You are on page 1of 6

ĐỀ THI THỬ SỐ 02 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


Thời gian: 180 phút
Đề gồm có 6 trang, 12 câu Không kể thời gian phát đề

Câu 1. (1.5 điểm)


a. Lớn hơn. 0,25
Do ở tế bào phôi sớm, chu kì tế bào không có pha G1, G2 là các pha tổng hợp các thành phần
của tế bào chất → thể tích tế bào chất sẽ giảm dần qua các lần phân chia → kích thước tế bào
nhỏ dần → tế bào ở thời điểm 30p có kích thước lớn hơn 0,25
b. Cùng một giai đoạn. 0,125
Do ở lô đối chứng nồng độ M-cyclin biến đổi theo chu kỳ → sự giảm nồng độ M-cyclin cần
diễn ra để tế bào rời khỏi pha M 0,25
Ở các tế bào được xử lý với M1575 lượng M-cyclin không giảm mà tăng dần theo thời gian →
các tế bào không thể rời khỏi pha M → cùng dừng lại ở pha M 0,125
c. Ức chế protein thực hiện chức năng phân giải M-cyclin hoặc ngăn cản sự tiếp xúc (tương
tác) của protein đó với M-cyclin → M-cyclin không bị phân giải và được tích lũy ở mức cao.
0,5

Câu 2. (2 điểm)
a.
- Hai vị trí trong tế bào chất duy trì nồng độ Ca2+ cao bao gồm: lưới nội chất trơn và ty thể. 0,25
- Glucozo -1- phosphat không được tạo ra vì sự hoạt hóa enzim cần tế bào nguyên vẹn với một thụ thể
nguyên vẹn trên màng tế bào và một con đường truyền tin nguyên vẹn trong tế bào. 0,25 Sự tương tác
với phân tử tín hiệu trong ống nghiệm không đủ trực tiếp hoạt hóa enzim. 0,25 Enzim adenilyl cyclaza
chuyển hóa ATP thành cAMP, cAMP làm thay đổi một hay nhiều quá trình phosphoryl hóa (hay hoạt
hóa chuỗi enim). Nhờ vậy làm tín hiệu ban đầu được khuếch đại lên nhiều lần. 0,25
b. Xác định mẫu thực phẩm: mẫu số 2. 0,25
Giải thích:
- Trong mẫu thực phẩm không có tinh bột → thử bằng iôt vẫn cho màu nâu. 0,25
- Saccarôzơ không thể khử được dung dịch benedict → dùng dung dịch Benedict để thử vẫn cho màu
xanh da trời. 0,25
-Lòng trắng trứng giàu protein → phản ứng Biuret cho màu tím. 0,25
Câu 3. (1.5 điểm) 0,5-0,5-0,5

Câu 4. (1.5 điểm)


a) Giống nhau: 0,25
- dsDNA của phage và dsDNA của HIV khi gắn vào hệ gen tế bào chủ đều có thể tồn tại cùng với hệ gen
của tế bào chủ, không bị tách ra khỏi hệ thống gen tế bào chủ nếu không có các tác nhân như vật lý, sinh
học, hóa học.
*Phage lamda sinh tổng hợp 0,25
- DNA thẳng chuyển thành DNA vòng  cài xen vào DNA tế bào chủ  sinh tổng hợp phụ thuộc vào tế
bào chủ
- DNA kép  mạch DNA (-) tổng hợp RNA ~ mRNA  dịch mã tổng hợp protein
*Virus HIV 0,25
- ssRNA (+) sử dụng enzyme phiên mã ngược tạo DNA (-)  tổng hợp DNA kép  tổng hợp RNA (+) ~
mRNA  dịch mã tổng hợp protein
b) Những enzyme có trong virus khi vật chất di truyền không có khả năng làm khuôn tự dịch mã. 0,25
- RNA mạch đơn (khuôn của mRNA)  RNA (-)  cần enzyme để tổng hợp thành RNA (+)  dịch mã
và tổng hợp protein (enzyme) 0,25
- RNA phiên mã ngược HIV 0,25

Câu 5. (1.5 điểm)


(1) Có 6 mol CO2 tham gia vào phản ứng I do: 0,25
- RuBP là phân tử có 5C → 6 phân tử RuBP có 30C; 3-PGA là phân tử có 3C  12 phân tử 3-PGA
có 36C → cần 6 CO2 để chuyển hoá 6 phân tử RuBP thành 12 phân tử 3-PGA. 0,25
- Phản ứng I không dùng ATP và NADPH, do phản ứng 1 là quá trình phân cắt và số phosphate vẫn
cân bằng → không sử dụng ATP và NADPH. 0,25
- Phản ứng II dùng ATP, có dùng NADPH do phản ứng 2 là phản ứng oxy hoá khử, cần năng lượng
của ATP và điện tử của NADPH. 0,25
- Phản ứng III dùng ATP, không dùng NADPH do phản ứng 3 cần ATP để tái sinh chất nhận CO 2 là
RuBP. 0,25
(2) Không xảy ra được, do trên màng ngoài lục lạp không có protein trao đổi ATP và NADPH với
môi trường → thiếu nguyên liệu cho các phản ứng hóa học diễn ra trong mô hình ở hình 5. 0,25

Câu 6. (2.0 điểm)


Quá trình sinh trưởng thứ cấp:
- Gỗ lim: 0,5
- Cây tre: 0,5

Ngày dài vì 0,5


Không vì 0,5

Câu 7. (1.5 điểm)


a)
- Sinh khối của ngô cao hơn sinh khối của lúa ở nồng độ CO2 khí quyển 0,25
- Vì ngô là thực vật C4 còn lúa là thực vật C3. Thực vật C4 có điểm bù CO2 thấp ( 0-10ppm) hơn C3 (30-
70 ppm) nên ở nồng độ CO2 khí quyển 350ppm thực vật C4 đã đạt gần đến điểm bão hòa CO2 0,25
b)
- HS vẽ được đồ thị như hình, chú thích và điền đầy đủ tên, đơn vị của các trục 0,25
- Khả năng cạnh tranh của lúa tăng vì tăng nồng độ CO2 làm tăng sinh khối của lúa và giảm sinh
khối của ngô.
- Khả năng cạnh tranh của lúa tăng vì tăng nồng độ CO2 vì
+ Thực vật C3 (lúa) cần ít năng lượng hơn để đồnng hóa CO2 so với thực vật C4 (ngô)
+ Nồng độ CO2 cao giúp thực vật C3 tránh hô hấp sáng.
+ Điểm bão hòa CO2 ở thực vật C3 cao hơn so với thực vật C4 ( ngô) 0,25
b)
- C3 hô hấp sáng 0,25
- C4 khong hô hấp sáng 0,25
Câu 8. (1.0 điểm)
a)
(1) Sai. Liên quan đến sự cảm ứng của ARF.
(2) Sai. Vì ức chế bơm.
(3) Sai. Vì sự sinh trưởng dãn dài cần ARF.
(4) Đúng. Vì ARF được cảm ứng bởi auxin. 0,25
(5) Sai. Vì sinh trưởng dãn dài là việc sinh trưởng nhờ quá trình làm tăng thế tích tế bào.
(6) Đúng. Vì nó có thể sinh trưởng theo chiều dọc.
(7) Đúng. Vì tác động của nó là kích thích các gene biểu hiện sự sinh trưởng theo chiều dài.
(8) Đúng. Vì cơ chế hoạt hóa gene cần thiết cho sinh trưởng dãn dài. 0,25
b)
(1) Đột biến. Vì đột biến làm mất tác động của auxin thông qua thụ thể và cấu hình không gian của
protein ảnh hưởng đến đích tác động của nó. 0,25
(2) N và M kháng được auxin vì làm hỏng tác động của auxin. P và Q bị ảnh hưởng bởi auxin, P bị
ảnh hưởng bởi cơ chế (2) và Q bị ảnh hưởng bởi cơ chế (1) vì P và Q bị đột biến làm tăng hoạt
tính của auxin theo từng cơ chế đã nêu. 0,25
Câu 9. (1.5 điểm)
a) - Bệnh nhân A bị bệnh ở tuyến trên thận, nên nồng độ cortizol thấp. Cortizol thấp sẽ giảm ức chế lên
vùng dưới đồi và tuyến yên, nên tuyến yên tăng tiết ACTH. 0,5
- Bệnh nhân B bị bệnh ở vùng dưới đồi, nên tuyến yên kém phát triển và giảm tiết ACTH. 0,25
b) - Bệnh nhân B có nồng độ glucose ở tăng lên là do CRH thông qua tác động lên tuyến yên làm
tuyến trên thận tăng tiết cortizol. Cortizol làm glucose máu tăng. 0,5
- Bệnh nhân A có nồng độ glucose không tăng vì CRH kích thích tuyến yên tiết ACTH, nhưng
tuyến trên thận không đáp ứng với ACTH, không tăng tiết cortizol. 0,25

Câu 10. (2.0 điểm)


a) Loài 1 có mức độ bão hòa O2 trong máu ở phổi giảm vì dễ thấy rằng ở mức pO 2 trong khoảng từ 80
đến 100 mmHg thì hai đường cong nằm ngang (bão hòa O2), tuy nhiên máu có pCO2 cao hơn có hàm
lượng O2 trong máu thấp hơn → bão hòa O2 thấp hơn. 0,5
- Loài 2 có mức độ độ bão hòa O2 trong máu ở phổi không thay đổi vì hàm lượng O 2 trong máu có
pCO2 cao và pCO2 thấp đều bão hòa ở mức 120 ml/l. 0,25
b) Tăng CO2 máu làm giảm ái lực liên kết Hb với O 2 ở cả hai loài vì đường cong phân ly Hb-O 2 ở
pCO2 cao bị lệch phải nhiều hơn so với đường cong ở pCO 2 thấp (cùng một pO2 nhưng pCO2 cao thì
hàm lượng O2 máu thấp hơn). 0,5
- Tăng CO2 máu không thay đổi khả năng hòa tan O 2 trong máu ở cả hai loài vì mức hòa tan O 2 phụ
thuộc vào phân áp O2 máu và hệ số hòa tan của O 2 trong huyết tương mà không liên quan đến phân áp
CO2 máu. 0,25
c) Cung lượng tim ở cả hai loài là 75 ml/nhịp x 60 nhịp/phút = 4,5 l/phút. 0,25
- Ở loài 1:
+ Lượng O2 tĩnh mạch phổi là 200 ml/l (pO 2 = 100 mmHg, pCO2 thấp), lượng O2 động mạch phổi là
40 ml/l (pO2 = 40 mmHg, pCO2 cao) → lượng O2 do tổ chức mô tiêu thụ khi mỗi lít máu qua mô = 200
ml/l - 40 ml/l = 160 ml/l.
+ Tốc độ tiêu thụ O2 ở tổ chức mô trong mỗi phút = 160 ml/l x 4,5 l/phút = 720 ml/phút. 0,25
- Ở loài 2:
+ Lượng O2 tĩnh mạch phổi là 120 ml/l (pO 2 = 100 mmHg, pCO2 thấp), lượng O2 động mạch phổi là
40 ml/l (pO2 = 40 mmHg, pCO2 cao) → lượng O2 do tổ chức mô tiêu thụ khi mỗi lít máu qua mô = 120
ml/l - 40 ml/l = 80 ml/l.
+ Tốc độ tiêu thụ O2 ở tổ chức mô trong mỗi phút = 80 ml/l x 4,5 l/phút = 360 ml/phút. 0,25

Câu 11. (2.0 điểm)


a) Bình thường, lượng GLP-1 trong máu ở tĩnh mạch cửa gan bị thủy phân bởi enzyme DPP-4, nhưng
khi có mặt của sitagliptin, lượng GLP-1 trong máu được duy trì ở mức cao và kích thích tiết insulin.
0,25
- Cá thể A (đột biến ở gen insulin làm nó không thể liên kết vào thụ thể) → đường cong (1) và (4).
Lượng insulin tăng ở đường (1) do insulin vẫn được tổng hợp và tiết ra bình thường dưới tác động của
GLP-1 (đột biến không ảnh hưởng đến quá trình tiết); khi tiêm insulin ngoại sinh, insulin này thay thế
insulin đột biến gắn trên thụ thể → gây tác dụng làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương như
đường (4). 0,25
- Cá thể B (rối loạn quá trình tiết insulin) → đường (2) và (4). Insulin không được tiết ra dù có mặt
của chất kích thích sự tiết insulin là GLP-1 như đường (2). Khi tiêm insulin ngoại sinh, insulin gắn và
hoạt hóa thụ thể bình thường → nồng độ glucose ở huyết tương giảm như đường (4). 0,25
- Cá thể C (khiếm khuyết ở con đường truyền tin tế bào đích) → đường (1) và (3). Tế bào β tuyến
tụy bình thường nên khi có mặt của GLP-1 → insulin được tiết ra nhiều giống đường (1). Khi tiêm
insulin ngoại sinh, con đường truyền tín hiệu ở tế bào đích không hoạt động → không vận chuyển
glucose vào tế bào → nồng độ glucose ở huyết tương không giảm giống đường (3). 0,25
b) Khi mật độ thụ thể insulin ở tế bào cơ xương bị giảm → giảm hiệu quả tác dụng của insulin → giảm
vận chuyển glucose vào tế bào cơ xương → tăng đường huyết. 0,5
- Khi ức chế thụ thể β của adrenalin → giảm tác dụng của adrenalin trong hoạt động chuyển hóa →
giảm thủy phân glycogen và giảm quá trình tân tạo đường mới → giảm đường huyết. 0,5

Câu 12. (2.0 điểm)

a) Nhóm 1 tương ứng với nhóm C. Nhóm 1 có cơ địa dị ứng → tăng giải phóng histamin vào máu →
tăng tính thấm thành mạch → thoát dịch → giảm thể tích máu → Hct tăng. Huyết áp giảm do giãn
mạch và giảm lượng dịch tuần hoàn → kích thích thụ thể ở cung động mạch chủ, xoang động mạch
cảnh → tăng nhịp tim. 0,5
- Nhóm 2 tương ứng với nhóm D. Nhóm 2 tăng kích thích thụ thể EPO  Tăng sinh hồng cầu →
tăng thể tích hồng cầu/đơn vị máu → tăng hematocrit và tăng huyết áp do tăng độ nhớt máu. Nhịp tim
giảm do huyết áp tăng kích thích cung động mạch chủ, xoang động mạch cảnh. 0,5
b) (1) Bình thường, acetylcholin gắn trên thụ thể muscarinic của tế bào nút xoang làm giảm nhịp tim;
norepinephrine gắn trên thụ thể β của tế bào nút xoang làm tăng nhịp tim. 0,25
- Khi uống thuốc (1) là nhóm thuốc ức chế thụ thể muscarinic gắn với acetylcholin → tăng nhịp tim.
Khi uống thuốc 2 là nhóm thuốc ức chế thụ thể β gắn với norepinephrin → giảm nhịp tim. 0,25
(2) Nhịp tim ở trạng thái nghỉ được điều hoà chủ yếu bởi thần kinh phó giao cảm, do khi ức chế
acetylcholine (hệ phó giao cảm), nhịp tim tăng lên với biên độ rất cao. Trong khi đó, ức chế hệ giao
cảm (norepinephrine), nhịp tim giảm với biên độ ít hơn. 0,25
(3) Tần số tạo nhịp nội tại của nút xoang nhĩ là 100 nhịp/phút. Bởi vì khi tách tim ra khỏi cơ thể,
không còn hệ giao cảm và phó giao cảm hoạt động nữa (giống với ức chế tác động của cả hai loại
thuốc) nên điểm giao trên biểu đồ là điểm tần số tạo nhịp nội tại của nút xoang. 0,25

You might also like