You are on page 1of 13

Media Standard Print Technical guidelines for Bộ hướng dẫn kỹ thuật

2018 data, proof and cho dữ liệu, in thử và in


production run printing sản lượng
AM Amplitude Modulation Tram điều biên
FM Frequency Modulation Tram điều tần
UV Ultraviolet Tia UV: một dạng bức xạ
điện từ có bước sóng từ
hay còn gọi là tia tử
ngoại
Tổng quan bao bì hộp giấy
1.1.1 Khái niệm bao bì hộp giấy
Bao bì giấy được biết đến như là một phân loại của ngành bao bì theo vật liệu.
Trong đó bao bì hộp giấy là nhóm chiếm thị phần lớn, được tạo nên từ giấy có tính
chất dễ in ấn, dễ định hình từ các vạch gấp. Loại này vừa được sử dụng làm bao bì
tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng, vừa được
sử dụng trong quá trình vận chuyển giúp bảo vệ hàng hoá. Chính vì vậy mà nó rất
đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã. Ngoài ra bao bì hộp giấy là một giải pháp tiện lợi
và thân thiện với môi trường cho việc đóng gói sản phẩm.

Sự đa dạng trong kiểu dáng, mẫu mã của bao bì hộp giấy

Các đặc điểm chung cơ bản:


 Vật liệu: Bao bì hộp giấy thường sử dụng những vật liệu tương đối dày từ
0.2-0.6mm (phù hợp với phương pháp in Offset tờ rời), các vật liệu này gọi
là paperboard. Paperboard được ghép từ nhiều lớp lại với nhau. Thông
thường có 2 loại được sử dụng nhiều nhất là giấy bìa được tẩy trắng (SBS –
Solid Bleached Sulphate) và giấy bì không được tẩy trắng (SUB - Solid
Unbleached Board), cả hai loại này có các lớp giấy đều được xử lý hoá học
nên tạo độ ổn định cho giấy cao hơn, đồng đều về độ dày và chất lượng. Còn
loại ít dùng hơn là giấy bìa (FBB – Folding Boxboard) xen giữa 2 lớp giấy
được xử lý hoá học còn có 1 lớp xử lý cơ học vì vậy có chất lượng thấp hơn
2 loại trên, chính vì vậy mà giá thành loại này thường rẻ hơn.

Cấu trúc các loại giấy bìa thông dụng


A. Giấy FBB
B. Giấy SBS
C. Giấy SUB
 Số màu in: Thường được in từ 5-6 màu có sự kết hợp của màu process và
màu pha, đối với in trên vật liệu có bề mặt tối màu thì còn phải in thêm lớp
lót trắng.
Minh hoạ bao bì hộp in 6 màu bao gồm CMYK và 2 màu spot là PANTONE
7554C và PANTONE RED 032 C
 Các chi tiết gia tăng giá trị: với mục đích bảo vệ bề mặt, làm cho bao bì
chỉn chu, đặc biệt hơn, có rất nhiều các phương pháp gia tăng giá trị cho bao
bì như áp nhũ, dập chìm nổi, cán màng và đặc biệt là tráng phủ được sử dụng
rất rộng rãi.
 Kiểu dáng hộp thông dụng: Với yêu cầu sản xuất tự động hoá hiện nay thì
kiểu dáng hộp thường sử dụng là loại có thể gấp được trên máy gấp tự động
hoặc trong dây chuyền đóng gói. Những kiểu dáng cơ bản có thể kể đến là
hình hộp chữ nhật, nắp (đáy) dán hoặc cài hoặc cài khoá.
Dựa vào mức độ tiếp xúc với sản phẩm mà bao bì hộp giấy chia thành nhiều cấp, có
thể là 2 hoặc 3 cấp hoặc thậm chí nhiều hơn:
Minh hoạ 3 cấp độ của bao bì

Bao bì cấp 1 (Primary packaging components): Đây là dạng bao bì tiếp xúc trực
tiếp đến sản phẩm bên trong, nên cần chú trọng đến sự an toàn cho cả sản phẩm và
cho cả người tiêu dùng khi tiếp xúc. Vì vậy cần lựa chọn loại vật liệu phù hợp, đảm
bảo được các chức năng chứa đựng, bảo quản và bảo vệ sản phẩm. Ngoài ra, số ít
loại bao bì cấp 1 sẽ thực hiện chức năng quảng cáo sản phẩm đến tay người tiêu
dùng.

Bao bì cấp 1 cần vật liệu kết hợp giữa giấy và màng giúp bảo quản sữa
Bao bì cấp 2 (Secondary packaging components): Dùng để đóng gói các bao bì
cấp 1 riêng lẻ lại với nhau. Loại bao bì này có chức năng chính là khuếch trương
sản phẩm, trưng bày trên kệ hàng, nên cần đầy đủ thông tin và mang tính thẩm mỹ
cao. Vì vậy loại này khá đa dạng về mặt kiểu dáng, các chi tiết in ấn và gia tăng giá
trị.
Bao bì cấp 2 đa dạng về kiểu dáng và sử dụng các hiệu ứng gia tăng giá trị
A. Hiệu ứng ánh kim từ ép nhũ nóng
B. Đục cửa sổ thấy sản phẩm bên trong
C. Tráng phủ từng phần logo và hình ảnh
Bao bì cấp 3 (Tertiary packaging components): Dùng để đóng gói các bao bì cấp
thấp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu trữ và vận chuyển. Loại này
thường là các bao bì làm từ carton gợn sóng, cần tính chịu lực cao mà không cần
thiết các yêu cầu về in ấn hay gia tăng giá trị.
1.1.2 Xu hướng phát triển trong sản xuất bao bì hộp giấy
Xu hướng chung đối với ngành bao bì hộp giấy hiện nay là các bao bì cao cấp, với
các chi tiết in ấn chất lượng cao kết hợp gia tăng giá trị thu hút khách hàng và mang
lại lợi nhuận cho nhà sản xuất. Số lượng in trung bình trong một đơn hàng là vài
chục nghìn bao bì. Hướng tới bảo vệ môi trường, giảm thiểu lãng phí, sử dụng
không gian hộp hiệu quả và tái chế.
Nhận xét: Từ những đặc điểm trên có thể rút ra được một số kết luận như sau:
- Do cả ba loại giấy đều có bề mặt là tráng phủ nên không có chuẩn công
nghiệp về phân loại giấy này. Tuy nhiên, nếu màu sắc, độ bóng của giấy này
phủ hợp với phân loại giấy loại 1 và loại 2 trong ISO 12647-2 thì vẫn có thể
sử dụng ICC profile như hai loại giấy này.
- Khi thiết kế cấu trúc cần phải rõ ràng về kích thước, hướng xớ giấy và có bù
trừ độ dày giấy.
- Số màu trên file nhiều, bao gồm cả màu in, màu thiết kế và màu gia tăng giá
trị. Vì vậy tờ in thử phải minh bạch rõ ràng, thể hiện đâu là màu in, đâu là
màu gia tăng giá trị.
- Để in được 1-pass thì số đơn vị in phải đáp ứng được đủ số màu in.
Xu hướng phát triển của bao bì hộp giấy
STT Nhu cầu Điều kiện
của khách hàng đáp ứng
1 Bao bì đạt chất lượng Quản trị màu sắc in ấn, thông qua thực hiện đo
cao: ổn định màu sắc đạc đánh giá theo các tiêu chuẩn của vật liệu đầu
vào, điều kiện sản xuất để sử dụng ICC profile.
Chuẩn hoá quy trình kiểm soát chất lượng sản
phẩm.
2 Thời gian sản xuất ngắn In 1-pass, kiểm soát TAC, đảm bảo sự tương
thích giữa varnish và mực in để tăng hiệu suất sử
dụng máy in (tốc độ in).
Sử dụng CAD hỗ trợ cho thiết kế.
3 Giảm giá thành Kiểm soát chất lượng, tối ưu hoá quy trình sản
xuất.
In thử kỹ thuật số kết hợp mô phỏng bao bì dạng
3D và giả lập các hiệu ứng bằng phần mềm mà
không cần in thử.
Để đáp ứng được các điều kiện trên thì cần có sự can thiệp từ các hiệp hôi, các liên
minh liên quan đến ngành in để đề ra các tiêu chuẩn chung, cung cấp các giải pháp
cho ngành in.
1.3.2.1 Điều kiện in (máy in offset tờ rời, màu giấy + mực chuẩn ISO,
icc profile, đường cong gia tăng tầng thứ )
Vật liệu in, mực in và độ phân giải
Việc kiểm soát vật liệu đầu vào như giấy in, mực in và độ phân giải sẽ liên quan
trực tiếp đến chọn lựa ICC Profile trong quản lý màu.
Tính chất bề mặt của các vật liệu FBB, SBS, SUB là tráng phủ, tuy không có chuẩn
công nghiệp dành cho phân loại giấy này. Nhưng xét về tính chất bề mặt in bao
gồm màu sắc và độ bóng, có thể áp dụng các thông số kỹ thuật cho phân loại giấy
PS1 – Premium coated lên các loại giấy trên.
Tiêu chuẩn giấy in theo ISO 12647-2:2013
Đặc tính Loại giấy - PS1
Loại bề mặt Premium coated
Định lượng, g/m2 80 - 250
Độ trắng 105 - 135
Độ bóng 10 - 80
Màu sắc L* a* b*
Đế đo màu trắng 95 1 -4
Đế đo màu đen 93 1 -5
Dung sai ±3 ±2 ±4
Delta E 5.4

Tiêu chuẩn mực in theo ISO 12647-2:2013 theo trình tự mực C-M-Y
Loại giấy: Premium coated
Màu sắc Điều kiện đo
L*
a* b*
WB 16 0 0
Black
BB 16 0 0
WB 56 -36 -51
Cyan
BB 55 -35 -51
WB 48 75 -4
Magenta
BB 47 73 -4
WB 89 -4 93
Yellow
BB 87 -4 91
Red WB 48 68 47
(M+Y) BB 46 67 45
Green WB 50 -65 26
(C+Y) BB 49 -63 25
Blue WB 25 20 -46
(C+M) BB 24 20 -45
Overprint WB 23 0 -1
CMY100 BB 23 0 -1

Giá trị ΔEab cho ô tông nguyên của bốn màu process
Màu in Tờ in thử Tờ in sản lượng
Black 5 4
Cyan 5 4
Magenta 5 4
Yellow 5 5

Phương pháp in: Offset tờ rời


Thông thường, để in bao bì hộp giấy với nhiều màu sắc, nhà in có thể lựa chọn một
trong hai phương án là in một lượt hoặc hai lượt. Tuy nhiên, theo khuynh hướng
hiện nay, thế giới đang hướng đến phương án in tất cả các màu in trên một lượt in
hơn. Bởi vì, khi in hai lượt sẽ mắc phải các nhược điểm về định vị và khó kiểm soát
trong việc đo kiểm màu sắc khi một tờ in vừa có lớp mực ướt chồng ướt và ướt
chồng khô. Ngược lại, in một lượt sẽ giúp định vị tốt hơn, dễ dàng kiểm soát màu
sắc và còn giúp tiết kiệm thời gian sản xuất hơn.
Thiết bị in: Với đặc điểm bao bì hộp giấy thường in nhiều màu (từ 5 màu trở lên)
kèm thêm lót trắng. Vì vậy nên sử dụng máy có từ 5-7 đơn vị in.
Tốc độ in cũng liên quan đến việc bố trí sản xuất. Hiện nay các máy in có tốc độ in
lớn nhất giao động từ 15000-18000 tờ/giờ. Vì vậy, để có thể tối ưu được hiệu quả
sản xuất thì ngoài việc cố gắng gia tăng hiệu suất sử dụng máy in (lên 70-80%) còn
phải bố trí các công đoạn khác như chế bản và các công đoạn gia tăng giá trị cũng
phải có tốc độ xử lý tương đương.
Ví dụ về các tốc độ in tối đa trên máy in của Heidelberg, KBA, Mitsubishi
Thiết bị in Tốc độ in tối đa (tiêu chuẩn)
Heidelberg SpeedMaster XL 75 16500
Heidelberg SpeedMaster XL 106 15000
Rapida 106 18000
Ryobi 750 G 16000
Ngoài ra, công đoạn tráng phủ còn có thể thực hiện trực tiếp trên máy in Offset
bằng các đơn vị tráng phủ inline hay các đơn vị in offset. Hoặc có thể được thực
hiện trên các thiết bị chuyên dụng riêng biệt (offline).
 Đối với tráng phủ inline: giải quyết vấn đề 1 cách tối ưu hơn khizw chỉ cần
1 lượt qua máy sẽ cho ra tờ in đã tráng phủ, điều này giúp giảm rút ngắn thời
gian sản xuất và đảm bảo độ chính xác định vị cao. Tuy nhiên, để lớp mực có
thể khô cho công đoạn thành phẩm inline thì cần quan tâm đến TAC và cấu
hình máy in có bố trí hệ thống sấy như thế nào để lựa chọn mực in và verni.
Dưới đây là hình minh hoạ cho các cách bố trí hệ thống sấy phù hợp với các
loại verni UV và truyền thống.

Cấu hình máy in 5 đơn vị in (CMYK + spot) kết hợp đơn vị tráng phủ inline
A. Cho verni UV
B. Cho verni truyền thống
C. Cho cả verni truyền thống và UV
 Đối với tráng phủ offline: ưu điểm của phương pháp này là thực hiện riêng
biệt với máy in nên độ khô của lớp mực sẽ được đảm bảo trước khi tráng
phủ. Tuy nhiên, vì thực hiện ở hai thiết bị khác nhau nên độ chính xác định
vị không cao và tốn nhiều không gian nhà xưởng.
Để chọn lựa ICC Profile cần có các yếu tố về điều kiện in như phương pháp in, bề
mặt vật liệu in, mực in, loại tram và độ phân giải. Dựa vào các tính chất bề mặt in
của các loại giấy có thể xác định được màu sắc, độ bóng của vật liệu. Nếu các
thông số giấy in và mực in phù hợp với các thông số kỹ thuật về giấy và mực trong
ISO 12647-2, thì có thể sử dụng ICC Profile có sẵn dành cho các phân loại này.
Trường hợp một trong các điều kiện trên không được đáp ứng thì cần phải xây
dựng ICC Profile riêng cho điều kiện in đó.
Chọn ICC Profile theo “MediaStandard Print 2018”
Đường cong gia tăng
Điều kiện in (theo tiêu tầng thứ
Tên file CMYK (giá trị gia tăng tầng
chuẩn ISO 12647-2) – TAC
ICC ISO profile thứ tại vùng 40%)
phương pháp in Offset
CMY K
Giấy loại 1 & 2 ISOcoated_v2_eci.icc 330
Tram AM 150-200 lpi A (13%) B (16%)
ISOcoated_v2_300_eci.icc 300
Giấy loại 1 & 2 PSO_Coated_NPscreen_I
Tram FM 20 µm SO12647_eci.icc 330
F (28%)
PSO_Coated_300_NPscre
en_ISO12647_eci.icc 300

Giấy loại 1 & 2 PSO_Coated_v2_300_Glo


Tram AM 150-200 lpi ssy_laminate_eci.icc 300
Cán màng OPP bóng
Tăng 10%
Giấy loại 1 & 2 PSO_Coated_v2_300_Mat
Tram AM 150-200 lpi te_laminate_eci.icc 300
Cán màng OPP mờ
Giấy loại 1 & 2 PSO_Coated_v2_300_Glo
Tram AM 150-200 lpi ssy_laminate_eci.icc 300
Tráng phủ UV bóng Tăng
Giấy loại 1 & 2 PSO_Coated_v2_300_Mat 5-7%
Tram AM 150-200 lpi te_laminate_eci.icc 300
Tráng phủ UV mờ

Các đường cong gia tăng tầng thứ trong bảng trên được mô tả theo đồ thị dưới đây:
Đồ thị các đường cong gia tăng tầng thứ theo ISO 12647-2:2004
A. giá trị tầng thứ trên bản hoặc file
ΔA. giá trị gia tăng tầng thứ

You might also like