You are on page 1of 9

DTED – TRUNG TÂM HỌC LIỆU ĐỀ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP QUỐC GIA

& ÔN SINH HỌC CÁC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2023 – 2024

HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: SINH HỌC (LẦN 1)


Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ nhất: 24/10/2023
Hướng dẫn chấm gồm 09 trang.
Câu 1 (2,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
2,0
a Số lần vẫy đuôi giảm từ 12 lần/phút xuống còn 5 lần/phút  chất X dường như
ngăn cản hoạt động vẫy đuôi của trinh trùng. (1) 0,25
4 4
Khi có X, lượng ATP giảm (9,9 x 10  10 )  giảm lượng ATP cung cấp cho các
hoạt động của tế bào sau khi thụ tinh  thời gian nở và số lần vẫy đuôi giảm (2).
Từ (1) và (2), suy ra: chất X làm ức chế tổng hợp ATP  không cung cấp cho hoạt 0,25
động của tinh trùng  số lần vẫy đuôi giảm và kéo dài thời gian nở
b Chất X liên quan đến việc làm giảm tổng hợp ATP  không trực tiếp liên kết với
tubulin để ngăn cản hoặc thúc đẩy hoạt động của vi ống. Tuy nhiên, việc giảm 0,25
lượng ATP sẽ giảm trùng hợp vi ống.
Khi bổ sung cả chất A thúc đẩy trùng hợp vi ống và chất X  tùy thuộc vào tương
quan nồng độ của hai chất trên ảnh hưởng đến sự trùng hợp vi ống: 0,25
+ Nếu [A] > [X]  sự trùng hợp vi ống tăng.
+ Nếu [A] < [X]  sự trùng hợp vi ống giảm. 0,25

+ Nếu [A] = [X]  sự trùng hợp vi ống không đổi.

c (1) Sai. X làm giảm khả năng tổng hợp ATP của tế bào  giảm khả năng phân giải 0,25
glucose trong tế bào.
(2) Sai. Chất X tác động lên một quá trình chuyển hóa của tế bào và làm giảm khả 0,25
năng tổng hợp ATP, xảy ra ở cả tế bào phôi.
(3) Đúng. Vì protein vận động cần ATP để thực hiện chức năng. 0,25
Câu 2 (1,5 điểm)
Ý Nội dung Điểm
1,5
2.1. a Tốc độ sinh trưởng tăng mạnh ở pha II nhưng sau đó giảm ở pha III là do sự lão hóa 0,25
của tế bào. Nguyên nhân là do việc tích lũy các đột biến, sự ngắn dần của vật chất di
truyền làm ảnh hưởng đến hoạt động sống của tế bào.
b Phân tích đồ thị:
- Giai đoạn đầu tế bào chuột mất tiềm năng sinh trưởng. 0,25
- Sau khi trải qua quá trình lão hóa, sự sinh trưởng lại tăng lên mạnh mẽ có thể là sự
xuất hiện của các biến thể bất tử.
Cơ chế:
- Đột biến dẫn đến ung thư và cho phép chúng sống sót, tiếp tục sinh trưởng.
0,25
- Xuất hiện các cơ chế bảo tồn đầu mút nhiễm sắc thể, hoặc mất cơ chế tín hiệu bề
mặt.

Ứng dụng:
0,25
- Sử dụng các tế bào bất tử phục vụ cho các thử nghiệm in vitro
- Nghiên cứu các cơ chế chống ung thư.
2.2 (1) Sai. 0,25
(2) Đúng. 0,25
(3) Sai. 0,25
(4) Sai. 0,25

Câu 3 (2,0 điểm)


Ý Nội dung Điểm
2,0
a - Trong chu trình xâm nhập của virus vào tế bào chủ, gai lycoprotein (gp120) của HIV gắn 0.5
đặc hiệu với thụ thể CD4+ và đồng thụ thể CCR5 trên màng sinh chất của tế bào chủ.
Những virion có thể xâm nhập khi có đầy đủ hai thụ thể trên mặt tế bào chủ.
b Tăng.
Tăng thụ thể CD4+ trên bề mặt dẫn đến tăng khả năng hay xác suất kết cặp thành
công giữa thụ thể với gp120 của virus tạo điều kiện kết cặp với đồng thụ thể CCR5 0,5
dẫn đến virus xâm nhập vào tế bào.
(Học sinh kết luận tăng không đáng kể được điểm tối đa, nếu học sinh biện luận
không đổi được ½ số điểm)
c

0,5

A.T-CD8 B.T-CD4 C. Virut HIV


(Học sinh vẽ đúng 3/3 đường cong được điểm tối đa; 2/3 đường cong được ½ số
điểm; đúng 1/3 đường cong không được điểm ý hỏi)

+ Trong giai đoạn đầu, tế bào T – CD 4+ tăng cao do có mặt virus kích thích hệ thống
miễn dịch nhưng số lượng tế bào này giảm dần ở giai đoạn muộn do sự phóng thích 0,25
các hạt virut đồng thời tế bào T – CD 8+ được hoạt hóa sẽ tiêu diệt các tế bào T –
CD4+ mang kháng nguyên  số lượng tế bào T – CD4+ giảm dần.
+ Trong giai đoạn đầu, tế bào T – CD 8+ tăng cao do được hoạt hóa bởi tế bào T- T –
CD4+ và giữ ở mức cân bằng ổn định ở giai đoạn giữa mặc dù lúc này số lượng tế 0,25
bào T – CD4+ giảm dần do các tế bào T – CD 4+ còn lại bù trừ hoạt động của các tế
bào T – CD4+ giảm. Ở giai đoạn muộn, tế bào T – CD 4+ giảm mạnh thì tế bào này
cũng giảm theo do tính chất hoạt động tương đối của T – CD4+.
+ Số lượng virut HIV tăng lên ở giai đoạn đầu khi mới xâm nhập, sau đó giảm 0,25
xuống, thực hiện chu trình tiềm tan, khi hệ miễn dịch cơ thể suy yếu, số lượng virut
HIV sẽ tăng lên.
Câu 4 (1,5 điểm)
Ý Nội dung Điểm
1,5
a Nảy mầm. Vì ánh sáng kích thích tổng hợp GA → Kích thích hạt nảy mầm. 0,25
b Mức độ hoạt động của gene phân giải ABA tăng, gene tổng hợp ABA giảm. Vì ánh 0,5
sáng kích thích hạt nảy mầm thông qua làm tăng hàm lượng GA và giảm hàm lượng
ABA thông qua sự điều hòa hoạt tính với PIL5.
c Mức độ hoạt động của các gene mã hóa các enzyme tổng hợp ABA và enzyme 0,5
phân giải GA tăng, mức độ hoạt động của các gene mã hóa các enzyme phân giải
ABA và enzyme tổng hợp GA giảm. Vì nhiệt độ thấp ức chế hạt nảy mầm, nhiệt độ
cao kích thích hạt nảy mầm.
d Kích thích. Vì sự bổ sung NO làm tăng tỷ lệ nảy mầm. 0,25
Câu 5 (1,5 điểm)
Ý Nội dung Điểm
1,5
5.1.a Dựa vào kết quả ta thấy, nhóm 2 và nhóm 4 có độ mở khí khổng thấp hơn do trồng
trong môi trường ngập úng  rễ bị thiếu oxy, cây phải tiến hành quá trình lên men 0,25
và phá hủy tế bào để tạo khoang chứa không khí  khả năng hút nước kém  cây
đáp ứng stress thiếu nước bằng cách tang tạo ABA  đóng khí khổng.
Ở cây 4, độ dẫn nước cao hơn so với các nhóm còn lại có thể là do vi sinh cộng sinh 0,25
hỗ trợ khả năng lấy nước.
b Độ dẫn nước của rễ phụ thuộc vào cấu trúc của rễ, trong trường hợp này sự có mặt 0,25
của vi khuẩn giúp cho rễ của cây cà chua nhóm 4 có khả năng tiếp cận với nguồn
nước và dinh dưỡng mà rễ không thể tiếp cận được.

5.2.a Trong điều kiện đất trồng bị ngập ứng, lượng O 2 là không đủ cung cấp cho cây → cây
thực hiện quá trình lên men để duy trì năng lượng với hiệu suất kém; các tế bào rễ có 0,25
thể chết theo chương trình (thối rễ).
+ Do rễ bị tổn thương trong điều kiện đất trồng bị ngập úng → cây không thể hấp thu
nước và muối khoáng hiệu quả → giảm năng suất quang hợp và giảm lượng chất hữu
cơ tạo ra → giảm khả năng sinh trưởng của cây.
b + Chuyển trình tự tăng cường vào gen mã hóa enzyme tham gia sự tổng hợp C 2H4 →
lượng C2H4 được tạo ra làm khởi phát quá trình phá hủy lớp tế bào ở miền vỏ rễ và thân 0,25
tạo ra các khoang rỗng (khoang khí) đưa O 2 từ trên mặt nước xuống rễ để cung cấp O 2
cho rễ → giảm tỉ lệ thối rễ.
+ C2H4 còn làm tăng mức nhạy cảm của gibberelin với thụ thể → tăng kéo dài lóng của
cây lúa → tăng khả năng tiếp cận với nguồn O 2 bên trên mặt nước của các cây lúa đang 0,25
ở dưới mặt nước
Câu 6 (2,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
2,0
6.1a

0,5

b Vì hai loài này thuộc hai nhóm thực vật khác nhau, trong đó lúa mì (C 3) và xanh
gama (C4) nên cơ quan thực hiện tổng hợp tinh bột cũng sẽ có sự khác nhau. Vì 0,5
lugol giúp nhận biết tinh bột nên ở C 3, việc tổng hợp tinh bột diễn ra ở mô giậu.
Trong khi đó, C4 phải tổng hợp tinh bột ở tế bào bao bó mạch  ở hai vị trí khác
nhau.
6.2.a Dựa theo nguyên lí chất cạnh tranh, tốc độ phản ứng sẽ tăng khi nồng độ cơ chất 0,25
tăng. Như vậy tế bào sẽ tạo một kho dự trữ với cơ chất nhằm duy trì nồng độ cơ
chất luôn cao  tăng tốc độ phản ứng.
b Vẫn có thể xảy ra trong thời gian ngắn và dừng lại. Vì
+ Ánh sáng cung cấp năng lượng cho pha sáng để tạo NADPH và ATP  Khi tắt 0,25
ánh sáng, pha II sẽ bị dừng lại tại bước sử dụng ATP và NADPH.
+ Pha III cũng sẽ không hoạt động khi không được cung cấp ATP để tái tạo chất 0,25
nhận để pha I diễn ra.
c Do cây ưa bóng có tỉ lệ chlorophyl b cao hơn  tăng lượng photon hấp thu ánh 0,25
sáng  tăng hiệu suất hấp thụ ánh sáng / đơn vị  tăng tạo ATP và NADPH 
cung cấp cho hoạt động pha tối nhiều hơn.
Hạ Granna của cây ưa bóng có kích thước lớn hơn  tăng hiệu quả hấp thụ ánh
sáng.

Câu 7 (1,0 điểm)


Ý Nội dung Điểm
1,25
a Củ Cải đường là ngày dài.
+ Vì ở điều kiện thời gian đêm tối lớn hơn đêm tối tới hạn (ĐC), tỷ lệ ra hoa của 0,25
cây rất thấp. Cây ra hoa trong điều kiện thời gian đêm tối bé hơn đêm tối tới hạn
(chiếu sáng liên tục)  cây ngày dài.
b Khi thời gian chiếu sáng tăng dần (0,5 giờ đến 3 giờ), tỷ lệ ra hoa trung bình ngày
càng tăng, do tỷ lệ phytochrom dạng nhận tia đỏ (Pr) và phytochrom dạng nhận tia 0,5
đỏ xa (Pfr) thích hợp cho sự ra hoa. Với thời gian chiếu sáng tăng dần, tỷ lệ thay đổi
theo hướng hợp lý hơn  tăng dần tỷ lệ ra hoa.
(Học sinh không đề cập đến phytochrom không được điểm)
c Thời điểm chiếu sáng bổ sung là vào buổi chiều trước khi trời tối hoặc vào buổi 0,25
sáng trước khi mặt trời mọc.
(Học sinh có thể trả lời sau khi không có ánh sáng tự nhiên)
Câu 8 (1,75 điểm)
Ý Nội dung Điểm
1,25
a Người bệnh khí phế thũng – đối tượng A.
+ Người bệnh khí phế thũng có phế nang bị tổn thương và phế quản dễ xẹp hơn
trong kì thở ra  giảm tốc độ trao đổi khí ở phế nang. Khi thở ra, các phế nang bị
tổn thương (giảm diện tích bề mặt phổi, giảm chênh lệch phân áp khí  giảm tốc
độ khuếch tán khí) quá trình thở ra khó khăn hơn quá trình hít vào  không khí 0,25
bị giữ lại  thể tích khí cặn RV tăng  tăng giá trị thể tích toàn phổi TLC.
!"
+ Do chênh lệch phân áp khí giảm (Q = ) nên thời gian hít vào chậm hơn so
với
𝑅
người bình thường  người bệnh vẫn đạt được thể tích phổi tối đa, không bị
giảm dung tích sống (VC = ERV + IC ở người A không đổi so với người bình
thường)  đối tượng A.
Người bệnh xơ hóa phổi – đối tượng B.
+ Người bị xơ hóa phổi có các mô trong phổi bị tổn thương, dày lên, xơ cứng,
giảm/mất chức năng đàn hồi  khả năng co giãn và đàn hồi của phổi người bị xơ 0,25
hóa phổi giảm  giảm sự thay đổi thể tích phổi trong quá trình hô hấp  hầu như
tất cả giá trị thể tích phổi ở người bị xơ hóa phổi đều giảm  giá trị thể tích toàn
phổi TLC, thể tích khí cặn và dung tích sống VC giảm  đối tượng B.
Người nhược cơ hô hấp – đối tượng C.
+ Người nhược cơ hô hấp có hoạt động cơ hô hấp giảm  giảm thay đổi thể tích
lồng ngực trong kì hít vào gắng sức  giảm khả năng giãn nỡ của phổi nhận khí 
thể tích toàn phổi TLC và dung tích sống VC giảm  không đạt được thể tích
phổi tối đa. 0,25
+ Người bệnh giảm hoạt động của cơ hô hấp tham gia trong kì thở ra gắng sức 
giảm khả năng đẩy khí ra ngoài  tăng thể tích khí cặn RV.
(Học sinh chọn đúng và giải thích đúng sự thay đổi của TLC, RV và VC mới được
điểm tối đa. Chọn đúng đối tượng, giải thích chưa đủ được ½ số điểm của ý hỏi.
Chọn đúng đối tượng nhưng không giải thích, giải thích sai hoặc chọn sai đối tượng
không được điểm)
b (i) Đối tượng A.
+ Độ giãn nỡ là khả năng giãn nỡ của phổi để nhận khí trong kì hít vào. Đối tượng
A – người bệnh khí phế thũng có giá trị thể tích toàn phổi TLC lớn nhất  độ giãn 0,125
nỡ của phổi lớn nhất. (Hoặc trong bệnh lý khí phế thũng, các sợi đàn hồi elastin mất
đi  giảm độ đàn hồi, tăng độ giãn nỡ)
(ii) Đối tượng B.
+ Độ đàn hồi là khả năng co lại của phổi, phụ thuộc vào các mô đàn hồi và sức căng 0,25
bề mặt phổi. Trong bệnh lý xơ hóa phổi – đối tượng B, phổi có xu hướng co lại,
giảm độ giãn nỡ  tăng độ đàn hồi.

(iii) Đối tượng C.


+ Đối tượng C có thể tích khí cặn RV lớn nhất  pCO2 tăng  tăng kích thích thụ
0,125
thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh  truyền xung thần
kinh đến trung khu tim mạch ở hành não  theo dây giao cảm về tim  tăng tần số
tim  thời gian giữa hai lần phát nhịp nút xoang nhĩ ngắn nhất.
c Trẻ mắc hội chứng NRDS – đối tượng B.
+ Ở trẻ mắc NRDS thiếu chất hoạt diện bề mặt – surfactant dẫn đến tăng sức căng
bề mặt phổi  giảm độ giãn nỡ, tăng độ đàn hồi  phổi co nhỏ lại hơn so với bình 0,25
thường, giảm thể tích khí lưu thông  giá trị thể tích toàn phổi TLC, thể tích khí
cặn RV, thể tích khí dự trữ thở ra ERV giảm.
(Học sinh không xác định được nguyên nhân chính ở trẻ mắc NRDS là thiếu
surfactant và biện luận hợp lý theo cách khác được ½ số điểm)
Sức cản vòng tuần hoàn phổi tăng.
+ Phổi trẻ NRDS co nhỏ lại hơn bình thường, các giá trị thể tích trong phổi giảm  0,25
mô trong phế nang thiếu O2  kích thích co mạch máu đi tới các phế nang hư hỏng
để tăng lượng máu lưu thông đến các phế nang bình thường trao đổi khí  kháng
trở của vòng tuần hoàn phổi tăng (do sức cản mạch máu lớn)
Câu 9 (2,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
2,0
a Cấu trúc A – lỗ bầu dục.
Cấu trúc B – ống thông động mạch (hoặc ống Botal). 0,125
(Học sinh trả lời đúng cả hai cấu trúc mới được điểm, trả lời đúng ½ không được
điểm ý hỏi này. Học sinh trả lời cấu trúc A là lỗ thông liên nhĩ không được điểm)
b + Trẻ C được sinh ra nhưng cấu trúc B không có sự thay đổi trong hệ tuần hoàn  0,125
trẻ C mắc dị tật còn ống động mạch (hoặc còn ống Botal).
+ Ở dị tật ống thông động mạch, trong kì tâm trương và tâm thu do áp lực động 0,25
mạch chủ lớn hơn so với áp lực động mạch phổi  máu di chuyển từ động mạch
chủ đến động mạch phổi qua ống thông hẹp  tiếng thổi (tiếng tim) xuất hiện ở cả
kì tâm trương và tâm thu.
+ Sự chênh lệch áp lực giữa động mạch chủ và động mạch phổi lớn hơn ở kì tâm
thu  tiếng thổi ở kì tâm thu lớn hơn so với tâm trương. 0,125
(Học sinh không xác định dị tật của trẻ C hoặc xác định sai không được điểm ý này)
c (i) Giảm.
+ Thai kì là một tình trạng tăng thể tích dịch, lượng máu trong hệ tuần hoàn tăng từ
30 – 50% (người phụ nữ sẽ tăng từ 5L máu đến 7,5 L máu lúc mang thai). Tuy 0,125
nhiên, số lượng hồng cầu chỉ tăng một ít (thiếu máu do thiếu sắt, lúc này lượng sắt
được huy động tạo máu cho thai nhi), thể tích huyết tương tăng nhiều hơn  chỉ số
Hct giảm (hiện tượng thiếu máu sinh lý trong thai kì).
(ii) Tăng.
+ Để tăng lượng máu tăng lên này lưu hành trong hệ tuần hoàn  nhịp tim tăng 
tăng cung lượng tim ở người phụ nữ mang thai. 0,125
d Điều kiện Q. 0,125
+ Tiếng tim nghe được đầu kì tâm thu tương ứng với tiếng tim S1 do van nhĩ thất
đóng. Tiếng tim nghe được đầu kì tâm trương tương ứng với tiếng tim S2 do van
động mạch đóng.
+ Ở người phụ nữ mang thai, do thể tích dịch cơ thể tăng  lượng máu hồi lưu tĩnh 0,25
mạch tăng  van ba lá đóng muộn hơn van hai lá  tách đôi tiếng tim S1 – nghe
được ở đầu kì tâm thu – điều kiện Q.
e (1) Tử cung chèn ép tĩnh mạch chậu làm máu bị tắc nghẽn tại vị trí này  tăng áp 0,125
suất thủy tĩnh ở mao mạch chân  tăng đẩy dịch ra dịch kẽ  tăng thể tích dịch kẽ
 phù cẳng chân và mắt cá.
2) Người phụ nữ mang thai tăng cung lượng tim  tăng lưu lượng máu đến thận  0,125
tăng GFR  tăng lượng nước tiểu. Bàng quang bị chèn ép trực tiếp từ tử cung đang
lớn dần  đi tiểu nhiều.
(3) Khi mang thai, nhau thai tiết hCG để duy trì thể vàng làm tăng tiết Progesteron
máu. Progesteron máu tăng làm giãn dây chằng của lồng ngực, tăng đường kính 0,25
ngang và đường kính trước sau của lồng ngực  tăng thể tích khí lưu thông 
giảm nồng độ CO2 máu  nồng độ H+ máu giảm  pH máu tăng  nhiễm kiềm
hô hấp nhẹ.
Tình trạng nhiễm kiềm hô hấp nhẹ làm tăng sự trao đổi khí qua bánh nhau, giúp thai 0,25
nhi lấy O2 dễ dàng hơn.
Câu 10 (2,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
2,0
a + Vị trí A trong khoảng phân đoạn ống thận (3) – (4), nhánh lên mảnh quai Henle.
+ Vị trí B trong khoảng phân đoạn ống thận (7) – (8), ống góp tủy trong.
+ Vị trí C trong khoảng phân đoạn ống thận (4) – (5), nhánh lên dày quai Henle. 0,25
+ Vị trí D trong khoảng phân đoạn ống thận (1) – (2), ống lượn gần.
+ Vị trí E trong khoảng phân đoạn ống thận (5) – (6) và (6) – (7), ống lượng xa và
ống góp vùng vỏ.
+ Vị trí F trong khoảng phân đoạn ống thận (2) – (3), nhánh xuống quai Henle.
(Học sinh trả lời đúng 6/6 vị trí tương ứng với 7 khoảng được 0,25 điểm; trả lời
đúng 4 – 5/6 vị trí được 0,125 điểm; trả lời đúng 0 – 3/6 vị trí không được điểm).
b Tăng
+ Sử dụng thuốc chứa hoạt chất ức chế hoạt động của vùng dưới đồi làm giảm tiết
ADH  tái hấp thu nước ở ống góp (6) – (8) giảm  áp suất thẩm thấu vùng tủy 0,5
thận tăng  tái hấp thu urea ở ống góp giảm  nồng độ urea trong dịch lọc cuối
ống góp tăng  tỷ lệ nồng độ urea tại phân đoạn ống thận (7) – (8) tăng.
c Áp suất thẩm thấu vùng vỏ tăng.
+ Vì thụ thể ADH giảm nhạy cảm  giảm tái hấp thu nước ở ống lượn xa  tăng 0,25
áp suất thẩm thấu dịch kẽ vùng võ.
Áp suất thẩm thấu vùng tủy giảm. 0,125
+ Vì thụ thể ADH giảm nhạy cảm  giảm tái hấp thu nước ở ống góp  nồng độ
urae trong ống góp thấp  giảm tái hấp thu urea ở ống góp  giảm urea ở vùng tủy
thận  giảm áp suất thẩm thấu vùng tủy. 0,25
(Học sinh chọn giảm nhưng biện luận không đề cập đến urea không được điểm)
d Tỷ lệ % lượng nước được tái hấp thu trước khi dịch lọc đi vào vị trí (5) là 75%. 0,125
+ Tỷ lệ nồng độ inulin tại vị trí (5) – (6) là 4.0 (vị trí A)  tái hấp thu nước làm cho
nồng độ inulin cao gấp 4 lần nồng độ của chúng trong huyết tương  chỉ còn ¼ 0,25
lượng nước còn lại ở dịch lọc trước khi đi vào vị trí (5)  tỷ lệ % lượng nước được
tái hấp thu trước khi dịch lọc đi vào vị trí (5) là 75%.
Giá trị ? là 100.
+ Inulin là chất không được tái hấp thu  nồng độ cuối của inulin trong nước tiểu – 0,25
vị trí cuối ống góp (?) bằng nồng độ của nó trong huyết tương  Giá trị ? là 100.
Câu 11 (1,25 điểm)
Ý Nội dung Điểm
1,25
a Đồ thị A.
+ Người bệnh đái tháo đường khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết tác động của 0,25
insulin hoặc cả hai  giảm đáp ứng insulin khi tăng đường huyết  ở người đái
tháo đường, sau bữa ăn đường huyết trong máu tăng kéo dài  đồ thị A.
b Đồ thị B.
+ Ở người có hoạt động của tế bào α đảo tụy bị ức chế  giảm tiết glucagon. Sau
bữa ăn, glucose máu tăng cao làm tăng insulin  giảm glucose máu  kích thích 0,25
tế bào α đảo tụy tiết glucagon làm đường huyết ổn định. Tuy nhiên ở người này,
giảm tiết glucagon nên đường huyết thấp hơn so với bình thường.
+ Người D có đường huyết thấp hơn bình thường, nhưng do nồng độ glucose máu
không tăng lên sau bữa ăn có cùng khẩu phần ăn  người này bị bệnh tiêu hóa, 0,125
không hấp thu được chất dinh dưỡng, hoạt động tiết glucagon không rõ ràng.
c Không chính xác.
+ Tỷ lệ bệnh nhân dương tính trong số bệnh nhân thật sự bị bệnh = 1" = 0,07. 0,125
1$%
+ Tỷ lệ bệnh nhân âm tính trong số bệnh nhân thật sự bị bệnh = 1 – 0,07 = 0,93
 Phương pháp này chỉ phát hiện khoảng 7% trong số những người thực sự mắc 0,25
bệnh tiểu đường, nghĩa là 93% bệnh nhân thực sự mắc bệnh tiểu đường tiến hành
xét nghiệm bằng phương pháp này cho kết quả âm tính.
Phương pháp này sẽ phát hiện được: 200 x 0,07 = 14 người. 0,25

Câu 12 (1,0 điểm)


Ý Nội dung Điểm
1,25
a (I) – Ion K+. (II) – Ion Na+. 0,125
+ Độ dẫn điện của ion I, II tăng  biến đổi điện thế hoạt động. Độ dẫn điện của ion
II xảy ra trước ion I  màng có tính thấm đối với ion II trước ion I. Ion II tăng độ 0,25
dẫn điện trong thời gian màng khử cực, đảo cực  ion Na+. Ion I tăng độ dẫn điện
trong khoảng thời gian màng phân cực  ion K+.
b Tăng.
Tỷ lệ độ dẫn điện biến thiên theo tỷ lệ Na +/ K+  tăng tính thấm của màng đối với
ion Na+  tăng tỷ lệ độ dẫn điện tối đa  tăng chênh lệch tỉ lệ độ dẫn điện tối đa 0,25
trên độ dẫn điện tối thiểu.
c Tăng. 0,125
+ Calcimycin liên kết với Ca2+  giúp trung hòa điện tích của Ca2+  Ca2+ có thể
dễ dàng di chuyển qua màng SR vào môi trường  hoạt tính ATPase của kênh Ca2+ 0,25
– H+ ATPase trên lưới nội cơ tương (SR) phải tăng để vận chuyển Ca2+ từ môi
trường vào trong SR.

HẾT

You might also like