You are on page 1of 4

ĐỀ 7

Câu 1 (5 điểm). Cùng một lúc hai xe xuất phát từ hai điểm A và B cách nhau 60km, chúng
chuyển động cùng chiều.
Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc v 1 = 30km/h, xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc v2 =
40km/h (cả hai xe đều chuyển động thẳng đều).
1) Tính khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ kể từ lúc xuất phát.
2) Sau khi xuất phát được 1 giờ 30 phút, xe thứ nhất đột ngột tăng tốc và đạt đến vận tốc
v1’ = 50km/h. Hãy xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.
Câu 2 (4 điểm). a) Một khí cầu có thể tích 10m3 chứa khí hidrô, có thể kéo lên trên không một
vật nặng bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng của vỏ khí cầu là 100N, trọng lượng riêng của không
khí là 12,9N/m3; của khí hidrô là 0,9N/m3.
b) Muốn kéo một người có khối lượng là 60kg lên thì khí cầu phải có thể tích tối thiểu là bao
nhiêu, nếu coi trọng lượng của vỏ khí cầu vẫn không đổi.
Câu 3 (4 điểm). Để đưa một vật khối lượng m = 200kg lên độ cao h = 10m người ta dùng một
trong hai cách sau:
a) Dùng hệ thống gồm một ròng rọc cố định, một ròng rọc động. Lúc này lực kéo dây để
nâng vật lên là F1 = 1200N. Hãy tính:
+ Hiệu suất của hệ thống.
1
+ Khối lượng của ròng rọc động, biết hao phí để nâng ròng rọc động bằng hao
4
phí tổng cộng do ma sát.
b) Dùng mặt phẳng nghiêng dài l = 12m. Lực kéo vật lúc này là F 2 = 1900N. Tính lực ma
sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng, hiệu suất hệ cơ này.
Câu 4 (5 điểm). Có hai bình cách nhiệt. Bình thứ nhất chứa 5 lít nước ở nhiệt độ t 1 = 600C, bình
thứ nhất chứa 2 lít nước ở nhiệt độ t 1 = 200C. Đầu tiên rót một phần nước từ bình thứ nhất sang
bình thứ hai, sau đó khi trong bình thứ hai đã đạt cân bằng nhiệt, người ta lại rót trở lại từ bình
thứ hai sang bình thứ nhất một lượng nước để cho trong hai bình lại có thể tích nước bằng lúc ban
đầu. Sau các thao tác đó nhiệt độ nước trong bình thứ nhất là t 1’ = 590C. Hỏi đã rót bao nhiêu
nước từ bình thứ nhất sang bình thứ hai và ngược lại?
Câu 5 (2 điểm). Trên bàn em chỉ có những dụng cụ và vật liệu sau: bình có vạch chia thể tích,
một miếng gỗ không thấm nước và có thể nổi trên mặt nước, một ca nước. Làm thế nào chỉ bằng
các dụng cụ trên em có thể xác định được trọng lượng riêng của một vật rắn nhỏ có tỉ trọng lớn
hơn 1 và không thấm nước? Hãy trình bày cách làm đó.
…………….. Hết …………….
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1 (5 điểm) 1) Quãng đường các xe đi được trong 1 giờ;
- Xe I: s1 = v1.t = 30. 1 = 30km 0,5
- Xe II: s2 = v2.t = 40. 1 = 40km 0,5
Vì khoảng cách ban đầu giữa hai xe là s = AB = 60km
nên khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ là:
X = s2 + s – s1 = 40 + 60 – 30 = 70 (km) 0,5
Vậy sau một giờ khoảng cách giữa hai xe là 70km.
2) Sau khi xuất phát được 1 giờ 30 phút, quãng đường
các xe đi được là:
- Xe I: s1 = v1.t = 30. 1,5 = 45km 0,5
- Xe II: s2 = v2.t = 40. 1,5 = 60km 0,5
Khoảng cách giữa hai xe lúc đó:
L = s2 + s – s1 = 60 + 60 – 45 = 75 (km) 0,5
Giả sử sau khoảng thời gian t kể từ lúc tăng tốc xe I đuổi
kịp xe II. Quãng đường chuyển động của các xe
- Xe I: s1’ = v1’.t = 50.t (km) 0,5
- Xe II: s2’ = v2’.t = 40.t (km) 0,5
Khi hai xe gặp nhau ta có:
s1’ - L = s2’ hay s1’ - s2’ = L = 50t- 40t = 10t= 75km 0,25
75 0,25
 t= = 7,5 (h)
10
Vị trí gặp nhau cách A một khoảng
X’ = s1’ + s1 = v1’.t + s1 = 50. 7,5 + 45 = 420 (km) 0,5

Câu 2 (4 điểm) a) Trọng lượng của khí hiđrô trong khí cầu:
PH = dH.V = 0,9. 10 = 9 (N) 0,25
Trọng lượng của khí cầu:
P = PV + PH = 100 + 9 = 109 (N) 0,25
Lực đẩy Acsimét tác dụng lên khí cầu;
F1 = dk. V = 12,9. 10 = 129 (N) 0,5
Trọng lượng tối đa của vật mà khí cầu có thể kéo lên là:
P’ = F1 – P = 129 – 109 = 20 (N). 0,5
b) Gọi thể tích của khí cầu khi kéo người là VX, trọng
lượng của khí trong khí cầu khi đó là:
P’H = dH. Vx 0,25
Trọng lượng của người:
PN = 10.m = 10. 60 = 600 (N) 0,25
Lực đẩy Acsimét
F’ = dk. VX 0,25
Muốn bay lên được thì khí cầu phải thoả mãn điều kiện
sau:
F’ > PV + P’H + PN 0,25
 dk. VX > PV + P’H + PN 0,25
 dk. VX > 100 + dH. Vx + 600 0,25
 Vx (dk – dH) > 700 0,5
700 0,5
 Vx > = 58,33 (m3)
12,9−0,9

Câu 3 (4 điểm) a) Công có ích dùng để nâng vật lên cao 10m
Ai = 10. m. h = 10. 200. 10 = 20000 (J) 0,25
Khi dùng hệ thống ròng rọc (1 ròng cố định và 1 ròng rọc
động) để đưa vật lên độ cao h thì cần phải kéo dây 1
đoạn s = 2h. Do đó công dùng để kéo vật (công toàn
phần) là:
Atp = F1. s = F1. 2h = 1200. 2. 10 = 24000 (J) 0,5
Vậy hiệu suất của hệ thống là:
Ai 20000 0,5
H1 = .100 % = . 100% = 83,33%
A tp 24000
Công hao phí tổng cộng là:
Ahp = Atp – Ai = 24000 – 20000 = 4000 (J) 0,25
Công hao phí để nâng ròng rọc động là:
A hp 4000 0,25
A’hp = = = 1000 (J)
4 4
Khối lượng của ròng rọc động (m’) là: 0,25
A’ = 10. m’. h 0,5
A’ 100
 m’ = = = 10 (kg)
10 h 10.10
b) Công toàn phần kéo vật lúc này: 0,25
A’tp = F2. l = 1900. 12 = 22800 (J)
Công hao phí do ma sát: 0,25
A’’hp = A’tp – Ai = 22800 – 20000 = 2800 (J)
Từ đó ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng: 0,5
A ’ ’hp 2800
Fms = = = 233,33 (N)
l 12
0,5
Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:
Ai 20000
H2 = .100% = .100% = 87,72%
A ’ tp 22800
Câu 4 (5 điểm) Độ giảm nhiệt độ trong bình thứ nhất:
Δ t1 = 60 – 59 = 10C 0,75
Như vậy nước trong bình 1 đã mất một nhiệt lượng:
Q1 = m1. c Δ t1. (1) 0,75
Nhiệt lượng này đã truyền sang bình 2. Do đó:
m1. c Δ t1 = m2. c Δ t2, trong đó Δ t2 là độ biến
thiên nhiệt độ của bình 2 (2) 0,5
Từ (1) và (2), ta suy ra:
m1 5 0,75
Δ t2 = Δt1 = . 1 = 50C
m2 1
Như vậy sau khi chuyển khối lượng nước Δm từ bình 1
sang bình 2 nhiệt độ nước trong bình 2 trở thành: 0,75
t’2 = t2 + Δ t2 = 20 + 5 = 250C
Theo phương trình cân bằng nhiệt 0,5
Δm.c. (t1 – t’2) = m1. c. (t’2 – t2) 1
t ’2 – t 2 25−20 1
 Δm = m2 = 1. = (kg)
t 1– t ’2 60−25 7
Câu 5 (2điểm) Đổ nước vào bình chia độ, xác định thể tích nước là V1 0,25
Thả miếng gỗ vào bình, mực nước dâng lên đến V2 0,25
Suy ra trọng lượng khối gỗ:
Pgỗ = (V2 – V1). dn (dn là trọng lượng riêng của 0,25
nước)
Đặt vật cần xác định lên miếng gỗ, mực nước dâng lên
đến V3. Suy ra trọng lượng của vật:
Pv = (V3 – V2). dn 0,5
Đẩy vật chìm xuống và lấy miếng gỗ ra, mực nước ở
vạch V4. Suy ra thể tích của vật: V = V4 – V1 0,25
Suy ra trọng lượng riêng của vật:
V 3– V 2 0,5
d= .d
V 4 –V 1 n

Tổng 20

Giáo viên ra đề
Huỳnh Văn Ân
SĐT: 0917462493

You might also like