You are on page 1of 4

HỆ THỐNG GIÁO DỤC ARCHIMEDES SCHOOL

ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II
Năm học: 2022-2023 | Môn: Ngữ văn | Khối: 6

I. LÍ THUYẾT
1. Phạm vi ôn tập
− Tri thức ngữ văn về văn bản thông tin trong bài 9 (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2, bộ Kết nối tri
thức với cuộc sống);
− Các kiến thức ở phần Thực hành Tiếng Việt trong các bài;
− Phần Viết kết nối với đọc sau các văn bản đọc hiểu.
2. Các kiến thức cần nhớ
− Đặc điểm của văn bản thông tin;
− Các kiến thức Tiếng Việt
+ Từ và cụm từ: từ mượn; từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy; nghĩa của từ; từ đa nghĩa và từ đồng
âm; thành ngữ; từ Hán Việt;
+ Câu: thành phần câu, mở rộng câu bằng cụm từ; dấu câu (dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép);
+ Đoạn văn và văn bản: đặc điểm và chức năng;
+ Biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ.
− Cách viết đoạn văn nghị luận trình bày ý kiến về một vấn đề
+ Giải thích (nếu cần);
+ Nêu quan điểm;
+ Đưa ra lí lẽ và chứng cứ để làm rõ quan điểm;
+ Liên hệ, rút ra bài học (nếu cần).
(Lưu ý các dạng bài viết đoạn văn nghị luận: trình bày ý kiến về một vấn đề cho trước; viết tiếp đoạn văn
với câu chủ đề cho trước.)
− Cách vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt một văn bản thông tin
Yêu cầu
+ Nắm bắt được nội dung chủ yếu của văn bản;
+ Làm sáng tỏ những mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận chính của văn bản;
+ Đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ.
Sơ đồ tham khảo

a1 a2

a1.1 a1.2 a2.1 a2.2

AS_2223_DecuongHKII_Nguvan6 1
II. ĐỀ MINH HỌA
Phần I. Trắc nghiệm (2,5 điểm) Đọc văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10 bằng cách ghi lại chữ
cái trước câu trả lời đúng nhất:
SƯƠNG MÙ

1. Sương mù là gì?

Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ
lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn của chúng ta.

Sương mù ở nước ta xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa xuân, nhiều và
mạnh nhất vào các tháng mùa đông. Ngày nay môi trường không khí càng ngày càng ô nhiễm nên
sương mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn. Loại sương này làm giảm tầm nhìn ngang xuống vài
trăm mét, thậm chí hàng chục mét, trở thành một hiện tượng khí tượng nguy hiểm. Đặc biệt, đối với giao
thông vận tải đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không, hàng năm, sương mù đã gây ra những
trở ngại và tổn thất không nhỏ.

2. Nguyên nhân hình thành sương mù

Sương mù là một hiện tượng khí tượng mà chúng ta thường thấy và cũng rất đáng quan tâm. Tuy
nhiên sương mù không phải lúc nào cũng có thường xuyên. Về cơ bản, sương mù muốn hình thành được
phải thỏa mãn một số điều kiện sau:

− Ðộ ẩm tương đối của không khí phải cao;

− Nhiệt độ không khí tương đối thấp;

− Tốc độ gió yếu hoặc lặng gió.

Sương mù thường xuất hiện khi không khí từ mặt nước, ao, hồ, sông suối có độ ẩm tương đối lớn
di chuyển tới vùng có nhiệt độ mặt đệm thấp hơn.

3. Các loại sương mù

Sương mù bốc hơi được hình thành khi nhiệt độ ở mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ của lớp không khí bên
trên của nó; lúc này, sự bay hơi hầu như không xảy ra do sức trương hơi nước trong lớp không khí bên
trên nhỏ hơn sức trương hơi nước ở mặt nước; và như vậy, trạng thái bão hòa của hơi nước trong lớp
không khí bên trên mặt nước không thể đạt được. Ngược lại, khi nhiệt độ của lớp không khí bên trên mặt
nước nhỏ hơn nhiệt độ mặt nước thì sự bay hơi tiếp tục xảy ra. Khi độ ẩm không khí phía trên đã đạt đến
trạng thái bão hòa, lượng hơi nước thừa ngưng kết tạo thành sương mù.

Sương mù bình lưu là hiện tượng được hình thành khi khối không khí nóng di chuyển trên các mặt
đệm trải dưới lạnh đi; khi đó trong khối không khí sẽ tạo thành một lớp nghịch nhiệt và sương mù
được tạo thành từ mặt đất đến ranh giới của lớp nghịch nhiệt.

AS_2223_DecuongHKII_Nguvan6 2
Sương mù bức xạ thường xuất hiện trong lưỡi áp cao lạnh lục địa, xảy ra vào thời kì đầu và giữa
mùa đông khi không khí tương đối ẩm, nhiệt độ thấp và trời quang mây. Thời gian xuất hiện thường là
nửa đêm về sáng.

(Theo Khoahoc.tv)

Câu 1. Văn bản trên thuộc loại văn bản nào?


A. Văn bản tự sự B. Văn bản nghị luận C. Văn bản miêu tả D. Văn bản thông tin
Câu 2. Sương mù là hiện tượng thuộc loại nào sau đây?
A. Hiện tượng vật lí B. Hiện tượng hoá học C. Hiện tượng khí tượng D. Hiện tượng xã hội
Câu 3. Theo thông tin trong văn bản, sương mù ở nước ta thường xảy ra vào thời gian nào trong
năm?
A. Các tháng từ đầu mùa thu đến đầu mùa đông
B. Các tháng từ giữa mùa thu đến giữa mùa đông
C. Các tháng từ đầu mùa thu đến cuối mùa đông
D. Các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa đông
Câu 4. Điều kiện nào sau đây không cần thiết để hình thành sương mù?
A. Tốc độ gió cao
B. Tốc độ gió yếu hoặc lặng gió
C. Ðộ ẩm tương đối của không khí phải cao
D. Nhiệt độ không khí tương đối thấp
Câu 5. Từ nào sau đây là từ láy?
A. “lơ lửng” B. “không khí” C. “tiếp tục” D. “sông suối”
Câu 6. Đâu không phải là cụm danh từ có trong câu: “Sương mù bốc hơi được hình thành khi nhiệt
độ ở mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ của lớp không khí bên trên của nó.”?
A. “nhiệt độ ở mặt nước”
B. “nhiệt độ của lớp không khí bên trên của nó”
C. “khi nhiệt độ ở mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ của lớp không khí bên trên của nó”
D. “nhiệt độ ở mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ của lớp không khí bên trên của nó”
Câu 7. Trạng ngữ trong câu “Ngược lại, khi nhiệt độ của lớp không khí bên trên mặt nước nhỏ hơn
nhiệt độ mặt nước thì sự bay hơi tiếp tục xảy ra.” là:
A. “khi nhiệt độ của lớp không khí bên trên mặt nước nhỏ hơn”
B. “nhiệt độ của lớp không khí bên trên mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ mặt nước”
C. “khi nhiệt độ của lớp không khí bên trên mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ mặt nước”
D. “khi nhiệt độ của lớp không khí bên trên mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ mặt nước thì sự bay hơi”
Câu 8. Tác dụng của dấu hai chấm ở mục 2. trong văn bản là:
A. Báo hiệu lời dẫn trực tiếp.
B. Báo hiệu phần giải thích.
C. Báo hiệu phần liệt kê.
D. Đánh dấu phần liệt kê.
Câu 9. Công dụng của dấu chấm phẩy trong câu: “Sương mù bốc hơi được hình thành khi nhiệt độ ở
mặt nước nhỏ hơn nhiệt độ của lớp không khí bên trên của nó; lúc này, sự bay hơi hầu như không xảy ra

AS_2223_DecuongHKII_Nguvan6 3
do sức trương hơi nước trong lớp không khí bên trên nhỏ hơn sức trương hơi nước ở mặt nước; và như
vậy, trạng thái bão hòa của hơi nước trong lớp không khí bên trên mặt nước không thể đạt được.” là:
A. Ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
B. Ngăn cách các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
C. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.
D. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.
Câu 10. Nội dung của văn bản gợi cho chúng ta nghĩ đến vấn đề cấp bách nào hiện nay?
A. Vấn đề phát triển kinh tế
B. Vấn đề ô nhiễm môi trường
C. Vấn đề gia tăng dân số
D. Vấn đề sức khoẻ con người
Phần II. Tự luận (7,5 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm) Trả lời các câu hỏi sau dựa trên thông tin từ văn bản ở phần I:
a. Nguyên nhân nào dẫn đến việc sương mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn ở nước ta hiện nay?
b. Những thông tin nào về sương mù bức xạ được nhắc tới trong văn bản?
c. Nếu được bổ sung thêm một mục cho văn bản, em sẽ thêm mục gì? Chỉ rõ lí do vì sao em lựa chọn nội
dung đó để bổ sung vào văn bản.
Câu 2. (2,0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu trình bày ý kiến của em về vấn đề: “Chúng ta cần
làm gì để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn?”.
Câu 2. (3,0 điểm) Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung văn bản “Sương mù” ở phần I.

HẾT

AS_2223_DecuongHKII_Nguvan6 4

You might also like