưng mang lại
những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế. Các lễ hội không chỉ thể hiện tinh
thần đoàn kết trong cộng đồng mà còn tạo nên những không gian văn hóa vô cùng
thiêng liêng, tưng bừng và náo nhiệt. Việc tham gia lễ hội cũng là một cách để học
tập, tìm hiểu về cội nguồn lịch sử của dân tộc từ đó có trách nhiệm hơn với bản thân,
gia đình và xã hội. Hơn nữa, lễ hội còn mang lại những nguồn năng lượng tích cực,
những niềm vui, tiếng cười, quên đi những ưu phiền, lo lắng.
Ở Thái Lan ngoài những lễ hội truyền thống nổi tiếng được nhiều người biết
đến như Loy Krathong, Songkran… thì còn có vô số các lễ hội địa phương mang lại
những nét đẹp, phong tục tập quán riêng. Trong đó, có thể nhắc đến lễ hội Phi Ta
Khon, một lễ hội mang màu sắc rất riêng, rất độc đáo mà người ta ví cho cái tên là lễ
hội Halloween của Thái Lan được tổ chức tại huyện Dan Sai, tỉnh Loei, vùng Đông
Bắc Thái Lan. Đây là một trong những lễ hội thể hiện niềm tin của người dân về một
thế giới luôn tồn tại song song với thế giới của loài người, đem đến cho chúng ta một
cái nhìn văn hóa vô cùng cá tính, phá cách của người dân vùng Đông Bắc Thái Lan.
Đây là một trong những lễ hội địa phương góp phần tô đậm thêm màu sắc cho nền
văn hóa truyền thống của Thái Lan.
Đến với lễ hội Phi Ta Khon ở tỉnh Loei, chúng ta sẽ có cơ hội khám phá và
hiểu biết hơn về đời sống văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của người dân nơi đây. Bên
cạnh đó, ta còn tìm hiểu về những niềm tin Phật giáo được thể hiện rất rõ trong lễ hội
này, cùng với đó là những giá trị tốt đẹp mà lễ hội mang lại cho xã hội Thái Lan.
Chúng tôi là những sinh viên ngành Thái Lan học và có niềm đam mê khám
phá các lễ hội truyền thống, với chúng tôi, văn hóa Thái Lan rất đáng quan tâm và tìm
hiểu. Chúng tôi cảm thấy đây là một trong những lễ hội truyền thống vô cùng thú vị,
tuy nhiên còn nhiều thắc mắc cần giải đáp. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định chọn
“Tìm hiểu lễ hội Phi Ta Khon ở tỉnh Loei, Thái Lan” để làm đề tài nghiên cứu khoa
học cấp khoa năm 2022-2023.
B2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu lễ hội Phi Ta Khon ở tỉnh Loei, Thái Lan ở các quốc gia trên
thế giới vẫn còn rất ít và hạn chế. Hầu hết những tài liệu liên quan đến lễ hội Phi Ta
Khon mà chúng tôi tìm được đều là các công trình nghiên cứu ở Thái Lan. Những
công trình nghiên cứu có liên quan đến lễ hội Phi Ta Khon ở Thái Lan, có thể kể đến
các công trình nghiên cứu nổi bật như:

“การละเล่ นผีตาโขน รู ปแบบและการสร้ างสรรค์ ส่ ู ผลิตภัณฑ์ วัฒนธรรม ” (tạm dịch:


“Vui
chơi Phi Ta Khon hình thức và việc sáng tạo nên sản phẩm văn hóa”) (Tạp chí
khoa học Journal of Art Klong Hok) của tác giả Suppawit Masasai. Tạp chí này đã
nêu ra được khái quát về nguồn gốc, hình thức diễn ra lễ hội Phi Ta Khon, đồng thời
nêu ra việc tạo ra các sản phẩm văn hóa để kinh doanh vào dịp lễ hội Phi Ta Khon
nhằm đã góp phần vào việc phát triển nền kinh tế địa phương, vùng sâu vùng xa của
Thái Lan.

Bài luận văn “ศิลปกรรมท้ องถิน


่ : การศึกษาห้ ากากผีตาโขน อำเภอด่ านซ้ าย จังหวัด
เลย”
(tạm dịch: “Nghệ thuật vùng miền: Tìm hiểu mặt nạ Phi Ta Khon huyện Dan Sai,
tỉnh Loei”) của tác giả Pongsatorn Pinitwat. Nội dung chính của bài luận văn này chủ
yếu tập trung nghiên cứu về các hình dạng và các cách làm ra những chiếc mặt nạ Phi
Ta Khon từ xưa đến nay.

Gần đây nhất, công trình nghiên cứu “ประเพณีบ ุณ หลวงและการเล่ น ผีต าโขน :
อำเภอด่ านซ้ าย จังหวัดเลอ บทบาทหน้ าที่ในสถานะประเพณีประดิษฐภายใต้ สถานการณ์ โรคโค
วิด-19” ( tạm
dịch: “Lễ hội truyền thống Bon Luang và hoạt động vui chơi Phi Ta Khon, huyện
Dan Sai, tỉnh Loei, các chức năng trong vai trò là văn hóa truyền thống được phát
huy trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19”) (tạp chí khoa học Đại học Phòng Thương
Mại Thái Lan, năm thứ 41, tháng 9 - tháng 12 năm 2020, tr. 21-36) của tác giả
Theerapat Khumting và Pakpoom Sookcharoen. Trong tạp chí này đã cho thấy năm
chức năng thông qua việc tổ chức lễ hội Phi Ta Khon, bao gồm: Phản ánh những giá
trị truyền thống nguyên bản; Thể hiện nỗi sợ và ước muốn an toàn trước đại dịch
Covid-19; Giúp người dân xây dựng sự đồng thuận xã hội; Tạo nên cuộc vui chơi và
động lực cho người tham gia lễ hội; Thừa kế và truyền tải kiến thức việc tạo ra các
trang phục hóa trang Phi Ta Khon cho các thế hệ sau.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên hầu hết chưa tập trung nhiều vào
việc nghiên cứu nguồn gốc hình thành lễ hội Phi Ta Khon mà chỉ khai thác một khía
cạnh hẹp về lễ hội Phi Ta Khon. Bên cạnh đó, nguồn tư liệu tiếng Việt về lễ hội Phi
Ta Khon vẫn còn rất hạn chế, chỉ có các bài viết giới thiệu sơ khai về lễ hội và còn rất
rời rạc, chưa đi sâu vào vấn đề.
Đứng trước tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước như hiện nay, đồng thời
thừa kế những nội dung nghiên cứu đã xuất hiện trong các công trình nghiên cứu đi
trước, chúng tôi lựa chọn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu lễ hội Phi Ta Khon
ở tỉnh Loei, Thái Lan” nhằm nghiên cứu rõ hơn về nguồn gốc, hình thức diễn ra lễ
hội và các khía cạnh khác của Phi Ta Khon ở tỉnh Loei, Thái Lan để mang đến một
bài nghiên cứu toàn diện hơn.
B3. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu “Tìm hiểu lễ hội Phi Ta Khon ở tỉnh Loei, Thái Lan” của
chúng tôi chủ yếu tập trung làm rõ về những khía cảnh nổi bật như nguồn gốc, truyền
thuyết, đặc điểm hình dáng, phân loại các loại mặt nạ Phi Ta Khon. Từ đó giúp cho
người đọc có cái nhìn rõ hơn về lễ hội Phi Ta Khon.
Đồng thời, bài viết còn nghiên cứu vai trò của lễ hội Phi Ta Khon đối với văn
hóa và kinh tế của đất nước Thái Lan. Giúp cho người đọc thấy được giá trị mà lễ hội
Phi Ta Khon đem lại cho người dân Thái Lan.
Ngoài ra, bài nghiên cứu này còn có thể trở thành nguồn tư liệu tham khảo cho
những ai đang tìm hiểu về lễ hội Phi Ta Khon ở tỉnh Loei, Thái Lan.
B4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội Phi Ta Khon của Thái Lan.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
Không gian nghiên cứu: Lễ hội Phi Ta Khon ở tỉnh Loei, Thái Lan.
Thời gian nghiên cứu: Lễ hội Phi Ta Khon của người Thái Lan từ lúc hình
thành cho đến ngày nay.
B5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài “Tìm hiểu lễ hội Phi Ta Khon ở tỉnh Loei, Thái Lan” là kết quả của
quá trình tìm hiểu, sàng lọc những kiến thức từ những nguồn tài liệu đáng tin cậy và
sự hiểu biết của chúng tôi. Để xây dựng thành bài nghiên cứu hoàn chỉnh, chúng tôi
đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp tổng hợp tư liệu: Chúng tôi chủ yếu dùng phương pháp này để
tổng hợp và tham khảo những tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, cụ thể là các
tài liệu tham khảo về định nghĩa cái tên của lễ hội Phi Ta Khon và ý nghĩa thật sự
đằng sau những chiếc mặt nạ; Hình thức và việc sáng tạo các sản phẩm văn hoá thể
hiện nét đặc trưng của lễ hội Phi Ta Khon; Vai trò của lễ hội Phi Ta Khon,... Trên cơ
sở những tài liệu mà chúng tôi có được, chúng tôi tiến hành xử lý, phân tích, tham
khảo và tổng hợp để làm rõ nội dung nghiên cứu của mình hơn.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về sự hình
thành lễ hội Phi Ta Khon, đồng thời nghiên cứu thêm đặc điểm hình dạng, kiểu dáng
khác nhau của các loại mặt nạ được sử dụng trong lễ hội Phi Ta Khon của người dân
Thái Lan của thời xưa so với ngày nay. Nhờ đó, có cái nhìn tổng quan về sự phát
triển cũng như sự thay đổi của lễ hội Phi Ta Khon theo thời gian.
Phương pháp liên ngành: Phương pháp này chúng tôi sử dụng để kết hợp các
kiến thức từ những lĩnh vực nghiên cứu khác như: văn hoá, xã hội, kinh tế,... để phân
tích, đánh giá và tìm hiểu một cách chi tiết, toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề nghiên
cứu của mình.
B6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ cung cấp những tư liệu,
kiến thức văn hoá, xã hội về đất nước và con người Thái Lan nhằm phục vụ cho việc
học tập, công tác giảng dạy và nghiên cứu cho chuyên ngành Thái Lan học - Khoa
Đông Phương học, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ
Chí Minh và các trường đại học khác.
Ý nghĩa khoa học: Đề tài này tìm hiểu khá đầy đủ nguồn gốc của lễ hội Phi Ta
Khon dựa trên việc phân tích niềm tin, quan niệm mang ý nghĩa tâm linh của người
dân Thái Lan, đưa lễ hội Phi Ta Khon của tỉnh Loei đến gần hơn với các học giả
trong nước và khách du lịch quốc tế; bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị truyền thống
tốt đẹp đến với thế hệ trẻ để lưu giữ lễ hội không bị mai một. Ngoài ra, đề tài này còn
góp phần cho thấy được sự ảnh hưởng mạnh mẽ của niềm tin tâm linh đối với đời
sống văn hoá, xã hội của người Thái Lan.
B7. Bố cục đề tài
Bài nghiên cứu của chúng tôi ngoài các phần như mở đầu, tài liệu tham khảo
và phụ lục thì nội dung chính sẽ gồm ba phần như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Ở chương này, chúng tôi trình bày những khái niệm cơ bản về lễ hội, văn hoá,
sự hình thành và phát triển Phật giáo Theravada nói chung và ở Thái Lan nói riêng,
đồng thời chúng tôi khái quát về đất nước Thái Lan trên nhiều phương diện, để làm
nền tảng cho việc tìm hiểu những vấn đề ở chương 2 và 3.
Chương 2. Tổng quan lễ hội Phi Ta Khon
Ở chương 2, chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan lễ hội Phi Ta Khon, bao gồm
nguồn gốc hình thành, các hoạt động diễn ra trong lễ hội, cũng như các cách làm ra
trang phục, mặt nạ được sử dụng trong lễ hội Phi Ta Khon. Thông qua đó, người đọc
sẽ thấy được niềm tin Phật giáo và những nét văn hóa đặc sắc có trong lễ hội.
Chương 3. Vai trò của lễ hội Phi Ta Khon
Dựa trên nền tảng các nội dung trước, ở chương này, chúng tôi sẽ đưa ra một
bức tranh tổng quan nhất về vai trò của lễ hội Phi Ta Khon đối với Thái Lan trên ba
phương diện: kinh tế, văn hóa và đời sống của người dân Thái Lan. Từ cơ sở đó, bài
nghiên cứu sẽ nêu lên các biện pháp giữ gìn và phát huy các vai trò mà lễ hội Phi Ta
Khon đã mang lại.
B8. Đăng ký sản phẩm khoa học của đề tài

STT Thể loại sản phẩm Số lượng


1 Bài viết Hội thảo khoa học 1
2 Bài đăng trên Tạp chí/chuyên san
3 v.v…..

Ngày ……tháng…… năm 2022 Ngày 12 tháng 10 năm 2022


Giảng viên hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài

Kiên Thị Chanh Thu

Ngày ……tháng…… năm 2022 Ngày ……tháng…… năm 2022


Chủ tịch Hội đồng Phòng ĐN&QLKH

You might also like