You are on page 1of 36

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH


KHOA NÔNG HỌC

ĐỀ CƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC


CỦA ONG KÝ SINH SÂU NON BRACON HEBETOR
(Hymenoptera: Braconidae) TRÊN SÂU ĐẦU ĐEN HẠI
DỪA (Opisina arenosella)

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA: 2018 – 2022

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ QUỲNH LƯU

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 02 năm 2022


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC
CỦA ONG KÝ SINH SÂU NON BRACON HEBETOR
(Hymenoptera: Braconidae) TRÊN SÂU ĐẦU ĐEN HẠI
DỪA (Opisina arenosella)

Tác giả
NGUYỄN THỊ QUỲNH LƢU

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:


TH.S. NGUYỄN TUẤN ĐẠT

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 02 năm 2022


ii
MỤC LỤC
DACH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... VI

DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................VII

DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... VIII

GIỚI THIỆU ..................................................................................................................1

Đặt vấn đề ........................................................................................................................1

Mục tiêu đề tài .................................................................................................................2

Yêu cầu đề tài ..................................................................................................................2

Giới hạn đề tài. ................................................................................................................2

CHƢƠNG 1 ....................................................................................................................3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................................3

1.1 Sơ lược về cây dừa...................................................................................................3

1.1.1 Nguồn gốc và phân bố ...........................................................................................3

1.2 Tình hình sản xuất trên thế giới và Việt Nam ..........................................................3

1.2.1 Trên thế giới ...........................................................................................................3

1.2.2 Tại Việt Nam .........................................................................................................4

1.3 Tình hình sâu hại dừa ...............................................................................................5

1.4 Sâu ăn lá dừa Opisina arenosella Walker ...............................................................6

iii
1.4.1 Nguồn gốc và sự phân bố của sâu ăn lá dừa ..........................................................6

1.4.2 Ký chủ ....................................................................................................................7

1.4.3 Đặc điểm hình thái, sinh học và tập tính của sâu ăn lá dừa O.arenosella Walke ..7

1.5 Biện pháp quản lý sinh học sâu ăn lá dừa O.arenosella Walke.............................8

1.5.1 Sử sụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học .....................................................8

1.5.2 Sử dụng thiên địch ................................................................................................9

1.6 Ong ký sinh Bracon hebetor .................................................................................10

1.6.1 Nguồn gốc và phân bố .........................................................................................10

1.6.2 Ký chủ ..................................................................................................................11

1.6.3 Đặc điểm sinh học của ong Bracon hebetor ........................................................12

1.6.4 Tập tính và phương thức ký sinh .........................................................................13

1.6.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ký sinh của Bracon hebetor Say ........................15

CHƢƠNG 2 ..................................................................................................................17

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................17

2.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu .............................................................................17

2.1.1 Thời gian .............................................................................................................17

2.1.2 Địa điểm .............................................................................................................17

2.2 Nội dung nghiên cứu..............................................................................................17

2.3 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................................17

2.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................18


iv
2.4.1 Nhân nguồn sâu ăn lá dừa O. arenosella và ong ký sinh ấu trùng B. hebetor...18

2.4.2 Thí nghiệm xác đặc điểm hình thái và sinh học của ong ký sinh B.hebetor trên
sâu ăn lá dừa O.arenosella ............................................................................................18

2.4.3 Thí nghiệm về khả năng đẻ trứng, thời gian đẻ trứng, tuổi thọ và tỷ lệ đực cái
của Bracon hebetor ........................................................................................................19

2.5 Xử lý số liệu về phản ứng chức năng và phản ứng số lượng.................................19

DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ..................................................20

Dự kiến kết quả đạt đƣợc............................................................................................20

Tiến độ thực hiện .........................................................................................................20

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................21

v
DACH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ (nghĩa)

ctv Cộng tác viên

ICC International Cocomut Cummunity

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

CABI Center for Agricultural Biology Internationnal

FAO

vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG

vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1. 1 Phân bố của sâu ăn lá dừa trên thế giới (CABI, 2020)............................06
Hình 1. 2 Phân bố của ong Bracon hebetor thế giới (CABI, 2022)........................11

viii
GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề

Cây dừa (Cocus nucifera L.) được coi là cây trồng chủ lực phù hợp với điều
kiện đất đai và thời tiết của tỉnh Bến Tre. Niên vụ dừa 2019-2020, diện tích dừa toàn
tỉnh Bến Tre đạt 73.997 ha, tổng sản lượng ước đạt hơn 645.488 tấn, kim nghạch xuất
khẩu đạt 346,91 triệu USD, chiếm 26,69% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, 2020). Tuy nhiên những năm gần đây trái dừa
Bến Tre phải đối mặt với nhiều vấn đề như hiện tượng xâm nhập mặn diễn biến phức
tạp, dịch hại bùng phát như bọ dừa (Brontispa longissima Gestro), đuông dừa
(Rhynchopphorus ferrugineus O.), kiến vương (Dynastinae) gây hại nghiêm trọng. Và
loài sâu ăn lá dừa (Opisina arenosella Walker) vừa xuất hiện vào tháng 07/2020 ảnh
hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng. Theo Sở nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Bến Tre, đến tháng 6 năm 2021, sâu ăn lá dừa đã gây hại trên 547ha
dừa của tỉnh, có 42% vườn dừa trong tổng số vườn bị sâu hại ở mức độ nặng và rất
khó phục hồi. Mohan (2010), đã chỉ ra rằng những cây dừa bị sâu ăn lá dừa gây hại
năng suất sẽ giảm đến 45,4% và mất 4 năm để phục hồi lại năng suất bình thường.

Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, thành phần loài thiên địch và biện pháp
quản lý trên thế giới đã được nhiều tác giả tiến hành và mang về mang về những giải
pháp phòng trừ thân thiện và hiệu quả. Nhưng tại Việt Nam, chưa có công trình nghiên
cứu khoa học nào về sâu ăn lá dừa được công bố. Đây là loài dịch hại mới tại Bến Tre
cũng như nước ta vì vậy cần thiết có những nghiên cứu về diễn biến mức độ gây hại,
xác đinh đặc điểm hình thái, sinh học của các loài thiên địch ký sinh và ăn mồi của sâu
ăn lá dừa nhằm quản lý bền vững và hiệu quả loài dịch hại này.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn của sản xuất cây cây dừa ở nước ta nói
chung, Bến Tre nói riêng tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh
học của ong ký sinh sâu non Bracon hebetor Say (Hymenoptera: Braconidae)

1
trên sâu ăn lá dừa (Opisina arenosella Walker) ” làm cơ sở xây dựng các biện pháp
phòng trừ loài dịch hại này.

Mục tiêu đề tài

Xác định đặc điểm hình thái, sinh học của on ký sinh sâu non Bracon hebetor
Say (Hymenoptera: Braconidae) trên sâu ăn lá dừa (O. arenosella) .

Yêu cầu đề tài

Theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu về thời gian sống và thời gian phát triển của
ong ký sinh sâu non Bracon hebetor Say.

Giới hạn đề tài.

Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 05/2021 đến tháng 11/2021, tại
phòng thí nghiệm khoa Nông Học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh.

2
Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1 Sơ lƣợc về cây dừa

1.1.1 Nguồn gốc và phân bố

Cây dừa (Cocus nucifera L.), là một trong những loài thuộc giới Plantae, bộ
Arecales, họ Arecaceae, chi Cocos (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 2021). Nguồn gốc của
cây dừa là chủ đề gây nhiều tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu, với một số nhà nghiên
cứu cho rằng cây dừa có nguồn gốc từ Đông Nam châu Á, một số khác cho rằng nguồn
gốc của cây dừa là ở Tây Bắc Nam Mỹ. Các nhà khoa học từ New Zealand công bố
những hóa thạnh của loài cây giống như dừa đã mọc ở đó từ 15 triệu năm trước và nêu
ra giả thuyết đây có thể là tổ tiên của cây dừa hiện nay. Thậm chí những hóa thạch có
tuổi thọ lớn hơn đã được phát hiện ở Rajasthan, TamilNadu, Kerala và Maharashtra,
Ấn Độ (Grimwood và Ashman, 1975). Đến nay cây dừa đã phân bố phổ biến khắp các
khu vực nhiệt đới và cận xích đạo. Tuy nhiên, chúng tập trung nhiều nhất ở khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương.

1.2 Tình hình sản xuất trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Trên thế giới

Cây dừa là một loài cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới, được trồng trên 93
quốc gia và có tổng diện tích là 11,81 triệu hecta, sản lượng hàng năm đạt 62,5 triệu
tấn (FAO, 2019). Philippin là quốc gia có diện tích và sản lượng dừa cao nhất thế giới
với tổng diện tích là 3,65 triệu ha, kế đến là Indonesia với 2,80 triệu ha, tiếp theo là Ấn
Độ với 2,15 triệu hecta, Tanzania 0,65 triệu hecta và Sri Lanka 0,5 triệu hecta (FAO,
2021).

3
Từ năm 1980 đến năm 2018, diện tích trồng dừa trên thế giới đã tăng 141%, từ
8,760 triệu ha lên đến 12,381 triệu ha và đồng thời kéo theo sản lượng dừa trên thế
giới cũng tăng 192% từ 32,248 triệu tấn lên đến 61,865 triệu tấn và năng suất tăng từ
3681 tấn lên đến 4996,8 tấn (FAO, 2018). Các quốc gia có sản lượng dừa cao nhất
trong năm 2019 là Indonesia 17,12 triệu tấn, kế đến là Philippines 14,76 triệu tấn và
Ấn Độ 14,68 triệu tấn, chiếm hơn 70% sản lượng dừa toàn cầu. Tiếp theo là Sri Lanka
2,47 triệu tấn, Brazil 2,33 triệu tấn, Việt Nam 1,68 triệu tấn, Mexico 1,29 triệu tấn và
Papua New Guinea 1,19 triệu tấn (FAO, 2021).

1.2.2 Tại Việt Nam

Diện tích dừa của Việt Nam đứng hàng thứ 7 trong 93 quốc gia trồng dừa trên
thế giới (ICC, 2020), với tổng diện tích khoảng 175.000 hecta tập trung tại các tỉnh
Duyên hải miền Trung và ĐBSCL. Trong đó, ĐBSCL chiếm gần 80% diện tích cả
nước với diện tích khoảng 130.000 hecta. Các tỉnh có diện tích dừa lớn là: Bến Tre
(trên 72.000 6 hecta), Trà Vinh (gần 20.000 hecta), Tiền Giang (trên 14.000 hecta),
Vĩnh Long (trên 7.000 hecta). Từ đó, dừa được xác định là cây trồng quan trọng cung
cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nhiệp (Cục Trồng trọt, 2019). Theo đánh
giá của Cộng đồng dừa quốc tế (ICC), dừa Việt Nam có năng suất và chất lượng cao
nhất trên thế giới. Ở Việt Nam dừa được xếp hàng thứ tư trong các cây công nghiệp
lâu năm với diện tích trồng lớn, chỉ sau cao su, hồ tiêu và điều.

Bến Tre là tỉnh trồng dừa lớn nhất cả nước với tổng diện tích 72.022 hecta,
năng suất 9.500 trái/ha, sản lượng 612.500 trái (Sở Công Thương tỉnh Bến Tre, 2020).
Diện tích dừa trong giai đoạn thu hoạch là 65.692 hecta và sản lượng thu hoạch được
đạt 615.473 tấn (Hiệp hội dừa tỉnh Bến Tre, 2018). Tuy có diện tích lớn nhưng việc
sản xuất dừa vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung. Tại Bến Tre, hiện có gần 200.000 hộ dân
đang canh tác cây dừa và nguồn thu nhập từ cây dừa chiếm đến 50% thu nhập của
người nông dân (Sở Công Thương Bến Tre, 2021).

Năm 2020, tỉnh Bến Tre có 138 sản suất và chế biến các sản phẩm từ dừa với
nhiều loại hình, quy mô hoạt động khác nhau, gồm một số ngành chính như: chế biến

4
vỏ dừa, gáo dừa, sữa dừa, cơm dừa, nước dừa, chiếm 25,79% tổng số doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp của tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 9.500 lao động (Sở Công
Thương tỉnh Bến Tre, 2020). Đến cuối năm 2020 sản phẩm từ trái dừa Bến Tre đã
được xuất khẩu đến 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Bến Tre (2020) giá trị sản xuất công nghiệp các sản phẩm từ dừa năm
2020 ước đạt 5.880 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dừa thực hiện năm
2020 đạt 346,91 triệu USD, thực hiện đạt 108,41% so với mục tiêu 320 triệu USD;
chiếm 26,69% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

1.3 Tình hình sâu hại dừa

Sâu hại là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất các loại cây
trồng. Hiện nay có khoảng 1000 loài côn trùng sinh sống trên cây dừa trên toàn thế
giới. Và có trên 900 loài sinh vật gây hại bao gồm các loài động vật không xương sống
và có xương sống. Chúng gây hại trên các bộ phận khác nhau trên cây dừa như thân,
lá, hoa, trái. Tuy nhiên, trong số này chỉ có một số loài gây hại trầm trọng và có thể
làm chết cây dừa. Theo Sở Khoa học Công nghệ Tỉnh Bến Tre có trên 150 loài sinh
vật gây hại đã được tìm thấy trên cây dừa ở Việt Nam. Một số loài sâu hại phổ biến
trên dừa như: Oryctes boas Fabricius, Oryctes rhinoceros, Oryctes monoceros,
Scapanes australis Boisduval, Strategus aloeus, Strategus anachoreta Burmeister,
Strategus jugurtha Burmeister, Strategus quadrifoveatus, Leucopholis nónophora
Burmeister, Brontispa longissimi Gestro, Plesispa reichei Chapuis, Promecotheca
caerulipennis Blanchard, Promecotheca cumingii Baly, Promecotheca papuana Csiki,
Cholus zonatus, Rhinostomus barbirostris, Rhynchophorus bilineatus, Rhynchophorus
ferrugineus, Rhynchophorus palmarum, Rhynchophorus phoenicis, Necrobia rufipes,
Oryzaephilus mercator, Pachymerus nucleorum, Opisina arenosella (Rethinam và
Singh, 2007). Trong đó, bọ dừa (Brontispa longissima Gestro), đuông dừa
(Rhynchophorus ferruginenus O.) và sâu đầu đen hại dừa (Opisina arenosella) là
những loài côn trùng gây thiệt hại nghiêm trọng nhất ở các vùng trồng dừa lớn trên thế
giới (Kurama và ctv, 2015).

5
1.4 Sâu ăn lá dừa Opisina arenosella Walker

1.4.1 Nguồn gốc và sự phân bố của sâu ăn lá dừa

Theo Mohan và Sujatha (2006), sâu ăn lá dừa có tên khoa học là Opisina
arenosella thuộc họ Oecophoridae. Là một loài sâu gây hại nghiêm trọng đến năng
suất và chất lượng của dừa có nguồn gốc từ miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka (Howard
và ctv, 2001). Sâu ăn lá dừa được chi nhận lần đầu tại thành phố Coimbatore phía Nam
Ấn Độ vào năm 1907. Sau đó, vào năm 1909 lan qua thành phố Bapatala, Andhra
Pradesh và nhanh chóng xâm lấn đến 16 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á gồm:
Bangladesh, Andhra Pradesh, Delhi, Gujarat, Karnataka, Kerala, Maharashtra, Odisha,
Tamil Nadu, WeatnBengal, Indonesia, Myanmar, Pakistan, Sri Lanka, Thailand
(Kumara, 2015). Sâu O. arenosella là loài gây hại đặc hữu, khó kiểm soát nên thường
xuyên bùng phát trên dừa ở Ấn Độ và Sri Lanka (Venkatesan, 2009). Chúng gây hại
nghiêm trọng làm thiệt hại lên tới 80% năng suất trên dừa ở Sri Lanka (Perera, 1987).
Tại Thái Lan, O. arenosella lần đầu tiên xuất hiện và gây hại từ năm 2008 với 48.000
ha bị nhiễm, sau đó tăng lên 200 – 320 hecta trong năm 2010 (Lu và ctv, 2013). Sau
đó O. arenosella xuất hiện và bùng phát trên cây dừa ở miền Nam Trung Quốc từ năm
2013 (JIN Tao, 2018).

Hình 1. 1 Phân bố của sâu ăn lá dừa trên thế giới (CABI, 2020)
Tại Việt Nam, sâu ăn lá dừa xuất hiện lần đầu tại xã Phú Long, huyện Bình Đại
và tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre vào tháng 7 năm 2020. Tại khu
6
vực khởi phát của 2 địa điểm này đều bị gây hại rất nặng, ước thiệt hại sinh trưởng trên
70% số lá trên cây và 80% năng suất cây dừa. Theo kết quả giám định của Trung tâm
giám định kiểm dịch thực vật, số 17/GĐKDTV/PKQ, ngày 29 tháng 7 năm 2020, đã
xác định mẫu loài sâu gây hại trên dừa được phát hiện tại Bến Tre là sâu ăn lá dừa O.
Arenosella Walker từng gây ra dịch hại nghiêm trọng tại Ấn Độ, Indonesia, Myanma
và Thái Lan.

1.4.2 Ký chủ

Dừa là loại kí chủ ưa thích của sâu đầu đen hại dừa O. arenosella, theo Rao
(1948), hai loài dừa Palmyra và Borassus flabellifer là cây ký chủ chính của sâu ăn lá
dừa. Ngoài ra cọ cũng là loài kí chủ phụ của sâu ăn lá dừa O. Arenosella (Butani,
1975). Các nghiên cứu của Shameer và ctv (2017), cho thấy O. arenosella có thể gây
hại trên nhiều loài cây trồng khác nhau như chuối (Musa paradise), mít (Artocarpus
heterophyllus), điều (Anacardium occidentale) và cọ dầu (Elaeis guineensis). Ngoài
ra, sâu ăn lá dừa O. arenosella còn gây hại trên thốt nốt (Borassus flabellifer L.), cây
chà là (Phoenix dactylifera) và cau (Areca catechu L.) (Rao và ctv, 1948; Nirula và
ctv, 1951).

1.4.3 Đặc điểm hình thái, sinh học và tập tính của sâu ăn lá dừa O.arenosella

Sâu ăn lá dừa O. arenosella là một loại sâu bướm có chu kỳ các thế hệ rời rạc
với 5 hoặc 6 thế hệ mỗi năm (Muralimohan và Srinivasa, 2008; Ramkumar và ctv,
2006). Thành trùng sâu ăn lá dừa có chiều dài từ 10-15 mm, màu xám tro, sải cánh dài
khoảng 16 đến 20 mm, con đực có kích thước nhỏ hơn con cái (Chomphukhiao và
cộng sự, 2011). Thành trùng thường giao phối vào ban đêm và đẻ trứng thành các
nhóm không đồng đều vào ngày hôm sau. Những con cái chưa giao phối và giao phối
bắt đầu đẻ trứng vào ngày thứ 2 sau khi vũ hóa và muộn nhất là 4 ngày sau khi giao
phối (Kumara và ctv, 2015). Trứng thường được đẻ ở mặt dưới của lá chét, những rãnh
trên lá hoặc đẻ ở gần đường hầm do ấu trùng tạo ra. Thông thường trên một lá có nhiều
lứa tuổi sâu ăn lá dừa khác nhau cùng sinh sống (Nasser, 2001). Theo ghi nhận của
Nirula (1956), thành trùng cái có khả năng đẻ từ 59 đến 252 trứng, trong suốt thời gian

7
sống của mình, trung bình chúng đẻ được 137 trứng. Khả năng đẻ trứng chịu nhiều ảnh
hưởng của các yếu tố khí hậu và các yếu tố khác.

Trứng sâu ăn lá dừa có hình bầu dục, kích thước không đồng đều. Ban đầu
trứng có màu trắng xám và chiều dài dao động từ 0,30 đến 0,50 mm (Fasulo và Knox,
1998) và trứng thường nở sau 4 – 5 ngày sau khi được đẻ.

Theo ghi nhận của Mohammed và ctv (1982), ấu trùng có 5 tuổi kéo dài từ 36
đến 54 ngày trong điều kện phòng thí nghiệm. Theo Shameer và ctv(2017), thời gian
phát triển của giai đoạn ấu trùng kéo dài khoảng 36 ngày tùy thuộc vào chế độ ăn và
nhiệt độ. Màu sắc của ấu trùng thường là trắng nhạt, nhưng chúng có thể có màu nâu
hoặc gần như hơi xanh tùy thuộc vào nguồn thức ăn. Ấu trùng trưởng thành có chiều
dài khoảng 7 đến 12 mm (Fasulo và Knox, 1998). Giai đoạn ấu trùng là giai đoạn gây
hại chủ yếu của sâu ăn lá dừa O. arenosella. Các ấu trùng sau khi nở nhanh chóng ăn
vỏ trứng để bổ sung năng lượng, sau đó chúng sẽ tìm những góc khuất dưới mặt lá ăn
lớp biểu bì và trung bì, tạo thành những đường hầm bằng chất thải và tơ để trú ẩn.
Chúng thường lẩn trốn khi có tín hiệu bị đe dọa. Những vết cắn và đường hầm có thể
nhìn thấy khi lớp biểu bì trên mặt lá bị khô lại. Toàn bộ cây dừa gần như bị cháy do
tàu lá và lá chét bị khô khi bị sâu ăn lá dừa gây hại nặng. Lúc này, những tàu lá bị tấn
công rủ xuống, cong lại và tăng tỉ lệ rụng trái non (Panwar, 1995; David, 2001).
Nhộng sâu ăn lá dừa hình bầu dục, màu nâu sẫm được bao bọc trong kén màu trắng
(Perera và ctv, 1989; Chomphukhiao và ctv, 2011).

1.5 Biện pháp quản lý sinh học sâu ăn lá dừa O.arenosella Walke

1.5.1 Sử sụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học

Vì đặc tính sinh học của mình, các loại thuốc bảo vệ thực vật dạng tiếp xúc rất
khó để sử dụng một cách hiệu quả mà ở một số nước như Ấn Độ, Thái Lan đã kiểm
soát loài dịch hại này bằng biện pháp tiêm thuốc và các lỗ nhỏ trên thân cây. Loại
thuốc được áp dụng bằng dung dịch neem (nồng độ Azadirachtin, 3000ppm). Sau 24
giờ, thân cây sẽ chuyển thuốc lên các tàu lá làm giảm đáng kể quần thể ấu trùng, ức
chế lột xác, giảm sự xuất hiện của con trưởng thành (T. Shivashankar, 2000). Kết quả
8
cho thấy mật số ấu trùng và thành trùng vũ hóa đã giảm đi rõ rệt trên các vườn được áp
dụng, khoảng thời gian kiểm soát kéo dài đến 200 ngày sau khi xử lý (Shivashanker và
ctv, 2000). Ram Kumar (2002), cũng đã đánh giá hiệu quả của 4 loại thuốc hóa học, 3
loại thuốc neem thương mại thông qua phương pháp tiêm thuốc. Kết quả cho thấy loại
thuốc thương mại Neemazal (hoạt chất azadirachtin) ở nồng độ 7.5 ml/cây và 10
ml/cây đạt hiệu quả kiểm soát cho cây có chiều cao dưới 8 m và trên 8 m. Nghiên cứu
về kỹ thuật tiêm thuốc vào cây dừa đã được Bharath (2018) thực hiện. Trong đó, góc
tiêm thuốc và chiều sâu lỗ tiêm được khuyến cáo là 45o và sâu 3 cm cho kết quả hấp
thu tốt nhất. Thuốc Tolfenpyrad 15%EC và Azadirachtin 10000ppm đạt được kết quả
hấp thu trên cây và kiểm soát sâu ăn lá dừa tốt nhất. Bộ Nông nghiệp Thái Lan cũng
khuyến cáo người dân xử lý trên vườn dừa trong trường hợp bùng phát dịch, có thể sử
dụng hoạt chất Emamectin benzoate (Bộ Nông Nghiệp Thái Lan, 2017). Ngoài ra,
thuốc trừ sâu sinh học chiết xuất từ tỏi đã được thử nghiệm tại những vườn dừa ở
Gubbi, TumKur Ấn Độ Năm 2008. Các tàu lá được xử lý bằng dung dịch Garlic based
(10ml) cho thấy tỷ lệ chết ấu trùng của O.arenosella tăng lên từ 29,77% lên 69,67%.
Nó cũng được chứng minh là an toàn với con người và các loài thiên địch
(Devasahayam và Nair, 1986).

1.5.2 Sử dụng thiên địch

Một phương pháp khác được sử dụng để ngăn chặn quần thể sâu ăn lá dừa là

phóng thích các loài ký sinh khác nhau giúp giảm mật độ của tất cả giai đoạn của ấu
trùng, nhộng cũng như thành trùng sâu ăn lá dừa. Namphueng (2018) đã nêu ra 38 loài
ký sinh trên sâu ăn lá dừa O.arenosella, 23 loài thiên địch ăn mồi và 6 loài gây bệnh.
Các loài ký sinh của O.arenosella bao gồm 1 loài ký sinh trứng, 10 loài ký sinh ấu
trùng và 27 loài ký sinh nhộng. Trong các loài thiên địch được tìm thấy thì ong ký sinh
Goniozus nephantidis (Hymenoptera: Chrysidoidea), Bracon brevicornis
(Hymenoptera: Braconidae) và Habrobracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) là 3
loài có khả năng kiểm soát hiệu quả sâu ăn lá dừa đã được áp dụng thành công nhiều
nơi trên thế giới.

9
Một số loài ong như ong ký sinh Argyrophlax fumipennis được áp dụng tại Sri
Lanka năm 1987 (Cock và ctv, 1987), ong ký sinh Goniozus nephantidis và Bracon
brevicornis sử dụng thành công tại Ấn Độ từ năm 1980 - 2000 (Rao và ctv, 2018).
Năm 2010 tại Thái Lan, 2 loài ong kí sinh bản địa là Goniozus nephantidis và
Habrobracon hebetor được báo cáo có khả năng kiểm soát O. arenosella hiệu quả nên
họ đã sản xuất một loạt các con ong ký sinh này và thả tại các khu vực bị sâu gây hại
(Sujatha và ctv, 2009). Loài thiên địch ăn mồi Cardiastethus exiguus Poppius được
đánh giá có khả năng ăn trứng và ấu trùng O. arenosella, chúng có khả năng tiêu diệt
200 - 250 trứng trong suốt vòng đời của mình (Nasser và Abdurahiman, 1990). Bọ
đuôi kìm Chelisoches sp có khả năng ăn mồi cao , chúng có thể ăn từ 1,88 - 5,34 ấu
trùng/ngày. Các loài vi khuẩn mang độc tố như Serratia marcescens Bizio khi ẩm độ
cao dẫn đến vật chủ bị chết và cơ thể chuyển màu đỏ (Antony và Kurian, 1961) , vi
khuẩn Bacillus thuringiensis Berliner có chức các protein diệt côn trùng
(Muthukrishnan và Rangarajan, 1974), nấm Aspergillus flavus Link chứa độc tố
Aflatoxin, có thể gây chết đến 90% ấu trùng sâu ăn lá dừa (Oblisami và ctv, 1969;
Muthukrishnan và Rangarajan, 1974) đã được nghiên cứu và cho kết quả tiêu diệt O.
arenosella hiệu quả.

1.6 Ong ký sinh Bracon hebetor

1.6.1 Nguồn gốc và phân bố

Bracon hebetor Say thuộc họ Braconidae bộ cánh màng Hymenoptera là một


loài ngoại ký sinh pha sâu non của các loài dịch hại nguy hiểm quan trọng trên thế giới
thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera, đặc biệt là sâu non họ ngài đêm Noctuidae và
Cydiapomonella. Phân loại của B. hebetor đã được sửa đổi nhiều lần và loài này cũng
được biết đến với các tên khác như: Bracon juglandis Ashmead, và Hebrabracon
junglandis Ashmead, Habrobracon hebetor Say. Bracon hebetor là loài bản địa phân
bố rộng khắp các châu lục. Kích thước quần thể ong giao động quanh năm, vào mùa
xuân diều kiện môi trường không có lợi cho B. hebetor phát triển, nhiệt độ cao vào
mùa hè làm tăng mật số ong trong tự nhiên, và quần thể ong bắp cày thường đạt số
lượng tối đa vào mùa thu (George N. Mbata và Sanower Warsi, 2019).
10
Hình 1. 2 Phân bố của ong Bracon hebetor thế giới (CABI, 2022)

1.6.2 Ký chủ

Bracon hebetor có khả năng ký sinh trên 39 loài sâu hại trong tự nhiên và trong
kho bảo quản (CABI,2021). Chúng được biết đến với việc ký sinh trên loài bướm đêm
Ấn Độ (Plodia interpunctella), bướm đêm Địa Trung Hải (Ephestia kuehniella), sâu
tơ thuốc lá, E. elutella (Hu¨bner,2005), sâu hoa quả khô (Vitula edmansae), Moodna
sp., Và sâu bướm hạnh nhân, E. cautella Walker (Richards và Thomson 1932; Reinert
và King 1971; Hagstrum và Smittle 1977, 1978; Brower và cộng sự 1996). Theo
Krombein và ctv (1979), B. hebetor cũng tấn công một số loài sâu bướm khác, chẳng
hạn như ngài gạo (Corcyra cephalonica), sâu sáp (Galleria mellonella L.), và một số
loài ngoài họ Pyralidae như sâu đục củ khoai tây (Phthorimaea operculella), sâu bướm
Angoumois (Sitotroga riceella). Những loài bướm đêm này là một trong những loài
côn trùng phá hoại ngũ cốc và thực phẩm chế biến sẵn trên khắp thế giới (Cox và Bell
1991). Chúng còn được báo cáo là kiểm soát được loài Spodoptera litura là một loài
sâu ăn lá có phổ ký chủ trên 180 loài thực vật bao gồm một số cây trồng quan trọng
11
trong nông nghiệp như bắp cải, súp lơ, hoa và khoai tây (Kumar và Chapman, 2006;
Anand và ctv, 2009; Gokulakrishman và ctv, 2012). Ngoài ra chúng còn ký sinh trên
các loài dịch hại như: Ephestia kuehn iella, Plodia interpunctella, Ephestia cautella,
Corcyra cephalonica, Galleria mellonella, Helicoverpa armigera, Ectomyelois
ceratoniae, Amyelois transitella, Tineola bis selliella (Brower và ctv, 1996; Grieshop
và ctv, 2006; Ghimire & Philips, 2010; Kishani-Farahani và ctv, 2012).

Vì tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng cùng với bản tính hung hăng,
Bracon hebetor trở thành tác nhân kiểm soát sinh học tiềm năng trong việc kiểm soát
các loại sâu hại trong kho và kiểm soát sâu bệnh trên đồng ruộng (Uwais và ctv, 2006;
Imam và ctv, 2007). Chúng được nhân nuôi số lượng lớn để kiểm soát các loài sâu hại
khác nhau ở Trung Quốc (Huang 1986), Bulgaria (Balevski, 1984), các loài sâu trên
cây bông, cà chua, táo, bắp và rau ở Liên Xô cũ (Adaskevich và ctv, 1981;
Kovalenkov và Meshcheryakova, 1983), Trung Đông (Harakly, 1968; Husain và Jafar
1969; Geling 1971) và tại Mỹ, ong Bracon hebetor được dùng để phòng trừ sâu xanh
Helicover armigera hại bắp (Keever và ctv, 1986; Cline và Press, 1990; Youm và
Gilstrap ,1993; Quicke 1997; Hopper, 2003). Năm 1962, B.hebetor được đưa vào Đài
Loan để phòng trừ sâu đục thân hại mía (Cheng, 1991). Năm 2001 Sujatha đã thả ong
B. hebetor trên những đồn điền dừa tại Ấn Độ bị O.arenosella tấn công. Sau đó, vào
năm 2010, chúng đã được sử dụng để kiểm soát sâu ăn lá dừa tỉnh Prachuap Khiri
Khan, Thái Lan (Chomphukhiao và ctv, 2011).

1.6.3 Đặc điểm sinh học của ong Bracon hebetor

Trứng

Những con cái trưởng thành đẻ trứng đơn lẻ trên cơ thể của ấu trùng ký chủ.
Quả trứng hình bầu dục mờ đục và sau đó chuyển sang trong suốt khi gần nở. Kích
thước trung bình của trứng là 0,12mm chiều rộng và 0,49 mm chiều dài (Suasa-ard và
ctv, 2012).

12
Ấu trùng

Ấu trùng của B.hebetor có hình bầu dục, chúng có màu sắc thay đổi từ trắng
đến vàng tùy thuộc vào ký chủ (Suasa-ard và ctv, 2012). Ấu trùng ăn bằng cánh dùng
hàm cắn và ăn dịch tiết ra từ cơ thể ký chủ. Thường thì ấu trùng không ở yên một chỗ,
chúng sẽ di chuyển sang vật chủ khác khi vật chủ cũ không còn phù hợp (Witethom,
1987).

Tiền nhộng

Ấu trùng di chuyển ra vùng lân cận vật chủ và nhả tơ tạo kén, kén có hình trứng
và màu trắng bao bọc cơ thể của ấu trùng (Suasa-ard và ctv, 2012). Sau khi quay kén,
chúng co cơ thể lại và lột xác, đồng thời cũng bài tiết chất thải trong giai đoạn ấu trùng
(Witethom, 1987).

Nhộng

Nhộng có hình bầu dục, khi sắp vũ hóa, đầu, ngực và các phần phụ trở nên nâu,
bụng hơi vàng (Witethom, 1987 ).

Trƣởng thành

Sau khi hoàn thành giai đoạn nhộng, thành trùng sẽ đục một lỗ trên kén và chui
ra, con cái thường to hơn con đực và có vòi dẫn trứng kéo dài, chiều dài của con đực
và con cái lần lượt là 2,35mm và 2,70mm ( Witethom, 1987).

1.6.4 Tập tính và phƣơng thức ký sinh

. Theo Đoàn Thị Bích Hiền và cộng tác viên (2003), loài ong Bracon Sp.
Thường vũ hóa vào ban đêm, thích hướng sáng, ban ngày ưa hoạt động và giao phối.
Chúng tấn công các ấu trùng từ tuổi ba đến tuổi sáu của ký chủ, nhưng ấu trùng ở tuổi
thứ tư và thứ năm được cho là phù hợp nhất với 100% ấu trùng phát triển thành thành
trùng (Hem Saxenaa *, Duraimurugan Ponnusamya và Mir Asif Iquebalb, 2012).
Mukti và Thomas (2010) cho rằng B.hebetor ưa thích những ký chủ ở giai đoạn cuối
của ấu trùng. Khi sinh sản, con cái sẽ dùng cơ quan đẻ trứng của mình đâm vào cơ thể
ký chủ và tiêm nọc độc vào làm tê liệt ký chủ, tùy vào kích thước ký chủ mà B.
13
hebetor sử dụng nồng độ nọc độc khác nhau. Sau 15 phút, ký chủ sẽ ngừng chuyển
động (Beard, 1972; Morrill, 1942). B.hebetor đẻ trứng với số lượng khác nhau trên
hoặc gần bề mặt của vật chủ bị tê liệt (Mukti và Thomas, 2010). Doult (1959) đã báo
cáo rằng trước khi những con cái bắt đầu đẻ trứng, chúng sẽ cố gắng làm tê liệt hết tất
cả các vật chủ xung quanh. Do chúng có xu hướng làm tê liệt nhiều ký chủ hơn số
lượng cần thiết để đẻ trứng ngay cả khi không có trứng nào được đẻ. Quá trình phát
triển của ấu trùng ký chủ sẽ dừng lại và những ấu trùng như vậy có thể tồn tại gần một
tháng nếu không được tiêu thụ, ngược lại, những ấu trùng bị ký sinh sẽ dần suy kiệt,
teo tóp và chết di (Doten, 1911; Richards & Thomoson, 1932). Số lượng ấu trùng ký
sinh thành công sẽ thay đổi theo mật độ và loại ký chủ (Soliman, 1940).

Tuổi thọ trung bình trong tự nhiên của B.hebetor là 23 ngày, con cái sẽ đẻ trứng
trong suốt thời gian sống của mình (Nikam và Pawar, 1993). Bracon hebetor có khả
năng sinh sản đơn bội và lưỡng bội, con cái có thể kiểm soát giới tính của thế hệ con
của chúng . Những quả trứng không được thụ tinh nở ra những con đực đơn bội, trong
khi những quả trứng được thụ tinh sẽ nở ra những con đực và con cái lưỡng bội
(Holloway và ctv, 1999). Con cái khi giao phối với những con đực lưỡng bội có khả
năng sinh sản thấp hơn và tạo ra thế hệ con cháu có tỉ lệ con đực lớn hơn so với con
cái giao phối với con đục đơn bội, những con cái thường tránh giao phối với những
con đực cùng lứa (Antolin M.F và ctv, 2003).

Chỉ có những con ong đực mới có tập tính ăn thêm mật hoa hay phấn hoa trong
khi những con cái sẽ ăn huyết cầu tiết ra từ những vết chích chủa chúng. Trong tự
nhiên, khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ký chủ hay khi một con cái Bracon
hebetor đến sau, chúng sẽ ăn những quả trứng do con cái trước ký sinh trước đó và đẻ
trứng trên cơ thể vật chủ. Điều này đảm bảo thế hệ con của chúng có cơ hội sống cao
hơn khi không phải cạnh tranh gay gắt với những ấu trùng khác (Strand và Godfray,
1989).

14
1.6.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự ký sinh của Bracon hebetor Say

Kích thước vật chủ có liên quan mật thiết đến sự sinh sản của B.hebetor
(Akinkurolere RO, Boyer S, Chen H, Zhang H và J Econ Entomol, 2009). Trưởng
thành của B.hebetor thường tìm kiếm những ấu trùng có kích thước lớn để ký sinh
hơn là những ấu trùng còn non, nhỏ ( Hagstrum DW, Subramanyam B., 2016). B.
Hebetor đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi về chất lượng dinh dưỡng hơn ký chủ
của chúng, vì mối quan hệ vật chủ và ký sinh thường khá phức tạp (Godfray,1994).
Theo Ghimire (2008), ấu trùng có kích thước lớn cung cấp nguồn thức ăn và diện tích
bề mặt lớn, điều này có ảnh hưởng đến sự sinh sản của ong B.Hebetor. Các nhà khoa
học thừa nhận rằng chất lượng của ký chủ ảnh hưởng sâu sắc tới sự sinh sản, phát triển
của ký sinh trùng (Murugan và George, 1992; Dhillon và Sharma, 2007). Ấu trùng B.
hebetor phát triển trên vật chủ lớn hơn thường phát triển thành những con trưởng
thành lớn hơn. Những con cái được phát triển trên ký chủ lớn thường khỏe hơn, tuổi
thọ và khả năng tìm kiếm vật chủ tốt hơn (Rosenheim & Rosen, 1991; Harvey và cộng
sự, 1994; Vet và cộng sự, 1994; Visser, 1994).

Mật độ ký chủ và vật chủ ảnh hưởng đến khả năng ký sinh của Bracon hebetor,
khi mật độ vật chủ tăng lên, số lượng trứng được đẻ trên mỗi ký chủ sẽ giảm xuống.
Ngoài ra, người ta đã báo cáo rằng khả năng đẻ trứng của B.hebetor tăng lên khi mật
độ vật chủ tăng lên (Yu SH, Ryoo MI, Na JH, 1999; Jamil A, 2015). Ảnh hưởng của
mật độ ký chủ đến tủy lệ giới tính của ong cũng đã được Ghimire MN, Phillips TW
2010; Rotary N., Gerling D.,2015; Benson JF, 1973 ghi nhận.

Một số loài vật chủ nhất định tăng cường hiệu suất sinh sản của ong tốt hơn
những loài khác. Ví dụ, H. hebetor đã được chứng minh là hoạt động tốt hơn trên các
loài bướm đêm sản phẩm được lưu trữ, chẳng hạn như E. kuehniella và P.
interpunctella , so với các loài gây hại cây trồng bao gồm H. armigera và Malacosoma
disstria (Dabhi MR, Korat DM, Vaishnav PR , 2012).

Tuổi của ong ký sinh cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng
sinh sản của B. hebetor ( Gündüz E.A., Gülel A. , 2005). Những con cái của B.

15
hebetor (10 ngày tuổi sau khi vũ hóa) được chứng minh là sinh ra ít thế hệ con hơn
những con cái mới vũ hóa khi được nuôi trên E. kuehniella và G. mellonella. Tỷ lệ đực
cái của các con ký sinh trùng trở nên rõ ràng hơn với các ký sinh trùng cũ hơn, bất kể
chúng được nuôi trên E. kuehniella hay G. mellonella (Gündüz E.A., Gülel A. , 2005).

16
Chƣơng 2

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Thời gian

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 05 năm 2022 đến tháng 11 năm 2022.

2.1.2 Địa điểm

Nhân nguồn sâu ăn lá dừa trong phóng thí nghiệm tại Chi cục Trồng trọt và Bảo
vệ thực vật Tỉnh Bến Tre.

Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật Tỉnh Bến Tre.

2.2 Nội dung nghiên cứu

Nghiên đặc điểm hình thái, sinh học của ong ký sinh ấu trùng Bracon hebetor
trên sâu ăn lá dừa O. arenosella.

2.3 Vật liệu thí nghiệm

- Ong ký sinh ấu trùng Bracon hebetor


- Sâu ăn lá dừa O. arenosella
- Vật liệu quan sát mẫu: Kính lúp sôi nổi, đĩa petri.
- Vật liệu nhân nuôi: Lá cây dừa, hộp nhựa hình trụ, đĩa petri, agar.
- Điều kiện thí nghiệm: Nhiệt độ và ẩm độ phòng thí nghiệm (28 ± 2oC, 70 ±
5%), thời gian chiếu sáng (L:D) là 12 giờ.

17
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1 Nhân nguồn sâu ăn lá dừa O. arenosella và ong ký sinh ấu trùng B. hebetor

Tiến hành cắt lá dừa đem về bỏ vào trong lồng lưới (kích thước 1 x 1,5 x 1,5m)
để làm thức ăn cho sâu ăn lá dừa. Thu mẫu sâu ăn lá dừa trên các vườn dừa bị gây hại
và cho ăn lá dừa mới 2 ngày 1 lần để nhân nuôi cho đến khi mật độ sâu ăn lá dừa vừa
đủ làm thí nghiệm.

Sau đó, thu thập ong ký sinh ấu trùng tiềm năng trên các vườn dừa có sâu ăn lá
gây hại tại tỉnh Bến Tre. Cho cặp ong ký sinh Bracon hebetor vào hộp nhựa, có lưới
thông khí và được đặt sâu ăn lá dừa vào trong..

2.4.2 Thí nghiệm xác đặc điểm hình thái và sinh học của ong ký sinh B.hebetor
trên sâu ăn lá dừa O.arenosella

Phƣơng pháp thực hiện:

Cho 1 cặp ong ký sinh ấu trùng mới vũ hóa trong 24 giờ vào hộp nhựa có sẵn 1
ấu trùng tuổi 6 của sâu ăn lá dừa O.arenosella. Sau khi để ong ký sinh trong 24 giờ,
tến hành gắp ấu trùng sâu ăn lá dừa ra đĩa petri và quét trứng, chỉ để lại 1 quả trứng
trên mỗi ấu trùng. Thời gian theo dõi thí nghiệm đến khi ong ký sinh ấu trùng vũ hóa.
Các nghiệm thức được quan sát sau 24 giờ, đo kích thước ấu trùng ký sinh mối ngày.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố với 30 lần lặp lại.

Các nghiệm thức trong thí nghiệm:

Chỉ tiêu theo dõi:

- Trứng: Hình dạng, kích thước, màu sắc.


- Ấu trùng: Hình dạng, kích thước, màu sắc.
- Tiền Nhộng: Hình dạng, kích thước, màu sắc.
- Nhộng: Hình dạng, kích thước, màu sắc.
- Thành trùng: Đầu, râu đầu, cánh, chân.
- Thời gian các pha cơ thể
18
- Tỷ lệ hóa nhộng (%)
- Tỷ lệ thành trùng vũ hóa
- Thời gian các pha cơ thể
2.4.3 Thí nghiệm về khả năng đẻ trứng, thời gian đẻ trứng, tuổi thọ và tỷ lệ đực
cái của Bracon hebetor

Phƣơng pháp thực hiện:

Cho một cặp thành trùng ong Bracon hebetor vào mỗi hộp nhựa có chứa sẵn 3
ấu trùng sâu ăn lá dừa O.arenosella để ong ký sinh trong 24 giờ sau đó gắp sâu ra các
hộp nhựa và thêm 3 ấu trùng sâu ăn lá dừa mới vào. Thời gian theo dõi thí nghiệm đến
khi ong ký sinh cái chết. Trong quá trình làm thí nghiệm, bổ sung những con đực cùng
lứa tuổi và mật ong pha loãng 50% làm thức ăn cho ong. Thí nghiệm được bố trí theo
kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 20 lần lặp lại, các lần lặp lại được quan sát sau 24 giờ.

Chỉ tiêu theo dõi:

- Số trứng được đẻ/ngày.

- Thời gian đẻ trứng của thành trùng.

- Tuổi thọ của thành trùng.

- Tỷ lệ đực cái của thành trùng (%)

2.5 Xử lý số liệu về phản ứng chức năng và phản ứng số lƣợng

19
DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Dự kiến kết quả đạt đƣợc

Xác định đặc điểm sinh học của loài ong ký sinh ấu trùng Bracon hebetor trên
sâu ăn lá dừa (O. arenosella) gây hại cây trồng.

Tiến độ thực hiện

Thời gian Tiến độ

01/2022 Tìm tài liệu và viết đề cương thực hiện.

04/2021 Bảo vệ đề cương.

05/2021 Tiến hành nhân nuôi.

Thực hiện các thí nghiệm

Theo dõi, thu thập số liệu

08/2021 Xử lý số liệu & Viết báo cáo

11/2021 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bharath, M. (2018). Management of Coconut Black Headed Caterpillar, Opisina
Arenosella (Walker) Through Syringe Injection Method of Chemical Treatment
(Doctoral dissertation, University of Agricultural Sciences, Bengaluru).

2. Brower, J. H., Smith, L., Vail, P. V. and Flinn, P. W. 1996. Biological control, In:
Subramanyan, B. and Hagstrum, D. W. (Eds.), Integrated management of insects
in stored products, pp. 223-286

3. Brower, J. H., Smith, L., Vail, P. V. and Flinn, P. W. 1996. Biological control, In:
Subramanyan, B. and Hagstrum, D. W. (Eds.), Integrated manageme

4. CABI, 2020. CABI database. https://www.cabi.org/isc/datasheet/36191. Truy cập


ngày 19 tháng 07 năm 2020.

5. CABI,2021. CABI database. https://www.cabi.org/isc/datasheet/9743. Sửa đổi lần


cuối ngày 16 tháng 11 năm 2021.

6. Canavoso, L.E., Z.E. Jouni, K.J. Karnas, J.E. Pennington & M.A. Wells. 2001. Fat
metabolism in insects. Ann. Rev. Nutri. 21: 23-46

7. Chomphukhiao N., W. Suasa-ard, S. Uraichuen, P. Buchatian and K. Charernsom.


2011. Biology of the coconut black-headed caterpillar, Opisina arenosella Walker
(Lepidoptera: Oecophoridae) and its natural enemies in Thailand, pp. 31-37.

8. Chomphukhiao, N., Takano, S. I., Takasu, K., & Uraichuen, S. (2018). Existence
of two strains of Habrobracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae): a complex in
Thailand and Japan. Applied Entomology and Zoology, 53(3), 373-380.

9. Chomphukhieo N., W. Suasa-ard, O. Kerna-sa and P. Buchatian. 2012. Biology of


coconut black-headed caterpillar, Opisina arenosella Walker (Lepidoptera:
21
Oecophoridae), records of alternative host plant and its natural enemies in
Thailand.

10. Cock, M. J. W. (Ed.). 1985. A review of biological control of pests in the


Commonwealth Carabbean and Burmuda up to 1982. Tech. Commonwealth
institute of biological control, 9: 218

11. Cock, M. J. W. ; Perera, P. A. C. R., 1987. Biological control of Opisina


arenosella Walker (Lepidoptera, Oecophoridae). Biocontrol News and
Information 1987 Vol.8 No.4 pp.283-310.

12. Dabhi MR, Korat DM, Vaishnav PR, Piyushbhai R. Reproductive parameters of
Bracon hebetor Say on seven different hosts. African Journal of Agricultural
Research. 2013; 8(25):3251-3254

13. Dabhi MR, Korat DM, Vaishnav PR. Comparative biology of Bracon hebetor Say
on seven lepidopteran hosts. Karnataka J Agric. Sci. 2011; 24(4):549-550

14. David, B. V., 2001. Elements of economic entomology. Popular book depot,
Chennai. pp 589.

15. Davis, T. A., Anandan, A. P. và Menon, K. P., 1954. Injection in coconut palms
for curative purpose. Indian Cocon. J., 2(1): 49-59.

16. Dehghan, A. 2004. Biology of Ephestia Kuhniella (Zell) in laboratory conditions


and insecticidal asetone vapours effects on its biological stages, B.Sc. Thesis.
Faculty of Agriculture, Uromiah University. (in Farsi with English abstract)

17. FAO, 2018. Area harvested and Production quantity of Coconuts by country. Truy
cập ngày 21/7/2020 http://www.fao.org/faostat/en/#data/QC

18. Gentry, C. R., F. R. Lawson, and J. D. Hoffman. 1964. A sex attractant in the
tobacco budworm. J. Econ. Entomol. 57: 819-21.

22
19. George, J. A. 1965. Sex pheromone of the oriental fruit moth, Grapholitha molcsta
(Busck) (Lepidoptera: Tortricidae). Can. Entomol. 97: 1002-7

20. Gerling, D. 1971. Occurrence, abundance, and efficiency of some local parasitoids
attacking Spodoptera littoralis (Lepidoptera: Noctuidae) in selected cotton fields
in Israel. Annals of the Entomological Society of America, 64: 492-499

21. Ghimire, M. N. and Philips, T. W. 2010. Suitability of different lepidopteran host


species for development of Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae).
Environmental Entomology, 39: 449-458

22. Godfray HCJ (1994) Parasitoids: Behavioral and Evolutionary Ecology. Princeton
University Press, Princeton, NJ, USA

23. Grimwood B. E, Ashman F., 1975. Coconut Palm Products: Their Processing in
Developing Countries.

24. Gündüz, E.A., and Gülel, A. 2005. Investigation of fecundity and sex ratio in the
parasitoid Bracon hebetor Say ( Hymenoptera : Braconidae ) in relation to
parasitoid age. Turkish Journal of Zoology, 29(3): 291-294.

25. Gündüz, E.A., and Gülel, A. 2005. Investigation of fecundity and sex ratio in the
parasitoid Bracon hebetor Say ( Hymenoptera : Braconidae ) in relation to
parasitoid age. Turkish Journal of Zoology, 29(3): 291-294.

26. Hamilton, W.D. 1967. Extraordinary sex ratios. Science, 156: 477–488.

27. Holling, C.S., 1959. Some characteristics of simple types of predation and
parasitism.
Canadian Entomologist, 91: 385–398.

28. Holling, C.S., 1959. Some characteristics of simple types of predation and
parasitism.
Canadian Entomologist, 91: 385–398.

23
29. Howard F. W., Giblin-Davis R., Moore D., Abad R., 2001. Insects on palms.
CABI, Oxford, England

30. Howard, F. W., Giblin-Davis, R., Moore, D., & Abad, R. (2001). Insects on palms.
Cabi.

31. ICC, 2020. Country profile.

32. Kanagaratnam, P., & Pinto, J. L. J. G., 1985. Effect of monocrotophos on the leaf
eating Caterpillar Opisina arenosella walk, when injected into the trunk of the
coconut palm. COCOS Printed in Sri Lanka 3, 09-15

33. Keever, D.W., R.T. Arbogast & M.A. Mullen. 1985. Population trends and
distributions of Bracon hebetor Say (Hymenoptera: Braconidae) and lepidopterous
pests in commercially stored peanuts. Environ. Entomol. 14:
722-725

34. Kingan, T. G., Thomas-Laemont, P. A., & Raina, A. K., 1993. Male accessory
gland factors elicit change from „virgin‟ to „mated‟ behaviour in the female corn
earworm mothzea. Journal of Experimental Biology, 183, 61–76

35. Kumar K & Chapman RB (2006) Sublethal effects of insecticides on the


diamondback moth Plutella xylostella (L.). Pesticide Science 15: 344-352

36. Kumara A., Chandrashekharaiah M., Subaharan K., Chakravarthy A. K,. 2015.
Periodicity of adult emergence and sexual behaviour of coconut black headed
caterpillar, Opisina arenosella Walker (Lepidoptera: Oecophoridae).
Phytoparasitica. 43:701–712

37. Kumara, ADNT, M. Chandrashekharaiah, K. Subaharan and AK Chakravarthy.


2015. Periodicity of adult emergence and sexual behaviour of coconut black
headed Caterpillar, Opisina arenosella Walker (Lepidoptera: Oecophoridae).
Phytoparasitica 43: 701-712.

24
38. Kuruvilla S., Jacob A., 1980. Pathogenicity of the entomogenous fungus
Paecilomyces farinosus (Dickson ex Fries) to several insect pests. Entomon 5,
175-176.

39. Lever R. J. A. W., 1969. Pests of Coconut Palm. Food andvAgriculture


Organization of the United Nations, Agricultural Series, No. 77. 190 pp.

40. Liu CH, Mishra AK & Tan RX (2006) Repellent, insecticidal and phytotoxic
activities of isoalantolactone from Inula racemosa. Crop Protection 25: 508-51

41. Lu B., Yan Z., Jin Q-A., 2013. Exotic pest alert: Opisina arenosella. Journal of
Biosafety 22, 17–22.

42. Mohammad Muslim M, Shafiq Ansari, Fazil Hasan, Paralysis and parasitisation
potential of Bracon hebetor on various Lepidopteran hosts. Agricultural Science
Digest. 2017; 37(4):327-328

43. Mohammad Muslim M, Shafiq Ansari, Fazil Hasan, Paralysis and parasitisation
potential of Bracon hebetor on various Lepidopteran hosts. Agricultural Science.
Digest. 2017; 37(4):327-328

44. Mohan C., Radhakrishnan N. C., Nampoothiri C. K., Rajan P., 2010. Leafeating
caterpillar (Opisina arenosella) induced yield loss in coconut palm. International
Journal of Tropical Insect Science 30, 132–137.

45. Mukti N Ghimire, Thomas W Phillips. Suitability of Different Lepidopteran Host


Species for Development of Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae).
Environmental Entomology. 2010; 39(2):449-458

46. Muralimohan, K., & Srinivasa, Y. B., 2008. Occurrence of protandry in Opisina
arenosella multivoltine moth: Implications for body-size evolution. Current
Science, 94(4), 513–518.

25
47. Nikam PK, Pawar CV. Life tables and intrinsic rate of natural increase of Bracon
hebetor Say (Hym., Braconidae) population on Corcyra cephalonica Staint. (Lep.,
Pyralidae), a key parasitoid of Helicoverpa armigera Hbn. (Lep., Noctuidae).
Journal of applied entomology. https://doi.org/10.1111/j.1439-
418.1993.tb00381.x 1993

48. Nikam, P.K., Pawar, C.V., 1993. Life tables and intrinsic rate of natural increase
of Bracon hebetor Say (Hym.; Braconidae) population on Corcyra cephalonica
Staint. (Lep.; Pyralidae), a key parasitoid of Helicoverpa armigera Hbn. (Lep.;
Noctuidae). J. Appl. Entomol. 115, 210–213

49. Ohh, M. H. 1993. Studies on biological characteristics of parasitic Hymenoptera,


Bracon hebetor Say (Braconidae: Hymenoptera). Korean Journal of Entomology,
23:143–149 (Seen in abstract only).

50. Ohh, M. H. 1993. Studies on biological characteristics of parasitic Hymenoptera,


Bracon hebetor Say (Braconidae: Hymenoptera). Korean Journal of Entomology,
23:143–149 (Seen in abstract only).

51. Philip B. M., Mathai S., Jacob A., 1982. A nuclear polyhedrosis of the black
headed caterpillar, Nephantis serinopa Meyrick (Lepidoptera: Cryptophasidae).
Current Science 51,611.

52. Press, J.W. Cline, L. D., and Flaherty, B.R. 1982. A Comparison of two
parasitoids, Bracon hebetor (Hymenoptera; Braconidae) and Venturia canescens
(Hymenoptera: Ichneumonidae), and a Predator Xylocoris flavipes
(Hemiptera:anthocoridae) in supressing residual population of the almond moth ,
Ephestia autella(Lepidoptera: Pyralidae). Journal of the Kansas Entomological
Society, 55(4): 725-728.

53. Press, J.W. Cline, L. D., and Flaherty, B.R. 1982. A Comparison of two
parasitoids, Bracon hebetor (Hymenoptera; Braconidae) and Venturia canescens
(Hymenoptera: Ichneumonidae), and a Predator Xylocoris flavipes
26
(Hemiptera:anthocoridae) in supressing residual population of the almond moth ,
Ephestia cautella(Lepidoptera: Pyralidae). Journal of the Kansas Entomological
Society, 55(4): 725-728

54. Ram Kumar, 2002. Studies on ecology, reproductive biology and managemnet of
O. arenosella Walker (Lepidoptera: Oecophoridae). PhD Thesis, University of
Agricultural Sciences, Bangalore. Pp. 169 - 170.

55. Ramkumar, K., Muralimohan, K., Kiranmayi, L., Srinivasa, Y. B., 2006. Discrete
generation cycles in the tropical moth Opisina arenosella. Res Commun Curr Sci
91(6):811–816.

56. Rao Y. R., Cherian M. C., Ananthanarayanan K. P., 1948. Infestation of Nephantis
serinopa Meyrick in South India, and their control by the biological method.
Indian J Entomol 10:205–247

57. Rao, N. B. V., Chalapathi, 2018. Biological suppression of coconut black headed
caterpillar Opisina arenosella outbreak in East Godavari district of Andhra
Pradesh–eco friendly technology.

58. Rao, Y.R., Cherian, M.C. and Ananthanarayanan, K.P. (1948). Infestations of
Nephantis serinopa Meyrick in South India and their control by the biological
method, Indian J. Entomol. 10: 205 -247.

59. S.-H. Yu, M.I. Ryoo*, J.H. Na, W.I. Choi (2002). Effect of host density on egg
dispersion and the sexratio of progeny of Bracon hebetor (Hymenoptera:
Braconidae). Journal of Stored Products Research 39 (2003) 385–393

60. Shameer K. S., Nasser M., Mohan C., Ian C. W., 2017. Hardy direct and indirect
influences of intercrops on the coconut defoliator Opisina arenosella. J Pest Sci.
91:259–275.

61. Sharma HC. Cotton bollworm/legume pod borer, Helicoverpa armigera (Hu¨bner)
(Noctuidae: Lepidoptera): biology and management. Crop protection
27
compendium. International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics.
2001

62. Sở Công Thương Bến Tre, 2021. “Đánh thức tiềm năng cây dừa để thêm sản phẩm
tỉ đô”. Truy cập từ <http://congthuongbentre.gov.vn> ngày 27/7/2021.

63. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh bến tre, 2020. Bến Tre tổ chức phát triển ngành
dừa. Truy cập từ <http://dost-bentre.gov.vn/tin-tuc/2492/ben-tre-to-chuc-phattrien-
nganh-dua> , ngày 28/7/2021.

64. Soliman, H.S., 1940. Studies on the biology of Microbracon hebetor Say
(Hymenoptera: Braconidae). Bull. Societe Fouad Ier dEntomologie, Le Caire 24,
215–224.

65. Sree Latha Edpuganti, H.C. Sharma, Cholenahalli Laxmipathi Gowda, 2018.
Comparative biology of Bracon hebetor say on Corcyra cephalonica stainton,
Helicoverpa armigera (hub.) and Spodoptera litura fabricius under no choice and
dual choice conditions

66. Taylor, A.D., 1988a. Host effects on larval competition in the gregarious
parasitoid Bracon hebetor. Journal of Animal Ecology 57, 163–172

67. Taylor, A.D., 1988b. Host effects on functional and ovipositional response of
Bracon hebetor. Journal of Animal Ecology 57, 173–184.

68. Venkatesan, T., Ballal, C. R., Rabindra, R. J. 2008. Biological control of coconut
black headed caterpillar Opisina arenosella using Goniozus nephantidis and
Cardiastethus exiguous. Technical Bulletin 39, pp. 1-14.

69. Wang C (1997) Effects of gossypol on growth of the cotton bollworm Campoletis
chlorideae. Entomologia Sinica 4: 182-188

28

You might also like