You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
*****

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM Gluconacetobacter


diazotrophicus ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY BẮP
(Zea mays L.) TRỒNG CHẬU TRONG ĐIỀU KIỆN GIẢM
LƯỢNG BÓN PHÂN ĐẠM

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HÒE


NGÀNH : NÔNG HỌC
KHÓA : 2020- 2024

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024


ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM Gluconacetobacter
diazotrophicus ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY BẮP
(Zea mays L.) TRỒNG CHẬU TRONG ĐIỀU KIỆN GIẢM
LƯỢNG BÓN PHÂN ĐẠM

Tác giả

NGUYỄN THỊ HÒE

Đề cương khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN ĐỨC XUÂN CHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 01/2024
MỤC LỤC

Trang

Mục lục.......................................................................................................................i

Danh sách chữ viết tắt..............................................................................................iv

Danh sách bảng..........................................................................................................v

Danh sách hình.........................................................................................................vi

GIỚI THIỆU..........................................................................................................vii

Đặt vấn đề................................................................................................................vii

Mục tiêu.................................................................................................................viii

Yêu cầu...................................................................................................................viii

Giới hạn đề tài........................................................................................................viii

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................1

1.1 Giới thiệu về cây bắp........................................................................................1


1.1.1 Nguồn gốc......................................................................................................1
1.1.2 Phân loại khoa học.........................................................................................2
1.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây bắp................................................................2
1.1.4 Yêu cầu sinh thái của cây bắp........................................................................4

1.2 Tổng quan về vi khuẩn gluconacetobacter diazotrophucus..............................6


1.2.1 Phân loại khoa học..........................................................................................6
1.2.2 Một số nghiên cứu về vi khuẩn gluconacetobacter diazotrophicus..................6

Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM...................................8

2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm.....................................................................8

2.2 Điều kiện thí nghiệm........................................................................................8

I
2.3 Vật liệu thí nghiệm............................................................................................8
2.3.1 Giống..............................................................................................................8
2.3.2 Phân bón.........................................................................................................9
2.1.3 Dụng cụ trang thiết bị.......................................................................................9

2.4 Phương pháp thí nghiệm...................................................................................9


2.4.1 Bố trí thí nghiệm.............................................................................................9
2.4.2 Quy mô thí nghiệm.......................................................................................10
2.4.3 Phương pháp bón phân.................................................................................10

2.5 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá....................................................11


2.5.1 Đánh giá sinh trưởng....................................................................................11
2.5.2 Đánh giá năng suất.......................................................................................11
2.5.3 Đánh giá hàm lượng đạm trong đất..............................................................12
2.5.4 Đánh giá sâu bệnh hại trên cây bắp..............................................................12

2.6 Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................12

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ KIẾN..........................13

3.1 Kết quả dự kiến..................................................................................................13

3.2 Tiến độ thực hiện..............................................................................................13

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................14

II
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Ý nghĩa


ĐC Đối chứng
FAOFAST Food And Agriculture Data
G.d Gluconacetobacter diazotrophicus
LLL Lần lặp lại
L Lít
NST Ngày sau trồng
NT Nghiệm thức
NN&PTNT Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

III
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Nghiệm thức bố trí thí nghiệm.......................................................10
Bảng 3.1 Dự kiến tiến độ thực hiện...............................................................13

IV
DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Giống bắp NK7328 được trồng ruộng................................................8


Hình 2.2 Giống bắp NK7328............................................................................9
Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm.....................................................................10

V
GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, bắp (Zea mays L) là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa gạo.
Diện tích, năng suất, sản lượng bắp tăng theo từng năm, từ hơn 200 ngàn ha với
năng suất 10 tạ/ha năm 1960, đến năm 2017 diện tích đã đạt 1,1 triệu ha với năng
suất 46,5 tạ/ha (FAOSTAT, 2018) .
Đối với cây bắp, đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng trong việc tạo năng
suất và chất lượng. Đạm tham gia tích cực vào quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây bắp, nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây bắp phản ứng rất rõ với
yếu tố đạm, nếu có đủ đạm thì bắp sẽ sinh trưởng khoẻ, lá xanh, cây mập (Lê Văn
Ninh, 2020). Tuy nhiên, theo Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT, hiệu suất sử dụng
phân đạm ở Việt Nam hiện nay chỉ đạt 40 - 45%. Như vậy còn khoảng 55 - 60%
lượng đạm không được cây trồng sử dụng. Số phân đạm chưa được cây sử dụng,
một phần còn lại ở trong đất, một phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các
công trình thuỷ lợi ra các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Một phần
bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác
động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hoá gây ô nhiễm không khí (Phan Xuân
Hào, 2007).
Trong khi đó, việc sử dụng chế phẩm có chứa vi khuẩn cố định đạm có thể
mang lại hiệu quả cho nông dân, đồng thời còn giảm chi phí phân bón, tăng cường
khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi và còn giảm tác độg đến môi trường
Gluconacetobacter diazotrophicus là một loại vi khuẩn diazotrophic nội sinh
được biết đến với tác dụng kích thích sinh trưởng thực vật và cố định lượng nitơ mà
cây trồng như mía, cây cà phê, cà chua và dứa (Muhammad và ctv, 2021). Ngoài ra,
G.diazotrophicus có thể chuyển nitơ cố định sang cây trồng, trong một quá trình
được gọi là cố định đạm sinh học (Boddey và ctv, 1992). Cùng với đó
G.diazotrophicus còn có thể sản xuất ra acid hữu cơ như acid oxalic, citric, gluconic
và nhờ đó chúng có thể hòa tan lân khó tan (Maheskkumar, 1999).
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN
VI
CỐ ĐỊNH ĐẠM Gluconacetobacter diazotrophicus ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CÂY BẮP (Zea mays L.) TRỒNG CHẬU TRONG ĐIỀU KIỆN
GIẢM LƯỢNG BÓN PHÂN ĐẠM” sẽ được thực hiện.

Mục tiêu
Xác định sự khác nhau về sinh trưởng và năng suất của cây bắp ở các mức
giảm phân đạm khi có chủng dòng vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus so
với mức bón phân đạm theo khuyến cáo cho cây bắp trong điều kiện trồng chậu.
Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm đồng ruộng, thực hiện quy trình trồng, chăm sóc cây bắp và
theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cây bắp dựa
theo “ Quy chuẩn QCVN 01-56:2011/BNNPTNT Khảo nghiệm giá trị canh tác, sử
dụng của giống ngô”
Tổng hợp số liệu xử lý thống kê và đánh giá ảnh hưởng của vi khuẩn
Gluconacetobacter diazotrophicus đến sinh trưởng và năng suất của cây bắp trồng
chậu trong điều kiện giảm lượng bón phân đạm.
Giới hạn đề tài
Khảo sát, bố trí thí nghiệm trên giống bắp NK7328, đánh giá sự khác nhau
dựa trên các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của cây bắp khi có chủng dòng vi
khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus so với các nghiệm thức đối chứng.

VII
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu về cây bắp


1.1.1 Nguồn gốc
Những nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng của Vavilov (1926) cho rằng
Mexico và Peru là những trung tâm phát sinh và da dạng di truyền của bắp. Mexico
là trung tâm thứ nhất (trung tâm phát sinh), vùng Andet (Peru) là trung tâm thứ hai,
nơi mà cây bắp đã trải qua quá trình tiến hóa nhanh chóng. Nhân định này của
Vavilov được nhiều nhà khoa học đồng thuận (Nguyễn Thế Hùng và ctv, 2017).
Ngày nay các nhà khoa học trên thế giới đều thống nhất công nhân Mexico
là trung tâm phát sinh cây bắp, một số tác giả còn cho rằng cái nôi đầu tiên là thung
lũng Tehuacan nằm ở phía nam bang Puebla va phía bắc Oaxaca, Mexico. Tại đây
các mẫu vật (di tích) của bắp được tìm thấy cổ nhất và biểu hiện chuỗi tiến hóa rõ
rệt nhất của cây bắp từ 5.000 năm trước công nguyên (Nguyễn Thế Hùng và ctv,
2017).
Mặt khác tại vùng này cũng là vùng duy nhất còn tồn tại cây Teosinte, một
cây họ hàng gần và được coi là một trong các thuỷ tổ của cây bắp trồng ngày nay.
Các kết quả khảo cổ ở Mexico đã tìm thấy dấu vết hạt bắp và lá bị, ước tính tuổi của
các bộ phận cổ này khoảng 5.000 năm trước Công nguyên, dựa vào các bằng chứng
khảo cổ khác được tìm thấy rải rác ở các nước thuộc châu Mỹ và xác định niên đại
các di vật thu được (Đặng Hữu Hiệp, 2022)
Một số tài liệu cho thấy, bắp xuất hiện sớm hơn khoảng 5.000 năm trước
Công nguyên, những hạt của Zea, Tripeacum và Euchlaena đã được tìm thấy ở độ
sâu hơn 50m ở thành phố Mexico. Hiện nay các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng
Thổ dân của các bộ tộc da đo cổ đại đã thuần hóa và lan truyền cây bắp ở châu Mỹ.
Từ có xưa, cây bắp được các bộ lạc đa dó sống tại Trung Mỹ sử dụng như một loại
cây lương thực chính. Tại đây, bắp gần bỏ rất chặt chẽ với cuộc sống, tập tục và tín
ngưỡng của các cư dân cổ sống tại dây Từ Trung Mỹ, bắp được các bộ lạc da đó lan

1
truyền và đem trồng rộng khắp châu Mỹ. Cây bắp được đánh giá là "thần thánh”
trong tiềm thức người nông 2 dân châu Mỹ, cũng như giữ vị trí "hoàng để ở vùng
Cân Đông hoặc như lùa gạo là "vua" ở vùng châu Á (Ngô Hữu Tình, 2009).
Mặc dù cây bắp được lan truyền khắp thế giới vào đầu thế kỷ XV song đến
năm 1737, Linnaeus trong tác phẩm "Genera plantarum đã đặt tên khoa học cho cây
bắp là Zea mays (Trần Thị Dạ Thao, 2010).
1.1.2 Phân loại khoa học
Cây bắp thuộc:
Họ: Hòa thảo (Gramineae), bộ rễ chùm, lá mọc thành 2 dãy, gân lá song
song, bọc lá chẻ dọc, có thia lìa, mấu đốt đặc, hoa mọc thành bông nhỏ có mày.
Tộc: Maydeae, hoa đực và hoa cái ở những vị trí khác nhau trên cùng một
cây, thân đặc, có sáp.
Chi: Zea, hạt mọc ở trục bông (lõi bắp) phía trên cây, sau khi chín thì hạt to
và mày nhỏ.
Loài: Zea mays, nhánh nhẹ phát triển với nhụy (râu) rất dài, số hàng hạt
nhiều, xếp song song trên trục bông (Trần Thị Dạ Thảo, 2010)
1.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây bắp
1.1.3.1 Hệ thống rễ
Bắp giống như các cây hòa thảo khác có hệ rễ chùm. Căn cứ vào hình thái,
vị trí và thời gian phát sinh có thể chia rễ bắp thành 3 loại:
Rễ mầm: Rễ mầm phát triển từ rễ sơ sinh của phôi. Rễ mầm thứ cấp thường
khoảng 3 – 4 cái và tồn tại trong thời gian ngắn trong đời sống cây bắp, từ khi hạt
này mầm đến khi cây có 4 – 5 lá, về sau vai trò này nhường lại cho rễ dốt. Rễ mầm
có 2 loại: Rễ mẩm sơ sinh và rễ mầm thứ sinh giữ nhiệm vụ tạm thời cung cấp nước
và chất dinh dưỡng cho cây khoảng 2 – 3 tuần dầu.
Rễ đốt: Rễ đốt phát triển từ các dốt thấp của thân nằm dưới mặt dất 3 – 4
cm, mọc vòng quanh các đốt dưới mặt đất bắt đầu lúc bắp được 3 – 4 Nà. Số lượng
rễ dốt ở mỗi đốt thân từ 8 – 16. Rễ đốt ăn sâu xuống đất và có thể đạt tới 2,5 m
nhưng phần lớn rễ đốt vẫn tập trung ở lớp đất phía trên. Rễ đốt làm nhiệm vụ cung
cấp nước và chất dinh dưỡng suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây bắp.

2
Rễ chân kiềng: Rễ chân kiểng là loại rễ đốt mọc ở đốt gần sát trên mặt đất.
Ở những giống nhiệt đới rễ này thường phát triển mạnh. Về hình thái rễ chân kiểng
thường to nhẫn, ít phân nhánh. Rễ chân kiểng ngoài nhiệm vụ chống đổ ngã còn hút
nước và chất dinh dưỡng cho cây (Ngô Hữu Tình, 1997)
1.1.3.2 Thân cây bắp
Thân bắp đặc, đường kính khoảng 2 – 4 cm tùy thuộc vào giống, điều kiện
trồng vọt và trình độ thâm canh. Thân bắp có thể cao từ 2 – 4 m, được cấu tạo từ các
lóng và đốt. Chiều dài của lóng khác nhau và nó được xem xét như một đặc điểm có
giá trị trong việc phân loại giống bắp. Lóng mang bắp được kéo dài thích hợp để
bắp bắp có thể định vị và phát triển. Trong điều kiện bình thường, cây bắp cao 1,8 –
2 m, có số lóng thay đổi tùy thuộc vào giống. Giống bắp ngắn ngày, cây cao 1,2 –
1,5 m có 14 – 15 lóng. Giống bắp trung ngày, cây cao 1,8 – 2 m có 18 – 20 lóng.
Giống bắp dài ngày, cây cao 2,0 2,5 m có 20 – 22 lóng. Chiều dài của các lóng trên
thân không đều nhau. Ở gần gốc lóng ngắn, lên cao lóng to và dài dần, phát triển
nhất là những lóng mang bắp. Các lóng về phía ngọn lại ngắn và bé dần. Hình thái
của các lóng, đặc biệt là những lóng gần gốc có ảnh hưởng nhiều đến tính chống đổ
và hệ rễ. Những lóng ngọn lại ảnh hưởng đến chế độ ánh sáng và sự thụ phấn của
bắp. Các lóng gốc nếu nhỏ và dài thi hệ rễ thường yếu, cây dễ bị đổ. Trái lại nếu
lóng gốc ngắn, mập thì hệ rễ thường phát triển mạnh, tính chống đô cao. Các lòng
ngọn dài và mập là biểu hiện tốt, cây dầy dủ ánh sáng cho lá ngọn quang hợp, quá
trình thụ phấn tiến hành dễ dàng, bắp ít bị sâu bệnh và chóng chín hơn. Có thể dùng
biện pháp kỹ thuật như tưới nước, diều hòa độ ẩm đất, bón phân và kỹ thuật chăm
sóc để điều khiển các lóng phát triển theo hướng có lợi (Đình Thê Lộc và ctv,
1997).
1.1.3.3 Lá
Lá bắp được mọc trên đốt và mọc đối xứng xen kẽ nhau. Để tạo độ thông
thoáng và tận dụng ánh sáng, nên đặt bầu hoặc gieo hạt sao cho các cây trong từng
hàng có lá xoè đều sang hai bên về phía hàng cách hàng, không nên để lá xoè ra dọc
theo phía cây cách cây. Khi gieo nên đặt rễ mầm hướng ra hai bên hàng, đến lúc lớn
lá bắp sẽ toả ra hai bên (Nguyễn Đức Lương, 2000)

3
Tương tự như số đốt, số lá bắp biến động từ 6-7 đến 21-22 lá tuỳ theo giống
và điều kiện tự nhiên. Theo hình thái và vị trí lá trên cây, lá bắp được chia thành các
nhóm sau :
Lá mầm : Lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá với bẹ
lá, thường được gọi là lá lòng máng.
Lá ngọn : Ở phía trên bắp đến giáp bông cờ, không có mầm bên ở trên bẹ lá.
Lá thân : Có mầm bên ở nách chân bẹ lá.
Lá bi : Lá bao bắp làm nhiệm vụ che chở, bảo vệ cho bắp bắp ở bên trong.
Lá bắp trưởng thành gồm bẹ lá, phiến lá, thìa lìa.
1.1.3.4 Hoa
Hoa đực: Hay còn gọi là bông cờ, bao gồm các hoa đực sắp xếp theo kiểu
chùm bông, gồm một trục chính, trên trục chính phân làm nhiều nhánh và trên mỗi
nhánh hay trục chính có nhiều gió. Các giẻ mọc đối diện nhau trên trục chính hay
các nhánh mỗi gié có 2 chùm hoa, mỗi chùm 2 hoa. Trên mỗi chùm hoa có 2 vỏ trấu
ngoài có chứa 2 hoa, mỗi hoa có 2 vỏ trấu trong, mông, màu trắng, ở giữa mỗi hoa
có 3 nhị đực, mỗi nhị đực có 1 bao phấn. Trên 1 bông cờ, hoa thường nở theo thứ tự
từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong.
Hoa cái: Hay còn gọi là bắp, được sinh ra từ nách lá phần giữa thân. Bắp
gồm các bộ phận chính như cuống bắp và lõi bắp. Cuống bắp gồm nhiều đốt rất
ngắn, mỗi đốt trên cuống có 1 lá bị bao bọc nhằm bảo vệ bắp, lá bì thường không có
phiến. Lõi bắp trục chính của hoa tự cái, hoa cái mọc thành từng đôi. Mỗi chùm
cũng có 2 hoa nhưng hoa thứ 2 thoái hóa. Số hàng hạt trên bắp thường là số chẵn
(Ngô Hữu Tình, 1997).
1.1.3.5 Hạt
Hạt bắp thuộc loại quả dịnh gồm các bộ phân chính: Vỏ hạt, lớp aleuron,
phôi, phôi nhũ và mũ hạt, phía dưới của hạt còn có gốc hạt gắn liền với lõi bắp
(Huỳnh Thị Lệ Trinh, 2015)
1.1.4 Yêu cầu sinh thái của cây bắp
1.1.4.1 Nhiệt độ
Giai đoạn nảy mầm: Nhiệt độ thích hợp từ 28 30°C, nhiệt độ < 12.8°C làm

4
giảm năng suất, nhiệt độ ảnh hưởng nhiều đến thời gian mọc mầm (Wallace, 1937)
Giai đoạn mọc vươn cao: Nhiệt độ thích hợp từ 28 32°C. Sau khi mọc, cây
không chịu được nhiệt độ dưới điểm đóng băng. Cây bắp bị tổn thương ở nhiệt độ
1,6°C và sẽ chết ở nhiệt độ 4.4°C(Hanna, 1924)
Giai đoạn phân hóa cơ quan sinh sản: nhiệt độ thích hợp 24 25°C.
Giai đoạn trổ cờ, tung phần nhiệt độ thích hợp từ 22 – 24°C, nhiệt độ trung
bình 21.1°C.
Giai đoạn chín: từ trổ cờ đến chín sữa, bắp cần nhiệt độ cao 24 – 26°C.
Nhiệt độ thấp hơn kéo dài thời gian chín. Cuối giai đoạn này cần nhiệt độ cao thích
hợp ở 30°C (Trần Văn Dư và ctv, 2011).
1.1.4.2 Ánh sáng
Bắp là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, đặc biệt ở giống bắp dài ngày, giống bắp
có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới. Các giống bắp ngắn ngày và trung ngày phản
ứng với ánh sáng ngày ngắn nhẹ hơn, các biệt không thay đổi. Tuy nhiên, khác với
lúa, bắp thuộc nhóm cây trồng quang hợp Ca, không có hô hấp ánh sáng, có điểm
bù CO, thấp nên cường độ quang hợp của cây bắp cao hơn lúa (Nguyễn Đức
Cường, 2009).
Cây bắp yêu cầu ánh sáng mạnh nên không trồng bắp dưới tán các cây trồng
khác. Ánh sáng cần cho cây bắp trong suốt quá trình sinh trường, tuy nhiên sau khi
bắp thụ phẩn thu tinh bước vào thời kỳ tích luỹ vật chất vào nuôi hạt, nếu gặp được
thời kỳ có ánh sáng mạnh sẽ rất có lợi cho năng suất hạt. Theo Mock (1979) khi
nghiên cứu cường độ quang hợp của các giống bắp chín sớm (có hệ số kinh tế bằng
(0.4) đã nhận xét: khoảng 80% lượng sản phẩm quang hợp cây bắp tạo ra trong thời
kỳ hình thành hạt được chuyên về bắp và tạo hạt.
1.1.4.3 Đất
Đất thích hợp nhất đối với cây bắp là đất có độ phì nhiêu cao, giữ nước và
thoát nước tốt, tầng canh tác sâu, có độ ẩm 70-80%, pH thích hợp là 5,5 – 7,0. pham
vi chịu được độ pH của bập là từ 5 - 8. Bắp là loài cây có khả năng tạo ra sinh khối
lớn. nên thường lấy di nhiều chất dinh dưỡng từ dất. Để bắp dạt năng suất cao,
ngoài việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng và nước, còn cần phải chú ý đến độ thoáng

5
khí của đất.Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang chu kỳ, ra hoa trong điều kiện
ngày dài, cây sinh trưởng và phát triển ở các nơi có ánh sáng đầy đủ. Tuy nhiên, nếu
cường độ ánh sáng và nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của
cây thánh long (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận, 2010).
1.1.4.4 Nước
Nhu cầu nước của bắp tăng theo từng giai đoạn sinh trưởng
Giai đoạn này mầm: Bắp đòi hỏi độ ẩm thấp hơn các loại ngũ cốc khác
(ngoại trừ lúa miền) để hạt hút nước và nảy mầm.
Giai đoạn cây con: Giai đoạn 5 6 lá (đối với giống ngắn ngày) hay 7 8 là
(đối với giống dài ngày) nhu cầu nước tăng.
Giai đoạn trổ cờ, tung phần và thụ tinh: nhu cầu nước cực đại, giai đoạn này
m cây sử dụng 2 lít nước/ngày, từ thụ tinh dến chín sửa cây vẫn cần nước nhưng ít
hơn, từ chín sữa đến chín hoàn toàn nhu cầu nước giảm dần (Trần Văn Dư và ctv,
2011).
1.2 Tổng quan về vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophucus
1.2.1 Phân loại khoa học
Gluconacetobacter diazotrophicus thuộc ngành Proteobacteria, lớp
Alphaproteobacteria, bộ Rhodospirillales, họ Acetobacteraceae và
chi Gluconacetobacter là một loài vi khuẩn thuộc họ Acetobacteraceae, gram âm,
kháng axit, hiếu khí bắt buộc và các tế bào có hình que với các đầu tròn (0,7–0,9
µmx 1–2 µm) có tiên mao bên hoặc lông mao (Cavalcante và ctv, 1988)
1.2.2 Một số nghiên cứu về vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus
G.diazotrophicus cố định N nội sinh ban đầu được phân lập từ cây mía
( theo Cavalcante và ctv, 1988 ). Các nghiên cứu đã chứng minh rằng G.
diazotrophicus có thể làm giảm đáng kể lượng phân N sử dụng trong sản xuất mía
và một số cây trồng khác (theo Boddey và ctv 2001 ).
Ngoài ra ngoài khả năng cố định đạm, Gluconacetobacter diazotrophicus
được nghiên cứu có khả năng tổng hợp IAA, gibberellins (Bastian và ctv, 1998). và
cho phép cây lúa hấp thụ nitrogen trực tiếp từ không khí thay vì phải dựa vào phân
bón vô cơ (Phạm Thị Thu Hương, 2011)

6
Có nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng vi khuẩn G.diazotrophicus, khi
được sử dụng cho cây mía đường, có thể làm tăng chiều cao và năng suất của cây
mía (Muthukumarasamy và ctv, 1999)
Vi khuẩn Gluconacetobater diazotrophicus còn có khả năng tạo ra các cơ
chế bảo vệ thực vật chống lại Xanthomonas albilineans - tác nhân gây bệnh thân
chồi đâm ngọn trên mía. Điều này được chứng minh thông qua quá trình tương tác
giữa các vi khuẩn này với cây mía, khi việc tiêm G.diazotrophicus vào cây mía giúp
giảm lượng vi khuẩn gây bệnh Xanthomonas albilineans bên trong cây. Kết quả
cũng cho thấy việc tiêm vi khuẩn gây bệnh trước sau đó tiêm G.diazotrophicus cũng
giúp kiểm soát Xanthomonas albilineans, tuy nhiên, quá trình này diễn ra chậm hơn
(Ariel, 2006)
Trên cây ngô, vi khuẩn G.diazotrophicus đã được chứng minh có khả năng
cải thiện khả năng chống chịu hạn hán và áp lực nitơ thấp bằng cách điều chỉnh cơ
chế phòng thủ của cây. Hơn nữa, nó có khả năng thúc đẩy tăng trưởng cây ngô trong
điều kiện thiếu nước và sử dụng lượng nitơ thấp, do đó nó có thể được sử dụng hiệu
quả trong nông nghiệp bền vững. Việc cấy Gluconacetobacter diazotrophicus vào
hạt giống có thể là một công cụ rất thành công để tạo ra khả năng chống chịu stress
ở cây ngô ( Tufail và cs, 2021)

7
Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm


Thời gian: Tháng 02 năm 2014 đến tháng 04 năm 2024
Địa điểm: Nhà màng Trại thực nghiệm khoa Nông Học, Trường Đại học
Nông Lâm
2.2 Điều kiện thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới, có mái che mưa, đủ điều kiện ánh
sáng. nhiệt độ thích hợp và hệ thống tưới nhỏ giọt.
2.3 Vật liệu thí nghiệm
2.3.1 Giống
Giống được sử dụng trong nghiên cứu là giống NK7328. Giống có nguồn
gốc nhập nội của Công ty Syngenta Việt Nam và được Bộ Nông nghiệp và PTNT
công nhận giống chính thức năm 2010. Giống có thời gian sinh trưởng trung bình
95-105 ngày đối với bắp lấy hạt và 60 70 ngày đối với bắp thu sinh khối, sinh
trưởng và phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao, thân khóc, có bộ rễ sâu
chịu hạn và chống đổ ngã tốt, năng suất sinh khối cao, trung bình đạt 585 60 tấn/ha,
thích nghỉ rộng, trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, có thể trồng 4 vụ/năm.

Hình 2.1 Giống bắp NK7328 được trồng ruộng( Nguồn:internet)


8
Hình 2.2 Giống bắp NK7328 ( Nguồn: Internet)
2.3.2 Phân bón
Phân Ur4: 46% (tổng công ty phân bón Hóa chất Dầu khí)
Phân lân 16% P2O5, 15% MgO, 28% CaO, 24% SiO2, pH = 8,8 (công Ty
Phân Lân Văn Điển)
Phân kali 60% K2O( công ty cổ phần phân bón Bình Điền
Chế phẩm Envita WG: Gluconacetobacter Diazotrophicus 5 x 108 CFU/g
(Công ty TNHH Công nghệ Azotic)
Phân vi sinh MKG – vinitex: Chất hữu cơ 21%, Bacillus 1 x 106,
Pseudomonas 1 x 106, Azotobacter1 x 106 (Công ty Mekong GreenBio)
2.1.3 Dụng cụ trang thiết bị
Chậu nhựa kích thước 40 cm x 32 cm( miệng x đáy x cao)
Ngoài ra, các vật liệu khác như: bình phun thuốc 20 lít, thước kẻ, thước kẹp,
thước cuộn, giấy, bút, máy ảnh đã được sử dụng trong thí nghiệm.
2.4 Phương pháp thí nghiệm
2.4.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối dầy dủ ngẫu nhiên đơn yếu tố với 5
nghiệm thức và ba lần lặp lại. Trong đó 4 nghiệm thức phun phân bón lá Envita WG
có nồng độ khác nhau và 1 nghiệm thức đối chứng.

9
Bảng 2.1 Nghiệm thức bố trí thí nghiệm
Nghiệm thức Công thức phân

Nghiệm thức 1 (ĐC) 3,0 N - 1,6 P2O5-2,0 K2O (g/chậu- Đối chứng)
Nghiệm thức 2 (NT2) 3,0 N - 1,6 P2O5-2,0 K2O (g/chậu) + Envita WG
Nghiệm thức 3 (NT3) 2,3 N-1,6 P2O5 - 2,0 K2O (g/chậu) + Envita WG (giảm 25%N)
Nghiệm thức 4 (NT4) 1,5 N-1,6 P2O5 - 2,0 K2O (g/chậu) + Envita WG (giảm 50%N)
Nghiệm thức 5 (NT5) 2,3 N-1,6 P2O5 - 2,0 K2O (g/chậu) + MKG -Vinitex (giảm 25% N

NT2 NT3 NT5

NT4 NT5 NT1

NT1 NT2 NT3

NT5 NT1 NT4

NT3 NT4 NT2

Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm


2.4.2 Quy mô thí nghiệm
Tổng số ô cơ sở: 15 ô, mỗi ô trồng 10 chậu, mỗi chậu gieo 3 hạt, khi cây có
2-3 lá thật tỉa để lại 1 cây sinh trưởng tốt.
Tổng số cây trong thí nghiệm: 10cây/ô cơ sở x 3 LLL x 5 NT = 150 cây
Khoảng cách giữa các chậu trên ô cơ sở: 28 cm
Khoảng cách giữa các ô cơ sở: 70 cm
2.4.3 Phương pháp bón phân
Phân bón hoá học được chia làm 03 lần bón:
 Bón lót: Toàn bộ phân lân (P2O5) trước khi gieo

10
 Bón thúc 1 (4-5 lá): 1/2 N + 1/2 K₂O
 Bón thúc 2 (8-9 lá): 1/2 N + 1/2 K₂O
Phân bón lá Envita WG được sử dụng với lượng 12,5 g/ha. Phun phân bón lá
Evita WG vào thời điểm cây bắp có 5 lá, lượng nước phun 400 lít/ha. Phân hữu cơ
vi sinh MKG-Vinitex sử dụng với lượng.... Bón vào gốc cho vào thời điểm cây bắp
có 5 lá.
2.5 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá
2.5.1 Đánh giá sinh trưởng
Trên mỗi ô cơ sở chọn 05 cây ngẫu nhiên cho các chỉ tiêu sinh trưởng sau
của cây bắp:
Chiều cao cây (cm)đo từ cổ rễ đến chóp lá cao nhất của 5 cây, tính trung
bình; đo tại các thời điểm cây có 15, 30, 45 và 60 NSG.
Đường kính thân (cm): đo cách mặt đất 10 cm của 5 cây, tính trung bình;
đo tại thời điểm cây có 15, 30, 45 và 60 NSG.
Số lá trên cây (lá): đếm số lá trên 5 cây, tính trung bình; đếm tại các thời
điểm 15, 30, 45 và 60 NSG
Diện tích lá trên cây (cm²): do chiều dài lá, chiều rộng của lá thứ 3 từ trên
ngọn xuống của 5 cây và tính trung bình; đo tại thời điểm 45 NSG.
Diện tích lá của một cây được tính theo công thức:
S (cm²) = Dtb x Rtb x 0,77 x  Số lá
Trong đó: Dtb: chiều dài trung bình của lá;
Rtb: chiều rộng trung bình của lá;
0,77: hệ số điều chỉnh diện tích lá;
 Số lá: Tổng số lá xanh có trên cây
Chỉ số diệp lục tố trong lá: được đánh giá qua chỉ số SPAD, đo trên 5 cây,
mỗi cây ở lá thứ 3-5 tính từ ngọn xuống và tính trung bình vào các thời điểm 15, 30,
45, 60 và 75 NSG.
Hàm lượng N trong lá: được đánh giá qua máy đo hàm lượng đạm, do trên
5 cây. mỗi cây ở lá thứ 3-5 tính từ ngọn xuống và tính trung bình vào các thời điểm
15. 30, 45, 60 và 75 NSG.
11
2.5.2 Đánh giá năng suất
Khối lượng 100 hạt (g): Cân 3 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt ở ẩm độ hạt 14% rồi
tính trung bình
Năng suất hạt khô trên cây (g/cây): Cân khối lượng hạt tươi của 5 cây
ngẫu nhiên ở mỗi ô cở sở tại thời điểm thu hoạch và tính trung năng suất hạt trên
cây theo công thức:
Năng suất (g/cây) = Po x [(100-A°)/(100-14)]
Trong đó: Po: Khối lượng hạt tươi có ẩm độ Aº trên cây (g)
A: Ẩm độ hạt khi thu hoạch (%)
(100-A°)/(100-14): hệ số quy đổi năng suất ở ẩm độ 14%.

2.5.3 Đánh giá hàm lượng đạm trong đất


Phân tích hàm lượng đạm trong đất trước khi gieo.
Phân tích hàm lượng đạm trong đất của từng nghiệm thức sau khi kết thúc
thí nghiệm .
2.5.4 Đánh giá sâu bệnh hại trên cây bắp
Theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh hại theo quy chuẩn QCVN 01-38:
2010/BNNPTNT trong thời gian thí nghiệm và xử lý kịp thời đồng bộ giữa các
nghiệm thức.
2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu đuợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2016, xử lý thống kê
theo ANOVA và trắc nghiệm phân hạng (nếu có) bằng phần mềm R 4.2.2.

12
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ KIẾN
3.1 Kết quả dự kiến
Xác định được sự ảnh hưởng vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus
đến khả năng sinh trưởng và năng suất của cây bắp trong điều kiện giảm lượng bón
phân đạm.
3.2 Tiến độ thực hiện
Bảng 3.1 Dự kiến tiến độ thực hiện
Tháng
Nội dung thực hiện
12 1 2 3 4 5
Tham khảo tài liệu và viết đề cương
Giáo viên hướng dẫn và bảo về đề cương
Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu
Xử lý số liệu và viết khoá luận
Giáo viên hướng dẫn sửa khoá luận
Nộp khoá luận và bảo vệ khoá luận

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Vân Anh và Võ Văn Phước Quệ,
2011. Hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm Gluconacetobacter diazotrophicus và
vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri trên cây mía đường (saccharum
officinalis l.) Trồng trên đất phèn tỉnh Long An. Tạp chí Khoa học Đại học Cần
Thơ 18b: 29-35
2. Lê Văn Ninh , Lê Phạm Huy , Nguyễn Trọng Dương, 2022. Nghiên cứu ảnh hưởng
của lượng phân đạm bón đến năng suất và hiệu quả kinh tế của một số giống
bắp lai mới trồng trên đất bãi ven sông tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức số 59
3. Nguyễn Đức Lương, Dương Văn Sơn, Lương Văn Hinh. Giáo trình cây bắp; Phạm
Thúy Lan. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam, 98.
4. Nguyễn Ngọc Ánh, 2023. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh, mật độ trồng và
lượng phân đạm đến giống bắp ngọt tại Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ Khoa
Học Nông Nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam.
5. Oliveira A, Canuto E (2003) Phản ứng của các giống mía vi nhân giống đối với việc
tiêm vi khuẩn diazotrophic nội sinh. Brazil J Microbiol 34:59–61.
6. Phạm Thị Phương Thúy, Nguyễn Thúy Quyên và Nguyễn Mỹ Hoa, 2011. Sự đáp
ứng của cây bắp rau (zea mays l.) Đối với phân lân trong điều kiện nhà lưới trên
mẫu đất chuyên canh rau màu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học
Đại học Cần Thơ 19a: 135-142.
7. Phan Xuân Hào (2007), Một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất
bắp ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, Việt Nam.
8. Quách Văn Ngọc Thịnh, 2022. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng
suất của 9 dòng bắp ngọt (Zea mays var. saccharata) vụ xuân hè 2022 tại Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học. Trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
9. Trần Kim Định, Nguyễn Hữu Để, Phạm Văn Ngọc, Bùi Xuân Mạnh, 2015. Một số
kết quả nghiên cứu về cây bắp ở Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền
14
Nam.
10. Võ Thị Hoa, 2018. Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ, phân đạm, lân và kali
đến sinh trưởng và năng suất của cây bắp (Zea mays L.) thu sinh khối trồng
trên đất xám (agrisol). Luận văn Thạc sĩ Khoa Học Nông Nghiệp. Trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
11. Yang, X., Hill, K. A., Austin, R. S., & Tian, L. (2021). Differential gene
expression of Brachypodium distachyon roots colonized by Gluconacetobacter
diazotrophicus and the role of BdCESA8 in the colonization. Molecular Plant-
Microbe Interactions, 34(10), 1143-1156.
12. Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006), Hướng dẫn quy
trình kỹ thuật thâm canh một số Giống bắp và giống bắp mới cây trồng, Nxb.
Nông nghiệp, Hà Nội.

15

You might also like