You are on page 1of 62

ĐHQG-HCM

Trường Ngày nhận hồ sơ


ĐHKHXH&NV
Do P.ĐN&QLKH ghi Mẫu:
SV02

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG


NĂM HỌC 2021 - 2022

Lằn ranh giữa tin tức trên báo chí và


Tên đề tài:

tin tức phi báo chí trên mạng xã hội Facebook


trong thời đại số

Thành phần tham gia thực hiện đề tài


Chịu trách
STT
Họ và tên Điện thoại Email
nhiệm
1. Hồng Thị Huỳnh Như Chủ nhiệm 0912489227 nhuhong0808@gmai.com
1
thanhchieu08082000@gmail
2. Ngô Thanh Chiêu Tham gia 0949968362
.com
nhachantran2000@gmail.co
3. Trần Nhã Chân Tham gia 0944217591
m

4. Tạ Thị Kim Ngân Tham gia 0942270626 ngankimbctt@gmail.com

lethianhtrinh05012000@gma
5. Lê Thị Ánh Trinh Tham gia 0989794572
il.com

1
TP.HCM, tháng 05 năm 2022
2
ĐẠ I HỌ C QUỐ C GIA THÀ NH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Khoa Báo Chí & Truyền Thông

TÊN ĐỀ TÀI:
LẰN RANH GIỮA TIN TỨC TRÊN BÁO CHÍ
VÀ TIN TỨC PHI BÁO CHÍ TRÊN
MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TRONG THỜI ĐẠI SỐ

Ngày 01 tháng 05 năm 2022 Ngày 01 tháng 05 năm 2022


Người hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)
TP.
HỒ

Ngày ……tháng…… năm 20… Ngày ……tháng…… năm 20…


Chủ tịch Hội đồng Phòng ĐN&QLKH
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)

CHÍ MINH, 2022

3
MỤC LỤC
TRANG

Lời cảm ơn………………………………………………..…………….....................4


Chương I: Tổng quan nghiên cứu
Lý do chọn đề tài………………………………………………..……………...........6
Lịch sử vấn đề ………………………………………………..……………...............7
Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………....………….....10
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………....……………..…..11
Cơ sở lý thuyết…………………………..……………………………...……….….11
Phương pháp nghiên cứu ………………………………………….…………….…13
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn……………………………………………..…….....15
Một số khái niệm…………………………………………………………………...16
Bố cục của đề tài…………………………………………………...……………….17
Chương II: Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích tài liệu……………………………...………………………19
Khảo sát và phân tích bảng hỏi…………………………………………………….44
Phỏng vấn sâu chuyên gia………………………………………………………….51
Chương III: Kết luận và khuyến nghị
Kết luận……………………………………………………………………………...56
Khuyến nghị…………………………………………………………………………56
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………………..60
Phụ lục………………………………………………………………………………..61

4
LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi là nhóm sinh viên năm cuối, hệ chính quy Khoa Báo chí & Truyền thông,
theo chương trình học tập, Khoa không yêu cầu chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học. Tuy nhiên, với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu và tạo ra một sản phẩm có
giá trị cả về mặt khoa học và thực tiễn, chúng tôi tự nguyện đăng ký đề tài và thực hiện.

Suốt thời gian, từ lúc bắt đầu xác định đề tài đến lúc lập đề cương, xin ý kiến giảng viên
hướng dẫn và tiến hành nghiên cứu để có được kết quả như hiện tại là cả một hành trình
dài đối với chúng tôi. Bởi các thành viên trong nhóm đã hoàn thành xong chương trình
học tại Khoa, cả năm bạn đều bận rộn với việc thực tập và đi làm nên việc sắp xếp thời
gian để nghiên cứu là một vấn đề lớn. Có những tranh cãi, những bế tắc và cả những lần
muốn dừng lại nhưng với quyết tâm, lòng đam mê với Nghiên cứu khoa học và sự động
viên từ Giảng viên hướng dẫn chúng tôi đã vượt qua tất cả.

Bằng sự biết ơn và kính trọng, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các
thầy cô Khoa Báo chí & Truyền thông đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ nhóm trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện đề tài “Lằn
ranh giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí trên mạng xã hội Facebook trong
thời đại số”.

Đặc biệt, các thành viên trong nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn
Văn Hà - Giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV
ĐHQG TP.HCM đã trực tiếp hướng dẫn, theo sát và giúp đỡ nhóm trong quá trình thực
hiện đề tài.

Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn TS. Huỳnh Văn Thông - Trưởng bộ môn Truyền
thông đa phương tiện, Khoa Báo chí và Truyền thông trường Đại học KHXH&NV
ĐHQG TP.HCM; Nhà báo Huỳnh Sang; ThS. Lê Anh Tú; Nhà văn, nhà báo, blogger
Nguyễn Công Hùng đã có cung cấp những thông tin quan trọng để nhóm có thể hoàn
thành đề tài nghiên cứu theo nhiều góc nhìn khác nhau.

5
Các thành viên trong nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã
hỗ trợ chúng tôi thực hiện khảo sát để cung cấp nguồn tư liệu quan trọng, có cơ sở thực
tiễn để hoàn thiện đề tài.

Nghiên cứu khoa học của nhóm chúng tôi cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo,
học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu trước, các sách chuyên ngành, các bài
báo của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị…
Vì vậy, chúng tôi chân cảm cảm ơn và tri ân tất cả.

Dù đã nỗ lực, cố gắng hết sức để thực hiện đề tài nghiên cứu “Lằn ranh giữa tin tức trên
báo chí và tin tức phi báo chí trên mạng xã hội Facebook trong thời đại số”, song bài
nghiên cứu vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn bè để nhóm rút kinh nghiệm và làm tốt hơn ở
những lần sau.

Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn!

6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Khoảng một thập niên trước, khi mạng xã hội phát triển mạnh ở Việt Nam, tin tức trở
nên phổ biến và trong sự tiếp cận của độc giả, thông tin từ các tờ báo, đài truyền hình
không còn là duy nhất. Mối quan hệ giữa tin tức trên báo chí và tin tức trên mạng xã hội
mà chủ yếu là Facebook được đặt lên bàn cân. Hiện nay, vấn đề này không quá mới mẻ
nhưng nó luôn tiềm ẩn những diễn tiến mới, bất ngờ, thách thức, đòi hỏi độc giả và cả
những chuyên gia trong lĩnh vực báo chí và truyền thông phải tìm hiểu, nghiên cứu sâu
hơn.

Tại Việt Nam, Facebook là mạng xã hội có số lượng người tham gia đông đảo và truy
cập thường xuyên nhất. Theo thống kê của NapoleonCat.com - một phần mềm quản lý
phương tiện truyền thông xã hội cung cấp xuất bản, tham gia, phân tích và tích hợp giao
tiếp truyền thông xã hội - tính đến tháng 6/2020, Việt Nam có 69.280.000 người dùng
sử dụng mạng xã hội Facebook, chiếm 69% dân số toàn quốc. Bên cạnh những tích cực
mà Facebook mang lại cho con người, mãng xã hội này cũng được xem là “con dao hai
lưỡi” nếu người dùng không biết cách làm chủ thông tin.

Thực tế, nhiều sự việc về tin giả, thông tin vu khống, xuyên tạc sự thật trên nền tảng này
đã ảnh hưởng không nhỏ đến các tổ chức, cá nhân được phản ánh trong thời gian gần
đây. Vì vậy, chúng ta cần phân biệt rõ ràng yếu tố thật - giả, chính thống - phi chính
thống, báo chí - phi báo chí của tin tức trên mạng xã hội nói chung và Facebook nói
riêng. Thông tin trên báo chí và các thông tin được đăng tải trên Facebook (không phải
những trích dẫn từ bài báo hoặc chia sẻ link bài - tin tức phi báo chí) có nhiều điểm
khác nhau và mang những giá trị nhất định. Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức
phân biệt và nhận thức rõ mối quan hệ giữa tin tức trên hai loại hình này.

Là sinh viên ngành Báo chí và Truyền thông, với sự am hiểu nhất định về đặc điểm thể
loại, chúng tôi muốn làm rõ sự khác biệt giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí
trên Facebook. Thông qua đó, giúp chúng tôi nắm vững hơn kiến thức nền tảng; có cơ
hội phân tích, xử lý các vấn đề thực tế. Từ đó, giúp mọi người có sự lựa chọn, tiếp cận

7
tin tức đáng tin cậy; trở thành người tiêu dùng tin tức thông minh, phản ứng nhanh nhạy
với tin tức và hướng đến làm chủ thông tin trong thời đại số.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Một số tài liệu liên quan
Để hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu, nhìn nhận điểm được và chưa được của các
nghiên cứu trước đó nhằm bổ sung, hoàn thiện thêm nghiên cứu đang thực hiện; nhóm
nghiên cứu đã tìm kiếm một số bài viết, nghiên cứu có liên quan. Cụ thể như sau:
Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam - Trần Vũ Thị Giang Lam –
Đăng ngày: 19/3/2020
Trên các tờ báo mạng điện tử hiện nay, mỗi bài báo đều được thiết kế để có thể chia sẻ
ngay lập tức đến các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, Zalo, Google+,...
nếu người đọc nhận thấy bài báo hay, có giá trị. Biểu tượng của các trang mạng xã hội
thường được đặt ở phía bên trái bài báo hay ở ngay bên dưới bài báo, cũng có khi được
đặt ở trên nội dung bài báo ngay bên dướt tít. Bên cạnh đó, để kết nối nhanh chóng và
dễ dàng hơn với người đọc, nhiều tờ báo mạng điện tử đã lập trang thông tin riêng, các
trang người hâm mộ (fanpage) của mình trên Facebook, mạng xã hội được nhiều người
Việt Nam dùng nhất hiện nay. Với tính năng chia sẻ (Share), yêu thích (Like), bình luận
(Comment), theo dõi (Follow), kết bạn (Add friend), mạng xã hội Facebook là công cụ
đắc lực làm tăng quy mô lan tỏa thông tin cho các tờ báo.
Cho đến thời điểm thực hiện bài viết này, fanpage của báo điện tử VnExpress đã có
2.906.446 lượt yêu thích và 2.863.224 lượt theo dõi, báo Tuổi Trẻ Online có 2.253.559
lượt yêu thích và 2.263.314 lượt theo dõi, báo Thanh Niên Online có 1.472.429 lượt yêu
thích và 1.502.896 lượt theo dõi. Mạng xã hội cho phép báo mạng điện tử phát hành
thông tin dễ dàng hơn bao giờ hết, đồng thời cũng trở thành nguồn cung cấp thông tin
khổng lồ. “Nguồn thông tin” (information source) có thể hiểu là điểm xuất phát của
thông tin. “Nguồn thông tin” ở đây bao hàm cả chủ thể cung cấp tin tức như nhân
chứng, người có liên quan đến sự việc, hay tài liệu lưu trữ hoặc viết tay, ghi âm, ghi
hình có tính thời sự và thông tin của các cơ quan thông tấn, báo chí. Trong rất nhiều
trường hợp, nhà báo không được trực tiếp chứng kiến sự kiện, nên phải tìm nguồn cung
cấp tin tức từ nhân chứng hay người có liên quan để tìm hiểu và viết bài.

8
Trong nhiều trường hợp, mạng xã hội là nơi mà báo mạng điện tử có thể khai thác
những thông tin cần thiết, quan trọng để viết bài. Nhiều hành vi sai trái của các tổ chức,
cá nhân đã bị phanh phui, nhờ đó các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý sai phạm.
Điển hình, gần đây báo Đời sống và Pháp luật Online có đăng bài về một người lao
động Việt xuất khẩu lao động sang Malaysia tố cáo rằng đã bị người môi giới xuất khẩu
lao động lừa đảo. Thông tin về sự việc này lần đầu tiên xuất hiện trên một số tài khoản
Facebook trong cộng đồng người Việt ở Malaysia kèm theo các hình ảnh, phiếu thu
tiền, ghi âm, video. Sau đó, phóng viên báo Đời sống và Pháp luật Online nhận thấy sự
việc có nhiều dấu hiệu bất thường nên đã tìm hiểu và viết bài. Cuối cùng, cơ quan chức
năng cũng đã vào cuộc điều tra. Có thể nói, mạng xã hội là nguồn thông tin khổng lồ
cho báo chí nói chung, tuy nhiên để tận dụng tốt nguồn thông tin này đòi hỏi nhà báo và
tòa soạn phải có sự kiểm tra, xác minh, chọn lọc cẩn thận.
Thứ ba, báo mạng điện tử Việt Nam sẽ phát triển gắn kết hơn với sự phát triển của
mạng xã hội, mạng xã hội là công cụ giúp lan tỏa thông tin cũng như thu thập thông tin.

Vấn đề đạo đức trong thời đại thông tin - Nguyễn Chí Hiếu - Tạp chí Khoa học và
Công nghệ số 45A 2020
Tin tức giả là tin tức, câu chuyện hoặc trò lừa bịp được tạo ra để cố tình thông tin sai
lệch hoặc lừa dối độc giả. Thông thường, những câu chuyện này được tạo ra để gây ảnh
hưởng đến mọi người về quan điểm chính trị hoặc gây nhầm lẫn và thường có thể là các
nhà xuất bản trực tuyến “câu like”để thu lợi. Những câu chuyện tin tức giả có thể đánh
lừa mọi người bằng cách đưa lên các trang web trông giống như các trang web đáng tin
cậy hoặc sử dụng tên và địa chỉ web tương tự của các tổ chức tin tức có uy tín. Tin tức
giả được tạo ra với mục đích đánh lừa để làm hại cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc nhằm
thu được nguồn lợi tài chính hoặc chính trị. Tin tức giả thường sử dụng các tiêu đề giật
gân, hoàn toàn không trung thực hoặc có một phần trung thực nhằm để tăng độc giả,
chia sẻ trực tuyến và nhấp chuột trên mạng.
Tại sao tin tức giả lại cắm sâu được vào mạng xã hội? Đơn cử vì bốn lý do: (1) Đó là
môi trường ảo, cả người sản xuất thông tin lẫn người nhận thông tin đều có thể ẩn bằng
một nickname hay một avatar bất kỳ, nên rất khó phát hiện đâu là tác giả thật của tin tức
giả; (2) Tốc độ phát tán thông tin gần như “tự động” theo cấp số nhân, vượt qua mọi rào
cản kỹ thuật thông thường; chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hoặc một máy tính

9
nối mạng thì ai cũng có thể trở thành “nhà truyền thông”, làm người sản xuất tin tức; (3)
Thông tin được đưa ra với dung lượng cực lớn, hình thức đa dạng nhưng không qua quy
trình kiểm duyệt chuyên nghiệp nào; (4) Người dùng có thể chỉnh sửa, tháo gỡ nội dung
mình đăng tải một cách dễ dàng và người làm tin tức giả xóa dấu vết của mình rất mau
chóng. Bốn lý do này làm cho tin tức giả dễ dàng được tạo ra và phát tán nhanh chóng.

Sách Báo chí và Mạng xã hội – Đỗ Đình Tấn – Xuất bản năm 2017
• “MẠNG XÃ HỘI” được định nghĩa là “toàn thể những cá nhân hay những tổ chức
được kết nối với nhau bởi những tương tác xã hội thường xuyên” (wikipedia). Khái
niệm này được sử dụng nhiều trong lãnh vực xã hội học (trang 18, Đỗ Đình Tấn).
• Theo nhà xã hội học người Anh gốc Úc John Barnes (1918-2010) mô tả, “tiêu biểu
nhất của một mạng là không có người đứng đầu và không có trung tâm và không có giới
hạn nào cả. Đây không phải một tổ chức như của doanh nghiệp mà là một hệ thống các
quan hệ xã hội qua đó rất nhiều người đã tiến một số hành hoạt động nào đó vốn chỉ
được phối hợp một cách gián tiếp giữa người này với người khác. (trang 20)
• Hai là, mạng xã hội hình thành như một tập hợp liên tục nhờ những liên kết tương hợp
giữa các cá nhân với nhau. (trang 20)
• Vào cuối những năm 1990, mạng xã hội xuất hiện trên Internet như những dịch vụ, bắt
đầu từ Mỹ. Năm 2004, Mark Zugkerberg cho ra đời Facebook.com từ phòng trọ sinh
viên của mình ở Đại học Harvard. Cùng năm, nhóm của Flickr cũng tung ra trang mạng
này để chia sẻ hình ảnh.
• 10 mạng xã hội theo xếp hạng toàn cầu (bao gồm cả những mạng xã hội của Trung
Quốc tuy không được biết đến ngoài lãnh thổ nước này, nhưng dù sao cũng vẫn cạnh
tranh với những mạng xã hội có phạm vi toàn cầu):
1. Facebook: 1,86 tỉ người sử dụng tích cực một lần/tháng (tháng 12/2016).
Vị trí số 4 là Facebook Messenger (ứng dụng cho thiết bị di động, gửi tin nhắn nhanh và
chat): 1 tỉ người sử dụng tích cực (tháng 2/2016).
5 là Facebook Groups (ứng dụng cho thiết bị di động): 1 tỉ người sử dụng tích cực
(tháng 2/2016).
Đây cũng là 3 trong số 10 mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất (không bao gồm những
mạng xã hội của Trung Quốc và Nga). (trang 33-34)

10
• Facebook được Mark Zuckerberg thành lập vào năm 2004 khi còn đang là sinh viên
Đại học Harvard như một dịch vụ dành cho những thành viên của đại học này. Để tham
gia, người sử dụng phải có một email Đại học Hardvard.edu. Như vậy, Facebook đã bắt
đầu như một mạng xã hội đóng. Từ tháng 9/2005, Facebook quyết định mở rộng đối
tượng bằng cách cho phép những người trên khắp thế giới đều có thể tham gia. Tuy vậy,
người sử dụng vẫn có những hạn chế khi tiếp cận với những thông tin cá nhân của một
số thành viên khác hay không thể công khai thông tin cá nhân của mình cho mọi người
sử dụng. Facebook đã tăng tốc như một hiện tượng khi cho phép công khai toàn diện
vào năm 2007 và nay đã trở thành một mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất 128/197
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 1,7 tỉ người sử dụng thường xuyên mỗi tháng
và 350 gigabyte (1 gigabyte = 1.000.000.000 byte) được trao đổi mỗi phút. Ở Việt Nam,
số người sử dụng Facebook là cao nhất trong các mạng xã hội (trang 34-35).

3. Mục tiêu nghiên cứu


3.1. Mục tiêu tổng quát:
Xác định ranh giới, mối quan hệ giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí được
đăng tải trên Facebook (không phải những trích dẫn từ bài báo hoặc chia sẻ link bài). Từ
đó, giúp độc giả nâng cao nhận thức và khả năng thẩm định thông tin khi tiếp cận với
nhiều nguồn tin khác nhau.
3.2. Mục tiêu chi tiết:
- Xác định xu hướng tiếp cận thông tin của độc giả và phản ứng của họ với những
nguồn thông tin khác nhau.
- Tìm hiểu nhận thức của độc giả về lằn ranh giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo
chí trên mạng xã hội Facebook. Từ đó, đưa ra những đặc điểm riêng của từng loại cũng
như các tiêu chí để phân biệt hai loại thông tin nói trên.
- Thu thập ý kiến, nghiên cứu tài liệu để phân tích xem liệu lằn ranh giữa tin tức trên
báo chí và tin tức phi báo chí trên mạng xã hội Facebook có bị xóa mờ trong thời đại số
hay không?
- Đánh giá ưu, khuyết điểm của từng loại thông tin để hướng độc giả đến với phương
pháp tiếp cận thông tin một cách tốt nhất, trở thành người tiêu dùng tin tức thông minh
trong thời đại số.

11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà nhóm nghiên cứu chọn để áp dụng phương pháp này là 587 người dùng
mạng xã hội Facebook, thường xuyên tiếp cận với tin tức thông qua báo chí và
Facebook.

Cách lấy mẫu và số lượng mẫu:

Theo số liệu thống kê của Facebook Việt Nam, tính đến tháng 6/2020, ở Việt nam có
69.280.000 tài khoản Facebook. Cùng với độ tin cậy 95% và mức sai số là 3.

=> Số lượng mẫu cần khảo sát = 1067 + (1067 x 10%) = 1174 người. Trong phạm vi
nghiên cứu, chúng tôi lấy đại diện ½ số lượng đó là 587 mẫu.

Ngoài ra, đề tài tập trung chủ yếu vào con người và tài liệu. Với con người, nhóm
hướng những người có độ tuổi từ 18 - 34. Đối tượng này chiếm hơn 50% dân số và
thường xuyên sử dụng mạng xã hội cũng như đọc tin tức trên báo. Mặt khác, chúng tôi
cũng tìm hiểu và nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu, những nghiên cứu trước về đề tài có
liên quan, cả trong và ngoài nước. Đặc biệt là phỏng vấn thêm một số chuyên gia, giảng
viên, KOLs có nghiên cứu về báo chí và truyền thông mạng xã hội Facebook.

5. Cơ sở lý thuyết
Nhóm nghiên cứu đan xen, áp dụng lý thuyết xử lý thông tin và lý thuyết sử dụng và
hài lòng vào đúng vấn đề, đúng nội dung để đề tài nghiên cứu được sáng rõ và giải
quyết được các câu hỏi nghiên cứu, cũng như chứng minh được giả thiết mà nhóm đã
đặt ra.
5.1. Lý thuyết xử lý thông tin
Lý thuyết xử lý thông tin nêu ra cách thức công chúng tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và sử
dụng các dạng thông tin khác nhau do các phương tiện truyền thông cung cấp. Theo đó,
lý thuyết này chỉ ra rằng, công chúng có xu hướng xử lý thông tin hơn là trốn tránh
thông tin. Đồng thời có khả năng loại bỏ những thông tin không liên quan. Tuy nhiên,
khả năng xử lý các thông tin của công chúng đôi khi gặp trục trặc, vì vậy có thể sai lầm
khi tiếp nhận và xử lý các thông tin quan trọng. Công chúng có thể bị sao nhãng bởi
những hình ảnh hấp dẫn và lãng phí ý thức để xử lý những hình ảnh đó. Trong khi lại bỏ
qua nhiều thông tin, âm thanh quan trọng khác. Song song đó, lý thuyết này còn dự
đoán những hiểu lầm có thể xảy ra dựa trên nội dung truyền thông, hay những sai lệch
thường gặp khi xử lý thông tin và từ đó đưa ra giải pháp phòng tránh.

12
Việc áp dụng khung lý thuyết này vào đề tài sẽ giúp nhận định cụ thể vấn đề sau:
Ngày nay, độc giả luôn là người chủ động khi tiếp nhận nguồn thông tin. Với những
thông tin được đăng tải trên báo trực tuyến và mạng xã hội, độc giả sẽ có xu hướng chắt
lọc, phân tích. Từ đó, độc giả sẽ quyết định tiếp nhận nguồn thông tin cảm thấy tin
tưởng, ngược lại sẽ loại bỏ những thông tin được cho là kém tin cậy. Thực tế, tính tin
cậy của báo trực tuyến có phần hơn so với mạng xã hội vì vốn dĩ thông tin trên báo trực
tuyến đã được kiểm định. Song, điều này chưa phải là yếu tố quyết định, độc giả sẽ có
xu hướng chỉ chú ý đến những hình ảnh hấp dẫn, thông tin độc lạ gây giật gân, từ đó
dành nhiều thời gian cho nó. Điều này dẫn đến, họ sẽ bỏ lỡ những thông tin quan trọng.
Ngoài ra, quá trình thẩm định thông tin còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ văn hóa
của người mỗi người.
Ngoài ra, về vấn đề khám phá những nội dung truyền thông khác nhau, lý thuyết giúp ta
nhận thấy sự thay đổi rõ rệt giữa cách tiếp cận thông tin của công chúng trên báo trực
tuyến và Facebook. Trên nền tảng Facebook, độc giả sẽ thích tìm kiếm và đọc những
thông tin về giải trí hơn là báo trực tuyến. Ngược lại, với những vấn đề chính trị, văn
hóa, xã hội, độc giả sẽ ưu tiên tìm đọc trên báo trực tuyến (Giả thiết này sẽ được chứng
minh lại qua kết quả khảo sát). Song thực tế, thông tin chính trị, văn hóa, xã hội trên báo
trực tuyến đa dạng hơn, đặc biệt là nguồn tin đã được kiểm định.

5.2. Lý thuyết sử dụng và hài lòng


Lý thuyết này coi công chúng là người chủ động lựa chọn và sử dụng các phương tiện
truyền thông để phục vụ mục đích và thỏa mãn nhu cầu của họ. Đồng thời, thuyết có xu
hướng khẳng định các đặc điểm của công chúng như lối sống, nhu cầu, suy nghĩ, học
vấn,…sẽ quyết định mức độ và tính chất tác động của truyền thông đối với họ.
Như vậy, dù sử dụng Facebook hay báo trực tuyến thì độc giả đều có mục đích chung là
tìm hiểu thông tin. Ở một góc độ nhất định, thông tin của Facebook và báo trực tuyến có
thể thỏa mãn nhu cầu thông tin cho độc giả. Việc áp dụng lý thuyết này giúp hiểu rõ
mục đích, nhu cầu của từng đối tượng công chúng khác nhau. Đồng thời, biết được cách
các phương tiện Facebook và báo trực tuyến đã tác động như thế nào đến họ.
Nghiên cứu việc sử dụng phương tiện truyền thông và sự hài lòng của công chúng
truyền thông gồm hai phiên bản: Phiên bản đầu tiên được thực hiện thông qua các yếu
tố. Trong đó yếu tố lý thuyết đáng quan tâm là “những năm 1970, một số nhà nghiên

13
cứu truyền thông cho rằng việc sử dụng các phương tiện truyền thông một cách chủ
động của con người có thể là yếu tố quan trọng quyết định mức độ tác động của truyền
thông”. Phiên bản thứ hai của phương pháp sử dụng và hài lòng liên quan đến sự phát
triển và lan truyền rộng rãi của các ứng dụng internet, chủ yếu do tính chất tương tác mà
những ứng dụng này mang lại.

Quan trọng hơn, cách tiếp cận sử dụng và sự hài lòng cung cấp khung nhận thức, trả lời
cho các câu hỏi: Khi nào người sử dụng phương tiện truyền thông chủ động hay ít chủ
động. Họ thay đổi ra sao và kết quả của sự thay đổi đó như thế nào? Công chúng là
người chủ động và việc sử dụng phương tiện truyền thông của họ là có mục đích. Phần
lớn công chúng lựa chọn phương tiện truyền thông theo sở thích hoặc theo nội dung ưu
thích trên phương tiện truyền thông. Theo đó, sự thoả mãn nhu cầu của công chúng có
mối liên hệ với sự lựa chọn phương tiện truyền thông nhất định. Dễ thấy, một số người
sử dụng facebook để cảm thấy kết nối nhanh với thế giới. Trong khi đó một số khác lại
đọc báo trực tuyến vì cảm thấy thông tin đáng tin cậy hơn.

Với hai lý thuyết trên, nhóm nghiên cứu sẽ đan xen và áp dụng đúng vấn đề, đúng nội
dung để đề tài nghiên cứu được sáng rõ và giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu, cũng
như chứng minh được giả thiết mà nhóm đã đặt ra.

6. Phương pháp nghiên cứu


6.1. Khảo sát và phân tích bảng hỏi
Với số lượng mẫu đã nêu, chúng tôi dùng bảng hỏi để khảo sát. Những câu hỏi mà
nhóm đặt ra sẽ liên quan đến 5 tiêu chí đã nêu, bao gồm: Sự kiểm duyệt, Nguồn cấp
thông tin, Nội dung thể hiện, Hình thức trình bày, Sự tương tác với công chúng. Bên
cạnh đó, chúng tôi sẽ phân loại đối tượng khảo sát theo độ tuổi và nghề nghiệp để tìm
hiểu xem với độ tuổi và công việc khác nhau thì họ sẽ chuộng cách tiếp cận thông tin
nào hơn.
Thông tin bảng hỏi: Đính kèm ở phụ lục.

6.2. Nghiên cứu và phân tích tài liệu

14
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát, phân tích các tin/bài đăng trên báo và các tin/bài
phi báo chí đăng trên mạng xã hội Facebook. Trên Facebook chúng tôi khảo sát những
bài đăng trong các hội nhóm và cá nhân (nghệ sĩ, youtuber, hiện tượng mạng,...). Còn
trên báo dự kiến khảo sát tin/bài từ các báo như Tuổi trẻ Online, Thanh niên Online,
Zingnews, VnExpress,… Từ đó, rút ra sự khác nhau giữa các tin/bài đăng trên báo và
Facebook ở các khía cạnh như hình thức, nội dung, mức độ tương tác và các yếu tố
trong công thức thẩm định thông tin I’M VAIN.

6.3. Phỏng vấn sâu


Nhóm nghiên cứu sẽ đặt câu hỏi phỏng vấn một số nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí,
KOLs ở Việt Nam để đánh giá về mối quan hệ, sự khác biệt và lằn ranh giữa tin tức trên
báo chí và tin tức phi báo chí trên mạng xã hội Facebook. Những ý kiến đó sẽ giúp cho
bài nghiên cứu mang tính chuyên sâu và đáng tin cậy hơn.

Câu hỏi:
Nhóm KOLs:
1. Với các bài viết đã đăng, anh/chị lấy thông tin hoặc tư duy chủ đề từ những phương
tiện nào?
2. Theo anh chị, cách đưa tin trên các trang mạng xã hội (facebook) với cách đưa tin
trên báo giống và khác nhau ở những điểm nào?
3. Đặc điểm đặc trưng nhất của cách đưa tin trên mạng xã hội (facebook) là gì?
4. Có nhận định rằng các trang mạng xã hội đa phần là giật tit câu view, anh/chị nghĩ
sao về điều này?
5. Các đối tượng độc giả mà tin tức mạng xã hội hướng đến là gì? Tin tức mạng xã hội
chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực gì?
6. Theo anh chị đưa tin trên facebook có ưu điểm gì so với thông tin báo chí?
7. Mối quan hệ giữa tin tức trên mạng xã hội (facebook) và tin tức trên báo chí là gì?
Theo anh/chị thì trong tương lai loại hình nào sẽ chiếm ưu thế với độc giả hơn?
Nhóm Chuyên gia Báo chí:
1. Theo anh/chị, tin tức trên báo chí và trên mạng xã hội (Facebook) có những điểm
tương đồng và khác biệt ra sao về nội dung, cách khai thác…?

15
2. Giữa tin tức trên báo chí và trên mạng xã hội (Facebook) có mối quan hệ như thế
nào?
3. Điều đó tác động ra sao đến sự tiếp cận của độc giả/người dùng mạng xã hội?
4. Có ý kiến cho rằng: “Trong thời đại số, lằn ranh giữa tin tức trên báo chí và tin tức
phi báo chí trên mạng xã hội Facebook đang dần bị thu hẹp và xóa mờ?” Anh/chị nghĩ
sao về vấn đề này?
5. Nếu điều đó xảy ra thì báo chí cần phải làm gì để giữ vững vai trò đưa tin, gìn giữ
những đặc trưng vốn có và cạnh tranh với mạng xã hội đang ngày càng phát triển trong
thời đại số?
6. Người dùng mạng xã hội cần những kiến thức/công thức/hiểu biết gì để trở thành
“Độc giả thông minh”?

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


7.1. Về mặt khoa học:
- Đánh giá thực trạng, xu hướng tiếp nhận thông tin của người dùng mạng xã hội
Facebook và tiếp nhận tin tức của độc giả khi đọc các bài trên báo chí hiện nay.
- Đưa ra góc nhìn bao quát và toàn diện về mạng mạng xã hội Facebook và báo chí nói
chung và tin tức, thông tin trên hai nền tảng này nói riêng. Từ đó xác định liệu có hay
không lằn ranh giữa báo chí và Facebook.
- Mang đến những kiến thức hữu ích, lý giải và đề xuất giải pháp ý nghĩa, thiết thực
giúp giải quyết những vấn đề còn bất cập đang tồn đọng trong thời đại số hiện nay.

7.2. Về mặt thực tiễn:


- Giúp độc giả trở thành người tiêu dùng tin tức thông minh với khả năng thẩm định
chất lượng và phản ứng nhanh nhạy với tin tức, tránh rơi vào bẫy của tin giả.
- Giúp độc giả phân biệt được thông tin chính thống và ý kiến riêng của người viết. từ
đó, nâng cao nhận thức của độc giả về việc sử dụng mạng xã hội Facebook để tiếp nhận
thông tin. Từ đó, biết cách chọn lọc nguồn tin và chia sẻ thông tin trên trang cá nhân,
tránh tình trạng đưa tin sai sự thật vi phạm quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ các nhà báo biết cách khai thác tối đa và phát triển những thế mạnh từ mạng xã
hội Facebook để đem đến những nội dung thông tin chất lượng, thu hút đáp ứng được
nhu cầu đa dạng của công chúng.

16
- Cung cấp những kiến thức nền tảng, những dẫn chứng thực tiễn giúp độc giả có cái
nhìn nõ nét về những điểm khác biệt, mối liên hệ, sự giao thoa giữa tin tức trên mạng xã
hội Facebook và báo chí.
- Đóng góp những kết quả hữu ích phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy tại
Khoa Báo chí và Truyền thông trường ĐH KHXH&NV-ĐHQG-HCM nói riêng và Việt
Nam nói chung.

8. Một số khái niệm


- Tin tức là một trong những thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó thông báo
phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác, và nhanh chóng nhất về
sự kiện, vấn đề, con người, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định.
- Tin là thể loại cơ bản và nổi bật nhất của loại tác phẩm thông tấn. Nó là một thông
điệp mới, ngắn gọn, xác định, được thể hiện một cách nhanh chóng, có ý nghĩa chính trị
- xã hội nhất định và được nhiều người quan tâm.
Báo chí là gì?
- Báo chí: trong tiếng việt khái niệm này thường được hiểu theo hai nghĩa:
+ Trong quan niệm truyền thống, báo chí là phương tiện thông tin đại chúng in
trên giấy, gồm báo in và tạp chí.
+ Trong quan niệm hiện đại, báo chí là hình thức và hoạt động truyền thông đại
chúng phổ biến nhất bên cạnh các hình thức và hoạt động truyền thông đại chúng khác
như xuất bản, quảng cáo, quan hệ công chúng. Báo chí bao gồm 4 loại hình: báo in, báo
nói, báo hình và báo trực tuyến.
- Sản phẩm báo chí là ấn phẩm, phụ trương của báo in, nội dung hoàn chỉnh của báo
điện tử, bản tin thông tấn, kênh phát thanh, kênh truyền hình, kênh trang của báo điện tử
- Tác phẩm báo chí là sản phẩm tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm thể hiện nhận
thức của tác giả về cuộc sống xã hội, đồng thời bày tỏ thái độ của tác giả trước thực tại.
Nó là một thông điệp mang tính thời sự tương đối hoàn chỉnh và được chuyển tải đến
công chúng bằng những phương tiện truyền thông đại chúng.
- Mạng xã hội: Toàn thể những cá nhân hãy những tổ chức được kết nối với nhau bởi
những tương tác xã hội thường xuyên.

17
- Facebook: Mạng xã hội có lượng người dùng đông nhất hiện nay, cập nhật thông tin
đa dạng từ chữ viết, hình ảnh đến video, được Mark Zuckerberg thành lập vào năm
2004.
- Tin tức phi báo chí trên Facebook: Thông tin đa lĩnh vực được đăng tải bởi những
người sử dụng mạng xã hội Facebook hoặc các hội nhóm; bao gồm những thông tin
mang ý nghĩa thuần túy là cung cấp thông tin và những bài viết mang tính phân tích,
đánh giá, nhìn nhận vấn đề.
- Lằn ranh giữa tin tức trên báo chí và phi báo chí trên mạng xã hội: Một giới hạn, ranh
giới vô hình được vạch ra giữa những thông tin được đăng tải trên không gian mạng xã
hội và tin tức trên trang báo chí chính thống.
- Độc giả thông minh: là những đối tượng nhận thức đầy đủ về các giá trị và chuẩn mực
cần có của một thông tin, có khả năng phân biệt được thông tin báo chí với những dạng
thông tin khác và làm chủ được thông tin khi tiếp nhận.
- Công thức I’M VAIN là công thức thẩm định thông tin do các học giả ở trường Đại
học Stony Brook (Mỹ) đề ra. Đây là một câu được ghép từ các ký tự đầu của những
chữ:
- INDEPENDENT: Nguồn tin có khách quan, độc lập với nội dung thông tin được nêu
không?
- MULTIPLE: Nguồn tin có đa chiều không?
- VERIFY: Thông tin được nêu ra có sự xác nhận, có bằng chứng, có thẩm định chưa?
- AUTHORITATIVE: Nguồn cung cấp tin ấy có thẩm quyền không?
- INFORMED: Thông tin ấy người ta có được bằng cách nào?
- NAMED: Nguồn tin có tên tuổi cụ thể hay nguồn ẩn danh? Công thức khái quát và dễ
nhớ này cần được các nhà báo hôm nay vận dụng trong tác nghiệp báo chí nói chung và
sử dụng mạng xã hội trong tác nghiệp nói riêng.

9. Bố cục đề tài
Chương I: Tổng quan nghiên cứu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Cơ sở lý thuyết
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

18
8. Một số khái niệm
9. Bố cục của đề tài

Chương II: Kết quả nghiên cứu


1. Nghiên cứu, phân tích tài liệu
2. Khảo sát và phân tích bảng hỏi
3. Phỏng vấn sâu
Chương III: Kết luận và khuyến nghị
Biểu đồ, hình ảnh nghiên cứu
Danh mục tài liệu tham khảo

19
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện nghiên cứu Lằn ranh giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí trên
Facebook trong thời đại số, nhóm nghiên cứu đã áp dụng 3 phương pháp: khảo sát bằng
bảng hỏi, nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn sâu (nhà báo, giảng viên báo chí, KOLS).
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng tôi cố gắng vượt hết những định kiến đối
với thông tin trên báo chí và mạng xã hội Facebook, nhất là những định kiến mang tính
tiêu cực về 2 loại thông tin này, nhằm đưa ra những phân tích và đánh giá sâu sát, khách
quan nhất.
1. Nghiên cứu, phân tích tài liệu
Với phương pháp nghiên cứu tài liệu, nhóm nghiên cứu đã tìm ra khá nhiều chủ đề nổi
cộm, được dư luận quan tâm trong khoảng thời gian từ tháng 6 – 10/2021. Có thể kể qua
các vấn đề tiêu biểu sau:
Tiêm vaccine COVID-19 và các vấn đề liên quan
Làn sóng hồi hương khi TP.HCM bắt đầu mở cửa vào ngày 1/10/2021
Tin giả (fake news) trong lúc dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức
tạp
Công tác làm từ thiện trong mùa dịch
Các chính sách hỗ trợ người dân
Vấn đề về giấy thông hành
Vấn nạn livestream văng tục, xúc phạm người khác
Vụ việc bé gái 8 tuổi bị mẹ kế bạo hành
Tuy nhiên, để đảm bảo rằng những phân tích đưa ra là rõ ràng, tập trung và sát sườn
nhất, nhóm nghiên cứu quyết định phân tích 4 nhóm chủ đề nổi cộm nhất, gây xôn xao
dư luận nhiều nhất và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống, lần lượt là: tiêm vaccine
COVID-19, làn sóng hồi hương, công tác từ thiện và Fake News.
1.1. Tiêm vaccine
1.1.1. Độ an toàn của vaccine
Cùng chung đề tài là so sánh, phân tích các loại Vaccine được Việt Nam sử dụng trong
công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhà báo Đỗ Thiện vừa có bài viết đăng trên
Facebook cá nhân, vừa có bài viết đăng trên báo Pháp Luật TP.HCM (nơi anh đang
công tác). Tuy nhiên, giữa 2 bài lại có sự khác biệt về nội dung, hình thức và một vài

20
yếu tố khác. Vì thế, nhóm nghiên cứu quyết định chọn phân tích 2 bài viết này để làm
nổi bật lằn ranh giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí trên MXH Facebook.

Link bài Facebook (đăng ngày 31/7/2021)


https://www.facebook.com/dothien.vietnam/posts/10219808042252447
Link bài báo: (đăng ngày 14/8/2021)
https://plo.vn/do-an-toan-hieu-qua-cua-4-loai-vaccine-viet-nam-dang-su-dung-ra-sao-
post642415.html

Xét về hình thức, cả hai bài viết không có nhiều sự khác biệt về dung lượng và hình
ảnh. Bài trên Facebook dài 1154 chữ, còn bài viết trên Báo Pháp Luật dài 1556 chữ.
Hình ảnh phù hợp với nội dung và có chú thích rõ ràng. Tuy nhiên, xét về bố cục thì bài
báo là bài phỏng vấn, được viết dạng câu hỏi và câu trả lời. Còn bài Facebook là bài
tổng hợp, cung cấp thông tin nên liệt kê thành từng ý nhỏ theo thứ tự 1, 2… a, b…
Ngôn ngữ và cách dùng từ cũng có sự khác biệt khá lớn giữa 2 bài viết, dù cho có cùng
tác giả. Từ ngữ trong bài viết đăng Facebook được viết hoa thoải mái mà không chịu bất
kỳ sự ràng buộc nào. Trong bài, 4 lần tác giả viết hoa cả cụm từ dài: ĐIỀU NÀY LÀ
CHUYỆN BÌNH THƯỜNG, KHẢ NĂNG NHIỄM BỆNH GIẢM, KHẢ NĂNG LÂY
BỆNH, NHIỄM RỒI CÓ TRIỆU CHỨNG HAY TRỞ NẶNG (NHẬP VIỆN) HAY
KHÔNG? CÓ CHẾT NGƯỜI HAY KHÔNG?, NGƯỜI TIÊM ĐẦY ĐỦ THÌ LỠ
NHIỄM CŨNG SẼ GIẢM TRIỆU CHỨNG, ÍT TRỞ NẶNG HƠN VÀ RẤT ÍT CHẾT
NGƯỜI HƠN. Trong khi đó, bài trên báo chỉ viết hoa chữ COVID-19 vì đây là moarat
chung của tờ báo.
Trên Facebook, tác giả viết theo văn phong gần gũi, dễ hiểu, mang tính tâm tình, tâm sự
nhiều hơn. Nói cách khác, ngôn ngữ rất “đời”. Chẳng hạn: “sau khi mình đọc thấy nhiều
bạn cho rằng các vaccine của Mỹ hay Anh mới là tốt, mình nghĩ vầy”, “khi dịch, nếu
kén thức ăn thì chết đói. Nên hàng xóm nấu cho món này, bạn bè gửi cho món kia,… tôi
đều thấy quý giá kể cả những món thường ngày tôi rất ghét. Nhưng có ăn còn hơn chết
vì đói”… Trong khi cũng cùng ý đó, ở bài đăng trên báo Pháp Luật TP.HCM, tác giả
căn cứ vào ý kiến của những chuyên gia, lãnh đạo thành phố để nêu vấn đề. Vì vậy, văn
phong theo ý trả lời và phong thái của người nói (tức nhân vật) được nhắc đến trong bài.
Ở khía cạnh nội dung, chúng tôi dựa vào công thức I’M VAIN để phân tích:

21
- INDEPENDENT (Nguồn tin có khách quan, độc lập với nội dung thông tin được nêu
không?) Có thể thấy, dù với vai trò là nhà báo hay một người dùng Facebook bình
thường thì Đỗ Thiện là chủ thể hoàn toàn độc lập, khách quan. Xét trong mối quan hệ
giữa công dân với pháp luật, người này có quyền tự do ngôn luận, nên hoàn toàn có thể
bày tỏ quan điểm về việc tiêm vaccine. Xét trong mối quan hệ với báo Pháp Luật
TP.HCM, người này cũng hoàn toàn có thể viết bài phỏng vấn chuyên gia về việc tiêm
vaccine theo đúng tôn chỉ và mục đích của tờ báo.
- MULTIPLE (Nguồn tin có đa chiều không?) Câu trả lời là có. Vấn đề vaccine được
giới truyền thông xôn xao bàn luận trong suốt thời gian dài. Các Cổng thông tin của Bộ
Y Tế, HDCD, Báo Sức khỏe & Đời sống, Quân đội nhân dân cũng có nhiều bài viết về
vấn đề này. Với Facebook, trên các Hội nhóm, trang cá nhân, người dùng cũng liên tục
bàn luận về các loại vaccine, họ hỏi nhau về độ an toàn, sự tin cậy và nên tiêm vaccine
nào.
- VERIFY (Thông tin được nêu ra có sự xác nhận, có bằng chứng, có thẩm định chưa)
Về nội dung, sự minh bạch, xác đáng của nguồn tin thì xuyên suốt bài viết trên
Facebook, tác giả tự nhận là “Mình không phải chuyên gia hay hiểu biết tường tận về
dịch tễ nên chủ yếu đọc, hỏi, chọn lọc thông tin từ nhiều nguồn” nhưng không nêu rõ
nguồn nào. Còn trên báo, mỗi ý nêu ra đều có nguồn tin cụ thể. Ví dụ: “Trong cuộc họp
báo hôm qua (13-8) do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức,
ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, cho biết...”, “Cũng tại
cuộc họp, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết...”, “PGS.TS
Trần Văn Hiếu, Phó trưởng Khoa Sinh học - Công nghệ Sinh học, trường ĐH Khoa học
Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhận định…”.
- AUTHORITATIVE (Nguồn cung cấp tin ấy có thẩm quyền không?) Với bài đăng trên
Facebook, tác giả Đỗ Thiện lấy tư cách là người dùng Facebook có nền tảng là một nhà
báo chứ không phải bác sĩ hay nhà nghiên cứu về vaccine. Vì thế, xét về thẩm quyền,
dường như anh này chưa đủ. Mặt khác, bài viết trên Facebook được đăng trước bài trên
báo chí 14 ngày, nên càng có cơ sở để khẳng định anh này chưa đủ thẩm quyền với
thông tin mình đã cung cấp. Còn bài trên báo, tác giả chỉ là người ghi nhận dựa trên ý
kiến của các chuyên gia, dĩ nhiên những vị này có sự nghiên cứu, tìm tòi và đủ thẩm
quyền để phản ánh vấn đề.

22
- INFORMED (Thông tin ấy người ta có được bằng cách nào?) Bài trên Facebook tác
giả chỉ nói mình tìm kiếm, tổng hợp chọn lọc từ nhiều người chứ chưa nói rõ nguồn
nào. Còn trên báo thì nêu đầy đủ danh tính, họ tên, chức vụ của những người phát ngôn,
chia sẻ ý kiến về vấn đề. Điều này cũng đáp ứng yếu tố NAMED (Nguồn tin có tên tuổi
cụ thể hay nguồn ẩn danh?) trong công thức I’M VAIN về thẩm định thông tin.
1.1.2. Thời gian tiêm vaccine mũi 2
Cũng xoay quanh vấn đề vaccine, trong giai đoạn từ tháng 6 - 10/2021, đặc biệt là trong
tháng 8, tháng 9, các thông tin liên tục được đưa ra khiến người mong chờ, kẻ nôn nóng.
Cả báo chí lẫn Facebook đều có những tin tức mang tính “dự đoán” về tình hình triển
khai các mũi vaccine. Ngày 15/8/2021, tài khoản Facebook Tuệ Không đăng một dòng
trạng thái ngắn dự đoán về việc tiêm mũi 2. Anh viết: “Sài Gòn, Miền Nam nói riêng
hay VN nói chung phải đợi ÍT NHẤT 2-3 tháng nữa mới tiêm dc mũi thứ 2 các Vắc tốt
DIỆN RỘNG. Trong thời gian đó phải làm gì để KIỂM SOÁT tốc độ lây nhiễm chậm
nhất và dân KHÔNG ĐÓI?”. Bài viết này nhận được 1.100 lượt thích, 32 lượt bình luận
và 7 lượt chia sẻ. Riêng trang cá nhân của Tuệ Không có 85.820 lượt theo dõi.
Link: https://www.facebook.com/permalink.php?
story_fbid=1296594800766205&id=100012470922463

Cũng trong khoảng thời gian đó, báo Tuổi Trẻ Online có bài Khi nào người dân
TP.HCM tiêm vắc xin mũi thứ 2?, nhằm giải quyết câu hỏi được nêu ra ở nhan đề. Bài
báo nhận được 183 lượt thích và 24 lượt bình luận.
Link bài: https://tuoitre.vn/khi-nao-nguoi-dan-tp-hcm-tiem-vac-xin-mui-thu-2-
2021082517414934.htm
Cùng một dạng tin tức nhưng mỗi bài có cách thể hiện và trình bày khác nhau. Xét về
hình thức, sự chênh lệch dễ thấy nhất giữa hai bài viết là về dung lượng. Bài đăng trên
Facebook có 50 chữ, trong khi bài trên báo Tuổi Trẻ dài 361 chữ. Từ đó phản ánh sự
chênh lệch rõ về mặt nội dung. Bài đăng của tài khoản Tuệ Không chỉ là nhận định của
cá nhân anh, không có cơ sở pháp lý hay ý kiến dẫn chứng từ cơ quan chức năng. Tuy
nhiên, xét trong bối cảnh mọi người đang cần vaccine để bảo vệ sức khỏe trước đại dịch
COVID-19 đang bùng phát dữ dội thì những dòng này của anh là thông tin có thể khiến
nhiều người hoang mang. Bằng chứng là nhiều người đã tin và bình luận dưới bài viết
này với thái độ hoang mang, lo lắng và mong sớm có vaccine để tiêm. Nguyên nhân là

23
do bài đăng nêu rõ ràng vấn đề người dân đang cần, tập trung nhấn mạnh ý ÍT NHẤT 2
- 3 tháng nữa bằng cách in đậm để dù chỉ lướt qua bài đăng người dùng Facebook cũng
có thể nắm bắt được thông tin.

Còn bài trên báo Tuổi Trẻ Online, xét theo đặc trưng thể loại thì đây cũng là một tin
ngắn, mang tính chất thông tin để người đọc có thể nắm được thời gian tiêm vaccine
mũi 2. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất và cũng là điểm quan trọng phân biệt giữa tin
tức trên báo chí và thông tin trên mạng xã hội Facebook đó là tính xác thực và độ tin
cậy. Bởi mỗi thông tin bài báo đưa ra đều dựa trên những bằng chứng rõ ràng, cụ thể.
Sở dĩ phóng viên của báo biết về thời gian TP.HCM triển khai mũi 2 là do ông Nguyễn
Hoài Nam - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - công bố vào buổi họp báo thông tin về
công tác chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố. Ông Nam là người đủ thẩm
quyền và có thể chịu trách nhiệm với những thông tin ông chia sẻ. Báo Tuổi Trẻ trích
dẫn lại trên cơ sở tôn trọng ý kiến người nói và cung cấp thông tin cho độc giả (có cả
ảnh chụp vị này trong buổi họp báo). Do đó, với cùng một vấn đề, giữa báo chí và
Facebook có những điểm khác biệt nhất định tạo nên lằn ranh. Nếu là một độc giả thông
minh, khi tiếp cận cùng lúc 2 thông tin kể trên, giữa những suy nghĩ chủ quan, dự đoán
của một cá nhân với một thông tin xuất phát từ lãnh đạo thành phố, được nhiều báo
đăng tải, chúng tôi tin người đọc có thể hình dung đâu là tin tức chính xác và đáng tin
cậy.

1.2. Làn sóng hồi hương


Đợt phong tỏa kéo dài 4 tháng (từ 31.5.2021 đến 1.10.2021) ở TP.HCM đã vắt kiệt túi
tiền, niềm tin và sự hy vọng của nhiều người về một diễn biến khả quan trong đại dịch.
Với hàng nghìn, hàng vạn lao động, cuộc sống xa người thân và gia đình trong bối cảnh
dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phức tạp, ranh giới giữa sự sống và cái chết mong
manh hơn bao giờ hết thì tâm lý lo lắng, sự sợ hãi và niềm khao khát trở về quê là điều
tất yếu. Vì thế, hàng nghìn, hàng vạn người lao động đã đổ xô về quê sau ngày
1.10.2021 khi TP.HCM tháo dở lệnh cấm di chuyển. Việc này làm phát sinh nhiều vấn
đề và kéo theo đó là những hệ lụy nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lâu dài, nhất là đối với
những địa phương phải tiếp nhận người dân về quê. Thậm chí nhiều địa phương đã trở
thành ổ dịch vì những làn sóng hồi hương này. Chính vì thế, làn sóng hồi hương mùa

24
Covid-19 đã làm đau đầu nhiều nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo các địa phương,
khiến báo chí tốn nhiều giấy mực để đưa tin, phân tích. Cùng với đó, mạng xã hội cũng
có phen dậy sóng trước hiện tượng này, nhiều người thi nhau phân tích, bình luận về
những cái sai, cái đúng, điều nên và không nên.
1.2.1. Người lao động trở về quê nhà
Khảo sát vấn đề này trên cả các trang báo và mạng xã hội Facebook, chúng tôi nhận
được nhiều kết quả. Khi tìm kiếm từ khóa “người lao động về quê” trên google, có
25.100.000 kết quả được tìm thấy sau 0,35 giây. Tương tự, khi nhập hastag
“nguoilaodongveque” trên thanh tìm kiếm của Facebook, nhóm nghiên cứu cũng thu
được nhiều kết quả, chủ yếu là bài đăng trong các hội nhóm đồng hương tại các tỉnh
miền Tây như Bạc Liêu quê hương tôi, Dầu Tiếng muôn màu…. với nội dung chia sẻ về
hành trình “bỏ phố về quê”, chuyện cách ly ở địa phương, hỏi thăm về các chuyến xe
đón rước ở tỉnh,... Trong số đó, chúng tôi nhận thấy bài viết Hiện tượng người dân rời
TP Hồ Chí Minh tự phát về quê: Trong "nguy" có "cơ" đăng ngày 4/10/2021 trên báo
Quân đội nhân dân Online và bài Cứa lòng nỗi đau thị thành của chủ tài khoản Tống
Phước Bảo trên Facebook ngày 1/10/2021 có các điểm phù hợp để nhóm nghiên cứu
chọn phân tích. Cụ thể:
- Cả hai đều là kết quả xuất hiện đầu tiên khi tìm kiếm.
- Báo Quân đội nhân dân là Cơ quan ngôn luận của Quân Ủy Trung ương và Bộ
Quốc phòng, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam. Còn tài
khoản Facebook Tống Phước Bảo, người này là nhà văn thuộc Hội Văn học
TP.HCM, có hơn 4.300 bạn bè và hơn 1000 lượt theo dõi trên Facebook.
- Nội dung bài báo và bài đăng trên Facebook đều hướng đến vấn đề người lao
động ở TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ trở về quê do ảnh hưởng của
dịch Covid-19, vừa phản ánh được vấn đề, vừa bộc lộ quan điểm của tác giả.

Bài viết Hiện tượng người dân rời TP Hồ Chí Minh tự phát về quê: Trong "nguy" có
"cơ" chia sẻ góc nhìn, quan điểm và cả giải pháp của tác giả Phan Tùng Sơn về việc
người lao động kéo nhau về quê. Tác giả nêu ra những quan ngại nếu việc tản cư ồ ạt
xảy ra thì sẽ ảnh hưởng lớn đến chính sách của Đảng và Nhà nước, vô tình tạo thời cơ
để các bên phản động có cơ hội xen vào cơ chế quản lý của Chính phủ, ảnh hưởng đến

25
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp… Từ đó gợi ra các giải pháp tối ưu
cho từng đối tượng, đặc biệt là người lao động có thể “ly nông bất ly hương”.
Link bài: https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/hien-tuong-nguoi-dan-roi-tp-ho-chi-
minh-tu-phat-ve-que-trong-nguy-co-co-673140

Còn bài đăng trên Facebook là của tác giả Tống Phước Bảo, là một nhà văn nên bài viết
của anh mang nhiều tính cảm xúc, đồng cảm với những phận người lao động. Đồng
thời, do cũng là một người dân “tha hương cầu thực” nên người này thấu hiểu hơn nỗi
khổ của người lao động khi phải sống và làm việc tại TP.HCM suốt 4 tháng giãn cách.
Vì thế, bài viết thể hiện giọng văn tha thiết và chia sẻ nhiều hơn.
Link bài:
https://www.facebook.com/100002697685648/posts/3825224717577413/

Dựa theo công thức I’M VAIN và các yếu tố về hình thức như ngôn ngữ, bố cục, hình
ảnh; chúng tôi nhận thấy giữa bài đăng trên báo và trên Facebook có những điểm tương
đồng và khác biệt. Cụ thể:
Điểm tương đồng dễ nhận thấy nhất là cả hai bài viết đều chọn sự việc người dân tự
phát về quê để triển khai nội dung. Nói cách khác, đề tài của hai bài là giống nhau. Có
thể thấy, hình ảnh được sử dụng phù hợp với nội dung bài viết. Đó là hình ảnh đoàn
người lũ lượt chạy xe máy về quê với đồ đạc lỉnh kỉnh dẫn đến tình trạng ùn ứ tại các
cửa ngõ, các chốt kiểm soát dịch Covid-19.
Tiếp đến, cả hai bài đều nhận được sự quan tâm lớn của dư luận thông qua việc tương
tác. Bài trên Báo Quân đội nhân dân xuất hiện đầu tiên trong top những bài báo về vấn
đề này. Trong khi đó, bài viết của Tống Phước Bảo nhận được 326 lượt bày tỏ cảm xúc,
212 lượt bình luận và 8 lượt chia sẻ.

Bên cạnh những điểm tương đồng thì điểm khác biệt rõ rệt, dễ nhận thấy nhất giữa bài
đăng trên báo Quân đội nhân dân và bài đăng của tài khoản Facebook Tống Phước Bảo
là cách nhìn nhận vấn đề cũng như văn phong và câu từ diễn đạt.
Cách nhìn nhận vấn đề, giữa báo chí nói chung và báo Quân đội nhân dân nói riêng
dưới góc độ của cơ quan ngôn luận nhà nước, đại diện cho tiếng nói của Đảng và người
dân, mọi cách nhìn nhận nhận, phản ánh đều hướng tới các vấn đề chung, vì lợi ích và

26
mối bận tâm chung, không hướng riêng một cá nhân hay tập thể nào. Do đó, bài Hiện
tượng người dân rời TP Hồ Chí Minh tự phát về quê: Trong "nguy" có "cơ" phân tích
các ý như: Tản cư sau bão dịch - bước đường tất yếu của mưu sinh; Nên giữ chân người
lao động hay tìm giải pháp tối ưu khác? Cơ hội mới để tái cấu trúc kinh tế, ly nông bất
ly hương,… Các luận điểm nêu ra được tác giả đào sâu, phân tích ở nhiều khía cạnh như
việc tản cư của người dân sẽ gây ra những hậu quả gì? Liệu đó có phải là giải pháp tối
ưu? Doanh nghiệp nên giải quyết ra sao? Còn với bài đăng của Tống Phước Bảo, người
này có cách nhìn khác hơn, thiên về đồng cảm và sẻ chia với những câu văn như: cứa
lòng nỗi đau thị thành, rõ ràng nỗi đau thị thành cũng là một thứ kí ức mà chúng ta
không thể nào chối bỏ, chẳng thể nào cố gạt nó qua một bên vờ như chưa từng biết đến,
… Bài viết này không phân tích tỉ mỉ và cũng không đưa ra giải pháp cụ thể. Thay vào
đó là những lời thủ thỉ, yêu thương, đầy cảm xúc. Và với Facebook, với trang cá nhân
của một người, chủ tài khoản hoàn toàn có thể thoải mái đăng tải, chia sẻ suy nghĩ tình
cảm cảm xúc của mình.
Đó cũng là một trong những lằn ranh cơ bản, dễ nhận thấy nhất giữa tin tức trên báo chí
và tin tức phi báo chí trên mạng xã hội,…

1.2.2. Cà Mau tiêu hủy 15 con chó


Ở một khía cạnh nào đó, chúng ta đồng cảm với việc người dân ùn ùn đổ về quê tránh
dịch sau 4 tháng ròng bị giam chân trong căn phòng trọ ngột ngạt. Tuy nhiên, làn sóng
này cũng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, tạo nên 2 trường phái tranh luận gay gắt
trên báo chí và mạng xã hội. Trong số này, việc UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà
Mau thiêu hủy 15 con chó của cặp vợ chồng vượt hơn 300km từ TP.HCM về Cà Mau
đã gây xôn xao dư luận, trở thành tâm điểm cho sự bình phẩm và bàn tán. Người đồng
tình, kẻ phản đối đã tạo nên làn sóng truyền thông mạnh mẽ trong giai đoạn này. Tìm
kiếm các bài báo và bài đăng trên Facebook về vụ việc này, nhóm nghiên cứu thu được
482.000 kết quả trên google và hơn 100 bài đăng trên Facebook. Trong đó, bài viết Vụ
tiêu hủy 15 con chó ở Cà Mau, chính quyền nêu căn cứ pháp lý, đăng ngày 11/10/2021
trên báo Vietnamnet và bài đăng của diễn viên Phạm Thị Hồng Ánh trên trang
Facebook cá nhân, ngày 16/10/2021 mang nhiều điểm tương đồng và dị biệt có thể đem
ra phân tích, mổ xẻ phục vụ cho việc nghiên cứu.
Link báo:

27
https://vietnamnet.vn/vu-tieu-huy-15-con-cho-o-ca-mau-chinh-quyen-neu-can-cu-phap-
ly-781882.html
Link Facebook:
https://www.facebook.com/photo.php?
fbid=3000661220221987&set=a.2242398682714915&type=3

Hai bài viết phân tích, bày tỏ quan điểm về sự việc này dưới hai góc nhìn khác nhau.
Một bài phân tích dưới góc nhìn của báo chí, là cơ quan ngôn luận, đại diện cho tiếng
nói chung của nhân dân, của Đảng và nhà nước; còn một bài thể hiện quan điểm, góc
nhìn của một người yêu thích và muốn bảo vệ động vật. Rõ ràng, với hai chủ thể như
thế, nội dung bài viết ít nhiều bị chi phối. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu về lằn ranh
giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí trên mạng xã hội Facebook, chúng tôi tập
trung xem xét ở các góc độ như thế. Cụ thể:

- Báo Vietnamnet được thành lập từ năm 1997, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền
thông, là một trong những tờ báo điện tử xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam.
Riêng bài viết Vụ tiêu hủy 15 con chó ở Cà Mau, chính quyền nêu căn cứ pháp lý cũng
là một trong những bài báo xuất hiện đầu tiên khi chúng tôi tìm kiếm trên google. Mặt
khác, bài này còn nhận được 102 lượt thích và 29 lượt bình luận với đa dạng góc nhìn
và quan điểm của độc giả.
- Về bài đăng trên Facebook của diễn viên Phạm Thị Hồng Ánh, một trong những diễn
viên gạo cội trong làng điện ảnh Việt. Thời gian gần đây, nữ diễn viên được biết đến
nhiều với việc tham gia các hoạt động cộng đồng, các dự án từ thiện, bảo vệ động vật.
Tài khoản Facebook Phạm Thị Hồng Ánh có dấu tích xanh, nhận được 106.061 lượt
theo dõi. Riêng bài đăng về việc Cà Mau tiêu hủy 15 con chó nhận được 28 lượt tương
tác.

Xét tổng thể, nội dung bài báo và bài đăng Facebook có sự khác nhau rõ rệt. Bài báo
nêu lại toàn bộ vấn đề từ quá trình chủ nhân đàn chó từ Long An về quê đến khu cách
ly, đến hướng giải quyết của UBND huyện Trần Văn Thời. Còn bài đăng Facebook chỉ
tập trung vào công văn giải thích của UBND và liên tục đưa ra những luận điệu chỉ trích
như “Mình xin lỗi không lẽ chính quyền ở đó coi ý kiến bà con trong khu cách ly là ý

28
kiến của "cha mẹ" của "vua " rồi "cha mẹ và "vua" yêu cầu cái gì là họ thực hiện và làm
theo việc đó bất chấp đúng sai hay sao? Bảo giết ai là làm theo mà không suy nghĩ gì
hết á? Này là vòng vo , né tránh và đỗ lỗi nè”.
Khác với sự chỉn chu, câu từ trung lập, góc nhìn khách quan của bài viết đăng trên báo
Vietnamnet; trong bài đăng trên Facebook của Hồng Ánh có nhiều từ ngữ cảm thán
như: nè, mình cũng không, mình xin lỗi, dĩ nhiên và cả P/S (tức tái bút/nêu thêm). Bài
đăng Facebook có nhiều từ viết tắt, viết hoa vô tội vạ như: CÔNG AN, SỰ THẬT, VÔ
CẢM… nhằm nhấn mạnh sự bức xúc của tác giả. Những yếu tố như thế, chúng tôi
không tìm thấy trong bài viết đăng trên báo Vietnamnet.

Suy cho cùng, sự khác nhau về hình thức, nội dung giữa 2 bài viết xuất phát từ chủ thể
và vai trò, vị trí của chủ thể trong bối cảnh vấn đề. Tiếng nói và tầm ảnh hưởng của chủ
thể cùng với tác động của những bài viết là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, đặt
trường hợp là diễn viên Hồng Ánh, chị có thể tự do đăng tải mọi thông tin, mọi quan
điểm trên trang cá nhân. Song, với vấn đề này, nếu chị trả lời báo chí thì những câu trả
lời như thế chưa hẳn đã được báo chí đăng tải nguyên văn. Đây là sự khác nhau rõ rệt,
cho thấy sự ràng buộc về nội dung giữa tin tức trên báo chí so với tin tức đăng trên
Facebook. Trong trường hợp này, phóng viên phải là người ý thức rõ điều đó.

1.3. Công tác từ thiện


Từ tháng 6 - 10/2021, bên cạnh các thông tin về dịch Covid-19, vaccine, làn sóng hồi
hương của một bộ phận người dân xa xứ thì công tác từ thiện cũng là một vấn đề nổi
cộm, được báo chí và mạng xã hội quan tâm. Tìm kiếm từ khóa “từ thiện mùa covid-19”
trên thanh tìm kiếm của Google, nhóm nghiên cứu nhận được 22.100.000 kết quả, từ
khóa “thiện nguyện mùa dịch” nhận được 14.100.000 kết quả... Hầu hết kết quả là bài
viết trên các báo online, bài viết từ các website chuyên ngành hoặc website của một tổ
chức, cá nhân cụ thể. Kết quả đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề, bao
gồm người dân giúp nhau vượt qua mùa dịch, các tổ chức, cá nhân điển hình trong việc
thiện nguyện, công tác từ thiện của giới nghệ sĩ, các gói hỗ trợ, cứu trợ của Chính phủ
trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, cách làm thiện nguyện…

29
Khảo sát tiếp trên thanh tìm kiếm của Facebook với các hashtag và keywords có liên
quan như #thiệnnguyệnmùadịch, #từthiệncovid-19, #giúpnhaumùadịch… chúng tôi
nhận được khá nhiều kết quả là những status của người dùng xoay quanh các chủ đề
này. Chủ yếu là các bài viết của cá nhân, có lượt thích, lượt theo dõi cao, có thể xếp vào
nhóm KOLs hoặc những tài khoản của người dùng bình thường. Cụ thể, một số vấn đề
các bài đăng trên Facebook đề cập đến nhóm chủ đề này là kêu gọi cứu trợ, giúp đỡ;
chia sẻ thông tin về các chương trình thiện nguyện; cảm xúc sau các chuyến cứu trợ;
bàn luận về lùm xùm trong công tác từ thiện của giới nghệ sĩ…
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, chúng tôi chọn một số bài báo, bài đăng Facebook
điển hình để nghiên cứu, làm rõ lằn ranh giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí
trên mạng xã hội Facebook. Những ví dụ được chọn để phân tích dựa trên một số tiêu
chí cụ thể:
- Xoay quanh 3 nội dung chính, được báo chí đăng tải nhiều và người dùng Facebook
quan tâm bàn luận, bao gồm: thông tin về việc người dân giúp nhau trong mùa dịch,
công tác thiện nguyện của giới nghệ sĩ và sự hỗ trợ của Chính phủ.
- Bài báo từ các trang báo chính thống, được độc giả quan tâm đọc nhiều. Bài đăng
Facebook của những cá nhân, tổ chức nhận được nhiều lượt tương tác (lượt thích, bình
luận, theo dõi).
- Các bài đăng mang nội dung tích cực, trong sáng; không mang tính đả kích, xuyên tạc
hoặc có chứa từ ngữ, hình ảnh nhạy cảm.

Để có thể phân tích vấn đề một cách sâu sát nhất, nhóm nghiên cứu quyết định chia nhỏ
chủ đề theo 2 hướng:
- Người dân giúp nhau mùa dịch
- Nghệ sĩ làm từ thiện

1.3.1. Người dân giúp nhau mùa dịch


Khi nhóm nghiên cứu tìm kiếm từ khóa “thiện nguyện mùa dịch”, “giúp nhau mùa dịch”
bằng công cụ tìm kiếm Google, bài viết “Những người thầm lặng giúp nhau qua mùa
dịch” đăng trên báo Tuổi Trẻ Online, ngày 04/08/2021 xuất hiện đầu tiên.
Link bài:

30
https://tuoitre.vn/nhung-nguoi-tham-lang-giup-nhau-qua-mua-dich-
20210803234527348.htm
Bài viết của tác giả Hà Thanh chia sẻ câu chuyện của hai người phụ nữ ở Hà Nội là chị
Nguyễn Phương Bảo Ngọc, 32 tuổi, ngụ tại số 26, Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm và chị
Nhật Thu, cùng khi phố, người phụ trách dự án “siêu thị 0 đồng” ở Hà Nội. Cả hai đều
làm việc bằng cả cái tâm để mong giúp đỡ được người dân trong trong khu phố nói
riêng, thành phố Hà Nội nói chung trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến mọi nơi đều
phong tỏa.

Đồng thời, khi tìm từ khóa “giúp nhau mùa dịch” dưới dạng hastag “giupnhaumuadich”,
chúng tôi thu thập được 56 bài đăng của các tài khoản Facebook cá nhân xoay quanh
hoạt động từ thiện, giúp đỡ người dân địa phương. Trong đó, nổi bật là bài đăng của tài
khoản SelenaHang Tran với nội dung: Chủ tịch Công ty Jeep VietNam Automobiles -
nhà nhập khẩu, phân phối và bảo hành chính hãng thương hiệu Jeep - Ram trực tiếp đi
làm từ thiện, mặc đồ bảo hộ trao quà cho người khó khăn trong giai đoạn dịch. Bài này
được đăng lúc 15h13p, ngày 1/8/2021 (khá gần so với bài đăng trên báo Tuổi Trẻ
online); nhận được 256 lượt bày tỏ cảm xúc và 15 lượt bình luận.
Link bài:
https://m.facebook.com/story.php?
story_fbid=10159943849735362&id=687165361&sfnsn=mo

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, giữa bài viết đăng trên báo Tuổi trẻ online và bài viết
đăng trên tài khoản Facebook SelenaHang Tran có sự tương đồng về chủ đề và nội
dung. Đó là cùng nêu lên những tấm gương người tốt việc tốt, những tấm gương giúp
đỡ người khác trong lúc hoạn nạn. Cụ thể, bài đăng trên Tuổi Trẻ Online nói về việc tốt
của chị Ngọc và chị Thu (Hà Nội). Chị Ngọc giúp đỡ những người trong khu phố Hàng
Trống về lương thực, thực phẩm; còn chị Nhật Thu hỗ trợ người dân ở phường Cổ Nhuế
2 thông qua “siêu thị 0 đồng” lưu động. Trong khi đó, bài đăng trên Facebook
SelenaHang Tran nói về việc mạnh thường quân, chủ doanh nghiệp giúp đỡ người dân
gặp khó khăn. Trong trường hợp này là lãnh đạo Jeep Việt Nam, đã chuẩn bị và phát
cơm miễn phí cho người lao động tại Ngã tư Hàng Xanh dưới cái nắng 35 oC. Nhưng suy
cho cùng, hai bài viết đều muốn lan tỏa những hành động đẹp, từ đó, gửi đến mọi người

31
một thông điệp: Mọi người hãy cùng đồng lòng, giúp đỡ nhau vượt qua đại dịch. Tuy
nhiên, vẫn có những điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa 2 bài viết này.

Xét về hình thức, chúng tôi phân tích bài đăng trên Báo Tuổi Trẻ Online và bài đăng
của tài khoản SelenaHang Tran dựa trên một số yếu tố như title, dung lượng, hình ảnh
và ngôn ngữ.
Cụ thể, bài viết “Những người thầm lặng giúp nhau qua mùa dịch” đăng trên báo Tuổi
Trẻ Online đảm bảo quy chuẩn của một bài báo. Tiêu đề (title) có 9 chữ, ngắn gọn, xúc
tích, có đủ chủ ngữ - vị ngữ, vừa nêu vấn đề bài viết vừa gợi mở nội dung sẽ triển khai.
Còn bài đăng trên Facebook “thoáng” hơn, nội dung mang tính chia sẻ, giới thiệu, thể
hiện cảm xúc trực tiếp nên chưa có quy chuẩn cụ thể. Cũng chính vì thế mà bài viết
không có tiêu đề.

Giữa bài báo và bài đăng trên Facebook cũng có sự chênh lệch nhất định về dung lượng,
lần lượt là 835 và 88 chữ (chưa tính hashtag). Bài viết trên báo online có 3 tấm ảnh, mỗi
ảnh thể hiện một nội dung cụ thể.
- Ảnh 1:
+ Nội dung: chị Ngọc đang trao quà cho một chú lớn tuổi, đảm bảo khoảng cách 5K.
+ Chú thích: Trong đại dịch, chị Ngọc cùng rất nhiều nhà hảo tâm khác sẵn sàng giúp
đỡ, sẻ chia với bà con nghèo vượt qua khó khăn - Ảnh: TỬ VĂN
- Ảnh 2:
+ Nội dung: hình ảnh đồng chí công an cùng hai tình nguyện viên xếp các phần quà lên
xe ôtô.
+ Chú thích: Để đảm bảo giãn cách, các phường đều chủ động đến tận địa chỉ các nhà
hảo tâm để nhận lương thực thực phẩm và chuyển đến tận tay cho bà con tại địa
phương mình - Ảnh: TỬ VĂN.
- Ảnh 3:
+ Nội dung: hình ảnh các phần quà.
+ Chú thích: Nhờ sự phối hợp với chính quyền địa phương, quà vẫn được chuyển đến
cho bà con để vừa đảm bảo giãn cách, vừa đảm bảo phát đúng đối tượng - Ảnh: TỬ
VĂN.

32
Có thể thấy, mỗi ảnh đều có chú thích rõ ràng kèm tên người chụp để người đọc dễ dàng
hiểu nội dung mà tác giả muốn truyền tải, đồng thời tôn trọng bản quyền ảnh. Đặc biệt,
mỗi ảnh đều có gắn logo Tuổi Trẻ Online để khẳng định bản quyền và chủ thể chịu
trách nhiệm với hình ảnh và nội dung bài viết. Trong trường hợp này là tổng biên tập
báo Tuổi Trẻ và tác giả bài báo. Trong khi đó, đối với tài khoản Facebook thông
thường, mạng xã hội này giới hạn người dùng được đăng tối đa 80 bức ảnh trong một
bài. Vì vậy, người dùng có thể thỏa sức đăng tải những tấm ảnh mình muốn. Trong bài
đăng của SelenaHang, chị này đăng 16 bức ảnh, xoay quanh Chủ tịch Công ty Jeep
VietNam Automobiles. Trong đó có 3 ảnh mặc đồ bảo hộ chuẩn bị đi trao quà và 13 ảnh
chụp trong lúc đang trao quà. Tất cả đều không có chú thích.

Bài viết đăng trên Tuổi Trẻ online có câu từ ngắn gọn, súc tích, đa phần đảm bảo đầy đủ
cấu trúc, chủ vị.
Ví dụ: “11h trưa, trước cổng nhà số 26 Hàng Trống, chị Nguyễn Phương Bảo Ngọc
TRẠNG NGỮ CHỦ NGỮ
(32 tuổi) lựa từng suất thực phẩm gồm gạo, mì gói trao cho chú công an và bạn trẻ mặc
áo xanh thanh niên”
VỊ NGỮ

Bên cạnh đó, những chia sẻ của nhân vật được trích dẫn trực tiếp trong ngoặc kép hoặc
trích dẫn gián tiếp thông qua lời thuật của tác giả, rõ ràng và cụ thể. Điều đó giúp đảm
bảo nguyên văn lời và thể hiện đúng cảm xúc nhân vật, phân chia rạch ròi giữa văn
phong của tác giả và những chia sẻ của nhân vật.
Ví dụ: ““Hôm nay bên phường Cầu Diễn đến nhận quà cho bà con”, chị Ngọc vừa nói
vừa phân chia” hay “Cũng có rất nhiều người làm việc âm thầm nên rất dễ để chúng tôi
kết nối được với nhau trong đại dịch”, chị Thu chia sẻ”.
Cùng với đó, từ ngữ mà tác giả sử dụng trong bài báo cũng đảm bảo tính khách quan,
chủ yếu là tự sự và giới thiệu, ít khi xen lẫn cảm xúc cá nhân.
Ví dụ: “Nhiều năm gắn bó với hoạt động từ thiện, nhưng chưa lần nào chị thấy cuộc
sống bà con lao động nghèo lại khốn khó như lúc này. Suốt 2 năm trời chiến đấu với
dịch bệnh, cuộc sống của họ càng kiệt quệ hơn, nhất là trong những ngày Hà Nội giãn
cách xã hội”. Đoạn này thuật lại cảm nhận của chị Ngọc về sự khó nhọc của người dân

33
trong giai đoạn dịch bệnh, không có từ cảm thán nhưng đủ để người đọc cảm nhận được
sự quan tâm của tác giả và nhân vật đối với vấn đề đang đề cập.

Trong khi đó, bài viết đăng Facebook của tài khoản SelenaHang Tran chỉ có 88 chữ,
chia thành 5 câu với độ dài ngắn khác nhau. Câu đầu tiên chỉ đơn giản là “Đây là Chủ
tịch Jeep Việt Nam Automobiles”, câu thứ hai “Đây là Tổng Giám đốc Jeep Việt Nam
Automobiles!”. Vốn dĩ đây chỉ là một cụm từ làm trạng ngữ trong câu. Kết thúc mỗi
câu, tác giả đều sử dụng dấu chấm than (!). Với tính chất ngắn gọn của bài đăng trên
Facebook nhằm thu hút sự chú ý, tác giả sử dụng cấu trúc này là hợp lý; nhằm nhấn
mạnh về nhân vật sẽ xuất hiện trong bài viết.
Từ ngữ sử dụng trong bài đăng giàu cảm xúc và mang tính chủ quan của người viết. Thể
hiện sự khích lệ, động viên để mọi người tự tin, cố gắng cùng nhau vượt qua đại dịch:
Sài Gòn cố lên, cảm thấy rất tự hào,...

Bên cạnh ngôn ngữ diễn đạt chính, bài viết trên tài khoản SelenaHang Tran còn sử dụng
chức năng nhắc tên các tài khoản Facebook khác vào bài viết của mình, để kết nối và
tăng khả năng tương tác giữa những người có liên quan đến câu chuyện. Chưa dừng lại
ở đó, cuối bài viết, tác giả sử dụng 2 hastag (#JeepVietnam #giúpnhaumùadịch) để
người dùng dễ tiếp cận với bài viết khi tìm kiếm các từ khóa có liên quan.

Về nội dung, bài viết Những người thầm lặng giúp nhau qua mùa dịch của tác giả Hà
Thanh đăng trên báo Tuổi Trẻ Online và bài viết đăng trên tài khoản Facebook
SelenaHang Tran cũng có các điểm khác biệt nhất định. Để có thể chỉ rõ sự khác biệt
đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn phân tích theo công thức I’M VAIN. Công thức này cũng
sẽ được áp dụng để phân tích các nội dung khác trong nghiên cứu.
Căn cứ vào đó, nhóm nghiên cứu đưa ra các phân tích, đánh giá như sau:

INDEPENDENT: Về nguồn tin, cả hai bài viết đều do người thứ ba giới thiệu về một
gương làm việc tốt. Trong bài viết trên Tuổi Trẻ Online, tác giả là phóng viên Hà
Thanh. Dù chưa xác định được mối quan hệ với nhân vật được đề cập nhưng đây là
nguồn tin độc lập, bởi nhiệm vụ của phóng viên là tìm kiếm và giới thiệu những cá

34
nhân, sự việc điển hình nhằm mục đích lan tỏa những thông điệp, giá trị tích cực đến
độc giả nói riêng và xã hội nói chung.
Bài đăng trên Facebook của SelanaHang Tran cũng ca ngợi và lan tỏa những hành động
mang nghĩa cử cao đẹp, nêu cao truyền thống tương thân tương ái. Tuy nhiên, nội dung
ít nhiều mang tính PR, quảng bá cho sếp và công ty Jeep Việt Nam Automobiles, vì chủ
status là nhân viên của công ty này. Trong trường hợp này, giữa nguồn tin và thông tin
có mối quan hệ rõ ràng với nhau nên không đảm bảo tính khách quan cần có.

MULTIPLE: nguồn tin có đa chiều không? Cả bài trên báo và bài trên Facebook đều là
một người giới thiệu về một người khác. Để xác định tính đa chiều của thông tin, nhóm
nghiên cứu đã thử tìm thêm thông tin từ các nguồn khác nhưng không tìm được kết quả.
Chị Ngọc, chị Thu ở Hà Nội và việc tặng quà của hai chị chỉ được Báo Tuổi Trẻ đề cập.
Tương tự, thông tin về ông Chủ tịch của Jeep Việt Nam Automobiles cũng chỉ xuất hiện
trên trang cá nhân của SelenaHang Tran.

VERIFY: Thông tin được nêu ra có sự xác nhận, có bằng chứng, có thẩm định chưa?
Trong bài viết của tác giả Hà Thanh trên Tuổi Trẻ Online, thông tin được sự xác nhận
của nhân vật với những lời chia sẻ cụ thể (trích dẫn trực tiếp và gián tiếp) và 3 tấm ảnh.
Nói đúng hơn, tác giả nắm rõ câu chuyện và thông tin mà tác giả đề cập do chính người
trong cuộc nêu ra, hình ảnh do phóng viên ảnh Tử Văn chụp lại. Tuy nhiên, nội dung
bài chỉ xoay quanh 2 nhân vật chính và hình ảnh. Nếu có thêm ý kiến của bên thứ 3
(người được giúp đỡ, chính quyền địa phương hoặc chiến sĩ công an giúp vận chuyển
quà hỗ trợ) thì nguồn tin sẽ đa dạng và đáng tin cậy hơn.
Trong khi đó, bài viết trên Facebook SelenaHang Tran mang đậm tính chủ quan của tác
giả. Cả bài là lời giới thiệu của chủ status kèm theo 13 tấm ảnh không có chú thích và
chưa được thẩm định, không có lời nói hoặc ý kiến của nhân vật.

AUTHORITATIVE: Nguồn cung cấp tin ấy có thẩm quyền không? Trong bài viết đăng
trên báo Tuổi Trẻ Online, người cung cấp thông tin là phóng viên Hà Thanh và phóng
viên ảnh Tử Văn. Còn với bài đăng trên Facebook, nguồn cung cấp thông tin là tài
khoản SelenaHang Tran. Vì đây là đề tài xã hội nên cả hai nguồn cung cấp thông tin đều
có đủ điều kiện để chia sẻ, đăng tải thông tin. Xét trên góc độ báo chí, Hà Thanh là

35
phóng viên của báo Tuổi Trẻ (Cơ quan ngôn luận của Thành Ủy TP.HCM), có nhiệm vụ
viết bài cho báo Tuổi Trẻ Online đăng tải nên có đủ thẩm quyền cung cấp thông tin. Xét
trên góc độ công dân và pháp luật, chủ tài khoản SelenaHang Tran là công dân Việt
Nam, có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

INFORMED: Thông tin ấy người ta có được bằng cách nào? Vì là phóng viên nên bằng
các thao tác nghiệp vụ, kỹ năng tìm kiếm đề tài và các nguồn tin cá nhân thân cận, Hà
Thanh biết và tiếp cận nhân vật. Còn chủ tài khoản SelanaHang Tran là nhân viên
truyền thông của công ty Jeep Việt Nam Automobiles nên có thể dễ dàng nắm được các
hoạt động của lãnh đạo công ty để truyền thông. Song dù có được bằng cách nào, mỗi
người đều phải chịu trách nhiệm với nội dung mình đăng tải (tùy mức độ). Vì thế, cả hai
đều có nhiệm vụ thẩm định và phản ánh đúng sự thật. Tuy nhiên, sự thẩm định của tác
giả Hà Thanh phải cụ thể và sâu sát hơn để đảm bảo nguyên tắc trung thực, khách quan
của báo chí.

NAMED: thông tin, nguồn tin có tên tuổi hay ẩn danh? Bài báo có tên tác giả và các
nhân vật được nêu đầy đủ thông tin như chị Nguyễn Phương Bảo Ngọc (32 tuổi), địa chỉ
26, Hàng Trống, quân Hoàng Kiếm và chị Nhật Thu, địa chỉ Phường Cổ Nhuế 2, quận
Bắc Từ Liêm (thông tin người thứ 2 chưa cụ thể như người đầu).
Còn trên Facebook, chủ thể của hành động không được nêu tên tuổi cụ thể mà chỉ nêu
chức danh chung chung như Giám đốc, Chủ tịch.

Bên cạnh công thức này, chúng tôi nhận thấy giữa bài báo đăng trên Tuổi Trẻ Online và
status đăng trên Facebook có sự khác nhau về đội ngũ thực hiện. Lao động báo chí là
hoạt động yêu cầu khả năng làm việc nhóm, nên bên cạnh phóng viên viết là Hà Thanh,
phóng viên ảnh Tử Văn thì để xuất bản một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh, luôn luôn có
đội ngũ biên tập kịch bản mà phóng viên gửi về, Ban Biên tập duyệt bài và bộ phận xuất
bản. Trong khi đó, với bài viết của chủ tài khoản SelanaHang Tran, chỉ cần tối đa hai
người là đã có thể tạo nên được bài này (người đăng bài và người chụp ảnh). Thậm chí,
chủ tài khoản SelanaHang Tran có thể hoạt động độc lập, trực tiếp chụp ảnh và viết bài
đăng Facebook.

36
1.3.2. Nghệ sĩ làm từ thiện
Bên cạnh những tấm lòng “đồng cam cộng khổ” giữa những người dân với nhau, thì
giới nghệ sĩ - một bộ phận người dân có tiếng nói, có hình ảnh - cũng góp sức làm từ
thiện. Hành động đẹp, các chuyến thiện nguyện minh bạch được truyền thông rầm rộ,
song những “phốt” về sao kê, chậm trễ trong việc chi tiền hỗ trợ cũng được báo chí và
người dùng mạng xã hội bốc trần. Cụ thể, khi tìm kiếm từ khóa “nghệ sĩ làm từ thiện”,
trong vòng 0,46 giây nhóm nhận được 60.100.000 kết quả. Trong khuôn khổ nội dung
và thời gian thực hiện nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có một số nội dung nổi bật được
các tờ/trang báo lớn như Thanh Niên, Lao Động, VnExpress, ZingNews… đề cập như
nhìn lại câu chuyện làm từ thiện của nghệ sĩ, vấn đề sao kê, minh bạch trong việc từ
thiện, công an vào cuộc xác minh, câu chuyện và lùm xùm của từng cá nhân nghệ sĩ như
Hoài Linh, Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng,…

Trong đó nổi bật là bài Nghệ sĩ kêu gọi từ thiện: Nhìn lại câu chuyện minh bạch sao kê.
Link bài: (19/10/2021)
https://thanhnien.vn/nghe-si-keu-goi-tu-thien-nhin-lai-cau-chuyen-minh-b...26.html
Bài báo mang tính “nhìn lại” như tiêu đề đã đề cập. Xuyên suốt bài viết, tác giả nêu tuần
tự các vấn đề từ theo trình tự thời gian: nghệ sĩ Hoài Linh chậm giải ngân 14 tỉ tiền từ
thiện (tháng 5/2021)  dân mạng đòi sao kê của các nghệ sĩ như Đàm Vĩnh Hưng,
Thủy Tiên, Trấn Thành,... (cuối tháng 8/2021)  Ngày 7/9/2021, Thủ tướng Phạm
Minh Chính ký Công điện số 1118/CĐ-TTg về đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống
cháy nổ và xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có nội dung liên
quan đến việc quyên góp, ủng hộ từ thiện  Đầu tháng 10, công an vào cuộc điều tra.
Để bổ sung thông tin, bài viết còn nêu thêm ý kiến, nhận định của một số luật sư thuộc
Đoàn luật sư TP.HCM như Luật sư (LS) Nguyễn Đức Chánh, LS Nguyễn Thị Minh
Trang. Đây là bài viết phản ánh, tổng hợp toàn bộ câu chuyện từ thiện của nghệ sĩ, cung
cấp nhiều thông tin.

Tương tự, trên Facebook, khi tìm kiếm với hashtag #nghesilamtuthien #nghesi #tuthien,
chúng tôi nhận được hơn 50 bài đăng, chủ yếu từ các Fanpage và các tài khoản
Facebook có tích xanh (thể hiện cho sự công nhận và xác minh quyền sở hữu của
Facebook dành cho tài khoản cá nhân. Ở một khía cạnh nào đó, các tài khoản này đáng

37
tin cậy). Trong số những bài viết này, nổi bật là bài đăng của chủ tài khoản Dũng Phan,
nêu ra 10 vấn đề mà người này tự rút ra từ việc bà Nguyễn Phương Hằng phanh phui
nghệ sĩ Hoài Linh chưa giải ngân 14 tỷ tiền quyên góp từ thiện. Sự việc này cũng là
nguồn cơn bắt đầu chuỗi lùm xùm nghệ sĩ làm từ thiện. Bài đăng mang tính nhận định,
chia sẻ chủ quan của tác giả sau những gì đã quan sát và cảm nhận.
Link bài: (4/6/2021)
https://www.facebook.com/photo/?fbid=4026492730732772&set=a.115281641853920
Sở dĩ nhóm chọn bài đăng trên báo Thanh Niên và bài đăng trên Facebook của Dũng
Phan là vì:
- Bài báo xuất hiện đầu tiên trên kết quả tìm kiếm của Google khi tìm từ khóa
“nghệ sĩ làm từ thiện”, nhận được 37 lượt thích và 17 lượt bình luận. Còn bài trên
Facebook cũng xuất hiện đầu tiên khi tìm kiếm với hashtag #nghesituthien #hoailinh,
nhận được hơn 3,5 nghìn lượt thích, 317 bình luận và 190 lượt chia sẻ.
- Tác giả bài báo là Ngọc Lê, chị được 1438 lượt đánh giá tác giả trên báo Thanh
Niên với 1769 bài báo. Còn tài khoản Facebook của Dũng Phan thì có tích xanh, có
52.900 lượt theo dõi và là cựu sinh viên Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
- Hai bài viết này có sự tương đồng về chủ đề, khi cùng đề cập đến câu chuyện
làm từ thiện của nghệ sĩ; văn phong, câu từ và yếu tố cảm xúc cũng đáp ứng các tiêu chí
mà nhóm nghiên cứu mong muốn, nhằm phân tích để làm nổi bật lằn ranh giữa tin tức
trên báo chí và tin tức phi báo chí trên mạng xã hội Facebook.

Tuy nhiên, khi đi sâu vào phân tích, nhóm nghiên cứu nhận thấy hai bài viết này cũng
có sự khác biệt khá lớn cả về hình thức lẫn nội dung:
Xét về hình thức, tiêu đề, dung lượng, hình ảnh, ngôn ngữ và bố cục là những yếu tố bật
rõ sự khác biệt. Bài báo trên Thanh Niên có tiêu đề cụ thể “Nghệ sĩ kêu gọi từ thiện:
Nhìn lại câu chuyện minh bạch sao kê”. Nhan đề gồm tít chính và tít bổ sung, dài 14
chữ nhằm mục đích định hướng nội dung sẽ triển khai trong bài để người đọc dễ hình
dung vấn đề. Còn bài đăng trên FB đi thẳng vào vấn đề, không có tiêu đề giới thiệu.

Bài viết cả tác giả Ngọc Lê trên báo Thanh Niên dài 1438 chữ, đảm bảo cấu trúc của
một bài báo (dung lượng 1000 - 1500 chữ). Bài có 1 ảnh với chú thích Cảnh ca sỹ Thủy
Tiên trao tiền từ thiện cho người dân Miền Trung (không có tên tác giả). Cùng với đó,

38
tờ báo còn đính kèm vài bài 2 video nói về việc Bộ Công an yêu cầu sao kê tài khoản
của hàng loạt nghệ sĩ như Trấn Thành, Thủy Tiên… và ý kiến của Bộ này trước tin đồn
Thủy Tiên - Công Vinh bị bắt. Mỗi hình ảnh, video kèm theo chú thích với nội dung
tương tự. Một mặt liên quan đến nội dung bài tác giả Ngọc Lê đang đề cập, một mặt
giới thiệu lại các video kênh Thanh Niên Media đã sản xuất nhằm khái quát vấn đề một
cách sinh động cũng như tăng tương tác cho video.
Trong khi đó, bài đăng trên tài khoản Facebook Dũng Phan dài 540 chữ, có 1 ảnh nhưng
là ảnh chế, mang tính mỉa mai nhân vật và nội dung đang đề cập với dòng tiêu đề Người
thành công luôn có lối đi riêng.

Câu từ trong bài viết trên báo Thanh Niên mang tính lượt thuật, tự sự nhiều vì là một bài
tổng hợp, điểm lại một chuỗi các sự kiện, vấn đề đã diễn ra.
Ví dụ: Cục C02 đã yêu cầu Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cung cấp các tài liệu
cho CQĐT như: bản sao hồ sơ mở tài khoản, toàn bộ thông tin cá nhân liên quan đến
chủ tài khoản của các tài khoản,… Bài viết có nhiều từ nối nhằm liên kết vấn đề như:
xuất phát từ, lúc này, ngay sau đó, hiện nay,… Những từ này giúp nguời đọc dễ hình
dung trình tự vấn đề, song cũng khiến người ta cảm thấy gượng ép như ngôn ngữ nói.
Ngược lại, bài đăng trên Facebook Dũng Phan là ý kiến, suy nghĩ chủ quan của tác giả.
Do đó, từ ngữ có phần cảm tính, phê phán và chỉ trích đanh thép hơn.
Ví dụ: Tôi xin tổng kết “Tấn trò đời” này bằng 10 điểm dưới đây. Từ “tấn trò đời” được
để trong ngoặc kép, song không giấu được sự mỉa mai của tác giả với vấn đề nghệ sĩ
chưa giải ngân tiền từ từ thiện. Hay một câu khác, nhắm thẳng vào nghệ sĩ Hoài Linh
với ý chỉ trích: Cả nước đang gồng mình chống dịch thì anh ta đi chống lũ. Diễn hài cả
trên sân khấu lẫn ngoài đời thực. Trong bài viết, nhiều lần chủ tài khoản sử dụng dấu
ngoặc kép cho các từ như “om” (ôm), “tấn trò đời”, “cười ra nước mắt” với đúng công
dụng của dấu này là “đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt”.

Bên cạnh sự tương đồng về nội dung phản ánh, hai bài viết còn phân chia bố cục để
người đọc dễ nhìn nhận và nắm bắt vấn đề, nhưng cách thức phân chia khác nhau. Tác
giả Ngọc Lê chia bài báo của mình thành 3 phần rõ ràng: mở đầu; Từ thiện cần minh
bạch, đúng luật; Quy trình xử lý tố giác tội phạm ra sao? Còn bài trên Facebook của
Dũng Phan dài hơn 500chữ, được chia thành từng ý nhỏ, tương ứng với 10 nhìn nhận

39
của tác giả. Theo nhóm nghiên cứu, với dung lượng bài viết và đặc thù của từng nền
tảng (báo online và Facebook) thì phân chia bố cục như thế là phù hợp, giúp người đọc
dễ dàng tiếp cận và hiểu nội dung bài viết.

Về nội dung, dựa theo công thức I’M VAIN, chúng tôi phân tích một số khía cạnh về
tính khách quan, minh bạch của nguồn tin; quá trình tiếp nhận thông tin của tác giả và
sự xác đáng của vấn đề. Cụ thể
Cả phóng viên Ngọc Lê và chủ tài khoản Facebook Dũng Phan đều là những cá nhân
độc lập, không có mối quan hệ trực tiếp với những nghệ sĩ được nhắc đến trong các vụ
lùm xùm. Phóng viên Ngọc Lê làm đúng chức năng, nhiệm vụ của chị là phản ánh và
cung cấp thông tin cho độc giả. Còn tài khoản Dũng Phan tự do bày tỏ quan điểm theo
đúng quyền tự do ngôn luận của công dân.

Bên cạnh đề tài người dân giúp nhau trong mùa dịch, các vụ lùm xùm về từ thiện của
nghệ sĩ cũng được nhiều người quan tâm, cả báo chí lẫn các phương tiện truyền thông
xã hội. Vì họ là người của công chúng nên hầu hết các sự việc liên quan đến nhóm này
đều được mọi người chú ý. Đồng thời, sự việc liên quan đến tiền, đến lòng tin và sự ủng
hộ của người dân cho đồng bào vùng lũ nên càng được chú ý hơn. Riêng báo chí có
nhiều bài phản ánh với những góc nhì khác nhau ở vào những thời điểm khác nhau:
- Ngày 21/9/2021, Tạp chí Tuyên giáo có bài Từ việc thiện nguyện của các nghệ sĩ đến
chuyện minh bạch trong “sao kê”
https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/xa-hoi/tu-viec-thien-nguyen-cua-cac-nghe-si-den-
chuyen-minh-bach-trong-sao-ke-135665
- Ngày 10/10/2021, Báo Công an nhân dân Online có bài “Công an TP Hồ Chí Minh
xác minh việc nghệ sĩ Hoài Linh trao tiền từ thiện ở Quảng Trị”
https://cand.com.vn/Phap-luat/cong-an-tp-ho-chi-minh-xac-minh-viec-nghe-si-hoai-
linh-trao-tien-tu-thien-o-quang-tri-i630974/
- Ngày 17/10/2021, Báo Tuổi Trẻ Online có bài “Thiện nguyện cần gạn đục khơi trong”
https://tuoitre.vn/thien-nguyen-can-gan-duc-khoi-trong-2021101621224172.htm
Hay trên Facebook cũng có nhiều tài khoản chia sẻ về vấn đề này:
- Ngày 24/5/2021, Fanpage Tifosi có bài “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”
https://www.facebook.com/tifosi.hpo/photos/a.106962967366372/630857924976871

40
- Ngày 17/9/2021, Fanpage Tifosi tiếp tục có bài “Đừng ngụy biện cho một số nghệ sĩ
nữa”
https://www.facebook.com/search/posts?q=th%E1%BB%A7y%20ti%C3%AAn%20t
%E1%BB%AB%20thi%E1%BB%87n
- Ngày 12/6/2021, Fanpage Kênh Việt Happiness Station có bài “Khi nghệ sĩ làm từ
thiện”
https://m.facebook.com/watch/?v=256519172935171&_rdr

Từ những ví dụ đó, có thể thấy nguồn tin mang tính đa chiều, được dư luận và giới
truyền thông quan tâm nhiều. Bài báo được tác giả thực hiện vào tháng 10, khi mọi việc
gần như đã “ngã ngũ”, nên vấn đề mang tính khách quan, có bằng chứng chứng minh từ
chính các sao kê và đồng tình của dư luận. Đồng thời, thông tin cũng được bộ công an
và các luật sư thẩm định. Có ý kiến của Luật sư, trích dẫn các điều luật cụ thể. Trong
khi đó, bài của Dũng Phan vào đầu tháng 6, chỉ từ một sự việc chưa có sự lên tiếng của
đương sự mà đã vội kết luận về tư cách nghệ sĩ, quyền lợi người dân và chỉ trích cả
Chính phủ. Những quan điểm của chủ tài khoản chưa được ai thẩm định hay xác nhận là
đúng.

Với bài viết trên báo Thanh Niên, nguồn cung cấp thông tin là phóng viên Ngọc Lê,
chịu sự quản lý của báo Thanh Niên nên chắc chắn có thẩm quyền để đưa tin, nhất là
những tin tức theo kiểu tổng hợp lại các vấn đề và phỏng vấn ý kiến chuyên gia. Trong
khi đó, chủ tài khoản Dũng Phan là công dân Việt Nam, có quyền tự do ngôn luận
nhưng phải tuân thủ quy định của Pháp luật, tránh những từ ngữ miệt thị, xúc phạm và
kết tội người khác khi chưa có kết quả điều tra chính thức.

Có lẽ cả phóng viên và Facebooker đều có được thông tin từ cộng đồng mạng. Bởi các
vụ lùm xùm của nghệ sĩ đều do cộng đồng mạng “đào” ra. Tuy nhiên, khác là thông tin
của phóng viên đăng lên báo được cung cấp dựa trên sự vào cuộc của công an. Chẳng
hạn: Theo C02, đơn vị vẫn đang phối hợp UBND và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các
cấp thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,
Quảng Nam, Quảng Ngãi để xác minh, làm rõ số tiền mà các cá nhân đã thực hiện cứu

41
trợ tại các địa phương này. Còn bài đăng Facebook của Dũng Phan mang tính nhận định
cá nhân nhiều hơn, do đó tất cả đều xuất phát từ suy nghĩ chủ quan của người này. Tất
cả thông tin từ báo đều có danh tính cụ thể như Luật sư (LS) Nguyễn Đức Chánh (thuộc
Đoàn LS TP.HCM), LS Nguyễn Thị Minh Trang (thuộc Đoàn LS TP.HCM)… Còn
trong bài trên Facebook, tác giả vẫn úp mở theo kiểu Mục 1 đến mục 8 thì chẳng biết
nên gọi là nghệ sĩ hay tội phạm nữa.

1.4. Fake News


Một vấn đề khác, liên quan mật thiết đến nội dung của nghiên cứu và cũng là nỗi lo của
đa phần độc giả khi tiếp cận tin tức, đó là Fake News (tin giả). Trong bối cảnh dịch
COVID-19 đang bùng phát mạnh, khiến nhiều người tử vong thì vấn đề sinh mạng con
người được đặt lên hàng đầu. Và sự việc vào giữa khuya ngày 8/8/2021 khiến dư luận
có một phen dậy sóng. Một vị bác sĩ tên Khoa hy sinh tình thân, rút ống thở người mẹ
đang nhiễm COVID-19 để kịp thời cứu một sản phụ sinh đôi. Với nhiều người, đây là
một hành động cao thượng, đổi 1 mạng cứu 3 mạng; nó như một tia sáng tình người
trong những ngày tối tăm, bế tắc vì số ca nhiễm và tử vong không ngừng tăng. Do đó,
dân mạng rầm rộ chia sẻ, báo chí liên tục đưa tin khen ngợi. Bất ngờ thay, khi sự việc
lên đến cao trào, người ta tìm ra nhiều bằng chứng chứng minh bác sĩ Khoa và việc rút
ống thở là không có thật. Tin tức mọi người đang truyền tai nhau là tin giả.

Vậy là từ việc cảm động trước sự “hy sinh” của vị bác sĩ khoa sản, cả dân mạng và báo
chí chuyển sang bình luận, phân tích và có phần chỉ trích hành vi tung tin giả này. Giữa
nhiều bài báo từ nhiều tờ báo và bài đăng từ các tài khoản Facebook, nhóm nghiên cứu
chọn bài Hư cấu, nhảm nhí đăng ngày 9/8/2021 trên tài khoản Facebook Trần Huỳnh -
Phóng viên báo Tuổi Trẻ và bài Thực hư chuyện bác sĩ rút ống thở của mẹ để cứu sản
phụ sắp sinh đăng ngày 8/8/2021 trên Báo Tiền Phong Online.
Link bài trên Facebook Trần Huỳnh:
https://www.facebook.com/1297473755/posts/10225413919197072/
Link bài báo:
https://tienphong.vn/thuc-hu-chuyen-bac-si-rut-ong-tho-cua-me-de-cuu-san-phu-sap-
sinh-post1363728.tpo?

42
fbclid=IwAR12X7q1o1of0RuoEaU8_VSWAiLtumQ5lJjlDRQ9dMPvDb6Qq9H9UqFp
3g
Xét tổng thể, báo Tiền Phong thông tin sự việc xuất phát từ một tài khoản Facebook,
nghĩa là báo chí cũng khai thác vấn đề từ Facebook mà chưa qua thẩm định một cách
xác đáng. Qua đó cũng phản ánh khả năng cập nhật tin tức nhanh chóng của Facebook,
điều mà báo chí còn chưa đáp ứng kịp. Phân tích 2 bài viết theo công thức I’M VAIN,
nhóm nghiên cứu nhận thấy:

Cả hai bài viết này đều được thực hiện khi sự việc đã được làm sáng tỏ, tức vừa cung
cấp thông tin vừa nhìn nhận, bày tỏ góc nhìn cá nhân. Bài trên FB của Trần Huỳnh tập
trung phân tích 4 điểm mà theo anh là “bao nhiêu điều vô lý, mâu thuẫn, phản khoa
học”. 4 điểm đó theo góc nhìn của cá nhân anh. Còn bài trên báo cũng được thực hiện
khi mọi việc “ngã ngũ” nhưng có phần thuyết phục hơn bởi có những ý kiến khách
quan, đa chiều và được thẩm định của người trong cuộc theo đúng 2 yếu tố trong công
thức I’M VAIN là VERIFY (Thông tin được nêu ra có sự xác nhận, có bằng chứng, có
thẩm định chưa?) và AUTHORITATIVE (Nguồn cung cấp tin ấy có thẩm quyền
không?). Cụ thể, mỗi thông tin đưa ra trong bài viết trên báo Tiền Phong đều có bằng
chứng rõ ràng như “Trao đổi với Tiền Phong sáng nay 8/8, TS-BSCKII Nguyễn Tri
Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, không có bác sĩ nào tên Khoa và Bệnh
viện Chợ Rẫy cũng không có khoa sản”. Trong khi đó, tài khoản Facebook Trần Huỳnh
cũng dẫn nguồn (Sở Y tế TP.HCM), nhưng cách dân nguồn này còn chung chung và
chưa thật sự thuyết phục.

Về hình ảnh, với bài đăng trên Facebook của Trần Huỳnh, chủ status kịp chụp và đăng
tải lại phần tin giả mà bác sĩ Khoa đã đăng, nhằm làm bằng chứng cho sự việc đang đề
cập. Trong khi đó, bài đăng trên báo có đăng lại nhưng chỉ một phần hình ảnh liên quan.
Bởi báo chí bị ràng buộc về nguyên tắc trong việc cung cấp thông tin. Với những sự
việc được khẳng định là tin giả, báo chí khó lòng đăng lại hình ảnh hay thông tin giả đó
vì như thế có thể vô tình phát tán lại thông tin sai lệch. Điều này vừa là ưu điểm về tính
khách quan, trung thực của báo chí nhưng cũng là nhược điểm, khi chưa đáp ứng được
tính tò mò, hiếu kỳ của độc giả. Chính vì thế nên đôi khi đây cũng là yếu tố khiến một
bộ phận độc giả không thích các tin tức đăng trên báo chí. Tuy nhiên, báo chí vẫn có thể

43
đăng lại hình ảnh giả mạo đó, với điều kiện dùng ký hiệu gạch chéo màu đỏ để độc giả
biết đó là thông tin sai và không có thật. Trong trường hợp này, báo Tiền phong chưa
làm được như thế.

Qua các đề tài đã phân tích, nhóm nghiên cứu nhận thấy tin tức đăng trên báo chí và tin
tức phi báo chí trên Facebook ít nhiều có những điểm tương nhưng cũng hàm chứa
nhiều nét dị biệt, tạo nên lằn ranh rõ rệt.
Mỗi nền tảng có những đặc trưng riêng, mang màu sắc riêng. Điểm tương đồng dễ nhận
thấy nhất chính là nội dung, chủ đề được phản ánh. Với những sự kiện, sự việc có sức
hút lớn như tiêm vaccice, hồi hương tránh dịch hay công tác làm từ thiện, báo chí và
mạng xã hội Facebook là những kênh truyền thông nhiều nhất. Những bài viết trên báo
chí và các bài đăng trên Facebook đề xoay quanh phân tích, mổ xẻ các vấn đề có liên
quan.

Tuy nhiên, yếu tố đầu tiên, dễ thấy nhất là sự khác nhau trong việc thẩm định tin tức và
chịu trách nhiệm với nội dung đăng tải. Tất cả các bài viết trên báo chí được đem ra
phân tích đều có nguồn tin rõ ràng và có chủ thể chịu trách nhiệm cụ thể là Ban biên tập
của tòa soạn và tác giả bài báo. Chưa hết, tin tức trên báo đài được biên tập bởi đội ngũ
những người có nghiệp vụ báo chí, chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc nghiệp vụ và
tôn chỉ, mục đích mà tờ báo hướng đến nên được kiểm duyệt kỹ càng. Vì thế, độ tin cậy
sẽ cao hơn thông tin trên Facebook. Điều này cũng đồng nghĩa với tốc độ đưa tin chậm
hơn so với mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng, khi thông tin trên nền tảng
này không cần phải qua kiểm duyệt, ai biết gì đăng đó (chưa bàn đến độ chính xác).
Đây phần lớn là những thông tin chưa qua kiểm chứng, đôi khi chỉ là thông tin một
chiều mang màu sắc chủ quan của tác giả. Thậm chí, mục đích cá nhân còn được lồng
ghép vào lợi ích cộng đồng và được ưu tiên cao hơn trong một số trường hợp (có thể
thấy trong bài đăng mang tính PR của chủ tài khoản SelenaHang Tran).

Thứ hai, giữa tin tức trên báo chí và mạng xã hội Facebook có sự khác nhau rạch ròi về
mặt hình thức. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác và khách quan thông tin, người
viết thường thực hiện tin hoặc bài có dung lượng dài. Câu văn, từ ngữ, văn phong trên
báo chí trung lập, khách quan, chủ yếu là các câu khẳng định, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.

44
Còn trên Facebook, đôi khi bài đăng chỉ vài chục chữ gồm 1 – 2 câu ngắn, bày tỏ trực
tiếp quan điểm hoặc nội dung thông tin mà chủ tài khoản biết và muốn chia sẻ. Trên nền
tảng này không có quy chuẩn rõ ràng về moarat, chính tả hay câu trúc câu, văn phong.
Về hình ảnh, theo đặc trưng cũng như yêu cầu của tòa soạn, mỗi bài báo thường có từ 2
– đến tối đa 5, 6 ảnh (tùy theo dung lượng bài). Mỗi ảnh phải có chú thích rõ ràng để
độc giả tiện theo dõi. Còn trên Facebook, mỗi bài đăng nền tảng này giới hạn đến 80
ảnh, do đó người dùng có thể tự do đăng tải mà không cần chú thích và tuân theo quy
chuẩn hình ảnh như báo chí.
Thứ ba, tuy có những điểm ưu việt hơn Facebook về nội dung và chất lượng thông tin
nhưng khả năng tương tác với độc giả báo chí thấp. Có những trang báo, những báo
người đọc muốn bài tỏ ý kiến thì phải viết thư, gửi mail về cho tòa soạn, vô tình tạo cảm
giác không thoải mái cho độc giả. Chức năng này ở Facebook được người dùng thoải
mái sử dụng, bình luận, chia sẻ, bày tỏ cảm xúc mọi lúc mọi nơi. Đây là một trong
những lằn ranh nổi bật giữa hai nền tảng, kéo theo những yếu tố tiếp cận, sự yêu thích
và nhận định của độc giả mà chúng đã tiếp tục nghiên cứu ở những phần sau.

2. Khảo sát và phân tích bảng hỏi


Với phương pháp khảo sát và phân tích bảng hỏi, bằng cách khảo sát nhiều người ở
nhiều độ tuổi, nghệ nghiệp, trình độ học vấn khác nhau, nhóm nghiên cứu đã thu thập
đủ 587 lượt trả lời. Căn cứ vào những kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy:
2.1. Góc độ tiếp cận tin tức của độc giả
85,4% người được hỏi cho biết họ tiếp cận tin tức bằng cách lướt Facebook, nhiều hơn
việc đọc báo 12,8%. Thực tế là như thế, tuy nhiên, khi hỏi về sở thích giữa việc đọc tin
tức trên Facebook và trên báo chí, người dùng lại cho rằng họ thích đọc trên báo chí hơn
với tỷ lệ lần lượt là 48,4% chọn Facebook và 51,6% chọn Báo chí. Điều này được lý
giải bởi các lý do sau:
- Tin tức trên báo chí chính xác và khách quan (70,5% kết quả).
- Tin tức đa chiều, bao quát (51,4% kết quả).
- Có nhiều bài viết phân tích vấn đề chuyên sâu, xác đáng (45,4% kết quả).
Ngược lại, mặc dù thường xuyên lướt Facebook để đọc tin tức nhưng có 63,8% không
thích các thông tin trên nền tảng này, bởi:

45
- Thông tin chưa được thẩm định rõ ràng, không có người chịu trách nhiệm về thông tin
đăng tải, thường ít khi trích nguồn…
- Thông tin giật gân, mang tính câu like, câu view nhiều.

Nhìn chung xu hướng này của độc giả phản ánh đúng đặc trưng loại hình và sự nhìn
nhận của độc giả về tin tức. Trong bối cảnh mạng xã hội, đặc biệt là Facebook ngày
càng phổ biến bởi tính cập nhật nhanh chóng, thông tin ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu và
trở thành mạng xã hội được nhiều người dùng lựa chọn sử dụng với tần suất nhiều giờ
trong ngày thì việc tiếp cận tin tức qua kênh này là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, bản thân
người đã và đang ý thức rõ đây chỉ là nền tảng mang tính giải trí, tin tức, nội dung thông
tin đăng tải trên đây không đáng tin cậy bằng báo chí với những sản phẩm đã qua kiểm
duyệt.

Biểu đồ 1: Cách người dùng tiếp cận tin tức

Biểu đồ 2: Sở thích đọc tin tức của người dùng khi chọn giữa Facebook và Báo chí

46
2.2. Những loại tin tức được quan tâm nhiều nhất
Tùy theo đặc trưng nền tảng, khi đọc báo hoặc lướt Facebook, người dùng sẽ có những
xu hướng và sự tiếp cận những loại tin tức khác nhau. Chẳng hạn, khi đọc báo, người ta
thường đọc các tin xã hội (chiếm 71,4% kết quả khảo sát), tin giải trí (chiếm 57% kết
quả khảo sát). Còn với Facebook, người dùng có xu hướng đọc tin giải trí nhiều hơn
(chiếm 81,4% kết quả khảo sát), tin kinh tế, chính trị ít được người dùng quan tâm với
mức lựa chọn lần lượt là 18,6% và 18,3%.

Biểu đồ 3: Những tin tức được độc giả độc nhiều trên báo chí

Biểu đồ 4: Những loại tin tức phi báo chí được người dùng Facebook đọc nhiều

Từ xu hướng đọc của người dùng mạng xã hội và độc giả báo chí, ta thấy được lằn ranh
cơ bản giữa hai thể loại. Như quy luật “cung – cầu” trong kinh tế, có sự khác nhau giữa
nội dung người dùng đọc trên báo và Facebook là do hai nền tảng này có hai chiều
hướng cung cấp thông tin khác nhau. Các tin giải trí, tin trong giới Showbiz, các vụ lùm
xùm luôn được Facebook lan truyền đầu tiên, đôi khi báo chí lấy đề tài từ đây. Ngược

47
lại nhóm thông tin về xã hội, kinh tế, chính trị khô cứng hơn, chỉ phù hợp với một bộ
phận người dân nên ít phổ biến trên Facebook. Với chức năng và sứ mệnh cung cấp
toàn bộ thông tin về mọi lĩnh vực đời sống, báo chí buộc phải đăng tải tất cả và khi đọc
báo độc giả sẽ dễ dàng tiếp cận nhóm tin tức này hơn. Tóm lại, một trong những lằn
ranh cơ bản giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí trên mạng xã hội là nội dung,
đề tài và xu hướng phản ánh.

2.3. Kỳ vọng của độc giả với tin tức trên báo chí
Trong bảng khảo sát, nhóm nghiên cứu có đặt vấn đề về kỳ vọng của độc giả đối với tin
tức trên báo chí, nhằm có thêm góc nhìn và ý kiến mới từ chính người đọc để dễ dàng
đưa ra giải pháp phát huy hơn nữa các giá trị của tin tức trên báo chí. 65,5% người được
khảo sát cho rằng, tin tức trên báo chí cần cập nhật nhanh hơn và áp dụng các tính năng
đa phương tiện như hình ảnh, video, đồ họa…(64,7% kết quả).

Biểu đồ 5: Kỳ vọng của độc giả về tin tức đăng trên báo chí

Điều kỳ vọng này phản ánh đúng hai hạn chế của báo chí so với Facebook. Bởi mỗi bài
đăng trên Facebook là bài viết, là suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân người dùng, họ có thể
đăng tải, cập nhật, chỉnh sửa bất cứ lúc nào. Mọi quyền đăng tải, chỉnh sửa là thuộc về
họ. Còn với báo chí, để mỗi bài báo xuất bản đến tay người đọc, thông tin đó đã trải qua
nhiều quy trình từ phóng viên thu thập, viết bài đến biên tập viên biên tập, thẩm định và
Thư ký tòa soạn, Tổng biên tập duyệt đăng. Trải qua những bước như thế nên với cùng
một thông tin, cùng một tin tức, báo chí có phần chậm hơn Facebook. Mặt khác, với các
trang báo truyền thông, đa phần tập trung cung cấp thông tin bằng chữ, các yếu tố hình

48
ảnh, đồ họa, video chưa được chú trọng. Hiện với xu hướng phát triển chung của thời
đại kỹ thuật số, vấn đề này đang được quan tâm đổi mới.

2.4. Kỳ vọng của độc giả với tin tức trên Facebook
Đặt trong mối quan tương quan giữa Báo chí và Facebook chúng tôi thấy rõ, dưới góc
nhìn của đối tượng tham gia khảo sát, ưu điểm của nền tảng này là khuyết điểm của nền
tảng kia và ngược lại. Ví dụ, độc giả kỳ vọng báo chí cần cập nhật tin tức nhanh nhạy
hơn là vì họ thấy và thích sự nhanh chóng, tức thời của Facebook trong việc phản ánh
thông tin. Tuy nhiên đi kèm với nhanh là tin giả, tin chưa qua kiểm định, thẩm định. Do
vậy, một trong những điểm mà người dùng Facebook kỳ vọng về tin tức trên nền tảng
này là chính xác và khách quan hơn, chiếm 79,2% kết quả khảo sát.

Biểu đồ 6: Kỳ vọng của người dùng Facebook về tin tức phi báo chí
đăng trên nền tảng này

Yếu tố này cũng thể hiện được lằn ranh tiếp theo giữa Báo chí và Mạng xã hội
Facebook ở khía cạnh tính xác đáng, trung thực và thẩm định thông tin. Tin tức trên báo
chí đăng tải có phần chậm hơn Facebook tuy nhiên đó là do quá trình thẩm định, kiểm
duyệt, còn tin tức trên Facebook dù cập nhật tức thời nhưng độ chính xác chưa cao.
Điều này phản ánh rõ ở câu hỏi số 26: Giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí
trên mạng xã hội Facebook, cái nào có sức ảnh hưởng lớn hơn? Dù thường xuyên cập
nhật tin tức trên Facebook, dù đánh giá cao sự nhanh chóng, đa dạng của các tin tức trên
nền tảng này nhưng người tham gia khảo sát lại đánh giá cao tin tức trên báo chí hơn,
với 55,5% kết quả nghiên về nền tảng này.

49
Biểu đồ 7: Sức ảnh hưởng giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí
trên mạng xã hội Facebook

2.5. Nhận thức của độc giả về ranh giới giữa tin tức trên báo chí và tin
tức phi báo chí trên Facebook (có tồn tại ranh giới hay không và nếu có thì lằn
ranh này có đang bị xóa mờ không)
Có 69,9% số người tham gia khảo sát đồng ý với ý kiến: Mạng xã hội nói chung và
Facebook nói riêng đang dần trở thành nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho báo
chí. Đây là thực tế mà chính những chuyên gia nghiên cứu báo chí, nhà báo chúng tôi
phỏng vấn cũng chia sẻ như thế. Bởi mạng xã hội đang dần trở thành phương tiện cung
cấp, trao đổi và truyền tải thông tin phổ biến trong môi trường truyền thông. Tuy những
thông tin được đăng tải ban đầu chỉ là thông tin thô nhưng nếu qua quá trình thẩm định
v kiểm duyệt nghiêm ngặt của các phóng viên thì nhóm thông tin này sẽ trở thành nguồn
tin giá trị cho báo chí.

50
Biểu đồ 8: Người tham gia khảo sát bày tỏ ý kiến với việc mạng xã hội nói chung và
Facebook nói riêng dần trở thành nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho báo chí

Tuy nhiên, cũng từ đó, 64,4% số người tham gia khảo sát lo ngại về việc lằn ranh giữa
tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí sẽ bị xóa mờ. Như các kết quả phân tích tài
liệu, phỏng vấn sâu chuyên gia và một số câu trả lời của người tham gia khảo sát, chúng
tôi nhận thấy có lằn ranh giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí trên mạng xã
hội, cụ thể ở cả khía cạnh nội dung lẫn hình thức. Tuy nhiên, với xu thế và sự thay đổi
trong bối cảnh số hiện nay, nỗi lo của 64,4% người tham gia khảo sát hoàn toàn có thể
xảy ra. Nếu các nhà báo, cơ quan báo chí không tìm được giải pháp định vị vai trò và
thích ứng với thời cuộc. Thời người dùng mạng xã hội không ý thức rõ về vai trò của
các thông tin họ đăng tải và tầm quan trọng của người tiêu dùng tin tức.

Biểu đồ 9: Người tham gia khảo sát bày tỏ ý kiến về việc lằn ranh giữa tin tức trên báo
chí và tin tức phi báo chí trên mạng xã hội Facebook sẽ bị xóa mờ

51
3. Phỏng vấn sâu chuyên gia
Để có góc nhìn chuyên sâu, chính xác và khoa học về lằn ranh giữa tin tức trên báo chí
và tin tức phi báo chí trên mạng xã hội Facebook, cũng như xu hướng dịch chuyển của
lằn ranh này; bên cạnh phân tích tài liệu và phỏng vấn bằng bảng hỏi, nhóm nghiên cứu
còn phỏng vấn nhà báo, giảng viên báo chí truyền thông và KOLs nhằm làm rõ vấn đề
này.
3.1. Mối quan hệ giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí
trên Mạng xã hội Facebook
Theo TS. Huỳnh Văn Thông, Trưởng Bộ môn Truyền thông đa phương tiện, khoa Báo
chí Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, tin tức trên báo chí và tin tức
phi báo chí trên mạng xã hội Facebook có mối quan hệ mật thiết với nhau cả về nguồn
tin và sức ảnh hưởng.
“Quan hệ đầu tiên là quan hệ nguồn tin, 2 bên trở thành nguồn tin chéo của nhau.
Mạng xã hội có thể dẫn lại một bài viết, tin tức báo chí sau đó người ta mới tái cảm
xúc, phân tích, bình giải, bày tỏ quan điểm. Báo chí cũng hay xuất hiện nhiều bài như
kiểu cộng đồng mạng dậy sóng. Đó là dựa vào nguồn tin của nhau để phát triển những
nội dung của mình. Thứ 2 là về sức ảnh hưởng. Mạng xã hội khi muốn làm tin bài,
muốn chơi trò thật - giả (fake news) thì nó sẽ bắt chước format của báo chí để trá hình.
Ngược lại, khi các tin bài trên mạng xã hội được đưa lên 24/7 hay đưa tin ngay lập tức
thì báo chí cũng lao vào đưa tin 24/7, bị cuốn vào cuộc chơi cạnh tranh tốc độ mà đặc
biệt là báo mạng. Đó là trò chơi đầy rủi ro mà các tờ báo phải cân nhắc hết sức kỹ
càng”, TS. Huỳnh Văn Thông chia sẻ.

Cũng với quan điểm này, nhà báo Huỳnh Sang - người có nhiều năm kinh nghiệm làm
việc tại VOH và làm công tác giảng dạy tại nhiều trường đào tạo báo chí ở TP.HCM –
cho rằng tin tức trên báo chí và những thông tin trên mạng xã hội Facebook có mối quan
hệ theo kiểu “ký sinh” vào nhau nhưng cũng cạnh tranh với nhau quyết liệt.
“Trong thời đại này, việc tiếp cận thông tin trở nên rộng rãi hơn, dễ dàng hơn. Thành
ra, một phóng viên hay một facebooker cũng có thể tiếp cận nguồn tin như nhau. Thông
tin trên facebook nói riêng (mạng xã hội nói chung) được “share” lại từ báo chí. Ngược

52
lại, thông tin xuất hiện trên mạng xã hội còn được báo chí khai thác lại và xem đó như
một nguồn tin,chủ đề thú vị. Những lúc như vậy, cả 2 giống như “ký sinh” vào nhau.
Tuy nhiên, có những lúc cả 2 trạnh tranh nhau quyết liệt. Chúng ta đã chứng kiến một
buổi livestream trên mạng xã hội của một youtuber từng thu hút hàng triệu triệu người
xem trong khi nếu báo chí làm việc đó thì “tìm view” cực kỳ vất vả. Trong cuộc chạy
đua này, báo chí vừa chạy vừa canh chỉnh mình để không bị “lệch chuẩn”, còn mạng
xã hội vốn như “ ngựa hoang”. Trên đó, mọi thông tin cứ nở rộ, thông tin cứ ngồn ngộn
cho đến khi có ai đó bị xử lý bởi vượt qua lằn ranh đỏ của quy định pháp luật. Nhưng
phải thừa nhận, xự xuất hiện của mạng xã hội buộc báo chí phải thay đổi cách tiếp cận
làm nghề, để làm sao không bị lạc hậu về thông tin, không bị bỏ lại phía sau mà vẫn “
giữ được mình””, nhà báo Huỳnh Sang bộc bạch.

3.2. Sự khác biệt giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí trên
Mạng xã hội Facebook
Khi so sánh về sự khác biệt giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí trên mạng xã
hội Facebook, TS. Huỳnh Văn Thông, Trưởng Bộ môn Truyền thông đa phương tiện,
khoa Báo chí Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, cho rằng tin tức trên
báo chí tuân thủ các quy chuẩn mà tờ báo và những nguyên tắc mà nghề báo đã đặt ra,
trong khi tin tức phi báo chí trên MXH lại không tuân theo một quy chuẩn nào. Vì thế
mà tin tức trên báo chí phải được kiểm chứng kỹ càng, phải trải qua nhiều giai đoạn
trước khi xuất bản, nên độ tin cậy cao hơn MXH nhưng tốc độ đưa tin không thể sánh
bằng. Ông nói:
“Tin tức phi báo chí trên MXH (social news) được đưa bởi những người không làm về
báo chí nên họ thấy gì đưa nấy; thiếu kiểm soát và thiếu tiêu chí đưa tin bài bản, bao
gồm thẩm định, kiểm tra, định dạng, format,... Với những loại tin tức này thì chủ đề, đề
tài của nó vô cùng vô tận vì bản thân nó không bị giới hạn về đạo đức nghề nghiệp, tôn
chỉ tờ báo hay trách nhiệm pháp lý,... Trong khi đó, báo chí muốn đưa tin thì phải qua
hàng rào biên tập và chịu nhiều giới hạn từ tôn chỉ, mục đích của tờ báo. Điều đáng
nói, tin tức không có quy chuẩn đang có số lượng rất lớn và trong số đó có hiện tượng
những tin tức “sắm vai” tin tức báo chí, cố gắng đưa tin đó dưới dạng tin tức báo chí -
giả dạng tin tức báo chí. Có thể chia những chủ thể đưa tin trên MXH thành 2 nhóm:
Một nhóm là thấy gì đưa nấy, không có ý đồ gì hết và một nhóm là cố tình sử dụng tin

53
trên mạng để phục vụ mục tiêu, mục đích của họ. Vì thế, nhóm này cố gắng thể hiện tin
đó theo cấu trúc, format báo chí để tạo lòng tin cho công chúng. Khi tin tức phi báo chí
trên MXH phi tiêu chuẩn thì có hiện tượng đưa tin 24/7, tức thấy gì đưa nấy, đưa ngay
lập tức, đưa tin kiểu 1 phần sự thật. Còn báo chí thì phải kiểm chứng mới được đăng
nên tốc độ đưa tin chậm hơn nhiều so với MXH nói chung và Facebook nói riêng.

Với những bài bình luận, phân tích, thể hiện quan điểm cá nhân trên MXH và các bài
bình luận trên báo chí cũng tương tự. Bên báo chí, các nhà bình luận bị ràng buộc về
đạo đức nghề nghiệp, thể loại, dung lượng, quy cách, quy chuẩn, trách nhiệm pháp lý,
chính trị xã hội, phong cách,... Mình không thể viết theo kiểu sướng lên là viết được.
Trong khi đó, các dạng bài trên MXH được triển khai rất tự do, sử dụng ngôn ngữ tự
nhiên, văn phong khẩu ngữ đưa các yếu tố “bựa”, chửi bới vào; áp dụng kỹ thuật, hiệu
ứng vào cho vui, cho thu hút mà các bài báo chí khó làm như vậy. Về mặt luồng quan
điểm thì sự hấp dẫn của những bài bình luận, bình giảng trên MXH là sự tự do bộc lộ
quan điểm cá nhân”.

Cùng chung quan điểm, nhà báo Huỳnh Sang cho rằng chỉ có một chút tương đồng giữa
báo chí và mạng xã hội ở việc tiếp nhận, phát hiện tin tức, sự kiện, nắm bắt, phản ánh
đời sống xã hội...Nhưng lại có khá nhiều điểm khác biệt cơ bản nằm ở tư duy tiếp cận,
bộ máy quản lý và công cụ xử lý thông tin. Một bên muốn nhanh nhưng phải chính xác,
bị “ cái tròng” của các nguyên tắc quản lý nên mọi thứ cứ chậm lại, còn một bên rất
nhanh nhưng dễ rơi vào trạng thái tùy tiện, sa lầy và gây hậu quả lớn. Ông Huỳnh Sang
chia sẻ:
“Thực tế tin tức trên báo/đài đã được biên tập thông qua tay nghề nghiệp vụ, trong đó
có cả vấn đề kiểm chứng nguồn tin. Vì thế độ tin cậy chắc chắc cao hơn (cao hơn nhưng
chưa hẳn đúng 100% vì có không ít trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp nên nội
dung tin tức cũng không trung thực, thiếu kiểm chứng như mạng xã hội thôi!)
Do tính chất cá nhân, không ai kiểm duyệt, thiếu kiểm chứng nguồn tin (“thiếu” chứ
không phải “không”) nên trên mạng xã hội, người ta công khai và đưa thông tin rất
nhanh. Còn báo chí, do nhiều cấp quản lý, trải qua kiểm duyệt nên có độ trễ nhất định.
Cũng từ đó, nó tạo ra sự khác biệt về tính xác thực và độ tin cậy của báo chí và mạng
xã hội. Khi đọc thông tin trên mạng, người tỉnh táo chưa tin ngay đâu! Họ chỉ tin khi

54
tìm vào trang báo chính thống và thấy có đưa tin tức ấy! Và báo chí ( nhất là ở Việt
Nam), vẫn có những “ đặc quyền” mà mạng xã hội không có, đó là chức năng và quyền
hạn mà thiết chế Nhà nước đã trao tay. Đây là ưu thế rõ ràng mà báo chí cần tận dụng
triệt để. Có những vấn đề, lĩnh vực, hoạt động mà “ dân mạng” đừng hòng có được cơ
hội tiếp cận nhưng nếu anh là Nhà báo/phóng viên của cơ quan thông tấn báo đài thì
đương nhiên được “ hít thở” không khí đó!”.

“Mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng đưa tin nhanh nhạy, không bị câu nệ vì
không chịu áp lực quy chuẩn. Và vì thế nên tin fake nhiều, trong khi báo chí chính thống
không có hoặc có rất ít tin fake. Bên cạnh đó, thông tin trên mạng xã hội Facebook
cũng đa dạng hơn trên báo chí vì phóng viên, nhà báo chính thống ít hơn rất nhiều với
các “phóng viên mạng”. Báo chí thì cách viết hàn lâm, vấn đề ra tấm ra món; còn
mạng xã hội lại dung nạp nhiều cách/lối viết, và nhiều chuyện rất bé, rất riêng tư. Có
những vấn đề chỉ có thể đăng trên báo chính thống mà mạng xã hội từ chối, và ngược
lại có những việc chỉ có thể đăng trên mạng xã hội” - nhà văn, nhà báo, blogger
Nguyễn Công Hùng, chia sẻ.

Theo Thạc sĩ Lê Anh Tú, người có hơn 10 năm trong nghề báo và hiện là giảng viên
Khoa Quan hệ công chúng truyền thông, Đại học Văn Lang, để đưa tin tức thì cần có đủ
5W - 1H. Tuy nhiên, đối với nhà báo “công dân” - “nhà báo không chuyên” thì họ chỉ
đưa ra những gì đó họ cảm thấy quan trong nhất trong 5W - 1H đó thôi, tại vì họ làm
không chuyên nghiệp mà chỉ làm theo bản năng, thông tin mang cái tính sơ khỏi, thô
mộc nhất. Và những người làm báo chuyên nghiệp phải kiểm tra lại những thông tin đó
xem có đúng sự thật hay không hay chỉ là tin giả, lấy ảnh cũ kể câu chuyện mới.

3.3. Tồn tại lằn ranh giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí
trên MXH Facebook và lằn ranh này đang dần bị xóa mờ trong thời đại số

“Tồn tại lằn ranh giữa tin tức báo chí và thông tin trên mạng xã hội Facebook nói riêng
nhưng lằn ranh này đang dần bị xóa mờ. Do “xã hội số”, truyền thông đa phương tiện
(multimedia), truyền thông số (digital media) bùng nổ nên người ta có cảm giác ai cũng
“có quyền” và có công cụ để dễ dàng thực hiện cái quyền đó. Chẳng hạn ngày xưa,

55
quay phim, đưa tin là “ đặc sản” của các đài truyền hình. Còn bây giờ chỉ cần chiếc
smartphone, một phần mềm dựng video thì bất kỳ ai cũng có thể tạo ra một sản phẩm
truyền thông. Tức là thời đại “nhà báo công dân” khiến người ta cảm giác ai cũng làm
báo được nên người ta xem một fanpage, một kênh youtube, một kênh tiktok...như là một
tờ báo, một nhà đài. Tuy nhiên, nhìn tận cùng gốc rễ thông qua các quy định pháp luật
thì hoàn toàn giốn như vậy. Đặc biệt là trong môi trường Báo chí cách mạng Việt Nam,
mọi thứ đều có lằn ranh mà những người hiểu biết pháp luật đều nhận ra. Vai trò,
quyền hạn và chức năng của báo chí được cụ thể hóa bằng luật, đó là “Luật báo chí”,
chứ chúng ta đâu có “Luật facebook” hay “Luật mạng xã hội”. Chúng ta chỉ có Luật
an ninh mạng và sử dụng nó như một công cụ quản lý xã hội, giữ gìn sự ổn định chính
trị, trật tự an toàn xã hội. Thậm chí ở một số quốc gia, người ta còn cấm Facebook kia
mà. Một quốc gia nào đó, nếu thấy mạng xã hội, công cụ internet nào đó đe dọa đến
quyền lực Nhà nước, họ có thể cấm hẳn. Trong khi đó, báo chí có thể bị hạn chế ít nhiều
quyền tiếp cận, quyền thông tin bởi bộ máy quản lý, nhưng nó là một sự thừa nhận ở
nhiều quốc gia” - nhà báo Huỳnh Sang chia sẻ.

TS. Huỳnh Văn Thông, Trưởng Bộ môn Truyền thông đa phương tiện, khoa Báo chí
Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV TP.HCM cũng cho rằng có tồn tại lằn ranh
và lằn ranh này đang bị thu hẹp lại trong thời đại số.

“Xét trên phương diện học thuật, báo chí đưa tin theo quy chuẩn còn tin tức phi báo chí
trên MXH Facebook không có hoặc có rất ít quy chuẩn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện
đại, chúng lại có sự tương tác dẫn đến việc người đưa tin trên mạng xã hội Facebook
học hỏi cách đưa tin theo quy chuẩn báo chí, thậm chí là xét nhiều đến khía cạnh đạo
đức. Còn báo chí muốn muốn tồn tại và cạnh tranh được với mạng xã hội thì cũng phải
rời bỏ nhiều hơn những quy chuẩn truyền thống. Ví dụ như các quy tắc thể loại, cách
viết của báo chí gần như lạc hậu, nghĩa là báo chí phải bung ra để tương thích với hệ
sinh thái thông tin mới. Còn mạng xã hội dần dần tiến đến chuẩn hóa bằng cách học
hỏi từ nghề báo chuyên nghiệp. Do đó khoảng cách dần thu hẹp lại, chưa kể sắp tới
đây, xét về mặt con người chúng ta cũng rất khó phân biệt công việc của một ông phóng
viên và một youtuber chẳng hạn” - TS. Huỳnh Văn Thông nhấn mạnh.

56
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ và sự khác biệt giữa tin tức trên báo chí và tin
tức phi báo chí trên mạng xã hội Facebook. Từ đó, giúp xác định được lằn ranh giữa 2
dòng tin tức này. Tuy nhiên, lằn ranh đó lại đang bị thu hẹp và xóa mờ trong thời đại số,
khi mà báo chí ngày càng phải bắt nhịp với xu thế và không ngừng làm mới mình nếu
muốn tồn tại, còn mạng xã hội Facebook cũng phải chạy theo các giá trị cốt lỗi của báo
chí để lôi kéo và làm cho mọi người tin tưởng mình (giá trị đạo đức và tôn trọng sự
thật).
Theo đó, tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí trên mạng xã hội Facebook có mối
quan hệ mật thiết với nhau, trở thành nguồn tin chéo của nhau nhưng cũng cạnh tranh
với nhau rất quyết liệt. Thông tin trên mạng xã hội Facebook không bị giới hạn bởi các
quy chuẩn, không cần thẩm định và kiểm duyệt nên tốc độ đưa tin rất nhanh, đưa tin
theo kiểu 24/7 nhưng độ tin cậy không cao. Trong khi đó, tin tức đăng trên báo chí phải
qua quá trình kiểm định kỹ càng; trải qua nhiều khâu biên tập, xét duyệt nên tốc độ đưa
tin chậm hơn, nhưng lại chất lượng hơn rất nhiều. Cám dỗ về việc phải đưa tin nhanh,
đưa tin 24/7 khiến báo chí phải chấp nhận rủi ro cực lớn. Vì thế, các tờ báo, trang báo và
nhà đài cần có giải pháp hợp lý để “giữ mình”.
Những khác biệt về hình thức, nội dung và các yếu tố như tốc độ đưa tin, nguồn tin, độ
tin cậy, mục đích đăng tải, sự tương tác,... là những yếu tố chính làm nên lằn ranh giữa
tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí trên mạng xã hội Facebook. Mỗi nền tảng có
ưu điểm và hạn chế nhất định cần được nhìn nhận và tìm cách khắc phục để nâng cao
chất lượng thông tin; cải thiện tình trạng thông tin xô bồ, hỗn loạn như hiện nay, nhất là
những thông tin bắt nguồn từ mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng.

2. Khuyến nghị
Để nâng cao chất lượng thông tin, hạn chế tin giả, tin sai sự thật; cả báo chí và
Facebook cần phải phát huy những ưu điểm vốn có, đồng thời khắc phục những hạn chế
đang gặp phải. Tuy nhiên, đây không phải chuyện có thể giải quyết trong một sớm một
chiều. Muốn thế, phải có giải pháp lâu dài và toàn diện với sự chung tay của tất cả các
bên (độc giả, báo chí và người dùng mạng xã hội Facebook).
2.1. Giải pháp dành cho báo chí

57
- Với báo chí, việc áp dụng các quy chuẩn cứng nhắc khiến việc đưa in trở nên
chậm chạp và thiếu sức hút, không bắt kịp với xu hướng và hơi thở của thời đại. Vì thế,
các tờ báo, trang báo, nhà đài nói chung và những nhà làm công tác nghiên cứu, quy
hoạch báo chí nói riêng cần có những giải pháp căng cơ hơn, nắm bắt tâm lý và xu
hướng tiếp cận thông tin của độc giả để có biện pháp thay đổi phù hợp.
- Chính việc bảo thủ của báo chí sẽ giết chết báo chí, nhất là trong cuộc đua đang
có phần yếu thế so với mạng xã hội. Vì thế, báo chí buộc phải thay đổi để tồn tại, phải
rà soát lại xem đâu là các nguyên tắc “vàng” không được thay đổi; đâu là các nguyên
tắc, quy chuẩn có thể thay đổi, biến hóa để tăng tính cạnh tranh trong thời đại số này.
- Nguyên tắc bất di bất dịch mà nhiều tờ báo vẫn đặt nặng chính là tuân thủ tôn
chỉ, mục đích và tính tổ chức. Câu hỏi đặt ra là: giữ tôn chỉ mục đích thì làm sao cạnh
tranh được với “thế giới tự do” của mạng xã hội? Để làm được điều đó, những người
làm báo cần thay đổi tư duy quản lý và tổ chức lại cách thức vận hành. Đổ thừa cơ chế
là một sự ngụy biện, vì đó là cách tốt nhất để che đậy cho năng lực yếu kém, trì trệ,
thiếu bản lĩnh, thiếu năng động, chậm thích ứng với cách làm báo ở thời đại số.

“Chúng ta không chạy theo mạng xã hội nhưng chúng ta thích ứng. Muốn vậy phải có
bản lĩnh, phải có những con người dám làm và dám chịu trách nhiệm. Lạc hậu vệ công
nghệ có thề khắc phục được nhưng lạc hậu về tư duy quản lý và vận hành báo chí sẽ
khiến cho báo chí càng đi chậm hơn mạng xã hội”, nhà báo Huỳnh Sang bộc bạch.
- Trong thời đại cạnh tranh như hiện nay, song song với việc đảm bảo chức năng
đưa tin và giá trị tin tức, những người làm báo cần tập trung nguồn lực để phát triển
kinh tế báo chí.
“Nếu tòa soạn chạy theo giá trị tin tức, làm tin tức bài bản thì câu hỏi đặt ra là làm sao
để anh có thể cạnh tranh được trên thị phần quảng cáo, vì báo chí đa phần phụ thuộc
vào kinh tế chú ý. Thông tin có hay, có sâu mà tốc độ đưa tin chậm quá thì còn ai đọc
nữa, lấy đâu ra doanh thu quảng cáo? Thách thức này không tránh khỏi và nó liên quan
đến kinh tế báo chí nhiều hơn nội dung. Tức là nếu không có kinh tế báo chí thì rất khó.
Ví dụ như VNEXPRESS xây dựng kênh báo chí nhưng thật ra là kênh truyền thông và
họ khai thác tất cả kinh tế báo chí, kinh tế truyền thông để lấy cái này nuôi cái kia.
Trong quá trình vận động có nhiều đội ngũ hoạt động theo kiểu truyền thông chứ không
phải báo chí, tỉ trọng báo chí trong đó rất ít. Đây cũng là bài học của Sài Gòn Tiếp thị

58
trước đây, mặc dù tập trung rất nhiều cây bút cừ khôi, toàn những bài chuẩn mực, chất
lượng nhưng kết quả là tờ báo đó biến mất. Hiện nay Thanh Niên, Tuổi Trẻ họ cũng
đang đi con đường truyền thông để xây dựng kênh truyền thông rộng, để thực hiện
nhiệm vụ báo chí cốt lõi trong đó. Đây là con đường rất quan trọng!”, TS.Huỳnh Văn
Thông chia sẻ.
- Báo chí cần quan tâm hơn nữa đến việc tương tác với độc giả. Nhiều trang báo
dù đăng bài nhưng lại tắt tính năng bình luận khiến độc giả cảm thấy rất khó chịu vì
xem rồi mà không được bày tỏ ý kiến. Cũng chính vì thế nên nhiều người thích đọc tin
tức trên Facebook hơn, nơi mà họ có thể thoải mái giải bày những suy nghĩ của bản
thân. Những bài học về lỗ hỏng trong kiểm duyệt bình luận liên quan đến chính trị đã ít
nhiều ảnh hưởng đến lựa chọn này của các tờ báo, nhưng trong xã hội hiện đại, báo chí
cần phải thay đổi.
- Bên cạnh đó, báo chí cũng cần chú ý điến các yếu tố về mặt hình thức, đặc biệt là
ngôn ngữ và cách thức truyền tải thông tin. Viết quá nhiều, quá dài khiến độc giả cảm
thấy bị choáng khi đi lạc vào “rừng” chữ. Thay vào đó, nên chú trọng đầu tư vào media,
infographic và chất lượng hình ảnh để tăng sức hút, giảm nhàm chán.

2.2. Giải pháp dành cho người dùng mạng xã hội nói chung và Facebook
nói riêng

Trong trường hợp này, chúng tôi xem xét người dùng mạng xã hội ở 2 vai trò là sản
xuất thông tin và tiêu thụ thông tin.

Nếu muốn trở thành người có trách nhiệm công dân trong việc đưa tin tức ảnh hưởng
đến người khác thì cá nhân, tập thể phải cân nhắc về trách nhiệm và pháp luật. Điều này
sẽ gắn với hàng loạt kỹ năng, kỹ thuật. Khi đó, các nguyên tắc về đạo đức nghề báo và
những quy định của Luật An ninh mạng sẽ có ích đối với những người làm nội dung,
người đưa tin trên mạng xã hội.

Người tiêu thụ tin tức đừng để rơi vào trạng thái “tay nhanh hơn não”. Nghĩa là phải
biết kiểm nguồn, biết cách thẩm định thông tin và nhìn nhận sự việc, vấn đề một cách có
logic, chứ không thể để cảm xúc chi phối hết não trạng và không nhận ra đúng ở chỗ

59
nào, sai ở đâu, có cơ sở không? Nhưng đây là yêu cầu rất khó và phải thực hành thường
xuyên thì mới thành thạo được. Theo TS.Huỳnh Văn Thông, trong xã hội hiện nay, khái
niệm độc giả thông minh dần chuyển thành phản ứng thông minh, tức độc giả phải phản
ứng thông minh trước những thông tin đăng tải trên mạng xã hội, thậm chí là trên báo,
để lỡ như đó là tin giả thì bản thân họ sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực.

Thêm nữa, người dùng mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng phải học cách ứng
xử văn minh hơn. Mạng xã hội ảo nhưng tác động của nó là thật. Vì thế, chúng ta không
thể dùng từ ngữ, lời lẽ thiếu cân nhắc, thô tục... Điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ
em, làm méo mó giá trị và sự trong sáng của tiếng Việt.
Trước đây, chúng ta nói nhiều nến việc người tiêu thụ tin tức phải là độc giả thông
minh. Họ phải biết kiểm nguồn, biết cách thẩm định thông tin và nhìn nhận sự việc, vấn
đề một cách có logic.

60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS.Phạm Hải Chung (2019), Lý thuyết truyền thông nâng cao, NXBThế Giới.
2. Đỗ Đình Tấn (2017), Báo chí và Mạng xã hội, Nhà xuất bản Trẻ
3. Ths.Nguyễn Văn Hà (2015), Bài giảng Tác phẩm và Thể loại Báo chí, Khoa Báo chí
và Truyền thông - Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia TP.HCM.
4. Ths.Nguyễn Văn Hà (2014), Bài giảng Nghiệp vụ Biên tập viên, Khoa Báo chí và
Truyền thông - Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia TP.HCM.
5. Trần Vũ Thị Giang Lam (2020), Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử ở Việt
Nam, bài đăng trên Tạp chí Khoa học Việt Nam Trực tuyến - Vietnam Journals Online,
tập 9 số 6 năm 2020.
6. Nguyễn Chí Hiếu (2020), Vấn đề đạo đức trong thời đại thông tin, bài đăng trên Tạp
chí Khoa học và Công nghệ, số 45A năm 2020.
7. Đỗ Thiện (2021), Độ an toàn, hiệu quả của 4 loại vaccine Việt Nam đang sử dụng ra
sao?, bài đăng trên báo Pháp Luật TP.HCM, ngày 14/8/2021.
8. Đan Thuần - Thảo Lê (2021), Khi nào người dân TP.HCM tiêm vắc xin mũi thứ 2?
bài đăng trên báo Tuổi Trẻ Online, ngày 25/8/2021.
9. Phan Tùng Sơn (2021), Hiện tượng người dân rời TP Hồ Chí Minh tự phát về quê:
Trong "nguy" có "cơ", bài đăng trên báo Quân đội nhân dân Online, ngày 4/10/2021.
10. Thiện Chí (2021), Vụ tiêu hủy 15 con chó ở Cà Mau, chính quyền nêu căn cứ pháp
lý, bài đăng trên báo Vietnamnet, ngày 11/10/2021.
11. Hà Thanh, Những người thầm lặng giúp nhau qua mùa dịch, bài đăng trên báo Tuổi
Trẻ Online, ngày 4/8/2021.
12. Ngọc Lê (2021), Nghệ sĩ kêu gọi từ thiện: Nhìn lại câu chuyện minh bạch sao kê,
bài đăng trên Báo Thanh Niên Online, ngày 19/10/2021.
13. Bảo Khánh (2021), Từ việc thiện nguyện của các nghệ sĩ đến chuyện minh bạch
trong “sao kê”, bài đăng trên Tạp chí Tuyên Giáo, ngày 21/9/2021.
14. Lâm Trần, Thực hư chuyện bác sĩ rút ống thở của mẹ để cứu sản phụ sắp sinh, bài
đăng trên báo Tiền Phong, ngày 8/8/2021.
15. Đoàn Anh (2021), Thiện nguyện cần gạn đục khơi trong, bài đăng trên báo Tuổi Trẻ
Online, ngày 17/10/2021.
16. Hoàng Anh (2021), Công an TP Hồ Chí Minh xác minh việc nghệ sĩ Hoài Linh trao
tiền từ thiện ở Quảng Trị, bài đăng trên báo Công an nhân dân Online, ngày 10/10/2021.

61
PHỤ LỤC
Biểu đồ 1: Cách người dùng tiếp cận tin tức.
Biểu đồ 2: Sở thích đọc tin tức của người dùng khi chọn giữa Facebook và Báo chí.
Biểu đồ 3: Những tin tức được độc giả độc nhiều trên báo chí.
Biểu đồ 4: Những loại tin tức phi báo chí được người dùng Facebook đọc nhiều.
Biểu đồ 5: Kỳ vọng của độc giả về tin tức đăng trên báo chí.
Biểu đồ 6: Kỳ vọng của người dùng Facebook về tin tức phi báo chí
đăng trên nền tảng này.
Biểu đồ 7: Sức ảnh hưởng giữa tin tức trên báo chí và tin tức phi báo chí
trên mạng xã hội Facebook.
Biểu đồ 8: Người tham gia khảo sát bày tỏ ý kiến với việc mạng xã hội nói chung và
Facebook nói riêng đang dần trở thành nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho báo
chí.
Biểu đồ 9: Người tham gia khảo sát bày tỏ ý kiến về việc lằn ranh giữa tin tức trên báo
chí và tin tức phi báo chí trên mạng xã hội Facebook sẽ bị xóa mờ.

62

You might also like