You are on page 1of 173

ĐHQG-HCM Ngày nhận hồ sơ

Trường ĐHKHXH&NV
Do P.ĐN&QLKH ghi Mẫu: SV02

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG


NĂM HỌC 2021 – 2022

Tên đề tài:
TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA TRUNG HOA
TRÊN BÌNH DIỆN VĂN HÓA TRONG VÙNG VĂN HÓA CHỮ HÁN

Thành phần tham gia thực hiện đề tài

Chịu trách
TT Họ và tên Điện thoại Email
nhiệm
1856110042@hcm
1. Nguyễn
1 Thị Thanh Cẩm Chủ nhiệm 0365395217
ussh.edu.vn
1856110013@hcm
2. Đặng Kim Tuyến Tham gia 0368911540
ussh.edu.vn
1856110080@hcm
3. Lương Nguyễn Quỳnh Hương Tham gia 0399825697
ussh.edu.vn

TP.HCM, tháng 5 năm 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Khoa: ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA


TRUNG HOA TRÊN BÌNH DIỆN VĂN HÓA TRONG VÙNG
VĂN HÓA CHỮ HÁN

Ngày ……tháng…… năm 20… Ngày 9 tháng 6 năm 2022


Người hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)

Nguyễn Thị Thanh Cẩm

Ngày ……tháng…… năm 20… Ngày ……tháng…… năm 20…


Chủ tịch Hội đồng Phòng ĐN&QLKH
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2022


MỤC LỤC

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH ....................................................................................... 1

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 3

DANH SÁCH CHỮ CÁI VIẾT TẮT ....................................................................... 4

DANH SÁCH HÌNH ẢNH ...................................................................................... 5

A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 7

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 7

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................. 8

3. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................. 19

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 19

5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 20

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................ 20

7. Bố cục đề tài ........................................................................................................... 21

B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 23

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 23

1.1 Khuếch tán văn hóa .......................................................................................... 23

1.2 Vùng văn hóa chữ Hán ..................................................................................... 25

1.3 Tổng quan Phật giáo Đại thừa Trung Hoa ........................................................ 29

1.4 Việc truyền bá Phật giáo Đại thừa Trung Hoa trong vùng văn hóa chữ Hán ... 45

CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG TRONG PHẠM VI TRUNG HOA 50

2.1 Văn hóa phi vật thể .............................................................................................. 50

2.1.1 Tư tưởng triết học .......................................................................................... 50

2.1.2 Tôn giáo – tín ngưỡng ................................................................................... 58

2.1.3 Ngôn ngữ........................................................................................................ 68

2.1.4 Văn học .......................................................................................................... 74


2.2 Văn hóa vật thể..................................................................................................... 80

2.2.1 Kiến trúc ........................................................................................................ 80

2.2.2 Điêu khắc ....................................................................................................... 86

2.2.3 Hội họa .......................................................................................................... 94

CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG TRONG PHẠM VI KHU VỰC ............................. 101

3.1 Việt Nam ............................................................................................................101

3.1.1 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa.........102

3.1.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa vật thể ...........................................105

3.1.3. Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa phi vật thể.....................................115

3.2 Triều Tiên ...........................................................................................................122

3.2.1 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Triều Tiên ......................123

3.2.3 Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa phi vật thể.....................................127

3.2.3 Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa vật thể ............................................133

3.3 Nhật Bản.............................................................................................................141

3.3.1 Sự du nhập của Phật giáo Đại thừa của Phật giáo vào Nhật Bản ..............142

3.3.2. Ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa đến văn hóa phi vật thể...145

3.3.3 Ảnh hưởng đến văn hóa vật thể ...................................................................153

C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 159

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 161


TÓM TẮT CÔNG TRÌNH

Hơn 2500 năm trước Phật giáo với một chân lý phổ quát “giải thoát chúng sinh
khỏi bể khổ” đã ra đời ở Ấn Độ. Trải qua quá trình phát triển, Phật giáo Đại thừa đã du
nhập vào Trung thổ theo con đường truyền bá phía Bắc, trở thành một bộ phận quan
trọng trong nền văn hóa Trung Hoa. Với sự tiến bộ về mặt tư tưởng, sự hoàn thiện về
giáo lý và tổ chức, Phật giáo Đại thừa không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thành tố
cấu tạo nên văn hóa Trung Hoa mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến bình diện văn hóa của
các nước Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản hay còn gọi là vùng văn hóa chữ Hán. Đề
tài của chúng tôi dựa vào hai phương pháp chính là phân tích tổng hợp và lịch để tập
trung nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa trên bình diện văn
hóa trong vùng văn hóa chữ Hán, đây có thể được xem là một hướng nghiên cứu mới
so với các công trình cùng chung chủ đề Phật giáo. Kết quả của quá trình nghiên cứu
cho thấy các phương diện văn hóa chịu ảnh hưởng mạnh nhất của Phật giáo Đại thừa
Trung Hoa bao gồm văn hóa phi vật thể: Tư tưởng - triết học, tôn giáo - tín ngưỡng,
ngôn ngữ, văn học và văn hóa vật thể: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa...
Từ khóa tìm kiếm: Phật giáo, Phật giáo Đại thừa Trung Hoa, Vùng văn hóa chữ
Hán.

1
ABSTRACT
Buddhism was derived from India roughly 2500 years ago with the universal
truth of "liberating beings from the valley of tears''. Mahayana Buddhism entered
China via the northern path of development and has since become an essential aspect
of Chinese culture. With the progress in concepts, perfection in doctrine and
organization, Mahayana Buddhism has a profound influence not only on Chinese
culture but also on the cultural aspect of Vietnam, Korean Peninsula and Japan,
together known as the East Asian cultural sphere. The two most common research
methods are meta-analysis and historical research. Our research focuses on the cultural
impact of Mahayana Buddhism on East Asian culture, which is a new research
direction in comparison to previous research on the same Buddhist. The study results
showed that Chinese Mahayana Buddhism has a strong cultural influence on intangible
culture such as philosophy - concepts, religion - belief, languages, literature as well as
tangible culture such as architecture, sculpture, painting,...
Keywords and phrases: Buddhism, Chinese Mahayana Buddhism, East Asian
cultural sphere.

2
LỜI CẢM ƠN

Sau khi hoàn thành bài nghiên cứu khoa học với đề tài “Tìm hiểu ảnh hưởng
của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa trên bình diện văn hóa trong vùng văn hóa chữ
Hán”, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Khoa Đông phương học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã tạo điều kiện cho chúng tôi được
tham gia hoạt động này. Xin cảm ơn toàn thể Thầy Cô chuyên ngành Trung Quốc học
đã cung cấp cho chúng tôi những kiến thức cần thiết để từ đó chúng tôi lấy làm nền
tảng nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Hồ Minh
Quang, đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo chúng tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, lên đề
cương và nghiên cứu. Những chỉ bảo quý giá của thầy không chỉ là cơ sở để chúng tôi
có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học mà còn là cơ sở để chúng tôi tiếp tục tìm
hiểu những công trình tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022

3
DANH SÁCH CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CHỮ CÁI VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ

CN Công nguyên

ĐH KHXH & NV Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

NXB Nhà xuất bản

SCN Sau công nguyên

TCN Trước công nguyên

TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

4
DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 1: Bản đồ vùng văn hóa chữ Hán ............................................................................ 25


Hình 2: Quá trình Phật giáo Đại thừa du nhập vào Trung thổ ........................................ 36
Hình 3: Phật giáo Đại thừa trong vùng văn hóa chữ Hán ............................................. 45
Hình 4: Quan Thế Âm Bồ Tát ....................................................................................... 60
Hình 5: Di Lặc Bồ Tát ................................................................................................... 61
Hình 6: Chữ Phạn .......................................................................................................... 68
Hình 7: Sách chuyên khảo đầu tiên sử dụng phương pháp phiên thiết ......................... 71
Hình 8: Cách bố trí chùa ở Trung Quốc trước thời kỳ Nam Bắc Triều ........................ 81
Hình 9: Chùa Bạch Mã – ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc .......................................... 82
Hình 10: Hang động Long Môn - Trung Quốc ............................................................ 83
Hình 11: Tháp Thích Ca ở chùa Phật Cung tỉnh Sơn Tây ............................................. 85
Hình 12: Phong cách nghệ thuật Gandhara ................................................................... 86
Hình 13: Phong cách Gandhara ở Trung Quốc ............................................................. 87
Hình 14: Phong cách Mathura - 秣菟罗........................................................................ 87
Hình 15: Phong cách Gupta ở Ấn Độ ............................................................................ 89
Hình 16: Phong cách Gupta ở Trung Quốc ................................................................... 89
Hình 17: Các ký hiệu liên quan đến tư thế của thân thể và động tác trên hai tay ......... 91
Hình 18: Tranh bích họa Bắc Ngụy: Hoàng tử Mahasattva bổn sanh ........................... 94
Hình 19: Bản đồ vị trí Việt Nam ................................................................................. 100
Hình 20: Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1981 ...................... 103
Hình 21: Tứ Pháp (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới): Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp
Điện, Pháp Lôi ............................................................................................................. 108
Hình 22: Lễ Phật Thượng Nguyên .............................................................................. 109
Hình 23: Nghi thức bông hồng cài áo ngày Lễ Vu Lan .............................................. 110
Hình 24: Ẩm thực chay Việt Nam ............................................................................... 111
Hình 25: Chùa Một Cột ............................................................................................... 115
Hình 26: Chùa Bút Tháp.............................................................................................. 116
Hình 27: Tháp Bảo Nghiêm ........................................................................................ 116
Hình 28: Phù điêu chạm hình thú trên tháp ................................................................. 117
Hình 29: Ba pho tượng Tam Thế ................................................................................. 118
5
Hình 30: Phật Thiên thủ thiên nhãn ............................................................................. 119
Hình 31: Hình Phật được sơn son thếp vàng ............................................................... 120
Hình 32: Bản đồ vị trí Bán đảo Triều Tiên .................................................................. 122
Hình 33: Chùa Hwangnyongsa .................................................................................... 133
Hình 34: Chùa Bulguksa ............................................................................................. 135
Hình 35: Chùa Haeinsa ................................................................................................ 135
Hình 36: Chùa Tongdosa ............................................................................................. 135
Hình 37: Chùa Podokam được xây ở hẻm núi Kumgangsan ...................................... 136
Hình 38: Nghệ thuật chạm khắc: Bát Vạn Đại Tạng Kinh .......................................... 137
Hình 39: Bộ sách Trực chỉ tâm thể yếu thiết - Jikjisimcheyojeol ............................... 138
Hình 40 : Lối vẽ Đan thanh - Tranh Taenghwa .......................................................... 139
Hình 41: Bản đồ vị trí Nhật Bản .................................................................................. 141
Hình 42: Chùa Đông Đại ở Nara ................................................................................. 153
Hình 43: Chùa Daianji ................................................................................................. 154
Hình 44: Tranh sơn dầu kể lại các tiền kiếp của Đức Phật chịu ảnh hưởng của phong
cách thời Tùy ............................................................................................................... 156
Hình 45: Shingon mandala - tác phẩm mang phong cách Mandala được vẽ trên lụa . 156
Hình 46: Tranh Kichijoten - nữ thần tình yêu với đường cong đầy đặn ..................... 157

6
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử - không đơn thuần chỉ là quá trình hình thành của một quốc gia hay
sự bắt đầu và kết thúc của một triều đại, mà còn là văn hóa, là những dòng tư tưởng
triết học, tôn giáo.Với một quốc gia có bề dày lịch sử hơn 5000 năm, Trung Quốc
không chỉ mang trên mình những giá trị lịch sử dân tộc mà trong suốt tiến trình lịch
sử của mình, văn hóa Trung Hoa cũng không ngừng tiếp nhận những nền văn hóa
khác. Những giá trị ấy đã và đang không ngừng được vun đắp theo dòng chảy của
thời gian. Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa là một xu thế tất yếu của lịch sử, là
phương thức tồn tại của mọi nền văn hóa. Nghĩa là mọi nền văn hóa trên thế giới, dù
lớn hay nhỏ và có sự ảnh hưởng sâu rộng như thế nào cũng không thể phát triển trong
giới hạn của lãnh thổ quốc gia mà phải có sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác. Một
trong những sự giao lưu tiếp biến văn hóa lớn của Trung Quốc phải kể đến là việc
Trung Quốc đã thu nhận Phật giáo và biến Phật giáo trở thành một giá trị văn hóa
tinh thần mang đậm dấu ấn nơi đây.
Trong quá trình phát triển của Phật giáo, Phật giáo Đại thừa đã được hình
thành dưới sự tác động của các yếu tố lịch sử, sau đó men theo con đường tơ lụa du
nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Trên con đường dung hòa với nền văn hóa bản địa,
Phật giáo Đại thừa cho đến nay đã trở thành một bộ phận quan trọng trong văn hóa
Trung Hoa. Sau khi định vị được vị trí của mình, Phật giáo Đại thừa Trung Hoa đã
khẳng định sự ảnh hưởng của mình đối với các nước trong vùng văn hóa chữ Hán.
Đặc biệt, nhờ có những nét tương đồng về địa chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho
Phật giáo Đại thừa Trung Hoa dễ dàng du nhập vào các quốc gia như Nhật Bản,
Triều Tiên và Việt Nam. Với những quan điểm mới mẻ, triết lý phù hợp của mình mà
Phật giáo Đại thừa Trung Hoa đã nhanh chóng được các nước trong khu vực tiếp
nhận.
Bên cạnh đó, qua việc tìm hiểu và thu thập tài liệu, chúng tôi nhận thấy có rất
nhiều học giả đi trước đã nghiên cứu về Phật giáo nói chung và Phật giáo Đại thừa
nói riêng, tuy nhiên đa phần các công trình chỉ tập trung nghiên cứu một cách tổng
quan đối tượng, trong khi khía cạnh ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa ở
bình diện văn hóa đối với các quốc gia trong vùng văn hóa chữ Hán cũng như phạm
vi quốc gia lại chưa được nghiên cứu một cách sâu rộng.

7
Từ những lý do trên, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Tìm hiểu
ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa Trung Hoa trên bình diện văn hóa trong vùng văn
hóa chữ Hán” làm đề tài nghiên cứu khoa học. Thông qua đề tài này, nhóm chúng tôi
hy vọng có thể nhận định một cách toàn diện ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa
không chỉ ở Trung Quốc mà còn đối với các nước trong khu vực và những yếu tố dẫn
đến sự ảnh hưởng này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, Phật giáo đã định hình một vị
trí quan trọng không chỉ ở trên đất nước Trung Hoa mà còn trở thành Quốc giáo của
một số quốc gia ở khu vực châu Á. Vì thế, đối với việc nghiên cứu về Phật giáo đã có
rất nhiều học giả đi trước nghiên cứu về dòng tôn giáo này. Dưới đây là một số công
trình nghiên cứu liên quan đến đề tài mà nhóm chúng tôi đã tìm hiểu:
Nhóm tư liệu Phật giáo:
Cuốn sách “Phật giáo” của Trần Trọng Kim, Nhà xuất bản Tôn giáo năm
2007. Nội dung của cuốn sách đề cập đến các bài diễn thuyết về Phật giáo, góc độ
nhân sinh quan trong Phật giáo, cũng như những học thuyết của hai phái Đại thừa và
Tiểu thừa. Đặc biệt ở cuối quyển sách tác giả đã giải thích cặn kẽ những thuật ngữ
liên quan được dùng nhiều nhất trong Phật giáo. Đồng thời cuốn sách là bản dịch
nhiều thứ tiếng của Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kinh như Phạn ngữ, Hán ngữ, Việt
ngữ,....
Cuốn sách “Nghệ thuật Phật giáo” được biên dịch bởi tác giả Nguyễn Tuệ
Chân, Nhà xuất bản Tôn giáo năm 2008. Cuốn sách là một kho tàng khổng lồ các tác
phẩm nghệ thuật quý báu về Phật giáo, bao gồm các tác phẩm nghệ thuật được chạm
trổ, điêu khắc, các tác phẩm hội họa. Mỗi tác phẩm đều mang trong mình những nét
đặc trưng riêng của Phật giáo từng thời kỳ. Cách đưa Phật giáo vào các tác phẩm
nghệ thuật giúp mọi người dễ dàng hiểu hơn với các triết lý, đồng thời lĩnh hội được
những đặc sắc của Phật giáo.
Công trình “Lịch sử Phật giáo” do Nguyễn Tuệ Chân biên dịch, Nhà xuất
bản Tôn giáo năm 2008. Giống như tựa đề của cuốn sách, tác giả tiến hành khái quát
sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của dòng tư tưởng Phật giáo. Sau khi
Phật giáo gần như bị tiêu vong trên chính mảnh đất quê hương Ấn Độ thì ngược lại,
khi du nhập vào vùng đất khác, dòng tư tưởng này hòa với các dòng tư tưởng truyền

8
thống bản địa và phát triển mạnh mẽ tạo thành một bộ phận quan trọng trong cấu trúc
văn hóa các nước, đặc biệt là Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc.
Công trình “Các tông phái đạo Phật” của Đoàn Trung Còn, nhà xuất bản
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả bàn về các tông phái trong các bộ phái
của Phật giáo. Phái Tiểu thừa có: Câu Xá tông, Thành Thật tông, Luật Tông. Trung
thừa là: Pháp Tướng tông, Tam Luận tông. Và cuối cùng là Đại thừa gồm: Hoa
Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Chân Ngôn tông, Thiền tông, Tịnh Độ tông. Ở một
tông phái, tác giả cung cấp cho người đọc những thông tin về người sáng lập ra tông
phái đó, lịch sử ra đời của từng tông phái, những tông chỉ, giáo lý căn bản và những
học thuyết của từng tông phái. Cuốn sách là là sự tổng hợp những nét đặc trưng, độc
đáo của từng tông phái ứng với từng phái trong sự phát triển của Phật giáo.
Luận văn “Quan niệm về con người trong Triết học Phật giáo” tác giả Trần
Văn Cường đã phân tích vị trí, vai trò, bản chất của con người trong triết học Phật
giáo và nhận thức của con người về cuộc sống. Kết quả của luận văn không chỉ phân
tích quan niệm về con người trong Phật giáo mà còn giúp người đọc tìm được cách
sống cũng như cách nhìn nhận cuộc sống một cách đúng đắn từ đó tìm ra những
chiến lược phát triển đất nước.
Các công trình kể trên là những công trình bao quát tất cả về lịch sử hình
thành và phát triển Phật giáo. Những thông trình này sẽ là tiền đề cho bài nghiên cứu
của chúng tôi.
Nhóm tư liệu Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Đại thừa Trung Hoa:
Trong cuốn sách “Lịch sử Phật giáo Ấn Độ” của Pháp sư Thánh Nghiêm,
Nhà xuất bản phương Đông Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã thuật lại nguồn gốc
ra đời của Phật giáo, sự phân chia bộ phái Phật giáo, quá trình hình thành và phát
triển của Phật giáo Đại thừa và Phật giáo thời cận đại ở Ấn Độ. Thông qua cuốn sách
này, tác giả đã giúp người đọc nhìn lại quá trình ra đời Phật giáo nguyên thủy, cũng
như sự ra đời của phái Đại thừa.
Cuốn sách “Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa” do H.T Thích Minh Châu
dịch, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách này là sự tổng hợp quá trình
ra đời của Phật giáo Đại thừa, bên cạnh đó tác giả còn có sự so sánh những điểm
tương đồng và khác biệt về triết lý Phật giáo giữa hai phái Đại thừa và Tiểu thừa.

9
Thông qua tác phẩm, tác giả đã giúp người đọc nhìn nhận, đánh giá và có cái nhìn cụ
thể hơn giữa hai phái của Phật giáo.
Trong tạp chí với tiêu đề “Khía cạnh Triết học - Tôn giáo của khái niệm
“Chân Như” trong triết lý Phật giáo Đại thừa” của Trương Văn Chung, Triết học số
2 (96), tháng 4-1997. Công trình được tác giả giải thích cặn kẽ thuật ngữ “Chân như”
trong Phật giáo góp một phần vào tìm hiểu toàn bộ hệ thống các khái niệm, thuật ngữ
trong các triết lý của Phật giáo Đại thừa.
Công trình “Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận” của Thích Quảng Độ dịch,
Nhà xuất bản Viện Đại học Vạn Hạnh. Những nội dung cơ bản của Phật giáo Đại
thừa đã được tác giả đưa vào cuốn sách này. Cuốn sách này được tác giả tập trung
nghiên cứu về phái Đại thừa trong Phật giáo. Tác giả đã nghiên cứu về tư tưởng luận,
giáo lý luận và thực tiễn luận của Phật giáo Đại thừa.
Tạp chí với tiêu đề “Kinh Bát Nhã - Bước quá độ từ Tiểu thừa sang Đại thừa
Phật giáo” của tác giả Hoàng thơ, Triết học số 1 (95), tháng 02- 1997. Công trình
nhấn mạnh đến vai trò của Kinh Bát Nhã là tư tưởng chủ đạo toàn bộ văn hệ Phật
giáo Đại thừa. Đồng thời tác giả cũng nhắc đến những giáo lý từ Phật giáo nguyên
thủy đến Phật giáo Đại thừa thông qua kinh Bát Nhã. Kinh Bát Nhã cũng là một sợi
dây liên kết quá trình từ Phật giáo nguyên thủy phân hóa thành Phật giáo Đại thừa.
Nhóm tư liệu Phật giáo Trung Hoa, chúng tôi tiếp cận những công trình
nghiên cứu sau:
Trong công trình “中国佛教发展史略” (Lược sử phát triển của Phật giáo
Trung Quốc) được viết bởi học giả nổi tiếng người Đài Loan Nam Hoài Cẩn -
南怀瑾, Nhà xuất bản Đại học Phúc Đán năm 1996. Cuốn sách này được chia thành
năm chương, trình bày về những nội dung như: Tôn giáo của xã hội Ấn Độ cổ đại;
cuộc đời và sự nghiệp của Thích Ca Mâu Ni, sự phát triển và sụp đổ của Phật giáo từ
thời nhà Hán đến nhà Thanh hay tình hình của Phật giáo Trung Quốc trong thế kỷ
20,... tất cả đã được tác giả đã trình bày một cách ngắn gọn và súc tích. Tác giả cho
rằng, để hiểu được nguồn gốc của Phật giáo, phải có một hiểu biết đơn giản về văn
hóa truyền thống của Ấn Độ trước thời Thích Ca, sau đó mới đi tìm hiểu về việc
truyền bá Phật giáo và hình thức sinh hoạt Phật giáo.
Công trình “中国佛教史” (Lịch sử Phật giáo Trung Quốc) của Nhậm Kế Vũ
- 任继愈 giống như một bản đồ thu nhỏ về Phật giáo. Cuốn sách là tiến trình từ lúc
10
Phật giáo chưa du nhập vào Trung Quốc cho đến lúc bắt đầu có những sự ảnh hưởng
đến Trung Quốc. Cuốn sách là thước đo của Phật giáo trải dài qua các thời kỳ, đồng
thời là những ảnh hưởng, những nội dung, tư tưởng của Phật giáo qua các thời kỳ đó.
Đây có thể coi như là cuốn sách mà ai muốn tìm hiểu về tôn giáo nói chung và Phật
giáo nói riêng đều nên có.
Công trình “中国汉传佛教礼仪” (Nghi lễ Phật giáo Hán truyền Trung Quốc)

của học giả 圣凯 (Thánh Khải), Nhà xuất bản Văn hóa Tôn giáo, 2001. Với quá trình
bảy năm học tập tại Học viện Phật giáo Trung Quốc của tác giả, Thánh Khải cho rằng
ngoài việc thích ứng với nhu cầu phát triển của thời đại mới, càng nên nhấn mạnh
việc kế thừa văn hóa truyền thống, đặc biệt là việc lấy “Lễ” làm gốc. Công trình này
thực hiện việc khảo sát nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của từng lễ nghi
cụ thể, từ đó đem đến cho độc giả một cái nhìn trực quan nhất. Du nhập và tiếp nhận,
Phật giáo đã hấp thụ những dinh dưỡng vốn có của Trung Quốc để rồi sau đó Phật
giáo dần dần được đón nhận rộng rãi của đông đảo nhân dân tại đất nước này.
Trong tác phẩm của Revo Shou năm 2009 – “中国历史中的佛教” (Phật
giáo trong lịch sử Trung Quốc), nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh, tác giả đã tìm hiểu
về bối cảnh thời kỳ khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc. Revo Shou đã cho rằng
Phật giáo Ấn Độ đã manh nha truyền vào Trung Quốc từ thời nhà Hán, tuy nhiên
chưa thể phát triển do hai nguyên nhân cơ bản là hệ thống Hán Nho đang thống trị
mạnh mẽ và Phật giáo chưa kịp thích nghi với vùng đất mới này. Đồng thời trong tác
phẩm này, tác giả cho người đọc thấy được sự thay đổi của văn hóa Trung Quốc khi
Phật giáo du nhập.
Trong luận văn “Đặc điểm Phật giáo Tùy - Đường và ảnh hưởng của nó tới
văn hóa tinh thần Trung Quốc” của tác giả Trần Ngọc Sơn. Luận án này tác giả tiến
hành tìm hiểu về đặc điểm Phật giáo và giới hạn phạm vi nội dung, tư tưởng trong
một giai đoạn Tùy - Đường. Thời Đường cũng là giai đoạn đỉnh cao của Phật giáo ở
Trung Quốc, chính vì vậy tác giả đã có những phân tích cụ thể về những ảnh hưởng
của Phật giáo trong giai đoạn này đối với văn hóa tinh thần của người Trung Hoa. Có
thể nói rằng, đây là bức tranh thu nhỏ của Phật giáo ở một thời kỳ nhất định.
Ở công trình “Lịch sử Phật giáo Trung Quốc” do Thích Thanh Kiểm, Thích
Đức Nhuận đề tựa, nhà xuất bản Vạn Hạnh. Cuốn sách như là thước phim thu nhỏ kể
lại quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Trung Hoa qua các thời kỳ từ lúc
11
du nhập từ thời Hán, đến khi Phật giáo cực kỳ phát triển, trở thành một tôn giáo lớn
mang đậm màu sắc Trung Hoa ở thời Đường và dần dần đánh mất đi sự độc tôn của
mình nhưng vẫn giữ vai trò là một trong ba tôn giáo lớn của Trung Quốc cho đến tận
ngày nay. Không những thế, tác giả cũng đã cho người đọc thấy vị trí của Phật giáo
Trung Hoa trên bản đồ tôn giáo thế giới, với sự du nhập và phát triển của Phật giáo
Trung Hoa đến với các nước lân cận như Triều Tiên.
Nhóm tư liệu văn hóa Trung Hoa:
Đầu tiên, quyển “Giáo trình văn hóa Trung Hoa” của Nguyễn Ngọc Thơ,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Quyển sách này đề cập đến
các trường phái tư tưởng triết học, tôn giáo lớn của Trung Quốc. Trong đó có chương
khái quát quá trình du nhập và sự phát triển của Phật giáo vào Trung Hoa, các trường
phái Phật giáo tiêu biểu và những nội dung cơ bản, giá trị của tư tưởng của Phật giáo.
Cuốn “Giáo trình lịch sử văn minh thế giới”, một tác phẩm của Vũ Dương
Ninh năm 2010, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Cuốn sách trình bày về những
trường phái tư tưởng triết học tôn giáo lớn trên thế giới bao gồm cả quá trình hình
thành và phát triển của Phật giáo cổ đại. Ngoài ra tác giả cũng dành một chương để
trình bày khái quát về Trung Hoa - một trong những cái nôi của nền văn minh thế
giới, trong đó đề cập đến quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo đại thừa vào
Trung Hoa.
Cuốn sách “Kinh điển văn hóa 5000 năm Trung Hoa (Tập 4)” của Dương
Lực, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, năm 2002. Công trình này nằm trong bộ sách
Văn hóa tóm tắt sơ lược về dòng chảy văn hóa Trung Hoa của tác giả Dương Lực. Ở
trong tập 4, tác giả có đề cập đến ba dòng tư tưởng nổi bật là Nho - Phật - Đạo. Đặc
biệt, trong phần Phật giáo, tác giả đã đi sâu vào nền tảng tư tưởng của sự phát triển
Phật giáo ở Trung Quốc. Qua đó nhấn mạnh quan điểm “Từ bi” của Trung Quốc có
ảnh hưởng nhất định đến tôn giáo và tư tưởng Trung Quốc. Không chỉ dừng lại ở đó,
tác giả còn khẳng định rằng ảnh hưởng to lớn của Phật giáo đối với văn hóa truyền
thống chỉ đứng sau Nho gia và Đạo gia.
Cuốn sách “Lịch sử văn hóa Trung Quốc” do Trần Ngọc Thuận, Đào Duy
Đạt và Đào Phương Chi dịch, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội. Đây là cuốn
sách được chia làm 8 phần với 309 đề mục khác nhau. Nội dung cuốn sách xoay
quanh đời sống chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật và đặc biệt phần quan trọng và

12
chiếm số lượng lớn là lịch sử văn hóa Trung Quốc như là tôn giáo, lễ tục, tư tưởng,
giao lưu văn hóa. Cuốn sách này được nhóm tác giả tường thuật, dịch nguyên văn
tiếng Hán là “Trung Quốc văn hóa sử Tam Bách Đề”, là bộ sách nằm trong tùng thư
Tam Bách Đề.
Công trình “Mỹ thuật Trung Quốc” của Đặng Phúc Tinh, Hoàng Lan, Bùi
Hữu Hồng dịch, Nhà xuất bản Thế giới. Trung Quốc vốn là nước có nền văn hóa rất
lâu đời, là nước có những nền văn minh lớn của phương Đông. Kênh qua thời gian,
cũng như với sự phát triển, Trung Quốc ngày nay đã xây dựng cho riêng mình nền
văn hóa đa dạng với nhiều màu sắc khác nhau. Công trình này là sự tổng hợp những
nét tinh hoa của văn hóa đặc sắc ấy thông qua những nét viết, nét chữ trong nghệ
thuật thư pháp, hay những hoa văn được trang trí trên gốm màu thời tiền sử, những
đâu đố về tranh trên đá, hay trên những bức tranh hội họa,...thông qua những nét vẽ
của mình, các tác giả đã thổi hồn, đưa văn hóa Trung Hoa vào những tác phẩm đó.
Công trình “Giao lưu văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, Korea, Việt Nam
trong tiến trình lịch sử” của tác giả Nguyễn Văn Hồng trên Tạp chí Thông tin Khoa
học xã hội số 3. Bài viết này, tác giả chia làm hai phần: phần đầu là Một số nhận định
về giao lưu văn hóa ở Trung Quốc, Nhật Bản, Korea, Việt Nam; và phần thứ hai là
những con đường giao lưu văn hóa. Thông qua bài viết này, tác giả giúp người đọc
hiểu hơn về giao lưu văn hóa, tầm quan trọng của việc giao lưu văn hóa giữa các
nước với nhau.
Cuốn sách “Đại cương văn hóa phương Đông” của Lương Duy Thứ, Phan
Thu Hiền và Phan Nhật Chiêu, Nhà xuất bản Giáo dục. Cuốn sách này chứa đựng
những kiến thức đại cương về văn hóa phương Đông, đặc biệt là dựa trên cơ sở văn
hóa của Trung Hoa và Ấn Độ vốn là những nền văn hóa lớn ở phương Đông và tác
giả còn nhắc đến nền văn hóa Nhật Bản. Ở mỗi đất nước, tác giả đều nhắc đến quá
trình hình thành và phát triển ở mỗi thời kỳ, những nét văn hóa đặc sắc của từng quốc
gia thể hiện qua nền văn học, tôn giáo và nghệ thuật.
Nhóm tư liệu văn hóa Việt Nam và Phật giáo Việt Nam:
Công trình “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, NXB
TP Hồ Chí Minh. Cuốn sách này không chỉ dừng lại ở việc khảo cứu về văn hóa học
đại cương mà còn xác định tọa độ phát triển của văn hóa Việt Nam. Nội dung cuốn
sách bao gồm: Chương I: Cơ sở lý luận cho cách nhìn hệ thống - loại hình về văn hóa

13
Việt Nam; Chương II: Văn hóa nhận thức; Chương III: Văn hóa tổ chức cộng đồng:
đời sống tập thể; Chương IV: Văn hóa tổ chức cộng đồng: đời sống cá nhân; Chương
V: Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên; Chương VI: Văn hóa ứng xử với môi
trường xã hội.
Công trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, NXB Trường
Đại học Tổng hợp TP HCM. Tác giả đã nhấn mạnh tính quan trọng của thành tựu văn
hóa trong bối cảnh chính trị đầy biến động trên thế giới. Vì thế, việc hình thành kiến
thức cơ sở văn hóa, nhập môn văn hóa là vô cùng cần thiết. Ở đây, tác giả đã tiến
hành khảo sát văn hóa Việt Nam trong sự so sánh với các nền văn hóa khác (phương
Tây và Trung Hoa) trên bình diện đồng đại và lịch đại.
Công trình “Việt Nam Phật giáo sử lược” của Thích Mật Thể, NXB Tôn giáo.
Với hàng loạt câu hỏi về nguồn gốc Phật giáo Việt Nam, con đường du nhập và quá
trình phát triển đã khiến tác giả phải để tâm nghiên cứu một cách có chiều sâu. Ở đây,
tác giả đã trình bày một cách có hệ thống các đặc điểm Phật giáo qua các giai đoạn
lịch sử. Từ đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về Phật giáo Việt Nam.
Công trình “Lịch sử Phật giáo Việt Nam I (từ khởi nguyên đến thời Lý Nam
Đế)” của Lý Mạnh Thát, NXB TP HCM. Tác giả cho rằng, việc tìm hiểu lịch sử Phật
giáo cũng là một sự cần thiết khi tìm hiểu lịch sử dân tộc. Cuốn sách bao gồm 12
chương, các luận điểm được trình bày một cách chi tiết, đóng góp những giá trị mới
cho nền học thuật Phật giáo nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung.
Luận văn “Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam” của Nguyễn Văn Thế.
Ở chương 1, tác giả đã trình bày hoàn cảnh và quá trình du nhập Phật giáo vào Việt
Nam. Chương tiếp theo, tác giả nêu ra tư tưởng Phật giáo Việt Nam giai đoạn đầu
công nguyên và quá trình Phật giáo bước đầu len lỏi trong suy nghĩ của cả dân tộc
Việt Nam. Từ đó, nhận thấy vai trò quan trọng của tôn giáo này đối với đời sống tinh
thần của người dân Việt Nam.
Luận văn “Giá trị văn hóa Phật giáo trong bản sắc văn hóa Việt Nam” của
Phan Ngọc Pháp. Trong quá trình phát triển đất nước về mọi mặt, việc giữ gìn và bảo
tồn các giá trị văn hóa truyền thống trở nên vô cùng cần thiết. Nhận thấy được sự
quan trọng đó, tác giả bắt đầu nghiên cứu sâu về yếu tố Phật giáo và ảnh hưởng của
tôn giáo này đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong văn hóa Việt Nam.

14
Luận văn “Hình tượng Bồ Tát Quan Thế Âm trong văn hóa Việt Nam” của
Nguyễn Gia Quốc. Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam, hình ảnh Bồ Tát
Quan Thế Âm đã trở nên quá quen thuộc. Tác giả nghiên cứu với mục đích khám phá
những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Việt Nam được thể hiện qua hình
tượng Quan Thế Âm. Đặc biệt, ở chương 1 và chương 2 tác giả đã trình bày khá chi
tiết quá trình hình thành và phát triển hình tượng Bồ Tát Quan Thế Âm trong lịch sử.
Nhóm tư liệu văn hóa Triều Tiên và Phật giáo Triều Tiên
Công trình “Một vòng quanh các nước : Hàn Quốc” của Trần Vĩnh Bảo,
NXB Văn hóa - Thông tin. Đây là công trình nghiên cứu tương đối chuyên sâu về
Hàn Quốc. Tác giả đã bao quát hầu hết các khía cạnh khi giới thiệu về một quốc gia,
bao gồm: lịch sử, địa lý, văn hóa hóa xã hội, kinh tế, ẩm thực, du lịch….
Công trình “Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại” của
Trần Thị Thu Lương, NXB Tổng hợp TP HCM. Cuốn sách đã tổng hợp các kiến thức
liên quan đến đặc trưng văn hóa Hàn Quốc một cách có hệ thống. Qua đó cho những
ai muốn tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc có cái nhìn, cảm nhận sâu sắc hơn. Tác giả
nhận định rằng, Hàn Quốc là nền văn hóa nông nghiệp giàu tính nhân văn, sự tôn ti,
trọng nghĩa và mang yếu tố tâm linh cao.
Công trình “Những vấn đề văn hóa, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc” được
đóng góp bởi nhiều tác giả, NXB Đại học Quốc gia TPHCM. Đây là tuyển tập 26 bài
báo cáo của các nhà Hàn Quốc học Việt Nam. Nội dung cuốn sách xoay quanh bốn
vấn đề lớn: Thứ nhất là tìm hiểu vấn đề chung; Thứ hai, là các vấn đề văn hóa; Thứ
ba là vấn đề về chính trị; Cuối cùng là vấn đề về ngôn ngữ.
Công trình “Văn học Korea (Triều Tiên - Hàn Quốc)” của Trần Thúc Việt,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là cuốn giáo trình văn học được viết theo khung
lịch sử văn học từ truyền thống thống đến hiện đại. Đặc biệt để người đọc hiểu rõ hơn
văn học nơi đây, ở phần mở đầu của công trình tác giả đã khái quát về đất nước, con
người, lịch sử và văn hóa của Triều Tiên - Hàn Quốc.
Trong công trình “Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc” của Nguyễn Long Châu,
NXB Giáo dục. Cuốn sách đã giới thiệu một số nét văn hóa truyền thống của người
Hàn Quốc. Tác giả nhận định về quốc gia này rằng: “Nằm trong khu vực ảnh hưởng
của nền văn hóa Trung Hoa và qua nhiều thế kỷ giao lưu. Hàn Quốc tiếp nhận ảnh
hưởng của văn minh Trung Hoa”. Đặc biệt, ở chương 3: tôn giáo tác giả đã đề cập

15
khá sâu các tôn giáo lớn ở Bán đảo này. Trong đó, tác giả không chỉ trình bày sự
quan trọng của Phật giáo trong văn hóa nơi đây, mà còn trình bày nghệ thuật Phật
giáo đặc sắc qua hình ảnh tháp xá lị và nghệ thuật tượng Phật.
Luận văn “Cải cách ở Triều Tiên cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX từ khía
cạnh văn hóa chính trị” của Nguyễn Thị Thu Hằng. Tác giả đã tiến hành sơ lược quá
trình diễn biến của cải các giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu XX. Trong đó ở chương 1,
tác giả đã tiếp cận về văn hóa chính trị truyền thống ở Triều Tiên bao gồm: sự sùng
bái nhà nước, tôn sùng cá nhân; chủ nghĩa gia trưởng; chủ nghĩa quốc gia dân tộc,...
Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Lịch sử Korea” của Nguyễn Văn Lịch. Đây là đề
tài trình bày khái quát về lịch sử hơn 5000 của đất nước vùng Đông Á. Công trình hệ
thống tiến trình lịch sử theo các giai đoạn: Thời kỳ tiền sử và sơ sử; Thời kỳ Tam
quốc; Thời kỳ Silla thống nhất; Chế độ phong kiến Koryo; Choson và thời kỳ cận đại
và thời kỳ hiện đại.
Luận văn “Phật giáo Korea qua tác phẩm Tam quốc Di sự” của Nguyễn Trung
Hiệp. Có thể nói, Tam Quốc di sự không chỉ là tài liệu quan trọng để tìm hiểu văn hóa
Triều Tiên thời cổ đại mà còn có ý nghĩa vô cùng thiết thực khi tìm hiểu về văn hóa
Phật giáo trên bán đảo này. Tác giả thông qua việc nghiên cứu tác phẩm này đã hệ
thống các câu chuyện Phật giáo thời Tam quốc và Silla thống nhất. Từ đó kết luận vai
trò và ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống xã hội người Hàn lúc bấy giờ.
Công trình “Phật giáo trên bán đảo Triều Tiên” trên tạp chí nghiên cứu Nhật
Bản và Đông Bắc Á của Đỗ Công Định. Nội dung chủ yếu khái quát quá trình du nhập
và phát triển của Phật giáo tại bán đảo Triều Tiên. Theo đó, Phật giáo từ Trung Quốc
truyền đến và được đón nhận như một quốc giáo. Trải qua quá trình phát triển lâu dài,
dù rằng hiện nay Phật giáo ở Triều Tiên không còn giữ vai trò quốc giáo như đã từng,
nhưng Phật giáo vẫn là một trong những tôn giáo lớn với số lượng tín đồ rất lớn.
Nhóm tư liệu văn hóa Nhật Bản và Phật giáo Nhật Bản:
Cuốn sách “Lịch sử Nhật Bản” của Lê Văn Quang, Tủ sách trường ĐH
KHXH&NV. Nội dung cơ bản của cuốn sách là sơ lược về lịch sử và văn hóa của đất
nước mặt trời mọc qua các thời kỳ. Tác giả lần lượt khái quát sự hình thành và phát
triển của Nhật Bản qua các mốc thời gian cụ thể. Trong phần Nhật Bản trong thời đại
Nara (710-794), tác giả đã đề cập đến sự xuất hiện của các tôn giáo trên lãnh thổ này
chủ yếu là do sự du nhập từ Triều Tiên và Trung Quốc. Tuy nhiên, tác giả cho rằng

16
ngoài việc tiếp thu tôn giáo ngoại lai này, Nhật Bản cũng rất đề cao tôn giáo bản địa
của dân tộc.
Cuốn sách “Lịch sử Nhật Bản Từ thượng cổ đến năm 1334” của George
Sansom do Lê Năng An dịch, NXB Khoa học Xã hội. Nội dung cuốn sách đã mô tả
tổng quan các vương triều Nhật Bản qua các thời kỳ. Tác giả cho rằng, sự cải cách
của triều đình Yamato lúc bấy giờ là cần thiết “bởi vì nhờ ảnh hưởng nền văn minh
Trung Hoa mà Triều Tiên có sức mạnh thậm chí có thể đe dọa cả nước Nhật, đó là
tấm gương đối với người Nhật”1. Đồng thời, tác giả cũng đã nhấn mạnh một trong
những sự thành công khi Nhật Bản dựa theo mô hình chính trị Trung Hoa là sự
truyền bá của đạo Phật.
Công trình “Đối thoại với các nền văn hóa: Nhật Bản” của Trịnh Huy Hóa
biên dịch, NXB Trẻ. Có thể nói rằng, đây là công trình cung cấp kiến thức tổng quát
về đất nước Nhật Bản cho độc giả. Tác giả đã xây dựng công trình trên hệ thống
tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các khía cạnh: địa lý, nguồn gốc dân tộc, kinh tế, tôn
giáo, nghệ thuật, ẩm thực… Với nội dung phong phú được trình bày một cách sinh
động, tác giả đã cung cấp nền tảng kiến thức cho những ai muốn tìm hiểu về nền văn
hóa Nhật Bản.
Công trình “Lịch sử Nhật Bản” do Nguyễn Quốc Hùng chủ biên, NXB Giáo
dục. Đây là cuốn lịch sử được dùng làm giáo trình đầu tiên tại trường ĐH
KHXH&NV Hà Nội. Dựa trên các căn cứ về đặc trưng văn hóa, lịch sử,... cuốn sách
đã hệ thống toàn bộ tiến trình lịch sử của Nhật Bản từ thời tiền sử đến nay.
Công trình “Đời sống tôn giáo Nhật Bản hiện nay” của Phạm Hồng Thái,
NXB Khoa học Xã hội. Cuốn sách đã cung cấp những thông tin về diện mạo tôn giáo
Nhật Bản đương đại. Theo đó, tác giả đã khẳng định sự đa dạng tôn giáo ở quốc gia
này, trong đó tác giả chủ yếu nghiên cứu về ba tôn giáo chính là Kitô giáo, Phật giáo
và Thần Đạo. Ở chương “Tôn giáo Nhật Bản - diện mạo chủ yếu”, Phạm Hồng Thái
đã trình bày cụ thể về sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản, một số đặc điểm và
các tông phái chủ yếu của Phật giáo Nhật Bản.
Công trình “Lịch sử tôn giáo Nhật Bản” của Sueki Fumihiko do Phạm Thu
Giang dịch, NXB Thế giới. Tác giả đã tiến hành tổng hợp toàn bộ lịch sử tôn giáo tại

1
George Sansom. (1994). Lịch sử Nhật Bản Từ thượng cổ đến năm 1334. NXB Khoa học Xã hội.

17
Nhật Bản, bao gồm: Thần Đạo, Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo,... Thông qua việc
nghiên cứu sâu các tầng văn hóa, tác giả đã tìm ra các yếu tố chi phối các dòng tư
tưởng tôn giáo trong xã hội Nhật Bản. Cuốn sách gồm có 4 phần chính, trong đó tác
giả dành hai phần đầu để đề cập đến Phật giáo. Cụ thể là, phần 1: Các vị thần và sự
thâm nhập của Phật giáo (Thời cổ đại) và phần 2: sự triển khai lý luận về Thần Phật
(Thời Trung thế).
Công trình “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần ở xã hội
Nhật Bản” của Nguyễn Thị Thúy Anh, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. Đây là
nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho người đọc khi đã khắc họa rõ nét Phật giáo
Nhật Bản. Từ quá trình du nhập và phát triển đến sự ảnh hưởng đến đời sống tinh
thần xã hội Nhật Bản của Phật giáo ở các lĩnh vực đạo đức, tư tưởng, lối sống, văn
hóa nghệ thuật,... Không chỉ dừng lại ở đó, ở chương 3 tác giả còn trình bày những
điểm tương tương đồng và khác biệt của Phật giáo nơi đây và Việt Nam.
Luận văn “Xã hội Nhật Bản trước cải cách Taika (năm 646)” của Nguyễn
Thùy Tiên. Tác giả nhận định, xã hội Nhật Bản cổ đại đã có những thành tựu văn hóa
nhất định. Các yếu tố văn hóa ngoại lai từ Trung Quốc và Triều Tiên cơ bản đã đóng
góp vào nền văn hóa này, hoàn toàn không làm mờ nhạt bản chất vốn có ở đất nước
này. Đặc biệt, thông qua việc cải cách cũng đã thấy rõ vai trò to lớn của tín ngưỡng -
tôn giáo trong việc cai trị đất nước.
Luận văn “Tịnh Độ tông Nhật Bản trong không gian Phật giáo Đông Á” của
Lý Như Quỳnh. Đối tượng nghiên cứu của tác giả thu hẹp trong một tông phái Phật
giáo Nhật Bản. Bên cạnh sức ảnh hưởng lớn của Thiền Tông, Tịnh Độ Tông tồn tại
với vị trí vững chắc trong xã hội Nhật Bản, qua đó cũng có nhiều đóng góp cho Phật
giáo Nhật Bản nói riêng và văn hóa Nhật Bản nói chung.
Tạp chí “Nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản thời kỳ Kamakura (1180 - 1333)”
của Cung Hữu Khánh. Thời đại Kamakura là một thời đại có nhiều thay đổi trong đời
sống xã hội Nhật Bản. Tác giả cho rằng, với sự phổ biến rộng rãi của Phật giáo lúc
bấy giờ đã thúc đẩy các hình thức nghệ thuật Phật giáo phát triển. Ở đây tác giả nêu
ra các khía cạnh ảnh hưởng lớn trong giai đoạn này, bao gồm: Nghệ thuật kiến trúc,
nghệ thuật hội họa và nghệ thuật điêu khắc.
Tạp chí “Về sự hòa hợp giữa thần đạo và đạo phật ở Nhật Bản” của Nguyễn
Kim Lai. Tác giả cho rằng, Phật giáo là một trong ba học thuyết có sức ảnh hưởng rất

18
lớn đến đời sống xã hội Nhật Bản. Để có thể tồn tại và phát triển lớn mạnh trên vùng
đất mới, Phật giáo đã biến đổi để phù hợp với tín ngưỡng truyền thống nơi đây.
Trong đó, quan niệm “Thần là Phật” đã một phần khẳng định sự hòa hợp với Thần
Đạo ở Nhật Bản.
Bài đăng “Đặc trưng Phật giáo ở Nhật Bản” trên trang Nghiên cứu Nhật
Bản của Trần Thị Mỹ Hoa đã nêu ra các đặc trưng chủ yếu của Phật giáo ở đất nước
mặt trời trời mọc này. Bao gồm các đặc trưng: tính dân tộc trên cơ sở tổng hợp các
yếu tố tôn giáo ngoại lai và bản địa, Phật giáo Nhật Bản có tính thế tục sâu sắc, Phật
giáo Nhật Bản đa dạng tông phái, tính nhân đạo hiện thực. Tác giả nhận định rằng,
sau quá trình phát triển hàng nghìn năm, Phật giáo Nhật Bản đã có những biến đổi
nhất định để phù hợp với văn hóa nơi đây.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên của các học giả là những tư
liệu vô cùng quý báu cho chúng tôi kế thừa và phát triển để hoàn thành đề tài nghiên
cứu. Song, do mục đích và nhiệm vụ của các công trình không giống nhau nên trong
quá trình thực hiện, nhóm chúng tôi tiếp thu dựa trên tinh thần có chọn lọc các tài
liệu liên quan.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
● Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nhóm chúng tôi sẽ làm rõ sự ảnh hưởng
của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa trên các bình diện văn hóa bao gồm: văn hóa vật
thể, văn hóa phi vật thể, tư tưởng triết học, tôn giáo - tín ngưỡng, ngôn ngữ, văn học.
● Làm rõ quá trình truyền bá và ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đến
các nước trong vùng văn hóa chữ Hán bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
● Đối tượng nghiên cứu:
Chủ thể nghiên cứu: Ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa trên bình
diện văn hóa.
Khách thể nghiên cứu: Phật giáo Đại thừa Trung Hoa.
● Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ khi Phật giáo truyền bá vào Trung Quốc.
Không gian nghiên cứu: Vùng văn hóa chữ Hán.

19
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, nhóm chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
dưới đây:
● Phương pháp phân tích - tổng hợp tư liệu:
Phương pháp này được nhóm chúng tôi vận dụng trong việc tiến hành tổng
hợp những tư liệu từ sách vở, các bài luận văn, luận án, các bài báo nghiên cứu khoa
học có liên quan đến đề tài của các nhà nghiên cứu đi trước mà nhóm đã tìm hiểu
được. Sau khi tổng hợp được hệ thống tư liệu phục vụ nghiên cứu đề tài, chúng tôi
tiến hành phân tích, mổ xẻ tư liệu thành từng bộ phận để làm rõ đối tượng nghiên cứu
của đề tài. Trên cơ sở đó kế thừa những nội dung khoa học cần thiết đồng thời trích
dẫn đưa vào trong bài nghiên cứu để tăng tính thuyết phục cho bài nghiên cứu.
● Phương pháp lịch sử:
Nhóm sử dụng phương pháp lịch sử nhằm truy tìm lại cội nguồn, quá trình
hình thành và phát triển của Phật giáo, để từ đó rút ra sự ảnh hưởng của nhánh Phật
giáo Đại thừa Trung Hoa trên bình diện văn hóa đến các nước trong vùng văn hóa
chữ Hán.
● Phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Nhận thấy đề tài liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau bao gồm văn
hóa, triết học, tôn giáo, lịch sử,... Chính vì thế, sử dụng biện pháp nghiên cứu liên
ngành nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu từ nhiều góc nhìn và nhìn nhận đối tượng
một cách chính xác, khách quan.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
● Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần cung cấp kiến thức Phật giáo Đại
thừa Trung Hoa và quá trình truyền bá của nó vào các quốc gia trong khu vực một
cách chính xác, tổng quan nhất. Đặc biệt đề tài làm sáng tỏ những ảnh hưởng của
Phật giáo Đại thừa Trung Hoa trên bình diện văn hóa trong vùng văn hóa chữ Hán.
● Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cung cấp những
kiến thức cơ bản về ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa ở bình diện văn hóa một cách
chính xác, rõ ràng và khách quan. Đồng thời thông qua đề tài chúng tôi mong muốn
góp phần làm phong phú nguồn tư liệu nghiên cứu cho những ai quan tâm đến đề tài
này hoặc những đề tài tương tự.

20
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận và tài liệu tham khảo, chúng tôi chia nội dung
đề tài thành ba phần chính như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Ở chương I, chúng tôi tìm hiểu những cơ sở lý luận và thực tiễn bao gồm quá
trình khuếch tán văn hóa, định vị vùng văn hóa chữ Hán và tổng quan Phật giáo Đại
thừa Trung Hoa, trong đó phần tổng quan Phật giáo Đại thừa Trung Hoa sẽ tiến hành
tìm hiểu các phần danh xưng, quá trình Phật giáo Đại thừa du nhập vào Trung thổ,
việc chuyển ngữ kinh điển, các tông phái chủ yếu. Trên cơ sở đó nghiên cứu về quá
trình truyền bá Phật giáo Đại thừa Trung Hoa vào vùng văn hóa chữ Hán như Việt
Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Đây là những tiền đề cơ bản để nhóm tiếp tục nghiên
cứu đối tượng ở những chương sau.
Chương II: Ảnh hưởng trong phạm vi quốc gia
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã tìm hiểu ở chương I, ở chương II chúng tôi
tìm hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa trong phạm vi quốc
gia trên các bình diện văn hóa phi vật thể, tư tưởng triết học, tôn giáo - tín ngưỡng,
ngôn ngữ, văn học và bình diện văn hóa phi vật thể bao gồm kiến trúc, điêu khắc, hội
họa.
Chương III: Ảnh hưởng trong phạm vi khu vực
Nội dung chính của chương này là tập trung vào tìm hiểu ảnh hưởng của Phật
giáo Đại thừa Trung Hoa trong phạm vi vùng văn hóa chữ Hán bao gồm các quốc gia
Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản.

21
22
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Ở chương này, nhóm chúng tôi sẽ khái quát về một số khái niệm và vấn đề lý
luận liên quan đến đề tài. Chương này đóng góp vai trò tương đối quan trọng, vì đây
sẽ làm cơ sở nền tảng định hướng cho việc tiếp cận đề tài ở chương sau.
1.1 Khuếch tán văn hóa
Văn hóa - đề cập đến mọi giá trị sáng tạo về tinh thần và vật chất, thể hiện
mức sống, trình độ dân trí, giá trị đạo đức của con người và đất nước. Văn hóa tác
động trực tiếp đến bản sắc bản địa của một quốc gia, tạo nên những sự khác biệt giữa
quốc gia này với quốc gia khác. Đặc biệt, trong quá trình tồn tại và phát triển, các nền
văn hóa có xu hướng giao lưu và gắn kết, điều này đã giải thích tại sao các nền văn
hóa thường có đặc trưng hỗn dung điển hình, trong đó nhiều nhất thường ảnh hưởng
bởi các nền văn hóa lớn.
Từ những thập niên 50 của thế kỷ 20, hai nhà văn hoá học người Hoa Kỳ là
A.Kroeber và C.Kluckhohn đã thống kê khoảng 150 định nghĩa văn hoá khác nhau.
Cho đến hiện nay, số lượng về định nghĩa văn hoá đã tăng lên đáng kể.
Theo UNESCO: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của
những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một
nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách
sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.”2
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.”3
Theo Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”4
Tóm lại, nói tới văn hóa là nói tới những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình lao động và được tích lũy theo thời gian.

2
Tuyên bố chung của UNESCO về tính đa dạng văn hóa, 2002.
3
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 3 (1930-1945), Nxb Chính trị Quốc gia, tr.458
4
Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
23
Phương pháp nghiên cứu văn hóa dựa trên lý thuyết các trung tâm và sự lan
tỏa văn hóa hay còn gọi là thuyết khuếch tán văn hóa. Khuếch tán là sự chuyển động,
hòa tan, trộn lẫn, tác động vào nhau do sự chuyển động không ngừng của thời gian
đồng thời chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan.
“Từ cuối thế kỷ XIX ở Tây Âu đã phổ biến thuyết khuếch tán văn hóa
(cultural diffusion) với những đại biểu như F. Ratsel, L. Frobenius, F. Grabner, W.
Schmidt ở Đức, Áo; G. Eliot Smith, W. Rivers ở Anh – Quan điểm chủ yếu của những
người theo thuyết này là văn hoá được hình thành từ một trung tâm rồi được “truyền
bá”, “lan toả” ra các nơi khác bằng cách mô phỏng hoặc nhờ những cuộc thiên di
của các dân tộc. Có lan tỏa toàn bộ hoặc lan tỏa bộ phận (truyền bá những yếu tố
riêng lẻ của một nền văn hoá), lan toả tiên phát (trực tiếp từ nơi phát sinh) hoặc lan
tỏa thứ sinh. Việc cực đoan hóa thuyết này đã dẫn đến chỗ bị giới cầm quyền thực
dân lợi dụng để đề cao dân tộc này và khinh rẻ các dân tộc khác, do vậy mà nó từng
bị kết án là một “học thuyết tư sản”5.
Đối với khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hoá, đây là hiện tượng xảy ra khi
các cộng đồng, dân tộc có nền văn hoá khác nhau bắt đầu tiếp xúc, giao lưu với nhau
để phát triển và tạo ra sự biến đổi văn hóa ở một hoặc cả hai nhóm. Trong đó, chính
các yếu tố “nội sinh” và “ngoại sinh” tạo nên sự phát triển văn hóa ngày càng phong
phú và đa dạng hơn. Giao lưu văn hóa cũng chính là sự chấp nhận các nền văn hóa
ngoại lai của dân tộc bản địa.
“Giao lưu và tiếp biến văn hoá là khái niệm do các nhà dân tộc học Pháp và
nhân học phương Tây đưa ra vào cuối thế kỷ XIX để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu
dài giữa hai nền văn hoá khác nhau và hậu quả của cuộc tiếp xúc này là sự thay đổi
hoặc biến đổi của một số loại hình văn hoá của một hoặc cả hai nền văn hoá đó.
Giao lưu tiếp biến văn hoá là quá trình trong đó một văn hoá thích nghi, ảnh hưởng
một nền văn hoá khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền văn hoá
ấy”6
Khuếch tán văn hóa là sự lan truyền các đặc điểm văn hóa từ nhóm này sang
nhóm khác, là một quá trình hai chiều vì nó liên quan đến hai hoặc nhiều nền văn hóa
kết hợp với nhau và các yếu tố của cả hai nền văn hóa hòa trộn với nhau.

5
Trần Ngọc Thêm (2001), “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, NXB TP Hồ Chí Minh.
6
Phan Thị Yến Tuyết (2011), “Tiếp cận lý thuyết và một số phương pháp cần được giảng dạy trong ngành Việt
Nam học”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, Khoa học xã hội, Hà Nội.
24
Khái niệm khuếch tán văn hóa có những điểm khác biệt với khái niệm giao
lưu tiếp biến văn hóa và khác hoàn toàn với khái niệm đồng hóa văn hóa. Giao lưu
tiếp biến văn hóa là quá trình tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác
nhau trong đó một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng một nền văn hóa khác bằng
cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa ấy và kết quả của quá trình này
là sự thay đổi hoặc biến đổi của một số loại hình văn hóa của một hoặc cả hai nền
văn hóa đó. Đồng hóa văn hóa là quá trình các nhóm văn hóa khác nhau ngày càng
giống nhau, quá trình này thường liên quan đến hai nhóm văn hóa một nhóm chiếm
ưu thế và nhóm còn lại là thiểu số. Khi hiện tượng đồng hóa văn hóa hoàn toàn xảy ra,
rất khó để xác định một sự khác biệt giữa hai nhóm, lúc này chỉ có nhóm thiểu số
được hấp thụ vào nhóm đa số chứ không phải ngược lại. Do đó, đồng hóa văn hóa
dẫn đến một xã hội đồng nhất, đồng hóa văn hóa có thể tự phát hoặc bị ép buộc, có
thể diễn ra nhanh chóng hoặc dần dần tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau.
1.2 Vùng văn hóa chữ Hán

Hình 1: Bản đồ vùng văn hóa chữ Hán


Nguồn: https://by.com.vn/kupnmJ
Vùng văn hóa chữ Hán hay còn gọi vùng văn hóa Đông Á, là vùng văn hóa
bao gồm các nước ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á chịu sự ảnh hưởng của văn
hóa Trung Quốc, bao gồm sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo và Phật giáo, từng sử
dụng chữ Hán làm công cụ truyền bá ngôn ngữ và truyền tải văn hóa như Trung
Quốc, Việt Nam, Bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Khái niệm vùng văn hóa chữ Hán
được các nhà Hán học người Nhật sử dụng từ thế kỷ XX với hai cách tiếp cận: Một là,

25
về mặt lịch sử nhấn mạnh vào quan hệ sắc phong giữa Trung Quốc và các nước lân
cận, từ đó hình thành khu vực văn hóa chữ Hán; hai là, để chỉ khu vực gồm các nước
sử dụng chữ Hán trong quá khứ, vừa chịu ảnh hưởng văn hóa Hán, vừa đấu tranh với
văn hóa ấy và giữ gìn phát triển văn hóa dân tộc.
Vì thế, khi xét đến phạm vi của vùng văn hóa chữ Hán là đề cập đến Trung
Quốc - nơi sinh ra chữ Hán và các quốc gia xung quanh độc lập với Trung Quốc bao
gồm Việt Nam, Bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Trong lịch sử, đây là những quốc
gia thuộc nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, tồn tại chế độ sắc phong, chịu ảnh
hưởng của văn hóa Trung Hoa và chữ Hán được sử dụng song song hoặc trộn lẫn với
chữ quốc ngữ, các quan lại trong triều đình sử dụng chữ Hán làm ngôn ngữ viết.
Hiện nay, có trên 60% từ vựng tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật hay tiếng Việt đều có
nguồn gốc từ chữ Hán. Một số bộ tộc theo nền văn hóa du mục mặc dù nằm trong
lãnh thổ Trung Quốc nhưng không sử dụng chữ Hán nên không được xem là một
trong những khu vực nằm trong vùng văn hóa chữ Hán.
Chữ Hán được truyền vào Việt Nam từ rất sớm, một số nghiên cứu cho rằng
chữ Hán được truyền vào khu vực Bắc Bộ Việt Nam từ thời Tần. Trước đó vào thời
Việt Vương Câu Tiễn, nước Sở và nước Ngô đã bắt đầu giao lưu đi lại với nhau nhờ
sử dụng chữ Hán làm công cụ giao tiếp. Năm 333 TCN, nước Sở đánh chiếm nước
Việt, một bộ phận người di cư đã mang theo chữ Hán và các kỹ thuật canh tác xuống
đồng bằng sông Hồng sinh sống. Năm 316 TCN, khi Tần diệt Thục hơn 30 nghìn
người trong bộ tộc Thục dần dần di cư về phía Nam. Tại đồng bằng sông Hồng năm
217 TCN, Hoàng Tử Thục tự lập mình là An Dương Vương. Năm 221 TCN, sau khi
Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc đã sai những người dân chạy nạn và thương
nhân đến đây sinh sống và canh giữ. Trong quá trình chung sống lâu dài, dần dần
những người này trở thành người Việt, vì lúc này Việt Nam cổ đại chưa có chữ viết
chính thức nên đã dùng chữ Hán làm công cụ lưu truyền. Đến đời Hán quan lại cho
mở trường để dạy chữ Hán cho dân, dần dần chữ Hán trở nên phổ biến. Bắt đầu từ
đời Hán trở về sau chữ Hán không được tiếp thu theo phương thức tự nguyện nữa,
thay vào đó các triều đình phong kiến Trung Quốc sử dụng các phương thức ép buộc
để truyền bá văn hóa Hán vào Việt Nam. Trong một thời gian dài chữ Hán được Việt
Nam dùng như chữ chính thức của quốc gia. Đến thế kỷ thứ X, Việt Nam trở thành
quốc gia độc lập, tuy nhiên vẫn giữ mối quan hệ “triều cống” với Trung Quốc, chữ

26
Hán vẫn tiếp tục được sử dụng, nhưng bên cạnh đó vẫn không ngừng thúc đẩy sáng
tạo chữ viết mới cho bản thân, chính vì thế chữ Nôm đã ra đời. Mặc dù, chữ Nôm
được xem là chữ chính thống của quốc gia nhưng do sự gần giống với chữ Hán và
quá trình sử dụng chữ Hán lâu dài đã làm cho sự phát triển của chữ Nôm gặp nhiều
khó khăn, số người biết được chữ Nôm rất ít. Vào thế kỷ XVI - XVII, các nhà truyền
giáo từ phương Tây qua Việt Nam với mục đích mở rộng thuộc địa và truyền đạo
Kitô đã mở màn giai đoạn Latinh hóa tiếng Việt. Vào những năm 30 của thế kỷ XVII,
nhà truyền giáo người Pháp Alexandre De Rhodes đã làm ra phiên âm đầu tiên cho
tiếng Việt, mở ra giai đoạn phiên âm tiếng Việt. Năm 1935, triều đình Huế đặt dưới
sự cai trị của thực dân Pháp mới hạ lệnh cho các trường dạy phiên âm tiếng Việt,
năm 1936 chính thức hạ lệnh bỏ chữ Hán. Mặc dù, chữ Hán đã được bãi bỏ trong các
trường học nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn rất lớn, hiện nay có trên 60% từ vựng
tiếng Việt có nguồn gốc từ chữ Hán.
Việc chữ Hán du nhập vào Nhật Bản, có một số ý kiến cho rằng các nhà sư
đã mang chữ Hán vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ V. Một số ý kiến khác lại cho
rằng chữ Hán được truyền vào Nhật Bản theo con đường buôn bán với Bán đảo Triều
Tiên vào khoảng giữa thế kỷ thứ IV-V. Chữ Hán ở Nhật Bản được gọi là chữ Kanji,
trước khi có chữ Hán, Nhật Bản cổ đại giống như Việt Nam cổ đại là một đất nước
không có chữ viết nên khi chữ Hán du nhập vào được tiếp thu và truyền bá rất rộng
rãi. Quá trình phát triển chữ viết của một quốc gia cơ bản đều phải trải qua ba giai
đoạn là tiếp thu, mô phỏng và sáng tạo, người Nhật dùng chữ Hán sáng tạo ra dạng
chữ đầu tiên cho mình gọi là chữ Manyogana (萬葉假名), tuy nhiên chữ viết dạng
này khá phức tạp nên được đơn giản hóa lại tạo thành hệ thống chữ Hiragana -
ひらがな (平假名) và Katakana カタカナ (片假名), theo thời gian trải qua quá
trình chỉnh sửa và hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu của người dân, cho đến tận
ngày nay hai hệ thống chữ viết này đều được dùng ở Nhật Bản. Như vậy với sự ra đời
của hai loại chữ viết mới kết hợp với chữ Hán không được loại bỏ, hiện nay ở Nhật
Bản sử dụng đồng thời cả ba bộ chữ cái là Kanji, Hiragana và Katakana hay còn gọi
là chữ Hán, chữ mềm và chữ cứng. Trong quá trình phát triển chữ Nhật, người Nhật
còn mượn cả chữ Hán để sáng tạo ra một số chữ nhưng có cách đọc theo phiên âm
tiếng Nhật, các chữ này được gọi là Koji, tiếng Nhật gọi là “Quốc tự quốc huấn”
(國字國訓) nghĩa là chữ Quốc ngữ âm Quốc ngữ. Tháng 11 năm 1946, Bộ giáo dục
27
Nhật Bản đưa ra đề nghị giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học và được
quốc hội Nhật thông qua năm 1947. Năm 1981, số lượng chữ Hán cơ bản được chỉnh
lý lại gồm khoảng 1945 chữ, trong đó có khoảng 300 Hán tự thông dụng dùng để viết
tên người. Năm 2000, số lượng Hán tự dùng để viết tên người được điều chỉnh tăng
lên 400 chữ. Để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập các chữ Hán này được lập
thành bảng gọi là bảng chữ Hán thường dùng (Jyoyo Kanji Hyo, 常用漢字表) và
bảng chữ Hán dùng viết tên người (Jinmeiyo Kạni Hyo, 人名用漢字表).
Nhà nước Triều Tiên trong thời kỳ cổ đại được gọi là cổ Joseon, bị nhà Hán
chinh phục vào năm 108 TCN, sau khi chiếm được Joseon các triều đại Trung Quốc
bắt đầu áp đặt truyền bá văn hóa Trung Hoa lên Bán đảo Triều Tiên. Đến khi sự áp
đặt này ngày càng suy yếu, người dân Triều Tiên lập ra nhà nước Goryeo và trở
thành vương quốc độc lập ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên. Đến năm 668, Silla đã lật
đổ vương triều Goryeo và Baekche trở thành một đất nước thống nhất, đồng thời bắt
tay với triều đại nhà Đường, mở đầu thời kỳ của một nước chư hầu triều cống cho
các triều đại Trung Quốc. Lúc bấy giờ, triều cống chính là con đường tiếp xúc gần
nhất để truyền bá văn hóa giữa hai quốc gia. Lịch sử về sau mặc dù có nhiều sự thay
đổi của các triều đại trên Bán đảo Triều Tiên nhưng tầm ảnh hưởng của văn hóa
Trung Hoa đến vùng đất này vẫn vô cùng đậm nét. Đây cũng là một lý do bên cạnh
điều kiện vị trí địa lý liền kề làm cho quá trình phát triển chữ Quốc ngữ ở Triều Tiên
gặp nhiều khó khăn và làm cho sự ảnh hưởng của Hán tự ở khu vực Bán đảo Triều
Tiên ngày càng lớn. Cho đến hôm nay, các nhà sử học vẫn chưa thể đưa ra cột mốc
chính xác cho việc thời gian chữ Hán du nhập vào Bán đảo Triều Tiên bắt đầu từ khi
nào. Đa phần các quan điểm đều dựa trên những sử liệu về việc mua bán trao đổi
hàng hóa giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Tuy nhiên, dựa trên sử liệu ta có thể thấy
rằng chữ Hán được du nhập vào Bán đảo Triều Tiên gồm hai giai đoạn lớn. Giai đoạn
thứ nhất vào khoảng cuối thế kỷ thứ II TCN, khi Hán Vũ Đế diệt Vệ Mãn chiếm
vùng đất phía Bắc của Bán đảo và khống chế các quốc gia ở phía Nam Bán đảo, chữ
Hán bắt đầu trở thành công cụ ghi chép của người dân địa phương và quan lại dùng
để cai trị. Giai đoạn này kéo dài đến thời kỳ Tam Quốc, trải qua các triều đại của thời
kỳ Nam Bắc Triều tức là khoảng thế kỷ IV SCN đã xuất hiện một số quy tắc dùng
chữ Hán để ghi tiếng Triều Tiên. Đến thế kỷ thứ V, chữ Hán đã được sử dụng khá
rộng rãi trên khắp Bán đảo, việc học chữ Hán trở thành minh chứng địa vị trong xã
28
hội. Ngày nay, những sử liệu được ghi chép lại bằng chữ Hán vẫn còn như: tấm văn
bia Quảng Khai Thổ Đại Vương (414), các tấm bia Xương Ninh (昌口宁) được dựng
năm 551, bia Hoàng Thảo Lĩnh ở Hàm Châu dựng năm 568, bia Ma Vân Lĩnh ở Lợi
Nguyên cùng một số tài liệu của vương quốc Silla7. Giai đoạn hai bắt đầu từ thời Tùy
- Đường, chữ Hán được du nhập vào Bán đảo Triều Tiên thông qua con đường tơ lụa
cả trên biển và trên đất liền. Có thể nói rằng thời kỳ này không chỉ chữ viết mà văn
hóa Trung Hoa trên tất cả các phương diện như pháp luật, lễ nghi, lễ tết, phong tục
được truyền bá một cách rộng rãi và có hệ thống thông qua giao lưu buôn bán hàng
hóa. Từ thế kỷ XV - 1945 người Triều Tiên đã dùng phương pháp kết hợp ngoại văn
với chữ Hán để sáng tạo ra chữ cái cho riêng mình. Năm 1444, người Triều Tiên đã
sáng tạo ra được bảng chữ cái đầu tiên - “順民正音 - Huấn dân chính âm” tức là chữ
cái Triều Tiên. Chữ cái Triều Tiên được xây dựng dựa trên nguyên lý “tam tài: thiên
- địa - nhân” bằng cách mô phỏng các nét chữ Hán, do đó ta có thể nhận thấy rõ nét
các quy tắc viết chữ Triều Tiên gần giống với quy tắc viết Hán tự, nghệ thuật thư
pháp ở Triều Tiên cũng giống như nghệ thuật thư pháp ở Trung Hoa.
1.3 Tổng quan Phật giáo Đại thừa Trung Hoa

1.3.1 Nguồn gốc

Ấn Độ có thể xem là mảnh đất sinh ra những nền tôn giáo lớn trên thế giới,
trong đó quan trọng nhất phải kể đến Bàlamôn giáo về sau là đạo Hindu hay còn gọi là
Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ngoài ra còn có một số tôn giáo khác như đạo Jain, đạo Xích.
Phật giáo ra đời vào khoảng cuối thế kỷ VI TCN, trong bối cảnh xã hội người dân kịch
liệt phản đối sự ngự trị của Kinh Veda, đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp. Phật giáo
vừa là một trường phái tư tưởng triết học vừa là một tôn giáo lớn.
Theo khoản 1 và 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 của nước ta:
“Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao
gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” 8.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin với tư cách là một hình thái ý thức xã hội,“tất cả
mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người, của
những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ảnh

7
Lê Thị Thu Giang, Vài nét về quá trình du nhập, nguồn gốc âm đọc và tình hình sử dụng chữ Hán ở Triều Tiên.
8
Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
29
trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần
thế”9.
Trong quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy vào khoảng 1500 - 1000
năm TCN, tiểu lục địa Ấn Độ đã bị tộc người Indo - Aryan xâm lược và tiến hành nô
dịch cư dân bản địa. Những kẻ xâm lược chiếm số ít và sợ đánh mất vị trí đặc quyền,
bản sắc của mình, để ngăn chặn nguy cơ này họ phân chia cư dân thành đẳng cấp, hình
thành một xã hội phân tầng trong đó các thầy tu và chiến binh là những người đứng vị
trí hàng đầu, còn những người người dân bản địa sống như những đầy tớ và nô lệ. Đến
những thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ I TCN, do sự không bình đẳng về đẳng cấp
ngày càng sâu sắc, từ các hình thức tín ngưỡng dân gian dần dần tập hợp thành một tôn
giáo lớn gọi là Bàlamôn giáo. Tuy nhiên, khi Bàlamôn giáo ra đời không chỉ trở thành
công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ mà còn với tổ chức giáo hội không
chặt chẽ, nghi lễ phức tạp và tốn kém, làm cho cuộc sống người dân ngày càng khổ
cực, sự bất bình trong lòng người dân ngày càng tăng cao, con người nảy sinh nhu cầu
tin vào một thế giới bình đẳng và tốt đẹp hơn. Lênin từng khẳng định rằng: “Sự bất lực
của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin
vào cuộc đời tốt đẹp ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man
trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ và
những phép màu.” 10 Do đó, vào giữa thiên niên kỷ thứ I TCN, một số dòng tư tưởng
ra đời nhằm chống lại Bàlamôn giáo, chế độ đẳng cấp trong đó có Phật giáo. Nhìn
chung, hầu hết các dòng tư tưởng thời kỳ này đều tập trung vào lý giải nỗi khổ của con
người và tìm cách giải thoát con người khỏi nỗi khổ, Phật giáo với chân lý phổ quát
“đưa con người thoát khỏi bể khổ” đã ra đời trong bối cảnh như vậy.
Theo truyền thuyết, người sáng lập Phật giáo là Siddharta Gautama, sau khi
thành phật được đệ tử tôn thành Xa Kia Muni, con của vua Suddhodana nước
Kapilavastu ở chân núi Himalaya, vùng đất bao gồm một phần phía Nam của nước
Nepal và một phần của Ấn Độ ngày nay. Do xã hội vẫn đang chịu sự ảnh hưởng của
Bàlamôn giáo nên từ nhỏ Thái tử được theo các đạo sĩ Bà La Môn học tập, với bản
tính thông minh ông sớm thông thạo cả văn và võ. Trong những chuyến đi thị sát ở
bên ngoài theo vua cha, ông đã chứng kiến nhiều cảnh đời đau khổ, sự già yếu, bệnh

9
Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017, trang
547
10
VI Lênin toàn tập, tập 12, trang 169
30
tật và chết chóc từ đó ông luôn suy nghĩ làm thế nào để cứu chúng sinh khỏi sự khổ
đau của cuộc đời. Một lần dạo chơi ở bên ngoài ông tình cờ gặp một vị Sa môn với
tướng mạo đoan trang, phong thái ung dung tự tại, sau khi trở lại kinh thành ông liền
nảy sinh ý định xuất gia cầu đạo. Năm 29 tuổi, Thái tử Siddharta Gautama từ bỏ ngôi
vị vua cha đã sắp xếp cho mình bắt đầu con đường tu hành. Đến năm 35 tuổi Siddharta
Gautama đã tìm ra được bản chất của tồn tại, nguồn gốc của mọi khổ đau và con
đường giải thoát cứu vớt chúng sinh. Từ khi giác ngộ đến khi Niết bàn, Ngài đi khắp
nơi truyền bá chánh pháp, phổ độ chúng sinh, hai trung tâm mà Ngài thường tổ chức
thuyết pháp nhất là hai nước Ma Kiệt Đà (Magadha) và Kiều Tất La (Kosala), rồi đến
các nước ở vùng Trung Ấn Độ dọc theo dòng sông Hằng. Sau khi Phật tịch, tư tưởng
Phật giáo được đệ tử của ngài truyền đi khắp miền Bắc Ấn Độ. Để soạn thảo giáo lý,
quy chế và chấn chỉnh tổ chức, từ thế kỷ thứ VIII TCN, Phật giáo tổ chức triệu tập 3
cuộc đại hội ở Magadha - quốc gia lớn nhất Ấn Độ lúc bấy giờ. Đặc biệt vào thế kỷ III
TCN dưới triều đại của Asoka, các phái đoàn Phật giáo được phái đi truyền bá khắp
nơi, đầu tiên được truyền sang Sri Lanka sau đó truyền đến các nước khác như
Myanmar, Thái Lan, Indonesia… Đến khoảng năm 100 SCN, đại hội lần thứ tư được
triệu tập tại đất nước Cusan ở Tây Bắc Ấn Độ, đại hội này chia Phật giáo thành hai
dòng gọi là Đại thừa và Tiểu thừa. Sau kỳ đại hội này Phật giáo được truyền bá mạnh
mẽ sang các nước Trung Á và Trung Quốc, những thế kỷ về sau Phật giáo ngày càng
mất vị thế ở Ấn Độ nhưng lại phát triển mạnh ở các nước được truyền bá. Về niên đại
của Phật, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, một số ý kiến cho rằng Phật sinh năm
563 và mất năm 483 TCN, một số ý kiến khác thì cho rằng Phật sinh năm 624 và mất
năm 544 TCN. Hiện nay, các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN làm năm mở đầu kỷ
nguyên Phật giáo.
Triết lý Phật giáo được hình thành và phát triển dựa trên cuộc đời của Xa Kia
Muni (Thích Ca Mâu Ni). Nội dung chủ yếu của Phật giáo được tóm tắt trong câu nói
của Thích Ca Mâu Ni: “Trước đây và ngày nay ta chỉ lý giải và nêu ra cái chân lý về
nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ, cũng như nước đại dương chỉ có một vị
là mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt”11. Chân lý về nỗi khổ và giải thoát
khỏi nỗi khổ được thể hiện trong thuyết “tứ diệu đế” hay còn gọi là “tứ thánh đế” bao
gồm “khổ đế”, “tập đế”, “diệt đế” và “đạo đế”.

11
Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 85.
31
Khổ đế là chân lý về nỗi khổ. Theo đạo Phật con người có tám nỗi khổ là sinh,
lão, bệnh, tử, gần kẻ mình không ưa, xa người mình yêu, cầu mà không được, giữ lấy
năm uần. Uẩn tức là tập hợp, tích tụ, uẩn tạo nên con người, Phật cho rằng con người
là không có thực thể của nó mà được tạo thành bởi năm thứ sắc (vật chất tạo thành
thân thể), thụ (cảm giác), tưởng (quan niệm), hành (hành động), thức (nhận thức) và vì
con người được tạo thành từ những thứ đó nên mới tạo thành cái khổ.
Tập đế là chân lý về nguyên nhân của các nỗi khổ. Phật giáo cho rằng, nguyên
nhân của cái khổ xuất phát từ luân hồi, mà luân hồi là do nghiệp, chừng nào nghiệp
chưa dứt thì luân hồi còn mãi, luân hồi còn thì nỗi khổ đau còn.
Diệt đế là chân lý về chấm dứt các nỗi khổ. Từ tập đế nguyên nhân về các nỗi
khổ, muốn chấm dứt nó thì phải chấm dứt luân hồi, mà muốn không luân hồi thì không
nên tạo nghiệp. Nghiệp được sinh ra do ham muốn con người vì vậy cắt đứt mọi ham
muốn cá nhân thì mới dứt được nỗi khổ.
Đạo đế là con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ trong Phật giáo được gọi là
“bát chính đạo” bao gồm chính kiến (tín ngưỡng đúng đắn), chính tư duy (suy nghĩ
đúng đắn), chính ngữ (nói năng đúng đắn), chính nghiệp (hành động đúng đắn), chính
mệnh (sống đúng đắn), chính tịnh tiến (mơ tưởng những cái đúng đắn), chính niệm
(tưởng nhớ những cái đúng đắn), chính định (tập trung tư tưởng ngẫm nghĩ đúng đắn).
Nói tóm lại, “bát chính đạo” là nói năng, suy nghĩ và hành động đúng đắn. Về giới luật,
các tín đồ Phật giáo phải tuân thủ ngũ giới: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà
dâm, không nói dối, không uống rượu.
Về mặt thế giới quan, nội dung cơ bản của Phật giáo là thuyết “Duyên khởi”
“chư pháp do nhân duyên nhi khởi” nghĩa là “các pháp đều do nhân duyên mà có”.
Pháp (dharma) là tất cả mọi sự vật bao gồm cả vật chất và tinh thần. Giáo lý của đạo
Phật cũng là sự vật nên cũng gọi là Pháp. Còn nhân duyên là nguyên nhân, nhưng
trong đó nhân là nguyên nhân chủ yếu, duyên chỉ là nguyên nhân phụ 12. Tức là, vạn
vật trên thế giới này đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, duyên khởi từ tâm mà ra,
tâm là nguồn gốc của duyên thì cũng là căn nguyên, nguồn gốc của vạn vật. Từ đó
Phật chủ trương “vô tạo giả” tức là vũ trụ không phải do một vị thần tối cao nào sáng
tạo ra.

12
Lịch sử Văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 87.
32
Bên cạnh đó Phật giáo còn chủ trương thuyết “vô ngã” và “vô thường”. “Vô
ngã” tức là không có những thực thể vật chất tồn tại một cách cố định. Con người cũng
vậy, do ngũ uẩn hợp thành. Còn “vô thường” tức là mọi vật đều ở trong quá trình sinh
ra, biến đổi, tiêu diệt chứ không bao giờ được ổn định.
Về mặt xã hội, vì Phật giáo được sinh ra để chống lại xã hội phân tầng và
Bàlamôn giáo nên đạo Phật không quan tâm đến địa vị, đẳng cấp. Phật giáo cho rằng
nguồn gốc sinh ra của mỗi người không phải là điều kiện để được cứu vớt, giải thoát
khỏi bể khổ. Đồng thời, đạo Phật mong muốn có một xã hội, vua phải có đạo đức và
dựa vào luật pháp để cai trị đất nước thay vì chuyên quyền độc đoán, còn người dân thì
được an cư lạc nghiệp.
Như vậy, Phật giáo với những tư tưởng tiến bộ xuất hiện đáp ứng nhu cầu tinh
thần phản kháng xã hội, phản ảnh những nỗi khổ đau, bất công của người dân Ấn Độ
lúc bấy giờ. Mặt khác, Phật giáo lên án chế độ đẳng cấp hà khắc của xã hội phân tầng
Ấn Độ, chống lại sự bất bình đẳng giữa con người với con người, công khai bác bỏ
Kinh Veda và chống lại Bàlamôn giáo, tạo dựng niềm tin về một xã hội tốt đẹp.

1.3.2 Danh xưng

Phật giáo Đại thừa cho rằng Phật Thích Ca là Phật quảng đại nhất, bên cạnh
đó còn có Phật A Di Đà, Phật Di Lặc và Phật Đại Dược Sư. “Phật A Di Đà hiện đang
giáo hoá ở cõi cực lạc phương Tây. Phật Di Lặc là vị Phật tương lai sẽ nối nghiệp
Phật Thích Ca để giáo hóa cõi đời này mà sách Phật gọi là cõi Ta Bà (Saha) nghĩa
là nơi khó chịu đựng. Phật Dược Sư ở cõi Tĩnh lưu ly ở phía Đông thế giới chúng ta.
Phật Dược Sư thường cứu giúp chúng sinh tai qua nạn khỏi” 13
“Phật là tiếng dịch âm từ tiếng Phạn “Phật Đà”. Từ tiếng Phạn tương ứng của
Đại thừa là /महायान/ “Mahayana”, có nghĩa là cỗ xe lớn. Dịch nghĩa từ Yana theo
Phạn văn, từ “thừa” có nghĩa là cỗ xe hoặc là con đường. Chính từ ý nghĩa đó, Phật
giáo Đại thừa dùng xe ngựa để ẩn dụ cho một công cụ nhằm “Phổ độ chúng sanh”14.
Dịch sang tiếng Hán là “大乘: 自利、利他,利益一切众生,提倡以” 六度"为主
的修行"菩萨行 ” 15, tạm dịch là “tư lợi, vị tha và lợi ích cho tất cả chúng sinh”, và

13
Vũ Dương Ninh (1998), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục.
14
Nguyễn Tuệ Chân (2008). Lịch sử Phật giáo, NXB Tôn giáo.
15
https://www.zdic.net/hans/%E5%A4%A7%E4%B9%98
33
chủ trương thực hành “Bồ Tát đạo” dựa trên “lục độ”. “大” có nghĩa là lớn, ý nghĩa
cao quý, vô lượng. “乘” là thuật ngữ để chỉ các phương tiện giao thông trong thời cổ
đại, từ này thời cổ đại được phát âm theo âm của từ chiến thắng. Khi từ “乘” mang
nghĩa động từ còn có nghĩa là mang theo, chuyên chở. Xuất phát từ lớp nghĩa ở thời cổ
đại, “乘” trong Phật giáo có nghĩa là cưu mang con người về cõi bên kia. Phật giáo Đại
thừa nói rằng mọi người đều có thể đạt được trí tuệ giống như Phật, do đó có tên là
“Đại thừa”.
Trong một số công trình dựa vào phương hướng của con đường truyền bá
của Phật giáo Ấn Độ, các tác giả sẽ gọi Phật giáo Đại thừa là Phật giáo Bắc tông hoặc
Phật giáo Bắc truyền, tương tự Phật giáo Tiểu thừa là Phật giáo Nam tông hoặc Phật
giáo Nam truyền. “Khi Phật giáo bắt đầu truyền bá ra khỏi lãnh thổ quê hương chủ
yếu có hai tuyến đường: Một là, xuống phía Nam bao gồm các nước Miến Điện (Thái
Lan ngày nay), Campuchia, Lào…; Hai là, tiến lên phía Bắc bao gồm bộ phận các
nước Trung Á, Trung Quốc,... Đối với hướng di chuyển Bắc tiến đến các quốc gia kể
trên gọi là Phật giáo Bắc tông. Đặc biệt, luồng di chuyển này còn mở rộng từ lãnh thổ
Trung Quốc đến các nước lân cận như Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.
Với hàm ý “Con đường giải thoát rộng”, Phật giáo Bắc tông không giới hạn khả năng
cứu vớt, phổ độ cho riêng giới tu hành, mà còn cho đông đảo dân chúng, vì vậy các
vị tăng luôn đẩy mạnh việc truyền bá vào đời sống thường nhật của người dân.”16
1.3.3 Quá trình du nhập vào Trung thổ
Phật giáo vốn được khởi nguyên từ Ấn Độ, đến khoảng thế kỷ thứ I thông qua
con đường tơ lụa, Phật giáo Ấn Độ dần lan truyền tới các nước ở Tây Vực nằm rải
rác quanh bãi sa mạc Taklamakan rồi truyền vào Trung Quốc. Trước khi Phật giáo
truyền vào Trung Quốc, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội phong kiến
Trung Quốc lúc bấy giờ đã đạt đến vị trí phát triển cao trên thế giới, người dân Trung
Quốc đã sáng tạo ra các học thuyết triết học và tôn giáo cùng các tín ngưỡng của dân
tộc Trung Hoa. Người dân Trung Hoa tin vào các vị thần và thờ cúng tổ tiên, theo
đuổi chủ nghĩa duy tâm. Vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc giai cấp địa chủ từng theo
đuổi chủ nghĩa duy vật để cai trị xã hội tạo ra một kết cấu xã hội phong kiến mới,

16
Vũ Dương Ninh. (2010). Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục.
34
nhưng sau khi nắm quyền trong tay giai cấp này dần dần lấy chủ nghĩa duy tâm làm
vũ khí tư tưởng để cai trị xã hội.
Cho đến ngày nay vẫn chưa thể xác định mốc thời gian chính xác Phật giáo
du nhập vào Trung thổ bắt đầu từ khi nào, tuy nhiên dựa trên sự ghi chép của các sử
liệu có thể phỏng đoán rằng Phật giáo từ Tây Vực du nhập vào Trung thổ vào cuối
thời Tây Hán đến thời Đông Hán.
Ở giai đoạn đầu, Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc thì rất ít mà đa
phần là từ các nước phía Bắc Ấn Độ và Tây vực truyền tới. Trong quá trình truyền bá
Phật giáo, sự giao thương giữa nhà Hán và các khu vực phía Tây đóng vai trò hết sức
quan trọng. Sau khi Trương Khiên tìm ra được con đường đi sang Tây Vực, giao lưu
kinh tế và văn hóa giữa hai khu vực không khi nào bị gián đoạn. Có hai tuyến đường
giao thông chính nối liền giữa nhà Hán và Tây Vực: Con đường thứ nhất hay còn gọi
là con đường phía Nam bắt đầu từ Đôn Hoàng ra Ngọc Môn, Dương Quan, từ
Kroraina về phía Tây đến quận Pichan Nahi Kisi dọc theo chân núi Côn Lôn, qua
Khotan, nay là quận Hotan của Tân Cương đến Yarkand ở quận Kashgar của Tây
Tân Cương. Từ con đường phía Nam đi về phía Tây vượt qua Thông Lĩnh qua dãy
núi Badak đến Đại Nguyệt Thị của lưu vực sông Amu Darya và dãy núi Hindu Kush
là khu vực Kashmir của Ấn Độ cổ đại. Con đường thứ hai là con đường phía Bắc từ
Ngọc Môn đi về phía Bắc đến Hạt Nghĩa Ô thuộc tỉnh Kumul từ đó đi vào Vương
Đình sau đó men theo chân núi phía Nam của dãy Thiên Sơn đi về phía Tây qua
Quân Ty một thành phố cổ đại của khu vực Trung Á, qua Shule. Từ con đường phía
Bắc đi về phía Tây qua Thông Lĩnh, Khang Cư, Yểm Thái thuộc Liên Xô cũ. Phía
Tây Nam của Thông Lĩnh thì có Kashmir và núi Ô Dặc nằm ở phía Đông của
Afpanishan. Hai tuyến đường Bắc và Nam được gọi chung là đường Nam Thiên Sơn
vì chúng đều nằm ở sườn Nam của dãy núi Thiên Sơn và nằm ở hai phía Bắc và Nam
của lòng chảo Tarim. Ngoài ra còn một con đường Bắc Thiên Sơn, tuy nhiên con
đường này ít quan trọng hơn hai con đường trên. Những con đường nối Trung Quốc
với phương Tây gọi chung là con đường tơ lụa nổi tiếng trong lịch sử. Sự giao lưu
kinh tế đã dẫn đến sự giao lưu về văn hóa giữa hai khu vực, trong những số đó Phật
giáo đã theo con đường tơ lụa thông qua hình thức buôn bán trao đổi hàng hóa mà du
nhập vào Trung thổ.

35
Hình 2: Quá trình Phật giáo Đại thừa du nhập vào Trung thổ
Nguồn: https://tapchivanhoaphatgiao.com/luu-tru/5665
Vào thời vua A Dục ở Ấn Độ khoảng thế kỷ III TCN, Phật giáo Ấn Độ đã
lan truyền sang các khu vực Tây Bắc của Ấn Độ, Đại Hạ, Parthia và dọc theo con
đường tơ lụa lan sang các nước Tây Vực. Vào cuối thời Tây Hán, trong đoàn sứ thần
sang nhà Hán triều cống và thương nhân đến buôn bán đã có một số người theo đạo
Phật. Có thể tưởng tượng rằng ban đầu vì tín ngưỡng tôn giáo của họ được xem là
một phong tục ngoại lai nên không được chú ý, mãi về sau khi số lượng tín đồ Phật
giáo đến Trung Quốc ngày càng nhiều mới nhận được sự chú ý của người dân bản địa.
Đến thời Đông Hán, tương truyền rằng Minh Đế đã mơ một giấc mơ về Đức Phật vì
thế, ông phái người đi tìm Phật pháp để giải mã giấc mơ của mình. Cho đến hiện nay
có khá nhiều sử liệu ghi chép lại câu chuyện này như 郎王度上石虎 - tác phẩm
Lang Vương Du Thương Thạch Hổ của 后赵 - Hậu Triệu có nói rằng

“往汉明感梦初传其道” tạm dịch “giấc mơ của vua Minh nhà Hán lần đầu tiên được

truyền lại” hay trong 《高僧传·佛图澄传》tác phẩm Cao tăng truyện - Phật đồ
trừng truyện vào thời Bắc Ngụy có đề cập đến Thái Vũ Đế từng hạ chiếu lệnh cấm
truyền bá Phật giáo “trong quá khứ hoàng đế của nhà Hán tin vào những điều ảo
tưởng, đạo đức giả, yêu ma làm hỗn loạn thiên hạ, ở vùng đất Cửu Châu này không
có chuyện đó”.17 Mặc dù các câu chuyện được kể lại không hoàn toàn giống nhau
nhưng cốt truyện vẫn được giữ nguyên chứng tỏ Phật giáo được truyền vào Trung
Quốc từ đời vua Ai Đế cuối đời Tây Hán, tuy nhiên mãi tới thời Đông Hán thì Phật
giáo mới chính thức du nhập. Vào năm Vĩnh Bình thứ 11 của triều đại Đông Hán,
ngôi chùa Bạch Mã đầu tiên ở Trung Quốc được xây dựng cách thành Lạc Dương
12km về phía Đông.

17
任继愈,中国佛教史, 中国社会出版社
36
Cho tới cuối thời đại Đông Hán trở đi thì mới xuất hiện các Phạn tăng trực
tiếp đem Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Lúc này, các bậc Phạn tăng
đem Phật giáo truyền vào Trung Quốc theo hai con đường đó là đường bộ và đường
thủy. Ở đường bộ, thì hai con đường được lựa chọn phổ biến nhất là phía Bắc Tây
vực và phía Nam Tây vực, cả hai con đường này đều được bắt đầu từ Đôn Hoàng.
Còn về đường thủy, thì điểm bắt đầu của con đường này là từ hải cảng thuộc Quảng
Đông. Ở thời đại này, khi mà Phật giáo mới “chập chững” bước vào Trung Quốc thì
chỉ chú trọng vào việc phiên dịch kinh điển làm chủ yếu, Phật giáo lúc này cũng đã
được lan truyền trong dân gian.
Đến thời Tam Quốc, chỉ có hai nước Ngụy và Ngô biết đến Phật giáo, còn
Thục thì Phật giáo vẫn chưa được đề cập tới. Phật giáo ở nước Ngụy cũng chỉ có việc
dịch kinh là chủ yếu. Ở nước Ngụy có Dharmakara (Đàm Ma Ca La) và Đàm Đế đã
dịch về giới luật và được coi là những người đầu tiên trong việc truyền bá giới luật
đầu tiên ở Trung Quốc. Chu Sĩ Hành được xem là người thụ giới luật đầu tiên của
Trung Quốc. Thời nhà Ngô cũng vậy, do Phật giáo truyền bá ở phương Nam đầu tiên
nên nhà Ngô biết đến Phật giáo sớm hơn so với nhà Ngụy, việc dịch kinh cũng là
nhiệm vụ chủ yếu.
Phật giáo Tây Tấn cũng lấy việc dịch kinh là chính. Ở giai đoạn này, có
Dharmaraksa (Đàm Ma La Sát) là người dịch kinh có tiếng lúc bấy giờ. Phật giáo lúc
này đã được phổ cập khá rộng rãi, tuy nhiên cũng chỉ mới dừng lại ở việc dịch kinh
điển, còn về mặt tư tưởng thì vẫn chưa có sự phát triển nào đáng kể. Đến giai đoạn
của thời Đông Tấn ở phía Bắc thì Phật giáo được phát triển toàn diện trên cả hai
phương diện hình thức tín ngưỡng và tư tưởng. Sự phát triển này là do có nhiều bậc
Phạn tăng từ phương Tây tới, cộng thêm các vị cao tăng của Trung Quốc, đồng thời
các vị vua cũng rất ủng hộ Phật giáo. Do đó, Phật giáo phát triển rất mạnh mẽ. Còn
Phật giáo Đông Tấn ở phương Nam lại có đi kèm với sự ảnh hưởng của văn hóa Hán.
Nhưng nhìn chung Phật giáo Đông Tấn không chỉ chú trọng việc dịch mà còn lấy
việc nghiên cứu để phát triển tư tưởng của Phật giáo làm trọng. Đây là giai đoạn ra
đời của các tín ngưỡng phật A Di Đà, Phật Di Lặc và Bồ Tát Quan Thế Âm. Tổ chức
Phật giáo bắt đầu được hình thành. Đời Tùy thì Phật giáo đã được đặt ra thành 5
chúng là “Niết Bàn chúng”, “Đại luận chúng”, “Giảng luận chúng”, “Giảng luật
chúng” và “Thập địa chúng”, người đứng đầu mỗi chúng đều có trách nhiệm truyền

37
bá tư tưởng trong mỗi chúng đó, Phật giáo còn chú trọng vào các công cuộc từ thiện
xã hội.
Thời Đường thì Phật giáo được gọi là thời đại hoàng kim, sở dĩ được gọi như
này là do tư tưởng Phật giáo ở giai đoạn này không phụ thuộc vào những giai đoạn
trước mà thành lập một tư tưởng hoàn toàn mới của riêng Phật giáo Trung Quốc.
Việc dịch kinh điển cũng chiếm một vị trí quan trọng, nổi bật nhất là có Huyền Trang
- người đã dịch nhiều kinh điển thuộc tư tưởng mới của Phật giáo. Phật giáo không
những chỉ cầu được hạnh phúc mà còn cầu cho hiện thế được an ổn, lai thế được vinh
hoa phú quý, dân chúng cũng rất tin tưởng vào luật nhân quả báo ứng, luân hồi
chuyển sinh do đó những người theo Phật giáo thường làm chùa, đọc kinh, khắc kinh
hay viết kinh.
Tuy nhiên, đến giai đoạn Ngũ Đại thì Phật giáo không còn được phát triển
như giai đoạn đầu nhà Đường. Bắt đầu từ giai đoạn này trở về sau, Phật giáo được
gọi là “Cận thế Phật giáo”. Phật giáo ở giai đoạn Ngũ Đại chỉ dừng lại ở việc duy trì,
không có gì nổi bật, một phần cũng là do thời chiến loạn ở giai đoạn này.
Phật giáo nhà Tống, do có sự ủng hộ của nhà vua nên dần được phục hưng
lại nhưng vẫn không thể đạt được đến đỉnh cao như thời Đường. Nhìn chung, các
giáo đoàn Phật giáo của giai đoạn này phát triển hơn thời Đường, kinh tế của Phật
giáo cũng được phát triển hơn nhưng lại mất hết cái hồn ở mặt tinh thần lại dần mất
đi, cộng thêm có khuynh hướng điều hòa dung hợp các tôn giáo lại với nhau. Sự
nghiệp huy hoàng nhất của Phật giáo đời Tống là khắc ván ấn “Đại Tạng Kinh”.
Nhà Nguyên theo chủ trương tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nên các tôn giáo
đều được tự do phát triển. Phật giáo giai đoạn này không có gì quá rực rỡ. Phật giáo
thời nhà Minh cũng chủ trương dung hòa và cùng nhau phát triển giữa các tôn giáo
với nhau. Phật giáo nhà Thanh cũng tương tự, không có quá nhiều nhân tài xuất hiện
và sự phát triển của Lạt Ma giáo nên Phật giáo đời Thanh đã dần dần suy vị.
Sự du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc vào thời gian đầu mặc dù bị cản
trở bởi các tín ngưỡng và tôn giáo bản địa nhưng sau đó lại phát triển rộng rãi ảnh
hưởng đến tất cả các tầng lớp trong xã hội. Trên thực tế, lý do tại sao Phật giáo với tư
cách là một tôn giáo ngoại lai lại có thể bén rễ ở Trung Quốc thậm chí Phật giáo trở
thành quốc giáo của Trung Quốc, trở thành một bộ phận cấu thành kiến trúc thượng
tầng của chế độ phong kiến Trung Quốc chính là bởi vì Phật giáo phục vụ nhu cầu

38
của xã hội phong kiến Trung Quốc và thích nghi hoặc tiếp thu các tôn giáo truyền
thống cùng những đặc điểm của triết học của Trung Quốc.
1.3.4 Việc chuyển ngữ kinh điển
Khi một tôn giáo muốn đặt chân đến một nơi khác thì kinh điển chính là con
thuyền đi trước hay nói một cách khác kinh điển chính là công cụ truyền bá quan trọng
nhất của một tôn giáo. Chính vì thế, trong quá trình truyền bá giáo lý, việc chuyển ngữ
kinh điển là công việc đầu tiên tốn nhiều thời gian và công sức nhất, đồng thời xét về
mặt ngôn ngữ và văn hóa chuyển ngữ kinh điển cũng chính là bước đệm đà đầu tiên
cho việc truyền bá tôn giáo.
Xét về phương diện ngôn ngữ văn tự kinh điển của Phật giáo, nếu như Nam
truyền chủ yếu căn cứ theo kinh điển bằng chữ Pali thì Bắc truyền Phật giáo chủ yếu
căn cứ theo kinh điển Phạn ngữ. “Phạn ngữ vốn là một loại “Nhã ngữ” (ngôn ngữ
thanh nhã) lưu truyền ở giai tầng quý tộc trong xã hội Ấn Độ cổ đại, vào thời đại của
Đức Thích Ca Mâu Ni”18. Kinh điển Phật giáo bằng tiếng Phạn đa số lưu hành ở phía
Bắc Ấn Độ, sau này được lưu truyền vào khu vực Trung Á và Tây Vực rồi truyền vào
Trung Quốc. Sau khi Phật giáo Bắc truyền theo hệ Phạn ngữ truyền vào Trung Quốc
thì được chia thành hai hệ thống phát triển ở hai khu vực một là Phật giáo Hán ngữ,
hai là Phật giáo Tạng ngữ. Phật giáo Hán ngữ chủ yếu lưu truyền ở các địa phương
có dân tộc Hán sinh sống và các quốc gia lân cận như Việt Nam, Bán đảo Triều Tiên,
Nhật Bản, kinh điển sử dụng chủ yếu là Đại Tạng kinh. Còn Phật giáo hệ Tạng ngữ
lưu truyền chủ yếu ở các khu vực dân tộc thiểu số của Trung Quốc như Tạng,
Khương, Mông Cổ, khu vực Siberia của Nga và một số nước ở khu vực Trung Á.
Quá trình truyền bá và bén rễ của Phật giáo ở Trung thổ không thể tách rời
với sự phát triển của việc chuyển ngữ các kinh điển của Phật giáo. Vào thời Lưỡng
Hán, đạo Phật đã sớm được truyền bá vào đất Hán nhưng quá trình chuyển ngữ kinh
Phật không được ghi chép, phải vào khoảng thời gian muộn hơn giữa thế kỷ thứ II
CN mới được ghi chép.
Vào đời Hán, Lokaksema - Chi Lâu Ca Sấm từng phiên dịch một số bộ kinh
Phật của phái Đại thừa tiêu biểu, mặc dù số lượng tác phẩm dịch không nhiều nhưng
đã mở đầu cho việc chuyển ngữ kinh điển, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của
Phật giáo Đại thừa ở Trung thổ. Chi Lâu Ca Sấm còn gọi là Chi Sấm, ông là người

18
Nguyễn Tuệ Chân biên dịch (2008), Lịch sử Phật giáo, NXB Tôn giáo.
39
nước Nguyệt Thị, đến Lạc Dương vào đời Hán Linh Đế (CN năm 184-189), từng
dịch bộ “Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội kinh”, “Bát Chu Tam Muội kinh” đều là
những bộ kinh Phật giảng về thiền quán Đại thừa mở màn cho con đường truyền bá
tông phái Tịnh Độ tông, trong đó đặc biệt nhất là bộ “Đạo hạnh Bát Nhã kinh” đây là
bộ kinh Phật điển hình nhất của Phật giáo Đại thừa, bàn về học thuyết Bát Nhã của
Phật giáo và giáo lý “Chư pháp tánh không”, “Chư pháp như huyễn”.
Vào thời Tây Tấn, một tăng nhân tên là 竺法护 - Trúc Pháp Hộ đã tiến

hành biên dịch một số kinh điển của Phật giáo Đại thừa. 竺法护 - Trúc Pháp Hộ
quê ở Đôn Hoàng, họ Chi, tên tiếng Phạn là Dharmaraksa - Đàm Ma La Sát, sau khi
xuất gia thì đổi theo họ thầy, do ở Đôn Hoàng ông từng dịch kinh trong một thời gian
dài nên người dân ở đây gọi là Đôn Hoàng Bồ Tát. Trúc Pháp Hộ thông minh, có tính
giác ngộ cao, ông từng xem qua rất nhiều kinh sách và học thuyết của bách gia, sau
đó nhận thấy việc dịch các kinh điển Phật giáo Đại thừa không được chú trọng nên đã
đi sang Tây vực thu thập về Trường An một lượng lớn kinh sách nguyên bản. Khi trở
về ông thường qua lại giữa Trường An, Lạc Dương và Đôn Hoàng để tiến hành biên
dịch kinh Phật. Số lượng công trình biên dịch của ông gần 150 bộ kinh Phật kinh
điển. Các kinh điển được chuyển ngữ bao gồm “Quang Tán Bát Nhã kinh” được dịch
ở Trường An vào năm 286 CN. Tuy nhiên, bộ kinh này đã thất lạc ở Lương Châu đến
thời Đông Tấn mới đào lại được, “Chánh Pháp Hoa Kinh” được Trúc Pháp Hộ dịch
vào năm 286 CN, đây là bộ kinh điển của Phật giáo Đại thừa, trong bộ kinh có đề cập
đến việc phổ độ giáo hóa chúng sinh, đồng thời còn có hình tượng cứu khổ cứu nạn
của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát; “Tiệm bị nhất thiết trí đức kinh” được dịch vào năm
297 CN, đây là một bản dịch khác của tác phẩm “Pháp Hoa kinh - Thập địa phẩm”
chủ yếu giảng về quá trình Bồ Tát của phái Đại thừa cần phải trải qua trong quá trình
tu hành. Ngoài ra còn có các bộ kinh điển khác có ảnh hưởng đến các tông phái được
hình thành và phát triển vào thời Tùy - Đường.
Việc chuyển ngữ kinh Phật ở Trung thổ có thể lấy 鸠摩罗什 - Cưu Ma La
Thập (Kumarajiva, 344 - 413) làm giới hạn, những bộ kinh được dịch từ đời ông trở
về trước gọi là Cựu dịch còn từ đời ông trở về sau được gọi là Tân dịch. Hoạt động
dịch kinh của 鸠摩罗什 - Cưu Ma La Thập đánh dấu quá trình phát triển Phật giáo
Trung Quốc lên tầm cao mới. Năm 401 CN, ông đến Trường An được phong làm
quốc sư và chủ trì công việc dịch kinh. Ông cùng đệ tử của mình phiên dịch một khối
40
lượng lớn kinh sách trong đó chủ yếu là kinh sách của phái Đại thừa như “Đại phẩm
Bát Nhã kinh”, “Pháp Hoa kinh”, “Đại trí độ luận”, “Bách luận”, “Trung luận”,
“Thập nhị môn luận”...
真谛 - Chân Đế là một trong những nhà phiên dịch kinh Phật tiêu biểu nhất

trong thời kỳ Nam Bắc Triều. Ông cùng 鸠摩罗什 - Cưu Ma La Thập, 玄奘 -

Huyền Trang và 义净 - Nghĩa Tịnh được tôn xưng là Tứ đại dịch gia lớn của Trung
Quốc tức là bốn nhà phiên dịch lớn. Chân Đế sinh ra ở Tây Thiên Trúc, trong một gia
đình theo Bà La Môn giáo, tuy nhiên ông sớm giác ngộ và được xuất gia từ nhỏ. Ông
được 梁武帝 - Lương Võ Đế mời đến Trung Hoa, trong quá trình di chuyển gặp
nhiều chuyện nhưng việc dịch kinh văn vẫn không ngừng diễn ra. Trong thời gian
ông ở Trung Hoa ông đã dịch được 64 bộ và 278 quyển kinh luận. Đa phần các bộ
kinh luận ông dịch thuộc kinh sách của Du già hành phái thuộc của Phật giáo Đại
thừa. Những bộ kinh sách mà ông đã dịch được chỉnh sửa chi tiết nhiều lần, đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong quá trình truyền bá Phật giáo Đại thừa ở Trung thổ.
玄奘 - Huyền Trang và biến văn vào đời Đường. 玄奘 - Huyền Trang xuất
gia vào năm 15 tuổi, họ Trần, từng theo học ở nhiều nơi như Trường An, Thành Đô.
Trải qua một thời gian dài học tập và nghiên cứu ông nhận thấy các tông phái đương
thời đối với một số vấn đề trong Phật giáo có nhiều cách hiểu không giống nhau,
nhiều quyển kinh văn còn mâu thuẫn lẫn nhau vì thế ông quyết định đi Ấn Độ học tập,
cầu kinh. Năm 645 CN, 玄奘 - Huyền Trang mang theo 520 rương, 657 bộ kinh
Phật Đại thừa và Tiểu thừa cùng các thư tịch và Phật tượng mà ông thu được về Đại
Đường. Sau khi quay trở về ông chuyên tâm vào dịch kinh Phật và truyền bá đạo
Phật. Tổng số công trình kinh văn mà ông đã dịch lên tới 73 bộ, hơn 1330 quyển
Kinh, Luật, Luận. 玄奘 - Huyền Trang có hiểu biết sâu rộng về tiếng Phạn nên
những bộ kinh mà ông dịch được trau chuốt câu chữ, đúng nghĩa với bản gốc, các
thuật ngữ khái niệm chính xác, phù hợp với lối diễn đạt của người Trung Quốc, đồng
thời còn hiệu đính những chỗ không chính xác của các bản dịch cũ. Có thể nói rằng,
những bản chuyển ngữ của 玄奘 - Huyền Trang đã mở ra một giai đoạn mới cho
công việc truyền bá Phật giáo. Bởi lẽ, thời kỳ đầu quá trình chuyển ngữ kinh điển của
Phật giáo Trung Quốc còn chưa được hoàn thiện. Một số người dịch kinh Phật trong
quá trình chuyển ngữ gặp những chỗ khó không biết hoặc không hiểu rõ thường dịch
41
sai hoặc tỉnh lược đi không dịch. Như vậy, khiến cho một số bộ kinh văn dịch ra
không có sự nhất quán trên dưới, thiếu sự mạch lạc làm cho những người tu hành và
những người đọc kinh văn không hiểu được ý. Mặt khác, việc dịch kinh văn vào thời
kỳ đầu đa phần đều dịch thẳng từ chữ Phạn sang chữ Hán, tuy nhiên do sự khác biệt
về văn hóa cũng như chính trị, xã hội dẫn đến thói quen biểu đạt ngôn ngữ của hai
nơi khác nhau, vì thế, những kinh văn dịch thẳng như vậy thường không phù hợp với
lối biểu đạt và cách hiểu của người Trung Quốc khiến cho người đọc cảm thấy kinh
văn rắc rối và khó hiểu, gây ra sự bất mãn của nhiều người. Lúc 朱士行 - Chu Sĩ
Hành còn ở Lạc Dương nghiên cứu “Đạo hành Bát Nhã Kinh” thường than thở rằng
một bộ kinh Phật của phái Đại thừa kinh điển như vậy lại được dịch không hết ý,
khiến người ta không cách nào thật sự lý giải ý nghĩa của kinh văn. Vì thế, lối dịch
của Huyền Trang không chỉ mở ra một hướng mới cho Phật giáo mà còn đóng vai trò
quan trọng trong công việc dịch thuật làm mờ dần khoảng cách giữa văn nói và văn
viết đang tồn tại lúc bấy giờ. Ngôn ngữ kinh văn mà 玄奘 - Huyền Trang dịch ra
được gọi là biến văn.
Sau 唐玄奘 - Đường Huyền Trang, 义净 - Nghĩa Tịnh cũng là một trong
những dịch giả nổi tiếng vào thời Đường, ông sang phương Tây cầu pháp bằng
đường biển sau đó quay trở về làm công tác chuyển ngữ kinh văn. Sau quá trình cầu
Phật ông trở về nước với khoảng 400 bộ và hơn 50 vạn tụng kinh Phật bằng chữ Phạn.
Ngoài những bộ kinh sách ông dịch trên đường quay trở về thì sau khi về nước ông tổ
chức dịch kinh sách ở Lạc Dương và Trường An với số lượng công trình lên đến 61
bộ, 239 Kinh, Luận, Luật. Trong đó tiêu biểu như “Kim Quang Minh kinh”, “Đại
Khổng Tước vương chủ”, “Thành Duy Thức Bảo Sinh luận”...Nội dung chính kinh
Phật do Nghĩa Tịnh dịch chủ yếu xoay quanh ba nội dung gồm bộ thứ nhất liên quan
đến Luận Tạng, bộ phận thứ hai chủ yếu liên quan đến Du già hành phái mà Đường
Huyền Trang chưa từng chuyển ngữ và bộ phận cuối cùng là Mật giáo Đà La Ni. Về
các phương diện dịch âm, dịch nghĩa đều được ông làm rất chỉn chu, cẩn thận, do đó
những bộ kinh văn mà ông dịch có rất nhiều điểm độc đáo.
1.3.5 Các tông phái chủ yếu
Nếu như Tiểu thừa chia thành 3 tông phái chính, bao gồm: Câu xá, Thành
thực, Luật. Thì với Phật giáo Đại thừa lại chia thành 7 tông phái chính lần lượt là:

42
Pháp Tướng tông, Tam Luận tông, Tịnh Độ tông, Chân Ngôn tông, Thiên Thai tông,
Hoa Nghiêm tông và Thiền tông.
Tông phái khởi nguyên bởi ba vị Vô Trước, Thế Thân và Hộ Pháp có tên là
Pháp Tướng tông (法相宗), đây là tông phái được Huyền Trang nhà Đường sang Ấn
Độ theo học ngài Giới Hiền, sau đó đem kinh được học truyền về Trung Hoa vào thế
kỷ thứ 7. Giáo lý cốt yếu của Pháp Tướng tông là Duy thức, thức có tám loại “nhãn
thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt-na thức và a-lại-da thức”19
Vào thế kỷ thứ 5, Cưu Ma La Thập truyền Tam Luận tông (三論宗) vào
Trung Hoa. Chủ yếu lấy Trung luận, Thập nhị môn luận của Bồ Tát Long Thụ và
Bách luận của Đề Bà làm cốt, vì thế nên có tên gọi là Tam luận. Tông phái này lấy
kinh Bát Nhã làm gốc nên mọi người còn hay gọi là Bát Nhã tông và để tránh nhầm
lẫn, phân biệt với Pháp Tướng tông còn gọi là Tánh tông hoặc Không tông. Tông chỉ
của phái này này chủ yếu phát triển Trung đạo, xóa bỏ mọi ranh giới giữa có và
không.
Vào khoảng thế kỷ thứ 6, Trí Khải Đại sáng lập một tông phái mới tại Trung
Hoa có tên là Thiên Thai tông (天台宗). Sở dĩ có tên gọi này là bởi vì đây là tên ngọn
núi mà vị tổ sư này sáng lập. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thường gọi tông phái
này là Pháp Hoa tông vì phái này dựa trên giáo lý căn bản Diệu Pháp Liên Hoa. Với
tông chỉ đơn giản “Tất cả chúng sinh đều có tánh Phật, đều có thể giác ngộ thành
Phật”20 nên tông này được truyền bá lần rộng và phát triển mạnh mẽ về sau, tuy
nhiên, do sự ảnh hưởng của phái Tịnh Độ tông quá lớn đã làm phái này dường như
suy yếu hơn ban đầu, song vẫn có chỗ đứng nhất định. Đây là một trong những tông
phái xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc.
Người sáng lập tông phái Hoa Nghiêm tông (華嚴宗)(Avatamsaka) ở Ấn
Độ là Bồ Tát Mã Minh và Bồ Tát Long Thụ. Sau khi truyền bá vào Trung thổ, Giác
Hiền và Đỗ Thuận lần lượt dịch giáo lý căn bản của tông phái này vào thế kỷ thứ 5 và
thế kỷ thứ 7. “Hoa Nghiêm tông” lấy kinh Hoa Nghiêm làm nền tảng, tên đầy đủ là
Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh. Tông chỉ của phái này là “Tất cả các
pháp đều có duyên khởi và phụ thuộc lẫn nhau, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này
diệt thì cái kia diệt, không một pháp nào có thể tồn tại độc lập trong thế giới này, cho

19
Trần Trọng Kim (2007), “Phật giáo”, NXB Tôn giáo tr134.
20
Đoàn Trung Còn (2016), “Các tông phái đạo Phật”, NXB Tổng hợp TP HCM.
43
đến giữa một hạt bụi nhỏ nhất với một cõi thế giới to lớn nhất trong vũ trụ cũng đều
có sự tương quan mật thiết với nhau.”21
Chân Ngôn tông (真言宗) hay còn gọi là Mật tông hình thành vào thế kỷ
thứ 4, mãi đến thế kỷ thứ 8 mới được vị tăng Ấn Độ là Thiện Vô Uý, Kim Cang Trí
và Bất Không truyền bá kinh Tan-ra vào Trung thổ, sau đó đã gây được tiếng vang
lớn với các vua nhà Đường. Trong ba vị tăng kể trên, tăng Bất Không là người có
công lớn nhất trong việc phát triển tông phái lớn mạnh. Giáo lý căn bản của tông phái
này là kinh Đại Nhật và kinh Kim Cang Đảnh với tông chỉ “Dựa vào sự trì tụng chân
ngôn và những nghi thức hành trì để tạo ra oai lực nhiệm mầu, giúp hành giả đạt đến
cảnh giới giải thoát thông qua sự tập trung hoàn toàn vào các chân ngôn và nghi
thức hành trì”22
Thiền tông (禪宗)là tông phái có lịch sử khá dài, từ Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni truyền đến Bồ Đề Đạt Ma đã qua 28 đời, đến thế kỷ thứ 6 Bồ Đề Đạt Ma mới
truyền bá sang lãnh thổ Trung Hoa. “Thiền” có nghĩa là “tịnh tự”, “định tâm” và
“phát tuệ”. Thiền tông chủ trương “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ
nhân tâm, kiến tính thành Phật” (Truyền giáo Thiền pháp ngoài kinh điển; không lập
văn tự, chỉ thẳng tâm người, nhận thấy chân tính của mình thì thành Phật)23. Trong
số các tông phái kể trên, phái Thiền tông có đóng góp nhất định trong việc giảm bớt
sự cứng nhắc, giáo điều của khoa cử truyền thống.
Đối với tông phái Tịnh Độ tông (淨土宗)gắn liền với hai vị tăng Đạo Xước
và Thiện Đạo. Giáo lý thuộc về tông phái này gồm 3 bộ kinh: kinh Vô Lượng Thọ,
kinh Quán Vô Lượng Thọ và Vãng Sanh Tịnh Độ Luận. Ba bộ kinh này được dịch
sang tiếng Hán khá sớm, sau này được tăng Thiện Đạo phát triển trở thành tông phái
độc lập, vì vậy mọi người xem tăng như vị khai tổ của tông phái này. Tuy nhiên, vì
sự lan rộng quá nhanh chóng nên đến thế kỷ thứ 9, tông phái này đã không còn tồn
tại dưới hình thức tông phái độc lập như các tông phái trên mà bắt đầu hòa nhập với
các tông phái khác để gia tăng sức sống của Phật giáo Trung Hoa.
Với số lượng tông phái, chi phái của Phật giáo Đại thừa rất lớn đã gây ra
nhiều ý kiến về nguyên nhân của việc chia ra này là do mâu thuẫn tổ chức hoặc giữa

21
Đoàn Trung Còn (2016), “Các tông phái đạo Phật”, NXB Tổng hợp TP HCM.
22
Đoàn Trung Còn (2016), “Các tông phái đạo Phật”, NXB Tổng hợp TP HCM.
23
Nguyễn Ngọc Thơ (2017), “Giáo trình văn hóa Trung Hoa”, NXB ĐHQG TP HCM.
44
các nhà sư. Tuy nhiên, theo dòng chảy lịch sử đạo Phật, Phật giáo Đại thừa từ mảnh
đất quê hương Ấn Độ truyền bá đến nhiều vùng đất mới đã có một sự dung hòa ít
nhiều với tín ngưỡng tôn giáo bản địa; do đó, các hệ phái phải có sự thay đổi, giảm
bớt lý thuyết trong giáo lý để phù hợp với vùng đất mới. Chính vì sự nảy sinh nhiều
tông phái mới khi Phật giáo Đại thừa đến một đất nước xa lạ, nên ngoài việc thờ đấng
tối cao là Phật, các giáo phái còn phải thờ cúng thêm các vị Đức Phật của địa phương,
lễ nghi cũng phải thay đổi để hòa nhập với phong tục tập quán truyền thống… Cho
dù có bao nhiêu tông phái riêng lẻ thì suy cho cùng, đều dẫn dắt con người tựu chung
về một đích đến. Các tông phái kể trên đơn thuần chỉ là những lối đi khác nhau trong
Phật giáo Đại thừa, tuỳ sự lựa chọn của mỗi người, nếu cảm thấy phù hợp với lối đi
nào thì chọn tông phái đó. Về mục đích của Phật giáo Đại thừa thì giống nhau, về
cách thức có thể có sự khác biệt giữa các tông phái, chung quy quá trình đều xuất
phát từ khu vườn đạo Phật đến cảnh giới Niết bàn.
1.4 Việc truyền bá Phật giáo Đại thừa Trung Hoa trong vùng văn hóa
chữ Hán

Hình 3: Phật giáo Đại thừa trong vùng văn hóa chữ Hán
Nguồn: https://bitly.com.vn/rpii08
1.4.1 Việt Nam
Trên thực tế Phật giáo du nhập vào Việt Nam không phải xuất phát từ Trung
Quốc mà là trực tiếp hấp thụ Phật giáo nguyên thủy từ Ấn Độ. Tuy nhiên, chịu ảnh
hưởng lớn nhất từ Phật giáo Đại thừa Trung Hoa. Năm 179 TCN, Triệu Đà chiếm
được Âu Lạc sáp nhập vào Nam Việt từ đó nước ta rơi vào thời kỳ Bắc thuộc đen tối,
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hán trong đó có Phật giáo Đại thừa. Trong
45
thời kỳ đầu, giai cấp trên chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia, còn tầng lớp dưới
vẫn tôn thờ các vị thần linh trong tín ngưỡng dân gian. Như vậy Việt Nam cổ đại bây
giờ tồn tại sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia, Đạo gia và các tín ngưỡng dân gian
bản địa, tuy nhiên những trường phái tư tưởng triết học, tôn giáo và tín ngưỡng đã có
vẫn chưa đáp ứng hết những khuyết thiếu trong đời sống tinh thần của người dân vì
thế sự xuất hiện của Phật giáo Đại thừa đã bổ sung vào lỗ hổng ấy. Năm 111 TCN,
nhà Hán thôn tín Nam Việt, Âu Lạc bị chia thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và
Nhật Nam. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Thái thú quận Giao Chỉ và Cửu Chân thời
bấy giờ là 錫光 - Tích Quang và 壬延 - Nhậm Diên đã tích cực mở trường dạy Nho
học và truyền bá văn hóa Hán, Phật giáo Đại thừa theo đó đã được du nhập vào Việt
Nam biểu hiện ở sự xuất hiện các tác phẩm “Lý Hoặc Luận” và bộ kinh “Tứ thập nhị
chương” được viết bằng chữ Hán. Bắt đầu từ thế kỷ thứ VI, sự phát triển mạnh mẽ
của con đường tơ lụa Phật giáo Đại thừa Trung Hoa được mạnh mẽ truyền vào nước
ta, thay thế vai trò của Phật giáo Tiểu thừa vốn được du nhập vào từ rất sớm. Sự xâm
nhập của Phật giáo Đại thừa thể hiện qua việc ngày càng có nhiều nhà sư tiếp thu các
tư tưởng Phật giáo Bắc truyền Trung Hoa đến Việt Nam giảng kinh và lập các phái
như thiền sư Vinitaruci - Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, và Thảo Đường đại sư.
Khác với Trung Quốc khi Phật giáo Đại thừa được truyền vào Trung thổ đã bị bài trừ
bởi những tín ngưỡng, tôn giáo bản địa, nhưng khi Phật giáo Đại thừa truyền vào
Việt Nam thì được dung hòa, tiếp thu mà không bị bài trừ.
1.4.2 Triều Tiên
Phật giáo du nhập vào Bán đảo Triều Tiên từ cuối thế kỷ thứ IV, nhờ sự
truyền giáo của của các nhà sư Ấn Độ, Tây Tạng và Trung Quốc. Bán đảo Triều Tiên
lúc này đang gần đến giai đoạn giai đoạn giữa của thời kỳ Tam Quốc (bao gồm các
quốc gia: Paekche (18 TCN - 660 SCN); Koguryo (37 TCN - 668 SCN) và Silla (57
TCN - 935 SCN)). Theo sử Triều Tiên ghi lại thì vào khoảng năm thứ hai của triều
vua Sosurim thời Koguryo, Sondo thì có một nhà sư nước Tấn được phái đến
Koguryo Triều Tiên với sứ mệnh là truyền Phật giáo. Năm 372 SCN, Phật giáo được
đón nhận như một quốc giáo. Tuy nhiên, đến tận năm 384, một nhà sư người Ấn khác
cũng mang trên mình sứ mệnh truyền bá Phật giáo đã được phái đến Paekche và được
đón nhận như một vai trò của một quốc đạo. Đến năm 374, một nhà sư người Tấn
khác đưa Phật giáo truyền vào Silla, tuy nhiên Phật giáo không được Silla chấp nhận
46
như một quốc đạo mà coi Phật giáo như một thứ tín ngưỡng bản địa thờ bách thần.
Phật giáo thực sự được chấp nhận ở Silla phải đến lần truyền giáo thứ 2 vào năm 527.
Phật giáo ở Paekche và Koguryo được chấp nhận sớm hơn, cộng thêm sự bảo
hộ của giai cấp cầm quyền nên Phật giáo phát triển nhanh chóng, nhiều đền đài, tháp
Phật được xây dựng, các tín đồ Phật tử, các kinh sách Phật giáo tăng lên không
ngừng. Ở Koguryo, có vị đại sư Uiyon, người đã tiếp cận với các kinh sách Đại thừa
(Mahayana) và tiếp thu tư tưởng hướng vào “cái hư vô” của lý luận Phật giáo trong
kinh Vajracchedika Prajna Sastra và Madhyam Inrasara. Còn ở Silla, khi hợp nhất
Bán đảo Triều Tiên, Phật giáo được quần chúng nhân dân đón nhận như một hệ
thống tôn giáo của quốc gia. Tuy nhiên, lúc này Silla đang tồn tại song song hai hệ
tưởng tưởng đó là Nho gia và Phật giáo, nhưng hai dòng tư tưởng này không có bất
cứ sự xung đột nào. Các nhà quyền lực chính trị lúc bấy giờ cho rằng Phật giáo đã
đưa ra một hệ thống lý luận về luân hồi (samsara) và nghiệp báo (karman), giải thích
về một chu kỳ tuần hoàn và luật nhân quả của những kiếp sống, có nghĩa là mọi hành
động kiếp này của mình để lại sẽ là kết quả ở kiếp sau. Vì vậy, Phật giáo trở thành
thước đo của sự công nhận chế độ đẳng cấp cả về xã hội lẫn tôn giáo. Đồng thời, Phật
giáo còn giúp Nhà nước trong hoạt động cố vấn chính trị của các Đại sư và góp phần
định hướng nhân cách đạo đức cho nhân dân. Còn về tư tưởng Nho gia, sẽ giúp duy
trì trật tự trong xã hội quý tộc cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ trong gia
đình.
Đến thời vua Jin Pyeong. các nhà sư đã đi sang Trung Quốc mang về nhiều
học thuyết mới của các tông phái Phật giáo thời Đường. Học thuyết của tông phái
Tịnh Thổ tông được biết đến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Phái này chủ
trương khi chế chỉ cần tụng “Nam mô A Di Đà Phật” thì sau khi chết có thể đến được
với cõi Niết bàn. Còn giới quý tộc thì lại phổ biến học thuyết của phái “Hoa Nghiêm
tông” - một học thuyết thích hợp cho việc duy trì trật tự xã hội.
Cuối giai đoạn Koryo, Phật giáo ngày càng trở nên suy yếu, sau khi học
thuyết Tân Khổng giáo được các học giả Triều Tiên coi trọng. Những cuộc xâm
chiếm thường xuyên xảy ra, khiến cho các nhà sư bị đẩy xuống hàng thấp nhất trong
xã hội, đồng thời Phật giáo cũng mất đi vị trí quốc giáo đối với người dân trên Bán
đảo Triều Tiên.

47
1.4.3 Nhật Bản
Thời gian Phật giáo được truyền bá vào Nhật Bản vẫn chưa xác định được thời
gian cụ thể. Nhưng theo nguồn sử liệu còn lưu lại thì khoảng thế kỷ VI Phật giáo đã
có mặt ở Nhật Bản. Tuy nhiên, Phật giáo mà Nhật Bản được tiếp nhận là đã qua
nhiều nước trung gian chứ không còn nguyên vẹn là Phật giáo chính gốc. Phật giáo
truyền bá vào Nhật Bản chủ yếu là Phật giáo từ Trung Quốc và Triều Tiên.
Tuy nhiên, Phật giáo sau khi truyền vào Nhật Bản lại bị chi phối rất mạnh, bởi
vì lúc này Nhật Bản đã có một truyền thống tín ngưỡng bản địa khá vững chắc đó là
tục thờ Kami - một biểu tượng thần linh của Thần đạo. Vì vậy, từ lúc Phật giáo được
du nhập thì đã nảy sinh nhiều xung đột trong đời sống tín ngưỡng giữa một bên là
Phật và một bên là Thần. Ngay cả bản chất của tục thờ Kami và Phật giáo đã có
những sự xung khắc khá lớn. Nếu như Kami chỉ là một thế lực ban phát, trừu tượng,
tôn sùng, thờ cúng Kami sẽ được đền đáp và chưa xây dựng được một hệ thống các
giá trị được xem là chân lý. Thì Phật giáo lại hoàn toàn trái ngược lại, Phật giáo là đại
diện cho chân lý tối hậu, là một tôn giáo cụ thể, chủ trương chính bản thân con người
chịu trách nhiệm về kết quả hành động của bản thân.
Phật giáo ở Nhật Bản đã được kênh qua các nước trung gian nên vốn đã không
còn quá nhiều đặc điểm của Phật giáo nguyên thủy. Phật giáo ở Nhật Bản luôn chủ
trương hai khuynh hướng: Một là, đối với dân chúng, bù đắp những thiếu sót về mặt
tinh thần như vỗ về người sống bằng các nghi lễ cầu hồn nhằm tạo sự an tâm về sự
quấy rối của linh hồn người đã khuất,...Hai là, phục vụ cho những người coi thế giới
này là không có thật và cuộc sống chứa đầy sự đau khổ, những người này khi tìm đến
Phật giáo sẽ giúp họ thay đổi được nhận thức.
Phật giáo vào Nhật Bản trong xã hội đang ở giai đoạn thị tộc, mà mỗi thị tộc
chỉ được thờ thần của thị tộc mình. Vì vậy, đối với việc thờ cúng của Thần đạo hết
sức phong phú. Có thể nói, Thần đạo đã chiếm một vị trí nhất định trong đời sống tín
ngưỡng của người dân và giới Hoàng gia của Nhật Bản. Vì vậy, Phật giáo ở Nhật
Bản được tiếp nhận trên nền tảng Thần đạo, coi Phật giáo không chỉ đơn thuần là một
tín ngưỡng thỏa mãn nhu cầu về tinh thần mà còn thỏa mãn nhu cầu thực tế, mang
tính thực dụng đối với người dân và giới cầm quyền.

48
TIỂU KẾT CHƯƠNG
Phật giáo là một tôn giáo lớn được hình thành ở Ấn Độ. Trải qua quá trình
phát triển tại quê hương của mình, dưới tác động của nhiều yếu tố Phật giáo đã chia
thành hai trường phái với hai hệ tư tưởng khác nhau. Phật giáo Đại thừa hay còn gọi
là Phật giáo Bắc truyền, Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Tiểu thừa tức là Phật giáo
Nam truyền, Phật giáo Nam tông. Phật giáo Đại thừa được truyền vào Trung Quốc
vào cuối thời Tây Hán đầu Đông Hán xuất phát từ Tây vực và các nước Trung Á. Sau
khi du nhập vào Trung thổ Phật giáo Đại thừa vừa phải đấu tranh, tìm chỗ đứng cho
mình vừa phải hòa nhập với văn hóa tín ngưỡng bản địa để tạo nên một Phật giáo Đại
thừa mang màu sắc Trung Hoa. Sau khi đến Trung thổ kết hợp với các nhân tố của
văn hóa Trung Quốc, Phật giáo Đại thừa đã sinh ra nhiều tông phái như Hoa Nghiêm
tông, Thiên Thai tông, Tịnh Độ tông, Pháp Tướng tông, Thiền tông…. Mặc dù, tên
gọi khác nhau nhưng mục đích các tông phái đều hướng đến giải thoát chúng sinh
khỏi bể khổ.
Ngay từ khi bắt đầu đặt chân lên Trung thổ, hoạt động phiên dịch kinh văn
Phật giáo đã được triển khai nhằm mục đích truyền bá Phật giáo và đáp ứng nhu cầu
của các tín đồ. Hoạt động dịch kinh diễn ra liên tục, chất lượng kinh văn dịch ra ngày
càng bám sát ý nghĩa bản gốc và phù hợp với tình hình thực tế của người Trung Quốc.
Trong đó, tiêu biểu là sự xuất hiện của biến văn vào đời Đường do Đường Huyền
Trang sáng tạo ra. Chính hoạt động dịch kinh đã thúc đẩy quá trình phát triển và dung
hòa của Phật giáo Đại thừa ở Trung Hoa.
Phật giáo Đại thừa sau khi được văn hóa Trung Hoa tiếp nhận, trở thành một
bộ phận quan trọng trong cấu trúc văn hóa Trung Hoa đã được các triều đại Trung
Quốc truyền bá sang các nước nằm trong vùng văn hóa chữ Hán. Việt Nam, Bán đảo
Triều Tiên và Nhật Bản là một trong những nước nằm trong vùng văn hóa chữ Hán,
thông qua quá trình khuếch tán văn hóa đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo
Đại thừa Trung Hoa.
Có thể nói rằng, Trung Quốc đã khai sinh Phật giáo một lần nữa, khoác lên
Phật giáo một màu sắc mới mẻ hơn, phù hợp hơn bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Nhưng
đồng thời, cũng chính Phật giáo đã làm sống lại văn hóa Trung Hoa đang dần đi vào
bế tắc.

49
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG TRONG PHẠM VI TRUNG HOA

Trong quá trình du nhập và phát triển tại Trung thổ, Phật giáo Đại thừa trở
thành một trong ba tôn giáo lớn ở đất nước này, là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu
của dân tộc Trung Hoa. Trên nhiều phương diện khác nhau, ảnh hưởng của Phật giáo
Đại thừa đến các loại hình văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể là điều không thể
phủ nhận.
2.1 Văn hóa phi vật thể
UNESCO và các nhà khoa học căn cứ vào đặc trưng của hình thái tồn tại để
phân loại: Văn hóa vật thể nhấn mạnh đến đặc trưng không gian của hình thái tồn
tại, văn hóa phi vật thể lại nhấn mạnh vào đặc trưng thời gian của văn hóa tồn tại.24
Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong trí nhớ của con người, chỉ khi nó được
đối tượng hóa thông qua các hoạt động của con người xã hội, trong một khoảng thời
gian nhất định, thì người ta mới nhận biết được các hình thái biểu trưng của nó.25
Văn hóa phi vật thể, trước hết là văn hóa cổ truyền, trong đó bao gồm cả
những hình thái văn hóa dân gian lẫn những hình thái văn hóa bác học, cung đình.26
Theo “Luật di sản văn hóa”: “ Di sản văn hóa phi vật thể là là sản phẩm tinh
thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được
lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu
truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,
ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về
nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về
trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác”. (Mục 1, Điều 1,
Chương 1, Luật di sản văn hóa).
2.1.1 Tư tưởng triết học
Trước khi Phật giáo Đại thừa vào Trung Quốc, triết học Trung Quốc đang
tồn tại mối quan hệ xung đột giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa
vô thần và hữu thần. Tuy nhiên, sau khi Phật giáo du nhập vào mang theo quan điểm
cơ bản của triết học Phật giáo là phủ nhận sự tồn tại của thế giới thực và hình dung ra
một thế giới đối lập với thế giới hiện thực, ở đó con người sống trong vô ưu vô lo,
không vướng bận với những dục vọng của đời người làm cho sự xung đột đó ngày
24
Phan Hồng Giang (2005), Văn hóa phi vật thể ở Hà Nội, NXB.Thế giới
25
Phan Hồng Giang (2005), Văn hóa phi vật thể ở Hà Nội, NXB.Thế giới
26
Phan Hồng Giang (2005), Văn hóa phi vật thể ở Hà Nội, NXB.Thế giới
50
càng trở nên phức tạp. Quá trình truyền bá và phát triển của Phật giáo ở Trung thổ
luôn nằm trong mối quan hệ xung đột và dung hòa với các trường phái tư tưởng triết
học cổ đại Trung Quốc là Nho gia và Đạo gia, chính sự xung đột này thúc đẩy Phật
giáo Đại thừa ở Trung Quốc phát triển hơn nữa. Trong quá trình các tư tưởng triết
học bản địa phát triển và hoàn thiện, Phật giáo Đại thừa đóng vai trò quan trọng trong
việc bổ sung các lý luận còn thiếu sót của các trường phái triết học bản địa.
Triết học Phật giáo là một bộ phận quan trọng trong triết học Trung Quốc.
Tư tưởng triết học Phật giáo làm phong phú thêm nội dung của triết học
Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của triết học Trung Quốc ở các mức độ
khác nhau. Trước nhà Hán, sự phát triển của triết học Trung Quốc có liên quan chặt
chẽ đến niềm tin tôn giáo truyền thống cổ đại. Triết học Trung Quốc phát triển trong
sự xung đột và hội nhập giữa tư tưởng truyền thống Nho gia, Đạo gia và Phật giáo.
Sau thời kỳ Ngụy - Tấn, Phật giáo phát triển mạnh với hệ thống triết học siêu hình đã
ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống triết học Trung Quốc, đến thời nhà Đường Phật
giáo phát triển đỉnh cao, đóng vai trò to lớn trong lịch sử triết học Trung Quốc.
Phá vỡ thế độc tôn của triết học Nho gia
Vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc có hàng trăm trường phái tư tưởng mà lịch
sử vẫn thường gọi là “trăm nhà đua tiếng” với sự xuất hiện của Nho gia, Đạo gia,
Pháp gia, Danh gia, Mặc gia,...Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước,
lập ra nhà Tần, lấy Pháp gia làm tư tưởng cai trị duy nhất của thời kỳ này, điều này
đồng nghĩa với việc Nho gia bị mai một. Tuy nhiên, vào thời Tây Hán, Nho gia với
sự tiến bộ của mình đã trở thành tư tưởng chủ đạo của triều đình. Nhà Hán chủ
trương độc tôn Nho thuật, trong suốt một thời gian dài tư tưởng chính trị Nho gia trở
thành tiêu chuẩn cai trị xã hội. Từ khi Phật giáo du nhập và bắt đầu bén rễ ở Trung
Quốc vào thời Đông Hán, tư tưởng triết lý Phật giáo dung hòa với tín ngưỡng bản địa
được đông đảo người dân chấp nhận. Trong một số thời kỳ phong kiến, Phật giáo trở
thành quốc giáo của Trung Quốc tham gia vào công việc triều chính, cai quản ổn
định xã hội. Vì thế, bên cạnh tư tưởng Nho gia, người dân còn tiếp thu tư tưởng triết
học Phật giáo Đại thừa.
Dưới sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Trung Quốc do Nho gia đứng
đầu, Phật giáo dần dần dấn thân vào con đường Hán hóa và trở thành một bộ phận
không thể thiếu trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Đồng thời, Nho gia cũng

51
chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Phật giáo, hấp thụ những tinh hoa về phương
thức tư duy và phương pháp tu dưỡng để hoàn thiện học thuyết của mình. Nho gia và
Phật giáo Đại thừa với tư cách là những sản phẩm tốt đẹp của văn hóa Trung Quốc và
văn hóa Ấn Độ đã có sự tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình hình thành và phát
triển.
Sự mở rộng của thuyết vũ trụ
Ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã bắt đầu có những khái niệm về vũ
trụ, bầu trời. Lão Tử người đề xuất ra học thuyết Đạo gia và được Trang Tử hoàn
thiện, ông đã hình thành nên triết lý vũ trụ và giải thích thiên nhiên bằng “đạo”. Nếu
như Nho gia đề cao Đạo xã hội thì Đạo gia hướng vào tự nhiên, coi “đạo” là lẽ tự
nhiên, quy luật vận động của tạo hóa, là cái vô hình và bất biến. Bắt nguồn từ “đạo”
vạn vật được thể hiện ra bên ngoài là “đức”. Lão Tử cho rằng tạo hóa có chung một
nguồn gốc và vốn dĩ trung hòa cân bằng âm dương, xã hội một người là một phần của
vũ trụ cũng vận hành theo “đạo”. Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn
vật. Đạo sinh vạn vật, vạn vật tồn tại nhờ Đức. Đến thời kỳ Phật giáo Đại thừa du
nhập tác động đến mọi mặt của xã hội Trung Hoa, trong đó có cả thuyết vũ trụ. Trong
Phật giáo tồn tại các thuật ngữ như “thập phương”, “cõi Niết bàn”, “tam giới”, “luân
hồi”... đã dẫn ra sự đa dạng về không gian và thời gian, mở rộng tầm nhìn của người
dân Trung Quốc cổ đại. Từ đó, những người theo tư tưởng Đạo gia vào các thời kỳ
sau tiếp thu các thuật ngữ về không gian, thời gian trong Phật giáo để bổ sung vào lý
luận của mình.
Sự tiến bộ về thế giới quan
Thế giới quan là quan điểm của con người về toàn bộ thế giới. Ví dụ như các
câu hỏi về “Bản chất của thế giới là gì? Vạn vật tồn tại trên thế giới có mối quan hệ
như thế nào với nhau? Hay là con người đóng vai trò gì trong thế giới này?” Triết học
Phật giáo có thể khái quát trên ba nội dung chính là “bản thể luận”, “nhận thức luận”
và “giải thoát luận”, nhưng mục đích cuối cùng đều là giải thoát con người khỏi sự
đau khổ. Bản thể luận hay thế giới quan của Phật giáo thể hiện qua một hệ thống
phạm trù rất đặc thù như: “tính Không”, “vạn pháp”, “sắc không”, “Niết bàn”, “tâm
thức”, “vô ngã”...trong các thuyết “Duyên khởi”, “tính Không”, “vô ngã”. Phật giáo
Đại thừa đã dựng nên một thế giới - nhân sinh độc đáo. Bản chất tối hậu của thế giới
này là Không. Không với nghĩa là vạn vật đều luôn vận động và biến đổi cho nên

52
không có bản chất thực, bản chất độc lập bất biến. Do vậy, Không này không phải là
trống rỗng mà bao gồm trong nó cả vật chất và tinh thần, cả vô thức và ý thức luôn
xuất hiện trong trạng thái biến đổi. Phật giáo mô tả quá trình xuất hiện vạn vật từ
Chân Không một cách đơn giản là “Chân Không tĩnh lặng, bất động, trống rỗng và
vũ trụ. Nhưng đột nhiên nó xao động và phân đôi rồi xuất hiện vật chất, tinh thần, ý
thức, vô thức và diễn ra sự luân chuyển biến hóa trong vũ trụ”. Phật giáo tin rằng,
mọi thứ chúng ta thấy trong thế giới thực đều là ảo ảnh. Vạn vật trong thế giới rộng
lớn đều là nhân, sự hợp lại thì gọi là duyên đây chính là “thuyết duyên khởi” trong
Phật giáo. Mọi vật tồn tại đều do nhân duyên mà thành, đối với con người ai cũng có
những điều phiền muộn và không thể làm chủ được mình, sự buồn phiền đó là do sự
kết hợp của “ngũ uẩn”. Đối với vạn vật, vạn vật luôn biến đổi, không có chủ thể cố
định gọi là “pháp vô ngã”. Triết học Phật giáo Đại thừa để cao “tính không”, tuy
nhiên trong mỗi trường phái Phật giáo Đại thừa có những cách biểu hiện khác nhau.
Ví dụ như: Thiên Thai tông thường nói “nhất niệm tam thiên”, “tam thiên” ở đây có
nghĩa là chỉ toàn bộ vũ trụ, còn “nhất niệm” để chỉ tất cả chúng sinh chỉ tồn tại một
suy nghĩ. Hoa Nghiêm tông thường nói “pháp thế duyên khởi” tức là một pháp giới
chân chính là bản thể vạn vật trong vũ trụ, hay còn gọi là pháp giới nhất tâm để nói
về mối quan hệ giữa vạn vật tồn tại trên thế giới. Trong Nho gia cũng tồn tại những
quan điểm tương tự như “tính không” trong Phật giáo, triết học Nho gia thời Tống -
Minh khi nói về “tâm” tức là suy nghĩ của con người chính là nguyên lý và là chủ
nhân của vạn vật trong vũ trụ, “tâm với trời đất là một”, “tâm bao gồm cả vũ trụ” …
Sự tiến bộ về nhân sinh quan
Nhân sinh quan là hệ thống quan niệm của con người về cuộc sống như: lẽ
sống, mục đích, ý nghĩa, giá trị cuộc sống. Nhân sinh quan của Phật giáo được thể
hiện trong nội dung Bát chính đạo, tức là Giải thoát luận của Phật giáo - tám con
đường đúng đắn và biện pháp để phá tan mọi vọng tưởng gồm: chính kiến, chính tư
duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tấn, chính niệm, chính định.
Đồng thời, Bát chính đạo còn có bảy biện pháp phá chấp: phá thế giới, phá chủ
thuyết thời gian, phá mọi đối tượng của ý thức, phá mọi chủ thuyết, phá nhân duyên,
phá lưỡng tính tương đối và phá chấp. Phép tu hành phổ quát nhất cho tín đồ Phật
giáo là thực hiện “ngũ giới” gồm không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục,
không nói tục, không uống rượu và “lục độ” gồm bố thí, trí giới, nhẫn nhục, tịnh tiến,

53
thiền định, bát nhã. Có thể nói, Phật giáo giải thích khá đầy đủ về hỉ, nộ, ái, ố của con
người. Phật giáo cho rằng nguyên nhân của cái khổ là do “ngũ uẩn” (sắc, tưởng, thụ,
hành, thức). Từ “ngũ uẩn” mà xuất hiện tất cả các mặt đối lập: thiện - ác, tốt - xấu,
đau khổ - hạnh phúc. Những dục vọng như tham, sân, si, có thể gây ra nghiệp và luân
hồi. Muốn từ bỏ nghiệp chướng và luân hồi con người phải tu nhân, tích đức, bác ái,
từ bi thông qua Bát chính đạo. Chính vì thế, những người theo đuổi trường phái Nho
gia cho rằng, trong mỗi con người luôn tồn tại “lương tri” và “lương năng”. Cái mà
người ta không cần học cũng làm được gọi là lương năng, điều mà người ta không
cần nghĩ cũng biết được gọi là lương tri, muốn tu dưỡng, bồi đắp lương tri và lương
năng thì điều quan trọng là phải ít ham muốn. Trong tư tưởng của Đạo gia cho rằng
mọi sai lầm, họa báo của con người đều do sự ham muốn mà ra vì thế chủ trương lối
sống an nhiên, biết thế nào là đủ, không tranh giành.
Sự mở rộng về vấn đề nhận thức
Sự xuất hiện của Phật giáo Đại thừa đã ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của
con người về quan niệm về “đạo” của tư tưởng triết học Nho gia vào thời Đường.
Đầu tiên là sự ảnh hưởng của Phật giáo đến quan điểm về “đạo” của 韩愈 - Hàn Dũ.
Theo các nghiên cứu chỉ ra sự ảnh hưởng của Phật giáo đến quan điểm “đạo” của
韩愈 - Hàn Dũ là đến từ trường phái Thiên Thai tông của Phật giáo Đại thừa. Phật
giáo đã thúc đẩy quan niệm của 韩愈 - Hàn Dũ từ “cai trị” sang “giáo dục”. 钱穆 -
Tiền Mục đã chỉ ra rằng trước khi Phật giáo thịnh hành vào thời nhà Hán “đạo” của
Nho gia chỉ chú trọng đến “cai trị”, người Tây Hán coi trọng đạo đức của Vua, cho
rằng đạo đức của vua là biểu hiện cao nhất của đạo đức con người. Từ thời Nam Bắc
Triều đến thời đại Tùy - Đường, Phật giáo Đại thừa trở nên phổ biến rộng rãi, 钱穆 -
Tiền Mục cho rằng điểm khác biệt cơ bản nhất giữa các tông phái của Phật giáo Đại
thừa với học thuyết Nho gia là Phật giáo chú trọng đến giáo hóa mà bỏ qua cai trị,
còn Nho gia thì chú trọng đến bồi dưỡng đạo đức, tâm tính con người nhưng không
tách rời hệ thống âm nhạc nghi lễ chính trị. Trong thời kỳ này, Phật giáo vốn chú
trọng đến hình thức triết học suy đoán đã phát triển nhanh chóng, còn Nho gia vốn
được giáo dục chính thức bị thu hẹp thành việc nghiên cứu chú giải. Theo đó, dưới sự
ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng “giáo hóa” của Phật giáo Đại thừa và sự hiểu biết
của người dân về “đạo” của Nho gia đã chuyển dần từ “cai trị” sang “giáo dục”. 韩愈

54
- Hàn Dũ coi trọng đến đạo đức con người, ông cho rằng đạo đức của một vị vua nằm
trong đạo đức con người.
Bên cạnh đó, Phật giáo cũng tác động lớn đến xã hội Trung Hoa trong quan
niệm “Nam nữ bình đẳng”. Thời xa xưa, quan niệm về “Nam nữ hữu biệt”
(男女有別, Nam nữ phải có sự phân biệt) hay “Nam nữ thọ thọ bất thân”
(男女授受不亲 , trai gái tiếp xúc da thịt, sẽ dễ sanh hoạ) của Khổng giáo tương đối
nặng nề. Hơn thế, phụ nữ lúc bấy giờ không được phép vào thư phòng của nhà Nho.
Với những quan niệm phong kiến hạ thấp thân phận người phụ nữ, Phật giáo cơ bản
đã giải phóng một phần địa vị xã hội của người phụ nữ.
Nói cách khác, Phật giáo bắt đầu thay đổi trật tự xã hội của Nho giáo, phá vỡ
hệ thống quy cũ, nghiêm ngặt của nam nữ trong xã hội. Năm 1934, 林语堂- Lâm
Ngữ Đường, nhà đại văn hào Trung Hoa cận đại, vào khoảng 1934 có viết: “Giới hoà
thượng Trung Hoa có nhiều cơ hội hơn các giới khác được thấy các bà, các cô sang
trọng, diễm lệ. Trong khi tụng kinh, làm lễ, hoặc ở tư gia, hoặc ở chùa, ngày nào họ
cũng tiếp xúc với phụ nữ, mà phụ nữ bình thời phải sống gần như cách biệt với xã
hội. Khổng giáo chủ trương “nam nữ hữu biệt”, “nam nữ thụ thụ bất thân”, “buộc
phụ nữ phải cấm cung, và họ chỉ có mỗi một lý do chính đáng để xuất hiện giữa công
chúng là lại chùa lễ Phật.”27
Làm phòng phú thêm phép biện chứng
Trong Phật giáo Đại thừa, thuyết “duyên khởi” tin rằng mọi thứ đều là nhân
và quả, mối quan hệ này tác động qua lại lẫn nhau và không bao giờ kết thúc. Thuyết
“vô thường” thì tin rằng mọi vật trong thế giới luôn luôn vận động và thay đổi. Tất cả
mọi thứ đều được chuyển hóa bằng quy luật sinh và tử, sự thay đổi theo từng khoảnh
khắc đó của vạn vật được gọi là “vô thường”. Trong Nho gia, nhà Nho Trương Tại
cho rằng mọi thứ đều chứa đựng hai mặt đối lập nhau, vì hai mặt đều nằm trong một
thể thống nhất nên chúng ta không thể đoán trước được, bởi vì sự chứa đựng hai mặt
đối lập nên chúng là vô thường.
Tư tưởng triết học Phật giáo ảnh hưởng đến thuyết tâm tính của triết học
Trung Quốc.

27
Lâm Ngữ Đường (Lin Yutang, 1895 –1976), Nhân sinh quan và Thơ văn Trung Hoa, New York, 1934. Bản
lược dịch của Nguyễn Hiến Lê, Sài Gòn. 1970, tr.72 –73.
55
Mặc dù triết học Trung Quốc được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa trời
với con người, nhưng chủ thế chính quyết định chính mối quan hệ ấy không phải là
trời mà là con người và vấn đề của con người thực chất là vấn đề tâm tính. Vì vậy
vấn đề tâm tính luôn là lý thuyết cơ bản cơ bản của triết học Trung Quốc.
Thuyết tâm tính của Phật giáo Đại thừa Trung Quốc vừa kết hợp vừa đồng
thời giải quyết mối quan hệ giữa cơ sở thuyết tâm tính của Phật giáo Ấn Độ với văn
hóa truyền thống Trung Quốc. Thuyết này bắt đầu vào thời nhà Hán, phát triển vào
thời Tùy - Đường và kết thúc vào thời nhà Thanh. Cái gọi là thuyết “tâm tính” của
Phật giáo, nói một cách dễ hiểu, là bản chất của con người hay là bản chất của tâm
con người. Điều đầu tiên khi bàn về tính tâm trong Phật giáo là bàn về thân và tâm.
Mục đích chính của thuyết tâm tính Phật giáo là tìm ra một con đường để tất cả
chúng sinh trở thành Phật. Phật giáo Đại thừa Trung Quốc dùng các lý luận “giác
ngộ”, “không giác ngộ”, “thiện và ác” để thấy được mối quan hệ phức tạp giữa tâm
trí con người với thể xác. Thứ hai là “sanh Phật và Phật tính”, chú trọng vào mối
quan hệ giữa “thân và tâm” trong mối quan hệ giữa “đời và Phật” chính là ám chỉ
“tâm, Phật, chúng sinh và tam pháp”. Thứ ba là “duy tâm và duy thức”, mối quan hệ
giữa bản chất và hiện tượng là nội dung quan trọng trong thuyết “tâm tính” của Phật
giáo. Tuy nhiên, Phật giáo Đại thừa không nói về mối quan hệ giữa tâm và vật chất
một cách chung chung, bởi lẽ mục đích sâu xa của nó là cung cấp cơ sở lý thuyết về
tâm và tính cho tất cả chúng sinh giải thoát và thành Phật. Giải thoát xét về quan hệ
giữa tâm và pháp thực chất là cắt đứt quan hệ giữa tâm và vật chất. Thứ tư là bàn về
“tâm tính và giải thoát” tức là bàn về sự giác ngộ hay chuyển biến của tâm. Nói tóm
lại, thuyết ‘tâm tính” của Phật giáo Đại thừa đều hướng đến lấy sự giải thoát và thành
Phật làm mục tiêu cuối cùng, bởi vì chúng sinh có căn nguyên của Phật và bản chất
của chúng sinh là thanh tịnh, nếu họ đã nhận ra được bản chất của tâm thì họ có thể
thành phật bằng cách nhìn lại cội nguồn của trái tim mình. Đến đời Tống, lý luận về
“tâm tính” con người được hoàn thiện trở thành phương pháp tu luyện chủ đạo của
thời đấy.
Phật giáo Đại thừa đề cập đến con người làm sao để tu thành Phật. Đạo Phật
coi việc thành Phật là mục đích cuối cùng, lấy Phật tính làm vấn đề cốt lõi để tìm
hiểu. Nho gia lấy con người làm xuất phát điểm và coi bản chất con người là một vấn
đề quan trọng, mục đích cuối cùng của Nho gia là trở thành Thánh nhân. Mạnh Tử

56
cho rằng con người vốn dĩ mang bản tính thiện, lấy tu thân làm việc hệ trọng của một
bậc quân tử. Nho gia đã trải qua một thời kỳ suy tàn kéo dài từ thời Tùy - Đường đến
thời Bắc Tống. Ngược lại, trong thời kỳ hưng thịnh hơn 300 năm của thời Tùy -
Đường, Phật giáo Đại thừa phát triển mạnh, các học thuyết Phật giáo vào thời kỳ này
truyền bá các nội dung chủ yếu liên quan đến “tâm tính”. Đến thời Tống - Minh, các
nhà Nho tiếp tục thảo luận về vấn đề “tâm tính” kết hợp với những tư tưởng truyền
thống của Nho gia để tạo thành Lý học hay còn gọi là Tân Nho giáo. Tân Nho giáo là
sản phẩm kết hợp của Phật giáo, Đạo giáo và tư tưởng Nho gia truyền thống. Các nhà
Tân Nho giáo như 周敦颐 - Chu Đôn Di, 张载 - Trình Di, 程颢 - Trình Hạo, 邵雍 -
Thiệu Ung và những người khác vào đời nhà Tống mỗi người đều có những học
thuyết và lý luận riêng sau khi nghiên cứu những học thuyết của đạo Phật và Đạo
giáo. Ảnh hưởng lớn nhất của Phật giáo Đại thừa đến Lý học là phương thức tư duy.
Học thuyết về bản chất con người là cơ sở căn bản nhất của tư tưởng giáo dục, cốt lõi
của học thuyết Nho gia về con người là “thiên nhân hợp nhất”, lý luận này kéo dài
trong một thời gian dài và thiếu tính logic, Nho gia đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa
“đạo” của trời đất và “đạo” của con người rốt cuộc có mối quan hệ như thế nào
nhưng lại không có một hệ thống luận cứ hoàn chỉnh. Trái lại, Phật giáo lại có một hệ
thống hoàn chỉnh về khía cạnh này, sau khi hòa với văn hóa dân gian Trung Quốc,
Phật giáo đã sử dụng cái khái niệm dùng để chỉ “Phật tính” là “tâm tính” và “nhân
tính” để nói về bản chất của con người. Điều này đã bổ sung vào học thuyết Tân Nho
giáo.
Thuyết tâm tính của Phật giáo và Đạo gia có mối quan hệ không thể tách rời.
Học thuyết Đạo gia là sự xuất hiện của thuyết tâm tính với hai nội dung là học thuyết
về đạo đức và đạo thể, tuy rằng sau này có sự kết hợp thêm những yếu tố huyền học
của thời Ngụy - Tấn, thế nhưng trước đây những nội dung này là một phiên bản của
học thuyết Phật tính. Đều lấy “tâm tính” làm cơ sở để xác định mối quan hệ giữa đạo
tính, chúng sinh và vật chất. Sự hấp thụ tư tưởng Phật giáo của Đạo giáo vào thời
Tùy - Đường ngày càng sâu rộng trong cuộc đối kháng lại Phật giáo, bởi lẽ trong
cuộc chiến với Phật giáo, Đạo giáo luôn chiếm thế hạ phong, các lý luận tranh cãi tập
trung chủ yếu vào các vấn đề: “Thứ nhất, đạo thể có tồn tại hay không? Thứ hai, đạo
thể tồn tại theo cách nào? Thứ ba đạo tính là gì? Mối quan hệ của nó với chúng sinh
là gì?”. Để giải thích cho những vấn đề đó các đạo sĩ đã xây dựng hệ thống lý thuyết
57
đạo thể và đạo tính của riêng họ trên cơ sở hấp thụ tư tưởng Phật giáo. Thuyết “tâm
tính” của tư tưởng triết học Đạo gia lấy tính “đạo” làm yếu tố cốt lõi của sự phát triển.
Trong suốt quá trình phát triển của Đạo gia, bản chất của “đạo” đã được nhận thức là
sự hợp nhất của “thiên, địa, nhân”, đạo là tự nhiên và là cái thiện thuần túy, “đạo sinh
ra vạn vật” vì thế “tất cả chúng sinh đều có đạo tính” đó là cơ sở để tất cả chúng sinh
tu đạo, mà đạo tính ở đây có nghĩa là chúng sinh có căn nguyên, ngộ đạo và đắc đạo,
sự giải thích này của đạo giáo về đạo tính có nét tương đồng với thuyết tâm tính của
Phật giáo.
Nói tóm lại, Phật giáo Đại thừa đã ảnh hưởng sâu sắc đến các phương diện
của triết học Trung Quốc. Phương thức tư duy trực giác đặc biệt coi trọng trực giác
của cái tâm, coi tâm là gốc rễ của nhận thức “lấy tâm để bao quát vật”. Triết học
Trung Quốc cũng rất chú ý đến bản tính con người, từ quan điểm về bản tính con
người, các triết gia đi đến các phương pháp cai trị xã hội khác nhau.
2.1.2 Tôn giáo – tín ngưỡng
Trong di sản văn hóa phi vật thể phong phú của Trung Quốc, văn hóa tín
ngưỡng chiếm một vị trí rất quan trọng. Như đã biết, ba nền văn hóa Nho, Lão, Phật
tạo thành hệ thống cơ bản của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Nhắc đến văn hóa
truyền thống Trung Quốc không thể không nói đến văn hóa tín ngưỡng.
Khi bàn về khái niệm tín ngưỡng, theo tác giả Trần Ngọc Thêm “Khi đời
sống và trình độ hiểu biết còn thấp, con người tin tưởng và ngưỡng mộ vào những
thần thánh mà họ tưởng tượng ra. Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm
hóa giáo lý, có giáo chủ, thánh đường - tín ngưỡng trở thành tôn giáo” 28 . Trong tác
phẩm “Giáo trình Văn hóa Trung Hoa”, Nguyễn Ngọc Thơ cho rằng: “Tín ngưỡng là
một bình diện văn hóa phổ biến trên thế giới, nó bắt nguồn từ đức tin và sự ngưỡng
vọng của con người đối với thế lực siêu nhiên khi đối mặt với những điều không thể
lý giải, không thể kiểm soát được của giới tự nhiên và đời sống nhân sinh”29.
Phật giáo Đại thừa luôn duy trì tính liên tục và hòa hợp trong xã hội Trung
Quốc nên đã thúc đẩy sự tìm hiểu về tín ngưỡng của con người, từ đó Phật giáo dần
dần có sức sống mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân. Các nghi lễ, cấm kỵ và ngày lễ
của Phật giáo dần chuyển hóa thành phong tục dân gian. Phật giáo Đại thừa trở nên

28
Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP HCM tr233.
29
Nguyễn Ngọc Thơ (2017), Giáo trình văn hóa Trung Hoa, NXB Đại học Quốc gia TP HCM.
58
gần gũi với người dân, len lỏi vào các khía cạnh trong cuộc sống. Xã hội Trung Hoa
lúc bấy giờ chỉ tập trung vào việc xây dựng cuộc sống hiện thực, không đề cập đến
cuộc đời sau khi mất như Phật giáo. Khi đặt niềm tin vào Phật, con người không
những cảm thấy phiền não khi gặp khó khăn mà có thể chấp nhận thực tại một cách
vui vẻ. Phật giáo đến với cuộc sống nhằm mục đích thanh lọc thân tâm và cải thiện
cuộc sống, tích cực hướng dẫn tâm trí đến cảnh giới của đức tin chân chính. Với
những giáo lý độc đáo của mình, Phật giáo Đại thừa dạy con người sống tử tế, không
oán trách, chịu đựng mọi gian khổ trên đời để đến được thế giới cực lạc.
Ảnh hưởng đến tục thờ cúng tổ tiên
Đời sống tín ngưỡng của dân tộc Trung Hoa vô cùng phong phú và đa dạng.
Trước tiên là tục thờ tổ tiên, từ thời cổ đại, quan niệm linh hồn tồn tại sau khi mất
gắn liền với tín ngưỡng phồn thực. Theo dòng chảy của lịch sử, sau sự tiếp xúc với
các tư tưởng Nho - Đạo - Phật, tục thờ cúng dần được lý luận hóa. Trong đó, dưới tác
động của Phật giáo, tục thờ cúng tổ tiên được thiêng liêng hóa. Đồng thời, với tín
ngưỡng đa thần vốn đã có từ lâu trong đời sống tâm linh của người dân Trung Hoa
nên trong quá trình phát triển, Phật giáo Đại thừa dần dần bị Hán hóa, các cơ sở thờ
tự ngoài việc thờ những nhân vật của Phật giáo, còn thờ thêm các vị thần bản địa.
Làm phong phú hệ thống thần linh trong tín ngưỡng đa thần của người dân.
Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, niềm tin vào những giá trị tâm linh chiếm một
phần quan trọng trong cuộc sống, cụ thể ở đây là tin vào Phật. Khi nói đến Phật giáo
Đại thừa không thể bỏ qua 4 vị Bồ Tát nổi tiếng nhất là Văn Thù Bồ Tát, Bồ Tát Phổ
Hiền, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Bồ Tát Quan Thế Âm. Bốn vị Bồ Tát nổi tiếng nhất
trong Phật giáo Đại thừa đều là những nhà hiền triết của Pháp thân, những người có
lòng thương xót, có trách nhiệm quảng bá Đức Phật. Khi truyền vào Trung thổ, 4 vị
cư ngụ ở các danh sơn khác nhau là: Ngũ Đài, Nga Mi, Cửu Hoa và Phổ Đà. Trong
đó, không khó để nhận thấy sự xuất hiện của Phật Quan Thế Âm trong các ngôi nhà
hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Trung Hoa.
Quan Thế Âm Bồ Tát là một trong Tứ đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Quốc.
Bồ Tát là từ phiên âm từ tiếng Phạn “Bồ Đề Tát hóa” (Bodhisattva). Bồ Tát là danh
xưng đối với người theo Phật tu hành có kết quả, tuy nhiên bậc này còn kém Đức
Phật một bậc. Quan Thế Âm là vị có lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn chúng sanh. Trong
kinh Pháp Hoa của Phật có ghi: “Những chúng sinh khổ não mà nhất tâm đọc đến tên

59
Bồ Tát, tức thì ngài xem âm thanh của chúng sinh mà độ cho được giải thoát. Bởi thế
nên gọi tên Ngài là Quan Thế Âm”. Vào thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên (286),
竺法护 - Trúc Pháp Hộ của triều đại Tây Tấn đã dịch cuốn “Kinh Pháp hoa”, từ đó
về sau, niềm tin về Phật Bà Quan Âm bắt đầu phổ biến trong dân chúng. Sau khi
鸠摩罗 - Cưu Ma La Thập dịch “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa”, tín ngưỡng Quan Âm
càng trở nên thịnh vượng. Bồ Tát là một trong những vị thờ cúng của Phật giáo, tuy
nhiên, trong văn hóa tín ngưỡng người dân Trung Hoa, hình tượng Quan Thế Âm
không mang màu sắc nặng nề của tôn giáo. Cụ thể là, khi người dân thờ cúng Bồ Tát
đã không quá chú trọng đến giáo lý của Phật giáo. Thay vào đó, họ tin vào phép màu
và sự linh ứng khi được Bồ Tát giúp đỡ. Tín ngưỡng Quan Âm có ảnh hưởng sâu
rộng trong tầng lớp dưới cơ cực lầm than trong xã hội và được lưu truyền rộng rãi
trong dân gian là điều đương nhiên. Bồ Tát Quan Âm có ảnh hưởng lớn nhất trong tín
ngưỡng dân gian Phật giáo, địa vị của Bồ Tát thậm chí còn vượt qua cả Phật. Tín
ngưỡng A Di Đà Phật được truyền vào vào Trung thổ từ thời kỳ Đông Hán, sau đó
phát triển rộng rãi trong xã hội thời kỳ Đông Tấn. Tín ngưỡng này góp phần sáng lập
phái Tịnh Độ tông được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Sự lưu hành của tín
ngưỡng này bên cạnh giáo lý đơn giản mà còn vì sự giản dị trong phương pháp tu
hành. Vì vậy, vào thời nhà Minh và nhà Thanh đã hình thành tình trạng “Người
người niệm Di Đà, nhà nhà thờ Quan Âm” (户户阿弥陀,家家观世音).

Hình 4: Quan Thế Âm Bồ Tát


Nguồn: https://www.sohu.com/a/280677285_458151

60
Bên cạnh Quan Thế Âm Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát cũng rất thịnh hành trong tín
ngưỡng Phật giáo dân gian Trung Quốc. “Di Lặc Bồ Tát là bản tôn của Đâu Suất
Thiên Tịnh Thổ. Theo ghi chép trong kinh Phật, đức Di Lặc thượng sinh Thiên cung
Đâu Suất để giải quyết ngờ vực trần gian, là vị Bồ Tát này đã lên tới chính giác thập
địa…..khi đức Di Lặc hạ sinh thế gian làm Phật, thiên hạ sẽ thái bình, độc khí tiêu
trừ mưa thuận gió hòa, ngũ cốc tràn đầy, cây cỏ trưởng thành…” 30. Với sự gần gũi
đó, pho tượng Di Lặc được đặt ở mọi nơi trong chùa chiền, nhà dân. Về sau, hình ảnh
Phật Di Lặc được xem là vị Phật tương lai, chẳng hạn trong các cuộc khởi nghĩa
Bạch Liên giáo dùng hình ảnh Phật Di Lặc làm là cờ. Đặc biệt, vào thời đại của Võ
Tắc Thiên, Phật Di Lặc có lời tiên đoán về sự ra đời của triều đại mới Võ Châu. Sau
thời Ngũ Đại, tăng nhân Khiết Thử xem Phật Di Lặc với hình tượng tái thế, từ đó
hình ảnh “Phật Di Lặc bụng bự” với nụ cười tươi được phổ biến rộng rãi ở Trung
Quốc.

Hình 5: Di Lặc Bồ Tát


Nguồn:https://baijiahao.baidu.com/s?id=1619186189684780593&wfr=spider&for=
pc
Ngày lễ
Để mở rộng phạm vi ảnh hưởng, thu nhận tín đồ của mình, một số vị Phật lấy
ngày sinh tổ chức nghi thức kỷ niệm. Ngày mồng một tháng giêng âm lịch là ngày
sinh Phật Di Lặc, ngày 19 tháng 2 là ngày sinh của Bồ Tát Quan Thế Âm, ngày mồng
bốn tháng 4 là ngày sinh của Văn Thù Bồ Tát, ngày 30 tháng 7 là ngày sinh của Địa
Tạng Vương Bồ Tát, ngày 17 tháng 11 là ngày sinh của Đức Phật A Di Đà. Ngoài ra,
còn có ngày Bồ Tát Quan Thế Âm thành đạo là ngày 19 tháng 6, ngày 19 tháng 9 là
ngày thọ giới của Bồ Tát. Người dân Trung Quốc thường tổ chức các sự kiện lớn

30
Nguyễn Tuệ Chân (2008), Nghệ thuật Phật giáo, NXB Tôn giáo.
61
tưởng nhớ ngày sinh của Bồ Tát Quan Thế Âm để cầu nguyện mưa thuận gió hòa,
đồng thời còn thể hiện tấm lòng bác ái. Đặc biệt là vào nhà Minh - Thanh, Phật giáo
đã trở thành một bộ phận quan trọng của đời sống xã hội và là cơ sở quan trọng của
nhiều phong tục dân gian. Các tông phái đều đến cùng một đích theo những cách
khác nhau, ba trường phái Nho, Phật và Lão giáo hội tụ, cũng như sự thịnh vượng
của các tu viện và sự thành lập của nước và đất, tất cả những điều đó chắc chắn phản
ánh nhu cầu tín ngưỡng của người dân.
Theo dòng chảy thời gian, với việc thực hiện tự do tôn giáo và quyền lực
chính trị, xã hội ngày càng trở nên thoải mái, các viện Phật giáo phục hồi nhanh
chóng, khách hành hương đến chật kín cửa, nhiều gia đình đã tôn kính hình tượng
Phật, đặc biệt là các ngày lễ Phật giáo được tổ chức long trọng. Kể đến là lễ Vu Lan
(盂蘭盆), còn gọi là Vu Lan Bồn thường tổ chức vào tháng 7 âm lịch. Vu Lan dịch
âm từ Phạn văn Ullambana có nghĩa là ngày lễ nhằm “cứu những oan hồn bị treo
ngược”. Đây là ngày lễ lâu đời và phổ biến, nhằm nhắc nhở đạo làm con nhớ ơn ba
mẹ, làm tròn đạo hiếu; đồng thời, đây cũng là lúc để cúng tế các vong hồn cô độc.
Truyền thuyết kể rằng, nguồn gốc ngày lễ này bắt nguồn từ tích Mục Kiều Liên cứu
mẹ và tích A Nan, kết hợp với tiết Trung Nguyên của Đạo giáo, từ đó trở thành một
lễ hội lớn của nhân loại. Theo đó, Mục Kiều Liên vốn là đệ tử của Phật, mẫu thân của
ông là bà Thanh Đề, vì lúc sống gây quá nhiều nghiệp chướng nên phải làm quỷ đói,
khổ sở do chính sự tham lam của mình. Sau khi Mục Kiều Liên tu luyện được nhiều
phép, vì nhớ mẹ nên dùng mắt thần để đi tìm mẹ, đem cơm xuống để dâng mẹ. Tuy
nhiên, mẹ ông không thể ăn được vì mỗi lần thức ăn đến miệng đều hoá thành than
đỏ. Chứng kiến cảnh đau lòng đó, Mục Kiều Liên đã hỏi Phật và được Ngài giúp đỡ.
Làm theo lời Phật dạy, đến ngày rằm tháng bảy lập bồn Vu Lan mời tăng đến chú
nguyện. Nhờ đó, mẹ của ông cũng được siêu thoát, bên cạnh đó còn có các vong linh
khác nữa. Về sau, ngày này trở thành ngày để báo đáp công ơn cha mẹ và Mục Liên
cũng trở thành một biểu tượng của đạo hiếu trong Phật giáo. Đặc biệt, trong Đạo giáo
cho rằng, rằm tháng bảy hay tiết Trung Nguyên là dịp các địa ngục mở cửa cho các
cô hồn lên dương thế. Vào ngày này, người dân Trung Hoa bất kể là theo Phật giáo
hay Nho giáo, Lão giáo đều làm lễ Vu Lan để tưởng nhớ về cha mẹ, tổ tiên.
Tập tục ăn chay và uống trà.

62
Phật giáo Đại thừa hướng con người đến giáo dục hoàn chỉnh hơn, biết đối
nhân xử thế, có lòng thương người. Hơn thế nữa, kể từ khi Phật giáo du nhập vào
Trung Quốc, khía cạnh đạo đức Trung Quốc đã có bước phát triển mới, đặc biệt là
trong khía cạnh sát sinh. Phật giáo chủ trương bình đẳng của tất cả chúng sinh và vạn
vật đều là sự sống, và tin rằng sát sinh là một việc vô nhân đạo “có nhân thì có quả”.
Khái niệm tôn trọng sự sống, giáo lý của Phật dựa trên lòng từ bi, giới luật không sát
sinh, quan trọng là lòng từ bi, tình yêu thương chúng sinh đã được đa số tín đồ ca
ngợi, dần dần đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa ăn chay. Phong tục ăn chay của
Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc được cho là bắt đầu từ thời Nam Bắc Triều và
người đứng đầu phải là Thiền sư Bảo Chí - 宝志. Thiền sư Bảo Chí - 宝志 đã đóng
góp rất nhiều vào việc phổ biến thuyết nghiệp báo trong các nhà sư Phật giáo vào
thời nhà Hán. Nói một cách chính xác, ăn chay là một thuật ngữ chung để chỉ các loại
lương thực ngũ cốc. Ăn chay là một trong những quy tắc, giới luật rõ ràng, Phật tử
hay tu học Phật pháp tại gia cũng tuân theo. Phật giáo thuở sơ khai không quy định
nghiêm ngặt tín đồ phải ăn chay, mãi đến thời 梁武帝 vua Lương Vũ Đế truyền bá
mạnh mẽ, việc ăn chay mới trở thành quy tắc ứng xử mà các nhà sư phải tuân theo.
Bởi vì ăn chay không chỉ thể hiện một thói quen ăn uống lành mạnh, mà còn là một
cách thức thực hành tinh thần từ bi của Phật giáo. Các nhà y học lúc bấy giờ cũng
cho rằng ăn chay đối với sức khỏe rất tốt, bổ dưỡng. Trên tinh thần đó, nên người dân
Trung Hoa dù không phải là tín đồ Phật giáo cũng bắt đầu ăn chay, và tập tục này đã
ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Trung Quốc từ xưa đến nay.
Theo quy định của Phật giáo, khi thực hiện chế độ ăn kiêng, các nhà sư phải
tuân thủ giới luật không uống rượu bia, ăn trái buổi, kiêng thịt và ăn chay. Phật giáo
rất coi trọng việc tu tập thiền định. Ngồi thiền là tập trung, ngồi lâu sẽ khiến con
người mệt mỏi và muốn ngủ, vì vậy cần phải có một thức uống phù hợp với giới luật
Phật giáo, có tác dụng xóa tan mệt mỏi và được dùng như một loại thực phẩm bổ
sung để không ăn vào buổi chiều. Theo cách này, trà có chức năng đánh thức tinh
thần và sức lực, loại bỏ mệt mỏi, đã trở thành thức uống lý tưởng nhất cho các nhà sư.
Thói quen uống trà của Phật giáo có ảnh hưởng đến nhiều mặt của phong tục uống trà
của toàn xã hội.
Phật giáo Đại thừa trở thành một tôn giáo lớn trong văn hóa Trung Hoa.

63
Cùng với Nho giáo và Đạo giáo, Phật giáo đã hình thành nên kiềng ba chân
vững chắc trong xã hội Trung Hoa. Khác với hai tôn giáo còn lại, tôn giáo ngoại lai
như Phật giáo Đại thừa đã có sự thay đổi nhất định trong tiến trình phát triển của
mình. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, Phật giáo có lúc bị bài xích, lúc thịnh suy rồi lu
mờ. Nhưng suy cho cùng, với tinh thần khoan dung trong giáo lý Phật giáo mà tôn
giáo này dần ảnh hưởng sâu đậm trong đông đảo các tầng lớp trong xã hội.
Triều đại nhà Tùy và nhà Đường, Phật giáo Đại thừa phát triển mạnh mẽ ở
Trung Quốc, trở thành xu hướng chủ đạo của Phật giáo Trung Quốc và hình thành
nhiều tông phái. Thiền tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông và Tịnh Độ tông đều
là những tông phái được sản sinh trên nền văn hóa bản địa Trung Quốc vốn đã được
hấp thụ Nho giáo và Lão giáo. Sự dung hợp giữa Phật giáo và Nho giáo được thể
hiện dưới nhiều hình thức hơn. Các vị vua thời Đường (ngoài Đường Vũ Tông) đều
thực thi chế độ bảo hộ Phật giáo. Đặc biệt, với sự chú trọng các công việc dịch thuật
kinh Phật, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn chỉnh về giáo lý đã khiến cho Phật giáo trở
thành một trong ba tôn giáo trọng yếu ở Trung thổ.
Về tôn giáo, Phật giáo Đại thừa cũng có tác động không nhỏ đến Đạo giáo và
Nho giáo. Hai tôn giáo này cơ bản cũng đã học hỏi một số tư tưởng từ Phật giáo trên
nhiều phương diện. Khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa vào thời Hán, Đạo giáo
dần dần được hình thành, cả hai phái đều đối mặt với vấn đề làm thế nào để truyền bá
trong môi trường xã hội mà văn hóa Nho giáo chiếm ưu thế, từ đó dẫn đến tình trạng
Phật giáo và Đạo giáo cạnh tranh nhau.
Ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đối với Đạo giáo
So với Nho gia, trong quá trình hình thành và phát triển của mình Đạo giáo
hấp thụ tinh hoa của Phật giáo nhiều hơn, bởi vì Phật giáo cung cấp một mô hình có
phẩm chất tôn giáo cao hơn, có thể nói rằng nếu không có Phật giáo sẽ không có Đạo
giáo như ngày hôm nay. Bắt đầu vào giữa thời kỳ Đông Tấn, Đạo giáo tiếp thu tư
tưởng của đạo Phật ngày càng nhiều, sự cải cách của Đạo giáo vào thời Đông Tấn và
Nam Bắc Triều đã chịu ảnh hưởng rất lớn của Phật giáo trong việc làm phong phú
thêm giáo lý, cải thiện giới luật và nghi lễ. Vào thời đại Đông Tấn, Dương Hi đã tạo
ra “Chân cáo”, một tiền lệ cho việc tiếp thu ý nghĩa của kinh Phật. Chu Hy đã từng
nói: “Chân cáo - Chân mệnh thiên” thực chất là bản sao chép của “Tứ thập nhị
chương kinh” của đạo Phật. Đồng thời, nhiều kinh sách mới của Đạo giáo cùng một

64
số lượng lớn thuật ngữ trong Đạo giáo được vay mượn từ Phật giáo trở thành những
thuật ngữ trong giáo lý Đạo giáo như “thập phương”, “tam nghiệp”, “tam giới”,
“nhân duyên”, “địa ngục”. “Niết bàn”, “luân hồi”, “nghiệp báo” và các tư tưởng Phật
giáo khác đã được chuyển hóa trở thành nội dung của tư tưởng của Đạo giáo. Tuy
nhiên một số tư tưởng của Phật giáo và Đạo giáo vẫn khác nhau như quan niệm về sự
sống và cái chết. Trong “Nhị hiếu luận” Thích Đạo An đã nói rằng: “Phật pháp xem
sự sống là ảo ảnh, vì thế sẽ quên mình cứu vật còn Đạo giáo thì coi giác ngộ bản thân
là chân lý vì thế dùng thuốc để kéo dài sự sống”. Sau thời kỳ Nam Triều, chủ trương
cứu độ con người trong tư tưởng Đạo giáo lấy tôn chỉ “tiên đạo quý sinh, vô lượng
độ nhân” của kinh “Linh bảo độ nhân” làm chủ, sau đó kết hợp với thuật tu luyện
thành tiên trong tác phẩm “Linh bảo ngũ phù kinh” và “ Linh định xích thư chân văn”
hợp thành kinh văn quan trọng nhất của Đạo giáo là “Linh Bảo kinh”. Những học
thuyết “luân hồi”, “nghiệp báo” của Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng
“họa phúc”, “báo ứng” của Đạo giáo. Vào thời kỳ sớm nhất của đạo giáo “Thái Bình
kinh” cũng có đề cập đến học thuyết gánh vác trách nhiệm nhưng so với tư tưởng
nhân quả và báo ứng thì đơn giản hơn rất nhiều vì thế Đạo giáo bắt buộc phải hấp thụ
học thuyết “nhân duyên”, “nghiệp báo” của Phật giáo mới đủ để bổ sung vào các học
thuyết còn thiếu của mình. Điển hình như trong “Thái Thượng Đông Huyền Linh
Bảo Chân - Khuyến Giới Pháp Luân Diệu kinh” người ta nói rằng Thác Thái phái
Khiển Huyền Nhất Tam Chân Nhân đến khai sáng Cát Huyền rằng “để làm cho một
đứa trẻ biết số mệnh trước kia của bản thân, họa hay phúc đều là nghiệp báo”, “để
cho đứa trẻ biết những khổ đau của ma quỷ từ đâu mà có”. Trong kinh có nhiều lần
đề cập đến “nhân quả kiếp này đều do nhân quả kiếp trước, kiếp này nếu tích đức,
làm việc thiện thì kiếp sau sẽ được phú quý, vinh hoa. Những tư tưởng đó được đề
cập nhiều đến trong tác phẩm “Linh Bảo kinh” và được Lục Tu Tĩnh giải thích giảng
dạy. Bên cạnh sự cố gắng hoàn thiện, phát triển các tư tưởng giáo lý của riêng mình
thì các giới luật và nghi lễ của nó cũng đang trở nên hoàn thiện hơn. Trong các triều
đại nhà Tấn và nhà Tống, nhiều giới luật Phật giáo Đại thừa chẳng hạn như “Thập
phương luật”, “Tứ phương luật”, “Tăng đê luật” đã được dịch và lưu hành, những
giới luật này đã được sao chép vào trong “Tam Đỗng Tứ Phụ Chư kinh” của Đạo
giáo. Trong đó, “ngũ giới”, “bát giới”, “thập giới” hoàn toàn tương đồng với Phật
giáo, chỉ có Lão Quân hoặc Nguyên Lão Thiên Quân trở thành người thuyết pháp.

65
Đồng thời, Đạo giáo trong quá trình tổ chức các nghi thức đã xuất hiện nhiều sự thay
đổi quan trọng đặc biệt là sự phát triển chế độ quản lý các đạo quán. Đạo quán không
chỉ là nơi để các đạo sĩ tập trung tiến hành hoạt động tôn giáo mà còn là nơi họ sinh
hoạt hằng ngày. Tương tự như những chùa viện Phật giáo, những đạo quán sẽ được
miễn thuế, lao dịch của triều đình. Có thể nói, hình thức tổ chức tôn giáo của Đạo
giáo ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, để làm cho Đạo giáo thực sự trở thành một tôn
giáo theo đúng nghĩa của nó và chống đối lại Phật giáo, việc làm cho con người trở
nên bất tử đã trở thành một trong những nhiệm vụ mà Đạo giáo phải làm. 顾欢 - Cố
Hoan người cùng thời với 陆修静 - Lục Tu Tĩnh đã tiếp thu một số tư tưởng Phật
giáo trong “Đáp viên xán bác di hạ luận” để tranh luận với các Phật tử để chứng minh
sự tồn tại của thế giới thần tiên.
Ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đối với Nho giáo
Từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, không tránh khỏi sự va chạm, cọ
xát với văn hóa truyền thống Trung Quốc, đặc biệt là văn hóa Nho giáo. Ở Trung
Quốc cổ đại, lòng hiếu thảo của Nho giáo là nền tảng của cuộc sống, thậm chí là để
chỉnh đốn gia đình, điều hành đất nước. Phật giáo Đại thừa đã mở rộng và làm phong
phú thêm nội dung của đạo hiếu.
Vào thời Tống, hầu hết các học giả, quan chức trong triều đại nhà Tống đều
thực hành Thiền. Do sự tác động của Phật giáo nên vào thời kỳ này có thêm phái Lý
học. Ở thời điểm này, Thiền phái của Phật giáo Trung Quốc ngày càng trở nên phổ
biến và lý thuyết về tâm và tính của nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành của
Tân Nho giáo ở triều đại nhà Tống và nhà Minh. Nho giáo lúc bấy giờ chỉ chú trọng
đến việc chú giải các chương mà bỏ quên việc nghiên cứu tâm tính. Từ đó, các nhà
Nho gia một mặt bắt đầu đi tìm nguồn gốc từ thời Tiên Tần như Chu Dịch, Mạnh Tử,
Luận Ngữ… một mặt tiếp thu nguồn tài nguyên phong phú của kinh Phật.
Mặt khác, Phật giáo có một hệ thống lý luận hoàn chỉnh các vấn đề về bản
chất con người từ tầm cao của bản thể luận, chẳng hạn như bản chất của Phật, liệu
con người có Phật tính hay không, liệu một người có thể trở thành một vị Phật hay
không, và cơ sở để trở thành một vị Phật,... Riêng Nho giáo thiếu đi sự hỗ trợ bản thể
luận về các vấn đề như nhân tính, lý tưởng và bản chất con người. Lý thuyết về bản
chất con người của Nho giáo thiếu các luận cứ lý thuyết bản thể luận, không đủ
thuyết phục niềm tin con người như lý thuyết về bản chất của Phật giáo. Tân Nho
66
giáo vào thời nhà Tống và nhà Minh đã nâng cao đạo đức nhân văn truyền thống của
Nho giáo lên tầm cao của bản thể luận, sau đó mở ra mối liên hệ bên trong giữa bản
thể luận và lý thuyết giáo dục lý thuyết tâm tính. Có thể thấy, nếu không có sự nuôi
dưỡng của Phật giáo thì sự xuất hiện của Tân Nho giáo vào thời Tống và nhà Minh sẽ
không thể có được. Phật giáo đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc
đẩy sự hình thành hệ thống hoàn thiện của bản thân Nho giáo.
“Tam giáo” gọi chung 3 tôn giáo là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo bắt đầu
từ thời Bắc Chu, văn hóa Trung Quốc dần hình thành thế kiềng ba chân là Nho, Phật
và Lão. Sau những bài giảng và sự hội nhập của Tam giáo vào thời nhà Tùy và nhà
Đường, sự hội tụ của Tam giáo cơ bản đã được hình thành vào thời Bắc Tống và nó
đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong xã hội sau thời nhà Minh. Tư tưởng chính của
Nho giáo là “trị thế” - một hệ tư tưởng để quản lý đất nước, thiết lập các chuẩn mực
và quy tắc nghi thức của xã hội truyền thống Trung Quốc. Tư tưởng chính của Đạo
giáo là “trị thân”, tức là tìm kiếm cuộc sống trường sinh bất lão. Riêng về tư tưởng
chính của Phật giáo là “trị tâm” - tức là tu tâm dưỡng tính để tiêu trừ phiền não. Các
nguồn tư tưởng phong phú liên quan đến việc tu tập chánh niệm, đặc biệt là “Minh
tâm kiến tánh” (明心见性) của phái Thiền tông, “Lý sự vô ngại” (理事无碍) của

phái Hoa Nghiêm, và “Chính quan song tu” (止观双修) của phái Thiên Thai,.... đã
trở thành một nguồn gốc quan trọng của sự phát triển của Nho giáo thời Tống. Phật
giáo đảm nhận nhiều chức năng thiết thực là cứu trợ, từ thiện trong cuộc sống. Lý
Uyên 李渊 - hoàng đế khai quốc của nhà Đường, đã hạ sắc lệnh “ba tôn giáo tuy
khác nhau, nhưng đều thuộc về thiện”. 三教虽异, 善归一揆. 宋孝宗 Tống Hiếu

Tông viết 原道论 Nguyện Đạo luận, chủ trương “lấy Phật tu tâm, trị thân bằng Lão,

quản thiên hạ bằng Nho” (以佛修心, 以老治身, 以儒治世).


Là một bộ phận quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Quốc, văn hóa
Phật giáo đã có tác động vô cùng to lớn và sâu rộng đến tính cách, lối suy nghĩ, cách
hành xử, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và phong tục tập quán của người dân Trung
Quốc. Di sản văn hóa phi vật thể Phật giáo Đại thừa là một hệ thống văn hóa hoàn
chỉnh và sống động, không chỉ bao gồm văn hóa tinh hoa như hệ thống Phật giáo,
nghi lễ và nghệ thuật, mà còn cả phong tục hàng ngày, nghi lễ lễ hội, kỹ năng truyền
thống.

67
2.1.3 Ngôn ngữ
Sau khi Phật giáo du nhập vào lãnh thổ, một loạt kinh văn Phật giáo Đại thừa
bằng chữ Phạn được dịch sang chữ Hán, điều này có ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ
Trung Hoa lúc bấy giờ. Thời kỳ này cũng là một bước ngoặc lớn trong thời Trung Cổ,
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và các khía cạnh khác đều bị ảnh hưởng bởi Phạn văn của
Phật giáo.
Chữ Phạn là ngôn ngữ viết tiêu chuẩn của Ấn Độ cổ đại. Ban đầu đây là
ngôn ngữ của tầng lớp trí thức thượng lưu ở Tây Bắc Ấn Độ, so với ngôn ngữ phổ
thông (Prakrit) mà người dân thường sử dụng, nó còn được gọi là Nhã ngữ. Ở Trung
Quốc, ngôn ngữ này là một truyền thuyết được tạo ra bởi Brahma (một trong những
vị thần chính của Ấn Độ giáo), được gọi là tiếng Phạn. Tên của ngôn ngữ này thường
được gọi là sanskrit, có nghĩa là một ngôn ngữ có sự hoàn chỉnh. Trong số tất cả các
ngôn ngữ cổ trên thế giới, số lượng tài liệu chữ Phạn chỉ đứng sau chữ Hán, vượt xa
tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh, nội dung vô cùng phong phú. Các văn bản chữ Phạn
bao gồm: Kinh Veda, một số lượng lớn sách Bà La Môn, hai cuốn sử thi
“Mahabharata” và “Ramayana” và một số lượng lớn các biên niên sử cổ đại... Trong
số đó, kinh điển Đại thừa của Phật giáo cũng là một trong những ví dụ được biết đến
nhiều nhất. Kinh điển Phật giáo nguyên thủy ban đầu được viết bằng chữ ngôn ngữ
hàng ngày, sau đó mới dần dần Phạn hóa, tạo thành một loại chữ Phạn Phật giáo đặc
biệt. Tuy nhiên, sau thế kỷ thứ X, do sự phát triển của nhiều phương ngữ khác nhau ở
Ấn Độ, chữ Phạn dần mất đi sức mạnh vốn có và chỉ tồn tại như một ngôn ngữ cổ.

Hình 6: Chữ Phạn


Nguồn: https://nigioivietnam.vn/tieng-phan/
Ảnh hưởng của Phật giáo đối với ngôn ngữ học Trung Quốc thể hiện rõ nét
khi bản thân một số tác phẩm Phật giáo đã là những tác phẩm ngôn ngữ học quan

68
trọng, chẳng hạn như 一切经音义 “Nhất thiết Kinh Âm nghĩa” được dùng để giải
thích ý nghĩa của kinh Phật thời cổ đại. Có hai cuốn “Nhất thiết Kinh Âm nghĩa” ở
Trung Quốc cổ đại, cả hai đều được viết vào thời nhà Đường. Một tác phẩm của
玄應(Huyền Ứng) - một nhà sư vào đầu thời nhà Đường, còn được gọi là “Huyền
Ứng âm nghĩa”, gồm 25 quyển, dịch nghĩa Phật giáo một cách rất chi tiết. Cuốn kia
được viết bởi 慧琳 (Tuệ Lâm) - một nhà sư vào thời Trung Đường, còn được gọi là
“Tuệ Lâm âm nghĩa”. Vào thời nhà Liêu, thời kỳ rất ủng hộ Phật giáo, nhà sư Hy Lân
của nhà Liêu trên cơ sở cuốn “Nhất thiết Kinh Âm nghĩa” của Tuệ Lâm đã viết hoàn
chỉnh cuốn sách “Tục nhất thiết Kinh Âm nghĩa”. Những công trình Phật giáo này có
ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu âm Hán cổ và nghĩa cổ của từ. Trong đó, “Huệ
Lâm Âm nghĩa” có một vị trí đặc biệt nổi bật trong lịch sử ngôn ngữ học Trung Quốc.
Phật giáo Đại thừa ảnh hưởng đến âm vận học:
Ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đối với việc nghiên cứu ngữ âm tiếng Hán
bắt đầu từ rất sớm. Mặc dù Trung Quốc đã hình thành hệ thống chữ viết của riêng
mình ngay từ thời nhà Thương như chữ khắc trên mai rùa, in khắc…chỉ riêng vấn đề
ngữ âm là không được giải quyết. Thậm chí sách “说文解字” (Thuyết văn giải tự)
của Hứa Thận cũng không thể đưa ra đáp án chính xác cách để phát âm một chữ Hán,
lý do rất đơn giản, lúc bấy giờ Trung Quốc không có hệ thống ký hiệu cho các ký tự
phiên âm hoàn chỉnh. Từ cuối thời Hán, Phật giáo chữ Phạn du nhập vào Trung Quốc
đã thúc đẩy âm vận học bước lên sự phát triển mới.
Việc phát hiện ra thanh điệu không thể tách rời với sự du nhập và phát triển
của Phật giáo. Do sự truyền bá của văn hóa Phật giáo Ấn Độ, các học giả Trung
Quốc sử dụng bảng chữ cái phiên âm chữ Phạn trong kinh Phật, lần đầu tiên nhận ra
âm thanh của các ký tự tiếng Hán cũng có thể được phân chia. Vào tháng 2 năm Vĩnh
Minh, triều đại Nam Tề, hoàng tử 萧子良 - Tiêu Tử Lương đã tập hợp các nhà sư tại

kinh thành sáng tạo ra âm thanh mới nhằm thông hiểu kinh điển Phật giáo. 沈约 -

Thẩm Ước31 và 周颙 - Chu Ngung cùng với các vị tăng khác đã tham gia vào sự kiện

này, cũng là bước ngoặt chuyển tiếp cho sự ra đời của bốn thanh điệu (四声). Thẩm
Ước và các cộng sự kết luận thanh điệu của tiếng Hán chia thành 4 loại, tương tự như
3 thanh khi tăng ni đọc kinh Phật vào thời điểm bấy giờ, 3 thanh của kinh Phật đến từ

31
(441-513), nhà văn, nhà sử học thời Lương của Nam triều.
69
3 thanh trong “Thanh minh luận” (声明论) của Ấn Độ cổ đại. Nhận được các gợi ý

từ kinh Phật, các tăng sư đã sáng tạo ra “平上去入” ( bình, thượng, khứ, nhập). Đây
là nguồn gốc của lý luận thanh điệu, đồng thời, “bình, thượng, khứ, nhập” còn được
áp dụng vào cách luật trong thơ ca.
Sự ra đời của ký hiệu chú âm cũng xuất phát từ sự kế thừa văn hóa Phật giáo
Đại thừa. “字母”- Tự mẫu là từ được các tín đồ Phật giáo dịch từ tiếng Phạn. Về tên
gọi của các vị trí phát âm có nguồn gốc từ các Phật tử quy định mà có, ví như tên
“thanh đuôi lưỡi” (舌根声), thanh răng lưỡi (舌齿声), thanh ngạc trên (上腭声),

thanh đầu lưỡi (舌头声)...


Trước giai đoạn nhà Đông Hán, người dân Trung Quốc sử dụng phương
pháp phiên âm truyền thống của Trung Quốc là dùng các từ đồng âm để phiên âm,
tức là sử dụng một ký tự tương đối dễ nhận ra để đánh dấu các từ có cùng âm với nó,
gọi là trực âm (直音). Tuy nhiên, lối trực âm khi không có chữ đồng âm thì không
chú âm được hoặc chú âm không chính xác. Vì thế, thời Đông Hán đã có lối phiên
thiết dưới nền tảng kinh Phật. “佛教的传播,梵文拼音的学理,也因之输入,这种情

形,和明清时代基督教士传人西洋的语音学理,正是一样。中国反切的起源,实在

是受了梵文拼音学理的影响”32 (Tạm dịch: Khi Phật giáo truyền bá vào Trung thổ,
thuyết bính âm tiếng Phạn cũng được du nhập, hoàn cảnh này hoàn toàn giống với
thuyết ngữ âm của các học giả Thiên Chúa giáo thời Minh và Thanh. Nguồn gốc của
phương pháp phiên thiết ở Trung Quốc thực sự bị ảnh hưởng bởi thuyết bính âm của
tiếng Phạn). Phiên thiết (反切) là phương pháp kết hợp hai chữ Hán để tạo ra ngữ âm
của từ, một phần chữ để làm thanh mẫu, phần chữ để lấy vận mẫu và thanh điệu. Ví
dụ chú âm của từ “冬” /dōng/ cắt phần thanh mẫu của 都 /dōu/, vận mẫu và thanh
điệu lấy của từ 宗 /zōng/. Sự ra đời của phương pháp này được cho là để khắc phục
sự bất cập của phương pháp trước đó. Phiên thiết là phương pháp phiên âm hoàn
thiện đầu tiên của chữ Hán trong lịch sử ngôn ngữ Trung Quốc, đồng thời là thành
tựu chính của sự giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Phương pháp này bắt
đầu vào cuối thời nhà Hán và kết thúc vào thế kỷ 20, quá trình phát triển hơn 1.700
năm. Sách chuyên khảo sớm nhất của Trung Quốc sử dụng phương pháp phiên thiết

32
梁晓虹, 简论佛教对汉语的影响,汉语学习 1992 年第 6 期.
70
này là 尔雅音义 - “Nhĩ Nhã Âm Nghĩa” của 孙炎 - Tôn Viêm. Tuy rằng phương
pháp phiên thiết không thể so sánh với hệ thống phiên âm tiếng Trung của ngày nay,
nhưng xét cho cùng, phương pháp này đã có một vị trí khá cao trong lịch sử phát
triển chữ Hán. Các cuốn sách “Thiết Vận” nhà Tùy, “Quảng Vận” nhà Tống, “Từ
điển Khang Hy” nhà Thanh, đều áp dụng phương pháp này. Mãi đến thập kỷ thứ hai
của thế kỷ 20, bảng chữ cái phiên âm dần được thay thế và trở thành hệ thống bính
âm được sử dụng rộng rãi của Trung Quốc.

Hình 7: Sách chuyên khảo đầu tiên sử dụng phương pháp phiên thiết
Nguồn: https://bom.so/T55mJL
Ngoài ra, Phật giáo Đại thừa còn tác động đến Đẳng vận (等韵) trong Âm vị
học. Cuốn Từ điển Bách Khoa Việt Nam 1 định nghĩa, “Đẳng vận, sự phân loại và
sắp xếp các vần vào bảng biểu (vận đồ) theo tiêu chí ngữ âm của Trung Quốc, có
nguồn gốc từ cuốn “Vận kinh” (năm 1161) đời Tống. Theo nguyên tắc phân loại này,
các vần được chia theo ba tiêu chí: hô, đẳng và nhiếp. Vần còn có thể chia theo
nhiếp: những vần có âm cuối giống nhau và âm chính gần giống nhau thì được xếp
vào cùng một nhóm” 33. Theo đó, nhiều học giả cho rằng đẳng vị bắt đầu xuất hiện từ
việc tụng kinh của Phật giáo Đại thừa.
Phật giáo Đại thừa ảnh hưởng đến từ vựng
Do việc dịch kinh Phật phát triển rộng rãi, hơn 35.000 từ vựng Hán ngữ đã
được bổ sung. Bởi vì trong một ngôn ngữ bất kỳ, từ vựng luôn là yếu tố có sự phát
triển mạnh mẽ nhất, nên ở khía cạnh này, Phật giáo Đại thừa cũng có sự ảnh hưởng
đáng kể nhất. Các nhà dịch thuật trong các triều đại đã sử dụng nhiều phương pháp
dịch thuật khác nhau để tạo ra số lượng lớn các thuật ngữ, từ vựng.
33
Hội Đồng Quốc Gia Chỉ Đạo Biên Soạn Từ Điển Bách Khoa (1995), Từ điển Bách Khoa Việt Nam 1, Trung
tâm biên soạn Từ điển Bách Khoa Việt Nam Hà Nội.
71
Một số từ vựng tiếng Hán được Phật hóa, nghĩa là các từ vốn đã có ở Trung
Quốc nay được khoác thêm nghĩa mới để diễn đạt khái niệm của Phật giáo. Ví như từ
定 (Định) là trạng thái tĩnh, yên bình; đây là một trong ba lời dạy của Phật (bao gồm
Giới, Định và Tuệ). Bởi vì các từ này có thêm nghĩa mới, nên cũng được xem là
những từ mới, chẳng hạn như 心 (Tâm), 空 (Không), 真 (Chân), 观 (Quan),.... đây là
những danh từ riêng thể hiện giáo lý nhà Phật. Tạo ra từ mới nhằm mục đích biên
phiên dịch các khái niệm được du nhập, chẳng hạn như 四谛 (Tứ Diệu Đế), 五蕴

(Ngũ Uẩn), 法界 (Pháp Giới), 缘起 (Duyên Khởi),... Duyên khởi có nghĩa là, tất cả
các pháp đều phát sinh từ nhân và duyên. Nói một cách đơn giản, sự phát sinh của sự
vật, hiện tượng là điều kiện và mối quan hệ tồn tại tương đối. Việc tạo ra những từ
này thường được chú trọng đến kết cấu từ của tiếng Trung, dùng các từ tố có sẵn
trong tiếng Trung để tạo các khái niệm ngoại lai nhưng không để lại cảm giác quá xa
lạ, có thể nhanh chóng hòa nhập vào tiếng Trung. Từ ghép trong tiếng Trung phát
triển mạnh mẽ. 佛 Từ Phật là một ví dụ tiêu biểu, lấy Phật làm gốc, nhiều từ ghép đã
bắt đầu xuất hiện như: 佛教 - Phật giáo,佛日 - Ngày của Phật,佛界 - Phật
giới,佛像 - Phật tướng,佛门 - Phật môn,佛语 - Thuật ngữ Phật

giáo,佛门弟子 - Đệ tử Phật môn,佛法无边 - Phật pháp vô biên... Một ví dụ khác

lấy Tâm 心 làm gốc, hình thành nên nhiều nhóm từ thể hiện văn hóa Phật giáo: 心心
- tâm niệm,心印 - Tâm ấn, 心地 - Tâm địa Thêm nữa, là từ 魔 - quỷ, tiếng Hán vốn
dĩ không có từ này, 魔 - quỷ là phiên âm theo Phạn văn “Mara”, tên gọi tắt của 魔罗
- Mora, chỉ linh hồn xấu xa cản trở việc làm tốt, có lúc chỉ những phiền não, nghi
hoặc. Khi lấy từ 魔 - quỷ làm gốc, có rất nhiều từ ghép xuất hiện như: 魔鬼 - ma
quỷ,魔力 - ma lực,魔头 - ác quỷ,魔王 - ma vương,...
Sự xuất hiện ý nghĩa mở rộng của thuật ngữ Phật giáo. Trong quá trình tồn
tại và phát triển lâu dài của văn hóa Phật giáo, một số thuật ngữ trở nên phổ biến
trong đời sống. Từ 阿弥陀佛 - Phật A Di Đà là một ví dụ điển hình, đây là từ dịch từ
Phạn văn “Amitabha”, cũng được dịch là 无量寿佛 - Phật Vô Lượng
Thọ,无量光佛 - Phật Vô Lượng Quang. Phật A Di Đà là giáo chủ của cõi Tây
Phương cực lạc và là đối tượng tín ngưỡng chính của phái Tịnh Độ tông. Do sự đơn
giản trong nghi lễ, Phật giáo Tịnh Độ tông trở thành tông phái có nhiều tín đồ nhất và
72
phổ biến rộng rãi trên khắp Trung thổ. Vì vậy, không khó để nhận thấy mọi người
niệm A Di Đà nhiều hơn, từ đó khoác thêm nghĩa mới, không chỉ để bày tỏ con
đường đi đến cực lạc, mà còn thể hiện lời cầu nguyện và cảm ơn các vị thần, hoặc
cũng có thể bày tỏ niềm vui, nỗi buồn, than thở… Việc tạo ra những từ này thường
trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, qua nhiều lớp từ đồng nghĩa trước khi được sửa
đổi. Do nhiều từ có khả năng biểu đạt chính xác và riêng biệt nên dần dần đã hòa
nhập vào các thuật ngữ chung, trở thành các từ thông dụng trong tiếng Hán như 唯心
(Duy tâm), 忏悔 (Sám hối), 觉悟 (Giác ngộ), 法门 (Phật môn).... Sự xuất hiện của
các trường hợp trên cho thấy việc giải thích văn hóa Phật giáo đã làm phong phú lối
diễn đạt của người Trung Quốc.
Đặc biệt, tiếng Phạn Phật giáo còn thúc đẩy việc tạo ra các từ Hán hai âm
tiết và đa âm tiết. Ngôn ngữ Trung Quốc cổ đại bị chi phối bởi các từ đơn âm tiết, tuy
nhiên, để thích ứng với đặc điểm của tiếng Phạn và nhu cầu dịch kinh Phật, sự phát
triển dần dần của các từ ghép chính là bước phát triển mới của ngôn ngữ Trung Quốc.
Đại đa số các bản dịch kinh điển của Phật giáo sử dụng một số lượng lớn các từ hai
âm tiết trở lên, điều này đã tăng dần số lượng của từ vựng. Trong triều đại nhà Ngụy
Tấn, từ hai âm tiết không ngừng xuất hiện, chẳng hạn như 进退 - tiến thoái, 两难 -

lưỡng nan, 自然 - tự nhiên, 赞助- tài trợ, 希望 - hy vọng, 意识 - ý thức, 机会 - cơ


hội,… Ngoài những từ ngữ có thể dễ dàng tìm thấy trong cuộc sống, việc dịch kinh
Phật đã gián tiếp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thành ngữ bốn chữ ở Trung
Quốc. Ví dụ khi ngưỡng mộ và tôn kính một ai đó dùng thành ngữ 五体投地 - Năm
vóc sát đất, thực ra đây là một trong những phương thức thể hiện nghi lễ trong Phật
giáo. Hoặc thành ngữ 自由自在 - Tự do tự tại, -自作自受 - Tự làm tự
chịu ,一丝不挂 - Trần như nhộng, 本来面 - Tướng mạo sẵn có... đều có nguồn gốc
sâu xa từ Phật giáo Đại thừa. Thông qua việc dịch các văn bản Phật giáo, các từ ngữ
Phật giáo đã bắt đầu du nhập vào tiếng Trung Quốc lần đầu tiên dưới dạng từ mượn,
và các từ này gần như chiếm hơn 90% từ mượn trong lịch sử Trung Quốc. Với số
lượng bản dịch lớn và ảnh hưởng rộng rãi của kinh điển Phật giáo, cũng như sự
truyền bá lâu dài của Phật giáo, nhiều từ vựng mới trong Phật giáo đã đã làm phong
phú thêm vốn từ vựng tiếng Trung, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Trung Quốc.

73
Phật giáo Đại thừa cơ bản đã có những tác động sâu sắc đến sự phát triển ngôn
ngữ Trung Quốc, đặc biệt là từ vựng tiếng Hán. Việc Phật giáo du nhập và quá trình
dịch kinh Phật đã bổ sung số lượng lớn các từ mới liên quan đến Phật giáo vào kho
tàng từ vựng nơi đây. Hơn nữa, Phật giáo Đại thừa đã có một ảnh hưởng sâu sắc đến
văn nói và thành ngữ Trung Hoa.
Phật giáo Đại thừa ảnh hưởng đến ngữ pháp:
Ngay từ thời nhà Đường, Phật giáo bắt đầu phát triển mạnh, ngữ pháp tiếng
Phạn cũng được truyền bá rộng rãi trên khắp Trung thổ. So với công trình nghiên cứu
đầu tiên về ngữ pháp tiếng Hán “Mã thị văn thông” (马氏文通) của 马建忠 - Mã
Kiến Trung ở cuối thế kỉ XIX, ngữ pháp tiếng Phạn đã có mặt trước hàng ngàn năm
và có những ảnh hưởng nhất định đối với chữ Hán. Tuy nhiên, ngữ pháp tiếng Phạn
có nhiều điểm tương đồng với ngữ pháp phương Tây, chủ yếu được phản ánh trong
việc dịch kinh Phật và chưa được truyền bá cho người dân, vì vậy đối với khía cạnh
ngữ pháp, Phật giáo Đại thừa ảnh hưởng tương đối ít.
Tóm lại, Phật giáo Đại thừa đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa và học thuật
Trung Quốc không chỉ về mặt tư tưởng mà còn cả về mặt ngôn ngữ. Trong quá trình
này, văn hóa Phật giáo lấy việc phiên dịch kinh Phật làm phương thức chính, việc
này đã có tác động rất lớn đến ngữ âm, ngữ pháp, chữ Hán và các phương diện khác
trong gần hai nghìn năm, thậm chí đến tận ngày nay. Chỉ riêng trong ngôn ngữ học,
nó đã để lại rất nhiều sách chuyên khảo về ngữ âm và ý nghĩa từ vựng với những kho
tàng lớn được khám phá.
2.1.4 Văn học
Trước khi Phật giáo du nhập, văn học Trung Quốc đã có nền tảng vững chắc,
tuy nhiên sự xuất hiện của Phật giáo Đại thừa đã mang đến một luồng gió mới cho
nền văn học Trung thổ, văn học bắt đầu có nhiều sự thay đổi, như đề tài, thể loại, tư
tưởng, tình cảm…. Sự ảnh hưởng của Phật giáo thể hiện rõ nét trên cả hai dòng văn
học là văn học chính thống và văn học dân gian.
Trước khi Phật giáo du nhập vào, thế giới chỉ tồn tại kiếp này, không có sự
xuất hiện của kiếp trước và kiếp sau. Phật giáo du nhập vào Trung Quốc dẫn đến sự
ra đời của khái niệm tam giới (kiếp trước, kiếp này và kiếp sau); khái niệm nhân quả,
luân hồi cũng như khái niệm về tam giới và năm cõi. Dần dần xuất hiện quan niệm
con người sống không phải chỉ kiếp này, mà còn có kiếp trước và kiếp sau. Mọi hiện
74
tượng xảy ra với con người đều do “nghiệp” của chính họ tạo ra. Quan niệm này,
cũng trở thành cốt lõi để xây dựng nên những câu chuyện trong các tác phẩm.
Văn học chính thống
Tính từ triều đại Ngụy Tấn cho đến nay, văn học chính thống Trung Quốc đã
có lịch sử hơn một ngàn năm. Đối với thơ ca Trung Quốc, ảnh hưởng Phật giáo Đại
thừa chủ yếu thể hiện ở ba phương diện là cách luật thơ, nội dung và giọng điệu.
Dưới sự phát triển của ngôn ngữ, cụ thể là âm vị học, hệ thống thanh điệu
xuất hiện, các bài thơ bắt đầu chú trọng đến nhịp điệu bằng cách phối điệu âm tiết
bằng trắc. Trực tiếp so sánh với thơ cổ phong trong bài 望岳 “Vọng nhạc” của 杜甫 -
Đỗ Phủ.
“岱 宗 夫 如 何, 齐 鲁 青 未 了
造 化 钟 神 秀, 阴 阳 割 昏 晓
荡 胸 生 层 云, 决 眦 入 归 鸟
会 当 凌 绝 顶, 一 览 众 山 小”
Tạm dịch:
“Thái Sơn trông thế nào? Tề, Lỗ xanh liền giải.
Trời đất dồn xinh tươi, Âm dương chia sớm tối.
Lòng ùn với lớp mây, Mắt hút theo chim núi.
Lên chóp đỉnh mà trông, Lè tè muôn núi dưới.”34
Gieo vần ở bài thơ thể cổ phong không chặt chẽ như thể cận đại (thơ Đường
luật), các vần liền kề có thể gieo liên vận hoặc gieo thanh trắc. Trong bài 望岳 -
“Vọng nhạc” của 杜甫 - Đỗ Phủ gieo vần cuối câu “了, 晓, 鸟, 小” đều là thanh trắc.
Thơ cổ phong không quá chú trọng niêm luật (bằng trắc), song vẫn cần âm hưởng và
tiết tấu. Dù được viết theo thể thơ ngũ ngôn có 8 câu, giữa hai câu có sự đối xứng
nhưng cách gieo vần bằng trắc trong câu không được sắp xếp theo trật tự nhất định,
giữa các câu không tuân theo Niêm luật cụ thể. Vì vậy, các bài thơ này đều được xếp
vào thể thơ “五言古诗” - thơ ngũ ngôn cổ.
Lấy ví dụ về thể thơ cận đại với bài 山居秋冥 - “Sơn cư thu minh” của Thi
Phật 王维 - Vương Duy:
“空山新雨后,天气晚来秋。B-B-B-T-T, T-T-T-B-B
34
Hoàng Trung Thông (1962), Thơ Đỗ Phủ, NXB Văn học.
75
明月松间照,清泉石上流。T-T-B-B-T, B-B-T-T-B
竹喧归浣女,莲动下渔舟。B-B-B-T-T, T-T-T-B-B
随意春芳歇,王孙自可留。T-T-B-B-T, B-B-T-T-B
Tạm dịch:
“Núi không sau trận mưa đào
Khí trời hiu hắt về chiều ra thu
Bóng trăng tỏ ngọn thông gò
Suối trong trên đá ồ ồ chảy đi
Trong tre tiếng gái giặt về
Dưới sông động đậy chiếc ghe anh chài
Cỏ xuân dù đã dạc rồi
Vương tôn còn vẫn đeo dai chút tình”35
Bài thơ có luật bằng trắc nghiêm khắc, gieo vần ở câu chẵn. Các từ “秋, 流,
舟, 留” có cùng vần với nhau. Có thể thấy, bài thơ trên của Vương Duy tuân thủ
nghiêm cách luật bằng trắc. Với sự ảnh hưởng của Phật giáo, hình thức thơ cận thể
trở nên tinh tế hơn, chú ý cách đọc âm luật hài hòa. Không thể phủ nhận, sau khi Phật
giáo du nhập vào Trung Quốc, nhịp thơ cách luật có một bước phát triển mới.
Trừ một số ít bài dân ca, thơ ca Trung Quốc đa phần là tác phẩm trữ tình của
giới tri thức. Ngôn ngữ của các bài thơ là thường theo lối văn phong trau chuốt, hàm
súc, thể hiện sự tao nhã của người viết. Kinh Phật chứa đựng số lượng lớn học thuyết
tự sự của thơ văn ca tụng, khi được dịch sang tiếng Hán đã trở thành 白话诗 thơ bạch
thoại với lời thơ mộc mạc giản dị. Lối thơ này hoàn toàn khác với phong cách thơ
truyền thống trung Quốc, ngôn từ và âm luật đều không quá khắt khe. Song nội dung
vô cùng sâu sắc, có sức thuyết phục mạnh mẽ. Kể từ thời Tùy - Đường, các tác phẩm
kinh điển của Phật giáo trở thành tài liệu phổ biến trong cuộc sống người dân, từ đó
ảnh hưởng đến một bộ phận thi nhân, họ dùng lời nói giản dị để viết thơ 明道言志 -
Minh Đạo Ngôn Chí, trong đó đại diện là 王梵志 - Vương Phạm Chí. Các bài thơ
của ông đa số đều không có tiêu đề, nội dung liên quan đến sự ngắn ngủi của cuộc
sống và các bài giảng trong kinh Phật. Các nhà thơ xuất thân từ tầng lớp quan chức
không chuộng sự thông tục, vì thế nên ít quan tâm đến thể thơ này. Tuy nhiên, các

35
Trần Trọng Kim (1995), Đường thi, NXB Văn hoá thông tin.
76
bài thơ giản dị này khá phổ biến với dân thường, thậm chí ở các trường làng của triều
đại nhà Đường và nhà Tống, các bài thơ này đã được đưa vào sách giáo khoa để
giảng dạy. Thơ Bạch thoại mang lối giản dị luôn chứa đựng chất Thiền sâu sắc, bên
cạnh đó còn in đậm ngôn ngữ kinh Phật. Sau thời Ngụy Tấn, nhiều nhà trí thức trong
xã hội bị ảnh hưởng bởi văn hóa Phật giáo, một số nhà văn còn là tín đồ sùng Phật,
như 谢灵运 - Tạ Linh Vận của thời Nam Triều, thậm chí 王维 - Vương Duy thời

Đường tên tự 摩诂 - Ma-cật còn lấy từ 维摩诂经 - Kinh Duy-ma-cật.


Phật giáo Đại thừa ảnh hưởng đến nội dung thi ca chủ yếu ở hai khía cạnh là
đề tài và tư tưởng. Về đề tài, thi ca Trung Quốc có rất nhiều bài thơ liên quan đến cửa
Phật. Bài 游龙门奉先寺 - Du Long Môn Phụng Tiên Tự của 杜甫 - Đỗ Phủ là bài
thơ viết về sự trải nghiệm và cảm nhận của tác giả tại nhà chùa. Cũng có bài thơ được
viết để dành tặng tăng sư như bài “送通禅师陵隐静寺” - Tống Thông Thiền Sư

Lăng Ấn Tĩnh Tự của 李白 - Lý Bạch. Không phải thi nhân nào cũng tin vào Phật,
nhưng phần lớn các chủ đề các bài thơ viết về cảnh thi sĩ viếng chùa hoặc cảm nhận
của nội tâm ở không gian thanh tịnh, đều là ảnh hưởng của Phật giáo. Về khía cạnh
tư tưởng, Phật giáo ảnh hưởng đến thơ Trung Quốc tương đối phức tạp. Nội dung tư
tưởng và mức độ ảnh hưởng khác nhau nên việc thể hiện tư tưởng trong thơ ca cũng
có sự khác biệt nhất định: có rõ ràng, có khó hiểu, có trực tiếp, có gián tiếp. Trước
tiên là thơ thể hiện rõ ràng giáo lý Phật giáo được viết bởi các nhà sư. Bài
偶作因怀山中道侣 - Ngẫu Tác Nhân Hoài Sơn Trung Đạo Lữ của thi tăng 贯休 -
Quán Hưu đã thể hiện rõ hơi thở của văn hóa Phật giáo khi không màng đến danh lợi.
Bài thơ 净土咏 - Tịnh Độ Vịnh của 谢灵运 - Tạ Linh Vận, tuy rằng bài thơ này
không phải do nhà sư viết nhưng tư tưởng phái Tịnh Độ tông của Phật giáo Đại thừa
đã thể hiện rõ ràng trên tiêu đề của bài thơ. Một loại khác, tuy không trực tiếp ca ngợi
giáo lý Phật giáo nhưng cũng là sản phẩm ra đời dưới sự ảnh hưởng Phật giáo như
thơ Sơn Thủy, thơ ẩn dật,... Có thể kể đến bài Du Đông Điền của Tạ Thiếu, hay điệu
từ Tô Mạc Già…
Cũng tương tự như thơ, Phật giáo Đại thừa cũng ảnh hưởng đến văn xuôi của
văn học chính thống Trung Hoa. Thể loại văn biền ngẫu của thời Lục triều càng hưng
thịnh vào thời Tùy - Đường, đây cũng là kết quả của sự phát triển lý luận tứ thanh.
Khía cạnh đề tài Phật giáo trong văn xuôi rất đa dạng, điển hình như tác

77
phẩm洛阳伽蓝记 - “Lạc Dương Già Lam Ký” do 杨 衒之- Dương Huyễn Chi soạn.
Cuốn sách là một trong Tam Đại Kỳ thư của triều Ngụy viết về điển tích Phật giáo,
văn học bút tích,... Bức thư 与支遁书 - Dữ Chi Độn Thư của 谢安 - Tạ An, đây là

bức thư được viết cho nhà sư 支遁 - Chi Độn, 谢安 - Tạ An viết về sự kết nối của
bản thân và Đức Phật, niềm khao khát của bản thân đến cửa Phật. Với khía cạnh tư
tưởng văn xuôi, 袁宏道 - Viên Hoành Đạo là người đại diện chính cho xu hướng văn
học mới “hình thức tiểu luận ngắn” vào cuối thời nhà Minh. Là một trong những Phật
tử tại gia, thực hành Thiền và theo Tịnh Độ là một phần trong đời sống tinh thần của
ông. Đó cũng chính là nguồn gốc tư tưởng mang âm hưởng Phật giáo khi ông sáng
tạo nghệ thuật.
Nhìn chung, Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Trung thổ đã có tác động
thay đổi sâu sắc văn học chính thống Trung Quốc về chủ đề, thể loại, nội dung tư
tưởng.
Ảnh hưởng đến văn học dân gian
Văn học dân gian là loại văn học được lòng đông đảo quần chúng nhân dân.
Sau triều đại Ngụy - Tấn, ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa đến đời sống nhân dân vô
cùng lớn, mối quan hệ giữa Phật giáo và thường dân tương đối gần gũi.
Hầu như các tác phẩm văn học ban đầu đều là bài giảng thuyết của tăng sư ở
các tu viện. Vào thời Lục triều, các phương thức tụng kinh, giảng kinh đều diễn ra ở
các cơ sở Phật giáo. Cách giảng xướng mang tính kể chuyện nhằm tuyên dương giáo
lý nhà Phật, từ đó kinh Phật có một sức hấp dẫn mới mẻ với người nghe hơn. Như
吉师老 - Cát Sư Lão vào thời Vãn Đường có bài thơ 看独女转昭君变 - Khán Độc
Nữ Chuyến Chiêu Quân Biện. Từ bài thơ này có thể thấy, giảng thuyết đã không còn
giới hạn trong phạm vi chùa chiền và giới tu sĩ mà đã phổ quát đến tất cả mọi người.
Vào thời Tống, tình hình có nhiều thay đổi hơn, các câu chuyện không còn được
truyền theo lối giảng xướng thay vào đó là truyền theo lối kể chuyện, địa điểm di
chuyển từ tu viện sang chợ. Hình thức kể chuyện vào thời Tống bao gồm: Một là,
tiểu thuyết (烟粉 - Nhân phấn, kỳ quái, truyền kỳ, thuyết công án, chuyện kể chiến
tranh); Hai là thuyết kinh (bao gồm thuyết tham thỉnh, thuyết hộn kinh, đàn xướng
nhân duyên); Ba là giảng sử thư; Bốn là 合生 Hợp sanh và 商谜 Thương mê. Từ đó
thấy rằng, sức mạnh của câu chuyện trần gian ngày càng phổ biến, trong bài

78
小舟进村三首 của 陆游 - Lục Du đã miêu tả sự hưng thịnh của nghệ thuật diễn
xướng, nghệ thuật này bắt đầu len lỏi vào từng con đường, từng thôn trang. Đặc biệt,
đây cũng là điều kiện đầy đủ chuẩn bị cho sự phát triển lâu dài của tác phẩm văn học
dân gian về sau.
Dưới sự ảnh hưởng thuyết xướng của nhà sư Phật giáo, loại văn thể Biến văn
- một trong những hình thức văn học thông tục, đã ra đời vào thời nhà Đường. Biến
văn thời kỳ này gần giống với nghệ thuật hát nói thời kỳ Nam Bắc Triều khi kết hợp
hình thức giảng kinh và thuyết xướng dân gian. Không chỉ là các tăng sư, biến văn
còn được các nghệ nhân dân gian hoan nghênh, họ mở rộng đề tài ra các câu chuyện
lịch sử, đời sống nhân dân, đời sống hiện thực khiến cho biến văn trở nên gần gũi
hơn nữa. Các “biến trường” chuyên để giảng xướng biến văn còn thu hút nhiều tầng
lớp hoàng tộc tham gia; như vậy đủ thấy sự ảnh hưởng sâu rộng của loại văn học
thuyết xướng biến văn lúc bấy giờ. Loại biến văn giảng xướng kinh Phật chủ yếu đề
cập quan niệm phong kiến và khen ngợi giáo lý nhà Phật (Đại Mục Liên minh gian
cứu mẫu biến văn, Giáng ma biến văn). Có hai cách để diễn xướng: Một là bắt đầu
câu chuyện bằng đoạn kinh văn, vừa nói vừa xướng; Hai là ban đầu không dẫn kinh
văn, trực tiếp truyền tải kinh Phật. Từ sự tưởng tượng phong phú này là một dấu hiệu
mở đầu cho loại tiểu thuyết ma quái xuất hiện như: Tây Du Ký, Phong thần diễn
nghĩa,... Với loại biến văn giảng xướng câu chuyện thế tục như ca ngợi nhân vật, bộc
lộ sự cảm thông với nhân dân, phản ánh mặt tối xã hội (Trương Nghĩa Biến văn,
Mạnh Khương nữ Biến văn, Ngũ Tử Tư biến văn,...). Ngoài ra, địa điểm xảy ra sự
việc trong 西廂記 - Tây Sương Ký, Bạch Xà truyện cũng được pha trộn màu sắc Phật
giáo Đại thừa khi có sự xuất hiện ngôi chùa Phổ Cứu và chùa Kim Sơn.
Phật giáo tạo nên nhiều câu chuyện và truyền thuyết lưu truyền vào dân gian,
đóng góp vào kho tàng văn học Trung Quốc một khối lượng tài liệu khổng lồ. Những
bài thơ tự sự dài của Trung Quốc như 《孔雀东南飞》(Khổng Tước Đông Nam

Phi)《木兰辞》(Mộc Lan Từ); những câu chuyện tiểu thuyết chí quái thoát khỏi từ

Phật giáo 《搜神记》(Sưu Thần ký); còn có một số câu chuyện kinh Phật được biến

đổi thành những cuốn tiểu thuyết Trung Quốc là 《续齐谐记》(Tục tề hài ký) đời
Ngô; tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng thời Minh Thanh có thể kể đến như
《红楼梦》(Hồng Lâu Mộng),《儒林外史》(Nho Lâm ngoại

79
sử),《水浒传》(Thủy Hử truyện) hay sự ảnh hưởng của câu chuyện Phật giáo của

Ngô Thừa Ân - tiểu thuyết 《西游记》(Tây Du ký). Phật giáo không chỉ ảnh hưởng
to lớn đến việc xuất hiện những thể loại văn học mới ở Trung Quốc mà còn giúp cho
việc hình thành và phát triển những lý luận, phê bình văn học. Phật giáo coi trọng
việc thoát khỏi ảnh hưởng của môi trường khách quan, theo đuổi trạng thái tinh thần
thanh tịnh cùng với giá trị thẩm mỹ, giá trị nhận thức của các tác phẩm văn học. Do
đó, các học thuyết của Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến lý luận phê bình văn học của
Trung Quốc. Điển hình có hai quyển sách sử dụng tư tưởng Phật giáo để giải thích
các lý luận phê bình văn học là 《文心雕龙》(Văn Tâm điêu long) ,《诗品》(Thi
phẩm).
Văn hóa Phật giáo là nền văn hóa vô cùng sâu sắc, ảnh hưởng của nó với văn
học dân gian cũng rất sâu rộng. Dưới ảnh hưởng Phật giáo nói chung và Phật giáo
Đại thừa nói riêng, văn học Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc trên
nền xã hội phát triển. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn học Trung Quốc chủ yếu
thể hiện rõ nét trên hai phương diện: thứ nhất là về mặt thể loại, Phật giáo thúc đẩy
sự phát triển của thơ ca, đồng thời làm góp phần cho sự phát triển của văn học bình
dân. Thứ hai, về mặt nội dung, làm phong phú thêm về mặt đề tài, chủ đề và tư tưởng.
Các tác giả biết lồng ghép những triết lý, câu chuyện của Phật giáo vào trong các tác
phẩm văn học của mình. Ngoài ra, từ những câu chuyện về Phật giáo, văn học Trung
Quốc đã tạo ra những tác phẩm kinh điển, ảnh hưởng không chỉ ở trong nước mà còn
thế giới.
2.2 Văn hóa vật thể
Theo “Luật Di sản văn hóa”: “ Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật
chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”. (Mục 1, Điều 2, Chương 1, Luật di
sản văn hóa).
2.2.1 Kiến trúc
Kiến trúc cổ đại Trung Quốc được hình thành có hệ thống, bắt nguồn từ thời
Hán, thời kỳ này xã hội phong kiến Trung Quốc về chính trị, văn hóa, kinh tế đã đạt
đến đỉnh cao. Đương thời kiến trúc được coi như sự thể hiện uy quyền của Thiên Tử,
là công cụ thống trị tinh thần của chế độ phong kiến, do lồng ghép thể chế của Nho
gia và văn hóa tôn giáo trong nghệ thuật kiến trúc. Phật giáo Đại thừa với tư tưởng
80
cho rằng thực hiện các hoạt động sáng tạo kiến trúc và các nghệ thuật Phật giáo là
xây dựng phước lành cho tín đồ từ đó mở đường cho họ đến Tây Phương Cực Lạc.
Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc Trung Hoa, dưới sự ảnh hưởng
của Phật giáo Đại thừa trong hơn 2500 năm bén rễ và phát triển ở Trung thổ, hàng
nghìn ngôi chùa và các hang động đã được ra đời tạo nên kiểu kiến trúc quan trọng
trong cảnh quan Trung Quốc.
Chùa là một kiểu kiến trúc quan trọng trong quan cảnh Trung Quốc, nó có
nguồn gốc từ Phật giáo Ấn Độ. Tuy nhiên, hình dáng các ngôi chùa cổ Trung Hoa
không hoàn toàn sao chép lại kiến trúc chùa Ấn Độ mà là sản phẩm giao thoa giữa
hai nền văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ. Chùa du nhập vào Trung thổ cùng với sự du
nhập của Phật giáo, trong khi Trung Hoa bắt đầu chấp nhận phong cách chùa của Ấn
Độ thì các Phật tử khắp nơi đã liên tục hòa hợp với văn hóa đặc sắc của các vùng
miền dân tộc tạo ra những ngôi chùa với nhiều hình dáng và phong cách độc đáo
khác nhau với việc dùng nhiều loại vật liệu xây dựng như gỗ, đá, gạch, chùa bằng
kim loại, chùa tráng men, tuy nhiên vật liệu chính vẫn là gỗ. Các ngôi chùa vào thời
Hán được bố trí một cách rất linh hoạt, nhìn chung có thể thấy được ba loại chính là
bố cục đơn lẻ, bố cục theo nhóm và bố cục lâm viên, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào
hai kiểu bố cục sau: Kiểu thiết kế bố cục theo nhóm chịu ảnh hưởng của các ngôi
chùa Phật giáo Ấn Độ kết hợp với bố cục truyền thống của Trung Quốc, tức là các
ngôi chùa được bao quanh bởi những hành lang để tạo thành một các sân độc lập,
một sân chùa có thể do nhiều hành lang bao quanh. Vào thời Đông Hán, chùa bị ảnh
hưởng bởi phong cách nhà ở nên rộng rãi và lộng lẫy có đầy đủ hành lang, sân đình.
Vào thời kỳ Ngụy Tấn, Nam Bắc Triều, riêng Lạc Dương đã có 1367 ngôi chùa được
xây dựng, cách bài trí các ngôi chùa vào thời kỳ này hầu hết đều giữ nguyên phong
cách vào cuối thời nhà Hán. Phía trước có cổng chùa, phía trong cổng có tháp, Phật
điện ở phía sau, bốn phía đều có cổng, kiểu kiến trúc sơ khai này lấy cảm hứng từ
những ngôi chùa Ấn Độ kết hợp với chế độ lễ nghi nhà Hán tạo thành. Ban đầu một
ngôi chùa có nhiều sân gây rối và không thống nhất về bố cục sau này người ta bố trí
theo trục dọc tạo nên sự biến đổi trong nghệ thuật kiến trúc.

81
Hình 8: Cách bố trí chùa ở Trung Quốc trước thời kỳ Nam Bắc Triều
Nguồn: http://www.silkroads.org.cn/portal.php?mod=view&aid=36503
Sau thời kỳ Nam Bắc Triều, kiến trúc chùa hòa với kiểu kiến trúc tứ hợp viện
và kiểu kiến trúc cung đình Trung Hoa tạo nên mô hình kiến trúc chùa mới. Người
Trung Quốc có thói quen tránh các nhóm kiến trúc cao ngất họ ưa thích lối sắp thẳng
hàng và theo một trục đơn. Do đó các ngôi chùa sau thời Nam Bắc Triều thường
được sắp xếp theo trục đơn Bắc - Nam chỉ khác nhau về kích thước, vị trí của tháp
cũng được chuyển qua một bên, đằng sau. Phong cách kiến trúc của các ngôi chùa
Trung Quốc mang phong cách, đặc điểm thẩm mỹ tương tự như kiến trúc cung điện
Trung Hoa thể hiện sự uy nghiêm của cửa Phật và sự thịnh vượng của đất nước. Lối
kiến trúc này có nhiều phòng cách trang trí đặc sắc nhất là các mái ngói và những hệ
thống rầm chìa. Phần mái và phần thân của chùa trông to lớn và đồ sộ. Hình dáng
mái độc đáo theo phong cách cổ điển Trung Quốc bao gồm những chiếc mái cong bổ
sung cho nhau tạo nên những đường nét mềm mại. Các ngôi chùa được trang trí bằng
ngói tráng men, có nhiều kiểu trang trí bằng ngói tráng men khác nhau dọc đường gờ
chính, gờ dọc và góc mái hiên của tòa nhà. Màu sắc mái ngói được sử dụng gạch men
màu vàng và gạch men xanh để trang trí. Các ngôi chùa thường có các pháp đường
nơi diễn ra các buổi thuyết pháp, quy y, thọ giới là công trình chính trong tu viện nằm
ở sau chánh điện, thiền đường, tháp, tháp chuông, tháp trống và các công trình kiến
trúc khác như nhà ăn, phòng nghỉ, phòng khách, nhà kho…

82
Hình 9: Chùa Bạch Mã – ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc
Nguồn: https://bom.so/JZrKAO
Trung Quốc là một trong những nơi có nhiều ngôi chùa nhất trên thế giới,
theo thống kê cả nước có hơn 3000 ngôi chùa cổ. Trong đó, Chùa Chân Hồ được xây
ở An Huy vào năm 1892, Chùa Văn Phong được xây vào Sùng Trình năm thứ 4 của
triều đại nhà Minh 1631, chùa Văn Xương và Vạn Thọ trước đây được xây dựng vào
thời kỳ Tam Quốc sau đó được xây dựng tu bổ lại vào năm Vạn Lịch thứ 28 của nhà
Minh (1600). Chùa Vàng Kim được xây dựng vào năm 988 của triều đại Bắc Tống,
chùa Quan Âm, chùa Đa Bảo Am, chùa Vọng Giang được xây dựng vào thời nhà
Đường. Những ngôi chùa cổ của Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời, bắt đầu từ
các triều đại Đông Hán, Ngụy, Tấn, Nam, Bắc Triều. Dưới góc độ văn hóa thẩm mỹ,
chùa Trung Quốc có đặc điểm huyền bí, thế tục và thẩm mỹ. Tính huyền bí là đặc
điểm chính của các ngôi chùa ở mảnh đất này, tuy nhiên sự huyền bí của các ngôi
chùa Trung Quốc mang tính thực tiễn cao hơn, đó là sử dụng sức mạnh huyền bí của
Phật giáo để đạt được những nhu cầu thực tế trong cuộc sống như xua đuổi tà ma, cầu
phúc, giải hạn…,trong khi các ngôi chùa ở Ấn Độ chủ yếu là để tu luyện. Tính thế
tục là một đặc điểm quan trọng, ban đầu chùa chỉ có chức năng đơn giản là thờ Phật
bằng cách sưu tầm xá lợi của Phật sau đó mở rộng các chức năng như tưởng nhớ
danh nhân, quan sát tình hình địch, giúp vua xử lý việc triều đình, mở cửa cho tất cả
các đối tượng quần chúng đến thắp hương cầu nguyện… Tính thẩm mỹ thể hiện chủ
yếu ở hình dáng, phong cách trang trí, vật liệu, cấu trúc, màu sắc..
Hang động, ban đầu hang động là nơi tu hành của Phật giáo vì thế nó có hai
chức năng cơ bản là sinh hoạt và tín ngưỡng, tuy nhiên trong các hang động không có
sự xuất hiện của tượng Phật. Cho đến khi từ Phật giáo nguyên thủy trải qua một quá

83
trình chuyển sang Phật giáo Đại thừa cùng với sự xuất hiện của tượng Phật là sản
phẩm của loại tiến hóa này.

Hình 10: Hang động Long Môn - Trung Quốc


Nguồn: https://bom.so/BYdCe3
Các tượng Phật bắt đầu xuất hiện trong các hang động, tuy đây chỉ là một sự
thay đổi nhỏ nhưng có vai trò vô cùng quan trọng nó đã tiếp thêm sức sống cho sự
phát triển của nghệ thuật hội họa Phật giáo đặc biệt là sự phát triển của nghệ thuật
bích họa trong các hang động Phật giáo. Cấu trúc một hang động điển hình bao gồm
trung đường, nhị phòng, viên phòng, trung tâm là tháp và vòm mái, các hang động
vừa là nơi các Phật tử tiến hành các hoạt động tôn giáo vừa là nơi tu hành và đồng
thời là nơi sinh hoạt. Khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, loại hình kiến trúc này
cũng được du nhập vào kết hợp với nghệ thuật chạm khắc tạo nên những hang động
độc đáo như các hang động ở Đôn Hoàng, Long Môn và Vân Cương. Trong đó, hang
Vân Cương được xây dựng vào thời Bắc Ngụy năm 453, hang Vân Cương có tổng
cộng 45 hang động lớn nhỏ, 252 hốc đá được chạm khắc tinh xảo, 51000 bức tượng
các loại, đây được xem là một kho tàng điêu khắc nghệ thuật và phản ánh chân thực
việc giao thoa văn hóa Phật giáo Đại thừa giữa Trung Quốc với Ấn Độ. Hang Long
Môn có khoảng hơn 2000 hang động và hốc khắc vào vách đá vôi kéo dài hơn 1km,

84
100000 bức tượng Phật và 60 bảo tháp, không chỉ vậy hang Long Môn cho đến nay
vẫn giữa được nhiều tài liệu quan trọng về lịch sử mỹ thuật tôn giáo, thư pháp, kiến
trúc cổ xưa của Trung Quốc.
Tháp tràng, tháp có nguồn gốc từ Ấn Độ, âm tiếng Phạn của nó là Stupa,
hình dáng của các ngôi tháp như một ngôi mộ và nguồn gốc của nó đều liên quan đến
Đức Phật Thích Ca. Cấu trúc của một tháp gồm bốn phần: bệ tháp, bát phủ, bảo xá và
vòm cuốn. Theo thời gian tháp được chia thành ba loại: Loại thứ nhất Tháp Lạt Ma
trong các chùa viện Phật giáo ngôn ngữ Tạng truyền; loại thứ hai là các tháp trong
các ngôi chùa của Phật giáo hệ Bali và cuối cùng loại tháp phổ biến nhất mà chúng ta
hiện nay hay gặp ở Trung Quốc là kiểu tháp kết hợp với những kiểu kiến trúc nhà lầu
bản địa Trung Quốc - tháp kiểu lầu các. Các Phật tháp theo tư tưởng trường phái Phật
giáo Đại thừa ở Trung Quốc có hình dạng thẳng đứng, có các đường thẳng bọc quanh
và sử dụng các mái chìa có lớp ngói treo lơ lửng có thể được gán cho kiểu kiến trúc
truyền thống của Trung Quốc thời kỳ đầu. Người Trung Quốc dựng lên những ngôi
tháp theo hình dạng khác nhau và dùng vật liệu là gỗ, đá và gạch. Tòa tháp có nhiều
tầng, đa phần người ta thường xây con số lẻ ba tầng, năm tầng, bảy tầng, mười lăm
tầng liên quan đến văn hóa chữ số của người Trung Quốc. Tháp theo lối lầu các, là
loại tháp phổ biến nhất, có lịch sử lâu đời nhất, thường được xây theo 6 góc, 8 góc
hoặc 12 góc. Ban đầu các ngôi tháp xuất hiện sớm nhất vào thời Tùy Đường, được
làm bằng gỗ, tuy nhiên dễ bị thiêu rụi không bảo quản được các đồ vật bên trong, sau
thời đại Tùy Đường, người ta dùng gạch để xây dựng tháp và các kiểu cấu trúc giả gỗ
đã bắt đầu xuất hiện. Đời Tống có tháp được xây dựng bằng đồng và sắt, sau đời
Tống còn xuất hiện thêm cả tháp lưu ly, gốm sứ. Trong số hàng nghìn các tòa tháp cổ
còn tồn tại cho đến ngày nay thì đa phần tháp được làm bằng gạch và đá.

85
Hình 11: Tháp Thích Ca ở chùa Phật Cung tỉnh Sơn Tây
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n_T%C3%A2y
Trước khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, kiến trúc bản địa Trung Quốc
đã có một phong cách độc đáo của hệ thống kiến trúc với những kiểu kết cấu được
làm từ vật liệu gỗ và có nhiều loại công trình đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần
con người như nhà ở, các hội trường, cung điện, điện thờ… dưới sự tác động của
Phật giáo nhiều công trình kiến trúc mới ra đời như hang động, chùa chiền, tu viện
chiếm một vị trí đặc biệt trong nền kiến kiến trúc nghệ thuật cổ đại và sự phát triển
tôn giáo.
2.2.2 Điêu khắc
Không thể phủ nhận rằng, sự du nhập của Phật giáo đã mang một số nghệ
thuật điêu khắc phương Tây vào Trung thổ, đây cũng là sự khởi đầu của nghệ thuật
điêu khắc mới trong lịch sử đất nước này. Trước khi Phật giáo du nhập vào Trung
Quốc, nơi đây đã có một trình độ nghệ thuật điêu khắc tương đối cao, sau khi Phật
giáo hòa nhập với văn hóa bản địa đã làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật điêu
khắc Trung Hoa.
Phật giáo Đại thừa là một tông phái mang nặng tính sùng bái cao, nên trước
tiên phải cần đến các tượng Phật để tôn thờ. Khi Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Trung
Quốc, hình tượng Phật đã được thay đổi ít nhiều để phù hợp với mỹ quan của người
Trung Quốc. Ảnh hưởng đầu tiên là phong cách nghệ thuật Gandhara - 犍陀罗 hay
còn gọi là trường phái Hy Lạp - Phật giáo. Đây là trường phái nghệ thuật nổi tiếng ở
Hy Lạp, trường phái này thể hiện những tư tưởng Phật Giáo bằng hình thức Hy Lạp,
dựa trên nhân hình học và tôn giáo La Mã, bao gồm khuôn mẫu hình dáng thần
86
Apollo, thần Zeus. Phong cách nghệ thuật tạo hình chú trọng đến tỉ lệ cơ thể người
bắt đầu được tiến vào Trung Quốc đại lục.

Hình 12: Phong cách nghệ thuật Gandhara


Nguồn: https://www.sohu.com/a/134878670_169363
Năm 446, Thái Vũ Đế - 太武帝 do sùng bái Đạo giáo nên đã ban lệnh đốt tất
cả kinh Phật, truy sát các tu sĩ, tăng ni trong kinh thành, đây cũng là chiếu chỉ đầu
tiên tiêu diệt Phật giáo trong lịch sử Trung Quốc. Sau đó, vị vua này phải trả giá bằng
cái cái chết vì căn bệnh dữ. Hay tin Thái Vũ Đế - 太武帝 bị báo ứng khi đắc tội với
Phật giáo, Hoàng đế Văn Thành Đế 文成帝 nhanh chóng khôi phục để vực dậy tôn
giáo này. Trong đó, hang đá Vân Cương 云冈 là một trong các hang động mà thiền

sư 昙曜 - Đàm Diệu đã đề nghị với Hoàng đế Văn Thành Đế - 文成帝 để xây dựng
vào triều đại Bắc Ngụy. Tượng Phật ở hang động thứ 20 Vân Cương vẫn giữ được
đặc điểm điêu khắc của Gandhara, tượng Phật có hình búi tóc cao, có râu Bát tự,
khuôn mặt vuông giống thần Apollo, đồng thời, cách tạc tượng Phật còn mang đặc
điểm của hệ thống thần linh bản địa như: vầng trán rộng, sống mũi thon, khóe miệng
đang mỉm cười. Tóc của Đức Phật theo trường phái nghệ thuật Gandhara là những
lọn dài và gợn sóng, hoặc búi cao và xoắn theo hình trôn ốc. Đặc biệt là gắn thêm
hình tượng Phật có “râu”. Nghệ thuật điêu khắc tượng Phật cũng chú trọng đến nhân
tướng học. Dấu hiệu biểu thị Đức Phật có râu dựa trên các tiêu chuẩn lý tưởng mô tả
trong các kinh sách, từ đó để xác định một vĩ nhân theo truyền thống văn hóa Ấn Độ.
Râu Bát Tự thể hiện Phật gồm có 32 tướng tốt chính yếu và 80 tướng tốt thứ yếu. Với
râu hình chữ Bát này thể hiện rõ sự nam tính của người đàn ông, vì vậy hình tượng
Đức Phật lúc bấy giờ có râu cũng không có gì quá xa lạ, đôi khi được xem là phong
87
cách nghệ thuật tạo hình đặc sắc. Đồng thời, tạo hình Phật có râu cũng thể hiện đức
tính “Đại trượng phu” theo quan niệm phương Đông lúc bấy giờ.

Hình 13: Phong cách Gandhara ở Trung Quốc


Nguồn: https://www.sohu.com/a/315604681_815512
Bên cạnh đó, còn có sự ảnh hưởng của phong cách Mathura - 秣菟罗. Theo
đó, hoa văn trên y phục của Phật được tạo ra bằng cách khắc âm để khắc các đường
nhỏ song song, tạo thành hiệu ứng một nửa trong suốt giống bị thấm ướt. Đa số việc
xử lý nếp gấp các trang phục của tượng Phật mang phong cách 曹衣出水 - Tào y
xuất thủy. Tào y xuất thủy, tức nói đến bộ y phục mỏng, các nếp gấp dày, xếp chồng
lên nhau, y phục ôm sát cơ thể giống như vừa bước ra từ trong nước. Bởi vậy, nên
các tượng Phật theo phong cách Mathura này còn được gọi là “Thấp y Phật tượng”
(tượng Phật y ướt).

Hình 14: Phong cách Mathura - 秣菟罗


Nguồn: https://www.sohu.com/picture/434361143

88
Nghệ thuật tạc tượng Phật trong triều đại Bắc Ngụy bao gồm các tác phẩm
điêu khắc trên đá và các bức tượng bằng vàng và đồng trong các ngôi chùa và hang
động Phật giáo. Các tượng Phật thời kỳ đầu có khuôn mặt và chân tay tròn trịa,
phong thái điềm đạm. Sau khi Hoàng đế 孝文帝 Hiếu Văn Đế của triều đại Bắc
Ngụy lên nắm quyền, ông đã mạnh mẽ thực hiện chính sách Hán hóa và dời đô về
Lạc Dương. Vào thời điểm này, các tác phẩm điêu khắc Phật giáo được lấy cảm hứng
秀骨清像 - “Tượng lộ xương”. Lúc này, dáng vẻ của Đức Phật thanh tú, đôi mắt
nhân hậu, thân hình mảnh mai, dáng vẻ hơi gầy, giống như một học giả có cái nhìn
sâu sắc về triết lý cuộc sống. Kỹ thuật điêu khắc của pho tượng Phật này rất điêu
luyện và tao nhã, nhẹ nhàng và tinh tế, mang đậm chất văn hóa, nghệ thuật và thẩm
mỹ của Nam Triều. Về cơ bản, vẫn còn giữ ảnh hưởng của phong cách thời kỳ trước,
với vài cải biến, thêm lưng thắt,... Tiêu biểu là tác phẩm điêu khắc tượng Phật ở hang
động Long Môn.
Nghệ thuật tạc tượng Phật phát triển đến thời Bắc Tề bắt đầu chịu sự ảnh
hưởng bởi pho tượng Phật của Đế quốc Gupta Ấn Độ. Trường phái Gupta - 笈多 vẫn
giữ phong cách Mathura với vài thay đổi, khuôn mặt dài, nụ cười dịu dàng, tóc xoắn
ốc, cánh tay và ngón tay thon dài hơn, chỉ giữ lại trái tai dài. Hình dáng đã thay đổi từ
kiểu “hiện xương, rõ hình” sang kiểu dáng mới với khuôn mặt tròn bầu bĩnh, thân
hình tròn trịa, tỷ lệ cân đối và áo may mỏng vừa vặn với cơ thể. Sự thể hiện bức
tượng Phật theo phong cách Gupta được truyền vào tinh thần tĩnh lặng của sự chiêm
nghiệm và thiền định trong tạo hình cơ thể. Tổng thể chạm khắc đơn giản, mượt mà,
và biểu hiện sự yên tĩnh và thanh bình. Chẳng hạn như tượng Phật Bắc Tề ở tỉnh Sơn
Đông, trên đỉnh đầu có búi tóc thấp xoắn ốc, khuôn mặt dài, lông mày mảnh và đôi
mắt Phật khép lại, dường như ẩn chứa nỗi niềm cùng với lòng nhân ái vô hạn. Mũi
thẳng, tai dài và dày, nụ cười dịu dàng. Theo đó, tượng Phật thời kỳ này các tác phẩm
được tạo ra mang tính thiền định rõ rệt theo phong cách cổ điển của thời kỳ Gupta,
thể hiện sự điềm tĩnh nhất định.

89
Hình 15: Phong cách Gupta ở Ấn Độ
Nguồn: https://www.sohu.com/a/385978169_534369

Hình 16: Phong cách Gupta ở Trung Quốc


Nguồn: https://bom.so/9H9sxe
Phong cách tạo hình tuy có nét tương đồng với nghệ thuật Gandhara,
Mathura và nghệ thuật Gupta ở Ấn Độ, nhưng không hoàn toàn giống nhau, bởi nghệ
thuật của Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc đã có sự dung hợp mới. Khuôn mặt của
Đức Phật chủ yếu theo phong cách Gandhara, trang phục Mathura, hình dạng giống
nghệ thuật Gupta nhưng pha chút màu sắc bản địa. Lúc bấy giờ Trung Quốc đang
trong thời kỳ phân tranh, thường xuyên xảy ra chiến tranh loạn lạc nên dân chúng
phải sống trong cảnh khốn cùng. Vì vậy, phong thái ôn hòa, tự tại và thanh lịch được
thể hiện bởi những bức tượng Phật giáo này thực sự khơi gợi những hy vọng tốt đẹp
và khao khát của con người về thế giới bên kia. Do đó, việc thể hiện nội tâm sâu sắc,
phong thái thoát tục của Phật được chú trọng nhiều hơn. Sự nhấn mạnh nữ tính trong
nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ dần biến mất trong nghệ thuật tạo hình Phật giáo ở Trung
90
Hoa và được thay thế bằng vẻ đẹp trung tính, trang nghiêm, linh thiêng hơn. Vì vậy,
tượng Phật dần dần mang màu sắc Trung Hoa sau khi du nhập vào Trung
Quốc.“Tượng Phật trước thời Bắc Ngụy phần nhiều chịu ảnh hưởng của nghệ thuật
Ấn Độ, có mắt sâu mũi cao, mặc áo choàng hở vai phải, nét khắc phẳng…..Về sau,
điêu khắc Phật giáo dần dần hoà với phong cách truyền thống, xuất hiện áo cừu, đai
lưng, đẹp đẽ phiêu dật, nét khắc tròn trịa. ”36
Về các biểu tượng liên quan ở nghệ thuật điêu khắc Phật giáo. Với ý niệm
không để chất bẩn bám vào lá, hoa sen trở thành biểu tượng của sự trong sạch của
Phật. Hình dạng của hoa sen nở lớn hay đang hé mở nhụy hoa, đều đang nhằm chỉ
đến sự giáng trần của Đức Phật. Đặc biệt, hình ảnh hoa sen còn là biểu tượng của
dạng tâm linh tuyệt đối mang tính vũ trụ, ý nghĩa của khái niệm này du nhập từ nền
văn hóa Ấn Độ. Thông thường, hoa sen thường được làm bệ đỡ phía dưới tượng Phật,
loại bệ đỡ này được tìm thấy trước tiên tại Gandhara, Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ
III - IV, được sử dụng để đặt các pho tượng Phật trong tư thế đang thuyết giảng. Một
loại bệ đỡ thường thấy là một loại gồm nhiều bậc, nhỏ dần vào khoảng giữa và sau đó
thì nở rộng ra, dạng hình vuông hoặc hình tròn, đó là hình ảnh của ngọn núi Tu Di
nên còn gọi là Tu Di Tọa. Tu Di là tên ngọn núi trong truyền thuyết thần thoại cổ Ấn
Độ, các tầng của bục Tu Di tượng trưng cho cho Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới.
Với ý niệm tượng trưng cho giáo pháp (Tứ Thánh Đế và Bát Chánh Đạo, Thập Nhị
Nhân Duyên) của Phật, bánh xe Pháp Luân cũng tượng trưng cho chánh pháp được
lưu truyền khắp thế gian, hình tượng này cũng được chạm trổ hoa văn trên đỉnh các
trụ đá. Trên đầu của Phật thường có một vầng hào quang tỏa rộng biểu hiện “Ánh
sáng Trí tuệ” của Ngài. Ngoài ra, trên đỉnh đầu một số tượng Phật còn có hình bán
cầu tượng trưng cho trí tuệ và sự giác ngộ. Đặc biệt, các pho tượng Phật còn chú ý
đến các biểu ấn của Phật, biểu ấn này sẽ thể hiện một ý nghĩa cụ thể nào đó. Từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới, ý nghĩa lần lượt là: Chuyển pháp luân (thuyết giảng);
Thiền định; Sự che chở; Bố thí; Luận giải, Lý luận; Tay phải chạm vào mặt đất là
một nhân chứng.

36
Trần Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt & Đào Phương Chi (1999), Lịch sử văn hóa Trung Quốc , NXB Văn hóa
Thông tin Hà Nội.
91
Hình 17: Các ký hiệu liên quan đến tư thế của thân thể và động tác trên hai tay
Nguồn: https://www.chuabuuchau.com.vn/van-hoa/nghe-thuat-bieu-thi-nhan-dang-
duc-phat_29492.html
Nghệ thuật hang động của Trung Quốc cũng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Các bức
tượng trong hang truyền thống của Ấn Độ chủ yếu là điêu khắc đá. Các thành tựu nổi
bật của nghệ thuật điêu khắc hang động Phật giáo Trung Quốc phải kể đến Tứ đại
hang động đã được UNESCO công nhận là Di Sản Thế Giới bao gồm: Hang đá Đôn
Hoàng, hang Mạch Tích Sơn, hang đá Vân Cương và hang đá Long Môn.
Hang đá Đôn Hoàng, cụ thể là hang Mạc Cao. Các hang động Mạc Cao nằm ở
điểm chiến lược quan trọng trên con đường tơ lụa. Nơi đây không chỉ là điểm trung
chuyển giao thương Đông Tây mà còn là điểm gặp gỡ của tôn giáo, văn hóa và tri
thức. Tác phẩm điêu khắc màu được chia thành điêu khắc tròn, điêu khắc nổi và chìm,
điêu khắc kỹ nghệ. Trong thời Bắc Triều, tượng chính trong các hang động thường là
Thích Ca hoặc Di Lặc, hai bên tượng Phật là hai vị Bồ Tát. Thời nhà Tùy và nhà
Đường là thời kỳ hoàng kim của hang động Mạc Cao, bức tượng lớn nhất trong đều
được làm vào thời nhà Đường, sau đó dần sức sống vào thời Ngũ Đại, đến nhà Tống
bắt đầu suy tàn. Nghệ thuật của hang động này là một nghệ thuật tích hợp kiến trúc,
tác phẩm điêu khắc sơn và tranh tường. Đây là kho tàng nghệ thuật Phật giáo lớn nhất
trên thế giới, được mệnh danh là “Viên ngọc của Nghệ thuật Phương Đông”
“东方艺术明珠”.
Hang Mạch Tích Sơn là một trong những hang động tiêu biểu cho hệ thống
điêu khắc tạc tượng Phật theo kiểu Ấn Độ. Hang đá Mạch Tích Sơn bắt đầu được xây
dựng vào thời Tần, lần lượt chứa khoảng 7000 tác phẩm điêu khắc bao gồm tạc tượng
Phật trên vách núi, tượng Phật bằng đất sét.. Nơi đây đã phản ánh đặc điểm của bức
tượng Trung Quốc trong hơn một nghìn năm, đồng thời phản ánh một cách có hệ
92
thống sự phát triển và tiến hóa của nghệ thuật điêu khắc bằng đất sét Trung Quốc. Do
những di vật như hang động và những bức tượng kinh điển sớm nhất phản ánh rõ nét
hình ảnh điêu khắc của Phật giáo Trung Quốc, nên nó đã có tầm ảnh hưởng rộng rãi
và trở thành một di tích quan trọng trong giai đoạn chuyển mình ảnh hưởng của nghệ
thuật Phật giáo. Nơi đây được tôn vinh là “Bảo tàng điêu khắc phương Đông”.
Hang Vân Cương có nhiều hang động lớn nhỏ khác nhau, các hốc đá chạm
khắc vô cùng tinh xảo và hơn 5000 bức tượng. Về kỹ năng chạm khắc, hang đá Vân
Cương đã kế thừa và phát triển truyền thống xuất sắc của nghệ thuật điêu khắc Trung
Quốc thời Tần và Hán, đồng thời tiếp thu và tích hợp những yếu tố có lợi của nghệ
thuật Gandhara để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật với phong cách độc đáo, đã để
lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử điêu khắc Trung Quốc. Hang đá Vân Cương
không chỉ là tư liệu hình ảnh quan trọng để tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, điêu khắc,
kiến trúc, âm nhạc và tín ngưỡng tôn giáo Trung Quốc cổ đại, mà còn là bằng chứng
vật chất cho việc truy tìm giao lưu văn hóa Trung Quốc và phương Tây. Nơi đây đã
ghi lại một cách sống động quá trình phát triển nghệ thuật Phật giáo ở Ấn Độ đến
nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc, phản ánh quá trình dân tộc hóa của các bức tượng
Phật giáo ở Trung Quốc. Chính vì thế, hang đá Vân Cương được xem là nơi khởi đầu
của việc “Trung Quốc hóa” nghệ thuật hang động.
Hang động Long Môn là kho báu lưu giữ số lượng lớn các tác phẩm điêu khắc
Phật giáo cổ của Trung Quốc. Các tác phẩm chạm khắc trên đá ở hang động Long
Môn tạo hình với những bức tượng sống động và kỹ năng tuyệt vời, là những tư liệu
vật chất quý giá cho việc nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc cổ Trung Quốc. Theo
nhiều nghiên cứu cho rằng, ở đây có khoảng 100000 tượng, tiếp tục được xây dựng
thông qua 6 triều đại kế tiếp nhau, tổng cộng trải dài hơn 400 năm. Bên cạnh đó, các
bản chữ khắc ở đây Long Môn, chẳng hạn như 龙门二十品 “Long Môn Nhị Thập
Phẩm” và 伊阙佛龛之碑 - “Y Khuyết Phật Khám Bi”, với phông chữ mạnh mẽ và
tinh tế, là kho báu của nghệ thuật thư pháp Trung Quốc.
Tác phẩm điêu khắc Phật giáo thể hiện sự trang nghiêm, linh thiêng của các
vị Phật đã để lại cho hậu thế một niềm tin ngưỡng mộ Phật giáo. Đặc biệt, các nhà
điêu khắc Phật giáo còn thông qua đó hiện thực hóa giáo lý Phật giáo và bày tỏ lòng
sùng kính tình cảm tôn giáo. Ở bên ngoài, tác phẩm điêu khắc thể hiện chân, thiện,
mỹ trong cuộc sống; Phía bên trong là trang nghiêm và sự hoàn thiện của nhân cách.
93
Từ đó, các tác phẩm đã khiến nghệ thuật điêu khắc trở thành một phương pháp thuận
tiện để truyền bá Phật giáo.
2.2.3 Hội họa
Không có nghệ thuật nào tồn tại mà không có sự liên quan đến tôn giáo, dấu
ấn tồn tại của tôn giáo ít nhiều đều tìm thấy trong tác phẩm nghệ thuật. Và nghệ thuật
hội họa Trung Quốc cũng vậy, nó không nằm ngoài sự ảnh hưởng của văn hóa Phật
giáo Đại thừa.
Theo ghi chép lịch sử, vào thời nhà Hán, 蔡愔 - Thái Âm cùng những người
khác đã mang về các bức tranh tượng Phật từ Tây Vực về Trung thổ. Họa sĩ 曹不兴 -
Tào Bất Hưng là người đầu tiên chấp nhận ảnh hưởng của tranh Phật giáo từ các
vùng phương Tây, ông được xem là ông tổ của tranh Phật giáo Trung Quốc. 戴逵 -
Đái Quỳ, người cùng thời với 顾恺之 - Cố Khải Chi, mặc dù không phải là một họa
sĩ chuyên nghiệp nhưng các bức tranh Phật giáo của ông rất nổi tiếng ở Nam và Bắc
triều. 戴逵 - Đái Quỳ rất giỏi trong việc kết hợp phong cách dân tộc và cảm nhận
cuộc sống vào các bức tranh Phật. Trong số đó, những bức tranh tường về Văn Thù
Sư Lợi bên ngoài chính điện của 瓦宫寺 - chùa Ngõa Cung có ảnh hưởng khá lớn.
Trước khi văn hóa Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc, hội họa của hai nước
này đã có sự phát triển độc lập, không có nhiều điểm tương đồng với nhau. Vào thời
điểm đó, Trung Quốc cơ bản đã hình thành hình thái nghệ thuật dựa trên hội họa
nước Sở với thiên hướng thẩm mỹ hùng vĩ, lãng mạn. Thành tựu về nghệ thuật hội
họa giai đoạn này khá nổi bật, thể hiện đầy đủ năng khiếu mỹ thuật xuất sắc của dân
tộc Trung Hoa. Tuy nhiên, xét trên góc độ tổng thể, hội họa Trung Quốc vẫn còn
những hình thức đơn sơ của sự nguyên thủy, hội họa đơn thuần chỉ mô tả thế giới
khách quan.một cách đơn giản và trực quan. Cho đến khi nghệ thuật Phật giáo tiến
vào Trung thổ, vùng đất Trung Hoa thông qua sự phân biệt, chọn lọc và bài trừ, nghệ
thuật này mới dần dần hình thành một phong cách nghệ thuật hội họa độc đáo. Nhiều
ghi chép cho rằng, đền Bạch Mã là ngôi đền đầu tiên ở Trung Quốc lưu giữ bức tranh
Phật sớm nhất ở Trung Quốc.
Phật giáo Đại thừa ảnh hưởng đến nhận thức sáng tạo của họa gia
Trong thời kỳ Nam Bắc Triều, Phật giáo được đông đảo giới quan lại sử dụng,
sau đó tiếp tục truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. Vào thời điểm đó, các chủ đề Phật

94
giáo gần như chiếm toàn bộ trong tranh vẽ Trung Hoa, hầu hết các họa sĩ trong xã hội
đều tham gia vào việc sáng tạo các bức tranh Phật giáo, từ đó để lại một số lượng lớn
những tác phẩm giá trị cho kho tàng nghệ thuật. Thời kỳ với nhiều biến động lịch sử
đã khiến người dân dần tin vào sự phủ nhận thế giới thực tại của Phật giáo, cho rằng
cuộc sống vốn là sự đau khổ. Chủ đề về hoàng tử Mahasattva hy sinh mạng sống của
mình để làm thức ăn cho hổ là đề tài thường thấy trong các bức tranh tường Phật giáo
thời kỳ đầu. Toàn bộ bức tranh được chủ đạo bởi màu nâu đen lúc đậm lúc nhạt, con
người được làm nổi bật với màu hồng nhạt hoặc đan xen màu xanh xám, đỏ khiến
khung cảnh bao trùm trở nên lạnh lẽo, nặng nề. Với chủ đề này, đây có thể xem là sự
khẳng định cho nỗi đau cuộc sống, dứt khoát phủ nhận hoàn toàn sự sống trên thế
giới này. Câu chuyện về sự ra đời của Hoàng tử Mahasattva cũng là một trong những
chủ đề lặp đi lặp lại của các bức tranh tường trong hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng,
kể đến là tác phẩm 萨埵那太子本生 - Hoàng tử Mahasattva bổn sanh. Sự du nhập
của Phật giáo đã khiến các họa sĩ Trung Quốc rời bỏ vẻ đẹp hùng vĩ và tươi đẹp của
quá khứ, tập trung sáng tạo các bức tranh hướng đến Phật giáo, thể hiện tính bi
thương, tàn khốc của thời đại.

Hình 18: Tranh bích họa thời Bắc Ngụy: Hoàng tử Mahasattva bổn sanh
Nguồn: https://bom.so/AsJ8HF
Nghệ thuật hội họa Phật giáo ảnh hưởng đến Trung Quốc do thực tế lịch sử
lúc bấy giờ khiến người ta có nhu cầu khách quan chấp nhận Phật giáo trong tư tưởng,
không phải vì những hạn chế của sự phát triển hội họa hay suy tàn của chính nó buộc
phải chấp nhận. Nghệ thuật là thể hiện những cảm xúc nội tâm phong phú thông qua

95
một hình thức nhất định. Tác phẩm hội họa được mô tả theo cách nào, hay phương
diện nào không quan trọng, quan trọng hơn là liệu nó có thể chuyển tải được nội
dung đọng bên trong, biến thế giới tâm linh thành hình ảnh vật chất hay không, mới
là điều quan trọng của loại hình nghệ thuật này.
Phật giáo Đại thừa ảnh hưởng đến nghệ thuật vẽ tranh bích họa
Tân Cương là điểm dừng chân đầu tiên mà Phật giáo Đại thừa du nhập vào
Trung Quốc, vì thế các bích họa trong các hang động tại đây đã thể hiện rõ nét sự ảnh
hưởng hội họa Tây Vực. Ban đầu, những tác phẩm hội họa là những bức họa tường
sặc sỡ phủ kín các bức tường và trần nhà của vô số hang động nhân tạo suốt dọc các
con đường của các đoàn thương buôn. Những bức họa này được làm theo một kiểu
thức Iran - Ấn Độ tại Kucha và với kiểu thức Trung Quốc gần Turpan. trong đó vĩ đại
nhất là ở trạm cuối phía Đông ở Đôn Hoàng.
Khi nhắc đến nghệ thuật hội họa ở Trung Quốc không thể nào bỏ qua các hang
động ở Đôn Hoàng. Điển hình là Hang Mạc Cao nơi được mệnh danh là “Động nghìn
Phật”. Với lượng lớn những bức tranh bích họa khiến cho lối kiến trúc nơi đây vô cùng
độc đáo. Nếu như nối liền tất cả các bích họa trong trang có thể tạo thành hành lang
tranh cực lớn. Trong đây còn là nơi chứa hàng nghìn bức tranh lụa, tranh khắc gỗ hay
tranh thêu. Những bức bích họa được bố trí theo bốn phía tường, đỉnh hang và am thờ
Phật với những nội dung, câu chuyện, sự tích Phật giáo, kinh Phật,…
Màu sắc hội họa Trung Quốc thời Hán trở về trước chủ yếu dựa trên ngũ hành,
lấy màu đen và đỏ làm chủ đạo. Sau khi Phật giáo du nhập, các bức bích họa tại
克孜尔 hang động Kizil dùng sắc xanh làm chủ, bao gồm các màu sắc của các
khoáng sản tạo nên bức tranh vô cùng sinh động. Đặc điểm màu sắc này có liên quan
chặt chẽ đến màu sắc kiến trúc Phật giáo Ấn Độ. Kể đến các bức tranh hang động
Đôn Hoàng, ở hang số 248 供养菩萨,hang 249 伎乐天,hang 285

五百强盗成佛,hang 290 佛传之五.

Ảnh hưởng vẽ tranh tượng Phật


曹仲达- Đào Trọng Đạt ở triều đại Bắc Tề đến từ khu vực Trung Á, các bức
tranh ban đầu của ông mang đậm phong cách của khu vực phương Tây. Sau một thời
gian dài sinh sống ở vùng đồng bằng trung tâm, ông đã tiếp thu các kỹ thuật truyền
thống của Trung Quốc và tạo ra 曹家样 - “Phong cách Tào gia” , đây là một trong

96
bốn phong cách phổ biến vào thời nhà Đường. Thân hình khỏe khoắn, quần áo bó sát
mang đặc điểm trang phục nhiệt đới Ấn Độ. Về sau, cùng với 吴家样 - “phong cách
Ngô gia” do Ngô Đạo Tử sáng tạo ra với y phục tương đối rộng rãi; Từ đó, gọi chung
là 曹衣出水 - Tào y xuất thủy.
Trước thời Ngụy Tấn, kỹ thuật vẽ tranh chủ yếu là kết cấu đối xứng trên mặt
phẳng làm chủ đạo. Phật giáo Đại thừa du nhập, phương pháp đổ bóng xuất hiện.
Phương pháp này được thể hiện rõ nét trong nét họa của 张僧繇 - Trương Tăng Dao.
Trong đó, phong cách Trương gia là một dạng vẽ tranh bích họa lúc bấy giờ ở các
chùa chiền. Vị vua Lương Võ Đế là người tôn sùng đạo Phật, và Trương Tăng Diêu
là họa sĩ vẽ tranh Phật được ông trọng dụng nhất. Mỗi một phong cách hội họa của
ông đều mang những nét ấn tượng riêng, song đa phần đều hướng tới mục đích phát
triển Phật giáo Trung Hoa. Các bức tranh của 张僧繇 (Trương Tăng Dao) thường là
những bức tranh với bút pháp chỉ có một hoặc hai nhưng hình vẽ đã có hồn trong đó
(笔才一二,象已应焉). Ông đã lợi dụng các màu sắc đậm nhạt để vẽ sáng tối cho sự
vật, từ đó bức vẽ mặt phẳng trở thành hình ảnh ba chiều. Hội họa Phật giáo của ông
vì thế trở nên vô cùng sinh động, từ đó tạo ra hình thức mới gọi là “phong cách
Trương gia”. Việc ông tiếp thu kỹ thuật vẽ tranh phối cảnh 晕染法 từ Ấn Độ đã đóng
một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hội họa. Có thể nói rằng, ông là họa
gia đầu tiên tiếp thu phép viễn cận ở phương Tây. Bức tranh tượng Phật của ông đã
thay đổi đặc điểm của sự lộ rõ ràng hình ảnh 秀骨清像, khiến cho tượng Phật trở nên
đầy đặn hơn.
尉迟乙 - Uy Trì Ất, tăng sư người Tây Vực rất giỏi vẽ tranh, kỹ thuật của ông
có đặc điểm là vẽ bằng những đường nét cứng, tăng độ dày - 铁线描加凹凸法. Việc
kết hợp đường nét tròn dày và phương pháp đổ bóng Ấn Độ đã thể hiện rõ hình ảnh
của Đức Phật và Bồ tát mang phong cách nghệ thuật phương Tây trong các bức tranh
của ông. Phong cách hội họa và các tác phẩm của Uy Trì Ất có ảnh hưởng rất lớn đến
các họa sĩ thời Đường. Họa sĩ Ngô Đạo Tử - 吴道子 của thời thịnh Đường được
mệnh danh là “Thánh họa” đã có sự kế thừa của phong cách này. Ngô Đạo Tử đã đẩy
hội họa Trung Quốc theo đường nét bay bổng lên đến đỉnh cao, đánh dấu sự hoàn
thiện cuối cùng của hệ thống hội họa Phật giáo Trung Quốc.
Ảnh hưởng triết lý Phật giáo Đại thừa đến tranh phong cảnh
97
Trong thời kỳ Ngụy Tấn, hầu hết các nhân vật Phật giáo được vẽ trên các bức
tường trong chùa chiền. Do sự thịnh vượng của các nhân vật Phật giáo, các họa sĩ đều
tham gia vào việc tạo ra những nhân vật Phật giáo, Lục Thám Vi - 陆探微, Tạ Linh
Vận - 谢灵运, Trương Tăng Diêu - 张僧繇, Cố Bảo Quang - 顾宝光, Tông Bính -

宗柄, Viên Thiến - 袁倩, Tiêu Dịch - 萧绎, Lục Tuy - 陆绥, Đào Trọng Đạt -

曹仲达, Dương Tử Hoa - 杨子华. Trong thời Hán, hoa văn truyền thống chủ yếu là
hoa văn rồng, mây, cây cỏ; sau khi Phật giáo du nhập, hoa văn dần trở nên đa dạng
hơn. Kể đến như hình trang trí trên trần cung điện là hình hoa sen, hình hoa kim ngân,
mây trời, ngọn lửa trên các cây trụ, hoa văn trà, hoa văn Pháp tướng,... Những họa
tiết này khi thì sinh động, tươi sáng, khi thì trang trọng, tôn nghiêm đã tăng đáng kể
sức biểu cảm trong hội họa.
Từ thời Đường, mọi suy nghĩ về sự bi thảm của Phật giáo dần được thay bằng
sự lạc quan vào cuộc sống. Những bức tranh lúc bấy giờ, là những hạnh phúc, say mê
và khát vọng vào một cuộc sống ấm áp. Những bức tranh Phật giáo này đề cao cảnh
Tây Phương Cực Lạc, trình bày những cảnh múa hát tuyệt vời, với muôn vàn hình
tượng và những thánh đường tráng lệ. Đây là một dấu hiệu điển hình cho thấy sự thế
tục hóa của nghệ thuật hội họa Phật giáo. Thời kỳ thịnh vượng này đã có sự xuất hiện
của hơn 400 họa sĩ kiệt xuất như 阎立本,吴道之,王维,周昉,曹霸,张萱...
Với những thay đổi của xã hội, các tông phái Phật giáo Đại thừa Trung Quốc
dần phù hợp hơn với đặc điểm của văn hóa truyền thống Trung Quốc, đặc biệt là sự
thịnh hành của Thiền tông sau thời Trung Đường. Mặc dù 自性论 - lý thuyết tự tính
hoàn toàn là chủ nghĩa duy tâm chủ quan, nhưng sự xuất hiện của lý thuyết này đã tác
động mạnh mẽ đến nghệ thuật hội họa trong nhận thức sáng tạo của người nghệ sĩ,
đồng thời, đánh thức khát vọng tự do tinh thần của người nghệ sĩ. Sáng tạo của nghệ
sĩ không còn giống như ngày xưa chú trọng miêu tả hình ảnh khách quan của sự vật
bên ngoài, mà dựa trên cơ sở trải nghiệm của bản thân, theo sự phán đoán nội tâm và
trải nghiệm sự vật khách quan. Thông qua trực giác và sự giác ngộ, các họa sĩ bước
vào cảnh giới nhân sinh tự do, mô tả thế giới tâm hồn bản thân, từ đó thể hiện những
cảm xúc và suy nghĩ độc đáo của chính mình. Đây cũng là nguồn gốc của 文人画 -
văn nhân họa. Từ đây, họa sĩ Trung Quốc ngày càng hiểu biết sâu sắc về lý thuyết và
tư tưởng Phật giáo, đồng thời họ cảm nhận được những hạn chế to lớn của tranh Phật

98
giáo trong việc truyền đạt ý tưởng và thể hiện cảm xúc. Do đó, họ bắt đầu rời xa các
chủ đề Phật giáo trong các tác phẩm hội họa của mình. Thay vào đó, họa sĩ tham gia
vào việc tạo ra các phong cảnh, hoa lá, chim chóc,… điều này làm cho “文人画” -
“văn nhân họa” ngày càng thịnh vượng hơn. Vào thời điểm này, những bức tranh với
chủ đề Phật giáo bắt đầu có địa vị thấp hơn, và chỉ trở thành tác phẩm của những
người thợ thủ công nhỏ. Về bản chất, “văn nhân họa” từ những họa sĩ có trình độ văn
hóa cao hơn đã tiếp thu những lý thuyết và tư tưởng thẩm mỹ trong Phật giáo. Các
nhà họa gia tích hợp thẩm mỹ nghệ thuật Phật giáo vào văn hóa truyền thống và nghệ
thuật hội họa của Trung Quốc, đột phá những ý tưởng sáng tạo truyền thống và kỹ
thuật thể hiện nghệ thuật và mở ra một lý tưởng thẩm mỹ về sự tao nhã, không màng
danh lợi. Từ đó, thể hiện được phong thái tự tại của Phật giáo.
Không gian của hội họa Trung Quốc cũng được tạo ra bởi cảm hứng của Phật
giáo, đặc biệt là tranh Phật giáo thời Tống về sau, hội họa bắt đầu xu hướng xa rời
cuộc sống nhân sinh. Bức tranh thường không có hình bóng của con người, thiên
hướng nhẹ nhàng, mơ hồ. Về màu sắc, nó có xu hướng nhẹ nhàng và đơn giản, không
bị giới hạn bởi màu sắc vốn có của vật thể. Về bố cục, đường nét hư ảo ngày một
nhiều, tức là trong tranh có một khoảng trống lớn, hình thành nên nguyên tắc vẽ tranh
知白守黑 - tri bạch thủ hắc. Tuy nhiên, chỗ trống nhưng không trống, hư ảo nhưng
không ảo, cho con người cảm giác cảnh đẹp “ý cảnh trong tranh”. Từ đó, tư tưởng lấy
căn bản về sự nhận thức về Đạo của Triết học Phật giáo cũng tác động lớn đến tranh
thủy mặc. Tranh thủy mặc thời Tống cũng chính là sự kết hợp với Phật giáo Thiền
Tông.
Tuy nhiên, đất nước Trung Quốc là một quốc gia giàu di sản văn hóa sâu sắc,
nền văn hóa nghệ thuật lâu đời của nó hoàn toàn không thể bị “thao túng” bởi các tôn
giáo ngoại lai. Khi xã hội Trung Quốc dần dần chuyển từ chiến tranh và suy thoái
sang ổn định và thịnh vượng, với quá trình Hán hóa liên tục của Phật giáo, kể từ triều
đại nhà Tùy và nhà Đường, hội họa Trung Quốc đã dần tách ra khỏi phong cách tranh
Phật giáo truyền thống của Ấn Độ.
Hội họa Trung Quốc dưới sự ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa đã phát triển
thành một loại hình nghệ thuật đặc sắc mang màu sắc tôn giáo, chiếm có vị trí quan
trọng trong nghệ thuật Trung Quốc.

99
TIỂU KẾT CHƯƠNG
Vào thời kỳ đầu Phật giáo du nhập vào Trung thổ, ở Trung Quốc đã tồn tại
những tư tưởng triết học, tôn giáo và tín ngưỡng bản địa do người dân Trung Quốc
sáng tạo ra, chính vì thế Phật giáo Đại thừa nói riêng và Phật giáo nói chung vào thời
kỳ này bị bài trừ mãnh liệt. Tuy nhiên, bắt đầu từ đời Tùy, Phật giáo đã dung hòa với
các tôn giáo, tín ngưỡng bản địa, từ đó phát triển mạnh mẽ. Trong mấy nghìn năm
Phật giáo truyền bá và phát triển, mối quan hệ giữa Phật giáo Đại thừa và các tín
ngưỡng, tôn giáo bản địa Trung Hoa đã chịu ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.
Trong sự tương tác qua lại, cuối cùng đã hình thành một Phật giáo Đại thừa mang
màu sắc Trung Hoa trở thành một tôn giáo lớn ở Trung Quốc.
Có thể nói rằng, ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đã trở thành một phần
quan trọng trong quá trình hình thành văn hóa truyền thống Trung Quốc, nếu không
có Phật giáo sẽ không có một văn hóa Trung Hoa như ngày hôm nay. Sau khi du
nhập vào Trung thổ, Phật giáo Đại thừa đã không ngừng thay đổi về mặt lý luận,
nâng cao về mặt tư tưởng, dưới tác động của nó, tư tưởng tưởng triết học Trung Quốc
bị chi phối mạnh mẽ cả về thế giới quan, nhân sinh quan, thuyết tâm tính và bổ sung
phép biện chứng. Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác của văn hóa Trung Hoa như văn
học, chữ viết, nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc, hội họa Trung Hoa đều mang đậm màu
sắc Phật giáo.
Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm của mình, văn hóa Trung Hoa đã đóng
góp cho nhân loại kho tàng di sản văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể phong phú.
Những di sản văn hóa kể trên là những bộ phận quan trọng của văn hóa truyền thống
Trung Quốc, nó chứa đựng giá trị tinh thần độc đáo của dân tộc Trung Quốc. Những
di sản văn hóa này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với quá khứ, hiện tại và tương lai
của nền văn minh Trung Hoa và đất nước Trung Hoa.

100
CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG TRONG PHẠM VI KHU VỰC

Sau khi đặt chân đến Trung thổ trải qua quá trình bài trừ, tiếp nhận Phật giáo
Đại thừa trở thành một bộ phận quan trọng trong cấu trúc văn hóa Trung Hoa. Nhờ
những nét tương đồng về địa - chính trị, địa - văn hóa, các nước trong vùng văn hóa
chữ Hán bao gồm Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật
giáo Đại thừa Trung Hoa. Các phương diện chịu ảnh hưởng rõ nét nhất bao gồm văn
hóa phi vật thể: tư tưởng - triết học, tôn giáo - tín ngưỡng, văn học và văn hóa vật thể:
kiến trúc, điêu khắc, hội họa…
3.1 Việt Nam

Hình 19: Bản đồ vị trí Việt Nam


Nguồn: https://vansudia.net/thong-tin-ve-dia-ly-viet-nam/
Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp với
Trung Quốc. Phía Tây giáp với Lào và Campuchia. Phía Đông và phía Nam giáp với

101
biển Đông. Với vị trí địa lý liền kề như vậy, văn hóa nước ta chịu sự ảnh hưởng mạnh
mẽ của văn hóa Trung Hoa.
3.1.1 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa
Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cổ đại nên mang
nhiều nét của văn hóa Trung Hoa trong đó có tôn giáo. Phật giáo Đại thừa Trung Hoa
du nhập vào Việt Nam trong bối cảnh ở Việt Nam đã có sự tồn tại của dòng Phật giáo
Tiểu thừa truyền vào nước ta từ đầu công nguyên. Bắt đầu từ thế kỷ thứ VI, ở Trung
Quốc Phật giáo Đại thừa phát triển mạnh, sự phát triển của con đường tơ lụa đạt đến
đỉnh cao cùng với những chính sách về bành trướng văn hóa của triều đình phong kiến
Trung Hoa, Phật giáo Đại thừa Trung Hoa theo đó đã được truyền vào nước ta. Sự
xuất hiện của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa được đánh dấu bằng sự xuất hiện của
những nhà sư truyền đạo từ phương Bắc xuống và sự xuất hiện hiện của những tông
phái chịu ảnh hưởng của dòng Phật giáo Đại thừa Trung Hoa trên đất Việt cổ.
Những người lập ra Thiền phái chiếm vị trí quan trọng trong Phật giáo Việt
Nam hầu hết đều tiếp thu tư tưởng Phật giáo Đại thừa Trung Hoa. Tiêu biểu như:
Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, là người gốc Ấn Độ, du hành về phía Bắc tiếp xúc với
Phật giáo Đại thừa Trung Hoa và hành đạo tại đây, đến năm 580 thì vào nước ta, sáng
lập ra Thiền phái mang tên ông, Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi mang nhiều yếu tố của
Mật tông. Thiền sư Vô Ngôn Thông là là người Trung Hoa vào nước ta khoảng năm
820, sáng lập ra phái Vô Ngôn Thông. Năm 1069 sau khi vua Lý Thánh Tông thắng
quân Chiêm, 草堂 - Thảo Đường là một thiền sư người Trung Quốc đang hành đạo tại
đây đã bị quân ta bắt về Thăng Long, tuy nhiên nhà vua nhận thấy ông là một người
am hiểu Phật pháp nên cho về làm trụ trì ở chùa Kiến Sơ thuộc tỉnh Bắc Ninh, sau này
sáng lập ra Thiền phái Thảo Đường.
Từ thế kỷ VI đến đầu thế kỷ XI, Phật giáo Việt Nam đã giảm bớt sức ảnh
hưởng từ Phật giáo Nam truyền Ấn Độ mà dần dần tiếp nhận những đoàn truyền giáo
từ Trung Quốc. Phật giáo Việt Nam giai đoạn này bị tác động của ba tông phái chính
của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa là Thiền tông, Mật tông và Tịnh Độ tông cho ra đời
ba dòng Thiền lớn lần lượt là phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, phái Vô Ngôn Thông và phái
Thảo Đường. Như vậy, quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam có thể nói là được
hoàn thiện trước thế kỷ XI, từ thế kỷ XI trở về sau là sự hoàn thiện của Phật giáo Việt
Nam.
102
Vào thế kỷ thứ X, khi nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, tự chủ sau một ngàn
năm Bắc thuộc, dưới hai triều Đinh – Lê, Phật giáo được xem là tôn giáo chính của cả
nước và được Vua giai đoạn này đều có những chính sách nâng đỡ cho Phật giáo.
Dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng, năm 971, đã tôn Thiền sư Ngô Chân Lưu, hậu duệ
của Ngô Quyền thành Khuông Việt Thái sư và là Tăng thống đứng đầu Phật giáo cả
nước. Bao gồm cả Tăng thống và các chức phẩm Tăng lục và Sùng trấn uy nghi đều
được duy trì ở các triều đại sau đó. Dưới thời Lê Đại Hành thì xuất hiện thêm Thiền sư
Đỗ Pháp Thuận, được Vua trọng dụng và giúp triều đình trong công việc đối nội, đối
ngoại. Cả Lê Đại hành và Đinh Tiên Hoàng trong thời gian giữ ngôi vị của mình đã
xây dựng nhiều chùa tháp ở vùng Hoa Lư, biến Hoa Lư trở thành trung tâm Phật giáo
lớn nhất của cả nước.
Đến nhà Lý, Phật giáo mới được xem là triều đại Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam.
Lý Công Uẩn hay còn được biết đến là Lý Thái Tổ do xuất thân từ chốn thiền môn nên
ông rất ủng hộ Phật giáo. Vào năm 1010, sau khi dời đô về Thăng Long, ông đã cho
xây dựng một số chùa lớn ở Thăng Long.
Dưới triều nhà Trần, Phật giáo vô cùng phát triển. Phật giáo chính thức được
công nhận là tôn giáo chính thống của cả nước. Trần Thái Tông đã vừa trị quốc vừa
nghiên cứu Phật giáo và được coi là người có trình độ Phật học vô cùng uyên thâm.
Ông cũng đã viết rất nhiều tác phẩm mang đậm màu sắc, tư tưởng Phật giáo như Thiền
tông chỉ nam, Kim cương tam muội chú giải,….Đầu thế kỷ XII, ba phái Tỳ Ni Đa Lưu
Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường dần sáp nhập, để thành lập ở Việt Nam một phái
duy nhất đời Trần là phái Thiền Trúc lâm Yên Tử, đây được xem là dòng Thiền thuần
túy ở Việt Nam và là nền tảng để cho việc thống nhất Phật giáo ở Việt Nam.
Phật giáo dần trở nên suy yếu từ triều Lê Sơ trở đi. Chế độ phong kiến ở Việt
Nam lúc này lấy Nho giáo làm chỗ dựa cho tư tưởng chính trị và đạo đức. Nhưng Phật
giáo vẫn giữ được gốc rễ trong lòng người dân.
Thời kỳ chiến tranh nội bộ ở Việt Nam, khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa
Nguyễn ở Đàng Trong, Phật giáo có tín hiệu khởi sắc trở lại. Ở giai đoạn này, cả đàng
Trong và Đàng Ngoài đều tiến hành tu bổ và sửa chữa chùa chiền. Và từ đây Việt Nam
cũng đã xuất hiện phái thiền mới với Thiền Tào Động ở Đàng Ngoài và Thiền Lâm tế
ở Đàng Trong. Mặc dù đã có tín hiệu khởi sắc nhưng song vẫn không còn thịnh vượng
như trước. Mãi đến tận những năm 30 của thế kỷ XX, nhờ phong trào Chấn hưng Phật

103
giáo không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước khác trên thế giới. Nhờ phong trào này
mà Phật giáo Việt Nam đã dần đi vào hoạt động có tổ chức hơn. Đồng thời vào năm
1951, tại Huế đã có cuộc họp giữa các tổ chức Phật giáo để lập ra Tổng hội Phật giáo
Việt Nam, đây cũng là cuộc vận động thống nhất đầu tiên về mặt tổ chức của Phật giáo
Việt Nam vào giai đoạn này. Phong trào Chấn hưng Phật giáo cũng đã làm nền tảng để
cho sự ra đời của một số cơ sở tôn giáo để đào tạo tăng, ni và đưa việc đào tạo này trở
thành quy củ và có nề nếp.
Đến năm 1954, Phật giáo ở hai miền cũng có những sự khác nhau vì đây là giai
đoạn đất nước bị chia cắt. Ở miền Bắc, với tên là “Hội Phật giáo Thống Nhất Việt
Nam” vừa hoạt động tôn giáo vừa hoạt động xã hội, tham gia tích cực vào các phong
trào thi đua yêu nước. Hội Phật giáo này cũng đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng
Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống Mỹ, giải phóng miền Nam và tiến tới
thống nhất đất nước. Còn ở miền Nam là sự ra đời của “Giáo hội Việt Nam thống
nhất”. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động Giáo hội này bị tách ra thành hai phái,
một phái là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Quốc tự” đặt trụ sở ở Việt Nam
Quốc tự và “Giáo hội Phật giáo thống nhất Ấn Quang” với trụ sở ở chùa Ấn Quang.
Đến năm 1970, “Giáo hội Phật giáo thống nhất Ấn Quang đã xảy ra những bất đồng
nội bộ và “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Quốc tự” cũng đã có những hoạt
động đi ngược lại với nguyện vọng của tăng ni phật tử nên dần dần cũng bị tiêu vong.
Năm 1975, đất nước độc lập và thống nhất, từ đây thống nhất các tổ chức hệ
phái Phật giáo trong một tổ chức chung. Đến tháng 11/1981, Hội nghị đại biểu thống
nhất Phật giáo được tổ chức ở thủ đô Hà Nội. Tại Hội nghị ngày, “Giáo hội Phật giáo
Việt Nam” được thành lập và cũng thông qua Hiến chương.

104
Hình 20: Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1981
Nguồn: https://phathocdoisong.com/35-nam-hoi-nghi-phat-giao-nam-1981-di-qua-
va-nhin-lai.html
3.1.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa vật thể
Tư tưởng - triết học, đạo đức
Phật giáo Đại thừa Trung Hoa đã ghi dấu ấn của mình mạnh mẽ trong lĩnh vực
tư tưởng - triết học, đạo đức của người Việt Nam. Đầu tiên, là sự hòa nhập của tinh
thần từ bi, hỷ xả với tinh thần yêu nước của Việt Nam. Hai là, ảnh hưởng của đạo đức
Phật giáo trong quan hệ ứng xử, giao tiếp. Ba là, ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo
trong sự công bằng, bình đẳng. Bốn là, ảnh hưởng của Phật giáo đến tính trung thực.
Năm là, ảnh hưởng trong tính thiện, tình nghĩa và tình thương. Sáu là, ảnh hưởng trong
tấm lòng bao dung rộng lớn. Và cuối cùng là ảnh hưởng trong tinh thần tự lực, tự chủ
của mỗi người.
Phật giáo Đại thừa Trung Hoa du nhập vào Việt Nam nước ta vào những năm
đang chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc. Do đó, tư tưởng triết học của Việt
Nam cũng đã có những biến động nhất định. Dưới ảnh hưởng của tư tưởng triết học
Phật giáo Đại thừa Trung Hoa thì tư tưởng triết học của Phật giáo Việt Nam cũng có
hai bộ phận tạo thành đó là Bản thể luận và Nhân sinh quan.
Bản thể luận, Bản thể của đạo Phật được gọi là Chân như, nghĩa là chân thật,
không giả dối, không biến đổi, không sanh không diệt. Nhưng trí tuệ của con người thì
bị vô minh che lấp nên thường nhìn thấy hiện tượng theo hướng vô thường. Mà sự vô
minh lại được hình thành do sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể, giữa tâm và cảnh.
Từ cái “Chân như” của Phật giáo, Phật giáo Việt Nam đã tích cực nhập thế đưa con

105
người đến giải thoát trong trạng thái ung dung, tự tại, trầm lắng nhưng vẫn mang sức
sống của quy luật tự nhiên.
Phật tính không ở đâu xa mà vẫn luôn hiện hữu, tồn tại trong mỗi con người.
Xét về mặt bản thể thì tính Phật là thực thể tuyệt đối, không bị không gian và thời gian
hay tác động nào làm chướng ngại mà nó bao trùm hết vũ trụ. Nhưng về mặt hiện
tượng, các sự vật đều mang trong mình tính thay đổi, nhưng bản chất là thường hằng là
bất biến. Đây cũng là cơ sở để khẳng định con người vốn dĩ bình đẳng, vì đều có mang
tính Phật. Ở Phật giáo Việt Nam, các vị Phật dù là ở quá khứ, hiện tại hay tương lai thì
Phật tính cũng giống nhau. Một minh chứng điển hình cho mọi người đều mang tính
Phật ở Việt Nam, có thể kể đến vị vua Trần Nhân Tông. Sau khi truyền ngôi cho con
của mình, Trần Nhân Tông đã quyết định xuất gia tu Phật và sau đó ông đã sáng lập ra
Thiền Trúc Lâm ở Yên Tử. Mặc dù là một vị vua, nhưng Trần Nhân Tông cũng đã
đóng góp rất nhiều giúp triết học Phật giáo Việt Nam phát triển vô cùng rực rỡ.
Còn đối với “tính không”, dựa trên triết lý sẵn có của Phật giáo Đại thừa Trung
Hoa, “tính không” ở Việt Nam là sự kết hợp giữa tính dân tộc và Thiền Phật giáo, nó
có ý nghĩa triết lý trong việc bảo vệ và xây dựng nền độc lập dân chủ của dân tộc. Dù
xã hội có biến động như thế nào nhưng kiên quyết nhất định không thể đánh mất tính
dân tộc. Do đó, ta phải luôn bảo tồn và giữ gìn những giá trị thuộc về truyền thống,
đấu tranh vì sự sinh tồn. Một dân tộc khi nhân dân nhận thức được bản chất vốn có của
một dân tộc thì ý thức về cội nguồn sẽ được khơi dậy, không chấp nhận sự xâm phạm
của những thế lực bên ngoài.
Tinh thần nhập thế Phật giáo Việt Nam được thể hiện qua quan niệm “vô ngã”
và “vị tha”, đó là một sự nhập thế trọn vẹn, quên mình để cống hiến cho lợi ích của
chung, từ bỏ cái tôi cá nhân, vị kỷ mà sống bằng tâm an nhiên, tự tại. Trong suốt quá
trình phát triển của mình, Phật giáo Việt Nam luôn tồn tại song song hai quan niệm
này, “vô ngã” và “vị tha” luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Bản thể luận của Phật giáo Đại thừa Việt Nam, chủ yếu thể hiện qua các phạm
trù như chân như, tính không, vô ngã và vị tha. Bản thể luận của Phật giáo Đại thừa
Việt Nam là sự kết hợp của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa, tính dân tộc và tín ngưỡng
bản địa đang có để tạo nên tư tưởng triết học của riêng Việt Nam.
Ảnh hưởng đến vấn đề nhận thức, về vấn đề nhận thức, Phật giáo Đại thừa
Trung Hoa ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng trị quốc, tích cực nhập thế. Phật giáo Đại

106
thừa nguyên thủy sau khi vào Trung thổ tiếp thu tư tưởng nhập thế của Nho gia để tồn
tại như giúp vua giải quyết việc nước…tư tưởng đó sau khi vào Việt Nam tiếp tục
được Phật giáo Việt Nam tiếp nhận. Các vị thiền sư mang tư tưởng “hộ quốc dân an”,
tham gia vào cố vấn chính trị cho vua góp phần xây dựng đất nước. Tuy nhiên, các nhà
sư phải có đầy đủ trí tuệ, đức hạnh mới có thể tham dự vào các việc của quốc gia. Bởi
vì, Phật giáo Việt Nam cho rằng đạo đức và nhân cách của giai cấp cầm quyền là yếu
tố rất cần thiết để xây dựng một xã hội có tôn ti trật tự. Phẩm hạnh của họ là chuẩn
mực cho mọi người noi theo, thiết lập kỷ cương cho xã hội. Dùng Phật giáo như một
công cụ để phát triển giáo dục, Phật giáo không đơn thuần là làm việc tội hay phúc để
răn đe và để khích lệ con người làm việc thiện mà còn giúp con người biết tôn trọng sự
sống xung quanh và thăng hoa. Và để làm được điều này, thì Phật giáo Việt Nam cũng
áp dựng dựa trên giáo lý cơ bản của đạo Phật trong việc xây dựng đạo đức làm người.
Chính vì vậy, sau quá trình đấu tranh giành độc lập, các triều đại vẫn áp dụng
các tư tưởng Phật giáo để trị quốc an dân. Tư tưởng Phật giáo ảnh hưởng sâu rộng phải
kể đến các giai đoạn lịch sử thời Đinh – Lê – Lý – Trần, tư tưởng Phật giáo trở thành
nội dung căn bản, ảnh hưởng đến các nhà vua trị vì thời bấy giờ. Các vị vua lúc bấy
giờ rất coi trọng Phật giáo và ưu tiên vận dụng tư tưởng này trong việc trị quốc. Các vị
Thiền sư cũng có đóng góp rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Nhìn chung về
mặt bản thể luận, Phật giáo Việt Nam chủ trương là luôn thể nhập vào cộng đồng xã
hội để cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giải thoát, khai mở nhân tâm hướng thiện.
Nhân sinh quan, triết học nhân sinh quan của Phật giáo Đại thừa lấy “từ bi”
làm trung tâm. Dưới ảnh hưởng của Phật giáo nhân nghĩa trở thành một đức tính quan
trọng của con người Việt Nam. Một minh chứng cho việc nước ta bị ảnh hưởng bởi
tinh thần “từ bi” của Phật giáo, đó là dưới triều đại nhà Lý. Dưới bộ luật Hình thư - bộ
luật thành văn đầu tiên của Việt Nam. Nếu như trước đây, các vua thời Đinh - Tiền Lê
thường nuôi hổ, đặt vạc dầu để răn đe, và để xử phạt ai là trái với quy định của Nhà
nước thì dưới bộ luật này của nhà Lý thì lại chứa đựng tinh thần khoan dung, nhân ái
mang đậm màu sắc tư tưởng “từ bi” của Phật giáo. Các vị vua dưới triều đại này, nhiều
lần đại xá tội cho các phạm nhân biết ăn năn hối cải, miễn giảm thuế cho dân khi có
thiên tai xảy ra. Không những vậy, luật pháp triều Lý cũng rất chú ý đến trẻ em, người
già, coi trọng công tác giáo dục. Những người già trong độ tuổi 70 đến 80 tuổi, hay trẻ
em từ 10 đến 15 tuổi, nếu phạm tội có thể dùng tiền để chuộc tội.

107
Dưới góc độ nhân quả - luân hồi của Phật giáo cộng thêm sự dung hợp của tín
ngưỡng bản địa “sau khi chết linh hồn tồn tại mãi mãi” người Việt luôn tin sau khi
chết, thì chỉ có phần xác chết, còn phần linh hồn vẫn luôn hiện hữu. Thuyết luân hồi -
nhân quả giúp con người ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trước mọi hành vị,
lời nói và việc làm của mình. Đồng thời, Phật giáo cũng giúp con người thoát khỏi
những đau khổ bằng cách diệt trừ tham - sân - si và ái dục của mình ngay trong đời
sống hiện tại chứ không phải chờ đến một kiếp sau nào đó.
Như vậy, trong quá trình hoàn thiện và phát triển, tư tưởng - triết học, đạo đức
con người Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của tư tưởng triết học Phật giáo mà đầu
tiên là triết học Phật giáo Đại thừa Trung hoa.
Tôn giáo – tín ngưỡng, phong tục tập quán.
Khi Phật giáo Đại thừa Trung Hoa du nhập vào Việt Nam, ở Việt Nam đã tồn
tại những tôn giáo ngoại lai được du nhập trước đó và một nền tín ngưỡng bản địa
phong phú đa dạng. Chính vì thế, khi Phật giáo Đại thừa Trung Hoa xuất hiện ở nước
ta tránh khỏi việc tiếp xúc với những yếu tố bản địa. Chính sự tiếp xúc với các tín
ngưỡng bản địa Phật giáo Đại thừa Trung Hoa đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tôn giáo -
tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Việt.
Phật giáo Đại thừa Trung Hoa thúc đẩy sự hoàn thiện Phật giáo Việt Nam.
Phật giáo Việt Nam được hình thành và hoàn thiện dựa trên sự kết hợp chủ đạo
của dòng Phật giáo Đại thừa Trung Hoa và tín ngưỡng bản địa, một phần nhỏ sự ảnh
hưởng của Phật giáo Nam tông. Điển hình như phái Thiền tông chủ trương bất lập văn
tự, song ở Việt Nam chính các thiền sư xưa lẫn nay, đặc biệt ở các thiền viện ở Việt
Nam đều tụng kinh gõ mõ. Trong quá trình tiếp nhận, các thiền sư Việt Nam đã khéo
léo điều chỉnh tính hai cực, dung hòa cả Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc. Từ thời Lý
cũng như thời Trần, giai đoạn đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam và các thời kỳ sau,
Phật giáo Việt Nam không có những mâu thuẫn đối lập mà tất cả đều có cùng một mục
đích chính là tu hành giải thoát.
Trước khi Phật giáo du nhập vào, Việt Nam đã có những tín ngưỡng bản địa.
Song trong quá trình du nhập Phật giáo đã kết hợp với tín ngưỡng bản địa làm cho đến
nay không còn nhận ra những nét cổ xưa nhất trong tín ngưỡng bản địa. Nhiều vị thần
trong tín ngưỡng bản địa được người Việt tôn lên thành Phật. Việt Nam vốn là một
nước theo nền văn minh lúa nước, những vị thần Tứ Pháp này bao gồm Pháp Vân (chủ

108
quản mây), Pháp Vũ (chủ quản mưa), Pháp Lôi (chủ quản sấm) và Pháp Điện (chủ
quản chớp). Những vị thần này đã dung hòa giữa Phật giáo với tín ngưỡng bản địa.
Những vị thần này vừa được xem là Phật vừa được xem là Thần. Được xem là Phật
bởi vì ở trước tên gọi của các vị thần này đều có chữ Pháp. Các vị thần đều để thân
trần và quấn xà rông, tóc theo lối bụt ốc.

Hình 21: Tứ Pháp (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới): Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp
Điện, Pháp Lôi
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9_ph%C3%A1p
Phật giáo Đại thừa Trung Hoa du nhập vào Việt Nam nhanh chóng hòa nhập
tôn giáo, tín ngưỡng bản địa tạo thành Phật giáo Việt Nam hợp với Nho giáo và Đạo
giáo trở thành Tam giáo đồng nguyên. Quan điểm về Tam giáo đồng nguyên này ra
đời từ thời Giao Châu và đến tận thế kỷ X hay XI thì mới hình thành rõ nét. Trong ba
hệ tư tưởng được du nhập cộng với tín ngưỡng bản địa thì Phật và Nho chịu sự ảnh
hưởng nhiều nhất. Từ thời Đinh - Tiền Lê và đặc biệt là nhà Lý - Trần, Phật giáo mặc
dù trở thành quốc giáo nhưng Nho giáo cũng có vai trò rất lớn trong việc biên dịch
kinh điển và tham mưu cho việc quản lý nhà nước. Còn Phật giáo Việt Nam có chủ
trương nhập thế, nổi bật là các thời Đinh, Lê, Lý, Trần. Vào các thời gian này, các vị
cao tăng có học thức, có giới hạnh đều được tham gia vào các công việc triều chính
hoặc tham gia làm cố vấn trong những việc quan trọng của quốc gia.
Ảnh hưởng đến sinh hoạt tín ngưỡng
Tục thờ cúng tổ tiên

109
Từ xa xưa, người Việt Nam đã coi trọng dòng dõi, dòng tộc, vì thế thờ cúng tổ
tiên đã trở thành một nội dung quan trọng của tín ngưỡng dân tộc. Trong quan niệm về
kiếp người thông qua giáo lý nhân quả - luân hồi, nghiệp báo đều chứa đựng những
triết lý hành động của Phật giáo. Quan niệm này đã dung hòa với tín ngưỡng bản địa
“sau khi chết linh hồn tồn tại mãi mãi”, người Việt luôn tin rằng khi thân xác chết, linh
hồn vẫn luôn hiện hữu. Vì vậy mà có sự ra đời của các khái niệm ngày giỗ, cúng ông
bà,.... Việc làm này một mặt để mong tổ tiên chứng giám lòng thành, mặt khác là để
cho những thế hệ sau noi theo. Vào những ngày sóc vọng, người Việt bên cạnh việc đi
chùa sám hối, thì ở nhà, người Việt cũng sẽ sắm đèn, nhang, hương hoa để dâng cúng
tổ tiên Ông Bà, để thể hiện lòng tôn kín, thương nhớ những người quá cố. Có thể nói
hầu hết các tập tục trong những ngày lễ hay ngày hội Phật giáo đều có nội dung thờ
cúng tổ tiên như một phần không thể thiếu. Chẳng hạn như các lễ phóng sinh, Phật
Đản, Vu Lan, ngày rằm đều gắn liền với ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên.
Về nghi thức tang ma, khi người trong gia đình theo Phật giáo hay mến chuộng
Phật giáo thì người nhà sẽ thỉnh chư tăng, ni đến tụng kinh cầu siêu cho hương linh.
Lễ tết, ngày lễ
Tết Nguyên Đán được xem như là lễ hội đầu năm mừng thêm một tuổi. Đây
cũng là thời gian diễn ra lễ Phật Thượng nguyên. Vào ngày lễ này, các chùa thường
làm lồng đèn để cấp cho mỗi gia đình người dân. Vì vậy, mọi tầng lớp trong xã hội đều
hòa chung niềm vui hướng về Phật. Trong ba ngày Tết, người Việt Nam cũng thường
có quan niệm: “mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”. Đồng thời, vào
đêm Giao thừa, trước khi đi chùa thì người Việt Nam thường thắp nén nhang cho ông
bà tổ tiên trước, xong rồi mới đến chùa lễ Phật đầu năm và cuối cùng là đi chúc Tết
những bậc ân đức. Những việc làm này đều thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ
nguồn” của dân tộc Việt Nam ta.

Hình 22: Lễ Phật Thượng Nguyên


Nguồn: https://meta.vn/hotro/tet-thuong-nguyen-7936
110
Vào ngày Rằm tháng 7 xá tội vong nhân , lễ hội Vu Lan được tổ chức rất lớn tại
các chùa. Lễ Vu Lan còn được gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày Lễ chính
thức của Phật giáo. Lễ Vu Lan là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn đối với Phật,
thánh nhân, ơn sanh dưỡng của ông bà, cha mẹ, ơn đất nước cưu mang nuôi nấng. Để
thể hiện sự báo đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ thì vào ngày phải làm pháp Vu Lan
Bồn. Đây cũng là ngày Lễ có tính phổ biến nhất trong Phật giáo.
Không những vậy, Việt Nam cũng có những phong tục chịu ảnh hưởng của
Phật giáo Đại thừa khá phổ biến như thủ tục đốt vàng mã, tập tục coi ngày giờ, tập tục
cúng sao hạn hay tập tục xin xăm, bói quẻ.

Hình 23: Nghi thức bông hồng cài áo ngày Lễ Vu Lan


Nguồn:https://vtc.vn/nghi-thuc-bong-hong-cai-ao-co-o-viet-nam-tu-bao-gio-
ar631911.html
Tập tục ăn chay
Việt Nam là một tập hợp lớn bao gồm Phật giáo, mẫu, Khổng, Đạo, thần
thánh,...Trong đó đối với người Việt Nam, những phong tục tập quán chịu ảnh hưởng
của Phật giáo khá nhiều. Người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của nếp sống ăn chay
hay ăn lạt. Lối sống này xuất phát từ quan niệm “từ bi” của Phật giáo. Và khi đã trở về
với Phật pháp, mỗi người Phật tử phải thọ giới và trì giới, không sát sanh hại vật mà lại
phải yêu thương mọi loài. Về việc ăn chay giúp cho cơ thể được nhẹ nhàng, trí óc được
minh mẫn sáng suốt. Người Việt Nam dù không là Phật tử cũng thích ăn chay, và tập
tục này đều ảnh hưởng sâu rộng tới mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam. Ăn
chay và thờ Phật là việc đi đôi với nhau của người Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam,
nhiều người mặc dù không phải là Phật tử cũng dùng tượng Phật hay tranh ảnh có sử
dụng yếu tố của Phật giáo để chiêm ngưỡng, thể hiện sự trang nghiêm và đức tin của
họ vào một tôn giáo nào đó. Bố thí cũng là một nét đẹp trong văn hóa của Phật giáo,
111
tức là cho đi tiền bạc vật chất, sự an lành đối với người khác, những người đang trong
hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.
Phật giáo Đại thừa Trung Hoa mặc dù du nhập vào nước ta muộn hơn so với
dòng Phật giáo Tiểu thừa, nhưng những ảnh hưởng của nó đối với tôn giáo - tín
ngưỡng nước ta vô cũng đậm nét. Nhờ màu sắc Phật giáo Đại thừa Trung Hoa, những
tôn giáo - tín ngưỡng, phong tục tập quán bản địa thêm phần hoàn thiện và phong phú
đa dạng.

Hình 24: Ẩm thực chay Việt Nam


Nguồn: https://mandalafood.vn/blogs/news/am-thuc-chay
Các loại hình nghệ thuật
Phật giáo Đại thừa Trung Hoa có những ảnh hưởng đến loại hình sân khấu Việt
Nam. Đây là loại hình văn hóa mang nhiều yếu tố dân gian, thể hiện bản sắc văn hóa
dân tộc. Ở các loại hình sân khấu Việt Nam, chủ đề Phật giáo thường được khai thác
thiên về tính giáo dục. Trong mỗi tác phẩm chèo, kịch hay mỗi một vở tuồng đều
mang một triết lý nhân sinh sâu sắc, mà trong đó triết lý Phật giáo mà ta hay gặp nhất
là triết lý “nhân quả” và “báo ứng”. Thuyết này chỉ rõ người gieo nhân thiện thì sẽ
được quả lành, người làm điều xấu thì sẽ nhận những hậu quả đau lòng. Tuy nhiên,
nếu bản thân người làm điều xấu biết ăn năn, hối cải, tìm cách làm nhiều điều tốt hơn
thì họ vẫn được hưởng cái tốt của họ gieo, song song với những cái hậu quả xấu mà họ
đã gieo trước đó.
Các thể loại hát chèo, hát bội, cải lương hay kịch nói, mỗi một tác phẩm đều
chứa đựng toàn vẹn triết lý “nhân quả báo ứng”’, đều mang tính thưởng thiện, phạt ác.
Ở thể loại hát chèo có thể kể đến một số tác phẩm như “Quan Âm Thị Kính”, “Kim
Nhan”, “Lưu Bình Dương Lễ”,...Còn khi nhắc đến thể loại hát bội là nhắc đến các vở

112
như “San Hậu”, “Nghêu Sò Ốc Hến”,...Nghệ thuật hát bội này là một loại hình giải trí
cao cấp dành cho vua chúa và giới thượng lưu. Với nghệ thuật sân khấu cải lương, có
các vở tiêu biểu như “Thích Ca Đắc Đạo”, “Quan Âm Diệu Thiện”,...Sau cùng là kịch
nói, một loại hình nghệ thuật du nhập từ phương Tây, lúc đầu chủ yếu phục vụ cho
thực dân, quan lại và tay sai. Tuy nhiên sau thập niên 60 của thế kỷ XX, kịch nói mới
có chỗ đứng nhất định trong sân khấu Việt Nam. Có thể kể đến các tác phẩm như
“Rừng trúc”, “Bông hồng cài áo”,...Dù ở trong loại hình nghệ thuật nào, thì cũng chịu
những ảnh hưởng triết lý, tư tưởng “nhân quả” hay “từ bi” của Phật giáo.
Nhờ những loại hình nghệ thuật, Phật giáo lại càng dễ dàng len lỏi vào quan
niệm, tình cảm, cảm xúc cũng như thói quen của người Việt. Những triết lý, lời răn
dạy, quan niệm của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa lại dễ dàng tiếp cận con người Việt
Nam.
Văn học
Những tư tưởng triết lý của Phật giáo Đại thừa đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn
học Việt Nam đặc biệt là bộ phận văn học Phật giáo. Sau khi Phật giáo Đại thừa Trung
Hoa du nhập vào thì văn học Phật giáo Việt Nam cũng bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ
II.
Tư tưởng Đại thừa bắt đầu xuất hiện trong văn học là kinh Bát nhã với nội
dung cơ bản là thuyết minh về ý nghĩa tánh không. Đây cũng là triết lý hành động của
lý tưởng Bồ tát đạo. Trong lý tưởng của Bồ tát đạo, có hai ý niệm là Đại Trí và Đại Bi.
Nếu như Đại Trí chỉ khả năng siêu việt soi thấu bản tính của vạn vật thì Đại Bi là trí
tuệ siêu việt trong một thế giới quan được xem là trùng trùng vô tận. Trong kinh Bát
Nhã cũng có nói: “Các đệ tử của Phật làm gì có chuyện giảng thuyết. Tất cả đều do
năng lực Phật”. Mọi nguồn cảm hứng, cho dù khởi đầu từ đâu, thì văn học Phật giáo
đều quy về nhân cách và đời sống của Phật.
Ở Phật giáo Đại thừa, Đức Phật là một đấng với nhân cách siêu việt, do đó cảm
hứng văn học cũng được khơi nguồn từ thế giới siêu việt. Tất cả tùy thuộc vào Phật
thân. Các nhà Đại thừa quả quyết rằng những gì đức Phật nói thảy là chân lý ước lệ,
bởi vì chân lý cứu cánh siêu việt trí kiến và siêu việt ngôn thuyết.
Khi Phật giáo Đại thừa Trung Hoa du nhập vào Việt Nam, nhờ vào việc dịch
kinh Phật, mà Phật giáo Việt Nam đã tiếp thu một lượng lớn chữ Hán. Và trên cơ sở
Hán tiếp nhận, đọc theo âm Hán Việt để xây dựng nên chữ Nôm. Những tư tưởng, triết

113
lý của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa cũng được các thi nhân Việt Nam áp dụng trong
các tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm của nước nhà.
Lục độ Tam Kinh bản chữ Hán do Khương Tăng Hội dịch vào thời Tam Quốc,
là một trong những bộ kinh kinh điển thuộc tư tưởng Đại thừa. Cũng như bộ kinh này
ở Trung Quốc, trong Lục độ Tam Kinh cũng xoay quanh các quan niệm về giới luận,
phạm trù giải thoát, giác ngộ. Nhưng trong tác phẩm này, Việt Nam còn xoay quanh
thêm các quan niệm về hạnh, hiếu nghĩa, đời sống tín ngưỡng. Điều này lại chứng
minh cho việc, Phật giáo Việt Nam đã tiếp thu những tinh hoa của Phật giáo Trung
Hoa nhưng biết vận dụng, kết hợp thêm các quan niệm của Việt Nam vào.
Tư tưởng Phật giáo không chỉ xuất hiện trong các tác phẩm văn học dân gian
mà còn xuất hiện trong văn học chữ Hán. Đến thời Trần, nhiều tác giả văn học Phật
giáo xuất hiện với những thành tựu nhất định cả về mặt nội dung tư tưởng, ngôn ngữ
và cả nghệ thuật. Đầu đời Trần, phải kể đến những tác phẩm quan trọng của Trần Thái
Tông. Từ lúc nhỏ, ông đã rất để tâm vào giáo lý Phật giáo, nghiên cứu về Thiền Tông
và dốc lòng tìm thầy học đạo. Chính vì vậy, trong các tác phẩm của mình như Khóa hư
lục, Thiền tông chỉ nam tự, kinh Kim Cương,…các tác phẩm đều xoay quanh nội dung
vấn đề triết lý và giới luật, phương pháp và nghi thức hành trì của Phật giáo hay những
quan điểm mới của người Phật tử Việt Nam. Đặc biệt, không thể không nói đến những
tác phẩm của Tuệ Trung Thượng Sĩ, một võ tướng, thiền sư và là một thi sĩ vĩ đại của
lịch sử Việt Nam cũng như thế giới. Nhắc đến Ngài là phải nhắc đến tác phẩm “Ngữ
lục”. Tác phẩm cho người đọc thấy những tư tưởng hay những con người với nếp sống
vô cùng linh động. Tác phẩm này như một triết thư, như một cuốn hồi ký, là một biểu
tượng hình bóng trong các tác phẩm Phật giáo lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, phải đến vua Trần Nhân Tông, thì văn học Phật giáo Việt Nam mới
bước lên một tầm cao mới. Trần Nhân Tông không những là nhà vua uyên thâm Phật
học mà còn là một thi sĩ với đường lối nghệ thuật vô cùng độc đáo, trước sau chưa
từng có. Trần Nhân Tông được xem là người đặt nền móng cho nền văn học tiếng Việt.
Những tác phẩm được viết bằng tiếng Việt như “Cư trần lạc đạo”, “Thú đắc lâm tuyền
thành đạo ca”. Đây là hai tác phẩm lần đầu tiên sử dụng ngôn ngữ dân tộc để diễn tả
những phạm trù về tư tưởng và lý luận, nhưng vẫn có sự đan xen với những giá trị
nghệ thuật.

114
Tư tưởng Phật giáo không chỉ nằm trong văn chương của những vị Thiền sư
hay cư sĩ mà còn trong văn chương của những người xuất thân ở nơi cửa Khổng Sân
Trình. Điền hình là quyển “Truyền Kỳ Mạn Lục” của Nguyễn Dữ. Trong tập truyện
ngắn này gồm hai mươi câu chuyện nhưng trong đó có ba câu chuyện nói về Phật giáo.
Sang đến văn học chữ Nôm, thì số lượng tác phẩm nhiều đến nỗi không kể xiết.
Những tác phẩm có ảnh hưởng sâu đậm đến tư tưởng Phật giáo và ảnh hưởng sâu rộng
vào lòng dân tộc. Có thể kể đến "Phạm Công Cúc Hoa”, tác phẩm xoay quanh những
tư tưởng Phật giáo, thuyết nhân quả của Phật giáo. Dường như những yếu tố Hiếu –
Trung – Nhân – Nghĩa của đạo Nho là có cùng cơ sở sâu xa của tư tưởng Phật giáo với
thuyết nhân – quả. Mọi chi tiết, hành vi hay mọi cảnh ngộ xảy đến với mỗi con người
không gì ngẫu nhiên, không gì phi lý cả.
Nhờ tinh thần hòa hợp, từ bi và những đặc tính thích ứng nhanh chóng mà triết
lý Phật giáo đã bám rễ sâu vào tâm hồn người Việt. Khi nền văn minh phương Tây ồ ạt
vào Việt Nam, nếu như sự đổ vỡ xảy ra đối với Nho sĩ thì tư tưởng Phật giáo vẫn âm
thầm sống trong tập tục tín ngưỡng của quần chúng nhân dân cũng như trong các tác
phẩm văn chương. Ở thế kỷ XX, văn học chữ Quốc ngữ phát triển vô cùng mạnh mẽ,
văn chương Phật giáo cũng phát triển vô cùng.
Dưới tác động của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa, văn học Phật giáo Việt Nam
đã góp phần làm phong phú trong thể loại và ngôn ngữ. Ở thể loại, văn học Phật giáo
có nhiều thành tựu trong các thể loại thơ, lý luận và dịch thuật chú giải trong các bộ
phận chữ Hán và chữ Nôm. Còn đối với ngôn ngữ, văn học Phật giáo đã đóng góp một
khối lượng khái niệm, từ ngữ làm đa dạng hơn cho tiếng Việt. Đồng thời, những khái
niệm Phật giáo không chỉ sử dụng trong phạm vi Phật giáo nữa mà đã đi sâu vào đời
sống, trở thành lời ăn tiếng nói của người nhân dân và trở thành một chất liệu trong
sáng tác văn học nghệ thuật.
3.1.3. Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa phi vật thể
Kiến trúc
Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã có sự ảnh hưởng không nhỏ đối với kiến
trúc của Việt Nam, đặc biệt kiến trúc Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của kiến trúc Phật giáo Đại thừa Trung Hoa và thay đổi qua từng triều đại khác nhau.
Kiến trúc Phật giáo Đại thừa Trung Hoa chủ yếu được xây dựng cơ bản theo lối
hang động, chùa và tháp. Những ngôi chùa, kiến trúc của Việt Nam cũng đã tiếp thu

115
lối kiến trúc này, tuy nhiên tùy từng thời và từng vùng cũng đã có những thay đổi sao
cho phù hợp với Việt Nam. Đặc biệt là lối kiến trúc tháp, rất được ưa chuộng tại Việt
Nam.
Cây tháp nung tìm thấy ở núi Bát Vạn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Những
hòn gạch ở đây đều được nung màu đỏ son, là một cây tháp nhỏ vuông. Dưới tháp
thường rộng và nhỏ dần đến chóp là một hình nhọn. Tháp gồm có 5 tầng thêm một bệ
cao ở bên dưới và một chóp dài nhọn ở bên trên. Những tầng được chia theo nhịp thu
nhỏ khá đều đặn và cách nhau bằng vành mái cong nhè nhẹ, có khắc thành những
đường ống ngói và những tầng gờ đỡ bên dưới, giữa mỗi mặt tháp gần như vuông ở
mỗi tầng là một ô khảm hình chữ nhật bên trong ngự tọa một hình tượng Phật.
Đặc biệt dưới thời Lý, kiểu kiến trúc chùa dựng trên một cây cột được phát triển
theo kiến trúc tháp. Điển hình là chùa Một Cột (tên chữ là chùa Diên Hựu). Chùa ban
đầu được xây với mục đích là phục vụ cho vua chúa nhưng lại được lấy ý tưởng từ
kiến trúc truyền thống là cây hương thờ đặt trên đầu cọc chôn trên mặt đất hoặc xây
trên trụ gạch, toàn thể là bông sen nghệ thuật khổng lồ.

Hình 25: Chùa Một Cột


Nguồn: https://gody.vn/chau-a/viet-nam/ha-noi/chua-mot-cot
Chùa Bút Tháp là một trong những ngôi chùa cổ và về cơ bản vẫn còn giữ lại
nguyên kiến trúc độc đáo, mặc dù đã trải qua 5 lần trùng tu. Chùa Bút Tháp nằm trong
một khuôn viên rộng, có kiến trúc thành nhiều tòa nhưng được ngăn cách bởi những
khoảng trống lộ thiên. Toàn bộ kiến trúc chính của chùa đều được xây dựng theo
hướng Nam – hướng mà đạo Phật cho rằng hướng của trí tuệ. Khu trung tâm gồm 8
nếp nhà nằm ngang, chạy song hành được bố trí trên một trục dọc. Ngôi chùa được xây
dựng theo lối kiến trúc khá quen thuộc nội Công và ngoại Quốc.

116
Hình 26: Chùa Bút Tháp
Nguồn: https://dantri.com.vn/du-lich/chiem-nguong-bao-vat-quoc-gia-moi-kiet-tac-
cuu-pham-lien-hoa-chua-but-thap-20210116014428349.htm
Kiến trúc Việt Nam còn có một công trình vô cùng đặc biệt đó là ngọn bảo tháp
bằng đá ở chùa Bút Tháp. Ngọn tháp này có tên là tháp Bảo Nghiêm, giống như cây
bút khổng lồ, gồm 5 tầng với phần đỉnh được xây dựng bằng đá xanh. Xung quanh
tháp được trang trí với đường nét hoa văn vô cùng độc đáo. Tầng cuối cùng của tháp
có 13 bức chạm đá, chủ yếu là các con thú.

Hình 27: Tháp Bảo Nghiêm


Nguồn: https://www.anninhthudo.vn/bi-an-but-thap-ky-1-ky-quan-thap-da-bao-
nghiem-post286515.antd

117
Hình 28: Phù điêu chạm hình thú trên tháp
Nguồn: https://www.anninhthudo.vn/bi-an-but-thap-ky-1-ky-quan-thap-da-bao-
nghiem-post286515.antd

Điêu khắc
Từ khi Phật giáo Đại thừa Trung Hoa du nhập vào Việt Nam, cùng với sự ảnh
hưởng của kiến trúc thì điêu khắc của Việt Nam cũng đã có những bước phát triển.
Đặc biệt là trong nghệ thuật điêu khắc tượng Phật.
Trong nghệ thuật Phù Nam ở đồng bằng sông Cửu Long, những pho tượng Phật
lớn bằng gỗ đứng hoặc trong tư thế đi hành giáo. Các vị Phật đều quấn cà sa từ truyền
thống nghệ thuật Gupta hay thung lũng Bamiyan. Tượng Phật A Di Đà tại chùa Phật
Tích ở Bắc Ninh vào năm 1057 được xem là tác phẩm điêu khắc Phật giáo sớm nhất
hiện nay. Tượng A Di Đà này được làm dưới âm hưởng của Phật giáo thời Đường ở
Trung Quốc.
Từ sau đời Lý, những tác phẩm điêu khắc bằng đá khá phát triển. Điển hình là
ba pho tượng Tam Thế ở chùa Ngọc Khám ở Bắc Ninh. Tượng Tam Thế ở đây được
điêu khắc giống với những bức tượng Phật giáo Đại thừa Trung Hoa. Ba pho tượng ở
Tam Thế được điêu khắc với khuôn mặt đầy đặn, tóc xoăn, tai chảy để toát lên vẻ phúc
hậu nhưng vẫn giữ được nét trang nghiêm. Cả ba tượng Phật đều mặc áo bó sát thân,
áo khoác ngoài có nhiều nét uốn cong, đường diềm áo trang trí hoa văn. Ba chiếc bệ
của bộ tượng này đều có phần trên cùng hình trong tạo thành tòa sen với hai lớp cách,
ngự trên bệ bát giác 3 tầng. Hoa văn vô cùng phong phú đặc biệt là điêu khắc hình
118
tượng hoa sen – loại hoa biểu tượng của Phật giáo Đại thừa. Chân bệ ở giữa cũng
chạm trổ phong cảnh đầm sen, với hai bông sen đang nở rộ giữa những lá sen đang nở
rộ.

Hình 29: Ba pho tượng Tam Thế


Nguồn: https://danviet.vn/dieu-it-biet-ve-ba-pho-tuong-tam-the-doc-nhat-vo-nhi-o-
bac-ninh-5020223218598949.htm
Rồi đến thế kỷ thứ XVI, xu hướng làm Phật Quan Âm nhiều tay nổi lên trong
cả nước. Một bức tượng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là một trong ba mươi
bảo vật quốc gia, một tác phẩm tiêu biểu nhất của nền văn hóa và nghệ thuật Việt Nam.
Đó là pho tượng Phật Thiên thủ thiên nhãn hay còn gọi là Tượng Phật Quan Âm nghìn
mắt nghìn tay. Tượng hiện đang được thờ tại chùa Bút Pháp tại tỉnh Bắc Ninh. Tượng
được dựng từ năm 1656, do một nghệ nhân họ Trương tạc nên. Đây được xem là một
trong những pho tượng Quan Âm cổ hiện có tại Việt Nam. Tượng Phật Quan âm nghìn
mắt nghìn tay được cấu thành bởi bốn bộ phận là tượng, đài sen, bệ tượng và vành tay
phụ phía sau. Pho tượng là minh chứng cho nghệ thuật điêu khắc đã đạt tới sự hoàn
hảo khi tạo ra những hình phức tạp với nhiều đầu, nhiều tay nhưng vẫn giữ được vẻ tự
nhiên cân đối. Đồng thời, pho tượng với sự lồng ghép hàng ngàn chi tiết mà vẫn mạch
lạc về bố cục, hài hòa trong diễn tả những đường nét. Pho tượng được thiết kế vô cùng
đặc biệt, các cánh tay lớn một đôi đặt trên đùi, một đôi chắp trước ngực, còn những
cánh tay còn lại đưa lên như đóa hoa sen nở. Cách tạo dáng như vậy biểu tượng cho
dáng hành đạo và nhập định. Trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt tạo thành những
vòng hào quang sáng xung quanh pho tượng. Với hình ảnh có nhiều tay, mỗi tay đều
có mắt, và tư thế như thiền định này cũng rất giống với một số tượng Thiên Thủ Thiên
Nhãn Quan Âm ở Trung Quốc. Tuy nhiên, bức tược Thiên thủ thiên nhãn Việt Nam
còn có thêm phía trên đầu tượng lắp ghép 11 mặt người chia thành 4 tầng, ở trên cùng

119
là hình tượng A Di Đà nhỏ. Phần tượng được đặt trên tòa sen Rồng với dáng hành đạo,
thư thái, đôi mắt quảng đại như đang bao quát cả không gian vũ trụ, đằng sau là những
vầng hào quang tỏa sáng. Phía dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một
thủy cung. Nghệ nhân đã đặt mặt Quan Âm vào chính giữa của pho tượng. Gương mặt
của Phật Quan Âm như là mặt trời sáng ngời, với đầy vẻ từ bi hỉ xả.

Hình 30: Phật Thiên thủ thiên nhãn


Nguồn: https://phatgiao.org.vn/tuong-phat-ba-quan-am-nghin-tay-nghin-mat-bieu-
trung-cho-dieu-gi-d43585.html
Tượng Phật Quan Âm được làm với nhiều hình dạng khác nhau như: Quan Âm
tống tử, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn,....Nhìn chung, các tượng Phật có những
hình thức rất đặc biệt, được ghép lại với nhau bởi nhiều thành phần. Chính vì vậy, để
làm ra một tượng Phật đòi hỏi những người thợ với kỹ thuật cao, tỉ mỉ với từng chi tiết
để tạo nên một khối tượng Phật.
Cũng giống như điêu khắc Trung Quốc, bên cạnh điêu khắc ở đá, tượng Phật
còn được điêu khắc trên các chất liệu như đất hay gỗ. Điểm khác biệt lớn nhất trong
nghệ thuật điêu khắc của người Việt Nam, cho dù điêu khắc bằng chất liệu nào đi nữa,
thì người Việt cũng rất thích sử dụng sơn son thếp vàng. Việc phủ sơn này không chỉ
đơn thuần là làm đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn là nghệ thuật chỉnh đường nét và các bề
mặt sao cho tượng có hồn trong đó. Nhờ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân,
cách chuyển khối rất tinh tế để làm toát lên thần thái tự tại và tĩnh lặng của từng pho
tượng.

120
Hình 31: Hình Phật được sơn son thếp vàng
Nguồn: https://vuadodong.com/son-son-thep-vang-la-gi-va-quy-trinh-thuc-hien-
nhu-the-nao/
Tạo hình tượng Phật giáo Đại thừa Trung Hoa cũng được Phật giáo Việt Nam
tiếp nhận, tượng Phật thường được làm theo lối dựa một tượng đứng bằng bảy đầu,
còn đối với ngồi thì bốn đầu gọi là tọa tứ lập thất. Tiếp theo chiều ngang mặt bằng nửa
chiều ngang của hai vai gọi là nhất diện phân lưỡng kiên. Và cuối cùng là nhất diện
phân tam trùng ba khoảng cách trên mặt sau bằng nhau lần lượt từ chân tóc đến lông
mày, từ chân lông mày đến đỉnh mũi và cuối cùng từ đỉnh mũi đến cằm. Lối tạo hình
này dựa trên cuốn Tạc tượng lượng độ kinh. Ngoài ra trong cuốn sách này còn tỉ mỉ
đến từng chi tiết ngón tay, ngón chân, các thế bắt tay ra sao đều có những cuốn sách
hướng dẫn riêng.
Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc và Việt Nam đều mang tính nữ. Hình tượng
Phật dùng trong điêu khắc cũng đa phần là mang dáng dấp của nữ. Đó là dấu ấn bản
địa, dấu ấn của giai đoạn Mẫu hệ. Đến tận ngày nay, vẻ đẹp của tượng Phật Việt Nam
là vẻ đẹp nữ chứ không phải là vẻ đẹp nam. Điêu khắc Phật giáo Việt Nam khéo léo
đến mức thể hiện được tinh thần hiện thực nhưng vẫn không đánh mất sự huyền bí.
Hội họa
Các bức tranh của Phật giáo Đại thừa Việt Nam chủ yếu là tranh sáng tác, tranh
ký vẽ về chân dung của Đức Phật, Bồ Tát Quan Thế Âm. Các bức tranh được vẽ bằng
chất liệu sơn dầu trên vải bố, màu sắc đa dạng thể hiện được tinh thần từ bi, an lạc của
Đức Phật.
Những tác phẩm hội họa của Phật giáo Đại thừa Việt Nam cũng có tiếp thu một
số thể loại của hội họa Phật giáo Đại thừa Trung Hoa. Đầu tiên là ở thể loại tranh minh
họa. Trong tất cả các kinh tạng của Phật giáo, phần minh họa trong kinh là không thể
121
thiếu. Đa phần tranh được in trên giấy gió. Những bức tranh minh họa như này giúp
người đọc có thể dễ dàng hiểu được những triết lý, những ý nghĩa cao sâu trong lời
Phật dạy một cách dễ dàng.
Cũng giống như hội họa Phật giáo Trung Hoa, thể loại tranh tường là một phần
không thể thiếu trong mỹ thuật Phật giáo. Những bức tranh tiêu biểu của thể loại này
có thể kể đến như bộ tranh 18 vị La Hán, là bức tranh tóm tắt lại cuộc đời đi tu của
Đức Phật. Hay cũng có những bức tranh Phật giáo tồn tại trên các công trình kiến trúc.
Những bức tranh này thường được phù điêu, chạm khắc trên các ngôi chùa như tranh
Phượng chạm gỗ ở chùa Bút Tháp (tỉnh Bắc Ninh), tranh chạm gỗ người chim, rồng ở
chùa Thái Lạc,....
Các biểu tượng trong Phật giáo cũng là chủ đề được các họa sĩ Việt Nam đưa
vào các tác phẩm của mình. Trong các họa tiết trên đồ gốm thời Lý phổ biến là những
dây hoa sen và hoa cúc. Hoa trong giai đoạn này rất ít khi đứng riêng lẻ, mà thay vào
đó thường nối tiếp với nhau nhưng không hề mang lại cảm giác lặp lại quá đơn điệu.
Biểu tượng hoa sen còn xuất hiện trong các bức tranh như là bệ đỡ các vị bậc thánh
hay hoa sen còn được xuất hiện trong trang trí một số công trình kiến trúc.
Hội họa Việt Nam đã tiếp thu những thể loại và biểu tượng trong Phật giáo Đại
thừa Trung Hoa để làm phong phú thêm nền hội họa của nước nhà. Mặc dù là tiếp thu
hội họa Phật giáo Đại thừa Trung Hoa, nhưng hội họa Phật giáo Việt Nam đã biến hóa
để trở thành nền hội họa đặc sắc của riêng Việt Nam.
3.2 Triều Tiên

Hình 32: Bản đồ vị trí Bán đảo Triều Tiên


Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn#/media/T%E1%
BA%ADp_tin:Korea_(orthographic_projection).svg

122
Bán đảo Triều Tiên là dải đất nằm nhô ra ở khu vực Đông Á, có đường biên
giới đất liền với Trung Quốc. Phía Đông giáp với biển Nhật Bản, phía Nam giáp với
biển Nam Hải và phía Tây giáp với biển Hoàng Hải. Eo biển Triều Tiên là ranh giới
phân cách biển Nhật Bản và biển Hoa Đông.
Trong lịch sử, ban đầu Bán đảo Triều Tiên là một khối thống nhất. Tuy nhiên
sau chiến tranh thế giới thứ II, nó được chia thành hai với phía Bắc và phía Nam, lần
lượt là Triều Tiên với thủ đô là Bình Nhưỡng và Hàn Quốc với thủ đô là Seoul.
3.2.1 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Triều Tiên
Phật giáo Đại thừa Trung Hoa bắt đầu truyền bá đến bán đảo Triều Tiên vào
thế kỷ thứ IV. Tuy nhiên, Phật giáo Đại thừa Trung Hoa khá chật vật để tìm được chỗ
đứng tại bán đảo này, bởi lẽ người dân nơi đây vốn đã sớm gắn bó với tôn giáo
Shaman; vì thế, sự truyền bá diễn ra tương đối chậm. Sự truyền bá và phát triển của
Phật giáo Đại thừa Trung Quốc đến Triều Tiên có thể chia làm một số giai đoạn
chính:
Thời kỳ Tam quốc từ thế kỉ thứ I TCN đến thế kỉ thứ VII, đây là giai đoạn
thai nghén hình thành chế độ phong kiến ở Triều Tiên. Tam quốc lúc bấy giờ bao
gồm vương quốc: Goguryeo (Cao Câu Ly), Baekje (Bách Tế) và Silla (Tân La). Theo
đó, Phật giáo Trung Hoa du nhập vào Triều Tiên theo vị trí tiếp giáp Trung thổ từ gần
đến xa, vị trí gần nhất ở phía Bắc là Goguryeo (Cao Câu Ly).
Cụ thể vào năm 372, các sứ giả và nhà sư 顺道 - Thuận Đạo thời Tiên Tần
được phái đến Triều Tiên với nhiệm vụ truyền bá Phật giáo Trung Hoa. Hai năm sau,
nhà sư thời Đông Tấn tên là 阿道 - A Đạo cũng đến Goguryeo truyền đạo. Lúc bấy
giờ, triều đình Goguryeo khá thoải mái và niềm nở tiếp nhận. Năm 375, 小兽林王-
Tiểu Thú Lâm Vương - vị vua thứ 17 của Goguryeo, đã cho xây dựng chùa Ybullan
(Y Thất Lan 伊弗兰寺) và chùa Chomun (Tỉnh Môn 省门寺) để 阿道 - A Đạo và
các nhà sư ở lại truyền giáo. Đây được xem là sự khởi đầu Phật giáo Trung Hoa ở
Goguryeo. Bên cạnh sự ảnh hưởng tư tưởng do vị trí tiếp giáp gần Trung thổ, chính
quyền Goguryeo còn muốn tiếp nhận tôn giáo này để củng cố quyền lực. Trong đó,
thể chế trung ương tập quyền nơi đây cần có một hệ tư tưởng triết lý mới thay vì tôn
giáo Shaman bản địa. Phật giáo hướng đến Đức Phật tối cao, giống như việc thần dân
phải hướng đến Vua, còn Shaman là một tôn giáo đa thần, cơ bản không phù hợp với
mục đích vương quyền của Goguryeo. Mãi đến cuối thời Goguryeo, khi nhà vua nghe
123
tin đất nước lâm nguy do mất trụ kiềng ba chân của tôn giáo (Nho giáo - Phật giáo -
Đạo giáo), nên đã thỉnh đạo sĩ nhà Đường đến giảng đạo; từ đó, ở Goguryeo nhiều
người bắt đầu tôn sùng Ngũ Đấu Mễ Đạo 五斗迷道 (giáo phái giai đoạn đầu của Đạo
giáo). Lo sợ sự đối đầu giữa các tôn giáo sẽ khiến đất nước lâm nguy, nhà sư Bodeok
(普德 - Phổ Đức) can gián nhà vua nhưng không được, bèn di chuyển đến núi Godae
(Cổ Đại Sơn) ở phương Nam. Sau khoảng 300 năm tiếp nhận Phật giáo, triều đình
Goguryeo bắt đầu xem trọng Đạo giáo, xem nhẹ vai trò hỗ trợ đất nước của Phật giáo.
Không bao lâu sau, triều đình Goguryeo bị diệt vong.
Thời vua Chẩm Lưu Vương (枕流王) năm 384, một nhà sư Ấn Độ 摩罗难陀
Maranada (Ma lan nan đà) từ nhà Đông Tấn Trung Quốc đã đưa Phật giáo vào phía
Tây Nam Triều Tiên (tức triều đình Baekje). Một năm sau, vua cho xây dựng chùa tại
châu Hansan (汉山州 Hán Sơn Châu), đây được xem là sự khởi đầu của Phật giáo
Trung Hoa ở Baekje. Đặc biệt, Phật giáo giai đoạn này còn là chiếc cầu nối cho Phật
giáo Trung Quốc truyền vào Nhật Bản. Tuy nhiên, triều đình ở đây đón nhận Phật
giáo có hệ thống hơn như thực hiện nghi lễ cung kính, có giấy chứng nhận Đạo điệp
tức giấy chứng nhận cho phép trở thành nhà sư... Bởi vì Phật giáo ở triều đình Baekje
thiên về giáo lý, chú trọng giới luật, nên những thành tựu về tôn giáo ở giai đoạn này
không quá rực rỡ.
Nằm ở phía Đông Nam của Bán đảo, cách xa lãnh thổ Trung Quốc nhất, nên
vương triều Silla tiếp nhận Phật giáo muộn nhất trong Tam quốc. Khác hẳn với cách
tiếp nhận Phật giáo của hai vương triều còn lại (tức từ triều đình tiếp nhận), giai cấp
thống trị ở Silla vốn dĩ không biết đến Phật giáo. Vào thời vua Nulji (訥祗 -Nột Kỳ)
(417–458), khi được sứ thần nhà Lương Trung Quốc mang y phục và hương đến
dâng, Vua và quan lại đều không biết sử dụng. Thời gian này, Phật giáo được một số
ít người dân tiếp nhận từ việc giảng kinh của nhà sư Ado, ngược lại, giai cấp thống trị
không màn đến sự tồn tại của tôn giáo này, thậm chí là có thái độ bài xích. Vương
triều Silla không công nhận Phật giáo trong suốt 150 năm, mãi đến năm 514 thời vua
Beop Heung (法興太王 Pháp Hưng Thái Vương), Phật giáo mới chính thức được
đón nhận. Một sự kiện lớn trong thời gian trị vì của vua Beop Heung (法興太王
Pháp Hưng Thái Vương) là Phật giáo được công nhận là quốc giáo vào năm 535. Sau
khi được triều đình khuyến khích phát triển Phật giáo, tôn giáo này bắt đầu phổ biến,

124
các sứ giả và nhà sư Trung Quốc lần lượt mang kinh Phật đến Silla; từ đó, chùa chiền
mọc lên nhiều hơn, đánh dấu sự phát triển mới của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa
trên vùng đất này. Việc truyền bá không chỉ dừng lại ở việc nhà sư Trung Quốc đến
giảng kinh, đông đảo tăng sư đã bắt đầu đến hai mảnh đất quê hương của Phật giáo
để học Phật pháp. Năm 589 năm thứ 11 đời vua Jin-pyeong, nhà sư Wonkwang (Viên
Quang đi du học ở nhà Tùy, Trung Quốc, về sau nhiều tăng sư cũng bắt đầu noi theo.
Trong Tam quốc, sự phát triển ở vương triều Silla được xem là hưng thịnh nhất, đánh
dấu giai đoạn mới của sự truyền bá Phật giáo ở khu vực mới. Trong thời kỳ Tam
quốc, Phật giáo trở thành tôn giáo bảo vệ đất nước, cho con người đức tin mạnh mẽ.
Đây cũng là thời kỳ tông phái Phật giáo Đại thừa hình thành rõ nét hơn, tạo tiền đề
cho sự phát triển về sau của tôn giáo ngoại lai này.
Thời kỳ Vương triều Silla hợp nhất từ năm 668 đến năm 936, đây là giai đoạn
đầu của chế độ phong kiến. Sau khi Silla hợp nhất ba Vương triều, Phật giáo Đại thừa
có thêm bước tiến mới, trở nên hưng thịnh hơn bao giờ hết. Trong đó việc tiếp cận
học thuyết và kinh điển Phật giáo ở giai đoạn này đạt được những thành tựu nhất
định, thể hiện ở việc nghiên cứu sâu những bộ kinh Phật Đại thừa. Với sự hậu thuẫn
của Phật giáo, vương triều Silla bắt đầu chuyển đổi từ chế độ thị tộc sang nhà nước
quân chủ tập quyền với tính thống nhất quốc gia mạnh mẽ. Đặc biệt, đây cũng là thời
kỳ tông phái Thiền tông phổ biến hơn ở bán đảo, sớm trở thành xu hướng chủ đạo
của Phật giáo Triều Tiên. Sự ảnh hưởng của Thiền Tông không chỉ ảnh hưởng đến
các tông phái khác của Phật giáo, mà còn có tác động lớn đến văn hóa nơi đây. Tuy
nhiên, cũng chính tư tưởng “bừng tỉnh giác ngộ” của tông phái đã tác động đến suy
nghĩ muốn thoát khỏi quyền lực tập trung nhà nước của giới quý tộc trong xã hội,
muốn trở nên độc lập hơn; từ đó, gián tiếp gây nên các cuộc xung đột đẫm máu. Cuối
thế kỷ VIII, giai cấp thống trị ăn chơi xa xỉ, nội chiến xảy ra thường xuyên khiến đất
nước trở nên hỗn loạn. Sau đó, lịch sử Triều Tiên bước lên giai đoạn mới với thời kỳ
Koryo, vương triều Silla bị diệt vong.
Thời kỳ Goryeo (918 - 1392) là thời kỳ trung kỳ của chế độ phong kiến. Tình
hình xã hội trong thời Wang Geon (王建 Vương Kiến) vẫn tiếp tục hỗn loạn, mâu
thuẫn về lợi ích của các tầng lớp thống trị không hồi kết. Đến thời kỳ vua
Gyeongjong (王胄 Vương Trụ) năm 975 vẫn chưa cải thiện, các nhà sư Phật giáo
cũng không nằm ngoài sự biến tính của xã hội. Một số nhà sư muốn lợi ích cá nhân
125
trở thành kẻ thích nịnh nọt, khiến cho đời sống người dân thêm phần khổ cực. Tuy
nhiên, các vị vua đều lấy Phật giáo làm tư tưởng trị nước, sự nghiệp vĩ đại thống nhất
đất nước là do Đức Phật phù hộ. Do vậy, cho dù có xảy ra xung đột cũng không được
phá dỡ đền chùa, nếu làm sai trời Phật sẽ trừng phạt, dẫn đến bại vong. Đến cuối thế
kỷ thứ X (năm 987), tình hình dần trở nên ổn định, Phật giáo tiếp tục được xã hội coi
trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến xã hội Goryeo. Thế kỷ 13, đứng trước vó ngựa
của quân Mông Cổ, triều đình Goryeo chạy trốn đến hòn đảo ở cửa sông Hàn. Tại
đây, họ cầu nguyện Đức Phật cứu giúp bằng cách khắc kinh Phật lên bản mộc để in.
Tuy nhiên, hành động này cũng không thay đổi được kết quả đánh bại quân Mông Cổ,
do đó, một phần trách nhiệm sẽ quy về các Tăng, Ni của nhà Phật. Việc xây dựng
chùa Phật, miễn thuế và tổ chức các nghi lễ quốc gia đã trở thành gánh nặng với triều
đại Goryeo. Thêm vào đó, các vụ bê bối liên quan đến quan liêu, tranh giành quyền
lực của các nhà sư xảy ra thường xuyên đã khiến cho ảnh hưởng Phật giáo dần mờ
nhạt. Phật giáo dần suy yếu vào cuối giai đoạn Goryeo, thay vào đó, học thuyết Tân
Khổng giáo được coi trọng ở Triều Tiên. Lúc bấy giờ, vùng đất để xây dựng chùa bị
tước bỏ, ngôi chùa bỏ hoang, phụ nữ không được phép đi lễ chùa hoặc xuất gia…
Thời kỳ Joseon (1392-1864) là thời kỳ cuối của chế độ phong kiến trên Bán
đảo Triều Tiên. Triều đại Joseon tiếp tục mở rộng và phát triển Khổng giáo. Vào thời
vua Taejo (太祖 Thái Tổ) đã thi hành nhiều biện pháp để hạn chế sức ảnh hưởng của
Phật giáo đến xã hội bằng cách giảm số lượng tăng sư và xây dựng chùa chiền. Có
thể cho rằng, đây là thời kỳ suy tàn của Phật giáo ở Triều Tiên. Đến năm 1400, con
trai vua Taejo (太祖 Thái Tổ) là vua Taejong (太宗 Thái Tông) thực hiện công khai
đàn áp tôn giáo này như bãi bỏ hàng ngàn ngôi chùa, tịch thu đất đai nhà chùa, trên
lãnh thổ chỉ còn khoảng 200 ngôi chùa và thiền viện. Các triều đại sau bắt đầu gắt
gao hơn nữa bằng việc xoá bỏ chế độ đăng ký tu sĩ, bỏ thi tuyển nâng bậc trong giáo
hội Phật giáo, cấm nam Phật tử đi tu…. Mặc dù các Tăng, Ni cũng rất tốn công trong
việc tái thiết lập sự phát triển như lúc trước nhưng vẫn không có kết quả. Thậm chí
vào năm 1630, vị trí của các nhà sư còn bị đẩy xuống hàng thấp nhất trong xã hội. Từ
sự đàn áp gắt gao đó, Phật giáo dần xa rời cuộc sống người dân. Nhìn chung, triều
đình Joseon đã hoàn toàn quay lưng với tôn giáo này.
Ngày nay, mặc dù không giữ vai trò quốc giáo như cách Phật giáo đã tồn tại
trong lịch sử Triều Tiên, nhưng với sự chấp thuận của chính phủ hai miền Nam - Bắc
126
Triều Tiên công nhận Phật đản là ngày lễ của cả dân tộc vào năm 1975, Phật giáo Đại
thừa Trung Hoa vẫn tồn tại như một tôn giáo lớn, và có vị trí quan trọng trong đời
sống tinh thần của người dân.
3.2.3 Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa phi vật thể
Tư tưởng Triết học
Do đặc điểm về địa lý, văn hóa Trung Quốc và văn hóa Triều Tiên có mối
quan hệ rất mật thiết. Đặc biệt trong thời cổ đại, việc giao lưu văn hóa giữa hai nền
văn hóa này xảy ra rất thường xuyên. Các tư tưởng triết học truyền thống của Trung
Quốc như Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đã có ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng đến
Bán đảo này. Trong đó, Phật giáo Đại thừa Trung Hoa cũng đã thúc đẩy sự phát triển
của các tư tưởng triết học ở Triều Tiên.
Triết lý Phật giáo Đại thừa trên Bán đảo cơ bản giúp người dân nhận thức
được mục đích tồn tại, sự giải thoát là tất yếu, có áp bức sẽ có đấu tranh. Trong thời
đại Tam quốc, các triều đại phong kiến hoan nghênh Phật giáo như hệ thống tư tưởng
phù hợp với chế độ vương quyền hoàng gia, tiếp tục vận dụng các tư tưởng Phật giáo
để trị quốc an dân. Dễ dàng nhận thấy, vị vua thời Silla vô cùng coi trọng Phật giáo
và các tư tưởng này được ưu tiên vận dụng trong việc trị quốc, thậm chí là về sau còn
công nhận là Quốc giáo. Đặc biệt, một số vị thiền tăng còn trở thành cố vấn chính trị
chính trong triều đình như Viên Quang, Từ Tạng,... Tư tưởng Phật giáo lấy nhân
nghĩa làm gốc, dân no đủ thì đất nước ắt sẽ hưng thịnh. Ở giai đoạn đầu, tư tưởng
Phật giáo Triều Tiên có vị trí hỗ trợ với tư tưởng chính trị, tư tưởng chính trị lúc bấy
giờ được đúc kết ra dưới cơ sở của tư tưởng Phật giáo. Giới hoàng tộc, trí thức bắt
đầu tiếp thu tri thức Phật giáo và xem là tư tưởng trị quốc. Đây cũng là một phần của
sự ảnh hưởng trong thuyết “nghiệp báo - luân hồi”. Nội dung này hướng con người
đến sự hoàn thiện, mục đích là để giáo hóa, nhắc nhở một điều rằng: nếu làm điều ác
sẽ gây nên nghiệp báo. Con người vốn dĩ tái sinh từ vòng tròn nghiệp báo, mọi cảm
xúc của kiếp này đều do hậu quả của tiền kiếp. Từ đó, mọi người phải chấp nhận vị
trí bấy giờ trong xã hội, không phân trần với giới quý tộc - những người vốn đã tích
đức ở kiếp trước.
Thời kỳ Silla thống nhất Tam quốc, Phật giáo Đại thừa bước vào thời kỳ đỉnh
cao, các nhà tư tưởng Phật giáo nổi tiếng xuất hiện như 圆光 - Viên Quang, 慈藏 -

Ty Tàng, 胜诠 - Tinh Thuyên, 慧超 - Tuệ Siêu, 太贤 - Thái Hiền,... đã thiết lập nên
127
tư tưởng triết học Phật giáo độc đáo của Triều Tiên. Tuy nhiên, khác với khuynh
hướng lập tông phái Phật giáo ở Trung Quốc, Phật giáo giai đoạn này hướng đến sự
tổng hợp tư tưởng Phật khác nhau, sau đó thống nhất thành một loại triết học chung
cho các tông phái, loại triết học này có tên là t’ong pulgyo (通佛教) Trào lưu thông
Phật giáo hoặc 通達 - Phật giáo thông đạt. Trong đó, vị sư thời Tân La là Won Hyo
(元晓 - Nguyên Hiểu) là người có đóng góp lớn với nhiều công trình triết lý Phật

giáo thời kỳ Silla thống nhất. Trước tiên là Hòa hợp tranh luận “和诤”, trước đây đã
có nhiều cuộc tranh luận giữa xảy ra giữa các triết gia Phật giáo, theo Nguyên Hiểu,
điều này không thể xác định đúng sai. Với việc nghiên cứu rộng rãi các công trình về
kinh Phật, luận thuyết, pháp môn và lý thuyết của các trường phái khác nhau, nhà sư
đã tổng hợp giáo lý đạo Phật được lưu truyền ở Silla lúc bấy giờ. Nhà sư tiến hành
tập trung các phương pháp khác nhau để tạo thành một tư tưởng hoàn chỉnh, tư tưởng
trên gọi là hòa hợp tranh luận. Điều này đưa triết học Phật giáo bước lên giai đoạn
mới. Bằng sự thông suốt kinh Phật của mình, Nguyên Hiểu có thể hòa hợp các sai
biệt, cho phép cả sự khẳng định và phủ định, đó là duy thức đều quy về Phật tánh.
Thế hệ sau ca tụng Nghiên Hiểu là 百部论主 Bách bộ luận chủ, đặc biệt thuyết “hòa
hợp tranh luận” của Won Hyo còn có ảnh hưởng quan trọng đến lịch sử Triết học
Phật giáo ở Triều Tiên. Vua Túc Tông 肃宗 thời Goryeo còn phong ông là 和诤国师”
“Quốc sư Hòa Tránh”.
Bên cạnh đó, thuyết từ bi, bác ái thông qua hình tượng Phật Quan Âm Bồ Tát
phổ độ chúng sinh, nhấn mạnh vai trò cứu độ để mọi người noi theo. Từ đó khuyên
người dân phải biết từ bi, tích đức. Hơn nữa, Phật giáo còn kết hợp tư tưởng thiện
đức đó kết hợp với thuyết Phong thủy địa lý và Âm dương - Ngũ hành của Đạo giáo
khiến cho Phật giáo càng thêm thần bí hóa.
Tôn giáo - tín ngưỡng
Khi du nhập vào Bán đảo, nơi đây đã tồn tại tín ngưỡng truyền thống Shaman
giáo, tín ngưỡng này luôn xem “vạn vật hữu linh”, con người có linh hồn (bao gồm
thần xấu và thần tốt).
Shaman giáo là một tín ngưỡng nguyên thủy đã tồn tại 1000 năm trước Công
nguyên trên bán đảo Triều Tiên. Tuy rằng tín ngưỡng này không có hệ thống cấu trúc
rõ ràng, nhưng nó vốn đã thấm sâu vào đời sống hằng ngày của người dân Bán đảo.

128
Shaman giáo được gọi là musok, trong đó “mu” 巫 thể hiện ý nghĩa sự kết nối giữa
trời - đất thông qua việc hai người đàn nhảy múa trên không; từ “sok” nghĩa tục lệ.
Từ sự phân tích này, đây là một niềm tin tín ngưỡng của con người, không phải là tôn
giáo. Dần dần tín ngưỡng bản địa này xuất hiện các hoạt động như nhảy múa, dâng lễ
vật, mời mubang (pháp sư) để cầu xin các linh hồn là thần tốt để bảo vệ cuộc sống
con người an lành. Bên cạnh Shaman giáo còn có các tín ngưỡng khác bao gồm thờ
cúng tổ tiên, sùng bái các vị thần tự nhiên. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của tín
ngưỡng bản địa, Phật giáo bắt đầu dung hoà ở một số khía cạnh. Các nghi thức Phật
giáo bắt đầu thêm các nghi thức thờ cúng tổ tiên, cầu phúc cho người chết, xua đuổi
tà ma… Đặc biệt là Phật giáo Mật tông,tông phái này tin rằng Phật có thể trị bệnh
nan y, tiêu diệt thần xấu, đuổi giặc ngoại xâm. Dù rằng Phật giáo là tôn giáo được
công nhận chính thức ở Triều Tiên nhưng suy cho cùng, Shaman giáo vẫn phổ biến
trong đông đảo người dân nơi đây. Vì thế, không khó để nhận thấy sự xuất hiện của
các vị thần Shaman ở các cơ sở thờ tự của Phật giáo như: Sanshin (Sơn thần),
Chansung (thần bảo hộ thôn làng), long thần... Nhìn chung, Phật giáo Đại thừa đã có
mối quan hệ chặt chẽ với tín ngưỡng bản địa Triều Tiên, chủ yếu biểu hiện ở thực
hành cầu nguyện.
Bên cạnh đó, lễ Đăng Nhiên hội (tức rằm tháng giêng) và lễ Bát Quan hội
(rằm tháng Mười Một) theo nghi thức Phật giáo nhưng được kết hợp với tập tục, tín
ngưỡng truyền thống, các tầng lớp từ vua quan, hoàng tộc đều tham dự để cầu xin
Phật phù hộ cho quốc thái dân an. Các ngày lễ khác vào ngày rằm, mồng một, Kỳ
phúc đạo tràng,.. người dân cũng thường đến chùa cúng lễ.
Vào thời kỳ đầu, Phật giáo bắt đầu kết hợp với Nho giáo tạo ra tư tưởng “Phật
giáo hộ quốc”, lúc này cả hai tôn giáo có mối quan hệ tương đối gắn bó. Đáng chú ý,
vào thời vua Jinheung, hệ thống Hoa Lang (Hwarang) được thành lập để trở thành
lực lượng có sức mạnh về quân sự lẫn đạo đức. Hoa lang tập hợp người trong quý tộc,
hướng về niềm tin Phật Di Lặc. Chính quyền Silla muốn kết hợp lòng trung thành,
lòng hiếu thảo của Nho giáo và tư tưởng từ bi, lương thiện của đạo Phật làm nền tảng
đạo đức. Bằng cách này, tư tưởng đã được hun đúc nhằm đáp ứng nhu cầu chính trị
của tầng lớp quý tộc, qua đó củng cố và phát triển trật tự phong kiến trong nội bộ.
Văn học

129
Trong văn hoá Triều Tiên, chữ Hán là một bộ phận không thể tách rời của
ngôn ngữ Bán đảo này. Khoảng thời gian đầu khi tiếp nhận số lượng lớn chữ Hán du
nhập, văn tự viết ở Bán đảo không quá khác so với Hán tự ở Trung Hoa, nhưng nơi
đây đã thay đổi bằng cách thay đổi phát âm, bổ sung thêm một số từ bản địa. Từ thời
Silla đã có chữ Hyangchal (Hương trát), mượn âm và nghĩa chữ Hán ghi lại theo
ngôn ngữ Bán đảo. Khi bắt đầu sự du nhập rộng rãi này, ngôn ngữ tại Bán đảo cũng
mang những từ Phật giáo từ bên Trung thổ để dịch sang ngôn ngữ bản địa. Theo
nhiều ghi chép, học giả Tiết Thông đã đọc Cửu Kinh chữ Hán bằng ngôn ngữ Silla.
Ở Triều Tiên, sự du nhập Phật giáo và sự xuất hiện của văn học tôn giáo này
gần như đồng bộ. Văn học Phật giáo đã góp phần làm phong phú thêm nội hàm văn
học Triều Tiên. Hương ca (Hyangga) là thể thơ cổ điển vô cùng độc đáo trong lịch sử
văn học Triều Tiên. Trong suốt quá trình lịch sử sáng tạo Hương ca từ thời Tam
Quốc đến thời Cao Ly, lực lượng sáng tác chủ yếu là các nhà sư, nên thể loại này
mang đậm màu sắc Phật giáo. Tuy rằng nội dung của thể loại này vô cùng phong phú
bao gồm: ý niệm Phật giáo đến Nho giáo, thể hiện nỗi buồn, cảm xúc trong tình cả
nhưng, để hiểu Hương ca cần phải có sự liên hệ Phật giáo. Bởi lẽ, trong quá trình
phát triển của thể loại này đã tiếp thu khá nhiều các bài ca mang nội dung triết lý đạo
Phật. Các Hương ca mang chủ đề Phật giáo đã thể hiện rõ nét triết lý văn học mà đại
sư Wong Chuk (613-696) đã khái quát: tác phẩm Phật giáo có thể “bẻ gãy” những
giới hạn hiện hữu và hư vô” và vượt qua tất cả những cái được diễn đạt bằng lời 37.
Trong số các truyền thuyết thời Tam quốc, truyền thuyết về Phật giáo nhiều hơn hẳn
so với các chủ đề khác, cơ bản viết về những câu chuyện của các nhà sư lỗi lạc, tu
viện và chùa chiền. Trong số đó, có một số vị tăng nhân có những đóng góp lớn như:
Jeongbespa (定法师 Định Pháp Sư) với bài thơ Cô Thạch (孤石) là bài thơ ngũ ngôn

viết bằng chữ Hán sớm nhất ở Triều Tiên; 融天师 - Dung Thiên Sư với bài Tuệ Tinh

Ca (慧星歌) là bài Hương ca có hình thức 10 câu đầu tiên ở Bán đảo; Tăng nhân
chùa Di Lặc Thời Bách Tề có bài “Thự Đồng Dao” (薯童谣) là bài Hương ca thể 4

chữ đầu tiên. Thời kỳ Silla thống nhất là thời kỳ hoàng kim của thể loại này. 慧超 -
Tuệ Siêu, một cao tăng nước Silla với đóng góp cuốn tập kỷ hành “Vãng ngũ Thiên
Trúc quốc truyện” (往五天竺国传), đây là cuốn sách ghi chép hành trình đi Thiên

37
Nguyễn Văn Lịch (2008), Lịch sử Korea, Trường ĐH KHXH&NV.
130
trúc lấy Kinh của ông. Nhà sư bắt đầu khởi hành từ Khánh Châu qua Trường An rồi
xuống Quảng Châu, sau đó đi thuyền qua Ấn Độ. Ngoài ra, dị truyện Silla
(新罗殊异传) cũng là loại hình thức văn học truyền kỳ vào thời kỳ này, dùng sự
tưởng tượng để nói về những câu chuyện xảy ra của người sống và người chết. Các
tác phẩm kể đến như: 宝开- Bảo khai,虎愿,啊道传 - A Đạo truyện,圆光法师传

- Viên Quang pháp sư truyện,竹筒美女,... đều mang màu sắc Phật giáo. Một mặt,
thể loại này ảnh hưởng từ văn học Trung Hoa, một mặt do sự thịnh hành của tôn giáo
này đã tác động đến tư tưởng con người thời bấy giờ.
Trong tiến trình lâu dài của xã hội phong kiến, Phật giáo với tư cách là tư
tưởng tôn giáo thống trị, là cội nguồn quan trọng cho sự hình thành văn hóa Triều
Tiên thời cổ đại. Sự ảnh hưởng này vô cùng sâu rộng, thể hiện các nội dung về sự vô
thường của cuộc sống, luân hồi, nhân quả, cõi tịnh độ, Niết bàn,... Trong đó, ảnh
hưởng của tư tưởng nhân quả báo ứng, luân hồi và nhân sinh vô thường đã tạo nên
khuynh hướng phát triển chủ yếu. Kim Ngao tân thoại 金鰲新話 của Kim Si – seup
(金时习 Kim Thời Tập) được xem là tiểu thuyết đầu tiên ở Triều Tiên ra đời vào thế
kỷ thứ 15. Những địa danh chùa chiền Phật giáo, sinh hoạt lễ nghi liên quan đến tín
ngưỡng Phật giáo,... đặc biệt là tư tưởng nghiệp báo được đề cập đến trong tác phẩm
như một sự khẳng định về tầm ảnh hưởng Phật giáo giai đoạn này. Cuộc sống là vô
thường, các tác phẩm nổi tiếng viết về nội dung này có Lee Gyu-bok (Lý Khuê Báo -
李奎報) với bài thơ ”浪淘沙*两君见和又作” (Lãng Đào Sa), 权跸 Quyền Tất với

bài thơ 夜坐书怀 (Dạ tọa thư hoài),... Đối với tư tưởng tam thế luân hồi được biểu
hiện dưới sự tái sinh của nhân vật. Tiểu thuyết Cửu Vân Mộng đã đề cập đến đệ tử
Phật giáo phạm giới luật nên đầu thai trở thành người phàm. Tư tưởng này cơ bản đã
cung cấp màu sắc mới của thế giới thần tiên trong văn học, đồng thời đã thúc đẩy sự
phát triển của văn học lãng mạn của văn học Triều Tiên.
Tóm lại, là một trong những nguồn tư tưởng quan trọng của Bán đảo, tư tưởng
này đóng vai trò cốt yếu trong sự phát triển văn học cổ đại Triều Tiên nói riêng và
văn học hiện nay nói chung. Phật giáo đã trở thành mảnh đất rộng lớn và nguồn động
lực cho các nhà thơ, thi sĩ thỏa sức sáng tạo.
Âm nhạc

131
Có mối quan hệ mật thiết với sáng tạo thi ca, nên âm nhạc Triều Tiên cũng có
những làn điệu mang màu sắc tôn giáo này. Kể đến là âm nhạc Pungryuk thời đại
Silla thống nhất, thể loại này được hiểu là “vui chơi hưởng thụ phong nhã”, ý chỉ
những người có đời sống tinh thần và vật chất đầy đủ, thường có thú vui nghệ thuật.
Hai thể loại chính trong dòng âm nhạc Pungryuk (Phong lưu) là Julp Ung Ryu và
Dae Pung Ryu, được chơi bằng đàn huyền cầm và nhạc khí ống. Vào thế kỷ XIV-
XIX dưới thời Joseon, giới trí thức thường tụ tập để thưởng thức nghệ thuật như sáng
tác thơ, vẽ tranh, nghe nhạc và bình phẩm tại gian phòng Pungryubang tức “phòng
phong lưu”. Âm nhạc được tấu tại gian phòng này được gọi là “nhạc phong lưu”.
Trong đó, nhạc phẩm Yeongsan Hoesang (Linh sơn hội tương) vốn là khúc hát Phật
giáo, đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho dòng nhạc phong lưu còn được
lưu truyền cho đến ngày hôm nay.
Mỗi năm khi đến Tết Nguyên Đán, ngày mùng một cũng là ngày lễ vía đức
Phật Di Lặc, mọi người lần lượt đến tự viện cầu lộc, khấn vía. Một bài nhạc Phật giáo
truyền thống cầu khấn nổi tiếng là Nhạc phẩm Hapjangge (chắp tay khấn nguyện)
thuộc dòng Beompae (Phạm bái). Dòng Beompae 梵 唄 (Phạm bái) vốn có nguồn
gốc từ Ấn Độ, được Thiền sư Chân Giám thời Silla thống nhất tiếp nhận ở nhà
Đường của Trung Quốc, sau đó mang về Triều Tiên truyền bá. Dòng âm nhạc này
chủ yếu là các bài hòa phối khí nhạc lễ ca ngợi Đức Phật Bồ Tát, thường được sử
dụng trong Tế lễ Yeongsanjae (Linh Sơn Trai) - nghi lễ cầu siêu Phật giáo dành cho
người đã khuất hay Tế lễ Vu Lan Báo Hiếu. Quá trình phát triển lâu dài hơn ngàn
năm, lễ nhạc Beompae (Phạm Bái) có hai hình thức chính là Hotsori và Jitsori, đa
phần là những câu văn dựa trên Kinh Phật hay lời răn dạy của Đức Phật. Hình thức
Hotsori là dạng tụng đơn giản và chiếm đa số trong các buổi lễ, riêng hình thức
Jitsori là dòng phức tạp hơn do có những thanh điệu thấp cao. Dòng Beompae 梵 唄
(Phạm bái) thường được tụng bằng tiếng Phạn, đôi khi là tiếng Hán.
Trong thế kỷ thứ 6, Phật giáo từ Trung Quốc truyền sang Triều Tiên qua sự
tiếp xúc với những bộ tộc thảo nguyên tại Trung Á và Bắc Á. Ban đầu, nghệ thuật
Phật giáo Hàn Quốc chịu ảnh hưởng Trung Quốc khá mờ nhạt, sau khi trở thành quốc
giáo, ảnh hưởng của Phật giáo đến nghệ thuật truyền thống gần như phổ quát, rộng
rãi. Thậm chí, các loại hình văn hóa nghệ thuật này sau cũng có ảnh hưởng lớn đến
văn hóa Nhật Bản.
132
3.2.3 Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa vật thể
Kiến trúc
Kiến trúc Phật giáo cũng là một trong những nội dung quan trọng trong lịch
sử kiến trúc Triều Tiên. Đa số những ngôi chùa trên Bán đảo mang những đặc sắc
riêng của văn hóa truyền thống và sự ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo. Các ngôi
chùa cổ xưa tại đây không chỉ là nơi lưu giữ nét lịch sử qua từng thời kỳ, mà còn thể
hiện sự tinh tế trong thẩm mỹ của người dân nơi đây.
Vào thời kỳ đầu, Phật giáo chủ yếu được sử dụng như một công cụ chính trị,
kiến trúc chùa chiền giai đoạn này cơ bản dựa trên hình thức công trình ở Trung
Quốc. Chùa khi xây dựng phải nhấn mạnh kết cấu đối xứng, sảnh và tháp được xem
là trung tâm, trật tự nghiêm ngặt và được phủ ánh vàng quyền lực, có giảng đường.
Cách bố trí của ngôi chùa giống như một cung điện, cổng nam của ngôi chùa tương
tự cổng chính điện về hình dạng, xung quanh chùa có tường bao quanh và nối với
nhau bằng các hành lang. Từ những đặc điểm này, có thể thấy đền thờ giai đoạn đầu
được xây dựng theo kiểu dáng thời Ngụy Tấn, rõ nhất là nhìn qua các tháp gỗ hình
bát giác phía trong ngôi chùa. Các di tích khai quật được bao gồm: 金刚寺址 - chùa

Kim Cương,定陵寺遗址 - Di tích chùa Định Lăng,上五里寺址 - Chùa Thượng


Ngũ Lí,.... Cơ bản đặc điểm chùa lúc này vẫn có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc,
chùa kiểu tháp đôi trở thành xu hướng dưới sự ảnh hưởng của Phật giáo nhà Đường.
Tiếp theo giai đoạn mô phỏng kiểu dáng ngôi chùa phương Bắc Trung Hoa, kiểu
dáng đơn tháp “一塔式伽蓝” làm chủ đạo. Kể đến như các ngôi chùa 皇龙寺 - chùa

Hoàng Long, 兴伦寺 - chùa Hưng Luân, 感恩寺 - Chùa Cảm Ân, 苏黄寺 - Chùa Tô
Hoàng. Chùa Hoàng Long Tự hay Hwangnyongsa là ngôi chùa cổ ở Triều Tiên được
xây dựng vào thời kỳ Silla thống nhất. Ở ngôi chùa này, nổi bật với tháp 9 tầng cao
80 mét, trở thành tòa tháp cao nhất ở Đông Á lúc bấy giờ. Đức tin người dân Silla gửi
gắm ở tháp 9 tầng này là hoàn thành sứ mệnh chinh phục 9 nước Đông Á, trong đó
có cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngôi chùa với quy mô lớn như vậy là đại diện tiêu biểu
của Phật giáo và hoàng tộc.

133
Hình 33: Chùa Hwangnyongsa
Nguồn: https://bitly.com.vn/bacdzq
Tháp xá lị - nơi giữ di thể hoặc là nơi tưởng niệm của một vị Phật. Nếu như ở
Trung Quốc loại tháp gạch và gỗ chiếm đa số, thì ở đây hầu hết được làm bằng đá,
chỉ một số ít làm bằng gỗ hoặc gạch. Tháp đá cổ nhất là tháp năm tầng ở chùa
Chorim, được xây dựng vào thời kỳ vương quốc Paekche. “Tháp có nền vuông và
một hầm với kiến trúc rất hài hòa giữa các phần cao, thấp. Hai tảng đá lớn dựng
đứng làm thành vách của lần một. Bốn cột vuông ở các góc hơi đưa ra ngoài.”38
Kiểu dáng và kích cỡ của các tháp dần thay đổi qua các thời kỳ. Giai đoạn đầu giống
như một đài tưởng niệm, đến thế kỷ thứ 8 trở nên trang nhã hơn, về sau hầu như mất
đi nét mạnh bạo, thêm vào đó là sự dịu dàng, đôi khi là phức tạp. Các tháp nổi tiếng
có thể kể đến như cặp tháp Đông và Tây ba tầng ở khu đền Kamun, tháp Thích Ca,
tháp Đa Bảo,...
Về kiến trúc chùa, Tam Bảo Tự là ba ngôi chùa được xây dựng vào thời kỳ
Silla thống nhất. Trước tiên, chùa Bulguksa hay còn gọi là Phật quốc tự được xây
dựng vào năm 751. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XVI khi Nhật Bản xâm lược, tòa Phật
điện bằng gỗ đã bị đốt sạch. Sau nhiều lần xây dựng lại và trùng tu, ngôi chùa đã
được mở rộng với khu phức hợp hang đá, bao gồm điện Đại Hùng thờ Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni, điện Cực Lạc thờ Phật A Di Đà, điện Quan Âm thờ tượng Quan
Thế Âm Bồ Tát. Bằng cách dùng những viên đá nhỏ ghép với các họa tiết thường
thấy trong các tự viện như con chim, bầu trời và hoa sen để trang trí thêm cho ngôi
chùa. Đây là ngôi chùa được xem là thể hiện rõ nét Phật giáo thời kỳ vàng son. Trải
qua thời gian thăng trầm của lịch sử, Phật quốc tự cũng không còn giữ những nét đơn
sơ như ban đầu, song, nơi đây vẫn còn những nét giá trị về văn hóa vô cùng to lớn.
Theo đó, đường lối kiến trúc nơi đây được xây dựng theo từng dãy thẳng tắp, xếp

38
Nguyễn Long Châu. (2000). Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc. NXB Giáo dục.
134
ngay ngắn trên các phiến đá. Năm 1995, chùa Bulguksa đã được UNESCO công
nhận là di sản thế giới.
Tiếp theo, chùa Haeinsa hay còn gọi Hải Ấn tự cũng là một trong những
thành tựu kiến trúc tôn giáo thời kỳ Silla thống nhất. Ngôi chùa này vì lưu giữ bộ
chạm khắc kinh Phật Tripitaka Koreana (Bát vạn Đại Tạng Kinh) nên rất nổi tiếng.
Ngôi chùa đại diện cho pháp trong Tam Bảo tự của Triều Tiên. Hải Ấn tự được xây
dựng leo lối kiến trúc cổ xưa, vị trí hòa hợp thiên nhiên đã tạo nên không gian thanh
tịnh theo đúng tinh thần cửa Phật. Vào năm 1995, ngôi chùa này cũng được
UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Cuối cùng, Chùa Tongdosa hay Thông Độ Tự là một trong những ngôi Tam
bảo tự ở Triều Tiên được xây dựng năm 646. Đây là ngôi chùa lớn nhất trong Tam
Bảo tự. Thông Độ Tự được biết đến không chỉ vì ngôi chùa lớn mà còn là bảo tàng
lưu giữ nhiều kinh sách Phật giáo Triều Tiên. Giống như hai ngôi chùa kể trên, mặc
dù nhiều lần công trình được phục hưng do chiến tranh, nhưng Tông Độ Tự vẫn giữ
được nét uy nghiêm vốn có với những hình dạng kiến trúc đặc sắc lúc ban đầu. Vào
năm 2018, Chùa Tongdosa được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Hình 34: Chùa Bulguksa


Nguồn: https://yeudulich.com/diem-tham-quan/KORGJJ01/chua-bulguksa

135
Hình 35: Chùa Haeinsa
Nguồn: https://vntravellive.com/nhung-ngoi-chua-dep-nhat-the-gioi-d28537.html

Hình 36: Chùa Tongdosa


Nguồn:https://airtour.vn/tham-vieng-ngoi-chua-lon-nhat-han-quoc-tongdosa-
thong-do-tu/
Sự phát triển đa dạng của các tín ngưỡng Phật giáo đã có tác động không nhỏ
đến cấu trúc chùa chiền thời Silla thống nhất. Những cơ sở Phật giáo không còn giới
hạn phạm vi thể hiện vương quyền, mà đã trở thành tôn giáo của nhiều tầng lớp trong
xã hội. Chính vì thế, kiến trúc chùa chiền cũng bị pha trộn bởi nhiều thức khác nhau,
không có đặc điểm bộ phái rõ ràng. Tuy nhiên, kiểu hình thức tháp đôi có quan hệ
mật thiết với tư tưởng Pháp Hoa, trong khi Hoa Nghiêm lại áp dụng kiểu tháp đơn.
Sau thế kỷ thứ 9, đa số các kiểu xây dựng theo hình thức tháp đơn, quy mô nhỏ, thậm
chí trở thành công trình kiến trúc bằng đá mang tính biểu tượng. Khi Thiền tông bắt
đầu du nhập vào Bán đảo, hình thức kiến trúc chia thành hai loại: Một là, kiểu được
xây dựng trên mặt đất phẳng, có quan hệ với hoàng gia, tuân thủ theo lối kiến trúc
Trung Hoa; Hai là, chùa trên núi, tức là tu sĩ Thiền tông phải tu luyện trên núi nên có

136
một số cách bài trí không giống ban đầu. Đến giai đoạn Nho giáo được trọng dụng,
các ngôi chùa lần lượt bị phá hủy hoặc có xây dựng nhưng về phía xa trung tâm.

Hình 37: Chùa Podokam được xây ở hẻm núi Kumgangsan


Nguồn:https://phatgiao.org.vn/bi-an-trieu-tien-qua-nhung-ngoi-chua-co-tren-vach-
nui-d10343.html
Không chỉ là công trình nổi tiếng Hàn Quốc mà các công trình kể trên còn là
minh chứng cho sự thăng trầm của Phật giáo trải qua nhiều giai đoạn lịch sử.
Điêu khắc
Phật giáo du nhập vào Bán đảo Triều Tiên đã để lại thành tựu lớn cho điêu
khắc. Thành tựu to lớn nhất của nền văn hóa Phật giáo trong nghệ thuật chạm khắc là
“Bát Vạn Đại Tạng Kinh” - 八萬大藏經 (Cao Ly Đại Tạng Kinh). Bát Vạn Đại Tạng
Kinh là bộ kinh Phật Hán văn được chạm khắc dưới thời vua Cao Ly Cao Tông trên
81.000 khối gỗ in, công trình được thực hiện khi đang diễn ra chiến tranh với Mông
Cổ. Lúc bấy giờ là năm 1011, Phật giáo là chỗ dựa tinh thần vững chắc “hộ quốc”
đánh đuổi xâm lược nên người dân tiến hành khắc Đại Tạng Kinh suốt 77 năm (đến
năm 1087) với một số lượng mộc bản khổng lồ. Với mục đích chính trị về niềm tin
tâm linh trong nhân dân, bản Kinh được chạm khắc để nương nhờ cửa Phật, giúp
nhân dân có sức mạnh to lớn để thoát khỏi sự xâm lăng của quân Mông Cổ. Tripitaka
Triều Tiên (tiếng Phạn gọi là Tripitaka) nghĩa là “Tam Tạng” gồm ba bộ: luận, kinh
và luật. Có thể nói, đây là bộ tạng kinh quan trọng của Triều Tiên không chỉ vì sự
đoàn kết của chính quyền và nhân dân lúc bấy giờ, mà còn là sự kết tinh của nền văn
hóa truyền thống xuất phát từ niềm tin Phật. Đặc biệt, công trình này đã được
UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới với hệ thống đầy đủ về học thuyết Phật
giáo. Công trình điêu khắc gỗ góp phần tạo con đường phổ biến kinh Phật được rộng
rãi hơn cho các ngôi chùa trên khắp lãnh thổ.

137
Hình 38: Nghệ thuật chạm khắc: Bát Vạn Đại Tạng Kinh
Nguồn: https://nigioivietnam.vn/trien-lam-van-hoa-lich-su-vuong-quoc-phat-giao-
cao-ly-tai-seoul/
Bộ sách Jikjisimcheyojeol ( 直指心體要節 Trực chỉ tâm thể yếu tiết) được
khắc vào năm 1377 tại khu vực Cheongju là tác phẩm in bằng kỹ thuật sắp chữ kim
loại sớm nhất thế giới, tức là khắc chữ ngược lên mộc kim loại, sau đó xếp chữ vào
khuôn, nhúng qua mực, cuối cùng là ép lên giấy). Jikjisimcheyojeol (直指心體要節
Trực chỉ tâm thể yếu tiết) là một tập hợp ngắn gọn các giáo lý Phật giáo được các nhà
sư lỗi lạc của triều đại Joseon truyền lại cho thế giới. Mục đích khi nhà sư Bạch Vân
白雲 viết “Trực chỉ” là để giảng dạy cho tăng, ni các chốn thiền môn tự viện Phật
giáo Bắc truyền tìm hiểu quốc giáo của Vương triều Goryeo. Tài liệu lịch sử này hiện
đang thuộc quyền sở hữu của Thư viện Quốc gia Pháp. Vào tháng 9 năm 2001,
Jikjisimcheyojeol (直指心體要節 Trực chỉ tâm thể yếu tiết) đã được ghi vào danh
sách Ký ức Thế giới (Memory of the World Register) nhằm bảo tồn di sản mang tính
chất tư liệu của sách thành di sản chung của nhân loại.

Hình 39: Bộ sách Trực chỉ tâm thể yếu tiết - Jikjisimcheyojeol
Nguồn: https://www.pinterest.pt/pin/500955158522490388/
Về điêu khắc tượng Phật, tượng Phật biểu hiện ra ở nhiều hình thái đa độc đáo:
phật trong hang động, trên vách đá, tượng Phật đặt trong không gian độc lập,.. Tượng
138
Phật bằng đá sớm đã xuất hiện vào thời kỳ ba vương quốc. Đá thường dùng là đá hoa
cương, có màu vàng. Loại đá này xuất hiện rất nhiều ở Bán đảo này, tuy rất cứng và
khó tạo hình nhưng các nghệ nhân nơi đây vốn đã rất quen thuộc với chất liệu này.
Không giống với tượng Phật bằng đá vôi, cẩm thạch thường thấy ở Trung Quốc, nghệ
thuật chạm khắc nổi trên đá đã đóng góp sự đặc sắc cho nghệ thuật Phật giáo Đông Á.
Về tượng Phật đứng, kể đến là bộ ba tượng bằng đá ở Paeri, ngoại ô vùng Gyeongju
là một công trình tương đối đồ sộ. Một tác phẩm tượng Phật bằng đá vào thời kỳ Silla
thống nhất được đặt tại đền Seokguram. Nhìn chung, điêu khắc Phật Triều Tiên có
những quy định nghiêm ngặt về chất liệu, quy trình và thường có công thức chế tạo
nhất định. Các thể loại về tượng Phật tương đối phong phú, khuynh hướng tạo tượng
đa dạng.
Hội họa
Khi Phật giáo được truyền vào bán đảo Triều Tiên, phong cách hội họa Phật
giáo Trung Hoa cũng đã bắt đầu có sự ảnh hưởng to lớn. Vốn dĩ nghệ thuật hội họa
Triều Tiên đã có những bước phát triển nhất định, sánh bước cùng với nghệ thuật
điêu khắc và kiến trúc. Có thể nói rằng, tranh Phật giáo Triều Tiên là một kiệt tác
nghệ thuật đặc sắc.
Cũng như các công trình Phật giáo ở khắp nơi trên thế giới, các ngôi chùa của
Triều Tiên được trang trí bằng các bức tranh. Các bức họa bao gồm tranh vẽ minh
họa gyunghwa từ kinh Phật, taenghwa chỉ những bức tranh có thiết kế đường viền
treo trên tường,... Các bức tranh Phật giáo mô tả nhiều chủ đề khác nhau, được thể
hiện với khuôn dạng không tương đồng, nhưng mỗi tác phẩm đều mang tính nghệ
thuật vô cùng cao. Sử dụng các màu sắc như đỏ, xanh lá cây và xanh dương là màu
cơ bản cộng thêm sắc màu vàng và trắng, đem lại màu sắc vô cùng huyền bí. Lối vẽ
Đan thanh 丹青 “đan (nét đỏ) thanh (nét xanh)” được mô phỏng theo lối nghệ thuật
thủy mặc ở Trung thổ, thậm chí lối vẽ này còn được tìm thấy ở nhà dân trong triều
đại Goryeo. Đối với khía cạnh hội họa, tranh vẽ liên quan đến Phật giáo đạt tới giai
đoạn huy hoàng vào thời kỳ Goryeo. Đặc trưng của các tác phẩm này chủ yếu là
những tư thế thanh thoát, trang phục được chú trọng tỉ mỉ và tinh tế, cho thấy Phật
giáo lúc bấy giờ vô cùng hưng thịnh. Tuy nhiên do những mất mát về chiến tranh,
hoạn nạn nên các bức tranh thời kỳ này sót lại dưới sự sở hữu của các quốc gia khác

139
(Nhật Bản, Mỹ). Vì vậy, các bức tranh còn được lưu giữ trên lãnh thổ Bán đảo này
chủ yếu là sau thế kỷ thứ 17.

Hình 40: Lối vẽ Đan thanh - Tranh Taenghwa


Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Taenghwa
Những biểu tượng trong các phương pháp trang trí, bức tranh vô cùng đa dạng.
Các vòng tròn đại diện cho trời đất và con người, cho Phật - Pháp - Tăng. Hoa sen là
biểu tượng thường thấy trong các bức tranh Phật giáo nơi đây, thể hiện qua nhiều
hình thức nhằm ý nghĩa đón nhận ánh sáng chân lý. Cá là một biểu tượng tượng trưng
cho sự nỗ lực, quyết tâm để đạt được giác ngộ bởi lẽ, cá không bao giờ nhắm mắt.
Chữ Vạn được biết đến như là một biểu tượng rất phổ biến cho “phúc lộc, an khang”.
Quan Âm Thủy Nguyệt là một chủ đề rất đặc sắc trong lịch sử nghệ thuật Phật
giáo Trung Quốc. Tương truyền, 周昉 - Chu Phưởng vào thời nhà Đường đã tạo ra
cơ thể Thủy Nguyệt. Đối với Thủy Nguyệt Quan Âm ở Triều Tiên đôi khi còn được
gọi là Quan Âm Thủy Nguyệt của 周昉 - Chu Phưởng. Đây là bức tranh được vua
Chungseon của Goryeo và Hoàng hậu cho xây dựng. Đặc điểm của bức tranh là Quan
âm Bồ tát ngồi tự do trên đài sen với một chân hạ xuống, tay phải cầm tràng hạt, có
khuôn mặt bầu bĩnh, nhân hậu. Trang phục hoa văn được họa rất tinh tế, bao gồm họa
tiết hoa sen. Hiện nay bức tranh này đang được lưu giữ tại ngôi đền Thần Đạo Nhật
Bản. Trong triều đại Joseon, do tôn trọng Nho giáo và Phật giáo, và tôn trọng sự giản
dị nên tranh Phật giáo có xu hướng dân gian hóa, phối hợp màu sắc không tự nhiên,
140
tạo hình thô sơ. Diện mạo tranh Phật dần xu hướng thay đổi, rất khó tìm thấy bức
tranh có giá trị cao vào giai đoạn này. Tranh Phật giáo cũng chuyển từ khí chất quý
tộc sang dân dã, kết hợp với tín ngưỡng địa phương đã mang đậm màu sắc dân gian.
Nhìn chung, hội họa Phật giáo Triều Tiên không đơn thuần theo đuổi vẻ đẹp
thẩm mỹ bên ngoài, mà còn thể hiện nghệ thuật nội dung của các giáo lý Phật giáo.
Nghệ thuật hội họa có nhiều mục đích khác nhau, là để trang trí, là nhằm mục đích
giáo giáo lời dạy Đức Phật, và để thờ phượng.
3.3 Nhật Bản

Hình 41: Bản đồ vị trí Nhật Bản


Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n
Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do
bốn quần đảo độc lập hợp thành. Vì Nhật Bản là một quốc đảo, nên bốn bên được
bao quanh bởi biển, bởi vậy Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hay lãnh thổ nào trên
đất liền. Phía Đông và phía Nam tiếp giáp Thái Bình Dương, phía Tây Bắc tiếp giáp
biển Nhật Bản, phía Tây là biển Đông Hải, phía Đông Bắc là biển Okhotsk.
Những quốc gia hay lãnh thổ lân cận với vùng biển Nhật Bản là Nga, Hàn
Quốc, hay Bắc Triều Tiên. Còn trên vùng biển Đông Hải là Trung Quốc và Đài Loan.
Đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.

141
Vì Nhật Bản tiếp giáp với biển nên thuận tiện cho phát triển du lịch, dễ dàng
thuận tiện cho sự phát triển của giao thông vận tải biển và cảng biển. Đồng thời lại
tiếp giáp với các nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, thuận lợi cho việc giao
lưu kinh tế giữa Nhật Bản với các nước lân cận.
3.3.1 Sự du nhập của Phật giáo Đại thừa của Phật giáo vào Nhật Bản
Nhật Bản là một quần đảo nằm Tây Bắc Thái Bình Dương, gồm nhiều đảo
lớn nhỏ trong đó có bốn đảo lớn là Hokkaido, Honshu, Xicocu, Kyushu, với tổng
diện tích khoảng 322 nghìn km2, kéo dài 4000km. Về phương diện nhân chủng học,
người Nhật Bản hiện nay là kết quả của sự cộng sinh nhiều dòng máu của nhiều tộc
người khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà nhân chủng học và khảo cổ
học, vào khoảng 3000 năm trước cuối thời đại đồ đá mới đã có người đặt chân lên
mảnh đất này. Xét về mặt địa lý - lãnh thổ người ta đã phát hiện thấy sự liên kết chặt
chẽ giữa lục địa Trung Hoa và quần đảo Nhật Bản. Từ đó có suy luận rằng gốc gác
người Nhật Bản có quan hệ với các tộc người ở đại lục Trung Quốc. Tính thống nhất
cao về chủng tộc (người Nhật chiếm khoảng 99,5%) và điều kiện tự nhiên - lịch sử có
tính độc lập của một quần đảo, đã tạo nên sự thống nhất tôn giáo trên cơ sở tôn giáo
bản địa là Thần đạo và cũng có thể nói Phật giáo từ một tôn giáo ngoại nhập đã trở
thành tôn giáo bản địa trên nhiều phương diện khác nhau.
Phật giáo du nhập vào Nhật Bản trong bối cảnh các tầng lớp quý tộc và chúa
đất ở các trung ương và địa phương với vây cánh của họ đã chi phối quyền lực của
triều đình. Họ có thể buộc triều đình có hành động theo ý muốn của họ, kể cả việc
bành trướng lãnh thổ, họ xây dựng thế lực và buộc các thủ lĩnh địa phương đi theo
mình. Bên cạnh đó, các cuộc tranh giành giữa các dòng họ cũng hay xảy ra do tùy
theo sự tương quan lực lượng giữa các dòng họ mà quy định dòng họ nào được đảm
nhiệm chức năng gì. Phật giáo du nhập vào Nhật Bản trong điều kiện xã hội đang ở
giai đoạn xã hội thị tộc, người Nhật Bản đã có một truyền thống tín ngưỡng bản địa
khá vững chắc Thần (Kami) là đối tượng của sự thờ cúng trong Thần đạo đã tồn tại từ
thời cổ đại, đặc điểm của Thần đạo lại có nhiều điểm khác biệt với Phật giáo nên sự
du nhập diên diễn ra khó khăn hơn. Để đi vào đời sống tinh thần người Nhật Bản,
Phật giáo với tư cách là một tôn giáo ngoại lai, để tồn tại và phát triển đã phải thỏa
mãn các điều kiện như: thích ứng với cơ chế tâm lý của người Nhật, phải đáp ứng
một số nhu cầu xã hội lúc đó và phải được giai cấp thống trị hỗ trợ. Chính vì thế,

142
Phật giáo đã chủ trương đi theo hai khuynh hướng: Khuynh hướng thứ nhất, đối với
dân chúng chiếm số đông nó thường xuyên cung cấp những nhu cầu tín ngưỡng như
kết duyên nam nữ, chữa bệnh, chăm sóc người chết, vỗ về người sống bằng các nghi
lễ cầu hôn, bảo vệ người sống trước nỗi sợ bị quấy rối bởi linh hồn người chết.
Khuynh hướng thứ hai, phục vụ những người coi thế giới này là ảo và đầy đau khổ,
Phật giáo cung cấp cho họ kỹ thuật tu luyện thiền định để làm thay đổi cảm nhận. Có
thể nói, do ảnh hưởng của tập tục bản địa, Phật giáo Nhật Bản thời kỳ đầu đặc biệt
coi trọng việc cầu mong công đức. Các sử gia gọi đó là “Phật giáo cầu mong”, theo
đó các tín đồ không muốn tìm hiểu kinh Phật mà chỉ nhờ cầu nguyện để mong kéo
dài tuổi thọ, trừ tai, chữa bệnh, cầu mưa, giữ nước. Họ lễ Phật nhưng với tấm lý cầu
Thần, cầu cho đời sống hiện thực được bình yên. Phật giáo trở thành công cụ phục vụ
cho giai cấp cầm quyền và được giai cấp cầm quyền thúc đẩy phát triển trên cơ sở
nền tảng Thần đạo. Trong lịch sử dân tộc Nhật Bản, cách thức tổ chức tín ngưỡng -
tôn giáo trong xã hội là một trong những nhân tố tác động trực tiếp trở lại quá trình
giao lưu, du nhập và tiếp biến của Phật giáo.
Cho đến nay, cuộc tranh luận về những động cơ dẫn đến sự du nhập phát
triển Phật giáo ở Nhật Bản thiên về hai quan điểm chính là: Phật giáo du nhập vào
Nhật Bản là do sự bành trướng về tư tưởng văn hóa của Trung Hoa cụ thể vào thời
nhà Đường; quan điểm thứ hai là cho rằng do nội tại của người Nhật Bản có nhu cầu
tiếp thu nó. Phật giáo thông qua vai trò của những người Triều Tiên được đưa vào
Nhật Bản, sau đó vào khoảng giữa thế kỷ thứ VI thông qua con đường trao đổi
thương mại và trao đổi chiến lợi phẩm sau chiến tranh nhờ những người buôn bán
hoặc tù bình từ Trung Hoa, Phật giáo được chuyển tải từ đại lục sang Nhật Bản một
cách mạnh mẽ.
Lúc đầu, bằng con đường dân gian, Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, song
ảnh hưởng của Phật giáo lớn dần lan tới tầng lớp thống trị và tạo nên hai xu hướng
đối xử với Phật giáo trong thị tộc Yamato, một bên ủng hộ Phật giáo một bên bài trừ
phản đối. Năm 587, với sự thắng thế của xu hướng ủng hộ đã tạo điều kiện thuận lợi
cho sự tiếp nhận nhanh hơn các tư tưởng Trung Hoa nói chung và Phật giáo nói riêng.
Nhờ sự ủng hộ của triều đình, nhiều phái đoàn được cử sang nhà Đường học hỏi tri
thức, còn ở trong nước Phật giáo dần chiếm xu thế lấn át cả Thần đạo.

143
Thời Nại Lương (Nara, 710-794), sau những cuộc đấu tranh quyết liệt giữa
Thần đạo và Phật giáo, rồi được sự hậu thuẫn của dòng tộc Tô Ngã Đạo Mục (Soga
Name) và tiếp đó là Thái tử Thánh Đức (Shotoku Taishi), Phật giáo bắt đầu thắng thế
(từ 523-710). Trong thời đại Nại Lương, Phật giáo phát triển mạnh mẽ và đa dạng.
Lúc này các tông phái Phật giáo Nhật Bản chủ yếu là Tam luận tông, Pháp luận tông,
Pháp Tướng tông, Hoa Nghiêm tông, Luật tông. Trong đó Hoa Nghiêm tông được
truyền vào Nhật Bản khoảng năm 736 đời Thánh Vũ Thiên Hoàng nhờ công của đại
sư Đạo Duệ và Luật tông do nhà sư đời Đường truyền vào Nhật Bản.
Thời Bình An (Heian, 794 - 1185), vào cuối thời kỳ Nại Lương, Nhật Bản
diễn ra tình trạng rối loạn, tranh giành quyền lực chính trị trong giai cấp cầm quyền
nên xã hội bất ổn. Trong bối cảnh đó, các tăng ni tín đồ Phật giáo bắt đầu nhiễm thói
hư tật xấu của xã hội. Trước tình hình đó, vào năm 794 Hoàn Vũ Thiên Hoàng đã
quyết định dời đô tới Heian (Tokyo ngày nay) với mục đích chấn chỉnh kỷ cương,
thống nhất dân tâm. Ngoài những lý do đó việc dời đô nhằm giảm áp lực của các
dòng tộc giàu có và áp lực ngày càng gia tăng của giới tăng lữ Phật giáo. Vì thế, các
chùa chiền, tự viện Phật giáo vẫn giữ nguyên chỗ cũ, chỉ một vài chùa được xây dựng
mới nhằm đáp ứng nhu cầu của kinh đô mới. Trong tình hình đó, các tông phái Thiên
Thai tông, Chân Ngôn tông, Tịnh Độ tông đã được du nhập vào Nhật Bản. Có thể nói,
trong thời kỳ Bình An, Phật giáo ở Nhật Bản phát triển mạnh, bắt đầu có sự xung đột
giữa các phái, các chùa, tự viện và xung đột giữa Phật giáo quý tộc và phật giáo bình
dân.
Phật giáo thời Khiếm Thương (Kamakura, 1185 - 1333), trong thời kỳ này
Phật giáo phát triển theo hai khuynh hướng, một là quay lại các tông phái thời Nại
Lương, hướng khác là sự xuất hiện các tông phái mới trong phái Thiền tông. Sự phát
triển của Thiền tông trong giai đoạn này đã đưa đến một sự dung hợp mới giữa Nho -
Phật và tư tưởng của tầng lớp võ sĩ đạo. Đến thời đại này có thể nói rằng trên cơ sở
dung nhập với văn hóa bản địa đã hình thành nên Phật giáo Nhật Bản, từ đây các vị
đại sư có thể giảng kinh và dịch kinh Phật bằng tiếng Nhật.
Phật giáo thời Nam - Bắc Triều (Muromachi, 1333 - 1568) và Mạc Phủ
(Azuchi Momoyama, 1568 - 1600), các tông phái Thiền tông, Tịnh Độ tông, Nhật
Liên tông đều phát triển. Cả ba tông phái đều có mối quan hệ mật thiết với đời sống
xã hội, trở thành nguồn lực tinh thần - tôn giáo và cả kinh tế của Nhật Bản. Nhà chùa

144
đã tiến hành các hoạt động kinh tế như ngân hàng, kinh doanh dược liệu, quán
trọ…vì thế tiềm lực kinh tế của các chùa và tu viện rất mạnh. Ngoài ra nhà chùa còn
kèm thêm chức năng của trường học, trở thành các trung tâm học thuật của địa
phương.
Phật giáo thời Giang Hộ (Edo, 1600-1868), Vào thời kỳ này những mâu
thuẫn trong nội bộ Phật giáo, sự xung đột giữa các tông phái cũng như do sự lạm
dụng Phật giáo để tăng cường quyền lực thế tục nên vào cuối thời kỳ này Phật giáo
bắt đầu sa sút. Sự sa sút đó một phần do sự lớn mạnh trở lại của Nho giáo, Thần đạo
và sự cạnh tranh của Cơ Đốc giáo. Thêm vào đó, do chính sách mới của lãnh chúa
phong kiến nên Phật giáo trở nên xơ cứng, thiếu sinh động. Tình hình này đã gây bất
lợi cho Phật giáo. Cuối thời Giang Hộ, xu hướng bài trừ Phật giáo lan mạnh, truyền
thống Thần - Phật hợp nhất dần bị mai một nhường chỗ cho sự hưng thịnh trở lại của
Thần đạo vào thời kỳ Minh Trị.
Phật giáo thời Minh Trị (Meiji, 1868 - 1912), để củng cố thế lực, quyền hạn
chính quyền Minh Trị đã dựa vào tinh thần Thần đạo để thiết lập một cơ cấu chính trị
ổn định lấy Thiên Hoàng làm tối thượng. Chính sách này đã đẩy Phật giáo vào con
đường buộc phải cải tổ hoặc sẽ bị tiêu diệt, trước tình hình đó các tăng ni đã nỗ lực
để thích nghi và đổi mới. Phật giáo thời kỳ này trở nên thực tế hơn, trở thành lực
lượng cổ vũ cho chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản, thành đồng minh của chủ nghĩa Đại
Đông Á của quân phiệt Nhật.
Như vậy có thể nói rằng so với một số nước khác trong khu vực, thời điểm
Phật giáo du nhập vào Nhật Bản muộn hơn nhưng nhờ có sự nâng đỡ của chính
quyền Nhật Bản mà Phật giáo phát triển nhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn của
Nhật Bản. Phật giáo Nhật Bản mang đậm dấu vết của văn hóa Phật giáo Đại thừa
Trung Hoa thời kỳ đầu và trở thành nền tảng để phát triển các tông phái khác ở Nhật
Bản.
3.3.2. Ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa đến văn hóa phi vật
thể
Qua nghiên cứu về thời điểm và con đường du nhập Phật giáo vào Nhật Bản
có thể thấy rằng trên con đường truyền bá Phật giáo đã từng bị khúc xạ qua nhiều
nước trung gian, vì vậy nó không nguyên vẹn như Phật giáo nguyên thủy Ấn Độ thay
vào đó ảnh hưởng lớn nhất đến Nhật Bản là dòng Phật giáo Đại thừa của Trung Hoa.

145
Vì thế danh xưng Phật giáo mà chúng tôi nhắc đến dưới đây là chỉ dòng Phật giáo
Đại thừa Trung Hoa.
Tư tưởng triết học, đạo đức
Phật giáo ảnh hưởng đến nhân sinh quan người Nhật Bản. Ở Nhật Bản nói
riêng hay các quốc gia khác nói chung, Phật giáo thực hiện chức năng một tôn giáo
giải thoát thông qua các quan niệm riêng về nguồn gốc đầu tiên của con người, xã hội
và tự nhiên. Mục đích ý nghĩa của thế giới quan tôn giáo là đem lại niềm tin vượt qua
khỏi giới hạn của cái hữu hạn, đạt tới một thế giới lý tưởng ở đó không có khổ đau,
bất hạnh, cô đơn. Cho đến nay phổ biến quan điểm cho rằng sự xuất hiện và tồn tại
của Phật giáo và các tôn giáo khác là hệ quả gắn liền với sự mất tự do, lệ thuộc, hạn
chế đối với sự phát triển toàn diện của con người và xã hội, nhất là trong quan hệ
thống trị - bị trị… Ngược lại cũng có những quan điểm cho rằng tôn giáo trong đó có
Phật giáo bắt nguồn từ sự tự do của con người, từ khát vọng vươn lên cái cao cả, cái
tuyệt đối. Tuy vậy, quan điểm thứ nhất vẫn được nhiều người ủng hộ tức là những
quan hệ xã hội trở thành cơ sở cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của tôn giáo.
Người dân Nhật Bản biến Phật giáo từ một tín ngưỡng của hoàng gia trở thành tôn
giáo bình dân với mong ước thoát khỏi sự lệ thuộc và đau khổ. Người Nhật Bản rất
chú ý đến triết lý vô thường trong “Tam pháp ấn”. Theo họ cái gọi là tuổi trẻ, sắc đẹp,
hạnh phúc hay bất hạnh trong cuộc đời mỗi người rồi cũng qua nhanh chóng. Con
người tiếp nhận và gắn bó với niềm vui hay nỗi buồn nhưng không được quá đam mê,
mê muội nó. Phải hiểu và sống theo quy luật của tự nhiên, tạo vật và cuộc sống con
người, tức là theo triết lý Phật giáo “con người phải chủ động và tĩnh tâm, không vô
tình nhưng cũng không bị cuốn vào vòng sắc dục.”
Do điều kiện sống khắc nghiệt, tài nguyên nghèo nàn nên từ thời cổ đại Nhật
đã học được nghệ thuật sống thanh bạch, giản dị. Ngoài ra từ rất sớm người Nhật đã
“có ý thức cộng đồng và dòng họ rất rõ”, nhờ vào tín ngưỡng thờ các Thần mà con
người Nhật Bản có ý thức phục tùng trật tự và quyền lực trong dòng tộc. Trước khi
Phật giáo du nhập, ở mảnh đất này đã tồn tại một hệ thống các chuẩn mực đạo đức,
mặc dù hệ thống đó còn thô sơ chất phác song đã giúp cộng đồng dân cư duy trì trật
tự. Khi Phật giáo du nhập góp phần làm giàu và làm sâu sắc hơn hệ thống đạo đức
vốn có, đưa hệ thống đạo đức đến chỗ hoàn thiện hơn. Con người dễ dàng chấp nhận
sự biến đổi của thế giới và con người, sống có nề nếp, giản dị, quan tâm đến nỗi khổ

146
của người khác, thương người, vị tha, giúp người trong lúc hoạn nạn, hành động thì
lấy tự giác làm đầu. Trong lịch sử, triều đình Nhật Bản đã sử dụng nhiều chuẩn mực
Phật giáo làm chuẩn mực đạo đức để cái trị xã hội. Khi có sự dung hòa giữa các
chuẩn mực đạo đức của Phật giáo và Thần đạo đã hình thành một mẫu người Nhật
Bản với nhân cách “Võ sĩ đạo” bao gồm những cốt cách: trung hiếu, võ dũng, từ bi,
cần kiệm, coi nhẹ sống chết, chất phác, lễ nhượng, trọng danh phận…Trong các
phẩm chất đó của người Nhật thì từ bi, chất phác, cần kiệm, coi nhẹ sự sống và cái
chết là sản phẩm của Phật giáo. Đặc biệt, các tông phái mới của Nhật Bản đã tiếp thu
chủ trương phụ nữ cũng có thể được trở thành tín đồ của Phật, đó là một giá trị tích
cực góp phần làm giảm tư tưởng trọng nam khinh nữ vốn đã tồn tại lâu đời ở Nhật
Bản. Ngoài những phẩm chất đó, Phật giáo còn góp phần tạo nên một phẩm chất đặc
biệt khác, đó là lòng say mê với sự học. Trong xã hội Nhật Bản truyền thống, khi
trường học chưa xuất hiện, các cơ sở chùa chiền và tự viện Phật giáo được coi là
trường học. Các tăng sĩ không chỉ truyền bá giáo lý mà còn dạy chữ.
Có thể nói, nhân cách con người Nhật Bản có mặt độc đáo, đó là sự kết hợp
nhiều phẩm chất đạo đức mà Phật giáo là một thành tố quan trọng trong nhân cách đó.
Tôn giáo - tín ngưỡng, phong tục - tập quán
Bất kỳ một dân tộc nào trên thế giới đều có những phong tục, tập quán và lễ
hội tạo thành nét bản sắc văn hóa riêng. Về thực chất, lễ hội hay phong tục tập quán
đều bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống con người, chúng thường liên kết với tôn
giáo như là các phương tiện để bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Chính vì
thế tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến phong tục, tập quán của mỗi dân tộc. Với sự du
nhập và tiếp xúc văn hóa Phật giáo Đại thừa Trung Hoa, xã hội Nhật Bản đã có
những biến đổi to lớn trong đó có phong tục - tập quán và tôn giáo - tín ngưỡng.
Ngay từ thời cổ đại người Nhật đã hình thành một hệ thống phong tục tập
quán phong phú và đa dạng. Những tập quán và lễ hội đó được nảy sinh trực tiếp từ
cộng đồng dân cư thuộc nền văn hóa nông nghiệp trong quá trình chống chọi với
thiên nhiên khắc nghiệt. Từ khi có sự du nhập thêm nền văn hóa Nho giáo và Phật
giáo của Triều Tiên đặc biệt là Trung Hoa, các phong tục lễ hội thêm đa dạng vì có
thêm nhiều chất liệu mới. Người Nhật Bản hiện nay phân thành hai nhóm là lễ hội và
các ngày lễ hằng năm. Lễ hội về cơ bản là lễ hội bản xứ có nguồn gốc từ Thần đạo,
còn các ngày lễ trong năm có nguồn gốc xuất phát từ văn hóa Phật giáo Trung Hoa,

147
thường diễn ra vào mùa đông nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thực tế ngày nay vẫn có
những lễ hội kết hợp cả nghi thức Thần đạo, nghi lễ Phật giáo và nghi lễ Nho giáo.
Trong phong tục, tập quán của người Nhật Bản rất khó để phân biệt rạch ròi
sự ảnh hưởng giữa Phật giáo và Nho giáo. Tuy nhiên, qua các phong tục, tập quán có
thể nhận ra dấu ấn của Phật giáo đó là sự mềm mại trong giao tiếp ứng xử, nhân ái
trong quan hệ với thiên nhiên, con người, là lối sống cần cù, tiết kiệm, giản dị. Trong
công trình nghiên cứu “Nghĩ về cấu trúc văn hóa Nhật Bản” của Đỗ Thúy Lai, Nhà
xuất bản Văn hóa Dân tộc, năm 1999 cho rằng: “Văn hóa Nhật Bản đập vào sự chú ý
của người quan sát trước hết bởi những yếu tố đối nghịch của nó. Nhân ái, mềm mại
như đạo Phật…”. Vào mùa xuân hằng năm, người Nhật Bản hay tới chùa để nghe
108 tiếng chuông biểu hiện 108 điều sám hối về những gì đang đeo đuổi con người
trên thế gian, như trộm cắp, vu oan, hại người, tham ô, thiếu lễ nghĩa….
Không chỉ trong phong tục, tập quán mà trong các lễ hội dân gian, dấu ấn
Phật giáo cũng rất đậm nét. Có thể nói rằng, nếu không có sự tiếp xúc với văn hóa
Phật giáo Đại thừa Trung Hoa thì diện mạo của lễ hội Nhật Bản khó lòng đạt đến sự
đa dạng và phong phú như ngày nay. Điểm nổi trội là các lễ hội truyền thống của
Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng khi vào Nhật Bản chúng đều được biến
đổi phù hợp với đặc điểm tự nhiên và gần gũi với tập quán Nhật Bản, từ đó tạo nên
nét đặc trưng của Nhật Bản như ngày hôm nay39. Dễ dàng nhận thấy rằng trong các lễ
hội của Nhật Bản, phần lễ luôn có tình thiêng liêng thường là các yếu tố thần linh của
Thần và Phật. Địa điểm tổ chức các lễ hội trong năm thường là các ngôi đền của
Thần đạo hay các ngôi chùa, tự viện của Phật giáo. Trong các lễ hội ấy có lễ cúng gia
tiên, thực hiện nghi thức để trừ tà, đuổi quỷ và cầu cho một năm mới bình an, may
mắn, sau đó là lễ hành hương đến các đền chùa để dâng lễ lên Thần, Phật nhằm thanh
lọc nhân tâm. Lễ Vu Lan, là một lễ quan trọng trong Phật giáo được tổ chức vào
tháng 7 hằng năm, vào ngày này người Nhật Bản tin rằng các linh hồn sẽ quay trở về
nên người ta châm lửa trước ngôi nhà để nghênh đón và thắp đèn lồng để chờ đợi,
sau đó mọi người tới chùa để dâng hương chư Phật. Khi lễ Vu Lan kết thúc, người ta
tiễn vong hồn đi gọi là lễ Tiêu hồn, nhiều nơi người ta thắp đèn lồng rồi thả xuống
nước gọi là lễ Thả hồn.

39
Nguyễn Thị Thúy Anh (2011), Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần ở xã hội Nhật Bản, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, tr.159.
148
Nhật Bản ngay từ sớm đã có tôn giáo riêng của bản thân mình là Thần đạo,
sau Phật giáo Đại thừa Trung Hoa được du nhập vào và được sự ủng hộ của triều
đình, Thần đạo bắt đầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo. Các vị Thần của
Thần đạo ban đầu không có hình hài mà chỉ là những biểu tượng trừu tượng, về sau
nó dung nạp thêm các hình tượng Phật, Bồ Tát của Phật giáo. Từ đó có nhiều người
Nhật tin rằng các vị thần trong Thần đạo cũng là đệ tử của Phật nên có hình tượng
giống Phật, thậm chí nhiều vị Thần trong hệ thống Thần đạo cũng được coi là các vị
Bồ Tát như Izanagi và Izanami là những người cha mẹ đầu tiên sáng tạo ra thế giới.
Đó là các vị Thần tối cao trong Thần đạo, họ xây dựng thế giới bằng cách đứng trên
cầu vồng và dùng cây giáo dát ngọc khuấy động biển cả. Khi họ rút cây giáo về,
những bọt nước nhỏ giọt kết thành tám hòn đảo tạo nên nước Nhật. Izanagi và
Izanami cũng được coi là các vị Bồ Tát.
Phật giáo Đại thừa Trung Hoa du nhập vào Nhật Bản trong điều kiện xã hội
Nhật Bản đang ở giai đoạn xã hội thị tộc, sự đa dạng của các Thần là quan niệm tín
ngưỡng phổ biến của người Nhật Bản. Niềm tin đa dạng và đối tượng thờ cúng đa
dạng, phức tạp, thực trạng này phản ánh thực tế tín ngưỡng đa dạng giữa các thị tộc
trên quần đảo Nhật Bản. Điều này như một yếu tố tinh thần cản trở sự thống nhất của
quốc gia Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, Phật giáo du nhập và nhanh chóng được nhà
nước nâng đỡ, người dân chấp nhận trở thành một trong những cơ sở cho sự thống
nhất về đức tin của người Nhật Bản.
Trên cơ sở tiếp nhận tư tưởng triết học Phật giáo Đại thừa Trung Hoa, bên
cạnh những tông phái được du nhập từ Trung Quốc qua các thời kỳ, người Nhật Bản
dựa trên những yếu tố văn hóa bản địa đã sáng lập ra những tông phái mới trên chính
đất Nhật Bản. Biến Phật giáo từ một dòng tôn giáo ngoại lai trở thành tôn giáo bản
địa, đó là sự ra đời của phái Nhật Liên tông. Nhật Liên tông lấy tín ngưỡng “Pháp
hoa” làm căn bản phát triển mạnh vào thời kỳ Nam Bắc Triều, Mạc Phủ. Vào thời kỳ
này Nhật Liên tông phân thành hai chi phái là Thắng Luật và Nhất Trí, Trong phái
Thắng Luật lại chia thành năm phân phái nhỏ còn phái Nhất Trí lại chia thành ba
phân phái nhỏ. Tuy nhiên, Nhật Liên tông gặp phải sự lên án gay gắt do thái độ phê
phán các tông phái khác, chính nó tạo nên sự ngăn cách, không hàn gắn được giữa
các tông phái Phật giáo ở Nhật Bản, mặc dù ý chí của Nhật Liên tông là nhằm thúc
đẩy bản địa hóa Phật giáo.

149
Nói tóm lại, là một tôn giáo ngoại lai nên Phật giáo phải chịu những phản
ứng từ văn hóa bản địa, tuy nhiên với sự tổ chức tôn giáo chặt chẽ, hệ thống kinh văn
phong phú đáp ứng nhu cầu của người dân nên Phật giáo dễ dàng được chấp nhận và
ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong tục, tập quán và tôn giáo, tín ngưỡng bản địa người
dân Nhật Bản. Nhờ chất liệu tư tưởng Phật giáo mà văn hóa truyền thống Nhật Bản
càng thêm phong phú, đa dạng.
Văn học - chữ viết
Giáo lý Phật giáo Đại thừa bàn về thế giới nội tâm con người đồng thời chỉ ra
cách thức để đạt tới chiều sâu và sự giàu có của tâm hồn. Vì lẽ đó, Phật giáo để lại
dấu ấn sâu sắc trong các sáng tác văn hóa nghệ thuật. Nói chung trong lịch sử, qua
quá trình truyền bá tôn giáo cũng là quá trình truyền bá văn hóa nghệ thuật. Sự truyền
bá Phật giáo cũng là sự du nhập các truyền thuyết về Đức Phật, kinh văn, giáo lý của
các giáo phái và cả văn tự, vì khi Nhật Bản tiếp xúc với dòng Phật giáo Đại thừa
Trung Hoa vẫn chưa có văn tự riêng của mình nên đã tiếp thu luôn chữ Hán của
Trung Quốc.
Mặc dù chưa có văn tự nhưng những huyền thoại của người Nhật cổ đã tôn
vinh vẻ đẹp, sức mạnh và tâm hồn người Nhật. Khoảng đầu thế kỷ thứ VIII đã xuất
hiện hai tác phẩm Kojiki (Cổ sự ký) và NihonShoki (Biên niên sử Nhật Bản). Đây là
những công trình được truyền lại bằng hình thức truyền miệng, tác phẩm là sự ghi
chép của người Nhật cổ về nguồn gốc các đảo, đời sống của các vị thần, sự hình
thành triều đình Thiên Hoàng và lịch sử của đế quốc cho tới năm 701. Có thể nói
rằng đây là hai công trình sáng tạo tạo của người Nhật không chịu ảnh hưởng của văn
hóa ngoại lai. Từ thế kỷ VI trở về sau diễn ra sự tiếp xúc văn hóa giữa Nhật Bản với
Triều Tiên đặc biệt là Trung Quốc đã làm thay đổi căn bản mọi lĩnh vực đời sống xã
hội trong đó có văn học. Biểu hiện lớn nhất và dễ nhận thấy nhất là sự du nhập những
tín ngưỡng mới với hệ thống giáo lý đồ sộ cũng như những điển tích cổ, những câu
chuyện ly kỳ và những truyền thuyết liên quan đến Phật giáo.
Từ cuối thế kỷ thứ VI đến đầu thế kỷ thứ VII, người Nhật từng bước tiếp thu
hệ thống chữ viết Trung Hoa thông qua việc giảng giải kinh Phật bằng tiếng Hán và
từ đó phát triển một hệ thống văn tự ở dạng thô để có thể viết được chữ Nhật. Người
Nhật Bản sử dụng chữ Hán theo ngữ nghĩa học để biểu thị từ vựng tiếng Nhật tương
ứng hoặc theo ngữ âm học bằng cách ấn định âm tiếng Nhật có từng chữ riêng biệt.

150
Ảnh hưởng của chữ viết Trung Hoa tồn tại đến giữa thế kỷ XIX, đa số tri thức Nhật
Bản đều coi đó là ngôn ngữ văn học Nhật Bản. Đến giữa thế kỷ IX đã phát triển phép
chính tả bản xứ (Kana) bằng tượng trưng ngữ âm trong tiếng Nhật 40. Thông qua sự
phố biến ngày càng cao của chữ Hán ở Nhật Bản, người Nhật đã sử dụng hình thức
đơn giản nhất để biểu thị âm tiếng Nhật tạo ra hệ thống âm đọc riêng mình.
Trong lĩnh vực văn học, ảnh hưởng của Phật giáo thể hiện qua phong cách
sáng tác, chủ thể sáng tác cũng như nội dung tư tưởng của tác phẩm. Vào thời kỳ
trung đại ở Nhật Bản nhiều thể loại văn học ra đời và phát triển như nhật ký hành
hương, văn tường thuật có hư cấu, tiểu luận, truyện kể chiến tranh… với một vài hình
thức thơ như Waka 31 âm tiết, Kakai (thơ 17 âm tiết), các sáng tác này chủ yếu được
viết bằng tiếng Nhật. Các đại sư Phật giáo nổi tiếng như Đạo Nguyên, Thân Loan đều
có khả năng đọc được chữ Hán, song họ đã cố ý bản địa hóa những thuật ngữ trong
Phật giáo, một số chỗ giải thích sai hoặc đi lệch hướng so với nghĩa gốc. Thời kỳ
Giang Hộ (Edo, 1600-1868) và Minh Trị (Meiji, 1868 - 1912) những tư tưởng của
Phật giáo thông qua vai trò của các nhà sư tiếp tục ảnh hưởng đến nội dung văn học
Nhật Bản. Từ ngữ trong thơ của các thi sĩ thời kỳ này rất đa dạng về hình thức và nội
dung sáng tác mang đậm tính Thiền. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong thể thơ
Haiku, chỉ với 17 âm tiết có thể diễn đạt được trạng thái tĩnh lặng của Thiền định hay
dòng chảy muôn đời của vạn pháp. Với ảnh hưởng của Phật giáo, mặc dù có sự biến
đổi về hình thức nhưng nội dung của thi ca thường biểu đạt chân lý, thân phận con
người lênh đênh giữa dòng nghiệp chướng như trong tác phẩm “Bệnh khởi” của
Thiền sư Lương Khoan hay tình cảm đời thường con người trong tác phẩm “Đôi
nguyệt tư quy” của Thiền sư Nguyễn Chính. Tư tưởng triết học Phật giáo trước tiên
bàn về thế giới bên trong của con người, với nhận thức về “bể khổ” và con đường
giải thoát khỏi sự đau khổ. Từ tư tưởng căn bản đó, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn
sâu sắc trong lĩnh vực văn chương thơ ca Nhật Bản. Rất nhiều tác phẩm văn học Nhật
Bản mô tả nhân vật có ngoại hình nhìn trầm lặng nhưng nội tâm phong phú. Phong
cách này chịu ảnh hưởng sâu sắc từ thế giới quan Phật giáo cho rằng, toàn bộ kiếp
sống của con người chỉ là phù du, những tình cảm quyến luyến của con người trở
thành rào cản trên con đường giác ngộ. Đa phần các tác phẩm miêu tả thế giới tự
nhiên thường thể hiện sự u uất, trữ tình, còn thơ về tình thường thể hiện nhận thức

40
Eiichi Aoki, Nhật Bản đất nước và con người, 2006, tr.327.
151
của nhân vật về tính nhất thời trong các mối quan hệ cá nhân. Trong quyển sách
“Nhật Bản quá khứ và hiện tại” năm 1994, trang 146 của tác giả E.O Reischauer có
viết: “Trong các tập thơ, đề tài hầu hết đều lấy từ đạo Phật. Điều mà ta thấy có dáng
dấp của ảnh hưởng Phật giáo là ở những tứ thơ nói về sự trống rỗng của đời người,
tính phù vân của cái đẹp và cái sướng, mờ ảo như sương tuyết, đổ vỡ như bong bóng”.
Ngoài dòng văn học bác học, Phật giáo còn để lại dấu ấn tâm thức của mình
trong các sáng tác dân gian. Trước khi Phật giáo Đại thừa Trung Hoa du nhập vào
Nhật Bản, truyền thuyết và truyện dân gian của vùng đất này chịu ảnh hưởng của
nhóm dân cư di cư từ vùng vành đai Thái Bình Dương hoặc từ vùng Siberia đến thể
hiện trong hai tác phẩm Kojiki và Nihon Shoki. Từ khi Phật giáo du nhập, văn học
dân gian Nhật Bản có thêm những tác phẩm kể về con đường truyền bá Phật giáo Ấn
Độ truyền qua Trung Quốc, Triều Tiên tiêu biểu như Nihon ryoiki và Konjaku
monogatari. Rất nhiều điển tích, câu chuyện của Phật giáo đã hòa vào cuộc sống của
tầng lớp bình dân và một vài bài học trở thành những chuẩn mực cuộc sống của xã
hội như câu chuyện kể về Bàn Đặc. Bàn Đặc là một đệ tử của Phật Thích Ca, trước
khi tiếp thu giáo hóa Phật giáo, Bàn Đặc rất dốt, sau khi tu hành ông trở nên thông
tuệ, sáng suốt, nên người Nhật mới có câu “ngu như Bàn Đặc cũng trở nên thông tuệ
như Bồ Tát Văn Thù”.
Có thể nói rằng, văn học Nhật Bản chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của trường phái
tư tưởng triết học Phật giáo cả về nội dung và cách dùng từ. Thông qua dòng văn học
chịu ảnh hưởng bởi Phật giáo chúng ta có thể giải thích được tại sao các võ sĩ mặc dù
tính cách mạnh mẽ nhưng cũng là những người luôn biết sống theo nếp Thiền của
Phật giáo.
Nghệ thuật sân khấu
Ở Nhật Bản nghệ thuật sân khấu đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh
thần người Nhật, sân khấu truyền thống ở Nhật Bản phổ biến chủ yếu bốn loại là Noh
- Kịch mặt nạ, Kyogen - Hài kịch, Bunraku - Nghệ thuật múa rối và Kabuki - Những
vở kịch kết hợp giữa múa, diễn xuất và vũ đạo. Trong đó loại hình kịch kết hợp múa
và âm nhạc chịu ảnh hưởng rõ nét của Phật giáo, xuất hiện từ thế kỷ XIV dưới sự ủng
hộ của Thần đạo và chùa Phật.
Kịch kết hợp múa và âm nhạc bảo tồn được tất cả những gì mà sân khấu
đương đại đánh mất: các yếu tố nghệ thuật vốn có nguồn gốc từ các nghi lễ trong

152
Phật giáo; diễn viên là các tu sĩ, đảm nhận vai trò trung gian giữa thần linh và con
người; tình tiết kịch được lấy từ truyền thuyết, lịch sử…Kịch kết hợp múa và âm
nhạc tìm cách phản ánh tính phù du của thực tại bằng việc phát huy khả năng tưởng
tượng, phép ẩn dụ và tượng trưng. Từ thời Minh Trị trở về sau, đời sống văn hóa
nghệ thuật ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, nhưng các tư tưởng và chất liệu
của Phật giáo vẫn tồn tại trong sự sáng tạo của các nghệ thuật gia, cũng như cách
thưởng thức văn hóa nghệ thuật của người dân Nhật Bản.
3.3.3 Ảnh hưởng đến văn hóa vật thể
Nghệ thuật kiến trúc
Trước khi văn hóa phương Tây được du nhập ở Nhật Bản, nghệ thuật kiến
trúc Nhật Bản chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Phật giáo Trung Hoa. Từ khi có
sự xuất hiện của Phật giáo, bên cạnh những ngôi nhà bằng gỗ bản địa có thêm bóng
dáng của ngôi chùa với những đường uốn lượn tinh tế, tao nhã. Kiến trúc chùa tháp
cho đến nay là niềm tự hào của người Nhật bởi nó không chỉ là vẻ đẹp nghệ thuật
kiến trúc Phật giáo mà nó còn lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của đất nước.

Hình 42: Chùa Đông Đại ở Nara


Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_T%C5%8Ddai

Hình 43: Chùa Daianji

153
Nguồn: https://dothiphattrien.vn/daianji-ngoi-co-tu-danh-tieng-o-co-nara/
Tư tưởng Phật giáo Đại thừa là là một hệ thống niềm tin tập trung chủ yếu
vào sự giải thoát của chúng sinh. Niềm tin này là nền tảng chung trong hầu hết tất cả
các tông phái ở Nhật Bản cho đến hiện nay. Do ngay từ khi được tiếp nhận Phật giáo
dường như đã trở thành tín ngưỡng của nhà nước, là công cụ của giai cấp cầm quyền
nên kiến trúc chùa tháp hay tu viện được xây dựng một cách thống nhất. Nhìn chung
mô hình cấu trúc chung của các chùa tháp và tu viện gồm: Chùa với sảnh chính, sảnh
thuyết pháp, kho kinh sách. Vào thời kỳ Phật giáo du nhập mạnh mẽ khoảng từ thế
kỷ VI - VII có nhiều chùa và tự viện được xây ở vùng Kyoto (Osaka ngày nay). Đến
thế kỷ VIII nhiều tự viện được xây dựng ở các khu đông dân cư như Kofukuji,
Daianji, Yakushiji, Todaiji. Trong các chùa, tu viện thường được trang trí bằng nhiều
tượng, tranh vẽ về Đức Phật, Bồ Tát và các vị thần hộ mệnh. Tuy nhiên giữa các chùa
và tu viện có sự khác nhau do sự khác nhau về tông phái tiêu biểu như các công trình
chùa viện của phái Chân Ngôn tông và Thiên Thai tông thường là “hai hình tròn
tượng trưng cho vũ trụ”, nằm sâu trong núi. Chùa thường treo tranh vẽ và tượng Phật
được thể hiện cách điệu và bí ẩn với các nghi thức thiền định nhằm tạo nên tính
thiêng liêng của Phật giáo.
Cho đến nay, Nhật Bản còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc chùa
tháp cổ, trong đó có những công trình vừa to lớn đồ sộ vừa có tính nghệ thuật thẩm
mỹ cao khiến người xem ngạc nhiên. Chẳng hạn, theo sử liệu Nhật Bản, ngôi chùa
Todaiji (chùa Đông Đại) ở Nara được xây dựng từ năm 74 có tòa đại điện dài 86m,
rộng 50m và cao 36m. Vào thế kỷ XII công trình này đã bị thiêu cháy, hiện nay tòa
đại điện đã được xây lại chỉ bằng ⅔ diện tích cũ nhưng nó vẫn là tòa nhà một mái gỗ
bằng lớn nhất thế giới. Hệ thống chùa Kim Đường, đặc biệt là chùa Đại Từ được xây
vào thế kỷ VII, phản ảnh rõ nét sự tiếp xúc nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa và bước
đầu hình thành kiến trúc riêng của Nhật Bản.
Như vậy, thông qua việc tiếp xúc với văn hóa Phật giáo, kiến trúc Nhật Bản
đã tiếp nhận nghệ thuật kiến trúc của Trung Quốc và tiếp tục phát triển. Nhìn chung,
ảnh hưởng Phật giáo thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc thay đổi theo từng giai đoạn
lịch sử. Cái đẹp của Phật giáo trong các kiến trúc chùa tháp chính là tình yêu thiên
nhiên, sự quý trọng phẩm chất nội tâm con người các nhân, trở thành yếu tố nghệ
thuật làm cho các công trình kiến trúc thêm đa dạng và đặc biệt.

154
Nghệ thuật hội họa - điêu khắc
Sự xuất hiện của Phật giáo ở xứ sở mặt trời mọc đã làm cho nghệ thuật hội
họa, điêu khắc tăng thêm một bước phát triển, góp phần tạo nên một hình ảnh Nhật
Bản rất hiện đại nhưng cũng mang đậm phong cách Á Đông. Nghệ thuật hội họa
Nhật Bản ra đời vào khoảng thời gian cuối thế kỷ VI nhờ những bức tranh Phật mà
người Triều Tiên mang theo để truyền bá đạo Phật. Trong quá trình truyền bá Phật
giáo, các đại sư, tăng sĩ đã dựa vào vai trò của hội họa và điêu khắc như một công cụ
để chuyển tải giáo lý Phật giáo thông qua việc miêu tả biểu tượng thần thánh và thế
giới cực lạc. Vì thế các chùa, tự viện không chỉ là nơi tu hành, tổ chức các nghi lễ tôn
giáo mà nó còn là bảo tàng của nghệ thuật hội họa và điêu khắc.
Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản đã góp phần tạo nên một
phong cách hội họa, điêu khắc mới hình thành nên một trường phái hội họa lớn của
Nhật Bản là Yamato-e. Những bức tranh cổ và đẹp nhất của trường phái này cho đến
nay còn được giữ được một số lượng tương đối lớn ở chùa Byodoin. Khi Nhật Bản
chưa có sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây, các sư tăng đồng thời cũng là các nhà
họa sĩ đóng một vị trí đặc biệt trong nghệ thuật hội họa Nhật Bản trong đó phải kể
đến Toyo Sesshu, ông từ nhỏ được học ở trường Phật giáo, sớm tiếp xúc với giáo lý
Phật giáo, nên các tác phẩm của ông chủ yếu khai thác các đề tài nhân sinh như “lão”,
“tử” của Phật giáo. Trong hội họa, điêu khắc hay các lĩnh vực khác của văn hóa nghệ
thuật các vị Thần trong tín ngưỡng bản địa của Nhật Bản cũng bị pha trộn với các
yếu tố Phật giáo đặc biệt là cách biểu hiện và việc diễn tả các vị thần trong Thần đạo
như có Phật tính. Có thể nói hội họa Nhật Bản bắt đầu và phát triển mạnh mẽ từ thời
Nại Lương, dưới ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và các yếu tố của triết học Phật
giáo. Hội họa Nhật Bản có nhiều thể loại và hình thức từ tranh treo ngang, hoành phi
treo rủ cho đến quạt, tường, bình phong tự đứng, bình phong trượt. Hội họa thời kỳ
này chủ yếu tập trung về các giai thoại cuộc đời Đức Phật và các vị Bồ Tát. Sau thế
kỷ X, hội họa chịu ảnh hưởng mạnh của trường phái Tịnh Độ tông với thể loại “tranh
nghiêng tiếp” mô tả Phật A Di Đà và đoàn tùy tùng đang đón người chết lên cực lạc.
Sang thời Nam Bắc Triều là sự phổ biến mạnh mẽ của tranh thủy mặc được du nhập
từ Trung Hoa.

155
Hình 44: Tranh sơn dầu kể lại các tiền kiếp của Đức Phật chịu ảnh hưởng của phong
cách thời Tùy
Nguồn:https://mavantiengartist.wordpress.com/2011/11/11/h%E1%BB%99i-
h%E1%BB%8Da-nh%E1%BA%ADt/

Hình 45: Shingon mandala - tác phẩm mang phong cách Mandala được vẽ trên lụa
Nguồn:https://mavantiengartist.wordpress.com/2011/11/11/h%E1%BB%99i-
h%E1%BB%8Da-nh%E1%BA%ADt/

156
Hình 46: Tranh Kichijoten - nữ thần tình yêu với đường cong đầy đặn
Nguồn:https://mavantiengartist.wordpress.com/2011/11/11/h%E1%BB%99i-
h%E1%BB%8Da-nh%E1%BA%ADt/
Nói chung, trong phong cách nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, Phật
giáo đóng vai trò hết sức quan trọng, ngay cả khi những người có tư tưởng dân tộc
chủ nghĩa nắm quyền kiểm soát các cơ quan nghệ thuật thì nghệ thuật ảnh hưởng của
Phật giáo vẫn giữ vai trò chi phối.
TIỂU KẾT CHƯƠNG
Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới có lịch sử lâu đời và nội
dung phong phú, là một bộ bách khoa toàn thư bao hàm tất cả các khía cạnh của lịch
sử xã hội và đời sống con người, Phật giáo được hình thành ở Ấn Độ và truyền sang
Trung Quốc. Sau khi du nhập vào Trung thổ trở thành tôn giáo chính thống của
Trung Quốc. Phật giáo Đại thừa Trung Hoa đã được truyền bá sang các nước trong
vùng văn hóa chữ Hán bao gồm Nhật Bản, Bán đảo Triều Tiên và Việt Nam. Nhìn
chung, Phật giáo Đại thừa chính thức truyền vào vùng văn hóa chữ Hán vào khoảng
thế kỷ thứ VI. Về cơ bản, khi Phật giáo Đại thừa du nhập vào, Việt Nam, Nhật Bản
và Bán đảo Triều Tiên đều đã có một nền văn hóa tín ngưỡng bản địa vững chắc nên
Phật giáo Đại thừa Trung Quốc phải mất một khoảng thời gian mới tìm được chỗ
đứng trong cấu trúc văn hóa mỗi nước.

157
Sau khi tiến vào lãnh thổ các nước, Phật giáo Đại thừa Trung Hoa không
phát triển độc lập mà kết hợp với văn hóa bản địa để phù hợp với nhu cầu của người
dân. Bằng sự tiến bộ của mình Phật giáo Đại thừa đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các giá
trị văn hóa của mỗi nước như tư tưởng triết học, tôn giáo - tín ngưỡng, đạo đức, nghệ
thuật sân khấu, văn học, kiến trúc, điêu khắc, hội họa. Cho đến ngày nay bóng dáng
của Phật giáo vẫn còn lưu lại dấu ấn trong nền văn hóa dân tộc.

158
C. KẾT LUẬN
Phật giáo là một tôn giáo lớn ở Ấn Độ do Thái tử Siddharta Goutama con trai
của vua nước Tịnh Phạn dưới chân núi Himalaya khai sinh ra. Phật giáo Ấn Độ ra đời
trong hoàn cảnh chế độ phân biệt đẳng cấp Bà La Môn giáo quá khắt khe, giáo lý và
tổ chức giáo hội phức tạp. Trong quá trình phát triển của mình Phật giáo nguyên thủy
đã có hệ thống giáo lý và cơ cấu tổ chức hoàn thiện và chặt chẽ. Vào đại hội lần thứ
tư của Phật giáo, Phật giáo nguyên thủy Ấn Độ chia thành hai phái với hai hệ tư
tưởng khác nhau và truyền bá theo hai con đường khác nhau. Phật giáo Đại thừa với
chủ trương phổ độ chúng sinh, bất kể ai cũng có thể thành phật truyền theo con
đường phía Bắc Ấn Độ đến các nước Trung Á rồi vào Trung Quốc nên còn gọi là
Phật giáo Bắc truyền hay Phật giáo Bắc tông. Phật giáo Tiểu thừa cho rằng Phật chỉ
có một, chỉ có những người quy y mới được phổ độ cứu vớt, truyền theo con đường
phía Nam đến các nước Malaysia, Thái Lan và một phần nhỏ của phía Nam Việt
Nam ngày nay nên còn gọi là Phật giáo Nam truyền hay Phật giáo Nam tông. Thông
qua con đường tơ lụa, Phật giáo Đại thừa nguyên thủy được du nhập vào Trung thổ
vào khoảng cuối thời Tây Hán đầu thời Đông Hán, trong bối cảnh xã hội Trung Quốc
đã tồn tại một tín ngưỡng tôn giáo bản địa vững chắc, hệ thống tư tưởng triết học
phong phú. Trong quá trình tìm chỗ đứng cho mình, Phật giáo Đại thừa nguyên thủy
vừa ảnh hưởng đến cấu trúc văn hóa Trung Quốc nhưng đồng thời cũng bị các yếu tố
bản địa bản địa hóa, kết quả của quá trình Hán hóa Phật giáo Đại thừa nguyên thủy là
sự kết tinh thành một Phật giáo Đại thừa mang đậm màu sắc Trung Hoa với sự ra đời
của nhiều tông phái trên mảnh đất này như Thiền tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm
tông, Pháp Tướng tông, Tịnh Độ tông…
Với sự tiến bộ về mặt tư tưởng triết học của mình, Phật giáo Đại thừa đã bổ
sung các yếu tố thế giới quan, nhân sinh quan, nhận thức luận, thuyết tâm tính và
phép biện chứng cho triết học cổ đại Trung Quốc, làm cho triết học Trung Quốc trở
nên hoàn thiện. Trước khi du nhập Phật giáo Đại thừa đã có một hệ thống giáo lý
hoàn chỉnh, vì thế sau khi đặt chân lên Trung thổ Phật giáo Đại thừa ghi dấu ấn mạnh
trong khía cạnh tôn giáo, tín ngưỡng bản địa đặc biệt là cơ sở cho sự ra đời của Tân
Nho giáo và hoàn thiện giáo lý Đạo giáo. Sự xuất hiện của Phật giáo Đại thừa còn
mang theo những kiểu kiến trúc hang động, chùa chiền, tự viện, nghệ thuật điêu khắc
tượng và tranh bích họa của Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc, kết hợp với yếu tố

159
bản địa tạo nên những nét riêng trong kiến trúc, điêu khắc của văn hóa Trung Hoa.
Ngoài ra, những tư tưởng, câu chuyện về Phật giáo góp phần làm thay đổi nội dung
và phong cách trong văn học Trung Quốc.
Sau khi định vị được vị trí của mình trên mảnh đất Trung Hoa, Phật giáo Đại
thừa mang đậm màu sắc Trung Hoa được truyền bá sang các nước lân cận. Việt Nam,
Nhật Bản và Bán đảo Triều Tiên đã sớm du nhập chữ Hán và chịu ảnh hưởng của văn
hóa Hán tạo nên vùng văn hóa Đông Á hay còn gọi là vùng văn hóa chữ Hán. Vào
khoảng thế kỷ thứ VI, với sự phát triển mạnh mẽ của con đường tơ lụa quá trình giao
lưu kinh tế, trao đổi buôn bán giữa các nước các khu vực phát triển mạnh, Phật giáo
Đại thừa Trung Hoa theo đó đã chính thức được truyền bá vào các nước trong vùng
văn hóa chữ Hán. Do sự khác biệt về các yếu tố bản địa và bối cảnh chính trị xã hội
mà quá trình Phát triển của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa ở mỗi quốc gia không
giống nhau. Khi Phật giáo Đại thừa Trung Hoa du nhập vào, ở mỗi nước đã tồn tại
những tín ngưỡng bản địa vô cùng phong phú và vững chắc, vì thế, Phật giáo Đại
thừa Trung Hoa phải mất một thời gian mới dung hòa được bản thân vào nền văn hóa
bản địa. Phật giáo Đại thừa Trung Hoa sau khi biến đổi đã thúc đẩy sự ra đời của các
tông phái Phật giáo mới trên chính lãnh thổ các nước như Nhật Liên tông ở Nhật Bản,
Thiền viện Trúc Lâm ở Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở sự thúc đẩy ra đời các tông
phái mới, sự xuất hiện của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa còn kéo theo sự xuất hiện
của những ngôi chùa với kiểu kiến trúc đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng, điêu khắc
tượng Phật ra đời và phát triển mạnh mẽ, những tác phẩm hội họa, văn học chứa
đựng nội dung liên quan đến Phật giáo. Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn đang nhìn
thấy dấu ấn ảnh hưởng của nó ở trong nền văn hóa của mỗi nước, góp phần làm cho
văn hóa các nước trở nên đa dạng, phong phú.
Có thể nói rằng, sự xuất hiện của Phật giáo Đại thừa đã cứu sống một nền văn
hóa Trung Hoa đang chết dần theo thời gian và sự xuất hiện của Phật giáo Đại thừa
Trung Hoa đã làm phong phú các khía cạnh văn hóa của các quốc gia trong vùng văn
hóa chữ Hán: Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

160
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU SÁCH


1. 中国佛教史籍概论 .(2005). 上海书店出版社。
2. 任继愈. (2015). 中国佛教史 (第一、二、三卷). 中国社会科学出版社。
3. 南华瑾.(1995). 中国佛教史略,复旦大学出版社。
4. 坚凯. (2016). 中国佛教信仰与生活社. 江苏人民出版社。
5. Kamata Shigeo. (1984). 简明中国佛教史. 上海译文出版社。
6. Revo Shou. (2009). 中国历史中的佛教 . 北京大学出版社。
7. Doãn Chính. (2012). Lịch sử triết học Phương Đông. NXB Chính trị quốc gia
Hà Nội.
8. Đặng Phúc Tinh & Hoàng Lan & Bùi Hữu Hồng. (2001). Mỹ thuật Trung Quốc.
NXB Thế giới.
9. Dương Lực. (2000). Kinh điển văn hóa 5000 năm Trung Hoa tập 4. NXB Văn
hóa Thông tin.
10. Đoàn Trung Còn. (2016). “Các tông phái đạo Phật”. NXB Tổng hợp TP HCM.
11. Đỗ Minh Hợp. (2006). Tôn giáo học nhập môn. NXB Tôn giáo.
12. George Sansom. (1994). Lịch sử Nhật Bản Từ thượng cổ đến năm 1334. NXB
Khoa học Xã hội.
13. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. (2007). NXB
Chính trị Quốc gia Sự thật.
14. Hoàng Trung Thông. (1962). Thơ Đỗ Phủ. NXB Văn học.
15. Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh toàn tập Tập 3 (1930-1945). NXB Chính trị Quốc
gia.
16. Hội Đồng Quốc Gia Chỉ Đạo Biên Soạn Từ Điển Bách Khoa. (1995). Từ điển
Bách Khoa Việt Nam 1. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách Khoa Việt Nam Hà
Nội.
17. H.T Thích Minh Châu. (1999).“Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa”. NXB
Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Lê Mạnh Thát. (2003). Lịch sử Phật giáo Việt Nam I (từ khởi nguyên đến thời
Lý Nam Đế). NXB TP HCM.
19. Lê Văn Quang. (1998). Lịch sử Nhật Bản. Tủ sách trường ĐH KHXH&NV.
161
20. Lương Duy Thứ. (2000). Bài giảng văn học Trung Quốc. NXB Đại học quốc
gia TP HCM.
21. Lương Duy Thứ, Phan Thu Hiền & Phan Nhật Chiêu. (1996). Đại cương văn
hóa Phương Đông. NXB Giáo dục.
22. Lữ Trừng. (2018). Lịch sử tư tưởng Phật học Trung Quốc, Hạnh Bình dịch,
NXB Hồng Đức, TP.HCM.
23. Nguyễn Đức Tư & Hữu Song. (2007). Tôn Giáo Và Lịch Sử Văn Minh Nhân
Loại - 2500 Năm Phật Giáo. NXB Tổng hợp TP.HCM
24. Nguyễn Hiến Lê. (2004). Đại cương Triết học Trung Quốc Tập 1. NXB Thanh
niên.
25. Nguyễn Hiến Lê. (2004). Đại cương Triết học Trung Quốc Tập 2. NXB Thanh
niên.
26. Nguyễn Hiến Lê. (1990). Lịch sử văn minh Trung Quốc. Trung tâm Thông tin
Đại học Sư phạm TPHCM.
27. Nguyễn Long Châu. (2000). Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc. NXB Giáo dục.
28. Nguyễn Ngọc Thơ. (2017). Giáo trình văn hóa Trung Hoa. NXB Đại học quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh.
29. Nguyễn Quốc Hùng, Đặng Xuân Kháng, Nguyễn Văn Kim & Phan Hải Linh.
(2007). Lịch sử Nhật Bản. Hà Nội: NXB Giáo dục.
30. Nguyễn Tuệ Chân. (2008). Lịch sử Phật giáo. Nhà Xuất bản Tôn giáo.
31. Nguyễn Tuệ Chân. (2008). Nghệ thuật Phật giáo. Nhà Xuất bản Tôn giáo.
32. Nguyễn Thị Thúy Anh. (2011). Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh
thần ở xã hội Nhật Bản. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
33. Nguyễn Văn Hồng. (2003). Giao lưu văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, Korea,
Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội số 3.
34. Pháp sư Thánh Nghiêm. “Lịch sử Phật giáo Ấn Độ”. NXB phương Đông
Thành phố Hồ Chí Minh (2008)
35. Phạm Hồng Thái. (2005). Đời sống tôn giáo Nhật Bản hiện nay. NXB Khoa
học Xã hội.
36. Phùng Hữu Lan. (2005). Lịch sử Triết học Trung Quốc. NXB Khoa học Xã hội.
37. Phương Lập Thiên. (2006). Triết học cổ đại Trung Quốc. NXB Đại học nhân
dân Trung Quốc.

162
38. Phương Lập Thiên. (2006). Văn hóa Phật giáo Trung Quốc. NXB Đại học nhân
dân Trung Quốc.
39. Sueki Fumihiko. (2006). Lịch sử tôn giáo Nhật Bản. NXB Thế giới.
40. Sử Trọng Văn & Trần Kiều Sinh. Văn hóa Trung Quốc. NXB Tổng hợp TP
HCM.
41. Thích Quảng Độ. (1969). “Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận”. NXB. Viện
Đại học Vạn Hạnh.
42. Thái Yến Hâm. (2011). Kiến trúc Trung Quốc. NXB Tổng hợp TP HCM.
43. Thích Mật Thể. (1960). Việt Nam Phật giáo sử lược. NXB Minh Đức.
44. Thích Thanh Kiếm. (1963). Lược sử Phật giáo Ấn Độ. NXB Vạn Hạnh.
45. Thích Thanh Kiểm, Thích Đức Nhuận đề tựa. (1963). Lịch sử Phật giáo Trung
Quốc. NXB Vạn Hạnh
46. Thích Thanh Kiểm. (2010). Lịch sử phật giáo Trung Quốc. NXB Tôn Giáo.
47. Trần Đình Sử. (1994). Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc. NXB Giáo dục.
48. Trần Ngọc Thêm. (1996). Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Trường Đại học Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
49. Trần Ngọc Thêm. (2001). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ thống
- loại hình. NXB TP Hồ Chí Minh.
50. Trần Thị Thu Lương. (2011). Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến
hiện đại” . NXB Tổng hợp TP HCM.
51. Trần Thúc Việt. (2006). Văn học Korea (Triều Tiên - Hàn Quốc). NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
52. Trần Trọng Kim. (2007). Phật giáo. NXB Tôn giáo.
53. Trần Vĩnh Bảo. (2005). Một vòng quanh các nước : Hàn Quốc. NXB Văn hóa -
Thông tin.
54. Trịnh Huy Hóa. (2003). Đối thoại với các nền văn hóa: Nhật Bản. NXB Trẻ.
55. Trương Sỹ Hùng. (2010). Tôn giáo trong đời sống văn hóa Đông Nam Á. NXB
Văn hóa Thông tin và Viện văn hóa.
56. Viên Trí. (2006). Lược sử phật giáo Trung Quốc. NXB Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh.
57. Vũ Dương Ninh. (2010). Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục.
58. Nhiều tác giả. (2002). Những vấn đề văn hóa, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc.

163
NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
TÀI LIỆU LUẬN VĂN - LUẬN ÁN
1. Đào Duy Đại. (2008). Văn hóa Phật giáo trong đời sống cư dân Thái Lan. Luận
văn Thạc sĩ Châu Á học. Chuyên ngành Châu Á học. Trường ĐH KHXH&NV
(Đại học Quốc gia TP HCM).
2. Lý Như Quỳnh. (2016). Tịnh Độ tông Nhật Bản trong không gian Phật giáo
Đông Á. Luận văn Thạc sĩ Châu Á học. Trường ĐH KHXH&NV TP HCM.
3. Nguyễn Gia Quốc. (2005). Hình tượng Bồ Tát Quan Thế Âm trong văn hóa
Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Chuyên ngành Văn hóa học. Trường ĐH
KHXH&NV TP HCM.
4. Nguyễn Ngọc Ánh. (2014). Tư tưởng nhân văn trong triết học Phật giáo
nguyên thủy. Công trình Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường. ĐH
KHXH&NV TP HCM.
5. Nguyễn Thị Bảo Hà. (2008). Phật giáo trong đời sống văn hóa của cộng đồng
cư dân Singapore. Luận văn Thạc sĩ Châu Á học. Chuyên ngành Châu Á học.
ĐH KHXH&NV TP HCM.
6. Nguyễn Thị Liên Nhi. (2013). Quá trình Trung Quốc hóa Phật giáo từ đầu
công nguyên đến thời Tùy - Đường. Luận văn Thạc sĩ Triết học. Chuyên ngành
Triết học. ĐH KHXH&NV TP HCM.
7. Nguyễn Thị Thu Hằng. (2017). Cải cách ở Triều Tiên cuối thế kỷ XIX - đầu thế
kỷ XX từ khía cạnh văn hóa chính trị. Luận văn Thạc sĩ Châu Á học. ĐH
KHXH&NV TP HCM.
8. Nguyễn Thùy Tiên. (2015). Xã hội Nhật Bản trước cải cách Taika (năm 646).
Luận văn Thạc sĩ. Chuyên ngành Châu Á học. ĐH KHXH&NV TP HCM.
9. Nguyễn Trung Hiệp. (2016). Phật giáo Korea qua tác phẩm Tam quốc Di sự.
Luận văn Thạc sĩ. Chuyên ngành Châu Á học. ĐH KHXH&NV TP HCM.
10. Nguyễn Văn Lịch. (2008). Lịch sử Korea. Đề tài nghiên cứu cấp bộ. ĐH
KHXH&NV TP HCM.
11. Nguyễn Văn Thế. (2013). Quá trình du nhập phật giáo vào Việt Nam. Luận văn
Thạc sĩ Triết học. Chuyên ngành Triết học. ĐH KHXH&NV TP HCM.

164
12. Nguyễn Văn Thoàn. (2005). Văn hóa Phật giáo trong đời sống cư dân Lào.
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học. Chuyên ngành Văn hóa học. ĐH KHXH&NV
TP HCM.
13. Nguyễn Xuân Quỳnh. (2014). Thần Đạo Nhật Bản nhìn từ sự dung hợp Tam
giáo. Luận văn Thạc sĩ Châu Á học. ĐH KHXH&NV TP HCM.
14. Phan Ngọc Pháp. (2015). Giá trị văn hóa Phật giáo trong bản sắc văn hóa Việt
Nam. Luận văn thạc sĩ Triết học. Chuyên ngành Triết học. ĐH KHXH&NV TP
HCM.
15. Tạ Chí Hồng. (1998). Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó với đời sống
tinh thần của người Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Triết học. Chuyên
ngành Triết học. ĐH KHXH&NV TP HCM.
16. Thân Ngọc Anh. (2012). Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh
thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ Triết học. Chuyên
ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. ĐH
KHXH&NV TP HCM.
17. Trần Ngọc Sơn. (2014). Đặc điểm Phật giáo thời Tùy Đường và ảnh hưởng của
nó tới văn hóa tinh thần của Trung Quốc, Luận văn thạc sĩ triết học. Chuyên
ngành Triết học. ĐH KHXH&NV TP HCM.
18. Trần Văn Cường. (2010). Quan niệm về con người trong Triết học Phật giáo.
Luận văn Thạc sĩ Triết học. Chuyên ngành Triết học. ĐH KHXH&NV TP
HCM.
19. Trịnh Bình. (2006). Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ Phật giáo gốc Hán và vấn đề
chú giải một số thuật ngữ Phật giáo hiện nay. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ
văn. Chuyên ngành Ngôn ngữ học So sánh. ĐH KHXH&NV TP HCM.
TÀI LIỆU BÁO - TẠP CHÍ
1. Bùi Thị Ánh Vân. (2013). Tư tưởng tôn giáo triều tiên thời vương triều Choson.
Tạp chí VHNT số 354, tháng 12. Nhận từ:
https://vhnt.org.vn/tu-tuong-ton-giao-trieu-tien-thoi-vuong-trieu-choson/
2. Chương Châu. (2005). Vài nét tương đồng về lịch sử và văn hóa giữa Việt Nam
và Hàn Quốc thời cận đại. Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 3,
(57).
Nhận từ:

165
https://dlib.hcmussh.edu.vn/Viewer/?Id=64012d0c-fe9e-4204-a44a-
9e6a8dbf0bd5&t=Vai-net-tuong-dong-ve-lich-su-va-van-hoa-giua-Viet-Nam-
va-Han-Quoc-thoi-can-dai
3. Cung Hữu Khánh. (2004). Nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản thời kỳ Kamakura
(1180 - 1333). Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 6 (34).
Nhận từ:
https://dlib.hcmussh.edu.vn/Viewer/?Id=6963d703-fc09-4c31-b858-
7d016d1da396&t=Nghe-thuat-phat-giao-Nhat-Ban-thoi-ky-Kamakura-(1180---
1333)
4. Đỗ Công Định. (2001). Phật giáo trên bán đảo Triều Tiên. Tạp chí Nghiên cứu
Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5, (35). Nhận từ:
https://dlib.hcmussh.edu.vn/Viewer/?Id=aa0685aa-e14e-4254-aeb4-
ce39acececd9 &t=Phat-giao-tren-ban-dao-Trieu-Tien
5. Hoàng Khắc Nam. (2005). Vấn đề văn hóa trong chủ nghĩa khu vực Đông Á.
Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1 (35).
Nhận từ:
https://dlib.hcmussh.edu.vn/Viewer/?Id=c60c8e2a-70f4-4dda-ae65-
88aec6d6c7d2&t=Van-de-van-hoa-trong-chu-nghia-khu-vuc-Dong-A
6. Hoàng Thị Yến. (2010). Nghệ thuật Điêu khắc Phật đá Hàn Quốc. Tạp chí
VHNT số 318, tháng 12. Nhận từ:
https://cungduong.vn/nghe-thuat-dieu-khac-phat-da-han-quoc-2/
7. Hồ Hoàng Hoa. (2002). Hàn Quốc và Nhật Bản - những nét giống nhau và khác
nhau trong văn hóa lối sống. Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số
5(41).
Nhận từ:
https://dlib.hcmussh.edu.vn/Viewer/?Id=ba67316a-d48f-4b7b-87a2-
2d8ae3746bb1&t=Han-Quoc-va-Nhat-Ban---Nhung-net-giong-nhau-va-khac-
nhau-trong-van-hoa-loi-song
8. Nguyễn Anh Thục. (2020). Nguồn lịch sử và ý nghĩa văn hóa của hội họa
truyền thống Trung Hoa. Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2, 196 -
207.
Nhận từ:

166
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/89110/1/ORIGIN%20AND
%20CULTURAL%20MEANING%20OF%20CHINESE%20CLASSICAL%20
PAINTING.pdf
9. Nguyễn Văn Hồng. (2003). Giao lưu văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, Korea,
Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội số 3.
Nhận từ:
https://dlib.hcmussh.edu.vn/Viewer/?Id=36a46694-3e35-4006-b4dd-
49fb79a064ea&t=Giao-luu-van-hoa-Trung-Quoc-Nha-t-Ban-Korea-Viet-Nam-
trong-tien-trinh-lich-su
10. Nguyễn Kim Lai . (2005). Về sự hòa hợp giữa thần đạo và đạo phật ở Nhật Bản.
Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 2 (56).
Nhận từ:
https://dlib.hcmussh.edu.vn/Viewer/?Id=dd0b0571-f420-4fa0-b5fc-
4297c60769b2&t=Ve-su-hoa-hop-giua-than-dao-va-dao-phat-o-Nhat-Ban
11. Trương Tích Hậu. (2000). Thể tài “Biến văn” ở Đôn Hoàng. Tạp chí văn học số
2 (87). Nhận từ:
https://dlib.hcmussh.edu.vn/Viewer/?Id=a602ebde-d5bc-4973-b05a-
a5d117896576&t=The-tai-%22-bien-van-%22-o-Don-Hoang
12. Trần Thị Mỹ Hoa. Đặc trưng Phật giáo ở Nhật Bản. Đăng trên Trung tâm
Nghiên cứu Nhật Bản ngày 6/10/2015.
Nhận từ: http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=961
TÀI LIỆU INTERNET
1. 华 严 经, 大乘佛教初期经典介绍 đăng ngày 19/2/2017
https://www.sohu.com/a/126605216_589198
2. Theo 方广佛教 , 【大乘佛教】佛教经典权威阐述什么才是大乘佛教
http://www.yi55.com/article-33543-1.html
3. 未知 , 大乘佛教的兴起 theo 弘善佛教网 đăng ngày 6/8/2013
https://www.liaotuo.com/foxue/keben/299/10360.html
4. 中国佛教伦理的拟血亲化取向 theo 大众学佛网 đăng ngày 18/1/2020
https://www.hzcmc.com/hhz/32069.html
5. 佛教与中国文化
https://www.docin.com/p-23770082.html?docfrom=rrela
167
6. 佛教转入中国
https://baike.baidu.com/item/%E4%BD%9B%E6%95%99%E4%BC%A0%E5
%85%A5%E4%B8%AD%E5%9B%BD/1647891?fr=aladdin
7. 中国佛教
https://baike.baidu.com/item/%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E4%BD%9B%E
6%95%99/364238?fr=aladdin
8. 浅谈佛教对中国哲学的影响
https://www.wenmi.com/article/px582205k3ax.html
9. 试论佛教对中国文学的影响
https://www.doc88.com/p-008206621274.html?s=rel&id=1
10. 论佛教文化对中国文学的影响 đăng lúc 08:47 ngày 7/4/2009
http://www.fjnet.com/fjlw/200904/t20090407_115766_1.htm
11. 佛教对中国民俗的影响
https://www.xiexiebang.com/a14/201905157/6b79109fcc987b18.html
12. 佛教与中国 https://www.doc88.com/p-6095612742060.html?s=rel&id=6
13. 佛教对中国的影响 https://www.doc88.com/p-2826684380175.html
14. 国内第一本关于佛教早期造像艺术的犍陀罗大型画册
https://www.sohu.com/a/133359287_654008
15. 佛教对中国绘画艺术的影响
https://new.qq.com/omn/20200301/20200301A0LRDH00.html
16. 佛教文化对中国绘画艺术的影响
https://www.wenmi.com/article/pz214l05231d.html
17. Ảnh hưởng của Phật Giáo tới văn hóa Trung Quốc
http://nghiencuuquocte.org/2019/05/18/anh-huong-phat-giao-van-hoa-trung-
quoc/
18. Hành trình Phật giáo du nhập vào Trung Quốc thông qua Con đường tơ lụa
https://tapchivanhoaphatgiao.com/luu-tru/5665
19. Hoàng Long, Nghệ thuật biểu thi nhân dạng Đức Phật.
https://www.chuabuuchau.com.vn/van-hoa/nghe-thuat-bieu-thi-nhan-dang-duc-
phat_29492.html
20. Khái quát lịch sử Phật giáo Trung Quốc
168
https://phatgiaohanoi.vn/khai-quat-lich-su-phat-giao-trung-quoc.html
21. Lược Ý Tướng Râu Bát Tự Trên Diện Tượng Phật Trong Truyền Thống Nghệ
Thuật Văn Hóa Tín Ngưỡng Phật Giáo Bắc Truyền
https://cungduong.vn/tuong-rau-bat-tu-tren-dien-tuong-phat/
22. Ngọc Anh, Tìm hiểu về quá trình du nhập và phát triển Đạo Phật ở Việt Nam
đăng ngày 9/6/2020
http://bantongiao.snv.kontum.gov.vn/nghien-cuu-ve-tin-nguong,-ton-giao/TIM-
HIEU-VE-QUA-TRINH-DU-NHAP-VA-PHAT-TRIEN--DAO-PHAT-O-
VIET-NAM-1343
23. Nghệ thuật Hàn Quốc - thời kỳ Koryŏ (918–1392)
https://delphipages.live/vi/miscellaneous/koryo-period-918-1392
24. Những đặc điểm của Phật giáo Trung Quốc trong các giai đoạn lịch sử
https://tapchinghiencuuphathoc.vn/nhung-dac-diem-cua-phat-giao-trung-quoc-
trong-cac-giai-doan-lich-su.html
25. Sự du nhập của Phật giáo vào thời kỳ đầu Trung Quốc
https://giacngo.vn/su-du-nhap-cua-phat-giao-vao-thoi-ky-dau-trung-quoc-
post54628.html
26. Trần Thị Vĩnh Tường & Nguyễn Đức Hiệp, Nghệ thuật điêu khắc Phật Giáo tự
thuở bình minh. Đăng ngày 18 tháng 3 năm 2011
https://sachhiem.net/TRTVT/TTVT_XH02.php
27. Triết Học Đại Thừa Phật Giáo
http://www.daophatngaynay.com/vn/pg-nganh/triet/khai-quat/3464-bai-08-triet-
hoc-dai-thua-phat-giao.html
28. Văn hóa: Âm nhạc Phật giáo ở Hàn Quốc. Đăng ngày: 27 tháng 5 năm 2020
http://khoath.tdc.edu.vn/?p=1156

169

You might also like