You are on page 1of 7

CHƯƠNG 4

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PL VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

NỘI DUNG
- THỰC HIỆN PL
- VI PHẠM PL
- TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
4.1. THỰC HIỆN PL
Khái niệm : Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy định của
pháp luật đi vào đời sống trở thành hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể quan hệ pháp luật.
Các hình thức thực hiện pháp luật
1- Tuân theo pháp luật
- Chủ thể kiềm chế không thực hiện điều pháp luật cấm. Hành vi tuân theo pháp luật được thực
hiện dưới dạng không hành động.
Cho ví dụ ?

2- Thi hành pháp luật:


- Chủ thể bằng hành vi tích cực của mình thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Hành vi thi hành
pháp luật được thực hiện dưới dạng hành động
Cho ví dụ ?

3- Sử dụng pháp luật:


- Chủ thể thực hiện cách thức xử sự mà pháp luật cho phép. Hành vi sử dụng pháp luật được thực
hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động;
Cho ví dụ ?

4- Áp dụng pháp luật:


- Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước, thông qua cơ quan, cán bộ, công chức nhà
nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền, tổ chức cho các chủ thể thực
hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định, thay đổi, đình chỉ, chấm dứt quan hệ pháp luật.
Cho ví dụ ?

* Áp dụng pháp luật - một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt
a. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật:
- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước đối với các chủ thể có hành vi vi phạm
pháp luật;
Cho ví dụ ?

- Khi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể không thể mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu
thiếu sự can thiệp của Nhà nước;
Cho ví dụ ?

- Khi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể đã phát sinh nhưng có sự tranh chấp mà các chủ thể
không thể tự giải quyết được và yêu cầu nhà nước can thiệp;
Cho ví dụ ?
- Khi Nhà nước thấy cần phải tham gia để kiểm tra, giám sát các bên tham gia quan hệ pháp luật
hoặc để xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện thực tế nào đó.
Cho ví dụ ?

b. Đặc điểm của áp dụng pháp luật


- Mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực Nhà nước;
- Có hình thức, thủ tục chặt chẽ.
+ Hình thức của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật.
- Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách
ban hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật, áp dụng vào từng trường hợp nhằm xác định
quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể, hoặc xác định biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể;
- Mang tính cá biệt, cụ thể;
- Có tính sáng tạo.
c. Bốn giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật:
- Phân tích, làm sáng tỏ những tình tiết của vụ việc cần áp dụng pháp luật và các đặc trưng pháp
lý của chúng;
- Lựa chọn quy phạm pháp luật cần áp dụng và làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phám pháp
luật đó;
- Ban hành văn bản áp dụng pháp luật;- Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật
* Áp dụng pháp luạt tương tự
- Mục đích: nhằm khắc phục kịp thời các "lỗ hổng" của pháp luật
- Điều kiện chung:
+ Vụ việc được xem xét có liên quan đến quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội hoặc của cá nhân,
đòi hỏi Nhà nước phải xem xét giải quyết;
+ Phải chứng minh một cách chắc chắn vụ việc cần xem xét giải quyết không có quy phạm pháp
luật nào trực tiếp điều chỉnh.
- Điều kiện riêng:
+ Đối với áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: Phải xác định được quy phạm pháp luật điều
chỉnh trong trường hợp đã dự kiến có nội dung gần giống với vụ việc mới nảy sinh;
+ Đối với áp dụng tương tự pháp luật: Phải xác định là không có quy phạm pháp luật điều chỉnh
vụ việc tương tự với vụ việc cần giải quyết (không thể giải quyết vụ việc theo nguyên tắc tương
tự quy phạm pháp luật).
- Cách thức áp dụng pháp luật tương tự:
+ Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: Là việc lựa chọn quy phạm hiệu lực pháp luật làm căn
cứ pháp lý để giải quyết một vụ việc cụ thể nảy sinh chưa được dự kiến trước nhưng có dấu hiệu
tương tự với một vụ việc khác được quy phạm pháp luật này trực tiếp điều chỉnh.
+ Áp dụng tương tự pháp luật: là việc sử dụng những nguyên tắc pháp lý và dựa vào ý thức pháp
luật để giải quyết một vụ việc cụ thể mà chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh và cũng
không thể áp dụng tương tự quy phạm pháp luật.
4.2. VI PHẠM PHÁP LUẬT
1- Khái niệm vi phạm pháp luật
2- Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
3- Phân loại vi phạm pháp luật
Cho các tình huống sau:
1. A mượn xe đạp của B và bán rẻ cho C
2. Phát hiện nhà X bị cháy, D phá cửa xông vào cứu cháu H.
3. Cô Choi là bạn gái của Kim Hyun Joong đã tố cáo anh có hành vi bạo hành cô đến mức sảy
thai.
Cho biết ai đã vi phạm pháp luật ?

1- Khái niệm VPPL

Có lỗi
Trái Pháp luật

Hành vi
Xâm hại QHXH Do người có LNTN PL
được PLBV thực hiện

Dấu hiệu của vi phạm pháp luật


- Hành vi xác định của con người;
- Hành vi trái pháp luật mà xâm hại hoặc đe doạ xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ;
- Hành vi có lỗi của chủ thể;
- Hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
2- Các yếu tố cấu thành VPPL : Mặt khách quan, Chủ quam, chủ thể khách thể
2.1. Mặt khách quan
* Khái niệm: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là
toàn bộ các dấu hiệu bên ngoài của vi phạm pháp luật, gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu
quả thiệt hại cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả
thiệt hại cho xã hội cùng các dấu hiệu khác.
Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi thể hiện bằng hành động hoặc không hành động.
Không thể coi ý nghĩ, tư tưởng, ý chí của con người là vi phạm pháp luật nếu nó không được thể
hiện thành những hành vi cụ thể. Hành vi để bị coi là nguy hiểm cho xã hội phải là hành vi trái
pháp luật. Tính trái pháp luật được biểu hiện dưới hình thức làm ngược lại điều pháp luật quy
định, thực hiện hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc làm khác đi so với yêu cầu
của pháp luật.
Hậu quả thiệt hại cho xã hội là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà xã hội phải gánh
chịu. Xác định sự thiệt hại của xã hội chính là xác định mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp
luật.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả thiệt hại cho xã hội được biểu
hiện: sự thiệt hại cho xã hội phải do chính hành vi trái pháp luật nói trên trực tiếp gây ra. Trong
trường hợp giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả thiệt hại cho xã hội không có mối quan hệ
nhân quả thì sự thiệt hại của xã hội không phải do hành vi trái pháp luật trên gây ra mà có thể do
những nguyên nhân khác, trường hợp này không thể bắt chủ thể của hành vi trái pháp luật phải
chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà hành vi trái pháp luật của họ không trực tiếp gây ra.
Ngoài ra, trong mặt khách quan còn có các dấu hiệu khác như: thời gian, địa điểm, phương tiện,
công cụ,… vi phạm pháp luật.

2.2- Mặt chủ quan của VPPL


*Khái niệm: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là toàn
bộ các dấu hiệu bên trong của nó, bao gồm yếu tố lỗi và các yếu tố có liên quan đến lỗi là
động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật.
2.2.1- Yếu tố lỗi
+ Khái niệm lỗi: Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp
luật của mình, cũng như đối với hậu quả của hành vi đó.
Lỗi được thể hiện dưới 2 hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp có thể là
cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý có thể là vô ý vì quá tự tin cũng có thể là vô ý do cẩu thả.

Bảng phân tích, so sánh các loại lỗi

Tên lỗi / Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp Vô ý vì quá tự Vô ý vì quá cẩu


Tiêu chí tin thả
Nhận thức Nhận thức rõ hành vi Nhận thức rõ Nhận thấy trước Không biết tính
của mình là nguy hành vi của mình hành vi của nguy hiểm của
hiểm cho xã hội và là nguy hiểm cho mình là nguy hành vi mặc dù
thấy trước hậu quả xã hội và thấy hiểm cho XH có thể và cần
của hành vi trước hậu quả nhưng tin rằng phải biết
của hành vi có không xảy ra
thể xảy ra hoặc ngăn ngừa
được
Ý thức Mong muốn hậu quả Không mong Không mong Không mong
xảy ra muốn nhưng để muốn muốn
mặc cho hậu quả
xảy ra

2.2.2- Động cơ và mục đích


Là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, như do ghen tuông, đê hèn, vụ lợi…
VD: cán bộ nhà nước nhận hối lộ để vụ lợi, gây thương tích cho người khác để trả thù…
* Mục đích: Là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật.
VD: một người thực hiện hành vi cướp giật với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy
nhiên, kết quả thực tế không phải lúc nào cũng trùng khớp với mong muốn của chủ thể thực hiện
vi phạm pháp luật.
Trong mặt chủ quan, lỗi là dấu hiệu bắt buộc, còn động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu
bắt buộc, trong thực tế, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật chủ thể thực hiện hành vi không có
mục đích và động cơ.
2.3- Chủ thể của vi phạm pháp luật
* Khái niệm : * Chủ thể vi phạm pháp luật: Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có
năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Khi truy cứu trách
nhiệm pháp lý nếu chủ thể hành vi trái pháp luật là cá nhân phải xác định người đó có năng
lực trách nhiệm pháp lý ttrong trường hợp đó hay không, muốn vậy phải xem họ đã đủ độ
tuổi theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp đó hay
chưa? Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong trường hợp đó như thế nào? Còn đối
với chủ thể là tổ chức phải chú ý tới tư cách pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của tổ chức đó.

Ở mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng, chúng ta sẽ xem xét tỷ mỷ trong từng
ngành khoa học pháp lý cụ the

2.4- KHÁCH THỂ CỦA VPPL


* Khái niệm: Khách thể của vi phạm pháp luật: Mọi hành vi trái pháp luật đều xâm hại tới những
quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Vì vậy, khách thể của vi phạm pháp luật
chính là những quan hệ xã hội ấy. Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật phụ thuộc vào
tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại, nói cách khác nó phụ thuộc và tính chất của khách
thể.

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Theo anh, chị trong các trường hợp sau đây có phải là VPPL không? Tại sao?
1, H, 45 tuổi, bị bệnh tâm thần, rất thích ăn khoai nướng. Trưa 12/11/2005, H đốt nhà hàng xóm
để nướng khoai.
H có VPPL không?
TL:

2, Vì mâu thuẫn cá nhân, A đánh B gây thương tích, làm B mất 20% sức khỏe vĩnh viễn.
Hỏi
- A có Vi phạm pháp luật không?
(Biết rằng khi thực hiện hành vi này A đã 18 tuổi và không mất khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi)
- Hãy xác định các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật (nếu có)
TL:

3. Do có mâu thuẫn trong việc làm ăn, A tìm B để trả thù. Gặp B, A tay cầm dao nhọn, lao vào
đình chém B. B sợ quá bỏ chạy tháo thân, trong lúc A đuổi sát gần, B không có cách nào khác đã
chạy xô vào chị X đi xe đạp bán trứng khiến chị ngã, bị thương, trứng vỡ hỏng hết. Dân phòng
và công an đã bắt giữ cả A, B.
Ai phải bồi thường cho chị X?
TL:
4. Trường Trung học cơ sở X tổ chức cho các em thiếu nhi lớp 7 đi thăm quan và cắm trại tại Ao
Vua. Hùng (12 tuổi) cố tình trêu đùa, đã đẩy Nga – một bạn gái cùng lớp ngã xuống suối , không
ngờ đầu Nga đập vào đá dẫn đến trấn thương não. Nga phải đi cấp cứu và nằm điều trị trong
bệnh viện nhiều ngày. Bố mẹ Nga đã làm đơn kiện Hùng ra tòa. Bố mẹ Hùng cho rằng nhà
trường cũng phải có trách nhiệm.
Ai có trách nhiệm bồi thường cho Nga?
TL:

5, Anh H có vợ là chị B. Do nghi ngờ vợ mình ngoại tình nên giữa hai vợ chồng thường xuyên
xảy ra mâu thuẫn. Tối 31/5/2014, H nằm đợi sẵn trong nhà, khi chị B vừa mở cửa vào thì H
chồm dậy lấy dao đâm vợ. Nạn nhân kêu cứu và được hàng xóm kịp thời đến can ngăn, đưa vào
bệnh viện cấp cứu. Theo bệnh án, chị B bị tràn dịch màng phổi phải, tỷ lệ thương tật 21%.
3- Phân loại vi phạm pháp luật
- Tiêu chí phân loại: căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi và các quan hệ xã hội mà VPPL
xâm hại đến.
- Các loại VPPL:
 Vi phạm hình sự
 Vi phạm hành chính
 Vi phạm dân sự
 Vi phạm kỷ luật

4.3. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ


1- Định nghĩa trách nhiệm pháp lý
2- Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
3- Phân loại trách nhiệm pháp lý
So sánh 2 tình huống sau
1. A có một trại gà gần 2000 con. Do dịch cúm H5N1 lan rộng, để tránh lây lan nên UBND
quyết định cưỡng chế tiêu hủy tòan bộ số gà trong trại gà của A
2. Tuy đã có quy định cấm vận chuyển gia cầm vào Tp Quy Nhơn, B vẫn vận chuyển gần 2000
con gà và đã bị đội Quản lý thị trường cưỡng chế xử phạt 5 triệu đồng cùng với việc bị tiêu hủy
tòan bộ số gà đó.

1.Định nghĩa TNPL


- Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật,
theo đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế được quy định ở
chế tài các quy phạm pháp luật.
2. Đặc điểm
* Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật.
- Không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật trong các
trường hợp sau:
+ Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý;
+ Do sự kiện bất ngờ;
+ Do phòng vệ chính đáng;
+ Thực hiện phù hợp với tình thế cấp thiết.
* Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý là văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực của chủ thể có
thẩm quyền.
* Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với cưỡng chế nhà nước
* Chủ thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi đó là những
biện pháp cưỡng chế của nhà nước được quy định trong bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật
3- Phân loại TNPL
1) TN hình sự
2) TN dân sự
3) TN hành chính
4) TN kỷ luật
5) TN vật chất

Được là sinh viên Đại học Q, quen biết chị Vân qua mạng xã hội. Sáng 30/10/2020, chị Vân rủ
Được qua nhà mình chơi. Do đánh bạc bị thua phải vay nợ nhiều người nên Được nảy sinh ý
định giết người tình để chiếm đoạt tài sản. Đến 14h cùng ngày, khi thấy chị H ngồi ở ghế của bàn
ăn, lưng quay ra cửa chính, mặt hướng vào bên trong phòng, Được từ đằng sau xông đến siết cổ
nạn nhân.
Sau đó, hung thủ dùng dao đâm nạn nhân đến tử vong. Gây án xong, được lục tìm tài sản, chiếm
đoạt được của chị H số tài sản trị giá 120 triệu đồng (điện thoại iPhone 12, điện thoại hiệu Vertu
và 28 triệu đồng). Tùng đem bán điện thoại hiệu Vertu được 65 triệu đồng, bán chiếc điện thoại
Iphone 7 được 8,5 triệu đồng.

1) Những quan hệ pháp luật sẽ phát sinh trong tình huống trên?
2)Phân tích các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật của B?

You might also like