You are on page 1of 162

Chương 1

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN


1.1. Khái niệm chung
Sự phát triển kinh tế của mỗi nước phụ thuộc rất nhiều vào mức độ cơ
giới hoá và tự động hoá quá trình sản xuất. Một trong những nội dung đặc biệt
quan trọng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên toàn cầu nói chung và
với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta nói riêng hiện nay đó là
việc cơ khí hoá và tự động hoá quá trình sản xuất. Nó nhằm tăng năng xuất lao
động và phát triển nền kinh tế quốc dân, trang bị điện, điện tử trên máy công
nghiệp nhằm giải quyết những vấn đề trên.
1.2 CÊu tróc vµ ph©n lo¹i hÖ thèng truyÒn ®éng ®iÖn m¸y c«ng nghiÖp
1.2.1 CÊu tróc chung cña hÖ truyÒn ®éng ®iÖn
TruyÒn ®éng cho mét m¸y, mét d©y chuyÒn s¶n xuÊt mµ dïng n¨ng l-îng ®iÖn
th× gäi lµ truyÒn ®éng ®iÖn (T§§).
HÖ truyÒn ®éng ®iÖn lµ mét tËp hîp c¸c thiÕt bÞ nh-: thiÕt bÞ ®iÖn, thiÕt bÞ ®iÖn
tõ, thiÕt bÞ ®iÖn tö, c¬, thñy lùc phôc vô cho viÖc biÕn ®æi ®iÖn n¨ng thµnh c¬
n¨ng cung cÊp cho c¬ cÊu chÊp hµnh trªn c¸c m¸y s¶n xuÊt, ®ång thêi cã thÓ
®iÒu khiÓn dßng n¨ng l-îng ®ã theo yªu cÇu c«ng nghÖ cña m¸y s¶n xuÊt.
VÒ cÊu tróc, mét hÖ thèng T§§ nãi chung bao gåm c¸c kh©u:

H×nh 1.1. CÊu tróc hÖ thèng truyÒn ®éng ®iÖn m¸y c«ng nghiÖp.
1. BB§: Bé biÕn ®æi, dïng ®Ó biÕn ®æi lo¹i dßng ®iÖn (xoay chiÒu thµnh mét
chiÒu hoÆc ng-îc l¹i), biÕn ®æi lo¹i nguån (nguån ¸p thµnh nguån dßng hoÆc
ng-îc l¹i), biÕn ®æi møc ®iÖn ¸p (hoÆc dßng ®iÖn), biÕn ®æi sè pha, biÕn ®æi tÇn
sè...
4
C¸c BB§ th-êng dïng lµ m¸y ph¸t ®iÖn, hÖ m¸y ph¸t - ®éng c¬ (hÖ F-§), c¸c
chØnh l-u kh«ng
®iÒu khiÓn vµ cã ®iÒu khiÓn, c¸c bé biÕn tÇn...
2. §: §éng c¬ ®iÖn, dïng ®Ó biÕn ®æi ®iÖn n¨ng thµnh c¬ n¨ng hay c¬ n¨ng
thµnh ®iÖn n¨ng (khi h·m ®iÖn). C¸c ®éng c¬ ®iÖn th-êng dïng lµ: ®éng c¬ xoay
chiÒu K§B ba pha r«to d©y quÊn hay lång sãc; ®éng c¬ ®iÖn mét chiÒu kÝch tõ
song song, nèi tiÕp hay kÝch tõ b»ng nam ch©m vÜnh c÷u; ®éng c¬ xoay chiÒu
®ång bé...
3. TL: Kh©u truyÒn lùc, dïng ®Ó truyÒn lùc tõ ®éng c¬ ®iÖn ®Õn c¬ cÊu s¶n xuÊt
hoÆc dïng ®Ó biÕn ®æi d¹ng chuyÓn ®éng (quay thµnh tÞnh tiÕn hay l¾c) hoÆc lµm
phï hîp vÒ tèc ®é, m«men, lùc. §Ó truyÒn lùc, cã thÓ dïng c¸c b¸nh r¨ng, thanh
r¨ng, trôc vÝt, xÝch, ®ai truyÒn, c¸c bé ly hîp c¬ hoÆc ®iÖn tõ...
4. CCSX: C¬ cÊu s¶n xuÊt hay c¬ cÊu lµm viÖc, thùc hiÖn c¸c thao t¸c s¶n xuÊt
vµ c«ng nghÖ (gia c«ng chi tiÕt, n©ng - h¹ t¶i träng, dÞch chuyÓn...).
5. §K: Khèi ®iÒu khiÓn, lµ c¸c thiÕt bÞ dïng ®Ó ®iÒu khiÓn bé biÕn ®æi BB§,
®éng c¬ ®iÖn §, c¬ cÊu truyÒn lùc. Khèi ®iÒu khiÓn bao gåm c¸c c¬ cÊu ®o
l-êng, c¸c bé ®iÒu chØnh tham sè vµ c«ng nghÖ, c¸c khÝ cô, thiÕt bÞ ®iÒu khiÓn
®ãng c¾t cã tiÕp ®iÓm (c¸c r¬le, c«ng t¾c t¬) hay kh«ng cã tiÕp ®iÓm (®iÖn tö,
b¸n dÉn). Mét sè hÖ T§§ T§ kh¸c cã c¶ m¹ch ghÐp nèi víi c¸c thiÕt bÞ tù ®éng
kh¸c nh- m¸y tÝnh ®iÒu khiÓn, c¸c bé vi xö lý, PLC...
C¸c thiÕt bÞ ®o l-êng, c¶m biÕn (sensor) dïng ®Ó lÊy c¸c tÝn hiÖu ph¶n håi
cã thÓ lµ c¸c lo¹i ®ång hå ®o, c¸c c¶m biÕn tõ, c¬, quang...
Mét hÖ thèng T§§ kh«ng nhÊt thiÕt ph¶i cã ®Çy ®ñ c¸c kh©u nªu trªn. Tuy
nhiªn, mét hÖ thèng T§§ bÊt kú lu«n bao gåm hai phÇn chÝnh:
- PhÇn lùc: Bao gåm bé biÕn ®æi vµ ®éng c¬ ®iÖn.
- PhÇn ®iÒu khiÓn. Mét hÖ thèng truyÒn ®éng ®iÖn ®-îc gäi lµ hÖ hë khi
kh«ng cã ph¶n håi, vµ ®-îc gäi lµ hÖ kÝn khi cã ph¶n håi, nghÜa lµ gi¸ trÞ cña ®¹i
l-îng ®Çu ra ®-îc ®-a trë l¹i ®Çu vµo d-íi d¹ng mét tÝn hiÖu nµo ®ã ®Ó ®iÒu
chØnh l¹i viÖc ®iÒu khiÓn sao cho ®¹i l-îng ®Çu ra ®¹t gi¸ trÞ mong muèn.
1. 2.2 Ph©n lo¹i hÖ thèng truyÒn ®éng ®iÖn m¸y c«ng nghiÖp
Ng-êi ta ph©n lo¹i c¸c hÖ truyÒn ®éng ®iÖn theo nhiÒu c¸ch kh¸c nhau tïy
theo ®Æc ®iÓm cña ®éng c¬ ®iÖn sö dông trong hÖ, theo møc ®é tù ®éng ho¸, theo
®Æc ®iÓm hoÆc chñng lo¹i thiÕt bÞ cña bé biÕn ®æi... Tõ c¸ch ph©n lo¹i sÏ h×nh
thµnh tªn gäi cña hÖ.
a) Theo ®Æc ®iÓm cña ®éng c¬ ®iÖn:

5
- TruyÒn ®éng điện mét chiÒu: Dïng ®éng c¬ ®iÖn mét chiÒu. TruyÒn
®éng ®iÖn mét chiÒu sö dông cho c¸c m¸y cã yªu cÇu cao vÒ ®iÒu chØnh tèc ®é
vµ m«men, nã cã chÊt l-îng ®iÒu chØnh tèt. Tuy nhiªn, ®éng c¬ ®iÖn mét chiÒu
cã cÊu t¹o phøc t¹p vµ gi¸ thµnh cao, h¬n n÷a nã ®ßi hái ph¶i cã bé nguån mét
chiÒu, do ®ã trong nh÷ng tr-êng hîp kh«ng cã yªu cÇu cao vÒ ®iÒu chØnh, ng-êi
ta th-êng chän ®éng c¬ K§B ®Ó thay thÕ.
- TruyÒn ®éng ®iÖn kh«ng ®ång bé: Dïng ®éng c¬ ®iÖn xoay chiÒu kh«ng
®ång bé. §éng c¬ K§B ba pha cã -u ®iÓm lµ cã kÕt cÊu ®¬n gi¶n, dÔ chÕ t¹o,
vËn hµnh an toμn, sö dông nguån cÊp trùc tiÕp tõ l-íi ®iÖn xoay chiÒu ba pha.
Tuy nhiªn, tr-íc ®©y c¸c hÖ truyÒn ®éng ®éng c¬ K§B l¹i chiÕm tû lÖ rÊt nhá do
viÖc ®iÒu chØnh tèc ®é ®éng c¬ K§B cã khã kh¨n h¬n ®éng c¬ ®iÖn mét chiÒu.
Trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y, do sù ph¸t triÓn m¹nh mÏ cña c«ng nghiÖp chÕ t¹o
c¸c thiÕt bÞ b¸n dÉn c«ng suÊt vµ kü thuËt ®iÖn tö tin häc, truyÒn ®éng kh«ng
®ång bé ph¸t triÓn m¹nh mÏ vµ ®-îc khai th¸c c¸c -u ®iÓm cña m×nh, ®Æc biÖt lµ
c¸c hÖ cã ®iÒu khiÓn tÇn sè. Nh÷ng hiÖn nay ®· ®¹t ®-îc chÊt l-îng ®iÒu chØnh
cao, t-¬ng ®-¬ng víi hÖ truyÒn ®éng mét chiÒu.
- TruyÒn ®éng ®iÖn ®ång bé: Dïng ®éng c¬ ®iÖn xoay chiÒu ®ång bé ba
pha. §éng c¬ ®iÖn ®ång bé ba pha tr-íc ®©y th-êng dïng cho lo¹i truyÒn ®éng
kh«ng ®iÒu chØnh tèc ®é, c«ng suÊt lín hµng tr¨m KW ®Õn hµng MW (c¸c m¸y
nÐn khÝ, qu¹t giã, b¬m n-íc, m¸y nghiÒn.v.v..).
Tuy nhiªn, ®éng c¬ ®iÖn mét chiÒu cã cÊu t¹o phøc t¹p vµ gi¸ thµnh cao,
h¬n n÷a nã ®ßi hái ph¶i cã bé nguån mét chiÒu, do ®ã trong nh÷ng tr-êng hîp
kh«ng cã yªu cÇu cao vÒ ®iÒu chØnh, ng-êi ta th-êng chän ®éng c¬ K§B ®Ó thay
thÕ.
...
b) Theo tÝnh n¨ng ®iÒu chØnh:
- TruyÒn ®éng kh«ng ®iÒu chØnh: §éng c¬ chØ quay m¸y s¶n xuÊt víi mét
tèc ®é nhÊt ®Þnh.
- TruyÒn cã ®iÒu chØnh: Trong lo¹i nay, tuú thuéc yªu cÇu c«ng nghÖ mµ ta
cã truyÒn ®éng ®iÒu chØnh tèc ®é, truyÒn ®éng ®iÒu chØnh m«men, lùc kÐo vµ
truyÒn ®éng ®iÒu chØnh vÞ trÝ.
c) Theo thiÕt bÞ biÕn ®æi:
- HÖ m¸y ph¸t - ®éng c¬ (F-§): §éng c¬ ®iÖn mét chiÒu ®-îc cÊp ®iÖn tõ
mét m¸y ph¸t ®iÖn mét chiÒu (bé biÕn ®æi m¸y ®iÖn).
Thuéc hÖ nay cã hÖ m¸y ®iÖn khuÕch ®¹i - ®éng c¬ (M§K§ - §), ®ã lµ hÖ
cã BB§ lµ m¸y ®iÖn khuÕch ®¹i tõ tr-êng ngang.
6
- HÖ chØnh l-u - ®éng c¬ (CL - §): §éng c¬ mét chiÒu ®-îc cÊp ®iÖn tõ
mét bé chØnh l-u (BCL). ChØnh l-u cã thÓ kh«ng ®iÒu khiÓn (§i«t) hay cã ®iÒu
khiÓn (Thyristor)...
d) Mét sè c¸ch ph©n lo¹i kh¸c:
Ngoµi c¸c c¸ch ph©n lo¹i trªn, cßn cã mét sè c¸ch ph©n lo¹i kh¸c nh-
truyÒn ®éng ®¶o chiÒu vµ kh«ng ®¶o chiÒu, truyÒn ®éng ®¬n (nÕu dïng mét ®éng
c¬) vµ truyÒn ®éng nhiÒu ®éng c¬ (nÕu dïng nhiÒu ®éng c¬ ®Ó phèi hîp truyÒn
®éng cho mét c¬ cÊu c«ng t¸c), truyÒn ®éng quay vµ truyÒn ®éng th¼ng,...
1.3 §Æc tÝnh c¬ cña truyÒn ®éng ®iÖn m¸y c«ng nghiÖp
1.3.1 §Æc tÝnh c¬ cña c¬ cÊu s¶n xuÊt
§Æc tÝnh c¬ biÓu thÞ mèi quan hÖ gi÷a tèc ®é quay vµ m«men quay:
ω = f(M) hoặc n = F(M)
trong đó: ω - tốc độ góc (rad/s).
n - tốc độ quay (vg/ph).
M - mômen (N.m).
§Æc tÝnh c¬ cña m¸y s¶n xuÊt lµ quan hÖ gi÷a tèc ®é quay vµ m«men c¶n
cña m¸y s¶n xuÊt:
Mc = f(ω).
§Æc tÝnh c¬ cña m¸y s¶n xuÊt rÊt ®a d¹ng, tuy nhiªn phÇn lín chóng ®-îc biÕu
diÔn d-íi d¹ng biÓu thøc tæng qu¸t:
 q
M c = M + (M − M )[ ] (1.1)
c0 dm c0 
dm

H×nh 1.2. §Æc tÝnh c¬ cña c¬ cÊu s¶n xuÊt øng víi c¸c tr-êng
hîp m¸y s¶n xuÊt kh¸c nhau.

7
trong đó:
Mc - mômen cản của cơ cấu SX ứng với tốc độ ω.
Mco - mômen cản của cơ cấu SX ứng với tốc độ ω = 0.
Mđm - mômen cản của cơ cấu SX ứng với tốc độ định mức ωđm
Ta cã c¸c tr-êng hîp sè mò q øng víi c¸c tr-êng hîp t¶i:
q Mc P (c«ng suÊt) Lo¹i t¶i
øng víi tr-êng hîp ®Æc tÝnh c¬ cña c¬ cÊu m¸y quÊn
1
-1 ~ const d©y, cuèn giÊy, c¬ cÊu truyÒn ®éng chÝnh cña c¸c m¸y

c¾t gät kim lo¹i nh- m¸y tiÖn.
C¸c c¬ cÊu n©ng-h¹, b¨ng t¶i, m¸y n©ng vËn chuyÓn,
0 const ~
truyÒn ®éng ¨n dao m¸y gia c«ng kim lo¹i.
1 ~ ~
2 M¸y ph¸t ®iÖn mét chiÒu víi t¶i thuÇn trë.
§Æc tÝnh c¬ cña c¸c m¸y thñy khÝ: b¬m, qu¹t, ch©n vÞt
2 ~ ~
2 3
tμu thñy...
1.3.2 §Æc tÝnh c¬ cña ®éng c¬ ®iÖn
§Æc tÝnh c¬ cña ®éng c¬ ®iÖn lµ quan hÖ gi÷a tèc ®é quay vµ m«men cña ®éng
c¬: ω = f(M).
§Æc tÝnh c¬ cña ®éng c¬ ®iÖn chia ra ®Æc tÝnh c¬ tù nhiªn vµ ®Æc tÝnh c¬ nh©n
t¹o. D¹ng ®Æc tÝnh c¬ cña mçi lo¹i ®éng c¬ kh¸c nhau th× kh¸c nhau.

H×nh 1.3. C¸c tr¹ng th¸i lµm viÖc cña ®éng c¬ ®iÖn.
a). §Æc tÝnh c¬ tù nhiªn: ®ã lµ quan hÖ ω = f(M) cña ®éng c¬ ®iÖn khi c¸c th«ng
sè nh- ®iÖn ¸p, dßng ®iÖn... cña ®éng c¬ lµ ®Þnh møc theo th«ng sè ®· ®-îc thiÕt
kÕ chÕ t¹o vµ m¹ch ®iÖn cña ®éng c¬ kh«ng nèi thªm ®iÖn trë, ®iÖn kh¸ng...
b).§Æc tÝnh c¬ nh©n t¹o: ®ã lµ quan hÖ ω = f(M) cña ®éng c¬ ®iÖn khi c¸c th«ng
sè ®iÖn kh«ng ®óng ®Þnh møc hoÆc khi m¹ch ®iÖn cã nèi thªm ®iÖn trë, ®iÖn
kh¸ng... hoÆc cã sù thay ®æi m¹ch nèi. Ngoµi ®Æc tÝnh c¬, ®èi víi ®éng c¬ ®iÖn
8
mét chiÒu ng-êi ta cßn sö dông ®Æc tÝnh c¬ ®iÖn. §Æc tÝnh c¬ ®iÖn biÓu diÔn
quan hÖ gi÷a tèc ®é vµ dßng ®iÖn trong m¹ch ®éng c¬:ω = f(I) hay n = f(I).
Trong hÖ T§§ bao giê còng cã qu¸ tr×nh biÕn ®æi n¨ng l-îng ®iÖn - c¬.
ChÝnh qu¸ tr×nh biÕn ®æi nay quyÕt ®Þnh tr¹ng th¸i lµm viÖc cña ®éng c¬ ®iÖn.
Ng-êi ta ®Þnh nghÜa nh- sau: dßng c«ng suÊt ®iÖn P ®iÖn cã gi¸ trÞ d-¬ng nÕu
nh- nã cã chiÒu truyÒn tõ nguån ®Õn ®éng c¬ vµ tõ ®éng c¬ biÕn ®æi c«ng suÊt
®iÖn thµnh c«ng suÊt c¬ Pc¬ = M.ω cÊp cho m¸y SX (sau khi ®· cã tæn thÊt ΔP).
C«ng suÊt c¬ Pc¬ cã gi¸ trÞ d-¬ng nÕu m«men ®éng c¬ sinh ra cïng chiÒu
víi tèc ®é quay, cã gi¸ trÞ ©m khi nã truyÒn tõ m¸y s¶n xuÊt vÒ ®éng c¬ vµ
m«men ®éng c¬ sinh ra ng-îc chiÒu tè ®é quay.
C«ng suÊt ®iÖn P ®iÖn cã gi¸ trÞ ©m nÕu nã cã chiÒu tõ ®éng c¬ vÒ nguån.
Tuú thuéc vµo biÕn ®æi n¨ng l-îng trong hÖ mµ ta cã tr¹ng th¸i lµm viÖc cña
®éng c¬ gåm: tr¹ng th¸i ®éng c¬ vµ tr¹ng th¸i h·m ( h×nh 1.3). Tr¹ng th¸i h·m
vµ tr¹ng th¸i ®éng c¬ ®-îc ph©n bè trªn ®Æc tÝnh c¬ ω(M) ë 4 gãc phÇn t- nh-
sau:
- ë gãc phÇn t- I, III: Tr¹ng th¸i ®éng c¬.
- ë gãc phÇn t- II, IV: Tr¹ng th¸i h·m.
C¢U HáI ¤N TËP CH¦¥NG 1
C©u 1. Tr×nh bµy cÊu tróc chung vµ ph©n lo¹i hÖ thèng truyÒn ®éng ®iÖn m¸y
c«ng nghiÖp?
C©u 2. Tr×nh bµy ®Æc tÝnh c¬ cña truyÒn ®éng ®iÖn m¸y c«ng nghiÖp?

9
Chương 2
TRANG BỊ ĐIỆN ĐIỆN TỬ CẦU TRỤC
2.1 Khái niệm chung
Cầu trục điện có kết cấu đa dạng được sử dụng rộng rãi trong tất cả các
lĩnh vực khác nhau. Trong các xí nghiệp luyện kim, trong các xí nghiệp công
nghiệp thường lắp đặt các loại cầu trục để vận chuyển nguyên vật liệu, thành
phẩm và bán thành phẩm. Trong các xí nghiệp tuyển than, tuyển quặng, trên các
bãi chứa than của các nhà máy nhiệt điện thường lắp đặt cầu trục xếp dỡ (cầu
trục vận chuyển). Trên các công trường xây dựng dân dụng và công nghiệp
thường lắp đặt các loại cổng trục và cần cẩu tháp v.v…
Ngoài các loại cầu trục lắp đặt cố định trên còn sử dụng cần cẩu di động
như: cần cẩu ô tô, cần cẩu bánh xích, cần cẩu nổi v.v…Ta chỉ nghiên cứu cần
cẩu đặc trưng nhất đó là cần trục, có cấu tạo như hình 2.1.

Hình 2.1. Cấu tạo và trang bị điện của cầu trục


Cầu trục gồm có gầm cầu di chuyển trên đường ray lắp đặt dọc theo
chiều dài của nhà xưởng, cơ cấu nâng hạ hàng lắp trên xe con di chuyển dọc
theo dầm cầu (theo chiều ngang của nhà xưởng) cơ cấu bốc hàng của cầu trục có
thể dùng móc (đối với những cầu trục công suất lớn có hai móc hàng, cơ cấu

10
móc hàng chính có tải trọng lớn và cơ cấu móc phụ có tải trọng bé) hoặc dùng
gầu ngoạm.
Trong mỗi cầu trục có ba hệ truyền động chính: di chuyển xe cầu, di
chuyển xe con (xe trục) và nâng - hạ hàng.
Trên cầu trục được trang bị 4 động cơ truyền động: hai động cơ di chuyển
xe cầu 7 và 16, động cơ nâng hạ hàng 12 và động cơ di chuyển xe con 10. Phanh
hãm điện từ 6, 11, 14, 18 lắp hợp bộ với động cơ truyền động. Điều khiển các
động cơ truyền động bằng các bộ khống chế 3 trong cabin điều khiển. Hộp điện
trở 8 dùng để khởi động và điều chỉnh tốc độ các động cơ được lắp đặt trên dầm
cầu. Bảng bảo vệ 2 để bảo vệ quá tải, bảo vệ điện áp thấp, bảo vệ điện áp không
được lắp đặt trong cabin điều khiển. Để hạn chế hành trình di chuyển của các cơ
cấu dùng các công tắc hành trình 4 và 5 cho cơ cấu di chuyển xe cầu; 9 và 17
cho cơ cấu di chuyển xe con và 13 cho cơ cấu nâng - hạ hàng.
Cung cấp điện cho cầu trục bằng hệ thống tiếp điện chinh 1 gồm hai bộ
phận: bộ cấp điện là ba thanh thép góc lắp trên các giá đỡ bằng sứ cách điện lắp
dọc theo nhà xưởng và bộ phận tiếp điện lắp trên cầu trục. Để cấp điện cho thiết
bị điện lắp trên cơ cấu xe con dùng bộ tiếp điện phụ 15 lắp dọc theo chiều dọc
của dầm cầu.
2.2. Chế độ làm việc các động cơ truyền động các cơ cấu của cầu trục
Động cơ truyền động các cơ cấu của cầu trục làm việc trong điều kiện rất
nặng nề, môi trường làm việc khắc nghiệt nơi có nhiệt độ cao, nhiều bụi, độ ẩm
cao và nhiều loại khí, hơi, chất gây cháy, nổ. Chế độ làm việc của các động cơ là
chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại với tần số đóng cắt lớn, mở máy, hãm dừng
liên tục. Do những đặc điểm đặc thù trên, ngành công nghiệp chế tạo máy sản
xuất loại động cơ chuyên dùng cho cầu trục. Các loại động cơ đó là: động cơ
không đồng bộ ba pha roto lồng sóc, roto dây quấn, đông cơ điện một chiều kích
từ song song hoặc nối tiếp.
Những đặc điểm khác biệt của động cơ cầu trục so với các loại động cơ
dùng chung là:
- Độ chịu nhiệt của các lớp cách điện cao (F và H);
- Mômen quán tính bé để giảm thiểu tổn hao năng lượng trong chế độ quá độ;
- Từ thông lớn để nâng cao khả năng quá tải của động cơ;
- Có khả năng chụi quá tải cao (Mmax/Mđm= 2,15 ÷ 5 đối với đông cơ không
đồng bộ và 2,3 ÷ 3,5 đối với động cơ điện một chiều);

11
- Hệ số tiếp điện tương đối TĐ% là 15%, 25%, 40% và 60%.
Chế độ làm việc của các động cơ truyền động các cơ cấu của cầu trục được biểu
diễn trên hình 2.2.

Hình 2.2 Chế độ làm việc của các động cơ truyền động các cơ cấu của cầu trục
Ở góc phần tư thứ nhất I, máy điện làm việc ở chế độ động cơ (đường đặc tính 1).
M = MC + Mđm (2.1)
trong đó: M – mômen do động cơ sinh ra;
MC - mômen cản do tải trọng gây ra;
Mms- momen cản do ma sát gây ra;
Đối với động cơ nâng - hạ làm việc với chế độ nâng hàng, còn đối với
động cơ di chuyển làm việc ở chế độ chạy tiến.
Ở góc phần tư thứ hai II, máy điện làm việc ở chế độ máy phát. Đối với cơ
cấu di chuyển đường 1 thực hiện hãm tái sinh khi có ngoại lực tác động cùng
chiều với chiều chuyển động của cơ cấu, còn đối với cơ cấu nâng - hạ thực hiện
hãm động năng (đường 3) khi hãm dừng.
Ở góc phần tư thứ ba III, máy điện làm việc ở chế độ động cơ. Đối với cơ cấu
di chuyển tương ứng với chạy lùi. Còn đối với cơ cấu nâng - hạ khi MC < Mm (khi

12
không tải chỉ có khối lượng của móc, G =0), trong trường hợp này M = Mms – MC
được gọi là chế độ hạ động lực (đường 4) .
Ở góc phần tư thứ tư IV, máy điện làm việc ở chế độ máy phát. Đối với cơ
cấu nâng - hạ hàng, khi MC > Mms trong trường hợp này M = MC – Mms, trong
trường hợp này hàng sẽ được hạ do tải trọng của nó, còn động cơ đóng điện ở
chế đô nâng để hãm tốc độ hạ hàng. Lúc này động cơ làm việc ở chế độ hãm
ngược đường 2.
Khi thực hiện hạ động lực, động cơ làm việc ở chế độ máy phát (hãm tái
sinh) với tốc độ hạ lớn hơn tốc độ đồng bộ, đường 4.
2.3. Tính chọn công suất động cơ truyền động các cơ cấu chính cầu trục
2.3.1.Cơ cấu di chuyển xe cầu và xe con
Đối với cơ cấu di chuyển, lực cản tĩnh phụ thuộc vào khối lượng hàng (G) và
khối lượng của cơ cấu. Trạng thái đường đi của cơ cấu di chuyển trên nó, cấu
tạo và chế độ bôi trơn cho cơ cấu (cổ trục, khớp nối, bản lề v.v…). Đối với cầu
trục lắp đặt ngoài trời còn chụi tác động phụ của gió. Hình 2.3 biểu diễn sơ đồ
lực tác dụng lên cơ cấu di chuyển trên đường ray.

Hình 2.3. Sơ đồ lực của cơ cấu di chuyển


Trong trường hợp này, lực cản chuyển động được tính theo biểu thức sau:
(G + G + G x ).g
F= 0 .( .rct + f ).k ms [N] (2.2)
R
b
trong đó: G - khối lượng hàng hoá, kg;
G0 - khối lượng của cơ cấu bốc hàng, kg;
Gx - khối lượng của xe, kg;
2
g - gia tốc trọng trường, m/s
Rb - bán kính bánh xe, m;
β - hệ số ma sát trượt (8.10-4 ÷ 15.10-4)
rct - bán kính cổ trục bánh xe, m;

13
-4
f - hệ số ma sát lăn (5.10 m);
kms - hệ số có tính đến ma sát giữa mép bánh xe và đường ray;
kms = 1,2 ÷ 1,5
Momen của động cơ sinh ra để thắng lực cản chuyển động đó bằng:
F .R
M= b [N.m ] (2.3)
i.
trong đó: F – tính theo biểu thức (3.2)
i - tỷ số truyền từ động cơ đến bánh xe
η - hiệu suất của cơ cấu.
Công suất của động cơ khi di chuyển có tải trong chế độ xác lập bằng:
F .v
P= .10 −3 [kW] (2.4)

trong đó: v - tốc độ di chuyển, m/s.
Công suất của động cơ khi di chuyển không tải bằng:
F0 .v
P0 = .10 −3 [kW] (2.5)

trong đó: F0 được tính theo công thức (2.2) khi cho G = 0
2.3.2.Cơ cấu nâng - hạ hàng
Động cơ truyền động cơ cấu nâng - hạ hàng đóng vai trò quan các máy
nâng - vận chuyển nói chung và trong cầu trục nói riêng. Trên hình 2.4 mô tả sơ
đồ động học của cơ cấu nâng - hạ hàng với cơ cấu bốc hàng dùng móc.

Hình.2.4. Sơ đồ động học của cơ cấu nâng -hạ bốc hàng bằng móc
1. Trục vít; 2. Bánh vít; 3. Truyền động bánh răng; 4.Tang máy;
5.Cơ cấu móc hàng; 6. Móc; 7. Động cơ truyền động
Lực đặt lên cáp nâng được tính theo biểu thức sau:
[N] (2.6)
trong đó: m - bội số của ròng rọc (trong trường hợp này m = 2).

14
Khi nâng không tải (G = 0), lực đặt lên cáp nâng bằng:
[N] (2.7)
Momen đặt lên tang nâng tương ứng cho hai trường hợp bằng:
(2.8)
trong đó: ηt - hiệu suất của tang nâng
Momen đặt lên trục động cơ bằng:
[Nm] (2.9)
trong đó: i, η - tỷ số truyền và hiệu suất của cơ cấu truyền lực.
η= ηbv ηbr (2-10)
trong đó: ηbv - hiệu suất bánh vít - trục vít;
ηbr - hiệu suất của cặp bánh răng;
Công suất của động cơ truyền động phụ thuộc vào tốc độ nâng:
[kW] (2.11)
trong đó: v – tốc độ nâng hàng, m/s; ηc – hiệu suất của toàn bộ cơ cấu truyền lực.
Ηc = ηbv. Ηbr. Ηt (2.12)
2.4 Các thiết bị điện chuyên dùng trong cầu trục
2.4.1. Phanh hãm điện từ
Là bộ phận không thể thiếu trong các cơ cấu chính của cầu trục, dùng để
dừng nhanh các cơ cấu, giữ hàng được nâng trên độ cao một cách chắc chắn.
Phanh hãm điện từ dùng trong cầu trục theo cấu tạo thường có ba loại:
phanh guốc, phanh đai, phanh đĩa. Nguyên lý hoạt động của các loại phanh nói
trên về cơ bản là giống nhau. Khi động cơ truyền cơ cấu đóng vào lưới điện, thì
đồng thời cuộn dây nam châm phanh hãm cũng có điện. Lực hút của nam châm
thắng lực cản lò xo, má phanh sẽ giải phóng khỏi trục động cơ để động cơ làm
việc. Khi mất điện, cuộn dây của nam châm của phanh hãm cũng mất điện, lực
căng của lò xo sẽ ép chặt má phanh vào trục động cơ để hãm.

15
Hình 2.5. Cấu tạo của phanh guốc một pha
trong đó: 1,7. Cánh tay đòn của cơ cấu phanh; 2. Lõi của lò xo; 3. Lò xo; 4. Giá
định hướng; 5. Vòng đệm chặn; 6. Bánh đai phanh; 8.Cuộn dây của nam châm
điện; 9. Guốc phanh và má phanh.

Hình 2.6. Cấu tạo của phanh đĩa


Cấu tạo của phanh đĩa (hình 2.6) gồm các phần chính sau: đĩa phanh quay 2
được nối với trục của cơ cấu, lò xo ép 4, nam châm điện 5. Phần ứng của nam
châm được bắt chặt với đĩa 3. Số lượng nam châm điện và gujông cùng hướng 1
16
có ba cái, phân bố đều theo đường tròn của cơ cấu phanh với góc lệch nhau
0
120 . Đĩa phanh 3 có thể di chuyển tự do dọc theo gujông 1. Khi cấp điện cho
cuộn nam châm, lực điện từ sẽ kéo phần ứng cùng đĩa phanh 3, giải phóng trục
của cơ cấu.
Hình 2.7 giới thiệu sơ đồ động học của phanh đai. Nguyên lý làm việc như sau:
Khi cuộn dây nam châm NC có điện, lực hút của nam châm sẽ nâng cánh tay
đòn L theo chiều đi lên làm cho đai phanh không ép chặt vào trục động cơ. Khi
mất điện, do khối lượng phần ứng của nam châm Gnc và đối trọng phụ Gph, sẽ hạ

cánh tay đòn L theo chiều đi xuống và đai phanh sẽ ghì chặt trục động cơ.

Hình 2.7. Sơ đồ động học của phanh đai


2.4.2. Bộ khống chế
Bộ khống chế dùng để điều khiển các động cơ truyền động gồm các cơ cấu:
khởi động, dừng máy,điều chỉnh tốc độ, hãm và đảo chiều quay.
Về nguyên lý có hai loại bộ khống chế: - Bộ khống chế động lực khi có các
tiếp điểm của nó đóng - cắt trực tiếp các phần tử trong mạch động lực của hệ
truyền động. Nó thường dùng để khống chế các động cơ truyền động các cơ cấu
của cầu trục có công suất nhỏ với chế độ làm việc nhẹ hoặc trung bình.
- Bộ khống chế từ gồm bộ khống chế chỉ huy và hệ thống rơle và công tắc
tơ. Các tiếp điểm của bộ khống chế chỉ huy đóng - cắt các phần tử trong mạch
động lực của hệ truyền động một cách gián tiếp thông qua hệ thống tiếp điểm
của các phần tử trung gian (như rơle và công tắc tơ). Bộ khống chế từ thường
dùng để điều khiển các động cơ truyền động các cơ cấu của cầu trục có công
suất trung bình và lớn làm việc trong chế độ nặng nề và rất và rất nặng nề với
tần số đóng - cắt điện lớn (hơn 600 lần/giờ). Về cấu tạo bộ khống chế có 2 loại:
a) Bộ khống chế kiểu tay gạt.

17
Nguyên lý hoạt động (hình 2.8): khi đẩy tay gạt 1 sang trái hoặc sang phải
sẽ quay trục gắn chặt với tay gạt, trên trục đó có gá lắp hàng chục đĩa cam 2.
Trên đầu mút của tay đòn 4 có gắn tiếp điểm động 5. Khi con lăn 3 nằm ở phần
lõm của đĩa cam thì tiếp điểm động 5 và tiếp điểm tĩnh 6 kín, còn khi con lăn
nằm ở phần lồi của đĩa cam, lò xo 7 sẽ ép vào cánh tay đòn 4 làm cho hai tiếp
điểm đó hở ra.

Hình 2.8. Cấu tạo bộ khống chế kiểu tay gạt


b) Bộ khống chế kiểu vô lăng
Cấu tạo của nó gồm nhiều đơn nguyên (hình 2.9b) lắp trên trục gắn với vô
lăng quay có vỏ bảo vệ bằng xi măng amiăng 3. Cấu tạo của một đơn nguyên
gồm tiếp điểm tĩnh 1 gắn trên giá đỡ 10 là chất cách điện. Tiếp điểm động 9 gắn
trên tay đòn 8, có thể quay xung quanh trục 5. Đầu cuối của tay đòn 8 có con lăn
6 và bánh cam 2 lắp trên trục 7. Khi quay vô lăng 4, bánh cam 2 sẽ ép vào con
lăn 6 (phần lồi của bánh cam 2) làm cho tay đòn 8 quay đi và tiếp điểm 9 và 1 sẽ
hở và ngược lại ở phần lõm của cam 2, tiếp điểm 9 và 1 kín.

Hình 2.9. Cấu tạo bộ khống chế kiểu vô lăng


a) Hình dạng tổng thể ; b) Cấu tạo của một đơn nguyên

18
2.4.3.Bộ tiếp điện

Hình 2-10. Kết cấu hệ thống tiếp điện cứng a) đường tiếp điện; b) bộ lấy điện
Để cấp điện cho các động cơ truyền động cho các cơ cấu cầu trục các thiết
bị điều khiển nắp đặt trên cầu trục di chuyển, người ta dùng một hệ thống tiếp
điện đặc biệt gọi là đường trôn-lây (trolley). Có hai hệ thống tiếp điện:
- Hệ thống tiếp điện cứng thường dùng cho các loại cầu trục tải trọng lớn,
cung đường di chuyển dài.
- Hệ thống tiếp điện bằng dây cáp mềm dùng cho cầu trục tải trọng nhỏ,
cung đường di chuyển không dài và thường gặp trong trường hợp cung cấp điện
cho palăng điện. Ba đường thép góc 1 [ loại (50x50x5 đến (70x70x10)mm ]
được gá trên đường tiếp điện và cách điện bằng sứ đỡ 2.
Bộ lấy điện gồm thép góc 1 gá lên đầu nối cáp bằng gang 3. Bằng 3 đường
cáp mềm 4 sẽ cấp điện đến động cơ và thiết bị điều khiển.
2.4.4. Bảng bảo vệ
Khi điều khiển các động cơ truyền động các cơ cấu của cầu trục dùng bộ
khống chế, để bảo vệ các động cơ đó người ta dùng bảng bảo vệ lắp trong cabin
của người điều khiển. Trên bảng bảo vệ lắp các thiết bị để bảo vệ cho động cơ
với các chức năng bảo vệ sau:
- Bảo vệ ngắn mạch và quá tải ( I > 2,25 Iđm).
- Bảo vệ điện áp thấp khi điện áp lưới thấp hơn 0,85Uđm.
- Bảo vệ điện áp “không” nghĩa là không cho phép động cơ tự mở máy khi có
điện áp trở lại sau thời gian mất điện (chỉ được phép mở máy khi các bộ khống
chế ở vị trí “0”).
- Cắt điện cấp cho cầu trục khi có người làm việc trên dầm cầu, bằng công tắc
hành trình liên động với cửa cabin điều khiển.
Có hai loại bảng bảo vệ:
a) Bảng bảo vệ xoay chiều
Các khí cụ điện trên bảng bảo vệ bao gồm: Cầu dao CD, công tắc tơ đường
dây Đg, rơle dòng điện cực đại ORC1, ORC2, 1RC, 2RC và 3RC; nút bấm khởi
động M, cầu chì CC, công tắc hành trình KHN, KTT, KTC, KNC và KB.
Nguyên lý làm việc của bảng bảo vệ như sau:
19
Cuộn dây công tắc tơ đường dây chỉ có điện khi ấn nút khởi động M, vị trí
của ba bộ khống chế nằm ở vị trí “0”, cửa buồng cabin đóng kín (KB kín), tiếp
điểm ORC và RC kín (một trong ba động cơ truyền động không bị quá tải). Hai
tiếp điểm của công tắc tơ đường dây Đg đóng nguồn cho mạch điều khiển của
bộ khống chế.
Bảo vệ điện áp thấp chính bằng cuộn dây công tắc tơ đường dây Đg, khi
điện áp lưới thấp hơn 0,85Uđm, công tắc tơ Đg không tác động.
Hạn chế hành trình nâng của cơ cấu nâng - hạ bằng công tắc hành trình
KHN, hạn chế hành trình tiến và lùi của cơ cấu di chuyển xe con bằng công tắc
hành trình KTC và KTT, còn đối với cơ cấu di chuyển xe cầu bằng công tắc
hành trình KNC và KNT.

Hình 2.11. Bảng bảo vệ xoay chiều

20
b) Bảng bảo vệ một chiều

Hình 2-12. Bảng bảo vệ một chiều


Cấp nguồn cho động cơ và bộ khống chế bằng công tắc tơ đường dây 0Đg,
1Đg, 2Đg và 3Đg.
Công tắc tơ đường dây 0Đg ở trạng thái có điện trong mỗi thời gian cầu trục làm
việc. Còn công tắc tơ 1Đg, 2Đg, 3Đg chỉ có điện khi ba bộ khống chế KC đóng
sang phải hoặc sang trái, nút ấn thường kín M mắc trong mạch các cuộn dây
1Đg, 2ĐG, 3Đg để tránh không cho phép các công tắc tơ đó tác động khi ấn nút
M.
Các cuộn dây nam châm của các cơ cấu phanh hãm điện từ NCN, NCT và
NCC được nối song song với phần ứng của động cơ truyền động tương ứng qua
các tiếp điểm 1Đg, 2Đg, 3Đg.
2.4.5. Hộp điện trở
Hộp điện trở dùng trong cầu trục để hạn chế dòng điện mở máy, hạn chế
dòng khi hãm dừng và điều chỉnh tốc độ với các động cơ điện một chiều và
động cơ không đồng bộ roto dây quấn.

21
Khi tính chọn điện trở cần chú ý đến hai yếu tố sau:
- Trị số điện trở được chọn phải đảm bảo cho hệ truyền động tạo ra họ đặc tính
cơ để hạn chế được dòng khi khởi động trong giới hạn cho phép, đảm bảo dải
điều chỉnh tốc độ yêu cầu.
- Độ phát nhiệt của hộp điện trở trong giới hạn cho phép.
* Điện trở thường dùng trong cầu trục có 2 loại:
- Điện trở làm từ gang đúc (hình 2-13a) dùng cho động cơ có dòng điện từ 10
đến hàng trăm ampe. Các phần tử điện trở từ gang đúc sẽ lắp thành hộp điên trở
cho phép làm việc ở chế độ dài hạn có trị số dòng làm việc từ (215 ÷ 240)A với
trị số của hộp điên trở tương ứng là (0,1 ÷ 0,7)Ω

Hình 2-13. Điện trở gang ; a) Phần tử điện trở gang đúc b) hộp điện trở
Đối với động cơ công suất nhỏ dùng dây điện trở tiết diện tròn hoặc chữ nhật.
Điện trở dây được chế tạo từ kim loại hoặc hợp kim có điện trở suất cao như:
hợp kim constantan, hợp kim reostan và hợp kim fecral. Dây điện trở được quấn
trên tấm kim loại có sứ cách điện.

Hình.2-14. Điện trở dây a) Tiết diện tròn; b) tiết diện chữ nhật

22
2.4.6. Bàn từ bốc hàng
Cầu trục từ thường được dùng trong các xú nghiệp luyện kim dùng để vận
chuyển các nguyên vật liệu nhiễm từ như sắt thép v.v…Nó khác với các loại cấu
trục khác là có cơ cấu lấy tải (bốc tải ) thay cho móc, gầu ngoạm là một bàn từ
(nam châm điện). Hình dạng và kích thước của bàn từ gồm có bốn loại điển hình
như hình 2-15.
Bàn từ dạng tròn dùng để vận chuyển các chi tiết bằng gang, sắt, thép có
kích thước nhỏ, hình dạng khác nhau (sắt thép vụn, phôi, đinh v.v…)
Bàn từ mặt cầu lõm dùng để vận chuyển các vật liệu nhiễm từ có dạng hình cầu
lớn.
Bàn từ hình chữ nhật dùng để vận chuyển các vật liệu nhiễm từ có kích
thước dài như thép tấm, đường ray, ống thép dài.
Bàn từ dạng xà dùng để vận chuyển các vật liệu nhiễm từ có khối lượng và kích
thước lớn.
Cấu tạo của các bàn từ về nguyên lý như nhau. Trên hình 2-16 biểu diễn
cấu tạo của bàn từ hình tròn.

Hình 2.15. Các loại bàn từ bốc hàng


a) Bàn từ hình tròn; b) Bàn từ hình tròn mặt cầu lõm;
c) Bàn từ chữ nhật; d) Bàn từ dạng xà (xà nam châm)

23
Hình 2-16. Cấu tạo của bàn từ hình tròn
Cuộn dây nam châm điện 5 được lắp đặt trong vỏ thép 2 và khe hở của
cuộn dây và vỏ thép được đổ đầy hợp chất cách điện. Phía dưới cuộn dây có tấm
đệm bảo vệ 4, đầu nối cực 3 được định vị vào vỏ của bàn từ bằng bulông. Cấp
điện cho cuộn dây của nam châm điện bằng đường cáp mềm 1. Cuộn dây của
nam châm điện của bàn từ làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại với hệ số tiếp điện
TĐ% = 50%.
Lực nâng của bàn từ phụ thuộc vào tính chất của vật liệu của hàng cần
vận chuyển, vào nhiệt độ của cuộn dây của nam châm điện và nhiệt độ của sắt
thép cần vận chuyển. Thực tế vận hành cho thấy khi nhiệt độ của sắt thép hoặc
0
gang bằng hoặc lớn hơn 720 C, lực nâng giảm xuống bằng không vì khi đó các
vật liệu nhiễm từ mất từ tính.
Bàn từ có điện cảm và từ dư rất lớn cho nên khi thiết kế mạch điều khiển
cầu trục từ cần chú ý đến bảo vệ quá áp cho cuộn dây nam châm điện khi cắt
điện và khử từ dư khi dỡ hàng.
2.5 Một số sơ đồ khống chế cầu trục điển hình
2.5.1. Điều khiển các cơ cấu của cầu trục bằng bộ khống chế động lực
Các bộ khống chế động lực dùng để điều khiển các động cơ truyền động
các cơ cấu của cầu trục có công suất nhỏ và trung bình với chế độ làm việc nhẹ
nhàng. Bộ khống chế động lực có cấu tạo đơn giản, dễ dàng trong công nghệ
chế tạo, giá thành không cao, điều khiển các cơ cấu của cầu trục một cách linh
hoạt, dứt khoát.

24
Trên hình 2-17a biểu diễn sơ đồ điều khiển động cơ không đồng bộ rôto
dây quấn bằng bộ khống chế động lực H - 51, hình 8-17b là họ đặc tính cơ của
động cơ truyền động cơ cấu nâng - hạ (hoặc cơ cấu di chuyển).
Bộ khống chế động lực H - 51 là loại đối xứng có 5 vị trí bên phải (1÷ 5)
tương ứng với chế độ làm việc nâng hàng (cơ cấu nâng - hạ) và chạy tiến (cơ
cấu di chuyển ), còn 5 vị trí bên trái (1 ÷ 5) tương ứng với chế độ hạ hàng (cơ
cấu nâng - hạ) và chạy lùi (cơ cấu di chuyển) Bộ khống chế động lực H-51 có 12
tiếp điểm: 4 tiếp điểm đầu (KC1, KC3, KC5, KC7) dùng để đảo chiều quay
động cơ bằng cách thay đổi thứ tự hai trong 3 pha điện áp nguồn cấp cho dây
quấn stato động cơ, 5 tiếp điểm: KC2, KC4, KC6, KC8, KC10 dùng để điều
chỉnh tốc độ động cơ bằng cách thay đổi trị số điện trở phụ R f trong mạch roto
của động cơ. Còn ba tiếp điểm KC9, KC11, KC12 dùng cho mạch bảo vệ.
Khi mở máy và điều chỉnh tốc độ, người vận hành quay từ từ vô lăng của
bộ khống chế động lực từ vị trí 1 sang vị trí 5 để tránh hiện tượng dòng điện và
mômen quay của đông cơ tăng một cách nhảy vọt quá giới hạn cho phép. Họ
đặc tính cơ của động cơ tương ứng với các vị trí của bộ khống chế biểu diễn ở
hình 2-18.
Đường đặc tính 1 ứng với trị số momen của động cơ rất bé (M 1 khi tốc độ
động cơ bằng 0) dùng để khắc phục khe hở giữa các bánh răng trong cơ cấu
truyền lực (hộp tốc độ) kéo căng sơ bộ cáp khi khởi động (tránh cho cáp không
bị đứt).
Khi khởi động hoặc trong trường hợp cần dừng chính xác (với momen
M1) ta có tốc độ thấp là n1.
Để hạ hàng ở tốc độ thấp khi không tải với bộ khống chế động lực thường
không thực hiện được. Tốc độ thấp nhất chỉ có thể thực hiện ở chế độ hạ hãm
(máy điện làm việc ở chế độ máy phát).
Nếu bộ khống chế động lực dùng loại không đối xứng, nếu đặt bộ khống
chế ở vị trí 1 (hạ hàng) động cơ làm việc như động cơ một pha và ta nhận được
đường đặc tính A (đường nét đứt) khi đó ta nhận được tốc độ hạ thấp hơn n3 (với
phụ tải bằng M1).

25
Hình 2- 17. Sơ đồ điều khiển động cơ KĐB rôto dây quấn bằng bộ khống chế H-51

Hình 2. 18. Họ đặc tính cơ của động cơ truyền động cho cơ cấu nâng hạ

26
2.5.2. Hệ truyền động cơ cấu nầng- hạ của cầu trục dùng hệ máy phát -
động cơ điện một chiều (F-Đ)
Đối với những cầu trục có trọng tải lớn, chế độ làm việc nặng nề, yêu cầu
về điều chỉnh tốc độ cao hơn, đáp ứng các yêu cầu ngặt nghèo do công nghệ đặt
ra, nếu dùng hệ truyền động với động cơ KĐB điều khiển bằng bộ khống chế
động lực không đáp ứng thoả mãn các yêu cầu về truyền động và điều chỉnh tốc
độ. Trong trường hợp này, thường dùng hệ truyền động F-Đ, T-Đ hoặc hệ
truyền đông với động cơ KĐB cấp nguồn từ bộ biến tần.

Hình 2.19. Sơ đồ hệ thống truyền động cơ cấu nâng hạ hệ F- Đ

27
Hình 2. 19 biểu diễn hệ truyền đông cơ cấu nâng hạ dùng hệ F-Đ. Đây là hệ
truyền động F-Đ có máy điện khuếch đại trung gian (MĐKĐ), chức năng của nó
là tổng hợp và khuếch đại tín hiệu điều khiển. Hệ truyền động này được sử dụng
phổ biến cho các cầu trục trong các xí nghiệp luyện kim, trong các nhà máy lắp
ráp và sửa chữa.
Động cơ truyền động cơ cấu nâng - hạ Đ được cấp từ nguồn máy phát F.
Kích từ cho máy phát F là cuộn CKTF được cấp từ máy điện khuếch đại từ
trường ngang MĐKĐ. MMĐKĐ có 4 cuộn kích từ:
- Cuộn chủ đạo CCĐ(9) được cấp từ nguồn bên ngoài qua cầu tiếp điểm
N,H (8) và N,H(10) nhằm đảo chiều dòng chủ đạo nghĩa là quyết đinh chiều
quay (nâng hoặc hạ) cho đông cơ, với điện trở hạn chế R6
- Cuộn phản hồi âm điện áp CFA(6) đấu song song với phần ứng của
động cơ, gồm 2 chức năng:
+ Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi sức từ động sinh ra trong cuộn CFA
bằng biến trở R4(6) trong trường hợp làm việc ở tốc độ thấp, tiếp điểm công tắc
tơ gia tốc G(5) kín, sức từ động sinh ra trong cuộn CFA rất lớn làm giảm sức
điện động tổng của máy điện khuếch đại, kết quả điện áp ra của máy phát F
giảm dần đến tốc độ của động cơ giảm.
+ Khi dừng máy, cuộn CFA (6) được nối vào phần ứng của động cơ qua hai tiếp
điểm thường kín N, H(7) và điên trở hạn chế R5(7). Do chiều của cuộn CFA
ngược chiều với dòng trong cuộn CCĐ, giúp dừng nhanh động cơ truyền động.
- Cuộn phản hồi âm dòng có ngắt CFD(2) hạn chế dòng khi mở máy hoặc
đảo chiều. Khi động cơ chưa bị quá tải Iư < Ing, dòng ngắt Ing = (2,25 ÷ 2,5) Iđm,

điện áp rơi trên điện trở shun nhở hơn điện áp so sánh URsh < Uss

trong đó: URsh = Iư.Rsh (tỷ lệ với dòng điện phần ứng);

Uss đặt trên R2 hoặc R3. Khi đó các van 1V hoặc 2V khoá, dòng đi qua cuộn dây
CFĐ(2) rất bé (qua R1). Ngược lại, khi dòng điện trong động cơ lớn hơn giá trị
Ing làm cho các van 1V hoặc 2V thông (tuỳ theo cực tính của dòng điện) sinh ra

28
dòng trong CFA khá lớn làm giảm sức từ động của máy điên khuếch đại và hạn
chế được momen của động cơ.
Để nâng cao chất lượng của hệ truyền động có cuộn ổn định CÔĐ. Thực
chất là cuộn phản hồi mềm điện áp của máy điện khuếch đại. Cuộn dây sơ cấp
của biến áp vi phân BA được nối với đầu ra của MĐKĐ, cuộn thứ cấp được nối
với cuộn dây CÔĐ. Nguyên lý hoạt động của nó như sau: Khi điện áp phát ra
của MĐKĐ ổn định, dòng trong cuộn CÔĐ bằng không; nếu điện áp phát ra của
máy điện khuếch đại thay đổi, trong cuộn thứ cấp của biến ap sẽ xuất hiện một
sức điện động cảm ứng, làm cho dòng trong cuộn CÔĐ khác 0, chiều của dòng
trong cuộn CÔĐ cùng chiều với dòng trong cuộn CCĐ nếu điện áp phát ra giảm
hoặc ngược chiều với cuộn CCĐ nếu điện áp phát ra tăng, tác dụng của dòng
chảy trong cuộn CÔĐ sẽ làm cho điện áp phát ra của MĐKĐ sẽ ổn định.
Điều khiển hệ truyền động bằng bộ khống chế chỉ huy kiểu cam KC, có
hai vị trí nâng và hạ hàng. Đầu tiên bộ khống chế KC được đặt vào giữa, nếu đủ
điện áp cấp thì RĐA(13) tác động đóng RĐA(14) để duy trì và RĐA(14,15)
đóng cấp điên cho các dòng 15 → 22.
Quay bộ khống chế KC sang phải, N(15) có điện, hàng đựợc nâng lên với
tốc độ thấp nếu ở vị trí 1, ở tốc độ cao nếu ở vị trí 2 lúc này có thêm G(17) có
điện làm tiếp điểm G(5) mở ra để giảm phản hồi âm áp.
Tương tự muốn hạ hàng, quay bộ khống chế KC sang trái, H(16) có điện,
nếu hạ chậm thì KC ở vị trí 1, hạ nhanh ở vị trí 2.
Khi khởi động, cần phải tăng mômen (để dễ đưa hàng ra khỏi vị trí ban đầu), ta
tăng dòng kích từ của đông cơ bằng cách nối tắt điên trở R7(12) nối tiếp với
cuộn CKĐ và duy trì thời gian bằng các rơ le thời gian RTh1 hoặc RTh2 tuỳ chế
độ nâng hoặc hạ.
Trong sơ đồ điều khiển có các khâu bảo vệ sau:
- Bảo vệ quá dòng bằng rơle dòng điện cực đại RDC
- Bảo vệ quá điện áp bằng rơle điện áp cao KĐA
- Bảo vệ quá điện áp “không” bằng rơle điện áp RĐA
- Bảo vệ mất từ thông bằng rơle dòng điện RTT

29
Họ đặc tính cơ của hệ truyền động được biểu diễn trên hình 2-20. Trong
đó đường đặc tính 2 ứng với vị trí 2 của bộ khống chế KC và đường đặc tính 1
tương ứng với vị trí 1 của bộ khống chế KC.

Hình 2.20. Đặc tính cơ của hệ truyền động hệ F- Đ


2.5.3. Hệ truyền động các cơ cấu cầu trục dùng bộ điều áp xoay chiều
(ĐAXC) và xung điện trở roto (hình 2. 22).
+ Chế độ làm việc của động cơ ở góc phần tư thứ nhất I và góc phần tư
thứ III (tương ứng với chế độ nâng hàng và hạ động lực), khi điều chỉnh tốc độ
trong vùng giữa đường đặc tính cơ với điện trở phụ Rfmax =R0 (đường 1 và đường
1’) với trục tung (trong trường hợp này hai tiristo T c và Tp đều khoá) được thực
hiện bằng cách thay đổi trị số điện áp xoay chiều:
- Các cặp tiristo T1-T2, T6-T7 và T11-T12 mở, ứng với chiều quay thuận
(nâng hàng).
- Các cặp tiristo T4-T5, T6-T7 và T8-T9 mở, ứng với chiều quay ngược
(hạ hàng) + Chế độ làm việc của đông cơ ở góc phần tư thứ hai II và tư IV ,
động cơ làm việc ở chế độ hãm động năng. Khi đó các tiristo T1, T3, T4, T9,
T10 và T12 mở, trong đó T1, T3, T10 và T12 mở thực hiên chức năng chỉnh lưu
cầu một pha cấp nguồn một chiều đưa vào dây quấn stato của động cơ.
Vùng điều chỉnh điện áp xoay chiều ba pha (ĐAXC) được gạch ngang
trên hình 2-21

30
+ Điều chỉnh tốc độ động cơ truyền động các cơ cấu truyền động của cầu
trục bằng xung điện trở roto bằng hai tiristo TC và TP . Khi đó điện áp đặt vào
dây quấn stato động cơ bằng trị số định mức (ứng với góc mở α = 0 của các
tiristo của bộ ĐAXC). Trong đó TC thực hiện chức năng như một khoá điện tử :
khi TC khoá, điện trở phụ Rf = R0, còn khi TC mở RC = 0.
Như vậy khi thay đổi thời gian mở tm, thời gian khoá tk của tiristo TC ta có
thể thay đổi được trị số điện trở phụ trong mạch rôto của động cơ. Trị số điện
trở đó được tính theo biểu thức sau:

Hình 2.21. Đặc tính cơ của hệ truyền động ĐAXC và xung điện trở roto

t k .R0 t
Rf = = k .R0 (2.18)
t m + t k Tck
trong đó: TCK – chu kỳ làm việc của tiristo TC.TCK thường được chọn trong giới
-3
hạn TCK = (2 ÷ 2,5).10 s.
Vùng điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp xung điện trở là vùng giữa
đường đặc tính cơ tự nhiên 1-2, 1’-2’ (ứng với vùng gạch theo chiều dọc trên
hình 2-21)
- Tiristo Tp, tụ điện C, điôt Đ và cuộn cảm L là mạch khoá tiristo TC.
+ Trong mạch điều khiển của hệ truyền động gồm có các khâu:
- Rω là bộ điều chỉnh tốc độ tổng hợp tín hiệu điện áp chủ đạo U cđ và tín
hiệu phản hồi âm tốc độ UFT (điện áp lấy từ máy phát tốc FT tỷ lệ với tốc độ của
động cơ).

31
- RI là bộ điều chỉnh dòng điện tổng hợp các tín hiệu Uω (Rω) và UI điện áp
tỷ lệ với dòng roto của động cơ lấy từ biến dòng TI (biến dòng TI là biến áp một
chiều làm việc theo nguyên lý của khuếch đại từ).
- 1KĐK và 2KĐK là khối điều khiển góc mở của bộ ĐAXC và TC, TP.

Hình 2. 22. Sơ đồ nguyên lý hệ truyền động cầu trục


dùng ĐAXC và xung điện trở roto

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

Câu 1.Trình bày các chế độ làm việc các động cơ truyền động các cơ cấu của
cầu trục ?
Câu 2. Trình bày phương pháp tính chọn công suất động cơ truyền động các cơ
cấu chính cầu trục?
Câu 3. Trình bày chức năng nhiệm vụ của Các thiết bị điện chuyên dùng trong
cầu trục?
Câu 4. Giải thích nguyên lí làm việc một số sơ đồ khống chế cầu trục điển hình?

32
Chương 3
TRANG BỊ ĐIỆN ĐIỆN TỬ
THANG MÁY VÀ MÁY NÂNG
3.1 Khái niệm chung
Thang máy và máy nâng là thiết bị vận tải dùng để vận chuyển hàng hoá
và người theo phương thẳng đứng. Hình 3.1 là hình dáng tổng thể của thang
máy chở khách.
Thang máy được lắp đặt trong các nhà ở cao tầng, trong các khách sạn,
siêu thị, công sở, bệnh viện v.v…, còn máy nâng thường lắp đặt trong các giếng
khai thác mỏ hầm lò, trong các nhà máy sàng tuyển quặng.
Phụ tải của thang máy thay đổi trong một phạm vi rất rộng, nó phụ thuộc vào
lượng hành khách đi lại trong một ngày đêm và hướng vận chuyển hành khách.
Ví dụ như thang máy lắp đặt trong nhà hành chính; buổi sáng đầu giờ làm việc,
hành khách đi nhiều nhất theo chiều nâng, còn buổi chiều, cuối giờ làm việc sẽ
là lượng hành khách nhiều nhất đi theo chiều xuống. Bởi vậy khi thiết kế thang
máy, phải tính cho phụ tải “xung” cực đại.
Lưu lượng khách đi thang máy trong thời điểm cao nhất tính trong thời
gian 5 phút, được tính theo biểu thức sau:
A( N − a ).i
Q5' = (3.1)
N .100
trong đó:
A - tổng số người làm việc trong ngôi nhà;
N - số tầng của ngôi nhà;
a - số tầng mà người làm việc không sử dụng thang máy (thường lấy a=2)
i/100 - chỉ số cường độ vận chuyển, đặc trưng cho số lượng khách khi đi lên
hoặc xuống trong thời gian 5’.
Đại lượng Q5’ phụ thuộc vào tính chất của ngôi nhà mà thang máy phục
vụ; đối với nhà chung cư Q5’% = (4 ÷ 6)%; khách sạn Q5’% = (7 ÷ 10)%; công
sở Q5’% = (12÷ 20)%; của giảng đường các đường đại học Q5% = (20÷ 35)%.
Năng suất của thang máy chính là số lượng hành khách mà thang máy vận
chuyển theo một hướng trên một đơn vị thời gian và được tính theo biểu thức:
3600 .E
P= (3.2)
H
+  tn
V
trong đó: P- năng suất của thang máy tính cho 1 giờ;

33
E- trọng tải định mức của thang máy (số lượng người đi được một
lần vận chuyển của thang máy);
γ- hệ số lấp đầy phụ tải của thang máy;
H- chiều cao nâng (hạ), m;
v- vận tốc di chuyển của buồng than, m/s;
Σtn- tổng thời gian khi thang máy dừng ở mỗi tầng (thời gian đóng,
mở cửa buồng thang, cửa tầng, thời gian ra, vào của hành khách) và thời gian
tăng, giảm tốc của buồng thang;
Σtn = (t1 + t2 + t3)(md +1) + t4 + t5 +t6 (3.3)
trong đó: t1 - thời gian tăng tốc;
t2 - thời gian giảm tốc;
t3 - thời gian mở, đóng cửa;
t4 - thời gian đi vào của một hành
khách;
t5 - thời gian đi ra của một hành khách;
t6 - thời gian khi buồng thang chờ
khách đến chậm;
md - số lần dừng của buồng thang (tính
theo xác suất)
Số lần dừng md (tính theo xác và mt là
số tầng buồng thang di chuyển. Theo
biểu thức (3.3) ta thấy năng suất thể
xác định dựa trên đồ thị hình (3-2) của
thang máy tỷ lệ độ thuận với trọng tải
của buồng thang E và tỷ lệ nghịch với
Σtn, đặc biệt là đối với thang máy có tải
trọng lớn. Còn hệ số lấp đầy γ phụ thuộc Hình 3.1.Hìnhh dáng tổng thể của thang máy
chủ yếu vào cường độ vận chuyển hành khách thường lấy bằng: γ = (0,6 ÷ 0,8).

34
Hình 3 .2. Đồ thị xác định số lần dừng
3.2 Trang thiết bị của thang máy
Mặc dầu thang máy và máy nâng có kết cấu đa dạng nhưng trang thiết bị
chính của thang máy hoặc máy nâng gồm có: buồng thang, tời nâng, cáp treo
buồng thang, đối trọng, động cơ truyền động, phanh hãm điện từ và các thiết bị
điều khiển.
Tất cả các thiết bị của thang máy được bố trí trong giếng buồng thang
(khoảng không gian từ trần của tầng cao nhất đến mức sâu của tầng 1), trong
buồng máy (trên trần của tầng cao nhất) và hố buồng thang (dưới mức sàn tầng).
Bố trí các thiết bị của một thang máy được biểu diễn trên hình 3.3.
Các thiết bị thang máy gồm: 1. động cơ điện; 2. Puli; 3. Cáp treo; 4. Bộ
phận hạn chế tốc độ; 5. Buồng thang; 6. Thanh dẫn hướng; 7. Hệ thống đối
trọng; 8. Trụ cố định; 9. Puli dẫn hướng; 10. Cáp liên động; 11. Cáp cấp điện;
12. Động cơ đóng, mở cửa buồng thang.
3.2.1. Thiết bị lắp trong buồng máy
+ Cơ cấu nâng : trong buồng máy lắp hệ thống tời nâng - hạ buồng thang
1(cơ cấu nâng) tạo ra lực kéo chuyển động buồng thang và đối trọng.
Cơ cấu nâng gồm có các bộ phận: bộ phận kéo cáp (puli hoặc tang quấn
cáp), hộp giảm tốc, phanh hãm điện từ và động cơ truyền động. Tất cả các bộ
phận trên được lắp trên tấm đế bằng thép. Trong thang máy thường dùng hai cơ
cấu nâng: (hình 3.4)
- Cơ cấu nâng có hộp tốc độ (hình 3. 4a)
- Cơ cấu nâng không có hộp tốc độ (hình 3. 4b)
Cơ cấu nâng không có hộp tốc độ thường được sử dụng trong các thang
máy tốc độ cao.

35
+ Tủ điện: trong tủ điện lắp ráp cầu dao tổng, cầu chì các loại, công tắc tơ
và rơle trung gian.
+ Puli dẫn hướng
+ Bộ phận hạn chế tốc độ 4 làm việc phối hợp với phanh bảo hiểm bằng
cáp liên động 10 để hạn chế tốc độ di chuyển của buồng thang.

Hình 3.3. Bố trí các thiết bị của thang máy

36
Hình 3.4. Cơ cấu nâng.
a) Cơ cấu nâng có hộp tốc độ; b) Cơ cấu nâng không có hộp tốc độ
1. Động cơ truyền động; 2. Phanh hãm điện từ; 3. Hộp tốc độ; 4. Bộ phận kéo cáp
3.2.2. Thiết bị lắp trong giếng thang máy
+ Buồng thang: trong quá trình làm việc, buồng thang 5 (hình 3-3) di
chuyển trong giếng thang máy dọc theo các thanh dẫn hướng 6. Trên nóc buồng
thang có lắp đặt thanh bảo hiểm, động cơ truyền động đóng - mở cửa buồng
thang 12. Trong buồng thang lắp đặt hệ thống nút bấm điều khiển, hệ thống đèn
báo, đèn chiếu sáng buồng thang, công tắc liên động với sàn của buồng thang và
điện thoại liên lạc với bên ngoài trong trường hợp thang mất điện. Cung cấp
điện cho buồng thang bằng dây cáp mềm 11.
+ Hệ thống cáp treo 3 (hình 3-3) là hệ thống cáp hai nhánh một đầu nối
với buồng thang và đầu còn lại nối với đối trọng 7 cùng với puli dẫn hướng 9.
+ Trong giếng của thang máy còn lắp đặt các bộ cảm biến vị trí dùng để
chuyển đổi tốc độ động cơ, dừng buồng thang ở mỗi tầng và hạn chế hành trình
nâng - hạ của thang máy.
3.2.3. Thiết bị lắp đặt trong hố giếng thang máy
Trong hố giếng thang máy lắp đặt hệ thống giảm xóc là hệ thống giảm
xóc và giảm xóc thuỷ lực tránh sự va đập của buồng thang và đối trọng xuống
sàn của giếng thang máy trong trường hợp công tắc hành trình hạn chế hành
trình xuống bị sự cố (không hoạt động).
3.3.Các thiết bị chuyên dùng trong thang máy
37
3.3.1. Phanh hãm điện từ.
Về kết cấu, cấu tạo, nguyên lý hoạt động giống như phanh hãm điện từ
dùng trong các cơ cấu của cầu trục.
3.3.2. Phanh bảo hiểm ( phanh dù).
Có nhiệm vụ là hạn chế tốc độ di chuyển của buồng thang vượt quá giới
hạn cho phép và giữ chặt buồng thang tại chỗ bằng cách ép vào hai thanh dẫn
hướng trong trường hợp bị đứt cáp treo. Về kết cấu và cấu tạo, phanh bảo hiểm
có ba loại:
- Phanh bảo hiểm kiểu nêm dùng để hãm khẩn cấp.
- Phanh bảo hiểm kiểu kìm (hình 3 -5) dùng để hãm êm.
- Phanh bảo hiểm kiểu lệch tâm dùng để hãm khẩn cấp.
Phanh bảo hiểm lắp đặt trên nóc của buồng thang, hai gọng kìm 2 trượt
dọc theo hai thanh dẫn hướng 1.Nằm giữa hai cánh tay đầu của gọng kìm có
nêm 5 gắn chặt với hệ truyền lực trục vít và tang - bánh vít 4. Hệ truyền lực
bánh vít - trục vít có hai dạng ren: bên phải là ren phải, còn phần bên trái là ren
trái. Khi tốc độ của buồng thang thấp hơn trị số giới hạn tối đa cho phép, nêm 5
ở hai đầu của trục vít ở vị trí xa nhất so với tang - bánh vít 4, làm cho hai gọng
kìm 2 trượt bình thường dọc theo thanh dẫn hướng 1. Trong trường hợp tốc độ
của buồng thang vượt quá giới hạn cho phép, tang - bánh vít 4 sẽ quay theo
chiều để kéo dài hai đầu nêm 5 về phía mình, làm cho hai gọng kìm 2 ép chặt
vào thanh dẫn hướng, kết quả sẽ hạn chế được tốc độ di chuyển của buồng thang
và trong trường hợp bị đứt cáp treo, sẽ giữ chặt buồng thang vào hai thanh dẫn
hướng.

Hình 3.5. Phanh bảo hiểm kiểu kìm


1. Thanh dẫn hướng; 2. Gọng kìm;3. Dây cáp liên động cơ với bộ hạn chế tốc độ;
4. Tang- bánh vít; 5. Nêm

38
3.3.3. Cảm biến vị trí

Hình 3. 6. Cảm biến kiểu cơ khí 1.Tấm cách điện; 2. Tiếp điểm tĩnh; 3. Tiếp điểm
động; 4. Cần gạt; 5. Vòng đệm cao su
Trong máy nâng và thang máy, các bộ cảm biến vị trí dùng để:
- Phát lệnh dừng buồng thang ở mỗi tầng
- Chuyển đổi tốc độ động cơ truyền động từ tốc độ cao sang tốc độ thấp
khi buồng thang đến gần tầng cần dừng, để nâng cao độ dừng chính xác.
- Xác đinh vị trí của buồng thang
Hiện nay, trong sơ đồ khống chế thang máy và máy nâng thường dùng 3 loại
cảm biến vị trí :
+ Cảm biến vị trí kiểu cơ khí (công tắc chuyển đổi tầng) (hình 3-6): là loại
công tắc ba vị trí. Khi buồng thang di chuyển đi lên, do tác dụng của vấu gạt
(lắp ở mỗi tầng) sẽ gạt tay gạt lên làm cho cặp tiếp điểm 2 phía trên kín; khi
buồng thang di chuyển theo chiều đi xuống, vấu gạt tay gạt đi xuống, cặp tiếp
điểm 2 phía dưới kín; khi buồng thang ở gần vị trí mỗi tầng (phía trên hoặc dưới
mỗi sàn tầng) thì tay gạt nằm vào giữa, cả hai tiếp điểm đều hở.
Loại cảm biến này có ưu điểm là kết cấu đơn giản, thực hiện đủ 3 chức
năng của bộ cảm biến vị trí, nhưng nhược điểm là tuổi thọ không cao, đặc biệt là
đối với thang máy tốc độ cao, gây tiếng ồn và nhiễu cho các thiết bị vô tuyến.
+ Cảm biến vị trí kiểu cảm ứng
Đối với những thang máy tốc độ cao, nếu dùng bộ cảm biến kiểu cơ khí,
làm giảm độ tin cậy trong quá trình làm việc. Bởi vây trong các sơ đồ khống chế
thang máy tốc độ cao thường dùng bộ cảm biến không tiếp điểm: kiểu cảm ứng,
kiểu điện dung và kiểu điện quang.

39
Hình 3.7. Cảm ứng vị trí kiểu cảm ứng
a) cấu tạo cảm biến; b) sơ đồ nguyên lý
1.Mạch từ; 2.Cuộn dây; 3. Tấm sắt chữ U
Nguyên lý làm việc của cảm biến kiểu cảm ứng vị trí dựa trên sự thay đổi
trị số điện cảm L của cuộn dây có mạch từ khi mạch từ kín và mạch từ hở.
Cấu tạo của bộ cảm biến vị trí kiểu cảm ứng (hình 3-7a) gồm mạch từ 1,
cuộn dây 2. Khi mạch từ hở, điện cảm của bộ cảm biến bằng điện trở thuần của
cuộn dây, còn khi mạch từ bị che kín bằng thanh thép chữ U3 điện trở của cảm
biến sẽ tăng đột biến do thành phần điện cảm L của cuộn dây tăng.
Sơ đồ nguyên lý của bộ cảm biến kiểu cảm ứng được mô tả trên hình 3 -
7b. Bộ cảm biến có thể đấu nối tiếp với rơle trung gian RTr một chiều hoặc rơle
trung gian xoay chiều. Khi mạch từ hở, do điện trở của cảm biến rất nhỏ nên
rơle trung gian RTr tác động; còn khi mạch từ kín, do điện trở của cảm biến rất
lớn, RTr không tác động. Để nâng cao độ tin cậy làm việc của rơle trung gian, tụ
C được đấu song song với cuộn dây của cảm biến. Trị số điện dung C được chọn
sao cho khi thanh sắt 3 che kín mạch từ của bộ cảm biến sẽ tạo được chế độ
cộng hưởng dòng. Thông thường bộ cảm biến CB được lắp ở thành giếng của
thang máy, thanh sắt động được lắp ở buồng thang.
+ Cảm biến vị trí kiểu quang điện
Bộ cảm biến vị trí dùng hai phần tử quang điện, như cấu tạo trên hình 3-8
gồm khung gá chữ U thường làm bằng vật liệu không kim loại. Trên khung cách
điện gá lắp hai phần tử quang điện đối diện nhau: một phần tử phát quang (điôt
phát quang ĐF) và một phần tử thu quang (transisto quang). Để nâng cao độ tin
cậy của bộ cảm biến không bị ảnh hưởng bởi độ sáng của môi trường thường
dùng phần tử phát quang và thu quang hồng ngoại. Thanh gạt 3 di chuyển giữa
khe hở của khung gá các phần tử quang điện. Sơ đồ nguyên lý của cảm biến kểu

40
quang điện (hình 3 -8b). Khi buồng thang chưa đến đúng tầng, ánh sáng chưa bị
che khuất, transisto TT thông, transisto T1 khoá và T2 thông, rơle buồng thang
đến đúng tầng, ánh sáng bị che khuất, TT khoá, T1 thông, T2 khoá, rơle trung
gian RTr không tác động.

Hình 3.8. Cảm biến vị trí kiểu quang điện


3.4. Đặc tính và thông số của thang máy
Tuỳ thuộc vào tính chất, chức năng của thang máy và máy nâng có thể
phân thành các nhóm chính sau:
1.Thang máy chở khách kèm theo hành lý hoặc chuyên chở các vật gia dụng
trong các nhà cao tầng, công sở, siêu thị và trong các trường học.
2. Thang máy dùng trong bệnh viện, dùng chuyên chở bệnh nhân trên băng ca
có nhân viên y tế đi kèm.
3. Máy nâng trọng tải bé (dưới 160kg ) dùng trong thư viện, trong các nhà
hàng ăn uống để vận chuyển sách, hoặc thực phẩm.
4. Máy nâng trọng tải lớn dùng trong công nghiệp để chuyên chở thiết bị, máy
móc, vật liệu, quặng, v.v…
+ Trọng tải của thang máy và máy nâng được thiết kế theo các trị số định mức
sau:
- Máy nâng trọng tải bé: 100 và 160kg;
- Máy nâng trọng tải lớn: 500; 750; 1000; 2000; 3000 và 5000kg;
- Thang máy chở khách: 350; 500 và 1000kg;
- Thang máy dùng trong các bệnh viện: 500kg;
+ Tốc độ của thang máy và máy nâng tuỳ thuộc vào vị trí và mục đích sử dụng
được thiết kế trong khoảng v = (0,1 ÷ 5)m/s.
41
Trị số tốc độ di chuyển của buồng thang (của thang máy) phụ thuộc vào
từng nhóm, được thiết kế theo các trị số định mức sau:
- Máy nâng trọng tải bé: 0,25 và 0,5m/s.
- Máy nâng trọng tải lớn: 0,1; 0,25; 0,5; 1,0 và 1,5m/s
- Thang máy chở khách: 0,5; 0,75; 1,0; 1,5; 2,5; 3,5 và 5 m/s
- Thang máy dùng trong các bệnh viện: 0,5m/s.
Thang máy và máy nâng tuỳ thuộc vào tốc độ di chuyển của buồng thang
được phân ra các loại sau:
- Thang máy tốc độ thấp: v ≤ 0,5m/s.
- Thang máy tốc độ trung bình: 0,75 < v < 1,5m/s thường dùng cho các
nhà có số tầng từ (6 ÷ 12) tầng.
- Thang máy tốc độ cao: 2,5 < v < 3,5m/s thường dùng cho các nhà có số tầng
mt > 16.
- Thang máy có tốc độ rất cao (siêu cao) v = 5m/s thường dùng cho các
toà tháp cao tầng.
3.5. Tính chọn công suất động cơ truyền động cho thang máy
Để xác định được công suất động cơ truyền động di chuyển buồng thang
cần phải có các điều kiện và thông số sau:
- Sơ đồ động học của cơ cấu nâng của thang máy .
- Trị số tốc độ và gia tốc giới hạn cho phép.
- Trọng tải của thang máy.
- Khối lượng của buồng thang và đối trọng (nếu có).
- Chế độ làm việc của thang máy.
Tính chọn công suất động cơ thực hiện theo các bước sau:
- Chọn sơ bộ công suất động cơ dựa trên công suất cản tĩnh.
- Xây dựng biểu đồ phụ tải toàn phần có tính đến phụ tải trong chế độ quá độ.
- Kiểm tra công suất động cơ đã chọn theo điều kiện phát nhiệt (theo
phương pháp dòng điện đẳng trị hoặc momen đẳng trị).
Công suất cản tĩnh của động cơ khi nâng tải không dùng đối trọng được tính
theo biểu thức:
(G + Gbt ).v.g
Pc = .10 −3 [kW] (3.4)

trong đó: G - khối lượng của hàng hoá, kg;
Gbt - khối lượng của buồng thang, kg;

42
v - tốc độ nâng hàng, m/s;
η - hiệu suất của cơ cấu nâng, thường lấy bằng 0,5 ÷ 0,8;
g - gia tốc trọng trường, m/s2;
Khi không có đối trọng, công suất cản tĩnh khi nâng tải của động cơ được
tính theo biểu thức:
 1 
Pcn = (G + Gbt ). − Gdt . .v.k .g.10 −3 [kW] (3.5)
  
 1
Và khi hạ tải: Pch = (G + Gbt ). + Gdt . .v.k .g.10 −3 [kW] (3.6)
 
trong đó: Pcn : công suất cản tĩnh của động cơ khi nâng có dùng đối trọng, kW;
Pch: công suất cản tĩnh của động cơ khi hạ có dùng đối trọng, kW;
k : hệ số có tính đến ma sát trong các thanh dẫn hướng của buồng
thang và đối trọng; thường chọn 1,15 ÷ 1,3.
Gdt: khối lượng của đối trọng, kg;
Khi tính chọn khối lượng đối trọng Gđt, làm sao cho khối lượng của nó
cân bằng được với khối lượng của buồng thang Gbt và một phần khối lượng của
hàng hoá G.
Khối lượng của đối trọng được tính theo biểu thức sau:
Gđt = Gbt + αG [kg] (3.7)
Trong đó α là hệ số cân bằng, trị số của nó thường lấy bằng α = 0,3÷ 0,6.
Phần lớn các thang máy chở khách chỉ vận hành đầy tải trong những giờ cao
điểm, còn lại luôn làm việc non tải nên α thường lấy từ 0,35 ÷ 0,4.
Đối với thang máy chở hàng, khi nâng thường làm việc đầy đủ, còn khi hạ
thường không tải (G = 0) nên chọn α = 0,5.
Dựa vào các biểu thức (3.4) và (3.5) có thể xây dựng biểu đồ phụ tải (đơn
giản hoá) của động cơ truyền động và chọn sơ bộ công suất động cơ trong các sổ
tay tra cứu.
Để xây dựng biểu đồ phụ tải toàn phần (biểu đồ phụ tải chính xác) cần
phải tính đến thời gian tăng tốc, thời gian hãm của hệ truyền động, thời gian
đóng, mở cửa buồng thang và cửa tầng, số lần dừng của buồng thang, thời gian
ra, vào buồng thang của hành khách trong thời gian cao điểm. Thời gian ra vào
của hành khách thường lấy bằng 1s cho một hành khách. Số lần dừng của buồng
thang (tính theo xác suất) md được tính chọn dựa trên các đường cong trên hình
3.2.
Mặc khác, khi tiến hành xây dựng biểu đồ phụ tải toàn phần cũng cần
phải tính đến một số yếu tố khác phụ thuộc vào chế độ vận hành và điều kiện
khai thác thang máy như: thời gian chờ khách, thời gian thang máy làm việc với
tốc độ thấp khi đến gần tầng cần dừng v.v… Khi tính chọn chính xác công suất
động cơ truyền động thang máy cần phải phân biệt hai chế độ của tải trọng: tải
trọng đồng đều (hầu như không đổi) và tải trọng biến đổi. Phương pháp tính

43
chọn công suất động cơ với chế độ tải trọng đồng đều thực hiện theo các bước
sau:
1) Tính lực kéo của cáp đặt lên vành bánh ngoài của puli kéo cáp trong cơ cấu
nâng, khi buồng thang chất tải đứng ở tầng 1 và các lần dừng theo dự kiến.
F = (G + Gbt - Gđt – k1ΔG1)g [N] (3.8)
trong đó:
k1 - số lần dừng theo dự kiến của buồng thang.
ΔG1 - độ thay đổi của tải trọng sau mỗi lần dừng, kg
G
Thường lấy G1 = ; trong đó kd là số lần dừng buồng thang theo dự kiến được
kd
xác định trên các đường cong trên hình 3-2.
2) Tính mômen theo lực kéo
F .R
M= [Nm] với F > 0
i.
F .R
M= . [Nm] với F < 0
i
trong đó:
R - bán puli kéo cáp , m;
i - tỷ số truyền của cơ cấu nâng;
η - hiệu suất của cơ cấu nâng;
3) Tính tổng thời gian hành trình nâng và hạ của buồng thang bao gồm: thời
gian di chuyển buồng thang với tốc độ ổn định, thời gian tăng tốc, thời gian hãm
và các thời gian phụ khác (thời gian đóng, mở cửa, thời gian ra, vào buồng
thang của hành khách).
4) Dựa trên kết quả của các bước tính toán trên, tính momen đẳng trị và tính
chọn công suất của động cơ đảm bảo thỏa mãn điều kiện M ≥ Mđt.
5) Xây dựng biểu đồ phụ tải toàn phần của hệ truyền động có tính đến quá trình
quá độ, tiến hành kiểm nghiệm động cơ theo dòng điện đẳng trị.
Đối với chế độ phụ tải không đồng đều, các bước tính chọn công suất
động cơ truyền động tiến hành theo các bước nêu trên. Nhưng để tính lực kéo
đặt lên puli kéo cáp phải có biểu đồ thay đổi của tải trọng theo từng tầng một khi
buồng thang di chuyển lên và xuống.
3.6. Ảnh hưởng của tốc độ, gia tốc và dộ dật đối với hệ truyền động thang
máy
Một trong những yêu cầu cơ bản đối với hệ truyền động thang máy là
phải đảm bảo cho buồng thang di chuyển êm. Buồng thang di chuyển êm hay
không phụ thuộc chủ yếu vào trị số gia tốc của buồng thang khi mở máy và hãm

44
dừng. Những tham số chính đặc trưng cho chế đô làm việc của thang máy là: tốc
2 3
độ di chuyển buồng thang v [m/s], gia tốc a [m/s ] và độ dật ρ [m/s ].
Trên hình 3.9 biểu diễn các đường tốc độ v, gia tốc a và độ dật theo hàm
thời gian t.

Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của quảng đường s,
tốc độ v, gia tốc a và độ dật ρ theo thời gian
Từ biểu thức (3.2) ta rút ra nhận xét: trị số tốc độ di chuyển buồng thang
quyết định năng suất của thang máy, trị số tốc độ đặc biệt có ý ghĩa quan trọng
đối với thang máy trong các nhà cao tầng. Những thang máy tốc độ cao (v =
3,5m/s) phù hợp với chiều cao nâng lớn, số lần dừng ít. Trong trường hợp này
thời gian khi tăng tốc và giảm tốc rất nhỏ so với thời gian di chuyển của buồng
thang với tốc độ cao, trị số tốc độ trung bình của thang máy gần đạt bằng tốc độ
định mức cuả thang máy. Mặt khác, trị số tốc độ di chuyển của buồng thang tỉ lệ
thuận với giá thành của thang máy. Nếu tăng tốc độ của thang máy từ v =
0,75m/s → 3,5m/s, giá thành của thang máy tăng lên (4 ÷ 5) lần.
Tuỳ thuộc vào độ cao của nhà mà thang máy phục vụ để chọn trị số di
chuyển của thang máy phù hợp với tốc độ tối ưu, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu
kinh tế và kỹ thuật. Trị số tốc độ di chuyển trung bình của thang máy có thể tăng
bằng cách giảm thời gian tăng tốc và giảm tốc của hệ truyền động thang máy, có
nghĩa là tăng gia tốc.
Nhưng khi buồng thang di chuyển với gia tốc quá lớn sẽ gây ra cảm giác
khó chiụ cho hành khách (chóng mặt, cảm giác sợ hãi và nghẹt thở v.v…) Bởi
2
vậy, trị số gia tốc được chọn tối ưu là a ≤ 2m/s . Một đại lượng khác quyết định
sự di chuyển êm của buồng thang là tốc độ tăng của gia tốc khi mở máy và tốc
độ giảm của gia tốc khi hãm. Nói cách khác đó là độ giật ρ (đạo hàm bậc nhất

45
da d 2 v d 3 S
của gia tốc  = = = 3 ) Khi gia tốc a < 2m/s2, trị số độ dật tốc độ tối ưu
dt dt 2 dt
là ρ < 20m/s3.
Biểu đồ làm việc tối ưu của thang máy với tốc độ tộ cao được biểu diễn
trên hình 3-9. Biểu đồ này có thể phân thành 5 giai đoạn theo tính chất thay đổi
tốc độ di chuyển buồng thang: tăng tốc, di chuyển với tốc độ ổn định, hãm
xuống tốc độ thấp, buồng thang đến tầng và hãm dừng.
Biểu đồ tối ưu sẽ đạt được nếu dùng hệ truyền động một chiều hoặc dùng
hệ biến tần - động cơ xoay chiều. Nếu dùng hệ truyền động xoay chiều với động
cơ không đồng bộ roto lồng sóc hai cấp tốc độ, biểu đồ làm việc đạt gần với
biểu đồ tối ưu như hình 3-9. Đối với thang máy tốc độ chậm, biểu đồ làm việc
chỉ có giai đoạn: thời gian tăng tốc (mở máy), di chuyển với tốc độ ổn định và
hãm dừng.
3.7. Dừng chính xác buồng thang
Buồng thang của thang máy cần phải dừng chính xác so với mặt bằng của
sàn tầng cần đến khi hãm dừng.
Nếu buồng thang dừng không chính xác sẽ gây ra các hiện tượng bất lợi
sau:
- Đối với thang máy chở khách, làm cho khách ra vào buồng thang khó
khăn hơn, tăng thời gian ra, vào dẫn đến giảm năng suất của thang máy.
- Đối với thang máy chở hàng gây khó khăn trong việc bốc xếp và dỡ hàng
hoá. Trong một số trường hợp không thực hiện được việc bốc xếp, dỡ hàng hoá.

Hình 3-10. a) sơ đồ chính xác khi dừng buồng thang;


b) sự phụ thuộc của độ dừng chính xác Δs của buồng thang vào trị số tốc độ và gia tốc.
Đường 1 - amax = 1m/s2; đường 2 - amax = 2/m2; đường 3 - amax = 3m/s2

46
Để khắc phục hậu quả đó, có thể ấn nhấp các nút bấm đến tầng (ĐT) lắp
trong buồng thang để đạt độ chính xác dừng buồng thang theo yêu cầu, nhưng
nó sẽ dẫn đến các vấn đề không lợi sau:
- Hỏng các thiết bị điều khiển.
- Gây tổn thất năng lượng trong hệ truyền động, nếu dừng động cơ không
đồng bộ rôto lồng sóc truyền động thang máy sẽ dẫn đến gây ra sự phát nóng
của động cơ quá giới hạn cho phép.
- Gây hỏng hóc các thiết bị cơ khí của thang máy.
- Tăng thời gian từ lúc phanh hãm tác động cho đến khi buồng thang dừng
hẳn.
Độ dừng chính xác của buồng thang được đánh giá bằng đại lượng ΔS.
Trên hình 3-10, ΔS là nửa hiệu số của hai quảng đường của buồng thang trượt đi
được từ khi phanh hãm điện từ tác động đến khi buồng thang dừng hẳn khi có
tải và không có tải theo cùng một hướng di chuyển của buồng thang. Các yếu tố
ảnh hưởng đến độ dừng chính xác của buồng thang gồm: mômen do cơ cấu
phanh hãm điện từ sinh ra, mômen quán tính của buồng thang và tải trọng, trị số
tốc độ di chuyển buồng thang khi bắt đầu hãm dừng và một số yếu tố phụ khác.
Quá trình hãm dừng buồng thang xãy ra như sau: khi buồng thang đi gần
đến sàn tầng cần dừng, sẽ tác động vào cảm biến vị trí ra lệnh dừng buồng
thang. Các thiết bị chấp hành trong sơ đồ điều khiển thang máy có thời gian tác
động là Δt, trong quãng thời gian đó, buồng thang di chuyển một đoạn đường S’
cho đến khi phanh hãm điện từ tác động là:
S’ = v0.Δt [m] (3.10)

trong đó: v0 là trị số tốc độ di chuyển của buồng thang khi bắt đầu hãm;

Sau khi hãm phanh hãm điện từ tác động là quá trình hãm dừng buồng thang.
Trong thời gian này buồng thang đi được một quãng đường là S”.
m.v02
S"= [m] (3.11)
2( Fph  FC )

trong đó:
m - là khối lượng tất cả các khâu chuyển động của thang máy, kg;
47
Fph- lực ép do cơ cấu phanh hãm điện từ sinh ra, N;

FC - lực cản tĩnh do tải trọng gây ra, N;

Dấu (+) hoặc dấu (-) trong biểu thưc (3.11) tuỳ thuộc vào chế độ làm việc
của buồng thang: khi hãm (+), khi chuyển động (-).
Biểu thức (3.11) có thể viết dưới dạng khác như sau:
D
J .02 .
S''= 2 [m] (3.12)
2.i ( M ph  M C)

trong đó:
J- mômen quán tính quy đổi về trục động cơ truyền động, kg.m2;
Mph, Mc - mômen do cơ cấu phanh hãm điện từ sinh ra và momen cản tĩnh
do tải trọng gây ra, N.m; (mômen quy đổi);
ω0 - tốc độ góc của đông cơ khi bắt đầu hãm dừng, rad/s;

D - đường kính của puli kéo cáp, m; i - tỷ số truyền.


Quãng đường buồng thang đi được từ khi cảm biến vị trí ra lệnh dừng
đến khi buồng thang dừng tại sàn tầng bằng:
D
J . 02 .
S = S '+ S ' ' = v0 .t + 2 [m] (3.13)
2.i ( M ph  M C)

Bộ cảm biến vị trí được đặt cách sàn tầng ở một khoảng cách nào đó để
hiệu số của hai quãng đường của buồng thang đi được khi đầy tải và khi không
tải chia đôi thành hai thành phần bằng nhau so với mức của sàn tầng.
Sai số lớn nhất (độ dừng không chính xác lớn nhất) được tính theo biểu
thức:
S 2 − S1
S max = [m] (3.14)
2
trong đó: S1 - quãng đường trượt nhỏ nhất của buồng thang;
S2 - quãng đường trượt lớn nhất của buồng thang.
Phân tích biểu thức (3.13) ta có kết luận: các thông số ảnh hưởng đến độ
chính xác khi dừng buồng thang gồm:
- J: mômen quán tính của các phần chuyển động của buồng thang.

48
- Δt: quán tính điện từ của các phần tử chấp hành trong sơ đồ điều khiển của
thang máy.
- Mph, MC : mômen do cơ cấu phanh hãm điện từ sinh ra và tải trọng của thang
máy.
Đối với một thang máy, ba thông số trên có thể coi không đổi. Một thông
số quan trọng nhất ảnh hưởng đến độ chính xác dừng buồng thang là đại lượng
v0 (tốc độ di chuyển của buồng thang khi bắt đầu hãm dừng). Để nâng cao độ
chính xác dừng của buồng thang đối với thang máy tốc độ cao thực hiện bằng
cách: khi buồng thang đi đến gần sàn tầng cần dừng, giảm tốc độ di chuyển của
buồng thang khi bộ cảm biến vị trí cho lệnh dừng buồng thang. Để đánh giá độ
chính xác dừng buồng thang ΔS phụ thuộc vào tốc độ v0 và gia tốc của buồng
thang, có thể khảo sát theo các đường cong trên hình 3-10. Đối với thang máy,
độ không chính xác khi dừng buồng thang cho phép là ΔSmax ≤ ± 20mm.
3.8. Các hệ truyền động dùng trong thang máy và máy nâng
Khi thiết kế, tính chọn hệ truyền động cho thang máy và máy nâng phải
dựa trên các yêu cầu chính sau:
- Độ dừng chính xác của buồng thang.
- Tốc độ di chuyển của buồng thang.
- Trị số gia tốc lớn nhất cho phép.
- Phạm vi điều chỉnh tốc độ yêu cầu.
+ Hệ truyền đông xoay chiều với động cơ không đồng bộ (roto lồng sóc
hoặc roto dây quấn) được sử dụng để truyền động các loại thang máy và máy
nâng có tốc độ thấp và trung bình.
- Hệ truyền động xoay chiều với động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
thường dùng trong thang máy tốc độ thấp và máy nâng có trọng tải nhỏ.
- Hệ truyền động xoay chiều với động cơ không đồng bộ roto dây quấn
thường dùng cho các loại máy nâng trọng tải lớn, cho phép nâng cao chất lượng
của hệ thống truyền động khi tăng tốc và giảm tốc, nâng cao độ chính xác khi
dừng.
- Hệ truyền động xoay chiều với động cơ không đồng bộ roto lồng sóc hai cấp
tốc độ (có hai bộ dây quấn stator độc lập nối theo sơ đồ hình sao) thường dùng
trong các thang máy tốc độ trung bình. Số đôi cực của dây quấn stato động cơ
thường chọn là: 2p = 6 → 2p = 24 hoặc 2p = 4 → 2p = 20 tương đương với tốc

49
độ đồng bộ của động cơ bằng: n0 = 1000/250 vòng/phút hoặc 1500/300
vòng/phút.
- Hệ truyền động xoay chiều với động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
được cấp nguồn từ bộ biến tần thường dùng trong các thang máy tốc độ cao (khi
v > 1,5m/s), cho phép hạn chế được gia tốc và độ giật trong giới hạn cho phép
và đạt độ chính xác khi dừng rất cao (ΔS ≤ ± 5mm) Hệ truyền động xoay chiều
với động cơ đồng bộ thường được dùng trong các máy nâng tải trọng lớn (công
suất động cơ truyền động lớn P > 300kW) trong ngành khai thác mỏ.
+ Hệ truyền động một chiều thường dùng cho thang máy có tốc độ cao (v
≥ 1,5m/s). Thường dùng hai hệ truyền động sau:
- Hệ F-Đ có khuếch đại trung gian làm nguồn cấp cho cuộn kích từ của
máy phát (khuếch đại trung gian có thể là máy điện khuếch đại hoặc
khuếch đại từ).
- Hệ T-Đ, máy phát một chiều được thay thế bằng bộ chỉnh lưu dùng
thyristor.
Khi chọn động cơ truyền động thang máy và máy nâng phải dựa trên sơ
đồ động học của cơ cấu nâng. Đối với thang máy và máy nâng khi dùng cơ cấu
có hộp giảm tốc độ, thường dùng loại động cơ xoay chiều kiểu A2, AO2; động
cơ không đồng bộ có hệ số trượt cao kiều AC, AOC; động cơ 2 cấp tốc độ và
động cơ roto dây quấn kiểu AK.
Đối với thang máy tốc độ cao (v > 1,5m/s), khi dùng cơ cấu nâng không
có hộp giảm tốc thường chọn loại động cơ tốc độ chậm. Các nhà máy chế tạo
điện cơ đã chế tạo loại động cơ chuyên dụng cho thang máy với cấp công suất P
= (28 ÷ 40)kW và tốc độ quay định mức n = 83 vòng/phút.
3.9. Một số sơ đồ khống chế thang máy điển hình
3.9.1. Sơ đồ khống chế thang máy tốc độ trung bình dùng hệ truyền động
xoay chiều với động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc hai cấp tốc độ (hình
3-11).
Hệ truyền động điện dùng cho thang máy tốc độ trung bình thường là hệ
truyền động xoay chiều với động cơ không đồng bộ hai cấp tốc độ. Hệ này đảm
bảo dừng chính xác cao, thực hiện bằng cách chuyển tốc độ của động cơ xuống
tốc độ thấp (v0 = 0,25m/s) trước khi buồng thang sắp đến sàn tầng. Hệ này
thường dùng cho các thang máy chở khách trong các nhà cao tầng (7 ÷ 10 tầng)
với tốc độ di chuyển của buồng thang dưới 1m/s.

50
Sơ đồ nguyên lý trên hình 3-11. Cấp nguồn cung cấp cho hệ thống bằng
cầu dao CD và áp tô mát Ap. Cuộn dây stato cuả động cơ được nối vào nguồn
cấp qua các tiếp điểm của công tắc tơ nâng N hoặc công tăc tơ hạ H và các công
tắc tơ chuyển đổi tốc độ cao C và thấp T. Nguồn cấp cho mạch điều khiển lấy từ
hai pha. Các cửa tầng được trang bị các khoá liên động với các hãm cuối 1CT ÷
5CT. Then cài ngang cửa liên động với các hãm cuối 1PK ÷ 5PK. Việc đóng mở
cửa tầng sẽ tác động lên khoá và then cài cửa tầng làm cho nam châm NC1 tác
động. Khi cắt nguồn nam châm NC1 lúc buồng thang đến sàn tầng làm quay
then cài, then cài tác động lên một trong các hãm cuối PK và mở khoá cửa tầng.
Hãm cuối HC(22) đặt trong buồng thang, tác động lên tiếp điểm HC hoặc bằng
nam châm dừng theo tầng NC2 hoặc bằng cần đóng - mở cửa tầng.
Công tắc chuyển đổi tầng 1CĐT ÷ 5CĐT có ba vị trí là cảm biến dừng
buồng thang và xác định vị trí thực của buồng thang so với các tầng.
Điều khiển hoạt động của thang máy được thực hiện từ hai vị trí: tại cửa tầng
bằng bấm nút gọi tầng 1GT ÷ GT và trong buồng thang bằng các nút bấm đến
tầng 1ĐT ÷ 5ĐT. Khởi động cho thang máy làm việc chỉ khi: 1D kín, 1CĐT ÷
5CĐT kín (các cửa tầng đã đóng), 2D, CT kín, FBH (liên động với phanh bảo
hiểm) kín, cửa buồng thang đóng, CBT kín và 3D kín.
Hãm cuối 1HC và 2HC liên động với sàn buồng thang. Nếu trong buồng
thang có người, tiếp điểm của chúng mở ra. 1HC đấu song song với CBT cho
nên dù 1HC hở nhưng mạch vẫn nối liền qua CBT, còn 2HC mở ra loại trừ khả
năng điều khiển thang máy bằng nút ấn gọi tầng GT.
Trong sơ đồ có 5 đèn báo ĐH1 ÷ ĐH5 lắp ở trên mỗi cửa tầng và 1 đèn
chiếu sáng buồng thang ĐH6. Khi có người trong buồng thang, tiếp điểm 2HC
mở ra, cuộn dây rơle trung gian mất điện, tiếp điểm thường kín RTr(3) đóng làm
cho đèn ĐH1 ÷ ĐH6 sáng lên báo cho biết thang đang bận và chiếu sáng cho
buồng thang.
Sơ đồ nguyên lý trên hình 3.11 của toà nhà 5 tầng và cho trường hợp
buồng thang đang ở tầng 1. Giả sử lúc này có một khách cũng ở tầng 1 (cùng
với buông thang) muốn đến tầng 5. Khách đi vào buồng thang, đóng cửa tầng và
cửa buồng thang (không mô tả việc đóng mở cửa). Do trọng lượng của hành
khách, hai tiếp điểm thường kín 1HC và 2HC(9) mở ra → RTr(9) = 0, → RTr(3)
= 1, các đèn ĐH1 ÷ ĐH6 sáng lên báo hiệu buồng thang đang có người, buồng
thang được soi sáng bởi ĐH6; các nút gọi tầng 1GT ÷ 5GT mất tác dụng (không
có điệ do 2HC(9) = 0.

51
Hình 3.11. Sơ đồ nguyên lý điện của thang máy 5 tầng
Muốn lên tầng 5 khách ấn vào 5ĐT đặt trong buồng thang → 5ĐT (10) = 1, →
RT5(10) = 1, → RT5(4) = 1, và RT5(11) = 1, → C(20) = 1, → C(26) = 1, và
C(23) = 1, → 2NC(25) = 1, kéo HC(22) tránh không cho gạt vào các vấu đặt ở
các sàn tầng; 1NC(24) = 1, → đóng 1PK(20) → N(21) = 1, → N(25) = 1, N(21)
= 1, → tạo mạch duy trì cho cuộn dây N(21) , C(20) và RTr(10) nhờ các tiếp
điểm T(21) nối song song với HC(22) nối tiếp với N(21); N(2) = 0, làm mất
điện toàn bộ các nút gọi. Động cơ được đóng điện nhờ các công tắc tơ N và C
làm cho buồng thang được nâng lên với tốc độ cao; cuộn dây nam châm NCH
có điện giải phóng trục động cơ làm cho buồng thang di chuyển.
Buồng thang di chuyển nhanh qua các tầng 1 đến tầng 4 gạt các công tắc
chuyển đổi tầng 1CĐT ÷ 4CĐT về phía trên và khi buồng thang đến gần sàn
52
tầng 5 về phía dưới, 5CĐT bị gạt vào giữa làm cho RT5(10) = 0, C(20) = 0, →
C(26) = 1, → T(26) = 1, → T(21) = 0, mạch duy trì lúc này là HC(22) nối tiếp
với N(21); chỉnh lưu CL = 0, → 2NC(25) = 0, giải phóng HC(22) về vị trí chuẩn
bị ấn vào vấu ở sàn tầng 5. Mạch động lực lúc này được đóng bởi N và T nên
buồng thang được nâng với tốc độ thấp. Khi buồng thang đến ngang sàn tầng 5,
HC(22) bị ấn bởi vấu đặt ở sàn tầng 5 làm N(22) = 0, → T(26) = 0, → động cơ
mất điện nam châm hãm kẹp chặt trục động cơ để buồng thang dừng ở tầng 5.
Khách bước ra khỏi buồng thang. Lúc này giả sử có một khách khác ở
tầng 3, khách phải ấn vào 3GT đặt ở bên cạnh cửa tầng 3.Quá trình làm việc
tương tự như đã mô tả, chỉ khác lúc này động cơ có điện do H đóng nên buồng
thang hạ nhanh sau đó hạ chậm để buồng thang dừng ở tầng 3.
Hiện nay, các công tắc chuyển đổi tầng kiểu cơ khí được thay bằng bộ
cảm biến kiểu không tiếp điểm, cho phép nâng cao độ tin cậy làm việc của thang
máy. Ngoài ra, việc đóng mở cửa tầng và cửa buồng thang được thực hiện hoàn
toàn tự động bằng hệ truyền động riêng biệt.
3.9.2. Sơ đồ khống chế thang máy cao tốc bằng hệ F-Đ có MĐKĐ trung gian
Động cơ điện một chiều truyền động di chuyển buồng thang được cấp
nguồn từ máy phát F. Trị số tốc độ và chiều quay phụ thuộc vào trị số và cực
tính điện áp máy phát của máy phát F. Cuộn kích từ của máy phát CKTF được
cấp nguồn từ máy điện khuếch đại từ trường ngang MĐKĐ. Nó có các cuộn
khống chế sau:

Hình 3.12. Sơ đồ nguyên lý hệ truyền động thang máy dùng hệ F-Đ

53
+ CCĐ - cuộn chủ đạo thực hiện hai chức năng:
- Đảo chiều quay động cơ bằng hai công tắc tơ H và N.
- Điều chỉnh tốc độ động cơ bằng các công tắc tơ 1G và 2G.
+ CFA - cuộn phản hồi âm điện áp, thực hiện chức năng cưỡng bức kích
từ cho máy điện khuếch đại giảm thời gian tăng tốc của động cơ. Sức từ động
sinh ra trong cuộn CFA ngược chiều với sức từ động trong cuộn CCĐ.
+ CFTĐ - cuộn phản hồi âm tốc độ thực hiện chức năng ổn định tốc độ
của động cơ trong chế độ xác lập. Sức từ động sinh ra trong cuộn CFTĐ ngược
chiều với sức từ động trong cuộn CCĐ.
+ CFGD - cuộn phản hồi âm gia tốc và độ giật, thực hiện chức năng hạn
chế gia tốc và độ giật của động cơ trong quá trình quá đô. Cuộn CFGD được cấp
từ hai biến áp.
- Biến điện áp TU. Nếu bỏ qua điện áp rơi trên phần ứng của động cơ thì
điện áp ra của cuộn thứ cấp của TU tỷ lệ với đạo hàm bậc nhất của tốc độ động
cơ chính là gia tốc của động cơ.
deu dn
U 2 (TU )  = =a (3.15)
dt dt
- Biến dòng TI (biến dòng một chiều hoạt động như một khuếch đại từ).
Điện áp ra của biến dòng TI bằng:
di dM d 2 n
U TI   = 2 = (3.16)
dt dt dt
Sức từ động sinh ra trong cuộn CFGD ngược chiều với sức từ động sinh
ra trong cuộn CCĐ, bởi vậy có khả năng hạn chế được gia tốc và độ giật trong
quá trình quá độ.
+ CÔĐ: cuộn ổn định là cuộn phản hồi mềm điện áp MĐKĐ, thực hiện chức
năng ổn định điện áp phát ra của MĐKĐ.
Sức từ động tổng của MĐKĐ bằng:
FΣMĐKĐ= FCCĐ – FCFA – FCFGD ± FCÔĐ (3-17)
3.10. Những thiết bị đặc biệt dùng trong các thang máy hiện dại
3.10.1. Bộ tìm - chọn tầng
Trong các thang máy tốc độ thấp và tốc độ trung bình, bộ cảm biến vị trí
dùng loại cảm biến kiểu cơ khí (công tắc chuyển đổi tầng ba vị trí). Ngoài chức
năng cảm biến vị trí để chuyển đối tốc độ và dừng lại mỗi tầng còn có thể nhớ
được vị trí buồng thang.

54
Trong sơ đồ khống chế thang máy hiện đại thường dùng bộ cảm biến vị
trí không tiếp điểm. Bản thân bộ cảm biến vị trí không tiếp điểm không nhớ
được vị trí của buồng thang. Bởi vậy để chấp hành các lệnh điều khiển buồng
thang phải có bộ tìm - chọn tầng.
Chức năng của bộ tìm - chọn tầng trong sơ đồ khống chế thang máy hiện
đại gồm:
- Chọn hướng di chuyển của buồng thang.
- Xử lý các lệnh gọi tầng và lệnh đến tầng.
- Chuyển đổi tốc độ động cơ truyền động khi chuẩn bị dừng ở mỗi tầng.
- Báo vị trí buồng thang và một số tín hiệu báo hiệu khác.
- Nâng cao độ dừng chính xác của buồng thang.
Bộ tìm chọn tầng kiểu rơle được giới thiệu trên hình 3-13.
+ 1CB ÷ 5CB, các bộ cảm biến vị trí kiểu cảm ứng.
+ 1RTr ÷ 5RTr, rơle trung gian.
Số lượng cảm biến vị trí CB và rơle trung gian bằng số tầng của ngôi nhà
mà thang máy phục vụ.

Hình 3.13. Sơ đồ nguyên lý bộ tìm - chọn tầng


a) Bộ cảm biến vị trí; b) Sơ đồ khống chế c) Hệ thống đèn báo

55
Nguyên lý làm việc của sơ đồ: Giả sử buồng thang đang ở tầng 1, cuộn
dây rơle chọn tầng 1RC được cấp nguồn qua tiếp điểm 1RTr và 2RTr (đóng khi
buồng thang chưa đến tầng 2). Khi buồng thang rời khỏi tầng 1, rơle trung gian
1RTr tác động dẫn đến 1RC mất điện. Khi buồng thang đến đúng tầng 2, rơle
chọn tầng 2RC có điện. Cứ như vậy, khi buồng thang di chuyển theo chiều
nâng, các rơle chọn tầng có điện theo thứ tự 1RC, 2RC, 3RC v.v… Rơle chọn
tầng của tầng trước đó sẽ mất điện khi buồng thang đi tới tầng liền kề. Khi
buồng thang di chuyển theo chiều đi xuống, thứ tự có điện của các rơle chọn
tầng RC sẽ theo chiều ngược lại.
Hệ thống đèn báo sẽ báo vị trí của buồng thang được lắp đặt ở hai nơi:
trong buồng thang và trên mỗi tầng. (hình 3-13c).
3.10.2. Bộ dừng chính xác
- Cuộn khống chế CVT là cuộn kiểm tra vị trí của buồng thang có thể là
cuộn khống chế của MĐKĐ trong sơ đồ hình 3.14 .
Bộ dừng chính xác có hai cảm biến dừng chính xác: CBN - di chuyển của
buồng thang đi lên và CBH - di chuyển buồng thang theo chiều xuống. Hai cảm
biến CBN và CBH lắp ở buồng thang, còn thanh gạt lắp trong giếng buồng
thang ngang với các sàn tầng. Khi vị trí buồng thang ở giữa hai tầng, hai rơle
trung gian RTrN và RTrH có điện, rơle dừng chính xác có điện, tiếp điểm của
nó sẽ cắt điện cấp cho cuộn khống chế CVT.

Hình 3.14. Sơ đồ nguyên lý bộ dừng chính xác


a) Sơ đồ nguyên lý; b) sơ đồ bố trí cảm biến

56
Khi buồng thang di chuyển gần đến sàn tầng nào đó với tốc độ thấp, thanh
kim loại ở thành giếng sẽ làm kín mạch từ của 1 trong 2 cảm biến dừng chính
xác (CBN hoặc CBH) tuỳ thuộc vào chiều chuyển động của buồng thang, làm
cho tiếp điểm của một trong 2 rơle trung gian RTrN hoặc RTrH sẽ cắt điện cuộn
dây rơle dừng chính xác RDCX, kết quả tiếp điểm của RDCX sẽ đóng cuộn dây
CVT vào nguồn. Điện áp đặt lên cuộn khống chế CVT bằng: U CVT = Uab

trong đó: Uab = φa – φb


Khi đó φa ≠ φb , trong cuộn dây CVT xuất hiện dòng, chiều của dòng điện
đó được chọn sao cho buồng thang di chuyển theo hướng cũ. Khi buồng thang
di chuyển đến đúng sàn tầng φa = φb làm cho điện áp ra của MĐKĐ (hình 3-13)
bằng không, động cơ dừng quay, buồng thang dừng lại. Nếu do quán tính lớn,
buồng thang di chuyển qua mức dừng của buồng thang, φa ≠ φb, sẽ xuất hiện
dòng điện trong cuộn khống chế CVT theo chiều ngược lại, điện áp phát ra của
MĐKĐ có cực tính để buồng thang di chuyển ngược lại với tốc độ thấp cho đến
khi buồng thang dừng đúng ở vị trí dừng tầng.
3.10.3. Bộ điều khiển logic khả trình (PLC)
Ngày nay sơ đồ điều khiển thang máy dùng các phần tử tiếp điểm (rơle,
công tắc tơ) được thay thế bằng các phần tử không tiếp điểm dùng bộ điều khiển
khả lập trình (PLC).
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất khi sử dụng PLC để khống
chế thang máy là lập lưu đồ điều khiển thang máy (hình 3 -15).
+ Thuyết minh sơ đồ:
- Start: bắt đầu quá trình chuẩn bị khởi động, đọc vị trí của buồng thang, tức là
buồng thang đang đứng ở một tầng nào đó được hiển thị trên mỗi tầng để khách
có thể nhận biết buồng thang đang đi lên, hay đi xuống hoặc đang đứng tại một
tầng nào đó.
+ Vị trí 1 tương ứng với buồng thang đang ở tầng 1
+ Vị trí 2 tương ứng với buồng thang đang ở tầng 2.
+ Vị trí n tương ứng với buồng thang đang ở tầng n.
- Đọc lệnh:
+ Lệnh chính đó là các lệnh mà khách gọi buồng thang đi lên hoặc đi
xuống.

57
+ Lệnh lưu: lưu tất cả các lệnh nằm ngoài không cho phép quá giang so
với lệnh chính, đồng thời lưu tất cả các lệnh không cùng hành trình chính, sau
khi thực hiện xong các lệnh chính, thang máy sẽ quay lại thực hiện các lệnh lưu.
+ Bộ so sánh lệnh thực hiện so sánh lệnh đọc vị trí buồng thang hiện tại
so với lệnh đọc vào, có khác với vị trí buồng thang để thực hiện ra lệnh cho
buồng thang đi lên, hoặc đi xuống hoặc cho phép quá giang. Nếu không, sẽ lưu
lệnh và thực hiện lệnh chính.
+ Lệnh dừng buồng thang được dừng lệnh gọi hoặc dừng khi buồng thang
đến đúng vị trí tầng cần đến. Đồng thời lệnh dừng đượcđọc vào khi các điều
kiện an toàn không được thực hiện như: các cửa tầng chưa đóng, cửa buồng
thang chưa đóng, tốc độ quá giới hạn cho phép hoặc đứt cáp v.v…
+ Nguyên lý hoạt động của sơ đồ:
Khi ấn nút Star, chương trình điều khiển thang máy tự động khởi động.
Khi thang máy đã ở trạng thái sẵn sàng phục vụ thì chương trình tiến hành quét
đầu vào xem có lệnh gọi hay không. Lúc này đèn báo sáng hiển thị vị trí, trạng
thái buồng thang đang chuyển động lên hay xuống hoặc đang đứng ở một vị trí
nào.
Tín hiệu của chương trình làm việc nếu có người ấn nút gọi tầng (GT). Bộ
so sánh đưa chương trình vào làm việc. Nếu vị trí buồng thang trùng với lệnh
gọi thì buồng thang không di chuyển và tiếp tục chờ lệnh điều khiển di chuyển
buồng thang bằng nút bấm đến tầng (ĐT). Trong trường hợp, nếu có lệnh gọi
tầng đưa vào chương trình, có sự thay đổi vị trí của buồng thang, lúc này bộ so
sánh lệnh sẽ đưa ra tín hiệu di chuyển buồng thang đi lên hoặc đi xuống.
Giả sử buồng thang đang ở tầng 1, khách trong buồng thang muốn lên
tầng 4, khách ấn vào 4ĐT, buồng thang sẽ khởi động di chuyển theo hướng đi
lên. Trong quá trình buồng thang di chuyển, nếu có lệnh gọi tầng đi lên thì
chương trình thực hiện lệnh cho khách quá giang; nếu gọi đi xuống chương trình
thực hiện lệnh lưu.

58
STAR

Lệnh = 0
yes
No

Đọc vị
trí thang

Đọc lệnh Đọc lệnh


chính lưu

Lệnh > vị trí Lệnh < vị trí


So sánh
vị trí

Lệnh = vị trí
Đi xuống Mở cửa Đi xuống

Yes
No
Yes Có lệnh Cửa trạm Có lệnh
mới cảm biến mới
No Yes No No

No Lưu lệnh Quá giang


Quá giang Lưu lệnh
Dừng mở đợi 5s
Yes
Yes

Đóng cửa Cho


Cho
quá giang
quá giang

No
Chạm cảm No
No
biến đóng Vị trí bằng
Vị trí bằng lệnh quá giang
lệnh quá giang
Yes

Yes No Yes
No
Vị trí Dừng lạiVị trí bằng
Dừng lạiVị trí bằng Vị trí bằng lệnh lệnh quá giang
lệnh quá giang
Xoá lệnh
bằng lệnh
Yes
Yes

Mở đóng cửa
Mở đóng cửa Dừng lại Dừng lại
Vị trí bằng Vị trí bằng

Xoá lệnh Xoá lệnh


quá giang quá giang

Hình 3 .15. Lưu đồ điều khiển thang máy

59
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
Câu 1. Trình bày chức năng nhiệm vụ của thang máy?
Câu 2. Trình bày chức năng nhiệm vụ cơ bản trang thiết bị chính của thang
máy?
Câu 3. Các thiết bị chuyên dùng trong thang máy có chức năng nhiệm vụ gì?
Câu 4.Trình bày các bước Tính chọn công suất động cơ truyền động cho thang
máy?
Câu 5. Nêu ảnh hưởng của tốc độ, gia tốc và dộ dật đối với hệ truyền động
thang máy ?
Câu 6. Trình bày phương pháp dừng chính xác buồng thang?
Câu 7. Giải thích nguyên lí làm việc một số sơ đồ khống chế thang máy điển
hình?

60
Chương 4
TRANG BỊ ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
MÁY XÚC, MÁY KHOAN
4.1. Khái niệm chung và phân loại
Máy xúc được sử dụng rộng rãi trong ngành khai thác mỏ lộ thiên, trên
công trường xây dựng công nhiệp và dân dụng, trên các công trình thuỷ lợi, xây
dựng cầu đường và nhiều hạng mục công trình khác nhau, ở những nơi mà yêu
cầu bốc xúc đất đá với khối lượng lớn.
Máy xúc có nhiều loại, nhưng có thể phân loại theo các chỉ tiêu sau:
4.1.1.Phân loại theo tính năng sử dụng
a) Máy xúc dùng trong ngành xây dựng chạy bằng bánh xích, bánh lốp có
3
thể tích gầu xúc từ 0,25 ÷ 2m .
b) Máy xúc dùng trong ngành khai thác mỏ lộ thiên có thể tích gầu xúc từ
3
4 ÷ 10m .
3
c) Máy xúc dùng để bốc xúc đất đá có thể tích gầu xúc từ 4 ÷ 35m .
3
d) Máy xúc bước gàu ngoạm có thể tích gầu xúc từ 4 ÷ 80m .
4.1.2. Phân loại theo cơ cấu bốc xúc
a) Máy xúc có cơ cấu bôc xúc là gầu thuận, gầu xúc di chuyển vào đất đá
theo hướng từ máy xúc đi ra phía trước dưới tác dụng của hai lực kết hợp: cơ
cấu nâng - hạ gầu và cơ cấu tay gầu (h.4-1a).
b) Máy xúc có cơ cấu bốc xúc là gầu ngược, gầu di chuyển vào đất đá
theo hướng từ ngoài vào trong dưới tác dụng của hai lực kết hợp: cơ cấu nâng hạ
gầu và cơ cấu đẩy tay gầu (h.4-1b).
c) Máy xúc có cơ cấu bốc xúc kiểu gầu cào. Gầu cào di chuyển theo mặt
phẳng ngang từ ngoài vào trong trên cần gầu dẫn hướng (h.4-1c).
d) Máy xúc có cơ cấu bốc xúc là gầu treo trên dây, gầu di chuyển theo
hướng từ ngoài vào trong máy xúc dưới tác dụng của hai lực kết hợp: cơ cấu kéo
cáp và cơ cấu nâng cáp (h.4-1d).
e) Máy xúc có cơ cấu bốc xúc kiểu gầu ngoạm, quá trình bốc xúc đất đá
được thực hiện bằng cách kéo khép kín dần hai nửa thành gầu dưới tác dụng của
cơ cấu kéo cáp và cơ cấu nâng cáp (h.4-1e). Cơ cấu bốc xúc kiểu gầu ngoạm có
thể thay thế bằng cơ cấu móc gọi là máy xúc - cần cẩu.
g) Máy xúc rôto, có cơ cấu bốc xúc gầu quay. Gầu quay gồm một bánh
xe, có nhiều gầu xúc nhỏ gá lắp trên bánh xe theo chu vi của bánh xe (h.4-1g).
h) Máy xúc nhiều gầu xúc, gồm nhiều gầu nhỏ nối tiếp theo băng xích di
chuyển liên tục (giống như băng chuyền) (h.4-1h).
Trong các loại máy xúc kể trên, máy xúc gầu thuận (h.4-1a) có mức đứng
thấp hơn so với mức gương lò (mức đất đá cần bốc xúc). Máy xúc gầu cào có
mức đứng của máy xúc ngang với mức của gương lò, còn tất cả các máy xúc
còn lại có mức đứng của máy xúc cao hơn mức của gương lò.

61
Hình 4.1.Các loại máy xúc
a) máy xúc gàu thuận; b) máy xúc gầu ngược; c) máy xúc gầu cào;
d) máy xúc gầu treo; e) máy xúc roto; h) máy xúc nhiều gầu xúc
4.1.3. Phân loại theo thể tích gầu xúc (hoặc theo công suất)
a) Máy xúc công suất nhỏ dùng trong ngành xây dựng có thể tích gầu xúc
3
từ 0,25 ÷ 2m .

62
b) Máy xúc công suất trung bình dùng trong ngành khai thác mỏ lộ thiên
3
có thể tích gầu xúc từ 2 ÷ 8m .
c) Máy xúc công suất lớn có nhiều gầu xúc với tổng thể tích của các gàu
3
xúc từ 6 ÷ 80m .
4.1.4. Phân loại theo cơ cấu động lực (cơ cấu sinh công)
a) Máy xúc có cơ cấu sinh công là động cơ điện.
b) Máy xúc có cơ cấu sinh công là động cơ đốt trong.
4.1.5.. Phân loại theo cơ cấu di chuyển
a) Máy xúc chạy bằng bánh xích.
b) Máy xúc chạy bằng bánh lốp.
c) Máy xúc chạy theo đường ray.
d) Máy xúc chạy theo bước (hình 4 -1h).
4.2. Kết cấu và cấu tạo của máy xúc
Kết cấu và cấu tạo của các loại máy xúc rất đa dạng. Ta chỉ nghiên cứu
hai loại máy xúc đặc trưng là máy xúc gầu thuận và máy xúc gàu treo trên dây.
4.2.1. Máy xúc gầu thuận

Hình 4.2. Máy xúc một gầu – gầu thuận


Cơ cấu quay (bàn quay) 1 được lắp trên cơ cấu di chuyển bằng bánh xích
2. Cần gàu 6 và tay gầu 5 cùng được lắp trên bàn quay 1. Tay gàu 5 cùng với
gàu xúc 7 di chuyển theo gương lò do cơ cấu đẩy tay gầu 4 và cáp kéo 9 của cơ
cấu nâng - hạ gầu. Quá trình bốc xúc được thực hiện kết hợp giữa hai cơ cấu: cơ
cấu đẩy tay gầu tạo ra bề dày lớp cắt, cơ cấu nâng - hạ gàu tạo ra lớp cắt là
đường di chuyển của gàu theo gương lò. Để đổ tải từ gàu xúc sang các phương
tiện khác được thực hiện nhờ cơ cấu mở đáy gầu 3 lắp trên thành thùng xe của
máy xúc.

63
Máy xúc có ba chuyển động cơ bản: nâng - hạ gầu, ra - vào tay gầu và
quay, ngoài ra còn có một số chuyển động phụ khác như: nâng cần gầu, di
chuyển máy xúc, đóng - mở đáy gầu v.v…
Chu trình làm việc của máy xúc bao gồm các công đoạn sau: đào, nâng
gầu đồng thời quay gàu về vị trí đổ tải, quay gàu về vị trí đào và hạ gàu xuống
gương lò. Thời gian của một chu trình làm việc khoảng từ 20 ÷ 60s.
Cơ cấu nâng hạ gầu và cơ cấu tay gầu của máy xúc thường xuyên làm
việc quá tải (gọi là quá tải làm việc) do gàu bốc xúc phải đất đá cứng hoặc lớp
cắt quá sâu.
Các cơ cấu chính của máy xúc làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại với hệ
số tiếp điểm tương đối TĐ% = (25 ÷ 75)%
4.2.2. Máy xúc gàu treo trên dây.

Hình 4.3. Máy xúc gầu treo trên dây


Tất cả thiết bị điện và thiết bị cơ khí của máy xúc được lắp đặt trên bàn
quay 1. Có thể quay với góc quay tới hạn trên bệ 2. Di chuyển máy xúc thực
hiện bằng cơ cấu tạo bước tiến 3 và hai kích thuỷ lực 4. Máy xúc di chuyển
được nhờ tấm trượt 5 lắp ở hai bên thành của bàn quay 1. Cần gàu 6 lắp cố định
trên bàn quay bằng hệ thống thanh giằng 9. Gầu xúc 8 được treo trên dây cáp
nâng 10. Quá trình bốc xúc đất đá được thực hiện nhờ cáp kéo 7, kéo gầu theo
hướng từ ngoài vào trong máy xúc.

64
Các cơ cấu của máy xúc làm việc trong điều kiện môi trường khắc nghiệt
với chế độ làm việc nặng nề, chao lắc mạnh, nhiều bụi, nhiệt độ môi trường thay
đổi trong phạm vi rộng. Một số yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng đến chế độ làm
việc của các cơ cấu của máy xúc như: độ nghiêng, độ chênh dọc trục của máy
xúc, gia tốc lớn khi mở máy và hãm v.v…Do chế độ làm việc của máy xúc nặng
nề như vậy, nên các thiết bị của máy xúc phải được chế tạo chắc chắn, độ bền cơ
học cao và độ tin cậy làm việc cao.
4.3. Các yêu cầu cơ bản đối với hệ truyền động điện các cơ cấu của máy xúc
Chế độ làm việc của một máy xúc phụ thuộc vào cấu tạo, kết cấu của nó
và các đặc điểm đặc trưng của quá trình đào hoặc bốc xúc đất đá. Bởi vậy, các
yêu cầu đối với hệ truyền động các cơ cấu của máy xúc có một gàu xúc và máy
xúc có nhiều gàu xúc có nhiều điểm khác biệt nhau.
4.3.1. Đối với máy xúc có một gàu xúc
Đối với máy xúc có một gầu xúc, các yêu cầu chính đối với hệ truyền
động các cơ cấu bao gồm:
a). Đặc tính cơ của hệ truyền động điện truyền động các cơ cấu chính của
máy xúc (cơ cấu nâng - hạ gầu, cơ cấu quay và cơ cấu đẩy tay gầu) phải đảm
bảo hai yêu cầu chính sau:
- Trong phạm vi tải thay đổi từ 0 đến dòng nhỏ hơn dòng điện ngắt (I ng =
2,25 ÷ 2,5Iđm), độ sụt tốc độ không đáng kể để đảm bảo năng suất của máy xúc.
- Khi động cơ bị quá tải (I ≥ Ing), tốc độ của động cơ truyền động phải
giảm nhanh về không để không gây hỏng hóc đối với động cơ.
Để đáp ứng hai yêu cầu trên, hệ truyền động phải tạo ra đường đặc tính cơ
đặc trưng gọi là đặc tính “máy xúc” (đường 1 hình 4-4a).

Hình 4 . 4. Đặc tính cơ của các hệ truyền động cơ cấu máy xúc
a). Dùng để xác định hệ số lấp đầy b) Đặc tính cơ của một số hệ truyền động tiêu biểu
Trong thực tế không sử dụng đường đặc tính cơ lý tưởng như đường 1 vì
người vận hành máy xúc không cảm nhận được nhận được thời điểm quá tải của
65
động cơ để giảm tốc độ hạn chế momen của động cơ nhỏ hơn trị số lớn nhất cho
phép dẫn đến làm cho động cơ dễ bị cháy, mà thường dùng đặc tính mềm hơn
(đường 2 hình 4-4a) .
Năng suất của máy xúc được đánh giá bằng diện tích của tứ giác hợp
thành giữa hệ trục toạ độ và đường đặc tính cơ của hệ truyền động (hình 4-4a)
SADCO. Để đánh giá năng suất của máy xúc, ta có hệ số lấp đầy k. Hệ số lấp đầy
k được tính theo biểu thức sau:
S ADCO S .m
k= =
S ABCO  0 .M d
với: SADCO - diện tích tứ giác hợp thành giữa hệ trục toạ độ và đường đặc tính cơ
cuả hệ truyền động;
SABCO - diện tích tứ giác hợp thành giữa hệ trục toạ độ và đường đặc tính cơ lý
tưởng;
ω0 - tốc độ không tải của động cơ.
m - hệ số tỷ lệ.
Hệ số lấp đầy của các hệ truyền động hiện đại có thể đạt đến k = 0,8 ÷
0,9. Trên hình 4-4b biểu diễn các đường đặc tính cơ của một số hệ truyền động
các cơ cấu của máy xúc. Họ đặc tính cơ của các hệ đó cho phép đánh giá và tính
chọn hệ truyền động một cách hợp lý đối với từng loại máy xúc cụ thể. Hệ
truyền động xoay chiều với động cơ không đồng bộ ba pha (đường 1) được sử
3
dụng rộng rãi cho các loại máy xúc công suất bé với thể tích gàu xúc dưới 1m .
Đặc biệt là khi dùng động cơ truyền động là động cơ không đồng bộ có hệ số
trượt lớn cho phép hạn chế dòng của động cơ trong giới hạn cho phép.
Hệ truyền động xoay chiều với động cơ không đồng bộ rôto dây quấn nếu
có đấu thêm một điện trở phụ trong mạch roto của động cơ Rf = (0,1 ÷ 0,15)R (R
là điện trở của dây quấn roto của động cơ) và có cuộn kháng bão hoà trong
mạch stato của động cơ (đường 2 hình 4-4b) ta sẽ nhận được đường đặc tính cơ
tối ưu đối với các cơ cấu của máy xúc công suất nhỏ.
Hệ truyền động máy phát một chiều có ba cuộn kích từ - động cơ điện
một chiều (đường 3 hình 4-4b) thường dùng đối với các loại máy xúc công suất
3
trung bình với thể tích gầu xúc từ 2 đến 5m . Hệ này có đường đặc tính cơ gần
với đường đặc tính cơ tối ưu, cho phép điều chỉnh tốc độ động cơ truyền động
trong một phạm vi khá rộng.

66
Hệ truyền động máy phát - động cơ (F-Đ) có khâu khuếch đại trung gian
thực hiện chức năng khuếch đại và tổng hợp các tín hiệu điều khiển (khuếch đại
trung gian có thể là máy điện khuếch đại - MĐKĐ, khuếch đại từ - KĐT, hoặc
khuếch đại bán dẫn KĐBD) sẽ tạo ra đường đặc tính cơ 4 (trên hình 4-4b), đáp
ứng hoàn toàn yêu cầu về truyền động các cơ cấu của máy xúc.
Hệ này được sử dụng rộng rãi trong các máy xúc công suất lớn có thể tích
3
gầu xúc từ 10 ÷ 80m .
b) Động cơ truyền động các cơ cấu của cầu trục phải có độ chắc chắn về kết cấu
và độ tin cậy làm việc cao, có khả năng chịu quá tải lớn. Độ bền nhiệt và độ bền
chống ẩm của các lớp cách điện trong động cơ cao, chụi được tần số đóng cắt
điện lớn (400 ÷ 600) lần /h.
c). Động cơ truyền động các cơ cấu chính của máy xúc phải có momen quán
tính của roto (hoặc phần ứng) đủ nhỏ để giảm thời gian quá độ của hệ truyền
động khi tăng tốc và hãm. Nên chọn loại động cơ có roto (hoặc phần ứng) dài,
đường kính nhỏ.
d). Các thiết bị điều khiển dùng trong máy xúc phải đảm bảo làm việc tin cậy
trong điều kiện nặng nề nhất (độ rung động, chao lắc lớn, phụ tải thay đổi đột
biến và tần số đóng - cắt điện trở lớn).
e). Hệ thống điều khiển các hệ truyền động các cơ cấu của máy xúc phải có sơ
đồ cấu trúc đơn giản, độ tin cậy làm việc cao, tự động hoá quá trình điều khiển ở
mức độ cao.
4.3.2. Máy xúc nhiều gàu xúc
Hệ truyền động dùng trong máy xúc nhiều gầu xúc phải đáp ứng các yêu
cầu chính sau:
a). Hệ truyền động phải đảm bảo quá trình mở máy xảy ra êm, hạn chế gia tốc
và mômen trong giới hạn cho phép để không ảnh hưởng đến kết cấu cơ khí của
những gàu xúc con gá lắp trên băng xích.
b). Động cơ truyền động phải có momen mở máy lớn để khắc phục momen quán
tính lớn của băng xích có gá các gàu xúc con, lực ma sát trong thanh dẫn hướng
và trong các ổ đỡ.
c). Hệ thống điều khiển truyền động điện phải đảm bảo quá trình mở máy xảy ra
êm và phạm vi điều chỉnh tốc độ động cơ khá rộng (D= 10:1).

67
d). Hệ truyền động phải tạo ra đường đặc tính cơ với độ cứng phù hợp để có thể
giảm tốc độ quay của các gầu xúc khi phụ tải thay đổi, và bảo vệ quá tải cho
băng xích có gá các gầu xúc con một cách chắc chắn.
4.4. Biểu đồ phụ tải của các cơ cấu chính của máy xúc
4.4.1. Biểu đồ phụ tải của máy xúc một gàu thuận
Muốn xây dựng được biểu đồ phụ tải chính xác của các hệ truyền động
chính của máy xúc cần có các thông số sau:
- Thông số kỹ thuật của động cơ truyền động.
- Các tham số của mạch điều khiển.
- Mômen quán tính của cơ cấu quy đổi về trục động cơ trong các chế độ
làm việc khác nhau của hệ truyền động.
- Mômen cản tĩnh của các cơ cấu trong các chế độ làm việc khác nhau
của hệ truyền động.
Để tính chọn sơ bộ công suất động cơ truyền động chỉ cần dựa trên biểu
đồ phụ tải tối giản của hệ truyền động trong đó chỉ tính đến mômen cản tĩnh của
cơ cấu, không tính đến mômen động của cơ cấu trong chế độ quá độ. Việc tính
toán chính xác các yếu tố đặc trưng cho chế độ làm việc của các cơ cấu của máy
xúc là một vấn đề phức tạp. Bởi vậy, để tiến hành tính chọn công suất động cơ
truyền động các cơ cấu của máy xúc có thể sử dụng biểu đồ phụ tải gần giống
với biểu đồ phụ tải thực của các cơ cấu chính của máy xúc biểu diễn trên hình 4-5.
Chu trình làm việc của cơ cấu nâng - hạ gầu của máy xúc (h.4-5a) bao gồm
giai đoạn chính sau:
+ t1: thời gian tăng tốc cho quá trình bắt đầu đào bốc đất đá
+ t2: thời gian nâng tay gầu trong giai đoạn bốc xúc đất đá
+ t3: thời gian dừng gầu sau lúc bốc xúc xong
+ t4: thời gian giữ tay gầu cân bằng khi quay gầu về vị trí đổ tải
+ t5: thời gian đổ tải, momen của động cơ giảm trong trình đổ tải
+ t6: thời gian tăng tốc khi hạ gầu không xuống gương tầng
+ t7: thời gian hạ gầu với tốc độ không đổi
+ t8: thời gian hãm gầu trước khi hạ gầu xuống gương tầng
- Động cơ truyền động cơ cấu nâng - hạ gầu làm việc dài hạn với hệ số tiếp
điện tương đối TĐ% = 100%.
- Trị số của mômen động cơ truyền động xác định bằng mômen cản tĩnh của
phụ tải, mômen cản tĩnh của cớ cấu nâng - hạ có tính thế năng.

68
Hình 4.5. Biểu đồ phụ tải của các cơ cấu chính của máy xúc một gầu - gầu thuận
Từ biểu đồ phụ tải, ta rút ra kết luận sau:
Biểu đồ phụ tải của động cơ truyền động cơ cấu đẩy tay gầu được biểu
diễn trên hình 4-5b. Chu kỳ làm việc của cơ cấu đẩy tay gầu gồm các giai đoạn
sau:
+ t1: thời gian tăng tốc đưa tay gầu vào đất kết hợp với cơ cấu nâng
+ t2: thời gian gàu đi lên để xúc đất đá

69
+ t3: thời gian đảo chiều để lùi tay gầu
+ t4: thời gian tay gầu di chuyển với tốc độ không đổi theo hướng đi lên
+ t5: thời gian hãm tay gầu
+ t6: thời gian nghĩ khi máy quay tay gầu về vị trí đổ tải
+ t7: thời gian tăng tốc để đẩy tay gầu ra khoảng cách xa nhất để đổ tải
+ t8: thời gian tăng tốc để đẩy tay gầu di chuyển với tốc độ không đổi
+ t9: thời gian hãm khi di chuyển tay gầu
+ t10: thời gian nghỉ khi đổ tải
+ t11: thời gian tăng tốc để kéo tay gầu vào
+ t12: thời gian kéo tay gầu vào với tốc độ không đổi
+ t13: thời gian hãm tay gàu trước khi hạ tay gầu xuống đất
Biểu đồ phụ tải của động cơ truyền động cơ cấu truyền động cơ cấu quay
biểu diễn trên hình 4.5c .

Hình 4.6. Biểu đồ phụ tải của các cơ cấu chính của máy xúc gầu treo trên dây
a) Cơ cấu kéo; b) Cơ cấu nâng - hạ
+ t1: thời gian nghĩ khi gầu di chuyển vào đất đá
+ t2: thời gian tăng tốc khi gầu đầy tải
+ t3: thời gian quay tay gầu đầy tải với tốc độ không đổi
+ t4: thời gian hãm
+ t5: thời gian nghỉ khi đổ tải
+ t6: thời gian tăng tốc để quay gầu không về vị trí bốc xúc
+ t7: thời gian quay gầu không với tốc độ không đổi
70
+ t8: thời gian hãm của cơ cấu quay
Trong một số trường hợp, để đơn giản trong việc tính toán, biểu đồ phụ
tải không tính đến chế độ động của hệ truyền động. Ví dụ như đối với cơ cấu
đẩy tay gàu có thể giả thiết rằng: M1 = M2 ; M3 = M4 ; M4 = M5 ; M6 = M7 ; M8 =
M9 và M10 = M11 . Cũng tương tự như vậy có thể xây dựng biểu đồ phụ tải tối
giản cho động cơ truyền động cơ cấu nâng - hạ gầu.
4.1.2. Biểu đồ phụ tải của máy xúc gàu treo dây. (hình 4-6)
Biểu đồ phụ tải của cơ cấu kéo cáp gồm các giai đoạn sau (hình 4-6a):
t1 - thời gian tăng tốc của động cơ truyền động để đưa gầu xúc xuống

gương lò.
t2 - thời gian bốc xúc.

t3 - thời gian kết thúc quá trình bốc - xúc.

Biểu đồ phụ tải của động cơ truyền động cơ cấu nâng - hạ gầu (hình 4 -
6b):
t1 - thời gian nghỉ trong khi cơ cấu kéo gàu đi thực hiện quá trình bốc

xúc;
t2 - thời gian tăng tốc của cơ cấu nâng gầu khi gầu xúc bắt đầu rời khỏi

gương lò;
t3 - thời gian nâng gàu với tốc độ khộng đổi, đồng thời quay gàu về vị trí

đổ tải;
t4 - thời gian đổ tải;
t5 - thời gian hãm của cơ cấu đồng thời động cơ truyền động cơ cấu đảo

chiều để hạ gầu xuống gương lò;


t6 - thời gian hạ gầu xuống gương lò với tốc độ không đổi, đồng thời quay

gầu theo hướng ngược lại;


t7 - thời gian hãm của cơ cấu để đưa gầu vào gương lò;

Biểu đồ phụ tải của cơ cấu quay của máy xúc gàu treo trên dây tương tự như của
máy xúc một gầu - gầu thuận.
4.5. Các hệ truyền động thường dùng trong máy xúc

71
Hệ truyền động cơ cấu của máy xúc phải đáp ứng các yêu cầu công nghệ
của máy xúc, như phạm vi điều chỉnh tốc độ, dạng đặc tính cơ, chế độ động củc
cơ cấu, đảm bảo làm việc với độ tin cậy cao trong điều kiện làm việc khắc
nghiệt và chế đô làm việc nặng nề. Bởi vậy việc chọn hệ truyền động để truyền
động các cơ cấu của máy xúc chỉ giới hạn trong một số hệ truyền đông chất
lượng cao. Các hệ truyền động thông dụng dùng trong máy xúc bao gồm: - Hệ
truyền động xoay chiều với động cơ không đồng bộ rôto dây quấn.
- Hệ truyền động F-Đ có khuếch đại trung gian là nguồn cấp cho cuộn kích
từ của máy phát một chiều.
- Hệ truyền động với động cơ điện một chiều, được cấp nguồn từ bộ biến
đổi tĩnh (bộ chỉnh lưu có điều khiển dùng Thyristor hệ T-Đ).
Trong các máy xúc năng suất thấp (dưới 150m3 /h), thường dùng hệ
truyền động nhóm. Động cơ truyền lực có thể là động cơ đốt trong (động cơ
điezen) hoặc động cơ không đồng bộ. Để truyền động các cơ cấu chính của máy
xúc được thực hiện từ trục chính thông qua các cơ cấu truyền lực như trục cam,
khớp ly hợp ma sát v.v… Trong các máy xúc năng suất trung bình (dưới
3
400m /h) thường dùng hệ truyền động riêng rẽ: hệ máy phát điện một chiều có
ba cuộn kích từ - động cơ điện một chiều.
Trong các máy xúc năng suất lớn (dưới 1500m3/h), thường dùng trong hệ
F-Đ có khuếch đại trung gian làm nguồn cấp cho cuộn kích từ của máy phát
như: máy điện khuếch đại, khuếch đại từ, hoặc khuếch đại bán dẫn. Hệ điều
khiển truyền động là hệ kín với nhiều mạch vòng phản hồi về dòng điện, điện áp
và tốc độ để nâng cao chất lượng tĩnh và chất lượng động của hệ truyền động.
Các hệ truyền động phụ khác của máy xúc (như đóng -mở đáy gầu, máy bơm,
quạt gió, máy nén khí v.v..) thường dùng động cơ không động bộ rôto lồng sóc.
4.6. Một số sơ đồ khống chế máy xúc điển hình
4.6.1. Máy xúc ЭКГ - 4 (EKG-4)
Máy xúc EKG – 4 là loại máy xúc một gầu – gầu thuận thường được sử
dụng trên các công trường xây dựng, công trình thuỷ điện, trên các công trường
khai thác mỏ theo phương pháp lộ thiên.
72
a).Thông số kỹ thuật
3
+ Thể tích gàu xúc: 4m .
Trên máy xúc được trang bị các loại máy điện sau:
+ Tổ hợp biến đổi bao gồm các máy điện như hình 4-7.

Hình 4.7. Tổ hợp biến đổi của máy xúc EKG-4


- Động cơ sơ cấp kéo các máy phát điện một chiều dùng loại động cơ
không đồng bộ lồng sóc cao áp 3 pha với điện áp định mức 6kV, Pđm = 259kW.
- Máy phát điện một chiều 2 làm nguồn cấp cho động cơ truyền động cơ
cấu nâng -hạ gầu với Uđm = 451V; Pđm = 192kW.
- Máy phát điện một chiều 4 làm nguồn cấp cho động cơ truyền động cơ
cấu quay với Uđm= 395V; Pđm= 54kW .

- Máy phát điện một chiều 1làm nguồn cấp cho các động cơ truyền động cơ
cấu đảy tay gầu và cơ cấu di chuyển với Uđm = 395V; Pđm = 54kV.

- Máy phát điện một chiều 5, làm nguồn cấp cho các cuộn kích từ của tất cả
các máy phát và động cơ một chiều truyền động các cơ cấu chính của máy xúc
và động cơ đóng - mở đáy gầu với Uđm = 115V; Pđm =12kW.
+ Các động cơ truyền động của cơ cấu chính
- Động cơ điện một chiều kích từ độc lập ĐN (hình 4 -8) với Pđm = 175kW;

Uđm = 460V; nđm = 755vg/ph, truyền động cơ cấu nâng - hạ gầu.

- Động cơ điện một chiều kích từ độclâp ĐĐ với P đm = 40kW; Uđm = 360V

nđm= 1110vg/ph, truyền động cơ cấu đẩy tay gàu.

73
- Hai động cơ điện một chiều ĐQ1, ĐQ2 với Pđm = 50kW; Uđm = 306V; nđm =
910vg/ph, truyền động cơ cấu quay bàn (một động cơ quay theo chiều thuận,
động cơ còn lại quay theo chiều ngược) với mục đích giảm momen quán tính
của hệ truyền động.

Hình 4.8. Sơ đồ nguyên lý mạch lực của máy xúc EKG-4


- Động cơ điện một chiều ĐĐC, với Pđm = 40kW; Uđm = 360V; nđm = 1110vg/ph,
truyền động cơ cấu di chuyển máy xúc. - Động cơ điện một chiều ĐG, với Pđm =
1,1kW; Uđm =11v; nđm = 1450vg/ph, truyền động cơ cấu đóng mở gầu.
b). Sơ đồ cung cấp điện cho máy xúc EKG-4.
Sơ đồ cung cấp điện từ lưới điện quốc gia đến máy xúc được thể hiện trên hình
4-8. Phối 4 cấp điện đến máy xúc bằng đường cáp mềm 5 đến máy xúc - đến
hộp nối đầu vào trên 3 giá đỡ sứ cao áp 7 và bộ tiếp điện 8 lắp trên bệ của máy
xúc. Nguồn từ bộ tiếp điện cấp vào tủ phân phối đặt trong máy xúc. Trong tủ
phân phối gồm các thiết bị cao áp như: cầu dao cách ly CD1 (hình 4-8), máy cắt

74
dầu MC, biến áp tự dùng BA1 với S = 20kVAr, U 1/U2 = 6kV/0,22kV và một số
thiết bị hạ áp khác. Biến áp tự dùng BA1 dùng làm nguồn cấp cho các thiết bị
điều khiển hạ áp, nguồn chiếu sáng làm việc và các động cơ truyền động phụ là
động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc (truyền động bơm nước, bơm dầu, quạt
làm mát, v.v..)

Hình 4.9.Sơ đồ cung cấp điện cho máy xúc ЭKГ-4 (EKG-4) 1.
Dây điện cao thế; 2. Van chống sét; 3. cột điện; 4. tủ phân phối;
5. đường cáp mềm 3 pha cao áp; 6. máy xúc; 7. sứ đỡ cao áp đầu vào; 8. bộ tiếp điện
Biến áp an toàn BA2 với S= 0,25kVAr, U1/U2 = 220V/12V làm nguồn chiếu
sáng khi sửa chữa máy xúc.
c). Hệ truyền động các cơ cấu chính của máy xúc EKG-4
Tất cả các cơ cấu chính của máy xúc EKG -4: cơ cấu nâng - hạ gầu, cơ
cấu đẩy tay gầu, cơ cấu quay và cơ cấu di chuyển được truyền động bằng hệ
truyền động một chiều: máy phát ba cuộn kích từ - động cơ điện một chiều.
Mạch điều khiển hệ truyền động của các cơ cấu về cơ bản là như nhau. Sơ
đồ nguyên lý mạch lực và mạch điều khiển hệ truyền động cơ cấu nâng - hạ gầu
được giới thiệu trên hình 4 -10. Điều khiển động cơ truyền động cơ cấu nâng -
hạ gầu thực hiện bằng bộ khống chế từ KC có 5 vị trí về phía nâng và 5 vị trí về
phía hạ gàu. Đảo chiều quay và điều chỉnh tốc độ động cơ truyền động thực hiện
bằng cách thay đổi chiều và trị số dòng điện chảy trong cuộn dây kích từ độc lập
75
CKF1. Cuộn kích từ song song CKF2 đấu song song với phần ứng của động cơ
và máy phát qua biến trở hạn chế r5. Cuộn kích từ nối tiếp CKF3 đấu nối tiếp
với phần ứng của động cơ và máy phát. Cuộn kích từ độc lập của máy phát
CKF1 được cấp từ máy phát kích từ FKT (hình 4 -8). Sức từ động sinh ra trong
cuộn CKF1 và CKF2 cùng chiều nhau, còn sức từ động sinh ra trong cuộn
CKF3 ngược chiều với sức từ động sinh ra trong hai cuộn dây. Sức từ động tổng
của máy phát bằng:
FΣ = FCKF1 + FCKF2 - FCKF3 (4.1)
Do tính chất khử từ của cuộn kích từ CKF3, khi phụ tải của động cơ
truyền động nằm trong dải 0< Iư < Ing (dòng điện ngắt Ing = 2,25 ÷ 2,5Iđm) tính
chất khử từ của cuộn kích từ nối tiếp không lớn lắm, độ sụt tốc độ không lớn
đảm bảo năng suất của máy xúc đúng như khi thiết kế. Trong trường hợp động
cơ truyền động bị quá tải (I ≥ Ing) tác dụng khử từ của cuộn CKF3 rất lớn làm
cho điện áp phát ra của máy phải giảm nhanh về không, kết quả tốc độ động cơ
giảm nhanh về không. Tác dụng của cuộn kích từ nối tiếp CKF3 là hạn chế trị số
mômen dừng trong giới hạn cho phép Md = (1,5 ÷ 2)Mđm, tạo ra đường đặc tính
cơ gãy gục khi quá tải. Đảo chiều quay động cơ truyền động bằng các công tắc
tơ KN và KH, còn điều chỉnh tốc độ bằng các công tắc tơ gia tốc 1G ÷ 3G.
Khi chuyển tay gạt của bộ khống chế từ KC từ vị trí 1 đến vị trí 5 sang
bên trái hoặc sang bên phải sẽ nhận được họ đặc tính cơ của hệ truyền động
1,2,3 và 4 (hình 10-13b) hoặc 1c, 2c, 3c và 4c. Ở vị trí “1” bên trái của bộ khống
chế từ KC, công tắc tơ KN tác động, dòng điện trong cuộn kích từ CKF1 nhỏ
nhất (cuộn dây CKF1được đấu nối tiếp với các điện trở r 1, r2, r3 và r4), mômen
của động cơ khi khởi động khi khởi hành bằng 0,5M đm, tốc độ động cơ thấp nhất
(đường đặc tính 1 hình 10-13b) dùng để kéo căng sơ bộ cáp kéo của cơ cấu nâng
- hạ gầu, khắc phục khe hở trong các khâu truyền lực và đưa gầu xúc ăn từ từ
vào đất đá, bắt đầu quá trình đào - bốc xúc.Nếu chuyển dần bộ khống chế từ “1”
sang vị trí “2”, “3”, “4” và “5”, tốc độ động cơ truyền động tăng dần ứng với các
đường đặc tính 2,3 và 4. Khi quay bộ khống chế về vị trí “0”, các công tắc tơ gia
tốc 1G, 2G và 3G lần lượt mất điện, động cơ chuyển sang làm việc ở chế độ
hãm tái sinh (đường “0” trên hình 4-10b).

76
Hình 4.10. Hệ truyền động cơ cấu nâng hạ gàu máy xúc EKG -4.
a) Sơ đồ nguyên lý điện b) Họ đặc tính cơ
Hạ gầu bằng cách quay bộ khống chế KC sang vị trí bên phải, công tắc tơ KH có
điện, đóng điện cuộn kích từ CKF1 vào điện áp có cực tính ngược lại, động cơ
đảo chiều quay và làm việc trên các đường đặc tính cơ 1c ÷ 4c. Tại các vị trí
này, công tắc tơ cưỡng bức kích từ KCB mất điện, cuộn CKTĐ được nối tiếp
với điện trở phụ làm giảm từ thông Φ nhằm tăng tốc hạ gàu tăng năng suất của
máy. Trong chế độ quá độ, trị số mômen và tốc độ của động cơ phụ thuộc rất
lớn vì hai đại lượng: quán tính điện từ của các cuộn kích từ của máy phát và
quán tính cơ của hệ truyền động. Do cuộn kích từ nối tiếp CKF3 có hằng số thời
gian rất lớn nên trị số mômen cực đại được hạn chế tới trị số Mmax=1,3Mđm .
4.6.2.Máy xúc EKG-4,6
Máy xúc EKG-4,6 là máy xúc có năng suất trung bình với thể tích gàu
4,6m , được cải tiến dựa trên cơ sở của máy xúc EKG-4. Về hình dáng và kết
3

cấu cơ khi không khác xa mấy máy xúc EKG – 4. Hệ truyền động điện máy phát
có ba cuộn dây- động cơ điên một chiều được thay thế bằng hệ F – Đ có khuếch
đại từ (KĐT) trung gian.
Khuếch đại từ trung gian là nguồn cấp cho cuộn kích từ độc lập của máy
phát CKF (hình 4-11) có chức năng tổng hợp và khuếch đại các tín hiệu điều
khiển.

77
Hình 4.11. Sơ đồ đấu của cuộn kích từ độc lập của máy phát
Cuộn kích từ độc lập của máy phát FN được chế tạo thành hai nửa
cuộn CKF và hai điện trở cân bằng Rcb nối theo sơ đồ cầu. Hai khuếch đại từ
(được cấp nguồn độc lập) nối vào hai đường chéo của cầu đó là KĐT1 và
KĐT2. Khi dòng điều khiển của KĐT1 và KĐT2 bằng không, I1 = I2, sức từ
động sinh ra trong cuộn kích từ CKF bằng 0 và điện áp ra của máy phát FN
bằng không. Khi dòng điều khiển của KĐT1 và KĐT2 khác không, I1 ≠ I2 , điện
áp ra của máy phát FN khác không, cực tính điện áp của máy phát FN phụ thuộc
vào trị số của hai thành phần dòng I1 và I2 chảy trong hai cuộn kích từ độc lập
CKF.
Sơ đồ nguyên lý của hệ truyền động cơ cấu nâng - hạ gàu của máy xúc
EKG-4,6 được giới thiệu trên hình 4-12a. Khuếch đại từ kép KĐT1, KĐT2 có
các cuộn dây khống chế sau:
a) Cuộn chủ đạo KĐ1: Thực hiện chức năng đảo chiều quay và hãm động cơ
ĐN thực hiện bằng cách thay đổi chiều và trị số dòng điện chảy trong cuộn
khống chế KĐ1 bằng bộ khống chế từ 1KC. Cuộn khống chế KĐ1 được đấu vào
phần ứng của máy phát kích từ FKT qua hai biến trở VR1 và VR2. Trị số và
chiều của dòng điện trong cuộn KĐ1 thay đổi nhờ bộ khống chế từ 1KC mà
không cần đến các loại công tắc tơ. Bộ khống chế từ có 4 vị trí về phía nâng và
4 vị trí về phía hạ gầu. Tiếp điểm I, V của 1KC dùng để đảo chiều quay động cơ
(thay đổi chiều dòng điện trong cuộn KĐ1).

78
Hình 4.12. Hệ truyền động cơ cấu nâng - hạ gàu máy xúc EKG-4,6.
a) Sơ đồ nguyên lý điện b) Họ đặc tính cơ
Tiếp điểm II, III và IV của 1KC dùng để điều chỉnh tốc độ động cơ (thay
đổi trị số điện trở VR2 đấu nối tiếp với cuộn khống chế KĐ1).Còn tiếp điểm VI
của 1KC dùng để giảm từ thông kích từ của động để tăng tốc động cơ khi hạ gầu
không. Khi 1KC ở các vị trí (1 ÷ 4) ở chế độ hạ gầu, công tắc tơ KKT mất điện,
r6 được loại khỏi mạch kích từ của đông cơ CKTĐ. Đặc tính cơ của hệ truyền
động cơ cấu nâng ở các vị trí 1 ÷ 4 của bộ k ống chế từ 1KC (ở chế độ nâng gầu)
được thể hiện trên hình 4 -12a. Cuộn phản hồi âm điện áp máy phát - KĐ2 thực
hiện chức năng sau: Nâng cao độ tác động nhanh của hệ truyền động và nâng
cao độ ổn định của hệ truyền động.
- Thực hiện hãm động cơ khi bộ khống chế 1KC chuyển về vị trí “0”. Sức
từ động sinh ra trong cuộn KĐ2 ngược chiều với sức từ động sinh ra trong cuộn
chủ đạo KĐ1). Cuộn phản hồi âm dòng có ngắt KĐ3 thực hiện chức năng hạn
chế trị số dòng điện và mômen khi động cơ truyền động bị quá tải. Sức từ động
sinh ra trong cuộn KĐ3 ngược chiều với sức từ động sinh ra trong cuộn KĐ1.
Khi dòng điện của động cơ Iư < Ing .
U1  U ss (4-2)
trong đó:
79
ΔU1 - điện áp rơi trên hai cuộn dây của cực từ phụ của động cơ và máy phát.
Uss - điện áp so sánh Uss = Uab (hoặc Ubc) lấy trên VR4. Khi đó dòng chảy
trong cuộn KĐ3 bằng không. Ngược lại, khi Iư ≥ Ing ;
ΔU1 ≥ Uss, dòng chảy trong các cuộn KĐ3 khác không, tác dụng khử từ
của KĐ3 rất lớn làm cho sức từ động tổng của máy phát giảm nhanh về 0, hạn
chế được momen của động cơ truyền động.
d) Cuộn phản hồi âm mềm dòng điện phần ứng của động cơ KĐ4 thực hiện
chức năng đảm bảo hệ truyền động làm việc ổn định trong chế độ quá độ. Cuộn
KĐ4 được đấu vào thứ cấp của biến áp vi phân BA qua điện trở hạn VR3, cuộn
sơ cấp là cuộn dây cực từ phụ của máy phát CPF. Khi dòng điện của động cơ ổn
định, dòng trong cuộn KĐ4 bằng không. Khi dòng của động cơ tăng hoặc giảm,
dòng trong cuộn KĐ4 khác không, chiều của dòng trong cuộn KĐ4 ngược hoặc
cùng chiều với dòng trong cuộn KĐ1, kết quả tác dụng trong cuộn KĐ4 sẽ làm
cho dòng động cơ ổn định.
e). Cuộn phản hồi âm điện áp máy phát KĐ5 thực hiện chức năng ổn định điện
áp phát ra của máy phát FN để nâng cao chất lượng của hệ truyền động.
Cuộn KĐ5 được nối vào đường chéo của cầu vi phân cấu thành từ 4 vai
cầu: điện trở r1, r2, r4 và cuộn kích từ song song của máy phát CSF. Khi điện áp
phát ra của máy phát FN ổn định, cầu cân bằng, dòng trong cuộn KĐ5 bằng
không. Ngược lại, khi điện áp phát ra của máy phát có xu hướng tăng hoặc
giảm, do cuộn CSF có tính điện cảm dẫn đến cầu mất cân bằng, dòng trong cuộn
KĐ5 bằng không, chiều dòng trong cuộn KĐ5 khác hoặc cùng chiều với dòng
trong cuộn chủ đạo KĐ1, kết quả điện áp phát ra của máy phát FN sẽ ổn định,
nâng cao chất lượng động của hệ truyền động trong chế độ quá tải.
f). Cuộn kích từ song song của máy phát CSF thực hiện chức năng sau:
- Hạn chế phản ứng phần ứng của động cơ truyền động
- Giảm công suất kích từ của cuộn kích từ độc lập của máy phát CKF tức
là giảm được công suất của khuếch đại từ KĐT và công suất của cầu chỉnh lưu.
Sức từ động tổng của KĐT bằng:
FΣKĐT = FKĐ1 – FKĐ2 – FKĐ3 ± FKĐ4 ± FKĐ5 (4-3)

trong biểu thức 4.3, thành phần FKĐ3= 0 khi Iư < Ing , dấu (-) tương ứng với
trường hợp dòng điện phần ứng và điện áp phát ra của máy phát tăng, dấu (+)
tương ứng trường hợp máy ngược lại.

80
4.6.3. Máy xúc ЭКГ- 5A
a). Đặc tính cơ bản của máy xúc ЭКГ-5А
Kích thước hình học của máy xúc ЭКГ-5А được thể hiện trình bày trên
hình 4.13.
Bảng 4-1 thể hiện các thông số kỹ thuật về kích thước hình học của máy xúc
ЭКГ-5А
Đặc tính kỹ thuật cơ bản của máy xúc được cho trong bảng 4-2
Bảng 4-1
Stt Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị
1 Bán kính xúc max m 14,5
2 Bán kính xúc trên nền phẳng m 9,04
3 Chiều cao xúc max m 10,3
4 Chiều cao dỡ tải max m 6,7
5 Bán kính dỡ tải max m 12,56
6 Bán kính quay phần đối trọng m 5,25
7 Chiều cao nóc máy m 5,47
8 Chiều rộng công tác của xích di chuyển m 6,8
Bảng 4-2
Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị
1 Dung l-îng gÇu m3 5
2 ChiÒu dµi cÇn gÇu m 10,5
3 ChiÒu dµi tay gÇu m 7,28
4 Chu kú lµm viÖc khi m¸y quay 900 gy 23
5 Lùc max
A, N©ng T 45,00
B, Ra vµo gÇu T 20,50
C, Di chuyÓn T 80
6 Tèc ®é trung b×nh
A, N©ng gÇu m/gy 0,87
B, Ra vµo tay gÇu m/gy 0,45
C, Quay v/ph 3,5
D, Di chuyÓn km/h 0,45
7 TØ sè truyÒn
A, N©ng gÇu 46
B, Ra vµo tay gÇu 38,1
C, Quay 389,8
D, Di chuyÓn 518,09
8 §-êng kÝnh t¨m bua n©ng mm 1050
11 §iÖn ¸p cung cÊp kV 6

81
b). Cung cấp điện xoay chiều cho máy xúc
Máy xúc điện dùng ở các Công ty than nói chung và máy xúc ЭКГ-5А nói
riêng đều được cung cấp điện từ trạm biến áp chính của Công ty với điện áp
6kV qua đường dây trên không tới tủ đầu vào. Điện được đưa vào máy xúc bằng
đường cáp mềm, đến tủ cao áp trên máy qua ba vành tiếp điện, qua cầu dao cách
ly cao áp từ đó điện được đưa đến động cơ cao áp АГ-М với công suất 250 kW
để lai các bộ máy phát của các cơ cấu và kích thích máy phát. Các phụ tải hạ áp
như quạt thông gió, động cơ ép hơi, bơm dầu quay, chiếu sáng được lấy điện từ
máy biến áp TP1 có công suất 40kVA-6/0,23.
Đặc tính kỹ thuật các máy phát của các truyền động chính trên máy xúc
ЭКГ-5А cho trong bảng 4-3. .

Bảng 4-3
Máy phát
1 Tên chỉ tiêu đơn vị Đ/C chính
Nâng-hạ Ra-vào Quay-DC MFKT
2ПЭМ- 2ПЭМ- 2ГПЭ13- MП452-
1 Mã hiệu AЭ-113-4T2
2000M-У2 4000M- Y 2 14/2-T2 1/2M-1T2
2 Công suất kW 250 200 50 132 11,8
3 Uđm V 6000 460 375 610 115,3
4 Iđm A 28,7 435 133 217 102,6
5 n, v/ph v/ph 1480 1480 1480 1480 1180
Iđm cuộn
6 A 12,8 11,4 11,4
KTĐL
Iđm cuộn
7 A 4,14 2,0 3,66
KTSS

82
83
Hình 4.13 : Máy xúc ЭКГ-5А
Trong m¸y xóc ЭКГ-5А sử dụng 4 máy phát điện một chiều.
+ Máy phát nâng hạ gầu AГ-Г1 cung cấp điện cho động cơ M1 dẫn động cho
cơ cấu nâng hạ gầu.
+ Máy phát ra vào tay gầu AГ-Г2 cung cấp điện cho động cơ M2 dẫn động
cho cơ cấu ra vào tay gầu.
+ Máy AГ-Г3 cung cấp điện cho động cơ M3, M4 dẫn động cho cơ cấu quay-
di chuyển.
+ Máy phát ra vào tay gầu AГ-Г4 cung cấp điện cho các cuộn kích thích độc
lập của các động cơ một chiều, cấp điện cho động cơ mở gầu đáy M6 và mạch
điều khiển của máy xúc.
Tủ cao áp: trong tủ có dao cách ly loại PB-6/400 có các đặc tính kỹ thuật được
cho trong bảng 4-4.
Bảng 4-4
Các giá trị định mức I xung kích tới hạn, A Iođn
Khối lượng,
Mã hiệu
U, kV I, A Ihd Imax 10s, bộ truyền
kg
kA động
6 450 29 50 10 27 ПP-10-1

4.6.4.Nguyên lý làm việc hệ thống truyền động điện của máy xúc ЭКГ-5А
+ Khuếch đại từ dùng trong máy xúc ЭКГ-5А.
Khuếch đại từ (KĐT) cung cấp điện cho cuộn dây kích thích độc lập của
máy phát cho nên dòng điện phải thẳng, không gợn sóng vì thế trên máy xúc
ЭКГ-5А người ta sư dụng KĐT3 pha (hình vẽ 2-3) bằng cách gép 3 KĐT một pha,

cuộn điều khiển của KĐT 3 pha được cuốn chung trên 3 cuộn điều khiển của
KĐT một pha.

Trên máy xúc ЭКГ-5А mỗi máy phát dùng một khối gồm 2 KĐT 3 pha,
cuộn điều khiển chung cho cả hai KĐT nhờ đặc tuyến không đối xứng nên
người ta bố trí sơ đồ phụ tải theo mạch cầu (hình 4-14) để có thể thay đổi chiều
và trị số dòng điện trong cuộn kích thích độc lập của máy phát.

84
Hình 4.14. Sơ đồ cầu phụ tải của KĐT

Hình 4.15. Sơ đồ K§T


Mạch cầu gồm có hai cuộn kích thích độc lập của máy phát OB1, OB2 và
hai điện trở 1Cb, 2Cb. Điện trở của hai cuộn kích thích độc lập của máy phát có
trị số bằng nhau.Dòng điện phải có một chiều nhất định để dòng chạy trong một
trong hai KĐT là dương (dòng tiêu thụ tăng ) còn KĐT kia là âm, vì vậy khi đổi
chiều dòng trong cuộn điều khiển thì diễn biến ngược lại như đồ thị của KĐT.
Kết quả chung của 2 KĐT trong một khối là dòng điện đi ra của KĐT cộng
với nhau trên điện trở và trừ cho nhau trên cuộn dây kích thích độc lập của máy
phát. Do đó cuộn dây phản hồi phải nối với nhau như thế nào để từ thông do
chúng gây ra tác động với nhau để khi dòng điều khiển bằng 0 thì dòng điện
trong cuộn kích thích độc lập của máy phát cũng bằng 0. Như vậy dòng điện ban
đầu của hai KĐT trong một khối bằng nhau (I01=I02). Vì đặc tính của KĐT có thể
khác nhau, muốn cân bằng người ta điều khiển cuộn dịch chuyển 3H1-3K1 ở KĐT
1 và 3H2-3K2 ở KĐT 2.
Cuộn cân bằng được lấy điện từ MBA 220/76 V qua chỉnh lưu. Những
chỉnh lưu này được đấu theo sơ đồ cầu ba pha.

85
4.6.5.Kết luận
Khuếch đại từ trong máy xúc ЭКГ-5А có tác dụng nâng cao dòng điện vào
cuộn kích thích độc lập của máy phát để máy phát tạo ra điện áp lớn đồng thời
điều chỉnh dòng và áp cho sự làm việc của máy xúc. ở các máy phát điện một
chiều người ta bố trí thêm cuộn dây kích thích song song để giảm phụ tải cho
KĐT, từ thông của cuộn dây kích thích song song sinh ra bằng 25 35% tổng từ

thông chính của máy phát. Để điều chỉnh dòng điện của cuộn kích thích song
song người ta mắc thêm điện trở nối tiếp có trị số bằng 6 7 trị số điện trở của
cuộn dây. Vì được lắp chỉnh lưu để nắn dòng điện phụ tải nên thành phần ban
đầu sẽ tạo ra từ thông ban đầu của KĐT .
Nếu KĐT có chỉnh lưu nối tiếp ở mạch xoay chiều và cuộn hồi tiếp ở mạch
điều khiển thì gọi là KĐT có hồi tiếp bên trong, loại KĐT này có đồ thị biểu diễn
của dòng phụ tải. Nếu dòng điều khiển IY có một giá trị nào đó (ví dụ là dương)
thì dòng ban đầu của KĐT, như vậy dòng điện phụ tải tăng nhanh hơn khi dòng
điều khiển tăng so với KĐT không có cuộn phản hồi. Ngược lại khi dòng điều
khiển là âm, từ trường của nó sẽ ngược với từ trường ban đầu nên dòng phụ tải
IH giảm xuống trị số tối thiểu rồi lại tăng dần lên theo trị số dòng điều khiển về
trị số âm.
+ Đặc tính kỹ thuật bộ KĐT của máy xúc ЭКГ-5А.
Để điều khiển máy phát cung cấp điện cho các động cơ của các cơ cấu
trong máy xúc ЭКГ-5А với các cấp điện áp khác nhau trong quá trình làm việc,
người ta sử dụng bộ KĐT kép loại ПДД-1,5B. Khuếch đại từ kép loại ПДД-1,5B có
sơ đồ nguyên lý được trình bày trong hình vẽ 4-16.
Các thông số kỹ thuật của KĐT ПДД-1,5B được cho trong bảng 4-5.

86
87
Hình 4.16. Sơ đồ nguyên lý KĐT ПДД-1,5B
Bảng 4-5
Tần số,
P, kW U, V I, A R, Ω Kích thước, mm
Hz
1,5 220 50 28 1,95 377 x 550 x 700

+ Thông số kỹ thuật của các cuộn dây điều khiển được cho trong bảng 4-6.
Bảng 4-6

Số vòng dây một cuộn Iđm, A Imaxcp, A R ở 200, Ω Kí hiệu đầu dây
hiệu
YMC1 60x2 2 5,2 0,4810% 1H1-1H2
YMC2 280x2 0,2 0,6 22,610% 2H1-2H2
YMC3 140x2 0,1 0,3 17,510% 3H1-3H2
YMC4 315x2 0,2 0,6 2310% 4H1-4H2
YMC5 315x2 0,2 0,6 24,610% 5H1-5H2
YMC6 560x2 0,1 0,2 13810% 6H1-6H2
a).Tác dụng của từng cuộn điều khiển
Cuộn YMC1: Là cuộn hồi tiếp âm mềm theo dòng phần ứng. Cuộn YMC1
liên hệ mềm về cường độ đảm bảo cho tốc độ của động cơ thay đổi từ từ khi tải
thay dổi. Dòng đi qua cuộn YMC1 có chiều phụ thuộc vào sự tăng hay giảm của
động cơ.
Cuộn YMC2: Là cuộn chủ đạo, cho dòng một chiều chạy qua để tạo ra từ
thông chính để từ hoá lõi thép của KĐT. Chiều và giá trị sẽ quyết định đến giá
trụ và cực tính điện áp đặt lên phần ứng của máy phát, đến tốc độ và chiều quay
của động cơ. Việc thay đổi chiều và giá trị của cuộn chủ đạo YMC2 thông qua
hộp khống chế điều khiển KK.
Cuộn YMC3: Là cuộn dịch chuyển, có tác dụng điều chỉnh giá trị ban đầu
của dòng kích thích độc lập của máy phát, cân bằng đặc tính hai KĐT đơn, tạo ra
đường đặc tính chuẩn của KĐT kép qua đểm 0( Điểm cân bằng).
Cuộn YMC4: Là cuộn hồi tiếp cắt nhanh theo dòng phần ứng, Dòng I t được
điều chỉnh bởi diot CT1 và transistor T1. Cuộn này có tác dụng bảo vệ hệ thống
máy phát, động cơ khi làm việc quá tải.
Cuộn YMC5: Có chức năng tương tự như cuộn YMC4.
Cuộn YMC6: Là cuộn hồi tiếp âm cứng và mềm theo điện áp máy phát.
Cuộn YMC6 tạo ra từ thông tỷ lệ với điện áp phần ứng của máy phát từ thông
này có chiều chống lại chiều từ thông trong cuộn YMC2. Cuộn YMC6 có tác dụng
làm tăng độ cứng của dặc tính cơ trong vùng công tác, rút ngắn quá trình quá độ,
tăng năng suất của máy, hãm truyền động cơ khi máy hạ tải.
b). Nguyên lý làm việc của KĐT ПДД-1,5B

88
KĐT ПДД-1,5B được sử dụng trong hệ thống truyền động điện có nhiệm vụ

tổng hợp và khuếch đại các tín hiệu. Khi chưa có tín hiệu điều khiển vào các
cuộn dây điều khiển của KĐT (Idk = 0) thì dòng điện It ở hai cửa ra (+1, -1) và
(+2, -2) của KĐT kép có giá trị bằng nhau. Nhờ việc điều chỉnh dòng điện trong
hai cuộn dịch chuyển YCM3 bằng cácch thay đổi giá trị của hai điện trở 12CY và
13CY để sao cho giá trị dòng I(t) ở hai cửa ra là bằng nhau. Hiệu của hai dòng

này là đường đặc tính tổng hợp đi qua gốc tọa độ nhằm đảm bảo khi tay số ở vị
trí 0 thì dòng kích thích độc lập của máy phát Iktdl = 0.
Khi có tín hiệu điều khiển (Idk  0) , do cách nối các cuộn điều khiển của
KĐT kép là ngược nhau mà dòng Idk sẽ từ hóa KĐT đơn này và khử KĐT đơn

kia. Kết quả làm cho dòng điện I(t) ở của ra của KĐT đơn được tăng lên, còn
dòng điện ở của ra của KĐT bị khử từ giảm đi. Hiệu của hai dòng điện đó chính
là dòng kích thích độc lập của máy phát. Khi đổi chiều dòng I dk thì quá trình từ
hóa và khử từ sẽ diễn ra ngược lại .
c) Điều khiển máy phát bằng KĐT.

Hình 4.17. Đặc tính của KĐT ПДД-1,5B

89
Dòng điện trong hai nửa cuộn dây kích thích độc lập là hiệu của hai dòng I t
ở hai cửa ra của KĐT kép. Dòng điện trong hai điện trở cân bằng là tổng của hai
dòng It ở hai cửa ra của KĐT kép. Giá trị và chiều của dòng điều khiển chảy
trong cuộn YMC2 sẽ quyết định chiều và giá trị của dòng kích thích độc lập của
máy phát, làm cho giá trị của điện áp phát ra và cực tính của nó thay đổi theo.
d). Nguyên lý làm việc của mạch hồi tiếp cắt nhanh theo dòng phần ứng - БТО.

Hình 4.18. Sơ đồ nguyên lý bộ cắt dòng БТО

90
- Sơ đồ nguyên lý: sơ đồ nguyên lý của khối БТО được trình bày trên hình 4-
18.
- Nguyên lý hoạt động
+ Trong qua trình làm việc, do tải luôn thay đổi, làm cho tốc độ của động
cơ cũng thay đổi theo, để tránh cho việc động cơ bị quá tải dẫn đến dòng điện
trong mạch phần ứng của động cơ tăng cao, vì vậy người ta sử dụng bộ БТО để
thực hiện hồi tiếp cắt nhanh theo dòng phần ứng, bảo vệ hệ thống truyền động
điện của máy xúc.
+ Trong sơ đồ nguyên lý bộ cắt dòng БТО, hai cuộn dây YMC4 hoặc YMC5
là hai cuộn điều khiển trong KĐT làm nhiệm vụ cắt nhanh theo dòng phần ứng,
sức từ động F4 hoặc F5 của chúng có chiều ngược với chiều sức từ động F2 của
cuộn chủ đạo YMC2 sinh ra. Khi dòng điện trong mạch phần ứng tăng làm sụt áp
trên cực phụ và động cơ tăng lên. Điện áp này qua cầu định chiều dòng điện
Д1Д4 và giáng áp trên các điện trở RП, RП1, R1, R2, RT cũng tăng lên. Khi điện áp
ngược đặt vào diot ổn áp CT1 ≥ Uct (điện áp chọc thủng CT1) thì CT1 sẽ thông,
lúc này transistor T1 sẽ có thiên áp thuận, T1 mở cuộn YMC4 hoặc YMC5 có
dòng điện chạy qua và có chiều phụ thuộc theo cực tính của máy phát tại thời
điểm đó. Lúc này sức từ động tổng trong KĐT sẽ là FΣ = F2 – F4 – F6 hoặc FΣ = F2 –
F5 – F6 sẽ giảm đi kết quả làm giảm dòng kích thích độc lập của máy phát và

dòng điện trong mạch phần ứng giảm. Do vậy mạch hồi tiếp âm này bảo vệ
được động cơ khi cơ cấu công tác bị quá tải.
- Thông số kỹ thuật:
Các thông số kỹ thuật của bộ cắt dòng БТО được cho trong bảng 4-7.
- Chế độ đảm bảo sự làm việc êm dịu của máy: trong quá trình làm việc, tải của
động cơ luôn thay đổi nên tốc độ của động cơ cũng thay đổi theo. Mục đích đặt
ra là làm sao cho sự thay đổi này diễn ra từ từ, êm dịu. Để thực hiện mục đích
này, trong hệ thống truyền động điện cuả bộ phận nâng hạ gầu có bố trí thêm
mạch cuộn điểu khiển YK-YKMC1, là cuộn hồi tiếp âm mềm theo dòng điện.
Nguyên lý làm việc của mạch này như sau :

91
+ Khi tải tăng dẫn đến dòng điện trong mạch động cơ tăng, tốc độ động cơ
giảm, sự thay đổi dòng điện trong động cơ làm trong cuộn AГ- AГ1-CT xuất hiện
dòng điện cảm ứng, dòng điện này đi vào trong cuộn YK-YMC2 sinh ra từ thông
Φ1 cùng chiều với từ thông Φ2 do cuộn YK-YMC2 sinh ra làm cho từ thông tổng
ΦΣ tăng lên dẫn đến điện áp máy phát tăng lên là cho tốc độ động cơ không bị
giảm xuống đột ngột khi tải tăng.
+ Khi tải giảm dẫn đến dòng điện trong mạch động cơ giảm , ttốc độ động
cơ tăng, quá trình điều chỉnh tốc độ động cơ diễn ra như trên nhưng lúc này Φ1
ngược chiều với từ thông Φ2 do dó ΦΣ giảm dẫn đến dẫn đến điện áp máy phát
giảm do đó tốc độ động cơ không bị tăng đột ngột khi tải giảm.
Bảng 4-7

Ký hiệu Mã hiệu Điện trở, Ω Ghi chú


R4 ПЭB-10 20  10% Có điều chỉnh
RЭ ПЭBP-10 3,3  10% Có điều chỉnh
R1 ПЭB-10 56  10% Có điều chỉnh
R2 ПЭBP-10 62  10% Có điều chỉnh
RП1 ПЭBP-10 30  10% Có điều chỉnh
RП ПЭB-25 10  10% Có điều chỉnh
RT 80 ở 200C Biến đổi theo nhiệt độ
Д7  Д10 Д226Б hoặc Д226БT Diot bán dẫn
Д1  Д6 Д243A hoặc Д243AT Diot bán dẫn
G1 Д815A Diot ổn áp cho cơ cấu nâng-hạ
G1 Д815Б hoặc Д815БT Diot ổn áp cho cơ cấu ra vào tay gầu
G2 Д815T hoặc Д815TT Diot ổn áp
T KT803 hoặc T803TT Transistor
Chế độ chống rò điện.
Khi có sự cố rò điện ở máy phát, động cơ một chiều và các bộ phận
khác(trừ ở mạch điều khiển đã có rơle YK-P5 đảm nhiệm) thì rơle P1 sẽ tác
động, đóng tiếp điểm ở mạch điện báo rò điện ra thành máy để người vận hành
biết và có hướng xử lý.
e). Nguyên lý làm việc của hệ thống TĐĐ trong các cơ cấu chính của máy xúc
Nhìn chung hệ thống TĐĐ trong các cơ cấu chính của máy xúc ЭКГ-5А về
cơ bản là giống nhau, đều được truyền động theo hệ máy phát động cơ.
- Hệ thống truyền động điện cơ cấu ra vào tay gầu
+ Các thiết bị trên sơ đồ

92
AГ-Г2, M2 - Máy phát và động cơ ra vào tay gầu.
AГ-Г2- ДП, M2- ДП - Các cuộn dây cực từ phụ của máy phát và động cơ.
YK-PTMH - Rơle dòng điện cực đại (Bảo vệ quá tải máy phát và
động cơ)
YK-P3 - Rơle
YK- Д3 - Điôt
YK-YMC - Khối KĐT
YK-БТО - Bộ cắt dòng
KKH - Bộ khống chế (tay điều khiển) gồm các tiếp điểm K1K2
YK-BTH - Chuyển mạch vạn năng có hai tiếp điểm I và II
AГ-Г2-C Г - Cuộn dây ổn định (Cuốn trên cực phụ của máy phát)
AГ-Г2-BOШ - Các cuộn dây khích thích độc lập của máy phát
AГ-Г2-RTH - Điện trở nhiệt
YK-2A - Đồng hồ ampe
ЭB2 - Cuộn dây điều khiển phanh
YK-3CYH - Điện trở phân áp cho cuộn YK-YMC2
YK-4CYH - Điện trở điều chỉnh dòng điện trong cuộn dây YK-YMC2
YK-1CБH, YK-2CБH - Điện trở cân bằng mạch kích thích độc lập máy phát
2CДH9CДH - Các điện trở
BП1, BП2 - C«ng t¾c h¹n chÕ hµnh tr×nh
+ S¬ ®å nguyªn lý
S¬ ®å nguyªn lý cña c¬ cÊu ra vµo tay gÇu ®-îc thÓ hiÖn trªn h×nh 4-19.
+ Nguyªn lý lµm viÖc: Muèn hÖ thèng lµm viÖc, bËt c«ng t¾c v¹n n¨ng YK-BTH
về vị trí lệch một góc 450 theo chiều kim đồng hồ. Tiếp điểm YK-BTH I mở ra
YK-BTH II đóng lại. YK-BTH I mở ra đưa bộ cắt dòng YK-БТО vào làm việc. YK-

BTH II đóng lại cấp điện cho cuộn dây ЭB2 để mở phanh và bộ điều khiển KKH.

+ Điều khiển ra gầu. Muốn điều khiển tay gầu đi ra ta đưa tay số điều khiển
về phía trước.
Ở vị trí số 1: Tiếp điểm K1 đóng lại (K2 vẫn mở), cuộn dây YK-YMC2 được
nối kín mạch. Dòng điện trong YK-YMC2 có chiều như sau: Dương nguồn (+1)

93
 1/2 điện trở YK-3CYH  YK-YMC2  toàn bộ điện trở YK-4CYH  BП2  K1
âm nguồn (-2).
Dòng điện chạy trong cuộn chủ đạo YK-YMC2 sinh ra từ thông Φ2 điều
khiển khối KĐT YK-YMCH. Dòng điện ở cửa ra (-1+1và -2+2) của KĐT là dòng
điều khiển máy phát. Điện áp 110V được lấy từ máy phát kích thích AГ-Г4 và
được phân áp trên điện trở YK-3YH. Phân áp này được đưa về cuộn chủ dạo YK-
YMC2 thông qua điện trở YK-4CYH đưa về cuộn chủ đạo của KĐT qua bộ KKH.

KĐT cấp điện cho cuộn dây kích thích độc lập của máy phát, máy phát AГ-Г2 làm

việc, cấp điện cho động cơ M2 quay với tốc độ xác lập ω1.
Khi tay điều khiển đi qua các vị trí 2, 3, 4 thì lần lượt các tiếp điểm K5, K4,
K3 đóng lại, loại dần từng phần điện trở YK-4CYH làm cho dòng điện chay trong

cuộn YK-YMC2 tăng dần một cách tương ứng. Kết quả là động cơ tăng tốc với
các tốc độ tương ứng ω2, ω3 , ω4 .
Điều khiển vào gầu.
Ở vị trí số 1: Tiếp điểm K2 đóng lại (K1 vẫn mở), cuộn dây YK-YMC2 được
nối kín mạch.
Dòng điện trong YK-YMC2 có chiều như sau: Dương nguồn (+1)  K2 

BП1  toàn bộ điện trở YK-4CYH  YK-YMC2  1/2 điện trở YK-3CYH  âm
nguồn (-2).
Như vậy dòng điện chạy trong cuộn YK-YMC2 đã đổi chiều, kết quả là điện
áp máy phát thay đổi cực tính và do đó động cơ cũng quay theo chiều ngược lại.
Ở các vị trí số 2, 3, 4: lần lượt các tiếp điểm K5, K4, K3 được đóng lại là
loại dần từng phần điện trở YK-4CYH nhờ đó mà dòng điện trong cuộn YK-YMC2
tăng dần từng cấp tương ứng. Kết quả cuối cùng động cơ cũng tăng lên tương
ứng với các cấp tốc độ ω2, ω3, ω4 .

94
H×nh 4.19. S¬ ®å nguyªn lý c¬ cÊu ra vµo tay gÇu

95
Hệ thống này cơ bản giống hệ thống TĐĐ của máy xúc ЭКГ- 4,6. Nhưng
ở hệ thống TĐĐ của máy xúc ЭКГ- 5A có một số bộ phận khác cải tiến hơn.
Trong đó ở mạch hồi tiếp cắt nhanh theo dòng phần ứng của máy xúc ЭКГ- 5A
có sử dụng bộ khuếch đại bán dẫn БTO có sơ đồ như hình vẽ 4.20:
Trong bộ khuếch đại bán dẫn có đặt 2 cuộn dây điều khiển của khuếch đại
từ YMC4 và YMC5 , một đèn bán dẫn 3 cực TR các điốt ổn áp CT1, CT2 , cầu
chỉnh lưu B, điện trở nhiệt Rt và các điện trở khác.
Bộ БTO sẽ tạo thành mạch hồi tiếp cắt nhanh theo dòng điện phần ứng ở
máy xúc ЭКГ- 5A. Ta thấy điện áp đặt vào mạch hồi tiếp chính là sụt áp trên
các cuộn dây cực từ phụ của máy phát CFF và của động cơ điện một chiều CFĐ.
Uht = UCF = Iư (RCFF + RCFĐ)
Như vậy điện áp mạch hồi tiếp tỉ lệ với
-
dòng điện phần ứng tức là tỉ lệ với tải của + CFF CF§
_
động cơ dẫn động cơ cấu chính của máy xúc. I-
YMC5 D2
Khi máy xúc làm việc ở chế độ định mức thì CT2
YMC4 Rh
Iư = Iđm thì điốt ổn áp CT1 ở trạng thái khoá, D1
TR
sụt áp trên các điện trở R2 +Rt nhỏ hơn điện
áp mở đèn Tranzitor TR cũng khoá do đó CT1

không có dòng điện qua cuộn hồi tiếp . R1 R2 Rt


Nếu dòng điện phần ứng tăng lên thì Rn

điện áp đặt vào mạch hồi tiếp tăng theo làm R1
sụt áp trên điện trở R2 + Rt lớn làm cho điốt B
ổn áp CT1 mở → TR mở → dòng hồi tiếp
chảy trong mạch với chiều dòng điện như
Hình 4-20 Sơ đồ nguyên lý của
trên thì dòng hồi tiếp chạy qua YMC4 như bộ phản hồi âm dòng có ngắt
sau: (+) → YMC4 → D1 → TR → Rh → B БTO trong máy xúc ЭKГ 5A
→ (-) Khi đó KĐT sẽ bị khử từ mạnh làm
cho dòng kích thích độc lập của máy phát giảm → điện áp ra của máy phát và
dòng điện phần ứng cũng như tốc độ của động cơ một chiều giảm nhanh tới khi
Iư = Idừng thì hệ thống truyền động điện sẽ dừng lại.
Để ổn định dòng điện tác động của mạch hồi tiếp cắt nhanh khi nhiệt độ
làm việc của máy tăng lên thì người ta đặt thêm điện trở nhiệt Rt trong cuộn dây
cực từ phụ của máy phát. Khi máy nóng sẽ làm cho dây cuốn cực từ phụ nóng
theo điện trở của nó tăng lên khiến cho điện áp trong mạch hồi tiếp giảm nhưng
điện trở nhiệt Rt cũng giảm trị số lên điện áp đặt vào điện trở R 2 + Rt là không
96
đổi để các đèn ổn áp CT1, CT2, TR làm việc ổn định do đó ổn định được dòng
điện cắt của mạch hồi tiếp.
Còn các bộ phận khác và nguyên lý hoạt động của hệ thống cùng với
nguyên lý ổn định tốc độ giống như ở máy xúc ЭКГ- 4,6.
4.6.4. Máy xúc ЭКГ- 8И
Máy xúc ЭКГ-8И được dùng ở các mỏ lộ thiên công suất của máy này rất
lớn và năng suất rất cao.
Máy xúc cũng dùng hệ thống truyền động điện gồm máy phát - động cơ -
khuếch đại từ.
Khuếch đại từ là loại khuếch đại từ 3 pha có đảo chiều với việc điều khiển
không đối xứng. Máy xúc này không sử dụng hồi tiếp cắt nhanh theo dòng phần
ứng.
Đường đặc tính được tạo ra nhờ đặc tính phi tuyến của khuếch đại từ.
Trong máy xúc này sử dụng động cơ chính là động cơ xoay chiều đồng bộ
có Pđm = 520KW và nó có  và cos rất cao.
Truyền động điện 1 chiều trong máy xúc ЭКГ-8И. Sơ đồ nguyên lý hệ
thống TĐĐ một chiều dấn động cho các cơ cấu chính của máy xúc này như hình
vẽ 4-21.
Rcb
CKF

CKF
UXC
Rcb F CK§ §
MYI MYII CFF CF
D
Z
OT

OH
3210123 K3
OZ i1
’ BC Д ZN 1BB i3
” i2
i2
K2 3210123 2BB

MY5 3210123 K4
ZN K5
MY4

Hình 4.21. Sơ đồ nguyên lý của máy xúc ЭKГ - 8И

97
a). Hệ thống này gồm có
Khuếch đại từ MY cung cấp dòng điện kích thích cho máy phát F là KĐT
kép làm việc ở chế độ không đối xứng. Các cuộn dây điều khiển nó như sau:
+ Cuộn chủ đạo OZ có chiều và giá trị dòng điện quyết định chiều và tốc
độ quay của động cơ dẫn động động cơ chính Đ.
+ Cuộn phản hồi theo điện áp máy phát OH để nâng cao độ cứng đặc tính
cơ của động cơ.
+ Cuộn phản hồi theo dòng điện phần ứng OT.
+ Hai cuộn dịch chuyển MY5 là cuộn dịch chuyển không đổi và MY4 là
cuộn dịch chuyển thay đổi.
b). Nguyên lý làm việc
Ở vị trí số 0 của tay số thì cuộn dịch chuyển MY4 tạo dịch chuyển âm và
dòng tải của KĐT bằng 0. Động cơ ở trạng thái dừng nđộng cơ = 0. Các vị trí làm
việc thì cuộn ở vị trí số 0 MY4 tạo dịch chuyển dương yếu.
Ở vị trí số 1 tiến thì các tiếp điểm K2, K3 , K5 đóng. Dòng i3 sẽ phân
nhánh làm 2 và là i1 và i2. Dòng i1 qua cuộn OZ của KĐT của KĐT MYII còn
dòng i2 phân thành hai nhánh là i2’ và i2’’ .
Dòng i2’ qua điốt 2BB mắc thuận qua K2 và K3 → cực âm.
Dòng i2’’ qua cuộn OZ của MYI → K3 → cực âm.
ở vị trí số 2 thì tiếp điểm K2 mở , K5 vẫn đóng, ZN đóng BСД nối sun làm
cho dòng i2’’ qua cuộn OZ của MYI tăng lên, dòng tải của KĐT, điện áp máy
phát cũng như tốc độ động cơ tăng theo.
Ở vị trí số 3 thì K3 đóng, K5 mở, ZN mở nên i2’ = 0 → i2’’ tiếp tục tăng
dòng kích thích máy phát → tốc độ động cơ tăng lên.
Khi đưa tay số sang vị trí lùi thì dòng điện trong các cuộn chủ đạo sẽ
được đảo chiều → tốc độ động cơ đảo chiều quay.
Hồi tiếp âm theo điện áp máy phát có tác dụng giữ ổn định điện áp máy
phát → ổn định được tốc độ động cơ.
Hồi tiếp âm theo dòng điện phần ứng để hạn chế dòng điện và mômen,
đồng thời nó còn tạo ra đặc tính cơ kiểu máy xúc (đặc tính đáp ứng được yêu
cầu phụ tải) nhờ cắt nhanh dòng điện phần ứng bằng từ.

98
It 

Ik® I-
0 0
Ic Id
Hình 4.22. Đặc tính vào ra của KĐT và đặc tính kiểu máy
xúc
4.7. Trang bị điện - điện tử cho máy khoan xoay cầu
4.7.1. Vai trò- vị trí của công tác khoan đối với ngành khai thác than lộ thiên
Trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản nói chung, và nhất là
ngành khai thác than lộ thiên nói riêng. Để lấy được khoáng sản (than đá) trong
lòng đất, việc đầu tiên là phải bóc đi lớp đất đá che phủ khoáng sản (vỉa than),
đây là công việc tương đối khó khăn. trong điều kiện đất đá có độ cứng kiên cố
từ trung bình đến cao( f = 9  15). Do vậy phải khoan nổ phá đá nên công tác
khoan chiếm một vị trí quan trọng trong dây chuyền sản xuất của các mỏ khai
thác. Nó là khâu đầu tiên trong dây chuyền “ Khoan- Nổ- Bốc xúc- Vận tải-
Khai thác Than”, vì vậy khâu khoan là một trong các yếu tố quyết định đến năng
suất, sản lượng của mỏ lộ thiên.
Đối với các mỏ lộ thiên trung bình và lớn ở nước ta hiện nay máy khoan
xoay cầu là thiết bị chủ lực để thực hiện công tác khoan nổ mìn- nhất là loại
máy khoan xoay cầu CБШ-250MHA-32T đang được sử dụng rộng rãi và chiếm
ưu thế trong các mỏ vì nó có tính năng làm việc phù hợp với điều kiện khai thác
ở các mỏ lộ thiên trong nước ta.

99
Các thông số kĩ thuật chung của máy khoan CБШ-250MHA-32T
Bảng 4.8
TT Thông số kĩ thuật Đơn vị Trị số

1 Chiều sâu khoan tối đa m 32

2 Góc khoan so với phương thẳng đứng độ 0: 15: 30

3 Tốc độ quay ty khoan V 150


P

4 ứng lực nén lên gương khoan tối đa T 30

5 Tốc độ tiến của ty khoan m 0 - 65


h

6 Tốc độ nâng ty khoan m 5


p

7 Năng suất máy ép hơi w 25


p

8 áp lực khí nén at 7

9 Tốc độ di chuyển đường bằng Km 0,773


h

10 Độ dốc đường di chuyển tối đa Độ 10

11 Điện áp cung cấp V 400

12 Công suất đặt KVA 380

13 Phụ tải cực đại tức thời KVA 335

14 ứng lực của xích lên nền Kg 1,276


2
cm
15 ứng lực của kích lên nền Kg 10,04
cm 2
16 Kích thước máy khi cần đứng
+ Chiều dài m 9,2
+ Chiều rộng 5,45
+ Chiều cao 15,35

17 Kích thước máy khi cần nằm ngang


+ Chiều dài m 15
+ Chiều rộng 5,45
+ Chiều cao 6,5

18 Trọng lượng máy T 75

100
-Thông số kỹ thuật của các động cơ
Bảng 4.9
Số
Công suất Tốc độ Trọng
TT Tên động cơ lượn Kiểu động cơ Cos 
định mức v p lượng
g
1 Động cơ khoan 1 ДПB-52Г 60 1230 925
2 Động cơ di chuyển 2 MTKH412-8T 22 700 0,69
3 Động cơ bơm pittông 1 4A132M4T 2 11 1450 0,87 93
4 Động cơ bơm cánh gạt 1 A02-62-6Г 13 970 0,89 155
5 Động cơ bơm 18БГ 1 4A80B-4Г 1,5 1400 0,83 21,3
Động cơ bơm nước tạo
6 1 BA0-41-4Г 4 1450 0,85 95
tia
7 Động cơ bơm nước 1 4A100S-4Г2 3 1450 0,83 36
8 Động cơ ép hơi 1 A3-315M-2БГ 200 2960 0,9 980
Động cơ quạt mát bầu
9 1 A02-31-4Г 5,5 1450 0,86 77
ép hơi
Động cơ quạt mát động
10 1 A02-31-4Г 1,5 2880 0,89 38
cơ khoan
11 Động cơ quạt thổi phoi 1 A02-31-2Г 9,5 2950 0,89 265
4.7.2. Nguyªn lý chung
§Ó truyÒn ®éng cho ®éng c¬ quay ty khoan - t¹o nªn M«men quay cho
mòi khoan- ty khoan c¾t ®Êt ®¸ t¹o lç khoan, ng-êi ta sö dông hÖ thèng truyÒn
®éng ®iÖn tù ®éng kÝn theo kiÓu chØnh l-u - ®éng c¬ ®iÖn mét chiÒu kÝch thÝch
®éc lËp
Bé biÕn ®æi ®iÖn chÝnh lµ tñ chØnh l-u TПE-200-460 để biến đổi dòng
điện xoay chiều thành dòng điện một chiều cung cấp cho phần ứng và kích thích
của động cơ một chiều đồng thời điều khiển động cơ quay ty khoan không thuận
nghịch hay là chế độ đảo chiều động cơ không liên tục.
4.7.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ chỉnh lưu TПE-200-460
Bộ chỉnh lưu TПE-200-460 được kết cấu ở dạng tủ, trong đó bố trí:
Bộ phận lực, hệ thống điều khiển, thiết bị đảo chiều, thiết bị bảo vệ tín
hiệu, cuộn kháng điện.

101
+ Bộ phận lực: Bao gồm mạch cầu chỉnh lưu MC mạch lực, mạch chỉnh
lưu nguồn kích thích độc lập của động cơ: PИB và nguồn cung cấp cho hệ thống
điều khiển kết cấu dưới dạng Blôc.
+ Hệ thống điều khiển của tủ bao gồm: Hệ thống điều chỉnh và điều khiển
xung pha được kết cấu dưới dạng mạch in, bộ chỉnh lưu đảm bảo:
Điều chỉnh tốc độ động cơ quay ty khoan với nhiều cấp độ trong giải từ 0 đến
định mức.

Hình 4.23. Sơ đồ nguyên lý hệ T - Đ cấp nguồn cho động cơ khoan


Điều chỉnh tốc độ đúng chức năng của tín hiệu chủ đạo.
Đảo chiều động cơ điện bằng cách đảo chiều dòng điện mạch kích thích
Điều chỉnh từ trường kích thích của động cơ trong vùng tải nhỏ hơn 60%
định mức để tăng tốc độ động cơ nhằm sử dụng hết công suất của cơ cấu dẫn
động quay ty khoan.
Nguyên lý làm việc của bộ chỉnh lưu TПE 200- 460
d1
LA 1  LA 3 : Cuộn kháng, nhằm hạn chế tốc độ tăng dòng bảo vệ cầu
dt
chỉnh lưu MC.
Q 1 : Là áp tô mát đầu vào, đóng cắt và bảo vệ bộ chỉnh lưu
TA: Biến dòng điện
ДT: là Đat tric dòng điện để đưa tín hiệu tỉ lệ với dòng phần ứng tới bộ
CYB và bộ hiệu chỉnh dòng PT.
MC: là cầu chỉnh lưu mạch lực: cung cấp điện áp phần ứng động cơ
M: động cơ điện một chiều quay ty khoan.
CИфY: Hệ thống điều khiển xung pha, để phát và điều khiển các xung
dịch chuyển chúng theo pha, giới hạn tín hiệu ở các giá trị  max và  min . Đồng

102
thời tạo và khuyếch đại các xung đưa vào Tiristor. Hệ thống xung pha điều
khiển có chứa 6 kênh, trên kênh có 2 cặp xung, có thời gian duy trì 400 s và
lệch nhau 60 0 điện.
PT: bộ hiệu chỉnh dòng: có nhiệm vụ hiệu chỉnh dòng và hạn chế nhanh
dòng ở giá trị cho phép khi tải thay đổi đột ngột ở bất kỳ tốc độ nào, rút nhanh
các xung điều khiển, khi giảm hay khử hoàn toàn tín hiệu đưa vào bộ đầu vào
By, hệ thống xung pha điều khiển. đảm bảo cơ cấu dẫn động làm việc chắc chắn
ở chế độ dòng liên tục, cũng như gián đoạn.

Hình 4.24.Sơ đồ khối chức năng của bộ chỉnh lưu


ДH: Đát tric điện áp: có nhiệm vụ đưa các tín hiệu tỉ lệ với điện áp phần
ứng của động cơ tới đầu vào của khuyếch đại điều chỉnh tổng (CYП).
CYП: Khối khuyếch đại và điều chỉnh tổng : làm nhiệm vụ tổng hợp và
khuyếch đại các tín hiệu điều khiển và tín hiệu hồi tiếp theo áp qua Đat tric điện
áp ДH
PИB: Kênh điện áp kích thích động cơ: bao gồm :
+ Bộ khuyếch đại tổng mạch điều khiển kích thích CYB
+ Hệ thống điều khiển xung pha mạch kích thích CИфYB

103
+ Chỉnh lưu hai pha không đối xứng MCB.
Điều chỉnh bộ đảo chiều: là công tắc tơ thuận, nghịch được điều khiển từ
Cabin, ngoài ra còn có Rơle kiểm tra từ trường mạch kích thích POП.
- Nguyên lý làm việc của hệ thống truyền động động cơ quay ty.
Để chuẩn bị làm việc người điều khiển đóng tất cả các công tắc tơ K 1 ; áp
tô mát tổng Q 1 cấp điện cho mạch lực và đóng tất cả các áp tô mát cấp điện cho
mạch kích thích, các áp tô mát cấp điện cho mạch tự dùng Q 4 ; Q 2 cho quạt mát
động cơ khoan - cấp điện cho bộ biến đổi điện chuẩn bị làm việc.
Khi khoá đảo chiều trên bàn điều khiển ở vị trí “0” ( trung gian) thì tín
hiệu theo mạch liên động từ bàn điều khiển loại hết xung điều khiển từ CИфYB
và cụm PT cũng loại hết tín hiệu điều khiển vào bộ BY: để chuẩn bị chu kỳ đảo
chiều của động cơ.
Khi khoá đảo chiều ở một trong những vị trí làm việc -45 0 hoặc +45 0 , tín
hiệu làm việc tăng, mạch kích thích hình thành theo chiều xác định và tăng tới
giá trị Rơle (P0П) K 1 tác động, bộ PT sẽ đưa các tín hiệu tương ứng với tín hiệu
điều khiển, cơ cấu dẫn động sẽ tăng tốc độ tới giá trị qui định. Để thay đổi tốc
độ của động cơ, thay đổi vị trí chiết áp SA 23 ở bàn điều khiển, tín hiệu điều
khiển sẽ qua CYP- PT- CИфY- MC: với 58 tốc độ khác nhau.
Để tăng độ cứng đặc tính cơ sử dụng hồi tiếp âm theo áp phần ứng động
cơ qua Đat tric ДH đưa vào CYП
Khi cơ cấu truyền động tăng tốc hoặc trường hợp tải đột ngột tăng, dòng
phần ứng động cơ tăng tới giá trị tác động của bộ PT. Bộ này sẽ khử bớt xung
giúp cho dòng phần ứng không tăng quá giá trị qui định của bộ PT, đồng thời
Đat tric ДT đưa dòng hồi tiếp tới CYB làm tăng từ trường động cơ tới giá trị
định mức, tức là giá trị điện áp giới hạn bởi góc  min của bộ CИфYB.
Khi tải tăng, dòng điện phần ứng tăng tới giá trị I c ( do bị kẹt ty, hoặc đất
đá quá rắn) yêu cầu cơ cấu dẫn động phải ngừng ngay, lúc này dòng hồi tiếp từ
ДT đưa về mạch PT đủ lớn để điện áp hồi tiếp trên mạch Điôt ổn áp V 3 đủ làm
thông V 3 trên mạch V 3 -R 16 -R 15 có dòng làm áp cực gốc Tranzitor V 4 âm → V 4
thông dẫn dòng đầu ra của PT về 0, do vậy đường đặc tính cơ gục ngay để bảo
vệ động cơ.
Khi tải giảm (I u ) giảm xuống bằng hoặc nhỏ hơn 60% định mức, tức là
I u ≤60%I dm , tay điều khiển ( chiết áp SA 23 ) đặt ở vị trí mút cực đại sẽ làm yếu từ

104
trường của động cơ, dòng điện kích thích giảm đi 40% định mức và tốc độ của
động cơ tăng gấp 1,5 lần so với tốc độ định mức.
Việc đảo chiều quay của động cơ thực hiện nhờ khoá chuyển mạch
SA 24 chuyển sang vị trí ngược lại qua vị trí trung gian “0” nhờ mạch liên động,
sẽ khử bỏ các xung tới CИфY và CИфYB loại dòng phần ứng và dòng kích
thích về giá trị 0, lúc này Rơle từ trường K 1 ngắt sơ đồ cũ thôi tác động và
chuyển sang sơ đồ làm việc mới, và khi dòng kích thích động cơ tăng tới giá trị
tác động của Rơle từ trường K 1 thì mạch liên động khử sẽ được loại ra, dòng
phần ứng của động cơ tăng theo tương ứng toàn bộ thời gian đảo mạch diễn ra
trong 4s
Để bảo vệ bộ biến đổi, loại các sự cố về điện. Bộ chỉnh lưu TПE- 200-
460, dùng các trang bị sau:
* Cầu chỉnh lưu mạch lực:
+ Bảo vệ khỏi ngắn mạch dùng Rơle cực đại trong áp tô mát Q 1 (F 1 )
+ Bảo vệ cầu chỉnh lưu Tiristor khỏi quá áp dùng các điện trở phi tuyến
đấu giữa các pha và dùng mạch R-C đấu song song với mỗi Tiristor
+ Bảo vệ cầu chỉnh lưu Tiristor khỏi bị phá hỏng do tốc độ tăng dòng
bằng các cuộn kháng LA 1  LA 3 .
*Cầu chỉnh lưu mạch kích thích
+ Bảo vệ ngắn mạch bằng Rơle cường độ cực đại và cầu chì.
Qua nguyên lý làm việc của hệ thống truyền động điện, động cơ một chiều kích
thích độc lập quay ty khoan trên máy khoan xoay cầu CБШ- 250MH- 32T( hệ
B-Đ) là hệ thống tự động điều chỉnh sử dụng hồi tiếp âm theo áp và theo dòng
hồi tiếp cắt nhanh theo dòng phần ứng nhằm đảm bảo cho hệ thống làm việc êm
dịu, ổn định tận dụng khả năng công suất truyền động của hệ, tạo ra đường đặc
tính cơ theo kiểu máy xúc, nhằm tăng năng suất khi khoan và phù hợp với tải.
Khi thay đổi tín hiệu điều khiển khác nhau ta được họ 58 đường đặc tính khác
nhau, như đồ thị biểu diễn hình 4-25a.

Hình 4.25

105
Ngoài ra hệ thống truyền động cũng cho phép điều chỉnh từ thông ф KT cña
®éng c¬ khi t¶i cña ®éng c¬ b»ng hoÆc nhá h¬n 60% t¶i ®Þnh møc, xuèng cßn
40% ®Ó t¨ng tèc ®é cña ®éng c¬ lªn 1,5 lÇn nh»m t¨ng n¨ng suÊt khoan, ë vïng
t¶i nhá nh- nªu trªn. §å thÞ biÓu diÔn ®Æc tÝnh nµy trªn h×nh 4-25b.
4.7.4. Các tham số kĩ thuật chính của bộ biến đổi động cơ
Tham số kĩ thuật của bộ biến đổi TПE- 200- 460 (bảng 4.10)
Bảng 4.10
TT Tên thông số Kí hiệu Giá trị

1 Điện áp định mức vào chỉnh lưu V 380

2 Tần số dòng điện định mức vào chỉnh lưu Hz 50

3 Dòng định mức ra của chỉnh lưu A 200

4 Phạm vi điều chỉnh dải điện áp ra V 0  460V

5 Điện áp đầu vào định mức PUB V 220V

6 Giải điện áp biến đổi điện áp đầu ra bộ PUB V 0  115V

7 Giải biến đổi dòng điện đầu ra PUB A 0 - 13

8 Công suất tác dụng đầu ra định mức KW 92

9 Hiệu suất của bộ chỉnh lưu η % 94

10 Hệ số công suất Cos  0,87

Các tham số kĩ thuật của động cơ ДПB - 52T (bảng 4.11)


Bảng 4.11
Tên thông số Trị số
Công suất định mức 60 KW

Tốc độ định mức 1230 v


p
Điện áp định mức 305 v
Dòng định mức 220A
Cuộn dây phần ứng có
+ Điện trở ở 20 0 C: 0,019Ω 0,019Ω
+ Số rãnh: 35 35
+ Số vòng dây trong một bối: 1 1

106
Tên thông số Trị số
+ Số mạch nhánh song song: 2 2
Cuộn dây cực từ phụ
0,0125 Ω
+ Điện trở ở 20 0 C
16 v
+ Số vòng dây:

Cuộn dây kích thích độc lập


+ Điện trở ở 20 0 C 6,3Ω
+ Số vòng dây 475
+ Điện áp định mức: 85 v

Hộp giảm tốc có 2 cấp bánh răng i = 11,05

4.7.5. Nguyên lý làm việc của cầu chỉnh lưu mạch lực MC
a). Sơ đồ nguyên lý được thể hiện trên hình 4.26
U2 U2a U2b U2c

Ud

Id t
t
It
t

Hình 4.26. Sơ đồ nguyên lý cầu chỉnh lưu mạch lực MC


b). Nguyên tắc làm việc
Khối mạch lực MC: là cầu chỉnh lưu cầu 3 pha dùng tiristor có điều khiển
dể biến đổi nguồn điện xoay chiều 3 pha 380v thành nguồn điện một chiều cung
cấp cho mạch phần ứng động cơ một chiều quay ty khoan trên máy khoan xoay
cầu. Để điều khiển mỗi tiristor, dùng bộ điều khiển xung pha, khuyếch đại
xung, biến áp xung .Nhờ cách đấu và các thông số của các phần tử trong sơ đồ
mà mỗi tiristor có 2 xung điều khiển. Mỗi xung điều khiển cấp vào các tiristor
lệch nhau một góc  rad 60 0 điện theo trình tự tương ứng với thời điểm mở
3

mạch tự nhiên:
Sơ đồ cầu chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm Catốt chung T 1 , T 3 , T 5

107
+ Nhóm Anốt chung T 2 , T 4 , T 6
Điện áp pha thứ cấp máy biến áp:
v a = 2 V 2 sin 
v b = 2 V 2 sin[  - 2 3 ]

v c = 2 V 2 sin[  - 4 2 ]
-Góc  tính từ thời điểm mở mạch tự nhiên
-Hoạt động của sơ đồ cầu 3 pha đối xứng:
Giả thiết T 5 và T 6 đang mở cho dòng chảy qua.Khi  = 1 =  3 +  cấp
một xung mở T 1 . T 1 mở cho dòng chảy qua làm T 5 bị khoá tự nhiên vì v a > v c .
Lúc này T 6 và T 1 cho dòng chạy qua, điện áp trên tải sẽ là U d = U ab - v a -v b . Khi
 =  2 = 3 6 +  cấp 1 xung vào T 2 , T 2 mở làm cho T 6 bị khoá tự nhiên do v b >

v c . Các xung điều khiển lệch nhau 1 góc  3 lần lượt được đưa đến cực điều
khiển của các tirisor theo thứ tự 1; 2; 3; 4; 5; 6; 1: trong mỗi nhóm nếu một
tiristor mở nó sẽ khoá ngay Tiristor đang dẫn trước nó.
Thứ tự mở và khoá các Tiristor tóm tắt theo bảng 4.12:
Bảng 4.12
Thời điểm Mở Khoá
 1 = 6 + T1 T5

 2 = 3 6 +  T2 T6

 3 = 5 6 +  T3 T1

 4 = 7 6 +  T4 T2

 5 = 9 6 +  T5 T3

 6 = 11 6 +  T6 T4

c). Hình dạng đường cong áp U d và I d được biểu diễn trên hình 2.24 điện
áp và dòng sau khi chỉnh lưu.
- Đường biểu diễn áp (b) là đường biểu diễn áp sau chỉnh lưu của nhóm
Catốt khi x a ≠ 0.
- Hình (4.24) d biểu diễn dòng dẫn sau khi chỉnh lưu có kể đến ảnh hưởng
của x a : (x a ≠ 0)

108
d). Các công thức tính toán: Điện áp trung bình, dòng dẫn
- Như ta đã nói ở trên:
U d = U d (K) - U d (A)
U d : Là điện áp trung bình của cầu chỉnh lưu
Ud ( A) : Là điện áp chỉnh lưu của nhóm Anôt chung
Ud (K ) : Là điện áp chỉnh lưu của nhóm katốt chung
Sau khi làm phép tích phân ta có:
U d ( K ) = -1,17v 2 cos 
Ud ( A) = 1,17 v 2 cos 
 U d = 1,17 v 2 Cos  +1,17 V 2 cos 

= 2,34 v 2 cos 
Dòng I d sau chỉnh lưu:
Ud
Id= (A)
Rt
Do tải có x a ≠ 0;X d = ∞ nên có hiện tượng trùng dẫn, do đó có tổn thất áp
do trùng dẫn 1 lượng là:
3x a .I d
∆U  = (V)

Do vậy:
3x a .I d
U d = 2,34 U 2 cos  - (V)

Điện áp ngược đặt lên mỗi Tiristor được tính theo công thức sau:
U tMax = 6 U 2 = 2,45. U 2 (V)
Dòng điện chạy trong mỗi Tiristor được tính theo công thức:
Id
It = (A)
3
4.7.6. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa điện áp U d với góc mở 
- Để vẽ được đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa góc  và U d ta tính các
giá trị U d với góc  theo công thức và các giá trị khác nhau của góc  .
áp dụng công thức tính:
U d = 2,34 V 2 .cos 
Bỏ qua tổn thất do hiện tượng trùng dẫn và trong quá trình tìm hiểu không xác
định được giá trị điện cảm của biến áp.

109
Ud (v)

514,8
507
481
446
394

330

257

176

88

 (RAD)

0
18 9 6 4,5 3,6 3,3 2,57 2,25 2

Hình 4.27. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa điện áp U d với góc mở 
- Nguyên lý làm việc của cầu chỉnh lưu 2 pha không đối xứng của mạch kích từ
Sơ đồ chỉnh lưu 2 pha dùng một nửa số van là Tirstor(T 1 và T 2 ), một nửa
số van là Điôt (Đ 3 ;Đ 4 ).
Nguyên lý làm việc như sau:
Ở chu kỳ điện áp U'2a dương, khi  =  1 = , cấp một xung vào T 1 , T 1 mở
cho dòng chạy qua. Dòng điện đi như sau pha A → tải → Đ 3 → pha B. Đến thời
điểm  = 2 điện áp pha B trở nên dương, do đó katốt của Đ3 bị đặt vào điện thế
dương hơn Anốt, nên Đ3 khóa lại, đồng thời T1 cũng bị khoá lúc này điện áp trở về
không. Như vậy, trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 đi ốt Đ3 và T1 cùng cho dòng
chảy qua, hình dáng điện áp nắn qua Đ3, T1 như hình 4-28.
Ở chu kỳ sau điện áp U'2a âm và U'2b trở nên dương tại thời điểm  =  +
 ta lại cấp xung vào T2 : T2 mở cho dòng chảy qua như sau: pha B → đ4 → tải
→ T2 → pha A, đến thời điểm 4 khi U'2b giảm về 0 và trở nên dương đi ốt Đ4
khóa, đồng thời T2 bị khóa theo. Hình dạng điện áp thể hiện ở hình 4-28b.

110
Hình 4-28. Sơ đồ nguyên lý của cầu chỉnh lưu
Ở các chu kỳ sau khi điện áp pha A và pha B đổi dấu cầu chỉnh lưu cũng
làm việc tương tự như trên các xung cấp cho Tirstor T1; T2 lần lượt và cách nhau
1800 điện.
- Hình dạng điện áp nắn Ud thể hiện ở hình 4-28c .
- Trong khoảng thời gian từ 2  3 điện áp chỉnh lưu có giá trị 0: xong do
cuộn kích từ có điện cảm và điện trở lớn nên khi điện áp chỉnh lưu bằng 0 thì đ3
 đ4 vẫn có dòng chảy qua. Do năng lượng tiềm tàng của cuộn kích từ. Chính vì
thế nên dòng dẫn được san phẳng: Hình 2.2.d thể hiện hình dạng dòng điện dẫn Id.
- Giá trị điện áp trung bình trên tải được tính bằng biểu thức:
1 1
Ud = [ 1 + cos - sin]
5. 2.U'2; 3
1
= 0,67U'2 [ 1 + cos - sin] (V)
3

111
Ud
- Dòng tải là Id = (A)
R
( −  )
- Dòng chạy trong Tirito và điốt = Id
2
4.7.7. Nguyên lý làm việc của khâu hồi tiếp áp
_
+ R27 R25
R22
R13
24V

T2 V11
V13
-24V
R33 R29
6
5
:1 +
40 Ura
T2 T2
C4 4
A
-
:9 :8 :7 :6
12 11
R37 3
R41
V15
:2
R34 R30 0
C3

R24

R39 -12V

:3
T1

R40 R20 121

V14 V12

R35 R31
V16 R38 :4
R42
R26
R28
T2 T2
:13 :12 :11 :10 C10

:5 R36 R32
A

R23 R21 119

Hình 4-29. Sơ đồ nguyên lý của đat tric điện áp ДH.

Để tạo nên tín hiệu hồi tiếp áp theo mạch phần ứng của động cơ ( hay là
điện áp mạch lực của cầu chỉnh lưu MC ). Bộ biến đổi điện trên máy khoan
xoay cầu, dùng bộ đat tric điện áp ДH. Đầu vào của bộ đat tric( 121;119 ) được
đấu sau cầu chỉnh lưu mạch lực (MC) tại điểm X 2 (1;4) để nhận tín hiệu điện áp
thay đổi của cầu MC, tín hiệu này được đưa vào đầu vào của khuyếch đại thuật
toán A, đầu ra của khuyếch đại A đưa vào khuyếch đại tổng hợp cyΠ. Như vậy
tín hiệu đầu ra của khâu hồi tiếp theo điện áp sẽ tỉ lệ tương ứng với điện áp của
mạch ruột động cơ theo một hệ số K A nào đó. Để thực hiện được nguyên tắc
trên thì nguyên lý làm việc của đat tric điện áp như sau: Đat tric ДH được cấu
tạo như một máy phát từ Tranzitor.Trên Tranzitor V 15 -V 16 biến đổi điện áp 1
chiều 24 v thành điện áp xoay chiều dao động với tần số 2,5Khz, tín hiệu này có
dạng hình góc vuông tạo nên mạch từ ( như từ thông của máy biến áp) để cảm
nhận được sự thay đổi điện áp một chiều của cầu chỉnh lưu MC. Khi đó tín hiệu
thay đổi sẽ được đưa qua Tranzitor V 12 và V 14 khuyếch đại và chuyển tiếp sang

112
Tranzitor V 11 và V 13 khuyếch đại và đưa vào mạch đầu vào của khuyếch đại
thuật toán A, khuyếch đại thuật toán A lại khuyếch đại tín hiệu đưa ra đầu ra
(10) tới đầu vào 56 của khuyếch đại thuật toán A 1 trong CYΠ. Mà kết quả tín
hiệu đầu ra sẽ tỉ lệ tương ứng với sự thay đổi điện áp của cầu chỉnh lưu mạch
lực MC như đã nói ở trên.
4.7.8. Nguyên lý làm việc của khâu hồi tiếp theo dòng
Để tạo tín hiệu hồi tiếp theo dòng của động cơ quay ty khoan (dòng phần
ứng) trên máy khoan trong bộ biến đổi điện người ta sử dụng biến dòng điện
TA 1  TA 3 với tỉ số biến dòng k =400/5 mà cuộn sơ cấp chính là thanh cái của

mạch lực, bên thứ cấp là 3 cuộn dây của biến dòng đấu theo kiểu sao, điện áp
của 3 cuộn này lấy ra trên 3 điện trở R 3 ữ R 5 = 0,2 Ω và đưa vào 3 cuộn sơ cấp
của biến dòng T 2 ữ T 4 . Bên thứ cấp của biến dòng T 2 ữ T 4 gồm 6 cuộn dây kí
hiệu (5; 6) và (3; 4), 3 cuộn dây 3 và 4 đấu sao với nhau, 3 cuộn (5; 6) đấu sao
với nhau và đưa 3 pha vào cầu chỉnh lưu V 9 ữV 11 , biến đổi thành điện áp một
chiều cấp tín hiệu tỉ lệ với dòng phần ứng vào bộ điều chỉnh dòng PT và bộ điều
khiển dòng kích thích PИB.
- Biến dòng điện mạch lực: TA 1  TA 3 loại TШ1M- 0,5-T 3 - I 400 5
- Biến dòng điện T 2 ; T 3 ; T 4 : 6ΛT- 170- 366 -30 có:
+ Cuộn sơ cấp (1; 2) U= 0,5 v : 8 vòng dây loại ΠЭB −2  = 1,8mm
+ Cuộn thứ cấp (3; 4) U= 24,4 v : 390v dây loại ΠЭB −2  = 0,25mm
+ Cuộn thứ cấp (5; 6) U=17,8 v : 285 dây loại ΠЭB −2  = 0,25mm
Các điện trở và các phần tử khâu hồi tiếp:
+ Điện trở mắc trên đầu ra cuộn thứ cấp TA 1  TA 3
R 3 = R 4 = R 5 = 0,2Ω ± 10%
+ Điện trở mắc trong mạch bộ hiệu chỉnh dòng PT:
R 3 = 150Ω ± 10% giá trị đang đặt là 50Ω
R 4 = 15Ω ± 10%
R 12 = 1000Ω ± 10%
R 16 = 10KΩ ± 20%
R 15 = 1KΩ ± 10%

113
-24v
R 11
+c5 U ra
6
4 R 14
A2 +c3 R 20
R 10 11
5
12 V4
3 v7
R9 c2

R 18 R 15 R 22

R4
R 16
R 12
+C4

R3 v3

T4 6 V11 V12
1 5
2
4
3
6
T3 1 PИB
5
2
4
3
T2 6
1 5
2
4

V9 V10

Hình 4-30. Sơ đồ nguyên lý làm việc của đát tric dòng và khâu hồi tiếp
R 22 = 10 KΩ ± 10%
R 20 = 1 KΩ ± 20%
R 14 = 2,7 KΩ
Tranzitor V 4 : loại KT 209И; tụ C 5 : K53_14_30 v _10μF
Điôt ổn áp V 3 : loại Д 814A 1
Điôt V 7 : loại KД 103A
4.7.9. Nguyên lý làm việc của hệ thống điều khiển xung pha
a). Nguyên lý làm việc của khối điều chỉnh dòng PT (hình 4.30).
Sự điều tiết dòng điện của PT tập trung ở Tranzitor V 4 và bộ khuyếch đại
thuật toán A 2 . Khuyếch đại thuật toán A 2 đấu theo sơ đồ lặp lại Tranzitor V 4 ,
tụ điện C 5 , R 20 tạo thành mối liên kết để tăng tín hiệu vào. Trên cực gốc của
V 4 , các tín hiệu liên kết ngược theo dòng, gồm liên kết linh động và liên kết

114
cứng. Liên kết ngược linh động được đưa theo mạch ДT-C 4 -C 18 . Liên kết cứng
cắt nhanh theo dòng phần ứng theo mạch ДT-V 3 - R 16 - R 15 - R 22 .
Sự làm việc của bộ PT như sau:
Khi xảy ra sự đảo chiều dòng điện kích thích của động cơ, tay đảo mạch
để về vị trí “0”, thì khoá chuyển mạch liên động với tín hiệu điều khiển nối sun
đầu ra của khuyếch đại thuật toán A 2 , trước đó tụ C 5 đã nạp và phóng qua Điôt
V 7 . Điện áp trên đầu ra của PT giảm về “0” một cách đột biến- nhằm làm cho
quá trình đảo chiều động cơ được dễ dàng và an toàn.
Khi khoá đảo chiều S 2 ở vị trí ngược lại( vị trí làm việc ngược với khi
chưa đảo chiều) thì tín hiệu được đưa đến khuyếch đại thuật toán A 2 . Tụ C 5
được nạp qua mạch V 4 -R 20 -R 14 - A 2 với hằng số thời gian (C 5 ; R 20 ; R 14 ) khi tín
hiệu giảm tụ C 5 sẽ phóng đến điện áp quy định theo mạch V 7 -A 2 -R 14 với thời
gian nhỏ, như vậy bộ điều chỉnh PT sẽ dẫn nhanh các dòng.
Khi tải tăng, tức là Iư tăng cao đột ngột tới trị số dòng cắt, động cơ cần
phải được bảo vệ, hệ số hồi tiếp dòng tăng cao, đến trị số điện áp đủ lớn làm
thông Điôt ổn áp V 3 . Mạch V 3 - R 16 - R 15 -R 12 có dòng làm V 4 thông tín hiệu
điện áp điều khiển ở đầu ra của A 2 sẽ giảm về “0” làm cho dòng phần ứng động
cơ giảm một cách nhanh chóng.
- Nguyên lý làm việc của khuyếch đại thuật toán A 1

Hình 4.31. Sơ đồ nguyên lý của khuyếch đại thuật toán A 1


+ Khuyếch đại A 1 lắp trong cyΠ để tổng hợp và khuyếch đại các tín hiệu,
với sơ đồ nguyên lý thì khuyếch đại A 1 là mạch khuyếch đại theo kiểu khuyếch
đại tổng.
+ Khuyếch đại có 3 đầu vào: đưa vào đầu không đảo

115
+ Đầu vào R 3 là tín hiệu điện áp điều khiển từ bàn điều khiển, nó là tín
hiệu chủ đạo.
+ Đầu vào trên R 4 là tín hiệu từ Đattric điện áp ДH đưa tới.
+ Đầu vào qua R 2 là đầu vào dự phòng.
+Tín hiệu phản hồi được lấy ra trên điện trở R 7 và R 6 , hệ số khuyếch đại
của A 1 phụ thuộc vào việc điều chỉnh giá trị R 6 :
- Với sơ đồ như trên ta có:
Ur
k KD =
U v
trong đó: U r : là điện áp đầu ra
U v : là tổng điện áp đầu vào
U3 U
mà: U r = R 6 + R 7 ( + 4)
R3 R4
Nguồn nuôi khuyếch đại là nguồn ± 12V ổn định
Uđk
24

20

15

10

Uđk
2 1,5 1 0,5 0,6 1 2 2,5 3
U3
Uoc

U
Hình 4. 32. Đặc tính của khuyếch đại thuật toán A 1 :
b). Khối điều khiển xung pha CUΦY
Để tìm hiểu nguyên lý làm việc của khối xung pha điều khiển ta xét nguyên lý
làm việc, chức năng của từng khối của hệ thống này theo sơ đồ khối hình 4-33.
Hệ thống gồm các khối sau:
+ BY: là khối đầu vào.
+ Y  C: là khối dịch pha.
+  И: là khối tạo xung
116
+ YC: là khối đồng bộ.
+ YИ: là khối khuyếch đại xung.
+ YCC: là khối tín hiệu ánh sáng.
+ YДP: là khối Điôt kép.
- Nguyên lý làm việc của bộ đầu vào BY
- Sơ đồ nguyên lý của bộ đầu vào BY được thể hiện ở hình 4-33.

Hình 4.33. Sơ đồ nguyên lý của bộ đầu vào BY


Bộ đầu vào BY để đưa dòng điều khiển vào khối xung pha và giới hạn tín
hiệu điều khiển, bao gồm khuyếch đại thuật toán A2 được mắc theo sơ đồ
chuyển phát sơ đồ mạch lặp lại tức là trong tất cả các dải điều chỉnh giá trị điện
áp đầu ra của tín hiệu điều khiển bằng giá trị điện áp đầu vào. Bộ thiết bị đầu
vào chung cho tất cả các kênh của hệ thống điều khiển xung pha. Điện áp điều
khiển được hạn chế trên được điều chỉnh bằng điện trở R 28 qua điôt V 11 và điện
trở hạn chế điện áp điều khiển giới hạn dưới qua việc điều chỉnh giá trị điện trở
R 29 , Điôt V 12 . Khối đầu vào còn có công tắc chuyển mạch S 1 và chiết áp điều
chỉnh R 49 . Muốn điều chỉnh bằng tay chuyển S 1 về vị trí điều khiển bằng tay và
điều chỉnh chiết áp R 29 :

117
Hình 4.34. Sơ đồ nguyên lý của khuyếch đại thuật toán A2
- Khối đồng bộ: YC Sơ đồ nguyên lý được thể hiện ở hình 4-35
Điện áp đồng bộ đưa vào các kênh do biến áp T 6 cấp để điều khiển 6
Tiristor mở với góc  .
- Điện áp hình sin trên tụ C 9 là điện áp đồng bộ được đưa vào mỗi kênh,
đường cong 1 trên hình 4-36 là điện áp đồng bộ. Bộ lọc R 34 , R 35 , C 9 để lọc điện
áp đồng bộ, điện áp này cũng được lọc sơ bộ qua bộ lọc R-C sau biến áp T 6 .
- Trong chu kỳ điện áp đồng bộ dương, Tranzitor V 16 đóng lại tụ điện C 12
sẽ nạp điện đến điện áp 24V theo mạch Điôt V 20 , điện trở R 37 .
Vào thời điểm t 1 khi điện áp đồng bộ chuyển qua “0” trở nên âm,
Tranzitor V 16 mở ra, và tụ C 12 sẽ phóng điện theo mạch Điôt V 19 , điện trở R 39
trong khối C  Y- V 16 .
Khối đồng bộ YC kênh thứ hai làm việc tương tự ngược theo điện áp
đồng bộ đường 2 hình 4-36.
Dạng điện áp kênh thứ nhất như đường cong 3. Còn ở kênh 4 là đường
cong 4, hình 4-36.
Vậy tại thời điểm t 1 qua điện trở R 39 có xung dòng do tụ C 12 phóng, là
xung đồng bộ vào khối dịch pha có dạng như đường 5 hình 4-36.
- Khối dịch pha YΦC ( hình 4-35)
Trong khoảng thời gian 0  t 1 bóng V 18 và V 22 mở, tụ C 11 phóng điện, tại
thời điểm cực gốc V 22 tiếp nhận cực tính dương đồng bộ bóng V 22 ; V 18 khoá,
trên cực phát bóng V 18 xuất hiện điện áp âm bằng điện áp điều khiển -U y . Tụ

118
điện C 11 bắt đầu nạp điện theo mạch “0” nguồn -V 15 -R 33 -R 35 -R 26 , điện áp trên
cực phát bóng V 18 sẽ tăng lên bằng tổng điện áp trên tụ C 11 và điện áp điều
khiển và bằng điện áp so sánh U cp . Tại thời điểm này Điôt V 13 thông cho dòng

qua theo mạch V 13 - Tiếp giáp gốc phát V 18 -R 33 -R 26 . Nguồn -150, do có dòng
chạy qua nên Tranzitor V 18 và V 22 lại mở, tụ điện C 11 lại phóng theo mạch Điôt
V 7 - V 22 - V 18 và điện áp trên cực phát V 18 lại trở về “0”.
Vào thời điểm t 2 tín hiệu đồng bộ mới được đưa đến bằng khối đồng bộ
của kênh thứ 2 lặp lại chu trình làm việc trên. Tụ C 10 trong khối dịch pha để
nâng cao tính chống nhiễu của khối.

Hình 4.35. Sơ đồ nguyên lý khối dịch pha YΦC

119
Hình 4.36
Dạng điện áp trên cực phát bóng V 18 có dạng hình thang vuông lặp lại
90 0 , như vậy góc dịch chuyển pha được xác định bằng thời gian nạp tụ điện C 11 ,
đến thời điểm mà tổng điện áp tụ C 11 nạp và điện áp điều khiển trên cực phát
bóng V 18 bằng điện áp so sánh, mà điện áp so sánh là không đổi (được đặt
trước) nên khi điện áp điều khiển tăng làm giảm thời gian nạp của tụ C 11 , dẫn
đến đại lượng dịch pha  giảm xuống.
Đường 6 hình 4-36 thể hiện đại lượng dịch pha  1 ,  2 ,  3 ứng với điện
áp điều khiển U y1 ; U y 2 ; U y 3 , góc dịch pha lớn nhất có thể đạt 170 0 điện.

-Khối tạo xung ΦИ (hình 4-37)


Nguyên lý tạo xung.
Trong khoảng thời gian 0  t 1 bóng V 22 , V 23 thông, tụ C 13 phóng điện,
điện thế của nó bằng điện ra trung tính “0”. Trong chu kỳ làm việc của bộ dịch
pha, tụ C 13 nạp đến điện thế 24V, bộ tạo xung chuẩn bị tác động, ở thời điểm
V 22 thông, tụ C 13 nạp theo mạch cực phát- góp V 22 - R 41 . ở cực gốc bóng
V 23 xuất hiện điện thế dương tại chu kỳ phóng của tụ C 13 nên nó bị khoá. Trong
thời gian tụ C 13 không phóng đến giá trị điện áp “0”. Khi bóng V 23 bị khoá trên

120
cực phát của nó xuất hiện xung điện áp, xung này đi qua Điôt ổn áp V 26 như
một phần tử nối mạch đưa vào khuyếch đại xung kênh 1 hoặc kênh 4.
Vậy trong một chu kỳ tích nạp của tụ C 13 đến 24V và phóng đến 0 là chu
kỳ hình thành tạo xung, xung này có biên độ và thời hạn hình thành xung không
đổi, nó chỉ phụ thuộc vào thông số các phần tử, thời điểm tạo xung và hình dạng
xung được chỉ trên hình 4-36 đường 7 đối với kênh 1, đường 8 với kênh 4.
- Bộ khuyếch đại xung
Ở đầu vào cực điều khiển của mỗi Tiristor đều có bộ khuyếch đại xung và
biến áp xung, để tạo và truyền xung đủ lớn để mở các Tiristor, đồng thời cách ly
mạch lực có điện áp cao với mạch điều khiển có điện áp thấp.
Sơ đồ nguyên lý bộ khuyếch đại tạo xung và biến áp xung thể hiện ở hình 4-35.
Nguồn nuôi bộ này được lấy từ nguồn 30V- 6A. Bóng V 25 khi có xung vào thì
mở bão hoà cấp xung qua cuộn thứ cấp vào Tiristor qua đầu (G; K). Khi không có xung
thì V 25 khoá, nhằm hạn chế điện áp trên cực phát của bóng V 25 . Khi khoá trên mạch
cuộn dây bố trí điôt V 2 .Biến áp xung chỉ truyền được xung tồn tại trong khoảng thời
gian từ 10  400 s

Hình 4.35. Bộ khuếch đại xung

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4


Câu 1. Trình bày kết cấu và cấu tạo của máy xúc?
Câu 2.Trình bày các yêu cầu cơ bản đối với hệ truyền động điện các cơ cấu của
máy xúc?
Câu 3.Biểu đồ phụ tải của các cơ cấu chính của máy xúc có ý nghĩa và chức
năng gì?

121
Câu 4.Giải thích nguyên lý làm việc một số sơ đồ khống chế máy xúc điển hình?
Câu 5. Vai trò- vị trí của công tác khoan đối với ngành khai thác than lộ thiên?
Câu 6. Cấu tạo và làm việc của bộ chỉnh lưu TПE-200-460 dùng trong máy
khoan xoay cầu CБШ-250MHA-32T?
Câu 7. Trình bày nguyên lý làm việc của khâu hồi tiếp theo áp và theo dòng
trong máy khoan CБШ-250MHA-32T?

122
Chương 5
TRANG BỊ ĐIỆN CÁC THIẾT BỊ VẬN TẢI LIÊN TỤC
5.1. Khái niệm chung
ë c¸c nhµ m¸y xÝ nghiÖp c«ng nghiÖp nãi chung, ®Æc biÖt trong ngµng c«ng
nghiÖp kai th¸c vµ chÕ biÕn kinh doanh than than, do tÝnh phøc t¹p cña c«ng nghÖ khai
th¸c, khèi l-îng c«ng viÖc vËn chuyÓn lín, thiÕt bÞ vËn t¶i ®a d¹ng, nªn theo kinh
nghiÖm cña c¸c n-íc tiªn tiÕn vµ thùc tÕ s¶n xuÊt, nh©n lùc phôc vô vËn t¶i chiÕm tõ
30% ®Õn 40%, cßn gi¸ thµnh vËn t¶i chiÕm tõ 40% ®Õn 50% trong tæng chi phÝ chung.
ĐÓ gi¶i quyÕt tèt nhiÖm vô vËn t¶i võa ®¸p øng ®-îc yªu cÇu khai th¸c võa mang l¹i
hiÖu qu¶ kinh tÕ cÇn ph¶i lùa chän s¬ ®å c«ng nghÖ vËn t¶i hîp lý. §ång thêi ph¶i lùa
chän c¸c thiÕt bÞ vËn t¶i phï hîp nh»m ph¸t huy hiÖu qu¶ vµ n¨ng lùc vËn t¶i cña
chóng.
VËn t¶i b»ng c¸c thiÕt bÞ vËn t¶i liªn tôc cã -u ®iÓm lµ n¨ng suÊt vËn t¶i lín, ®é
tin cËy cao, dÔ b¶o qu¶n sö dông vµ ®iÒu khiÓn, kh«ng ån, kh«ng g©y bôi, c¸c tuyÕn
b¨ng chuyÒn cì lín hÇu hÕt c¸c ngµnh c«ng nghiÖp ®Òu sö dông, nh- ngµnh c«ng
nghiÖp s¶n xuÊt xi m¨ng, ®Æc biÖt lµ ngµnh khai t¸c vµ chÕ biÕn kinh doanh than ë
n-íc ta ®Òu sö dông lµm ph-¬ng tiÖn vËn chuyÓn chÝnh.
Các thiết bị vận tải liên tục dùng để vận chuyển các vật liệu thể hạt, thể
cục kích thước nhỏ, các chi tiết ở dạng thành phẩm và bán thành phẩm, hoặc vận
chuyển hành khách theo một cung đường nhất định không có trạm dừng giữa
đường để trả hàng và nhận hàng. Thiết bị vận tải liên tục bao gồm: băng chuyền,
băng tải các loại, băng gàu, đường cáp treo và thang chuyền. Những thiết bị vận
tải liên tục kể trên có năng suất rất cao so với các phương tiện vận tải khác, đặc
biệt là ở những vùng núi non có địa hình phức tạp.
Nhìn chung, về nguyên lý hoạt động của các thiết bị vận tải liên tục tương
tự nhau, chúng chỉ khác nhau ở các điểm sau: công năng, kết cấu cơ khí, cơ cấu
chở hàng hoá, cơ cấu tạo lực kéo v.v…
1. Băng tải: Thường dùng để vận chuyển vật liệu thể bột mịn, thể hạt hoặc kích
thước nhỏ theo phương nằm ngang hoặc theo phương mặt phẳng nghiêng với
0
góc nghiêng nhỏ hơn 30 , với các cơ cấu kéo (băng chở vật liệu) đa dạng như
băng vải, băng cao su, băng bằng thép tấm v.v…
2. Băng chuyền: Thường dùng để vận chuyển các vật liệu thành phẩm và bán
thành phẩm, thường được lắp đặt trong các phân xưởng, các nhà xưởng, xí
nghiệp sản xuất theo dây chuyền. Với cơ cấu chuyển là móc treo, giá treo và
thùng hàng.

123
3. Băng gàu: là thiết bị dùng để vận chuyển các vật liệu thể bột mịn bằng các
gàu con nối liên tiếp nhau thành một vòng kín được lắp đặt theo phương thẳng
0
đứng hoặc góc nghiêng lớn hơn 60 .
4. Đường cáp treo: thường dùng hai loại: một đường cáp hoặc hai đường cáp
dùng để chở khách và vận chuyển hàng hoá trong các thùng treo trên cáp.
5.Thang chuyền: Dùng để vận chuyển hành khách với bề rộng của các bậc thang
từ (0,5 ÷ 1,2)m, tốc độ di chuyển v = (0,4 ÷ 1)m/s.
5.2.Cấu tạo và thông số kỹ thuật của một số thiết bị vận tải liên tục
5.2.1.Băng tải
Băng tải là thiết bị vận tải hoạt động liên tục dùng để vận chuyển vật liệu
theo mặt phẳng nằm ngang hoặc theo mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng dưới
0
30 . Kết cấu của băng tải lắp cố định được biểu diễn trên hình 5-1.
Kết cấu của băng tải gồm có giá đỡ 10 với các con lăn đỡ trên 12 và hệ
thống con lăn đỡ phía dưới 11, băng tải chở vật liệu 7 di chuyển trên các hệ
thống con lăn đó bằng hai tang truyền động: tang chủ động 8 và tang thụ động 5.
Tang chủ động 8 được lắp trên một giá đỡ cố định và kết nối cơ khí với động cơ
truyền động qua một cơ cấu truyền lực dùng dây curoa hoặc một hộp tốc độ
(hình 5 -1c). Cơ cấu tạo sức căng ban đầu cho băng tải gồm đối trọng 1, hệ
thống định vị và dẫn hướng 2, 3 và 4. Vật liệu cần vận chuyển từ phễu 6 đổ
xuống băng tải và đổ tải vào phễu nhận hàng 9.

Hình 5 .1. Băng tải cố định a,b) kết cấu của băng tải; c,d,e)
Các dạng của cơ cấu truyền lực

124
Băng tải được chế tạo từ bố vải có độ bền cao, ngoài bọc cao su với khổ
0
rộng (900 ÷ 1200)mm. Khi vận chuyển vật liệu có nhiệt độ cao (tới 300 C)
thường dùng băng tải bằng thép có độ dày (0,8 ÷ 1,2)mm với khổ rộng (350 ÷
800)mm.
Cơ cấu truyền lực trong hệ truyền động băng tải thường dùng ba loại:
- Đối với băng tải cố định thường dùng hộp tốc độ và hộp tốc độ kết hợp với
xích tải (hình 5-1c,d).
- Đối với băng tải lắp không cố định (có thể di dời) dùng tang quay lắp trực
tiếp với trục động cơ (hình 5-1e) với kết cấu của hệ truyền động gọn hơn.
- Đối với một số băng tải di động cũng có thể dùng cơ cấu truyền lực dùng puli
đai truyền nối động cơ truyền động với tang chủ động.
Năng suất của băng tải được tính theo biểu thức sau:
Q = δ.v [kg/s] (5.1)
3600 . .v
Q= = 3,6. .v [tấn/giờ] (5.2)
1000
trong đó: δ - khối lượng tải trên một đơn vị chiều dài của băng tải, kg/m;
v - tốc độ di chuyển của băng tải , m/s.
3
δ = S.γ.10 [kg/m] (5.3)
3
trong đó: γ - khối lượng riêng của vật liệu, tấn/m ;
2
S - tiết diện cắt ngang của vật liệu trên băng, m .

Hình 5.2. Băng gàu


a) Cấu tạo băng gàu b) Hệ thống truyền động của băng gàu
125
5.2.2.Băng gàu
Băng gàu dùng để vận chuyển vật liệu dạng thể hạt nhỏ theo phương
0
thẳng đứng hoặc theo mặt phẳng nghiêng lớn hơn 60 . Kết cấu của băng gàu
được giới thiệu trên hình 5-2.
Cấu tạo băng gàu gồm: cơ cấu kéo tạo thành một mạch vòng khép kín 2,
trên nó có gá lắp tất cả các gàu xúc 5, vắt qua bánh hoa cúc hoặc tang quay 1.
Phần chuyển động của băng gàu được che kín bằng hộp che bên ngoài 3 và
thành bên trong của hộp đậy có cơ cấu dẫn hướng 4. Đối với băng gàu tốc độ
3
cao với tốc độ di chuyển v = (0,8 ÷ 3,5)m/s, năng suất tới 80m và chiều cao
nâng tới 40m, băng gá các gàu xúc thường dùng băng cao su có bố vải bên
3
trong. Đối với băng gàu năng suất cao tới 400m /h, tốc độ di chuyển chậm dưới
1,5m/s thường dùng băng có độ cứng cao hơn để gá các gàu xúc. Tang chủ động
(hoặc bánh xe hoa cúc) 1 được nối với động cơ truyền động 10 qua hộp tốc độ 9
(hình 5-2b). Hệ thống truyền động của băng gàu lắp ở vị trí trên cùng của băng
gàu, trong một số trường hợp có dùng phanh hãm điện từ để hãm động cơ khi
dừng.
Cơ cấu tạo sức căng cho băng kéo 7 thường lắp ở tang thụ động phía dưới
của băng gàu. Vật liệu cần vận chuyển được đổ vào các gàu từ ống nhận 6 và đổ
tải ở ống 8.
Năng suất của băng gàu được tính theo biểu thức sau:

i.h.
Q= [m3] (5.4)
lg
3
trong đó: i - thể tích của mỗi gàu xúc, m ;
h - hệ số lấp đầy của gàu, có trị số từ 0,4 đến 0,8 tuỳ thuộc vào loại
vật liệu cần vận chuyển;
3
γ - khối lượng thể tích của vật liệu, tấn/m ;
lg - cự ly gián cách giữa các gàu, m;
v - tốc độ di chuyển, m/s.
5.2.3. Đường cáp treo
Đường cáp treo thường được chế tạo theo hai kiểu: đường cáp treo có một
đường cáp và đường cáp treo có hai đường cáp kéo nối thành một đường vòng
kép kín (hình 5-3)

Hình 5 -3. Đường cáp treo có hai đường cáp kéo

126
Trong đó một đường là vận chuyển hàng trên các toa, còn đường thứ hai
là đường hồi về của các toa hàng (có hàng hoặc không có hàng). Các bộ phận
chính của đường cáp treo gồm có: ga nhận hàng 7 và ga trả hàng 2, giữa hai ga
đó là hai đường cáp nối lại với nhau: đường cáp mang 4 và đường cáp kéo 3. Để
tạo ra lực căng của cáp, tại nhà ga trả hàng 2 có lắp đặt cơ cấu kéo căng cáp 1. Ở
khoảng giữa hai nhà ga có các giá đỡ cáp mang trung gian 5. Cáp kéo 3 được
thiết kế thành một mạch kín liên kết với cơ cấu truyền động 8. Động cơ truyền
động cáp kéo 9 được lắp đặt tại nhà ga nhận hàng. Các toa hàng 6 di chuyển
theo đường cáp mang 4.
Năng suất của đường cáp treo đạt tới 400 tấn/h, độ dài cung đường giữa
hai nhà ga có thể đạt tới hàng trăm km.
Năng suất của đường cáp được tính theo biểu thức:
3600 .G
Q= [tấn/giờ] (5.5)
t
trong đó: t - thời gian giãn cách hai toa hàng, s;
G- trọng tải hữu ích của một toa hàng, tấn.
5.2.4.Thang chuyền
Thang chuyền là một loại cầu thang với các bậc chuyển động dùng để vận
chuyển hành khách trong các nhà ga của tàu điện ngầm, các toà thị chính, các
siêu thị, với tốc độ di chuyển từ 0,4 đến 1m/s.
Kết cấu của một thang chuyền được giới thiệu trên hình 5-4

Hình 5 .4. Kết cấu của thang chuyền

127
Động cơ truyền động 6, lắp ở phần trên của thang chuyền truyền lực cho
trục chủ động 5 qua cơ cấu truyền lực - hộp tốc độ. Trục chủ động 5 có hai bánh
xe hoa cúc và dải băng vòng có các bậc thang 4 khép kín với bánh hoa cúc 2 lắp
ở phần dưới của thang chuyền. Ở trục thụ động 2 có lắp cơ cấu tạo lực căng cho
dải băng vòng. Để đảm bảo an toàn cho hành khách, hai bên thành của thang
chuyền có tay vịn 3 di chuyển đồng tốc với các bậc thang của thang chuyền.
Năng suất của thang chuyền được tính theo biểu thức:
1
Q= mk .v. .3600 [người/giờ] (5.6)
mb
trong đó:
1
- số bậc thang trên một đơn vị mét dài của thang chuyền;
mb
mk- số lượng khách trên một bậc thang;
ρ - hệ số lấp đầy khách của thang chuyền;
v - tốc độ di chuyển của thang chuyền, m/s.
Hệ số lấp đầy ρ có thể tính theo công thức kinh nghiệm:
ρ = 1,2 – 0,6v = 0,6(2-v)
5.3. Các yêu cầu chính đối với hệ chuyển động các thiết bị vận tải liên tục
Chế độ làm việc của các thiết bị vận tải liên tục là chế độ dài hạn với phụ
tải hầu như không đổi. Theo yêu cầu công nghệ của hầu hết các thiết bị vận tải
liên tục không yêu cầu điều chỉnh tốc đô. Trong một số trường hợp,cần tăng
nhịp độ làm việc trong các phân xưởng sản xuất theo dây chuyền, các băng
chuyền phục vụ trong dây chuyền sản xuất yêu cầu phạm vi điều chỉnh tốc độ là
D = 2:1. Động cơ truyền động và các thiết bị điều khiển hệ truyền động phải
chọn làm việc ở chế độ dài hạn. Hệ truyền động các thiết bị vận tải liên tục là hệ
truyền động xoay chiều với động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc và rôto dây
quấn.
Phần lớn các thiết bị vận tải liên tục lắp đặt ngoài trời, nơi có môi trường
làm việc khắc nghiệt, nên để đảm bảo khởi động được đầy tải, các động cơ
truyền động phải có mômen mở máy lớn. Mômen khởi động các thiết bị vận tải
liên tục yêu cầu tới trị số Mkđ = (1,6 ÷ 1,8)Mđm. Bởi vậy thường chọn loại động
cơ có hệ số trượt lớn, rãnh stato sâu để có mômen mở máy lớn.
Nguồn cấp cho động cơ truyền động phải có dung lượng đủ lớn, đặc biệt
là đối với những động cơ truyền động có công suất lớn hơn 30kW.

128
Đối với băng tải, băng gàu di động, khi cấp điện từ nguồn đến động cơ,
cần kiểm tra tổn thất điện áp trên đường cáp cấp điện, để điện áp ở cuối đường
dây không được thấp hơn 0,85Uđm.
Khi tính chọn động cơ cần phải tiến hành kiểm tra trị số gia tốc của hệ
truyền động khi tăng tốc và khi hãm dừng.
Đối với hệ truyền động đường cáp treo và thang chuyền, quá trình mở
2
máy và hãm dừng phải xảy ra êm, trị số gia tốc không được vượt quá 0,7m/s .
5.4. Tính chọn công suất động cơ truyền động các thiết bị vận tải liên tục
5.4.1. Băng tải: khi tính chọn công suất động cơ truyền động băng tải cần tính
đến các thành phần công suất sau:
a) Công suất để dịch chuyển vật liệu P1.
b) Công suất để khắc phục tổn hao do ma sát trong các ổ đỡ của các con
lăn, ma sát khi băng di chuyển P2.
c) Công suất cần để nâng vật liệu P3 (nếu băng tải di chuyển theo mặt
phẳng nghiêng).
Gọi: δb - khối lượng mét băng tải, kg/m;
δ - khối lượng vật liệu trên 1m băng tải, kg/m.
Lực cần thiết để dịch chuyển vật liệu bằng:
F1 = Lδcosβk1.γ = L’δk1g [N] (5.7)
trong đó:
L - chiều dài của băng tải, m;
k1- hệ số có tính đến lực cản khi dịch chuyển vật liệu, thường lấy k1 =
0,05.
β - góc nghiêng của băng tải; g - gia
g - gia tốc trọng trường, m/s2.

Hình 5 .5. Sơ đồ tính toán để xác định công suất truyền động băng tải

129
Công suất cần thiết để dịch chuyển vật liệu:
P1 = F1.v = L’δk1v.g (5.8)

trong đó: v là tốc độ di chuyển của băng tải, m/s.


Khối lượng của vật liệu trên một mét dài của băng tải có thể tính theo
năng suất của băng tải.
Q
= v (5.9)
3,6
Khi đó công suất cần thiết để dịch chuyển vật liệu bằng:
Q.L.0,05.v.g
P1 = = 0,0139 Q.L'.g (5.10)
3,6v
Lực cản trong các ổ đỡ các con lăn và lực cản do ma sát khi băng chuyển
động trên các con lăn được tính theo biểu thức:
F2 = L2δbcosβk2g = 2L’.δb.k2.g (5.11)
trong đó: k2 - hệ số có tính đến lực cản khi không tải.
Công suất cần thiết để khắc phục tổn hao công suất do lực cản ma sát
bằng:
P2 = F2.v = 2L’δb.k2.g (5.12)
Lực cần thiết để nâng vật liệu được tính bằng:
F3 = ± Lδsinβg = ± δ.H.g (5.13)
trong đó: H - là chiều cao nâng của băng tải, m.
Dấu (+) trong biểu thức tương ứng khi băng tải vận chuyển vật liệu đi lên;
dấu (-) khi vận chuyển vật liệu đi xuống.
Công suất cần để nâng vật liệu bằng:
Q.H .v.g
P3 =  F3 .v =  .H .g  = 0,278QHg (5.14)
3,6v
Công suất cản tĩnh của băng tải bằng:
Pc = k(P1 + P2 + P3) = kg(0,0139QL’ + 2L’ (5.15)
trong đó: k - hệ số có tính đến tổn thất phụ do lực ma sát trong các con lăn dẫn
hướng k = (1 ÷ 1,25).
Công suất của động cơ truyền động băng tải được tính theo biểu thức:
Pc
Pdc = k . (5.16)

trong đó: k - hệ số d trữ (k = 1,2 ÷ 1,25);
η - hiệu suất của hệ truyền động.

130
5.4.2. Băng gàu
Công suất động cơ truyền động băng gàu được tính dựa trên lực cản và
lực căng của các nhánh băng kéo các gàu xúc ( hình 5-6) Lực kéo của nhánh kéo
lên của băng là tổng lực kéo tại các điểm 1,2,3 và lực cản trên tang thụ động và
lực cản khi di chuyển các gàu xúc.
Fkl= k1F1 +k2δg + (δ + δ0)H.g [N] (5.17)
trong đó:
F1 - lực kéo tại điểm 1 thường lấy bằng (1000 ÷ 2000)N
k1 - hệ số có tính đến lực ma sát trên tang quay, k1 = 1,05 ÷1,07
δ - khối lượng vật liệu trên một mét dài của băng, kg;
k2 - hệ số có tính đến lực cần vận chuyển 1 kg vật liệu, k2 = (4 ÷ 5) kgm/kg;
δ0- khối lượng 1 mét băng.

Hình 5 .6. Sơ đồ tính toán để xác định công suất động cơ truyền động băng gàu
Lực kéo của nhánh kéo xuống của băng (tại điểm 4) được tính bằng:
Fkx = F1 + δ0Hg [N] (5.18)
Tổng lực kéo đặt lên tang chủ động của băng gàu bằng:
Fkl − Fkx
F= [N] (5.19)
0,95
Công suất cản tĩnh của băng gàu bằng:
Pc = F.v (5.20)
Công suất động cơ truyền động băng gàu bằng:

131
Pc
Pdc = k . (5.21)

trong đó: k - hệ số d trữ (k = 1,2 ÷ 1,25);
5.5. Trang bị điện- điện tử băng tải, băng gàu
5.5.1. Sơ đồ khống chế hệ thống băng tải
Điều khiển băng tải và băng gàu có cùng một nguyên lý chung khi thiết
kế sơ đồ điều khiển, các mạch liên động và tín hiệu hoá.
Khi một băng tải hoặc băng gàu làm việc độc lập, không liên quan với các thiết
bị khác, điều khiển hệ truyền động bằng hệ thống nút bấm và công tắc tơ lắp
trong tủ điện của băng tải.
Khi có nhiều tuyến vân tải vật liệu, trong đó có nhiều máy công tác, sự
liên hệ giữa các máy công tác đó là hệ thống băng tải. Khi thiết kế hệ thống điều
khiển hệ thống băng tải trên phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thứ tự khởi động các động cơ truyền động băng tải ngược chiều với
dòng vận chuyển vật liệu.
- Dừng băng tải bất kỳ nào đó chỉ được phép khi băng tải trước nó đã
dừng. Sơ đồ điều khiển hệ thống băng tải được trình bày trên hình 5 -7.
Hệ thống băng tải có ba tuyến vận chuyển vật liệu:
+ Tuyến 1: băng tải BT1 → thùng phân phối TP1 → băng tải BT2→ băng
tải BT3 và đổ vào thùng chứa T1.
+ Tuyến 2: băng tải BT1 → thùng phân phối TP1 → băng tải BT4 →
thùng phân phối TP2 → băng tải BT6 và đổ vào thùng chứa T2.
+ Tuyến 3: băng tải BT1 → thùng phân phối TP1 → băng tải BT4 →
thùng phân phối TP2 → băng tải BT5 và đổ vào thùng chứa T3.
Chọn tuyến vận chuyển vật liệu bằng ba bộ chuyển mạch CM1, CM2,
CM3.
Hệ thống đèn báo bao gồm:
+ ĐB1÷ ĐB6 hiển thị trạng thái làm việc của sáu băng tải tương ứng.
+ Đèn báo ĐV1 ÷ ĐV4 hiển thị trạng thái làm việc của các van, của hai
thùng phân phối TP1 và TP2. Khi vận chuyển vật liệu theo tuyến 1, đèn báo
ĐV1 sáng, còn khi vận chuyển vật liệu theo tuyến 2, đèn báo ĐV2, ĐV4 sáng,
còn khi vận chuyển theo tuyến 3, đèn báo ĐV2 và ĐV3 sáng. Hệ thống đèn báo
có hai chế độ hiển thị: - Để kiểm tra tuyến vận chuyển đã chọn, các đèn báo
được đấu vào nguồn Ng1 (hình 5-7c), đèn báo sáng nhấp nháy, còn khi các băng
tải đã khởi động xong, các đèn báo được đấu vào nguồn Ng2 (hình 5-7c), các
đèn báo sáng ổn định.

132
+ Xét nguyên lý làm việc của hệ thống băng tải khi cần vận chuyển vật
liệu theo tuyến 3.
- Đóng công tắc chuyển mạch CTO (hình 5-7b), rơle trung gian RĐB(2)
=1, cấp nguồn cho hệ thống đèn chiếu sáng (hình 5 -7c).
- Quay chuyển mạch CM3 sang bên phải, rơle hướng vận chuyển RHV3(8) =1.
Tiếp điểm của nó sẽ đóng để chuẩn bị cấp nguồn cho các rơle trung gian và các
cuộn nam châm sau:
+ RHV3(26) =1, cấp nguồn cho các rơle RTr1.
+ RHV3(36) =1, chuẩn bị cấp nguồn cho rơle RTr4.
+ RHV3(38) =1, chuẩn bị cấp nguồn cho rơle RTr5.
+ RHV3(62) =1, chuẩn bị cấp nguồn cho cuộn dây nam châm NCV2.
+ RHV3(64) =1, chuẩn bị cấp nguồn cho cuộn dây nam châm NCV3.
+ RHV3 cấp cho các đèn báo ĐB1(7), ĐB2(39), ĐB3(43), ĐB4(17),
ĐB5(25) vào nguồn Ng2. Các đèn báo sẽ sáng nhấp nháy cho phép chúng ta
kiểm tra tính đúng đắn của tuyến đường vận chuyển vật liệu đã chọn.
Để khởi động các động cơ truyền băng tải, ấn nút mở máy M, → RK1(10) =1,
→ RK1(16) =1 [duy trì], RK1(20) =1→ RK4(20) =1 → RK4(22) =1 → chuông
điện Ch(22) kêu báo hiệu hệ thống băng tải chuẩn bị làm việc.
Sau thời gian chỉnh định (5 ÷ 10)s, tiếp điểm thường mở đóng chậm
RTh(14) =1, → RK2(14) =1 → RK2(16) = 1, RK2(12) = 0 → cắt nguồn cấp
cho RTh(12), → RK2(20) = 0 → RK4(20) =0 → cắt nguồn chuông Ch(22);
RK2(18) = 1→ RK3(18) = 1 → RK3(1-3) đóng nguồn cho dòng 26 ÷ 70.
Khi RK3(1-3) =1→ K5(54) = 1→ BT5 khởi động. Khi tốc độ đạt được
tốc độ định mức, RKT5(50) = 1→ K4((52) =1→ BT4 khởi động. Khi tốc độ
băng tải 4 đạt tốc độ định mức, RKT(42) = 1→ K1(42) =1 → BT1 khởi động,
quá trình khởi động các động cơ truyền động băng tải kết thúc. Khi muốn dừng
hệ thống băng tải, ấn nút dừng máy “D”.
Khi các băng tải khởi động xong, các tiếp điểm của các công tắc tơ K1 ÷
K6 (hình 11-8c) đóng lần lượt các đèn báo ĐB1 ÷ ĐB6 vào nguồn cấp Ng1, đèn
báo sáng ổn định báo hiệu quá trình khởi động các băng tải kết thúc.
Công tắc CT1 ÷ CT6 dùng để cắt điện từng băng tải trong trường hợp cần sửa chữa.

133
Hình 5.7. Sơ đồ điều khiển hệ thống băng tải
a)Sơ đồ công nghệ b) sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển c) Hệ thống đèn báo

134
5.5.2. Sơ đồ khống chế đường cáp treo
Khi thiết kế và chọn sơ đồ điều khiển hệ truyền động đường cáp treo chủ
yếu dựa vào chế độ làm việc của nó. Chế độ làm việc của động cơ truyền động
đường cáp treo thay đổi phụ thuộc vào độ nghiêng (độ dốc) của tuyến đường và
phụ tải của các toa hàng.
Trong trường hợp chuyển đông đi lên, hệ truyền động làm việc ở chế độ
động cơ, còn khi chuyển động đi xuống động cơ làm việc ở chế độ máy phát,
thực hiện hãm tái sinh có trả năng lượng về lưới.
Sơ đồ khống chế hệ truyền động đường cáp treo được giới thiệu trên hình 5-8.

Hình 11.9. Sơ đồ nguyên lý hệ truyền động đường cáp treo


Động cơ truyền động Đ truyền động kéo đường cáp dùng động cơ không
đồng bộ rôto dây quấn. Khởi động động cơ thực hiện bằng cách loại trừ dần điện

135
trở phụ trong mạch rôto của động cơ theo hàm thời gian gồm tám cấp nhờ các
rơle thời gian 1RG ÷ 8RG. Điều khiển động cơ bằng bộ khống chế từ KC có tám
tiếp điểm K1 ÷ K8. Hạn chế dùng khởi động của động cơ bằng rơle dòng RD
lắp trong mạch stato của động cơ.
- Bảo vệ quá dòng bằng rơle dòng điện cực đại RDC và bảo vệ quá tốc độ
bằng rơle kiểm tra tốc độ RKT.
- Hãm dừng động cơ bằng cơ cấu phanh hãm điện từ NCH.
- Bảo vệ điện áp thấp bằng rơle điện áp RĐA .
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5
Câu 1. Trình bày chức năng nhiệm vụ của thiết bị vận tải liên tục?
Câu 2.Trình bày cấu tạo và thông số kỹ thuật của một số thiết bị vận tải liên tục?
Câu 3.Các yêu cầu chính đối với hệ truyền động các thiết bị vận tải liên tục là
gì?
Câu 4.Trình bày phương pháp tính chọn công suất động cơ truyền động các thiết
bị vận tải liên tục?
Câu 5. Giải thích nguyên lý làm việc sơ đồ khống chế hệ thống băng tải?

136
Chương 6
TRANG BỊ ĐIỆN- ĐIỆN TỬ MÁY NÉN KHÍ
MÁY BƠM, QUẠT GIÓ
6.1. Trang bị điện - điện tử máy nén khí
6.1.1. Khái niệm chung và phân loại
Máy nén khí là một thiết bị dùng để nén khí và cấp khí nén theo đường
ống dẫn khí đến các hộ tiêu thụ khí nén. Khí nén được sử dụng rộng rãi trong
ngành xây dựng, trong các xí nghiệp công nghiệp như máy khoan dùng khí nén,
bủa khí nén, thiết bị phun cát v.v…
Theo nguyên lý hoạt động, máy nén khí được phân thành ba loại: máy nén
khí kiểu pittông, máy nén khí kiểu rôto và máy nén khí kiểu ly tâm (máy nén khí
kiểu tua bin). Sơ đồ cấu tạo máy nén khí kể trên được thể hiện trên hình 6.1

Hình 6.1. Sơ đồ cấu tạo của máy nén khí


a) kiểu pittông; b) kiểu rôto; c) kiểu ly tâm
a). Máy nén kiểu pittông (hình 6.1a)
Nguyên lý làm việc của máy nén khí kiểu pittông như sau: Khi pittông di
chuyển sang bên phải, van hút 1 mở ra, van nén 2 đóng lại. Pittông di chuyển
tịnh tiến qua lại bằng cơ cấu trục khuỷu - tay biên. Khi trục khuỷu quay một
vòng, pittông thực hiện được hai hành trình, một hành trình thực hiện hút khí,
một hành trình thực hiện nén khí và đẩy khí vào đường ống dẫn. Loại máy nén
khí này có tên gọi là máy nén khí một cấp (tác dụng đơn).
Nếu pittông chia xi lanh thành hai khoang, có tên gọi là máy nén khí tác
dụng kép. Với một hành trình của pittông, trong một nửa khoang của xi lanh xảy
ra quá trình hút khí, nửa khoang thứ hai xảy ra quá trình nén khí. Loại máy nén
khí kiểu tác dụng kép thường chế tạo có hai xi lanh với năng suất Q = (10 ÷
3
25)m /h, áp suất p = 8at. Trong trường hợp cần khí nén áp suất cao thường dùng

137
máy nén khí nhiều cấp gồm nhiều xi lanh, áp suất của khí nén có thể đạt tới
220atm.
b). Máy nén khí kiểu rôto (hình 6.1b).
Bộ phận công tác của máy nén khí là rôto 1 có cánh phân bổ hướng tâm
có thể trượt trong rãnh của rôto. Rôto lắp lệch tâm so với xi lanh và tạo thành
khoảng không gian công tác hình lưỡi liềm. Khi rôto quay, dưới tác dụng của
lực ly tâm, các cánh sẽ văng ra ép vào thành xilanh tạo thành các khoang nhỏ
riêng biệt có thể tích thay đổi khi rôto quay. Không khí từ khí quyển được hút
vào các khoang nhỏ đó và sẽ được nén khi di chuyển từ vị trí 2 sang vị trí 3 đẩy
vào đường ống cấp cho các hộ tiêu thụ. Khi không dùng khí nén (không tải) có
đường hồi tiếp 4 cân bằng áp suất.
So với máy nén kiểu pittông, máy nén khí kiểu rôto có những ưu điểm
sau:
- Động cơ truyền động có thể nối trực tiếp với trục rôto của máy nên so
đồ động học đơn giản hơn, chiếm diện tích lắp đặt bơm bé hơn.
- Phụ tải đặt lên trục đông cơ và lượng khí cấp cho phụ tải đồng đều hơn.
Những nhược điểm của máy nén rôto so với máy nén kiểu pittông là:
- Chế tạo phức tạp hơn.
- Hiệu suất thấp hơn.
- Lượng dầu bôi trơn cần nhiều hơn.
Bởi vậy máy nén kiểu rôto ít được sử dụng trong công nghiệp.
c). Máy nén kiểu tuabin (hình 6-1c)
Thường dùng đối với những máy nén khí yêu cầu năng suất cao. Nguyên lý
làm việc của máy nén khí kiểu tuabin cùng một nguyên lý như tất cả các máy ly
tâm. Bộ phận chính trong máy nén khí kiểu tuabin gồm có một hoặc nhiều bánh
xe với các cánh tuabin lắp trên cùng một trục. So với máy nén khí kiểu pittông,
máy nén khí kiểu tuabin có kích thước và khối lượng bé hơn (với cùng một công
suất)
Công suất động cơ truyền động máy nén khí kiểu pittông được tính theo biểu
thức sau:
k . A.Q
P= [kW] (6.1)
1000 . m .
3
trong đó: A - công cần thiết để nén 1m khí từ áp suất p1 lên áp suất p2.
Đại lượng A được tính theo biểu thức:

138
p2
A = 2,3.10 3 p1 . lg( ) (6.2)
p1
trong đó:
3
Q - năng suất của máy nén khí, m ;
ηm- hiệu suất của máy nén khí thường lấy bằng (0,6 ÷ 0,8);
η - hiệu suất của cơ cấu truyền lực thường lấy bằng (0,9 ÷ 0,95);
k - hệ số dự trữ (k = 1,1 ÷ 1,2)

Hình 6.2. Biểu đồ chu trình làm việc của máy nén khí kiểu pittông
6.1.2. Điều chỉnh năng suất và áp suất máy nén khí
Biểu đồ tiêu thụ khí nén của một xí nghiệp thay đổi theo thời gian. Áp
suất trong hệ thống cung cấp khí nén phụ thuộc vào hai đại lượng: lượng tiêu
thụ khí nén của phụ tải và năng suất của máy nén. Khi lượng tiêu thụ khí nén
bằng năng suất của máy, áp suất bằng trị số định mức. Khi lượng tiêu thụ khí
nén lớn hơn năng suất của máy thì áp suất giảm và ngược lại.
Để đảm bảo chế độ làm việc cho các thiết bị tiêu thụ khí nén, cần phải
khống chế áp suất khí nén trong hệ thống cung cấp bằng hằng số, đó là một
trong những yêu cầu chính đối với hệ thống tự động khống chế máy nén khí.
Hệ truyền động máy nén khí thường dùng động cơ đồng bộ hoặc động cơ
không đồng bộ rôto lồng sóc với tốc độ quay không đổi, cho nên điều chỉnh áp
suất của máy nén khí thực hiện bằng cách đóng mở van xả.
Trên hình 6.3 là sơ đồ điều chỉnh áp suất bằng cách đóng mở van xả.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống tự động điều chỉnh áp suất như sau:
Bộ điều chỉnh áp suất gồm: xi lanh 1, van trượt 2 nối với đối trọng 4 bằng
thanh nối 3. Bộ điều chỉnh áp suất được nối với hệ thống cấp khí bằng đường
ống 5, và nối với cơ cấu ép bằng đường ống 6. Cơ cấu ép (đóng mở van) gồm có
xi lanh 7, pittông 8, lò xo 9 và thanh nối 10.

139
Khi áp suất trong đường ống của hệ thống cấp khí nén bằng trị số định
mức, van trượt 2 sẽ che kín đường ống 6, không cho khí nén từ hệ thống cấp đi
vào cơ cấu ép. Khi lượng tiêu thụ khí nén giảm, áp suất trong hệ thống cấp khí
tăng, van trượt 2 nâng lên, đường ống 5 được nối với đường ống 6, pittông 8 hạ
xuống (áp suất của khí nén thắng lực cản của lò xo 9), mở van xả 11, buồng xi
lanh 12 của máy nén khí nối với khí quyển, máy nén khí làm việc không tải.

Hình 6.3. Sơ đồ điều chỉnh áp suất của máy nén


Khi áp suất trong trong hệ thống máy nén khí giảm, van trượt 12 hạ
xuống, không khí từ buồng xi lanh 7 của cơ cấu ép đi ra ngoài theo đường ống 6
và van 13, dưới tác dụng của lò xo 9, van 11 đóng lại, buồng xi lanh 12 kín, máy
nén cấp nguồn vào hệ thống cấp khí.
6.1.3. Sơ đồ tự động khống chế máy nén khí
Hình 6-4 là sơ đồ nguyên lý điện khống chế máy nén khí.
Sơ đồ được thiết kế có ba chế độ làm việc: làm việc tự động (TĐ), làm việc
bằng tay (BT) và chế độ dự phòng (DP). Chọn chế độ làm việc bằng khoá
chuyển mạch.
1. Mở máy nén khí (chế độ bằng tay)
Chuyển mạch CM chuyển từ “0” sang vị trí BT, tiếp điểm (5-7) kín, cuộn dây
công tắc tơ KQ có điện, đóng điện cấp nguồn cho động cơ ĐQ truyền động quạt
gió làm mát máy nén khí. Đồng thời cuộn dây rơle thời gian RTh có điện; sau
một thời gian tiếp điểm RTh(4-6) đóng, rơle trung gian 1RTr có điện sẽ đóng
tiếp điểm cấp nguồn cho cuộn dây công tắc tơ KK, động cơ ĐK truyền động
máy nén khí được cấp điện.
2. Cắt máy nén khí (ở chế độ bằng tay)

140
Hình 6.4. Sơ đồ khống chế tự động máy nén khí
Chuyển mạch CM từ vị trí BT sang vị trí “0”. Tiếp điểm (5-7) hở, các
nguồn cấp cho các cuộn dây KQ, rơle thời gian 1RTh và rơle trung gian 1RTr,
các tiếp điểm của chúng cắt nguồn cấp cho động cơ ĐQ và ĐK.
3.Chế độ tự động
Điều khiển đóng - cắt máy nén khí tự động khi khoá chuyển mạch CM
chuyển sang vị trí TĐ (2-4) kín hoặc vị trí dự phòng DP(2-3) kín. Việc đóng cắt
tự động máy nén khí tuỳ thuộc vào trạng thái làm việc của hai rơle liên động
1RLĐ và 2RLĐ. Thứ tự khởi động các động cơ ĐK và ĐQ tương tự như chế độ
bằng tay.
4.Sấy dầu trong hệ thống bôi trơn máy nén khí
Khi nhiệt độ dầu bôi trơn trong hộp cacte của máy nén khí gỉam, rơle
nhiệt không tác động, tiếp điểm thường kín RN đóng nguồn cấp nguồn cấp cuộn

141
dây rơle trung gian 2RTr, đóng nguồn cấp cho dây điên trở DĐ để sấy dầu.
Đồng thời tiếp điểm thường đóng 2RTr mở ra cắt nguồn cấp cho cuộn dây RTh
và KQ, cắt điện động cơ ĐQ và ĐK. Khi nhiệt độ của dầu bôi trơn lớn hơn
0
10 C, rơle nhiệt tác động, cắt nguồn cấp của 2RTr và cắt nguồn cấp của dây điện
trở DĐ.
5.Mạch bảo vệ
Trong máy nén khí có ba khâu bảo vệ sau:
a) Bảo vệ khi áp suất trong hệ thống cấp khí cao hơn trị số định mức bằng
cảm biến áp lực 3RAL.
b) Bảo vệ áp suất thấp khi khởi động máy nén khí bằng cảm biến áp lực
thấp 1RAL.
c) Bảo vệ áp lực dầu bôi trơn thấp bằng cảm biến 2RAL.
Khi một trong ba khâu bảo vệ trên tác động sẽ cấp điện cuộn dây rơle bảo vệ
RBV; tiếp điểm của nó sẽ cắt điện các cuộn dây KQ, 1RTh.
6.2.Trang bị điện - điện tử cho quạt gió
6.2.1.Khái niệm chung
Quạt là máy khí dùng để hút hoặc đẩy không khí hoặc các khí khác. Do tỷ
số nén khí trong quạt không lớn nên ta có thể coi khí thổi hoặc hút là không bị
nén, nghĩa là coi khí như chất lỏng và tính toán quạt cũng tương tự như cho
bơm.
1. Phân loại
- Theo nguyên lý làm việc có 2 loại:
+ quạt ly tâm: dịch chuyển dòng không khí trong mặt phẳng vuông góc
với trục quay của quạt.
+ quạt hướng trục: dịch chuyển dòng không khí song song với trục quay
của quạt.
- Theo áp suất chia ra:
+ quạt áp lực thấp với p < 100mm H2O.
+ quạt áp lực vừa với p = 100 – 400 mm H2O.
+ quạt áp lực cao với p > 400mm H2O.
- Theo mục đích sử dụng, chia ra : quạt không khí và quạt khói.
- Theo tốc độ chạy quạt có quạt cao tốc (>1500)v/ph, tốc độ trung bình (800 -
1400)v/ph, chậm (500-700)v/ph, rất chậm (<500v/ph).
2. Đặc tính của quạt
a) Quạt ly tâm: guồng động hay bánh xe công tác 2 là bộ phận chính của
quạt. Cánh có thể cong về phía trước,thẳng hay cong về phía sau tuỳ theo áp
suất cần nhưng khi đó hiệu suất khí sẽ thay đổi. Khí ra khỏi guồng động G sẽ
vào thiết bị hướng 1 và chuyển vào ống đẩy hình trôn ốc và ra ngoài theo ống 2

142
Hình 6.5.Cấu tạo quạt ly tâm
Nếu bỏ qua sự biến đổi khối lượng của khí (do độ nén nhỏ) thì công suất
của quạt là:
Q. .g.H k Q.H
Nq = .10 −3 = .10 −3 [kW] (6.3)
 
3
trong đó: Q - năng suất quạt [m /s];
Hk- chiều cao áp lực [m cột khí] ;
3
ρ- khối lượng riêng của khí [kg/m ];
2
H - áp lực [mm H2O hay N/m ];
2
g = 9,81m/s ;
η - hiệu suất chung, thường η = 0,4 ÷ 0,6.
Hiệu suất chung bao gồm:
η = ηq ηô ηtđ (6.4)
trong đó: ηq- hiệu suất quạt không kể tổn hao cơ khí
ηô- hiệu suất ổ đỡ, tùy loại mà ηô = 0,95 ÷ 0,97.
ηtđ- hiệu suất hệ truyền động. Khi nối trực tiếp với động cơ, η ≈ 1;
còn khi nối qua đai, η = 0,9 ÷ 0,95.
Công suất động cơ kéo quạt:
k .Q.H
Pdc = k .N = .10 −3 [kW] (6.5)

Hệ số dự trữ k có thể tham khảo ở bảng 6-1
Công suất k
động cơ
Quạt li tâm Quạt hướng trục
(kW)
< 0,5 1,5 1,2
0,5 ÷ 1 1,3 1,15
1,01 ÷ 2 1,2 1,1
2,00 ÷ 5 1,15 1,05
>5 1,1 1,05

143
b) Quạt hướng trục: quạt hướng trục có cấu tạo đơn giản hơn quạt ly tâm, gồm 2
phần chính:
- Guồng 1 gồm trục bạc đường kính tương đối lớn có gắn các cánh.
-Vỏ 2 định hướng khí vào cửa hút 3, qua giữa các cánh theo dọc trục quay
rồi ra cửa 4. Đa số guồng nối trực tiếp với trục động cơ 6.
Quạt hướng trục là loại quạt đẩy chạy nhanh (tốc độ lớn hơn 1000vg/ph)
dùng khi cần lưu lượng lớn, áp suất nhỏ như thông gió nhà, xưởng, hầm lò.
Công suất động cơ kéo xác định như (6.5). Hiệu suất quạt hướng trục lớn hơn
quạt ly tâm. Các đặc tính cũng tương tự như đặc tính của bơm ly tâm

Hình 6-6. Cấu tạo quạt hướng trục


6.2.2. Yêu cầu trang bị điện cho quạt
Các quạt công suất dưới 200kW thường dùng động cơ không đồng bộ
roto lồng sóc mở máy trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phần tử hạn chế dòng ở
mạch stator như điện trở hoặc kháng. Đôi khi dùng động cơ roto dây quấn để
thay đổi tốc độ trong phạm vi hẹp hoặc động cơ đồng bộ hạ áp.
Với quạt trên 200kW thường dùng động cơ đồng bộ cao áp.
Thường động cơ đồng bộ kéo quạt được mở máy trực tiếp từ toàn bộ điện
áp lưới. Trường hợp do các thông số lưới hạn chế hay cần giới hạn tốc độ của
quạt mà không được mở máy trực tiếp thì phải hạn chế điện áp mở máy qua
cuộn kháng hoặc biến áp tự ngẫu đối với động cơ cao áp và qua điện trở tác
dụng ở mạch stato đối với động cơ hạ áp.
Sơ đồ mở máy bất kỳ của động cơ đồng bộ đều phải tăng tốc động cơ tới
gần tốc độ đồng bộ qua giai đoạn mở máy không đồng bộ. Cuộn ngắn mạch ở
roto động cơ đồng bộ (loại roto cực lồi) dùng cho mở máy được tính ở chế độ
ngắn hạn nên động cơ đồng bộ không được phép làm việc lâu dài ở chế độ
không đồng bộ.
Sự có mặt của cuộn kích từ ở roto khi mở máy không đồng bộ đã ảnh
hưởng tới đặc tính cơ của động cơ. Nếu lúc này cuộn kích từ hở mạch thì do số

144
vòng lớn, trong nó sẽ xuất hiện điện áp cảm ứng rất lớn có thể phá hỏng cách
điện cuộn dây. Do vậy, khi mở máy cuộn kích từ được nối với một điện trở dập
từ r = (5-12)rkt .

Hình 6.7. Sơ đồ cấp kích từ lúc mở máy


Tới gần tốc độ đồng bộ (s = 0,5) thì K mở và roto được cấp dòng kích từ
để kéo động cơ vào tốc độ đồng bộ.
Khi mở máy không đồng bộ, cuộn kích từ khép kín mạch qua r, như cuộn
dây 1 pha, cảm ứng một sức điện động xoay chiều tần số f2=f1s và dòng điện
xoay chiều 1 pha chạy trong nó sinh ra một từ trường đập mạch. Có thể phân từ
trường đập mạch thành 2 thành phần quay thuận và ngược đối với roto.
60f 2 60f 1s
nr =  = =  n 1s
p p
Đối với stator, thành phần thuận quay với tốc độ:
nth = n2 + n1 = n1(1-s) + n1s = n1 (6.6)
Mômen điện từ của thành phần này có dạng đường 3 ở hình 6-8. Thành
phần này có tác dụng hãm bớt chuyển động khi độ trượt < 0,5.
Do có cuộn ngắn mạch ở roto (cực lồi), tạo ra momen điện từ đường 1khi
mở máy không đồng bộ, nên momen tổng có dạng đường 4 với phần lõm a. Nếu
momen cản Mc lớn hơn phần võng thì động cơ không thể tăng tốc tới gần tốc độ
đồng bộ được. Điều này cần lưu ý và tính chọn điện trở dập từ để cho phần võng
nằm trên đường mômen cản Mc vì phần võng này càng lớn khi điện trở càng bé
(dòng qua cuộn kích từ càng lớn).

145
Hình 6.8.a) Sự phụ thuộc của momen điện từ theo độ trượt khi mở máy không đồng bộ
động cơ đồng bộ; b) Sơ đồ cấp kích từ
Động cơ kéo quạt cũng có thể mở máy nhờ máy phát nối trục với roto của
động cơ. Vì điện trở trong phần ứng máy phát rất nhỏ nên có thể coi cuộn kích
từ động cơ là ngắn mạch khi mở máy không đồng bộ và dòng qua cuộn kích từ
sẽ lớn dẫn đến phần võng lớn. Ngoài ra trong quá trình mở máy, dòng cảm ứng
xoay chiều ở cuộn kích từ động cơ qua cả phần ứng máy kích thích và gây ra tia
lửa ở chổi than. Do vậy sơ đồ chỉ dùng cho động cơ kéo bơm không lớn lắm. Ở
sơ đồ này, khi độ trượt giảm cở 0,3-0,4 thì máy phát kích được kích thích để cấp
dòng một chiều cho cuộn kích từ động cơ nhằm đảm bảo khi độ trượt bằng 0,05
thì động cơ được kéo vào đồng bộ.
6.2.3. Sơ đồ khống chế quạt
1. Sơ đồ khống chế quạt qua bảng điều khiển ΠH-7304
Sơ đồ thường dùng cho quạt ở mỏ hầm lò. Mở máy động cơ trên sơ đồ
như sau: Cầu dao cách ly CL đã đóng. Đóng máy cắt dầu CD để cấp áp cho
cuộn stator động cơ và động cơ tăng tốc ở chế độ không đồng bộ. Mạch roto nối
qua máy phát kích FK và điện trở dập từ R. Dòng mở máy lớn làm cho rơle
dòng 3RD tác động và tiếp điểm 3RD đóng mạch rơle 1R. Rơle 1R đóng mạch
cho rơle 2R và ngắt mạch côngtắctơ K.

146
Hình 6.9. Sơ đồ bảng điều khiển ΠH - 7304

Tới gần tốc độ đồng bộ, dòng stator giảm và rơle dòng 3RD thôi tác động,
do đó 1R thôi tác động. Sau một thời gian 1÷1,5s thì tiếp điểm 1R đóng ngay
mở chậm sẽ ngắt mạch rơle 2R và đóng mạch công tắc tơ kích từ K, nối tắt điện
trở dập từ R. Động cơ ĐB được kích từ và kéo vào đồng bộ. Sau một thời gian 2
÷ 3s, tiếp điểm 2R đóng ngay mở chậm ở mạch côngtắc tơ K mở ra nhưng nó
không mất điện vì có chốt cơ khí tự giữ. Các tiếp điểm công tắc tơ K còn đóng
chuẩn bị mạch cho cuộn nhả chốt điện cơ KC. Khi ngắt máy cắt dầu CD, cuộn
KC được cấp điện qua tiếp điểm CD đóng lại và các tiếp điểm K đã đóng. Nó
đóng tiếp điểm KC, cấp điện cho cuộn KC. Chốt được tháo và K mất điện. Để
bảo vệ động cơ khỏi ngắn mạch, quá tải cũng như mất điện, sơ đồ dùng các rơle
dòng 1RD và 2RD. Dòng stator trong các trường hợp này tăng và làm các rơle
1RD và 2RD tác động, cắt điện cuộn bảo vệ điện áp 0 để từ đó ngắt máy cắt dầu
CD. Khi mất điện áp lưới hay điện áp tụt mạnh thì cuộn RO cũng tác động, cắt
máy cắt cắt dầu CD.
Trường hợp điện áp lưới tụt mất 15 ÷ 20% thì cần tăng dòng kích từ động
cơ để duy trì chế độ đồng bộ. Lúc này rơle RΦ thôi tác động và công tắc tơ Φ
được cấp điện sẽ nối tắt điện trở kích từ Rkt của máy phát kích FK để tăng dòng
kích từ của máy phát, tăng điện áp phát ra, tăng dòng kích từ động cơ đồng bộ.
147
Lúc điện áp khôi phục bình thường thì hệ cưỡng bức dòng kích trở về
trạng thái ban đầu do rơle RΦ tác động, ngắt công tắc Φ.
Điều chỉnh sơ đồ. Cần đảm bảo:
- Thời gian duy trì của rơle 1R là 1 ÷ 1,5s.
- Thời gian duy trì của rơle 2R là 2÷ 3s.
- Điện áp hút của rơle RΦ là 95% giá trị mức và điện áp nhả là 80÷
85%.
- Rơle 3RD được điều chỉnh để thôi tác động khi tốc độ động cơ
khoảng 0,97 ÷ 0,98 tốc độ đồng bộ. Điều chỉnh thô nhờ điện trở nối tiếp 2R,
điều chỉnh tinh nhờ cơ cấu ở rơle.
- Bảo vệ dòng điện cực đại ở giới hạn 5 ÷ 7 lần dòng định mức stator.
Bảo vệ quá tải và chống làm việc lâu ở chế độ không đồng bộ lựa chọn trong
giới hạn 1,15 ÷ 1,25 giá trị định mức của dòng stator. Thời gian duy trì thiết lập
ở giới hạn tối thiểu có thể đối với thiết bị bảo vệ. Đối với động cơ kéo quạt
thường từ 10 ÷ 30s.
- Điện trở R nối với mạch kích từ lúc mở máy chọn trong giới hạn 5 ÷ 10
lần giá trị điện trở cuộn kích từ động cơ. Điện trở R nhỏ sẽ khó kéo động cơ vào
đồng bộ, còn R lớn sẽ gây nguy hiểm cho cách điện cuộn kích từ.
- Vị trí con trượt của biến trở Rkt xác định nhờ thực nghiệm để đảm bảo
dòng định mức ở cuộn kích từ động cơ.
2. Sơ đồ điều khiển xa quạt hướng trục công suất lớn
Sơ đồ dùng để điều khiển từ xa 2 quạt hướng trục công suất lớn có đảo chiều
dòng khí. Động cơ kéo quạt có thể là hạ áp hoặc cao áp. Quạt dùng trong hệ
thống thông gió chính của một nhà máy lớn hay hầm lò. Nơi đặt quạt cách trung
tâm điều khiển từ 500m ÷ 5000m. Lưới điện cấp cho thiết bị là 3 pha 380/660V
với độ lệch điện áp cho phép là ± 10%.

148
Hình 6.10. Sơ đồ điều khiển xa quạt hướng trục

149
Sơ đồ làm việc theo nguyên lý tổ hợp tần số theo thời gian. Phân chia thời
gian các tín hiệu thực hiện nhờ bộ chia 6 pha. Phía điều khiển trung tâm có bộ
phát làm việc với tần số sóng mang 14kHz, và bộ thu có tần số 20kHz. Phía
chấp hành (động cơ - quạt) có bộ phát làm việc với tần số sóng mang 20kHz, và
bộ thu có tần số 14kHz.
Hệ ba pha đối xứng (lưới) được
biến áp 1BA (phía chấp hành) hay 2BA
(phía điều khiển) biến đổi thành 6 pha đối
xứng nhờ các cuộn dây thứ cấp có điểm
giữa nối chung. Các cuộn sơ cấp có thể
nối sao hay tam giác. Hệ 6 pha nhận được
có 3 vectơ chính Oa1, Ob1, Oc1 và 3 vectơ
cực tính ngược Oa2, Ob2, Oc2. Nếu từ hệ 6
pha này, lấy 2 vectơ cực tính thuận và 1
vectơ cực tính ngược của pha thứ 3 hoặc Hình 6 .11. Sơ đồ vectơ 6 pha
lấy 2 vectơ cực tính ngược và 1 vectơ cực tính thuận của pha thứ 3 thì có thể tạo
được sơ đồ tạo xung trong 1/6 của chu kỳ điện áp xoay chiều. Chẳng hạn, lấy 2
pha thuận a1, b1 và 1 pha ngược c2. Sơ đồ được tạo ra với 3 điôt và điện trở R
(hình 6-12a)

Hình 6.12. Sơ đồ nguyên lý tạo xung


Trong hình 6-1 2b, ở nửa chu kỳ dương (đoạn OP) pha a 1 dương hơn pha
b1 nhưng không có dòng qua pha b1 vì có điôt VD2. Ở đoạn PQ, pha c2 dương
hơn pha b1 nhưng không có dòng qua pha b1 cũng vì VD2. Ở đoạn QR, pha c2
dương hơn pha a1 nhưng cũng không có dòng qua pha a1 vì điôt VD1. Ở nửa chu
kỳ âm (đoạn AB), pha b1 dương hơn pha c2 và ở đoạn BC, pha a1 dương hơn pha
c2 nên có dòng chảy từ các pha b1 rồi a1 qua pha c2 theo đường Rtải – VD3 - R.
150
Như vậy, qua tải Rtải có dòng xung dạng tam giác trong 1/6 chu kỳ điện áp
xoay chiều. Tương tự, các xung cũng được tạo ra trong các tổ hợp pha khác
nhau. Có 6 tổ hợp các pha như thế nên trong 1/6 chu kỳ của lưới, trên điện trở
tải Rtải có một xung tam giác.
Đối với sơ đồ phía đặt quạt, điện trở tải cho khâu tạo xung thứ nhất là các
phần tử:
- Mạch máy phát: qua N2, điện trở tải là 5R mắc song song với điện trở
E-B của 8T qua N3, điot VD3, mạch C1-R1.
- Mạch máy thu: qua N2, điện trở E-C của 7T, cuộn 8L qua N4, tụ C7 và
ddiot VD19.

Hình 6.13. Đồ thị xung hệ 6 pha


Các xung tạo ra ở 6 khâu tạo xung dùng để điều khiển máy phát tần số
chủ đạo cũng như nhận xung đến qua các sơ đồ lặp của 1T-6T.
Máy phát: làm việc như sau: khi xung tam giác truyền từ bộ phân bố 6 pha ( các
tiếp điểm 1RTr- 6RTr đóng) thì 8T thông → 9T thông và mạch dao động 1L-4C
dao động. Dao động này được 10T khuếch đại và truyền trên đường dây liên lạc
với tần số 20kHz. Tương tự, máy phát phía trung tâm điều khiển có tần số phát
14kHz.
Máy thu: làm việc như sau: khi có tín hiệu cao tần (14kHz) từ đường dây liên
lạc tới mạch cộng hưởng (8C-9C-2L-BA3) thì 7T thông, và cho xung tạo ra từ
khâu tạo xung tới sơ đồ lặp theo mạch: điểm O của 1BA - tiếp điểm Re7 thường
đóng - đầu nối N2- 7T - cuộn phản hồi 8L - đầu nối N4 - rồi tiếp tục chẳng hạn
khâu tạo xung thứ nhất , tụ C7 – điot VD19 – pha c2.Tụ C7 nạp điện, sau đó
phóng qua lớp E-B của 1T duy trì transistor này mở trong một thời gian. 1T mở
sẽ làm cho rơle chấp hành Re1 hút. Điện trở 8R và C7 được tính chọn để C7
phóng điện kéo dài không quá 5/6 chu kỳ, nghĩa là để 1T mở cho tới lúc xuất
hiện xung tiếp theo của khâu tạo xung thứ nhất. Điều hành quạt như sau: [các ký
hiệu trong sơ đồ ghi địa chỉ theo cột hoặc theo dòng. Ví dụ 1KĐ(c2): 1KĐ ở cột
151
2; RTr5(d40): RTr5 ở dòng 40]. Để mở quạt I ở chế độ làm việc bình thường,
chọn các chế độ thích hợp bằng các 1CM và CM (chọn từ xa TX hoặc tại chổ
TC) và ấn nút I (c65) → RTr4(c65) = 1 → RTr4(d42) =1. Xung từ khâu phát
xung thứ tư sẽ làm cho transisto T8 thông trong thời gian 1/6 chu kỳ điện áp
lưới. Máy phát xung 14kHz làm việc truyền tín hiệu đến máy thu 14kHz phía
chấp hành để cho transisto 7T thông. Tín hiệu tương ứng từ khâu tạo xung thứ
tư sẽ từ 0 (1BA) qua 7T rồi C10, VD22... Tụ C10 nạp điện rồi phóng qua lớp E-
B của 4T duy trì 4T thông trong thời gian 5/6 chu kỳ để rơle Re4(d41) = 1 →
Re4(c24) =1 → 1RC(c9) =1. 1RC là rơle chọn quạt I, nó có cơ cấu tự giữ. Nó
đóng mạch tời mở cửa gió quạt I và chuẩn bị chạy quạtI. Tiếp điểm 1RC(c13)
=1 → 1PQ(c13) =1, 1RC(c11) = 0 → 2RC(c11) = 0.
Sau khi cửa gió quạt I mở xong, công tắc hành trình cuối 1HT(c32) =1 và
3HT (c31) =1 hoặc 5HT (c32) =1 → RTr2(c32) = 1 → RTr2(d40) =1 → nối
khâu tạo xung thứ hai vào gốc của transisto 8T để máy phát làm việc. Tín hiệu
20kHz trong 1/6 chu kỳ được gởi tới máy thu 20kHz ở phía điều khiển để mở
transisto 7T. Tương ứng với khâu tạo xung thứ hai ở phía đặt quạt, khi transisto
7T thông thì khâu tạo xung thứ hai ở phía điều khiển cho xung qua 7T nạp lên tụ
C8 và mở transisto 2T → Re2(d43) =1 → Re2(c47) =1 → đèn LCB(c47) sáng
lên báo đã mở cửa quạt gió và chuẩn bị xong việc chạy quạt I.
Ấn nút MI(c68) → RTr(c68) =1 → RTr(d42) =1→ đóng khâu tạo xung
thứ nhất, cấp xung cho mạch bazơ 8T để máy phát làm việc truyền tín hiệu tới
phần thu ở phía đặt quạt và mở 7T. Tương ứng khâu tạo xung thứ nhất cho xung
qua 7T để nạp tụ C7 và mở 1T → Re1(d41) =1 → Re1(c21) =1 → 1RQ(c13) =
1 → 1RQ(c1) =1 → 1KĐ(c2) = 1; 1KĐ đóng mạch truyền động 1TĐCD để
đóng máy cắt dầu 1CD cho động cơ 1ĐB.
Các tiếp điểm thường đóng 1CD(c2) = 0 → cuộn 1KĐ mất điện nhưng
tiếp điểm của máy cắt vẫn đóng do có cơ cấu tự giữ và 1RC(c9) = 0 để tránh
đóng cửa gió khi quạt đang làm việc; và 1CD(c30) = 1→ RTr1(c30) = 1 →
RTr1(d40) = 1 → khối phát xung thứ nhất được nối với máy phát14kHz và
tương ứng với ở phía trung tâm điều khiển, máy thu mở transisto 7T để xung từ
khối phát xung thứ nhất đóng mạch rơle Re1(d43) → Re1(c46) = 1 → LQI sáng
lên báo hiệu quạt I đang chạy và Re1(c48) = 0 → LDI tắt.
Dừng quạt: ấn nút stop St(c66) → RTr3(c66) = 1 → RTr3(d42) =1 →
máy phát 14kHz làm việc truyền đến máy thu 14kHz → Re3(d41) =1 →
Re3(c23) = 1→ RD(c18) =1 → RD(c18) =1→ RN(c8) = 1→ RN(c28) = 0→
152
1CO(c28) = 0 (1CO là cuộn điện áp không ở máy cắt dầu) → máy cắt 1CD mở
ngắt điện động cơ 1ĐB.
1CD(c30) =1 → RTr1(c30) = 1→ RTr1(40) =1→ Re1(43) = 1 →
Re1(c46) = 0 → LQI (c46) = 0; Re1(c48) = 1 → LDI (c48) =1.
Khi đảo chiều dòng khí: đóng khóa Đ(c63) → RTr6(c63) =1 → RTr6(d42) =
1→ máy phát 14kHz làm việc truyền tín hiệu cho máy thu 14kHz → Re6(d41)
=1→ Re6(c26) =1 → RĐ(c19) =1→ Các tiếp điểm thường mở của RĐ và tiếp
điểm thường mở rơle chọn quạt 1RC hoặc 2RC sẽ đóng mạch khởi động từ máy
tời để thay đổi cửa gió tương ứng (không thể hiện trên sơ đồ)
Tín hiệu sự cố: khi gối trục quạt nóng, thiết bị kiểm tra nhiệt độ đóng tiếp điểm
thường kín 1KT(c38) [quạt I], 2KT(c39) [quạt II] → RTr6(c39)=1 → RTr(d40)
=1→ máy phát 20kHz làm việc truyền cho máy thu 20kHz → Re6(43) =1→
Re6(c58) =1 → RT (c59) =1 → RT(c54) =1 → chuông kêu đồng thời Re6(c50)
=1 → đèn LT(c50) sáng lên báo quá nhiệt độ gối trục.
Khi khí thông gió bị phá hủy, tiếp điểm 1K(c33) =1 [thay đổi năng suất] hoặc
2K(c34) =1 [giảm áp] → RTr3(c34) =1 → Re3(c43) =1 → Re3(c49) =1 →
LH(c49) sáng và Re3(c57) =1 → RT(c59) =1 → còi kêu.
Cắt điện cho còi bằng công tắc SW
Qua các tiếp điểm thường đóng Re1, Re2, Re3, Re4, Re5 (khi quạt làm việc)
có thể dùng để kiểm tra đường liên lạc vì RK(c62) = 1 → RK(c44) =1 →
LL(c44) sáng và chuông kêu do RK(c60) =1 → RT(c59) =1.
Đèn LN tắt sẽ báơ mất nguông cấp cho sơ đồ.
Điều khiển tại chỗ: chuyển khóa chuyển mạch 1CM từ vị trí điều khiển từ xa
TX về vị trí tại chỗ TC.
Để chạy động cơ quạt I, chuyển 2CM về vị trí QI rồi ấn nút M để đóng mạch
khởi động từ 1KĐ v.v... Quá trình mở máy như đã nêu. Dừng máy ấn nút St.
6.3. Trang bị điện cho máy bơm
6.3.1. Khái niệm chung
Bơm là máy thuỷ lực dùng để hút và đẩy chất lỏng từ nơi này đến nơi
khác. Chất lỏng dịch chuyển trong đường ống nên bơm phải tăng áp suất chất
lỏng ở đầu đường ống để thắng trở lực trên đường ống và thắng hiệu áp suất ở
hai đầu. Thường sử dụng động cơ điện để làm nguồn năng lượng cấp cho bơm.
1. Phân loại
-Theo nguyên lý làm việc hay cách cấp năng lượng cho bơm có:

153
+ Bơm thể tích: khi làm việc, không gian làm việc thay đổi nhờ chuyển
động tịnh tiến của pittông (bơm pittông) hay nhờ chuyển động quay của rotor
(bơm rotor). Kết quả là thế năng và áp suất chất lỏng tăng lên nghĩa là bơm cung
cấp áp năng cho chất lỏng
+ Bơm động học: chất lỏng được cung cấp động năng từ bơm và áp suất
tăng lên. Chất lỏng qua bơm, thu được động lượng nhờ va đập của các cánh quạt
(bơm ly tâm, bơm hướng trục) hoặc nhờ ma sát của tác nhân làm việc (bơm
xoáy lốc, bơm tia; bơm chấn động, bơm vít xoắn, bơm sục khí) hoặc nhờ tác
dụng của trường điện từ (bơm điện từ) hoặc các trường lực khác.
- Theo cấu tạo:
+ Bơm cánh quạt: trong loại này bơm ly tâm chiếm đa số và thường gặp
nhất (bơm nước)
+ Bơm pittông (bơm dầu, bơm nước)
+ Bơm rotor (bơm dầu, hoá chất, bùn…)
Ngoài ra còn có các loại đặc biệt như bơm màng cách (bơm xăng trong
ôtô), bơm phun tia (tạo chân không trong các bơm lớn nhà máy nhiệt điện)
2. Sơ đồ các phần tử của một hệ thống bơm

Hình 6.14. Các phần tử của hệ thống bơm


1- động cơ kéo bơm; 2-bơm 3-lưới; chắn rác; 4- bể hút 5- ống hút; 6- van ống
hút; 7-van ống đẩy; 8-ống đẩy; 9-bể chứa; 10-van và đường ống phân phối tới
nơi tiêu dùng; 11-chân không kế lắp ở đầu vào bơm, đo áp suất chân không do
bơm tạo ra trong chất lỏng ; 12-áp kế lắp ở đầu ra bơm, đo áp suất dư của chất
lỏng ra khỏi bơm.
Bơm hút chất lỏng từ bể hút 4 qua ống hút 5 đẩy chất lỏng qua ống đẩy 8
vào bể chứa 9.

154
3. Các thông số cơ bản của bơm
a) Cột áp H (hay áp suất bơm) là lượng tăng năng lượng riêng cho một
đơn vị trọng lượng của chất lỏng chảy qua bơm (từ miệng hút đến miệng đẩy).
Cột áp H được tính bằng mét cột chất lỏng ( hay mét cột nước ) hoặc tính đổi ra
áp suất bơm.
b) Lưu lượng (năng suất) bơm: là thể tích chất lỏng do bơm cung cấp vào
3 3
ống trong một đơn vị thời gian; tính bằng m /s, l/s, m /h.
c) Công suất bơm (P hay N): phân biệt 3 loại công suất
- Công suất làm việc Ni (công suất hữu ích) là công để đưa một lượng Q chất
lỏng lên độ cao H trong một đơn vị thời gian (s).
- Công suất động cơ kéo bơm (Nđc) công suất này thường lớn hơn N để bù hiệu
suất truyền động giữa động cơ và bơm, ngoài ra còn dự phòng quá tải bất
thường.
- Hiệu suất bơm (ηb) là tỉ số giữa công suất hữu ích N i và công suất tại trục
bơm N. Hiệu suất bơm gồm 3 thành phần:
ηb = ηQ ηH ηm trong đó ηQ - hiệu suất lưu lượng;
ηH - hiệu suất thuỷ lực;
ηm - hiệu suất cơ khí
4. Đặc tính của bơm: vì bơm có nhiều kiểu, mỗi kiểu có đặc tính cơ riêng mà
động cơ phải có khi kéo bơm. Xét 2 loại điển hình
a) Bơm ly tâm: là loại bơm động học có cánh quạt, bơm được nhiều loại
chất lỏng khác nhau, giải lưu lượng rộng (vài l/ph – vài m3/s), cột áp kém hơn
pittông nhưng đủ đáp ứng trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất, cấu tạo đơn giản,
gọn, rẻ…
Bơm ly tâm gồm có các bộ phận chính sau: Vỏ bơm 1 có kiểu dáng hình
trôn ốc, trục 4 và bánh xe công tác 3 gắn trên trục 4. Trên bánh xe công tác 3 có
gắn các cánh bơm 7, miệng hút 8 và miệng đẩy 9. Trước khi cho máy bơm hoạt
động cần phải mồi bơm bằng cách đổ đầy vào buồng trôn ốc qua phễu rót vào
đường ống 10. Lúc này van 11 đóng lại do áp suất của cột nước trong đường
ống hút 5.
Khi động cơ truyền động bơm quay, bánh xe công tác với các bánh cong
sẽ tạo ra lực ly tâm, làm cho chất lỏng trong các rãnh bị nén và đẩy ra phía đầu

155
cuối của các cánh bơm đưa chất lỏng vào buồng trôn ốc và thoát ra ở đường ống
9.

Hình 6.15. Cấu tạo của bơm ly tâm


Bơm ly tâm là loại bơm tốc độ cao, cho nên động cơ truyền động có thể
nối trực tiếp vào trục của bơm. Bơm ly tâm cho phép khởi động khi đóng van ở
đầu ra của bơm, khi đó máy bơm làm việc ở chế độ không tải và trị số moomen
khởi động bằng (0,2 ÷0,3) moomen định mức của động cơ.
Đối với bơm ly tâm, tính chọn đúng công suất động cơ và tốc độ động cơ
truyền động đóng một vai trò quan trọng vì công suất P, năng suất Q và chiều
cao cột áp H ( áp suất) phụ thuộc vào tốc độ quay ω của động cơ truyền động.
Q1 1 H 1 12 P1 13
= ; = ; = (6.7)
Q2  2 H 2  22 P2  23
Từ biểu thức trên ta nhận thấy rằng khi tăng tốc độ động cơ, công suất
tăng đột biến, nếu tốc độ quá lớn sẽ làm cho động cơ phát nóng quá giới hạn cho
phép.
Đặc tính quan trọng đối với bơm ly tâm là sự phụ thuộc của năng suất
bơm Q vào chiều cao cột H (hình 6-16).
Để xác định được hai tham số quan trọng của bơm là Q và H; cần phải có
thông số Q và H của hộ tiêu thụ. Giá trị của chiều cao cột áp trong hệ thống cấp
nước gồm hai thành phần: chiều cao cột áp tĩnh Hc và chiều cao cột áp động Hđ.
H = Hc + Hđ (6.8)
Cột áp tĩnh là hiệu của hai mức nước: nước hút và nước đẩy, còn cột áp
động xác định bằng lực của chuyển động trong hệ thống đường ống cấp nước,
156
nó tỷ lệ với bình phương của tốc độ dịch chuyển của nước hoặc tỷ lệ bính
phương với năng suất của bơm Q, và H cùng có thể tính theo biểu thức sau:

Hình 6.16. Đặc tính cơ của bơm ly tâm


H = Hc + λQ (6.9)
trong đó: λ là hệ số tỷ lệ.
Truyền động bơm công suất nhỏ dùng động cơ không đồng bộ roto lồng
sóc, còn bơm có công suất lớn dùng động cơ không đồng bộ cao áp hoặc đông
cơ đồng bộ.
Từ đồ thị đặc tính làm việc của bơm ly tâm ta thấy rằng: đối với hệ thống
cấp nước có chiều cao cột áp tĩnh Hc lớn, khi tăng tốc độ quay của động cơ với
một lượng không lớn từ n đến n1, đường đặc trưng của bơm - đường a không cắt
đường đặc tính của phụ tải - đường b (hình 6-16).
Điều này đáng quan tâm đối với động cơ truyền động bơm dùng loại
không đồng bộ roto lồng sóc; sẽ dẫn đến hiện tượng bơm không cấp được nước
vào hệ thống cấp nước và có thể dừng lại khi điện áp lưới giảm. Đối với động cơ
đồng bộ, khi điện áp lưới giảm, tốc độ động cơ không thay đổi, nước vẫn được
cấp vào hệ thống cấp, chỉ khi động cơ bị quá tải, động cơ sẽ mất đồng bộ và
dừng lại.
Nếu trong hệ thống cấp nước (phụ tải) có cột áp động lớn (đường c hình
6.3), khi điện áp lưới giảm không dẫn đến dừng động cơ không đồng bộ, nhưng
năng suất của bơm giảm đáng kể, còn đối với động cơ đồng bộ, khi điện áp lưới
giảm đáng kể (U< 0,85Uđm) sẽ dẫn đến động cơ bị mất đồng bộ và dừng hẳn.
b) Bơm pittông: Bơm pittông là một loại bơm thể tích , cấu tạo được biểu
diễn trên hình 6-17.

157
Hình 6.17. Cấu tạo của bơm pittông

Khi động cơ truyền động quay quanh trục O, kéo theo hệ thống trục
khuỷu - tay biên 3 và 4 chuyển động quay biến thành chuyển động tịnh tiến qua
lại của pit tông 2 trong xi lanh 1. Hai vị trí giới hạn hành trình di chuyển của pit
tông 2 là A1 và A2 ứng với hai điểm chết là C1 và C2. Khi pit tông dịch chuyển
sang bên trái, thể tích buồng công tác 5 tăng lên, áp suất tuyệt đối trong buồng
của xi lanh giảm hơn so với áp suất trên mặt thoáng của bể hút, khi đó van nén 7
đóng lại, van hút 6 mở ra, và nước từ ống hút chảy vào buồng xi lanh. Khi pit
tông di chuyển sang bên phải, thể tích buồng xi lanh tăng, van 6 đóng lại, van
nén 7 mở ra và nước từ buồng xi lanh sẽ chảy ra đường ống cấp nước. Đặc tính
của bơm pit tông giới thiệu trên hình 6-18.

Hình 6.18. Các đặc tính của bơm pittông

Từ họ đặc tính bơm ta thấy rằng với cùng một trị số của chiều cao cột áp,
năng suất bơm Q khác nhau, công suất của động cơ truyền động cũng khác
nhau.
Đặc điểm khác biệt của bơm pit tông là lưu lượng không đồng đều, nhưng
áp suất cột áp đạt rất cao (trên 200at).
Đối với bơm ly tâm, lưu lượng đồng đều nhưng áp suất cột áp không cao,
nhưng có năng suất cao hơn so với bơm pit tông, nên bơm ly tâm được sử dụng
phổ biến hơn.
158
6.3.2 Điều chỉnh năng suất của máy bơm
Lượng tiêu thụ nước của phụ tải thay đổi trong một phạm vi khá rộng
trong một ngày đêm. Vì vậy điều chỉnh lưu lượng đóng một vai trò quan trọng
trong hệ thống cấp nước.
1. Điều chỉnh lưu lượng bơm bằng cách thay đổi tốc độ động cơ truyền động
Đối với hệ thống cấp nước có độ cao cột áp tĩnh lớn (đường b hình 6.6),
khi thay đổi năng suất từ Q1 đến Q2, tốc độ động cơ truyền động thay đổi không
đáng kể (từ n1 đến n2).
Đối với hệ thống cấp nước có độ cao cột áp động lớn (đường c hình 6-
19), với cùng một lượng thay đổi năng suất (từ Q 1 đến Q2), tốc độ động cơ
truyền động thay đổi đáng kể (từ n1 đến n3). Từ đó rút ra kết luận:
Điều chỉnh lưu lượng của máy bơm bằng cách thay đổi tốc độ động cơ
truyền động chỉ phù hợp với hệ thống cấp nước có độ cao cột áp tĩnh cao (H c),
còn đối với hệ thống cấp nước có độ cao cột áp động cao không phù hợp vì tổn
thất trong roto hoặc trong phần ứng của động cơ tỷ lệ thuận với tốc độ (hoặc hệ
số trượt ) của động cơ.

Hình 6.19. Đặc tính của bơm khi điều chỉnh lưu lượng
2. Điều chỉnh lưu lượng của máy bơm bằng van tiết lưu
Là phương pháp điều chỉnh lực cản trong đường ống bằng van tiết lưu,
khi điều chỉnh bằng phương pháp này dẫn đến sự xuất hiện một áp suất động
ΔHđ gây ra tổn thất công suất trong van tiết lưu bằng:
ΔP = QΔHđ (6.10)
Trị số của ΔH trong hệ thống cấp nước có áp suất động cao lớn hơn so với
hệ thống cấp nước có áp suất tĩnh cao.
6.3.3 Tính chọn công suất động cơ truyền động
Trang bị điện của một trạm bơm tối thiểu phải có hai hệ truyền động (hình 6-
20):

159
1.Truyền động chính: là truyền động quay bơm. Hệ truyền động này thường
dùng động cơ không đồng bộ điện áp thấp (380V) và cao áp (3 hoặc 6kV), và
động cợ đồng bộ.
Đối với động cơ có công suất ≥ 100kW, thường dùng động cơ cao áp.

Hình 6-20 Sơ đồ điện - thủy động học của một trạm bơm
2. Hệ truyền động phụ: là động cơ truyền động đóng mở van thường dùng động
cơ không đồng bộ roto lồng sóc điện áp thấp, có đảo chiều quay.
3. Tính chọn công suất động cơ truyền động chính
Công suất động cơ truyền động bơm được tính theo biểu thức sau:
k . .Q.H
Pdc = [kW] (6.11)
1000 . b .
trong đó:
γ - khối lượng riêng của chất lỏng;
Q – năng suất của bơm m3/s;
H- chiều cao cột áp (áp sất), m;
ηb- hiệu suất của bơm (0,45 ÷ 0,75)
η - hiệu suất của cơ cấu truyền lực (0,45 ÷ 0,9)

6.3.4 Sơ đồ điều khiển máy bơm


Trong sơ đồ mạch điều khiển hệ truyền động trạm bơm phải đảm bảo các
nhiệm vụ sau:
1.Khởi động động cơ truyền động chính đảm bảo hạn chế dòng trong phạm vi
cho phép.

160
a) Đối với động cơ truyền động công suất nhỏ và trung bình có thể khởi
động trực tiếp, qua cuộn kháng hoặc đổi nối sơ đồ đấu dây dây quấn stato
động cơ từ hình sao sang hình tam giác.
b) Đối với động cơ không đồng bộ công suất lớn, khởi động động cơ dùng
bộ khởi động mềm (soft - start) thực chất là bộ điều áp xoay chiều ba pha,
hạn chế dòng khởi động bằng cách giảm điện áp đặt vào dây quấn stato
động cơ.

Hình 6.21. Hệ truyền động máy bơm dùng động cơ đồng bộ


c) Đối với động cơ đồng bộ, khởi động phức tạp hơn; phương pháp được sử
dụng phổ biến nhất là phương pháp không đồng bộ. Để thực hiện khởi động
theo phương pháp này, roto của động cơ đồng bộ có hai bộ dây quấn: cuộn khởi
động và cuộn kích từ.
2. Điều khiển đóng – mở van
3. Phải có các khâu bảo vệ sau:

161
- Bảo vệ quá tải
- Bảo vệ điện áp thấp…
4. Sơ đồ khống chế máy bơm dùng động cơ đồng bộ
Hệ truyền động bơm dùng động cơ đồng bộ thường dùng bộ nguồn cấp
kích từ bằng máy phát kích từ hoặc bằng bộ chỉnh lưu dùng thyristor. Bộ nguồn
kích từ dùng thyristor có nhiều ưu điểm hơn so với dùn máy phát:
- Công suất nắp đặt bé
- Độ tác động nhanh, đặc biệt là các khâu bảo vệ
Động cơ truyền động bơm dùng loại DCK-260 - 24/36, Pđm = 625kW, n =
165vg/ph.
a) Bộ nguồn kích từ gồm có các phần tử chính sau:
- Biến áp động lực 1BA
- Cầu chỉnh lưu gồm hai bộ chỉnh lưu cầu ba pha đấu song song cấu thành
từ các thyristor 1T1 ÷ 6T1 và 1T2 ÷ 6T2 .
- Biến áp 4BA, 5BA, 6BA có chức năng cân bằng dòng cho hai thyristor
làm việc song song.
b) Thiết bị vào đồng bộ tự động gồm hai thyristor 1T và 2T; ĐZ1 và ĐZ2.
c) Mạch đo lường
- 2BA là biến điện áp để đo điện áp nguồn cấp và đưa tín hiệu về mạch
điều khiển để tăng cưỡng bức kích từ trong trường hợp điện áp lưới giảm sẽ dẫn
đến động cơ bị mất đồng bộ.
- TI1: biến dòng đo lường dòng tiêu thụ của động cơ và đưa tín hiệu về
mạch điều khiển bảo vệ ngắn mạch cho mạch kích từ.
d) Nguyên lý hoạt động
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong truyền động bơm dùng
động cơ đồng bộ là quá trình khởi động chúng.
Quá trình khởi động động cơ đồng bộ bằng phương pháp không đồng bộ
diễn ra như sau:
Đóng máy cắt MC, động cơ làm việc như một động cơ không đồng bộ
roto lồng sóc. Khi tốc độ động cơ còn thấp (s≥ 0,05) điện áp cảm ứng ra ở cuộn
kích từ lớn, làm cho điện áp ra Đ Z1 và ĐZ2 thông, thyristor 1T và 2T thông, cuộn
kích từ được nối song song với điện trở dập từ R dt và rơle liên động RLĐ tác
động, tiếp điểm của nó ở mạch điều khiển mở nên chưa có nguồn cấp cho công
tắc tơ KC. Trong quá trình khởi động, tốc độ động cơ tăng dần lên đến khi tốc
162
độ động cơ đạt gần tốc độ đồng bộ (s ≤ 0,05) thì 1T và 2T khóa, điện trở dập từ
Rdt cắt ra khỏi cuộn kích từ, rơle liên động không tác động, tiếp điểm thường
kín của nó sẽ cấp nguồn cho cuộn dây công tắc tơ KC đóng nguồn một chiều
với cuộn dây kích từ của động cơ. Dưới tác dụng của hai từ trường: từ trường
xoay chiều ở dây quấn stato của động cơ và từ trường của dây quấn kích thích
của động cơ do dòng điện một chiều sinh ra, kết quả động cơ tự kéo vào đồng
bộ, quá trình mở máy động cơ đồng bộ kết thúc.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6
Câu 1. Giải thích nguyên lý làm việc sơ đồ tự động khống chế máy nén khí?
Câu 2. Trình bày yêu cầu trang bị điện cho quạt gió?
Câu 3. Giải thích nguyên lý làm việc sơ đồ khống chế quạt qua bảng điều khiển
ΠH-7304.
Câu 4. Giải thích nguyên lý làm việc sơ đồ điều khiển xa quạt hướng trục.
Câu 5. Trình bày phương pháp tính chọn công suất động cơ truyền động cho
máy bơm?
Câu 6. Giải thích nguyên lý làm việc hệ truyền động máy bơm dùng động cơ
đồng bộ?

163
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Truyền động điện, Nguyễn Bính, Đại học Bách khoa Hà Nội, 1962
2. Các bài tập truyền động điện, Nguyễn Bính, Lê Đình Anh, Đại học Bách
khoa Hà Nội, 1962.
3. Trang bị điện, Nguyễn Bính, Đại học Bách khoa Hà Nội, 1963.
4. Mô hình hóa hệ thống tự động, Nguyễn Bính, Nguyễn Văn Đức, Đại học
Bách khoa Hà Nội, 1970.
5. Truyền động điện, Bùi Đình Tiếu, Phạm Duy Nhi, Đại học Bách khoa Hà
Nội, 1974.
6. Tự động khống chế truyền động điện, Trịnh Đình Đề, Võ Trí An, Đại học
Bách khoa Hà Nội, 1974.
7. Trang bị điện các thiết bị luyện kim và gia nhiệt, Nguyễn Thành, Đại học
Bách khoa Hà Nội, 1975.
8. Trang bị điện máy cắt gọt kim loại và nâng vận chuyển, Bùi Đình Tiếu,
Đại học Bách khoa Hà Nội, 1975.
9. Kỹ thuật biến đổi điện năng,Nguyễn Bính, Dương Văn Nghi, Bộ Đại học &
Trung học chuyên nghiệp, 1975.
10. Điện tử công suất, Nguyễn Bính, Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội.
11. Bài tập và giải mạch điện tử công suất, Nguyễn Bính, Nhà xuất bản KHKT,
Hà Nội.
12. Điều khiển xa, Nguyễn Công Hiền, Hà Tất Thắng, Đại học Bách khoa Hà
Nội.
13. Cơ sở truyền động điện (dịch), Bùi Đình Tiếu, Lê Tòng, Nguyễn Bính, Nhà
xuất bản KHKT, 1977.
14. Trang bị điện đại cương, Phạm Duy Nhi, Phan Cung, Lê Hồng Nam, Đại
học Bách khoa Hà Nội, 1977.
15. Kỹ thuật tính toán trên máy tính điện tử số tương tự, Nguyễn Bính, Phan
Cung, Nhà xuất bản Đại học Bách khoa Hà Nội, 1978.
16. Các đặc tính của động cơ trong truyền động điện (dịch), Bùi Đình Tiếu, Lê
Tòng, Nhà xuất bản Bộ đại học & Trung học chuyên nghiệp, 1979.
17. Phân tích tổng hợp hệ thống điều khiển tự động truyền động điện, Trịnh
Đình Đề, Võ Trí An, Nhà xuất bản KHKT, 1983.
18. Cơ sở truyền động điện, tập 1, 2, Bùi Đình Tiếu, Phạm Duy Nhi, Nhà xuất
bản bộ ĐH và THCN, 1983.
19. Điều khiển tự động truyền động điện, Trịnh Đình Đề, Võ Trí An, Nhà xuất
bản bộ ĐH và THCN, 1985.
20. Một số ứng dụng của thiết bị điện từ, điện tử và bán dẫn trong máy sản
xuất, Bùi Đình Tiếu, Nguyễn Trọng Thuần, Nhà xuất bản KHKT, 1985.
21. Truyền động điện, Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Nguyễn Thị Hiền,
Nhà xuất bản KHKT, 1994.
22. Trang bị điện máy công nghiệp dùng chung, Vũ Quang Hồi, Nguyễn Văn
Chất, Nguyễn Thị Liên Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, 1994.

164
165

You might also like