You are on page 1of 45

Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

CHƯƠNG 1. NHIỆT ĐỘNG HỌC CỦA HỆ SINH VẬT

CÂU 1: NGUỒN GỐC VÀ DÒNG CHẢY NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ


THỐNG SỐNG

-Nguồn gốc: Mặt trời là nguồn năng lượng vô tận cung cấp năng lượng cho tất
cả các quá trình sống trên trái đất.
Các cơ thể sống và các tế bào cấu tạo nên chúng là những máy chuyển hóa,
chúng biến năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ thành điện năng, cơ
năng, năng lượng thẩm thấu hoặc thành 1 dạng năng lượng nào đó mà các sinh
vất có thể sử dụng được.
-Dòng năng lượng:
+Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do thất thoát dần
qua hô hấp, chất thải…ở mỗi bậc dinh dưỡng
.+Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ SVSX qua các bậc
dinh dưỡng tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.

CÂU 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM


1.Hệ thống: một vật hay 1 đối tượng được cấu tạo bới số lớn các phần tử gọi là
một hệ nhiệt động. Kích thước của hệ thống luôn luôn lớn hơn rất nhiều so với
các phần tử cấu tạo nên nó.
Tùy theo các đặc tính tương tác với môi trường xung quanh chia là ba loại hệ
thống:
-Hệ thống cô lập: là hệ thống không trao đổi vật chất và năng lượng với môi
trường xung quanh.
-Hệ thống kín: là hệ thống chỉ trao đổi năng lượng mà không trao đổi vật chất
với môi trường xung quanh. Có thể sinh công do lấy năng lượng từ môi trường
xung quanh or sử dụng năng lượng dự trữ của bản thân
-Hệ thống hở:là hệ thống trao đổi cả vật chất và nl với mt xung quanh.VD: hệ
sinh vật
2.Trạng thái:
Tập hợp tất cả các tính chất vật lí hóa học của hệ đặc trưng cho trạng thái của
hệ.nếu 1 trong các tính chất đó của hệ thay đổi thì trạng thái của hệ cũng thay
đổi.
*Tham số trạng thái: bất cứ đại lượng nào đặc trưng cho trang thái của hệ ( nhiệt
độ, áp suất, thể tích,NL, entropy,…)là các tham số trang thái.
3.Năng lượng:
NL là độ đo dạng chuyển đông của vật chất,khi nó chuyển từ dạng này sang
dạng khác.NL thể hiện khả năng của hệ thống thực hiện công.
4.Nội năng:
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

-Nội năng của hệ thống là năng lượng dự tữ toàn phần của toàn bộ các dạng
chuyển động và tương tác của các phần tử nằn trong hệ thống gồm: năng lượng
chuyển động tịnh tiến của phân tử, năng lượng e- trong ngtu, năng lượng hạt
nhân của phân từ, năng lượng dạo động, năng lượng quay của
các phân tử, năng lượng liên kết bề mặt ở giữa các pha ...
Ngoại trừ: Động năng của chuyển động tập thể của hệ và thế năng tương tác của
hệ với môi trường bên ngoài ( trọng trường ).
-Nội năng của hệ chỉ phụ thuộc vào trang thái của hệ nên nó là hàm trạng thái.
-Nếu hệ chuyển từ trạng thái 1 sang tt2 ta có : ∆U=ꭍdU=U2-U1
CÂU 3: ĐỊNH LUẬT 1 NHIỆT ĐỘNG HỌC : NỘI DUNG, BIỂU THỨC
TOÁN HỌC VÀ CÁC HỆ QUẢ

-Nội dung: Nhiệt lượng Q mà hệ nhận được trong 1 quá trình bất kỳ sẽ bằng
công A mà hệ sinh ra cộng với sự biến đổi nội năng U của hệ

-Biểu thức : ΔQ = ΔA+ ΔU (đối với hệ kín)

ΔQ >0 : Hệ thu nhiệt

ΔQ<0 : Hệ tỏa nhiệt

-Hệ quả:

+ Định luật Hexo: Hiệu ứng nhiệt của một quá trình hóa học phức tạp
chỉ phụ thuộc vào dạng và trạng thái của chất đầu và chất cuối chứ không phụ
thuộc vào chất biến chuyển.

VD: tự lấy

CÂU 4: ĐỊNH LUẬT HEXO .VD MINH HỌA

- Nội dung: Hiệu ứng nhiệt của một quá trình hóa học phức tạp chỉ phụ
thuộc vào dạng và trạng thái của chất đầu và chất cuối chứ không phụ
thuộc vào chất biến chuyển.

- VD:
C(r) + O2 🡪 CO2 +97Kcal/ mol
CO + ½ O2 🡪CO2 +68Kcal/mol
___________________________
C(r) +1/2O2 🡪 CO +29Kcal/mol

CÂU 5: PHƯƠNG PHÁP NHIỆT LƯỢNG KẾ GIÁN TIẾP


Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

- Phương pháp đo nhiệt lượng kế gián tiếp là phương pháp đo nhiệt lượng
của Lavoadie và Laplace dùng trong thí nghiệm chứng minh tính đúng
đắn của định luật 1 nhiệt động lực học.
- Cơ sở: Dựa vào lượng khí O2 tiêu thụ hoặc lượng khí CO2 do cơ thể thải
ra ở động vật máu nóng , có liên quan chặt chẽ với nhiệt lượng trong thức
ăn
- Ví dụ quá trình oxy hóa glucose:
C6H12O6 + 6O2 🡪 6CO2 + 6H2O + 678Kcal
(160 gram) (134,4l) (134,4l)
=>Oxy hóa 1glucose cần tiêu thụ 6O2 hay tạo ra 6CO2 kèm theo thải
lượng nhiệt 678 Kcal.
=>Tiêu thụ 1 lít oxy hay thải 1 lít CO2 kèm theo giải phóng 5,047 Kcal.
- Khi không sinh công ở môi trường ngoài, lượng nhiệt tổng cộng do cơ thể
sinh ra gần bằng lượng nhiệt sinh ra khi đốt các chất hữu cơ nằm trong
thành phần thức ăn cho tới khi thành CO2 và H2O.

CÂU 6: CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG Ở CƠ THỂ SỐNG. PHÂN BIỆT


TRẠNG THÁI CÂN BẰNG DỪNG VÀ CÂN BẰNG ĐỘNG

1. Cân bằng nhiệt lượng ở cơ thể sống


- Nguyên lí 1 được áp dụng cho hệ thống sống dưới dạng:

ΔQ = ΔE + ΔA + ΔM

ΔQ: Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình đồng hóa thức ăn
ΔE :Năng lượng mất do mt xung quanh
ΔA: Công mà cơ thể thực hiện
ΔM: Năng lượng dự trữ
- Nhiệt lượng sinh ra được chia làm 2 loại : sơ cấp và thứ cấp
o Nhiệt lượng sơ cấp xuất hiện do kết quả phân tán năng lượng nhiệt
trong quá trình trao đổi vật chất bởi những phản ứng hóa sinh.
Nhiệt lượng tỏa ra sau khi cơ thể hấp thụ thức ăn và oxi
o Nhiệt lượng thứ cấp là nhiệt lượng tỏa ra khi đứt các liên kết giàu
o Ở điều kiện bình thường có sự cân bằng giữa 2 loại nhiệt lượng
này.
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

2. Trạng thái cân bằng dừng và trạng thái cân bằng nhiệt động

Trạng thái cân bằng nhiệt động Trạng thái cân bằng dừng

Hệ kín/cô lập Hệ mở, có dòng vật chất, năng lượng


ra vào

K tồn tại gradient Tồn tại các loại gradient

V thuận = V nghịch V thuận # V nghịch

F= 0,h Hệ không có khả năng sinh F= const, Hệ có khả năng sinh công
công

Entropy max Entropy khác 0 và< Entropy max,


ΔS=0

CÂU 7: KHÁI NIỆM GRADIEN VÀ ENTROPY. ĐỊNH LUẬT 2 NHIỆT


ĐỘNG HỌC: NỘI DUNG VÀ CHỨNG MINH

KN:

*Gradient của 1 tham số nào đó là hiệu giá trị của tham số đó ở 2 điểm chia
cho khoảng cách giữa 2 điểm đó. Gradient là đại lượng vectơ.

* Entropy

(định nghĩa 1):

S = kLnW

k: hằng số Boltzmann

W: xác suất nhiệt động

(định nghĩa 2):


dS = δQ/T

=>entropy là hàm trạng thái đặc trưng cho mức độ hỗn loạn của 1 hệ.

- Entropy là đại lượng có thể cộng được như nội năng. Entropy của 1 hệ
phức tạp bằng tổng entropy của từng phần riêng biệt

+ khi hệ nhận nhiệt δQ > 0 =>dS >0 => entropy hệ tăng


Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

+ khi hệ trao nhiệt δQ < 0 => entropy giảm

Định luật 2 NĐH:

C1: Tính trật tự của 1 hệ cô lập chỉ có thể giữ nguyên hoặc giảm dần

Không thể tồn tại trong tự nhiên 1 chu trình mà kết quả duy nhất là
biến nhiệt thành công mà không để lại dấu vết gì ở mt xung quanh.

C2: Hiệu suất của 1 máy nhiệt không phụ thuộc vào bản chất của các
vật tham gia vào hoạt động máy, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật thu
nhiệt và nhận nhiệt.

● Trả lời câu 1 (đề thi năm ngoái )


(Lý sinh 2016-2017)
o Sự giảm entropy trong cơ thể, ví dụ như qua quá trình sinh tổng
hợp, chỉ có thể xảy ra nhờ sự tăng entropy ở môi trường ngoài như
vậy entropy toàn bộ hệ thống sống nhất thiết phải tăng lên.
o Theo quan điểm của prigozhin, nguyên tắc tăng entropy bên trong
hệ khác không ở trạng thái cân bằng dừng – là nguyên tắc chung
của toàn bộ hệ thống sống.
o Ở trạng thái cân bằng dừng sự thay đổi của năng lượng tự do là
giảm, nhưng với tốc độ cố định.
o Trong trạng thái cân bằng dừng tốc độ tạo entropy hay tốc độ tiêu
phí năng lượng tự do không đổi.
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

CHƯƠNG 2. ĐỘNG HỌC CỦA CÁC QUÁ TRÌNH SINH HỌC

CÂU 1: PHÂN BIỆT TỐC ĐỘ VÀ BẬC CỦA PHẢN ỨNG


- Bậc của phản ứng : các phản ứng hóa học có sự tham gia của 1,2 hoặc 3
phân tử thì ta có tương tự bậc 1, bậc 2, bậc 3.
- Tốc độ phản ứng : là số lượng sản phẩm được tạo ra trong 1 đơn vị thời
gian hay là số lượng chất ban đầu giảm trong 1 dvtg.

CÂU 2: SỰ PHỤ THUỘC CỦA TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀO NỒNG ĐỘ Ở


CÁC PHẢN ỨNG BẬC 0,1,2…
Tốc độ của phản ứng là: v= dP/dt = -dA/dt
+ Phản ứng bậc 0 : v= const
+ Phản ứng bậc 1:
Xét phản ứng A - k1🡪 P1
Ta có v1 = dP1/dt = k1 [ A0]. E-k1t
+ Phản ứng bậc 2 :
Xét phản ứng A + B - k2🡪 P2
Ta có v2= dP2/dt = k2.[A]. [B]
+ Phản ứng bậc 3:
Xét phản ứng A + B +C - k3🡪 P3
Ta có v3= dP3/dt = k3[A]. [B]. [C]

CÂU 3: PHẢN ỨNG NỐI TIẾP VÀ PHẢN ỨNG SONG SONG

1.Phản ứng nối tiếp:


Phản ứng nối tiếp là phản ứng trong đó chất phản ứng biến hóa thành sản phẩm
phản ứng qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau. Trong phản ứng có tạo thành sản
phẩm trung gian bền hoặc không bền, mỗi giai đoạn có thể là phản ứng một
chiều hay thuận nghịch.

k1 k2
A B C

Ta có:

a1
a = a1.e-k1.t c = k 2−k 1 [(k2(1-e-k1.t)-k1(1-e-k2.t)]

k 1.a 1
b = k 2−k 1 (e-k1.t-e-k2t)
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

Đồ thị biểu diễn sự biến đổi 3 chất a,b,c theo thời gian

Ta xét 1 số trường hợp cụ thể:


*Nếu k1>>k2: Giai đoạn đầu tiến triển nhanh gấp bội giai đoạn 2
Hai phản ứng đều tiến triển theo bậc 1. Tốc độ của phản ứng đc xác định bởi
giai đoạn 2( giai đoạn tiến triển chậm nhất)
*Nếu k2>>k1: chất B được xem những sp trung gian k bền vững,nồng độ rất
nhỏ so với a và c. Tốc độ của quá trình phụ thuộc vào giai đoạn đầu.

2.Phản ứng song song:


Những phản ứng độc lập và đồng thời xuất phát từ cùng một hay nhiều chất đầu
gọi là phản ứng song song, chúng diễn ra với những tốc độ khác nhau. Ðể đơn
giản chúng ta chỉ xét những phản ứng song song mà mọi hướng là phản ứng
một chiều.

k1 b

a
k2
c

Tốc độ giảm chất ban đầu là :


da
=k 1 a+ k 2 a=a ( k 1+k 2 )
dt

a= a1.e-(k1+k2)t
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

k1a1 k2a1
b= k 1+ k 2 (1-e-(k1+k2)t) c= k 1+ k 2 (1-e-(k1+k2)t)

b k1
⇨ c =k 2

CÂU 4: PHẢN ỨNG VÒNG VÀ PHẢN ỨNG XÚC TÁC

1.Phản ứng vòng:


-Trong quá trình trao đổi chất,các phản ứng vòng đóng vai trò quan trọng, điển
hình là chu trình crebs.Dạng đơn gian nhất của phản ứng vòng là lên men
-Tốc độ của chu trình phụ thuộc vào nồng độ của chất tham gia và từng giai
đoạn của chu trình
-Các sản phẩm trung gian không chỉ được tạo ra trong chu trình mà còn được
cung cấp từ bên ngoài.=> cơ thể có khả năng điều chỉnh nồng độ các chất tham
gia vào chu trình rất chính xác.
-Chu trình crebs là trung tâm của trao đổi chất tế bào.

2.Phản ứng tự xúc tác:

-Nếu sản phẩm cuối cùng của phản ứng có vai trò là chất xúc tác thì phản ứng
đó là phản ứng tự xúc tác.
k
A B

-B là chất xúc tác.Như vậy tốc độ phản ứng sẽ phụ thuộc vào nồng độ chất ban
đầu và nồng độ sản phẩm cuối cùng.
dB
=k [ A ] .[B]
dt

-Tốc độ phản ứng tăng khi sản phẩm tăng.Thời gian tiềm tàng dài,lượng sản
phẩm nhỏ.Sau đó chuyển đến giai đoạn tiến triển cực nhanh của phản ứng.
-Phàn lớn các phản ứng chuyển từ proenzym thành enzym là phản ứng tự xúc
tác.
VD: pepsinogen=>pepsin

CÂU 5: SỰ PHỤ THUỘC CỦA TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀO NHIỆT ĐỘ


- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

- Tỉ số phần tử có năng lượng là E (NE) trên toàn bộ phân tử có trong hệ N bằng


−E
Ne
=e RT
N

- Chỉ có phân tử có năng lượng bằng hoặc lớn hơn năng lượng hoạt hóa (Ehh)
mới có thể tham gia vào phản ứng. Khi thay đổi nhiệt độ, đường cong phân bố
của các phân tử theo năng lượng sẽ dịch chuyển đi.

-Khi tăng nhiệt độ thì số lượng các phân tử có năng lượng bằng hoặc lớn hơn
năng lượng hoạt hóa sẽ tăng lên. Vì vậy tốc độ phản ứng sẽ tăng lên.

- Năng lượng hoạt hóa là năng lượng tối thiểu của các phân tử cần phải có để
tham gia vào phản ứng hỗn hợp.

- Sự phụ thuộc tốc độ phản ứng vào nhiệt độ được mô tả = pt Arrhenius.


− E hh
k = p.z.e RT k :hằng số t độ phản ứng
− Ea
k = A.e RT Ea: năng lượng hoạt hóa

A:thừa số phụ thuộc T

- Hệ số nhiệt độ: δ = kT+10/kT

+ Phản ứng 1: phản ứng van hoff :đơn giản và đồng thời thông thường
trong pứ VH thì δ ~ 2-4

+ Phản Ứng 2: biến thiên diễn ra ở mật độ bé xấp xỉ 0 đến 1

+ Phản Ứng 3: gần giống như phản ứng 1 nhưng khi tới 1 tới điểm nào đó
thì không tăng mà giảm hẳn.

CÂU 6: TRÌNH BÀY CÁCH LÀM TIM ẾCH TÁCH RỜI TRONG THÍ
NGHIỆM XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG HOẠT HÓA

- Bước 1 :Gây mê ếch

+ Dùng kim chọc tủy ếch

+ Đặt lên bàn mổ, dùng kim cố định 4 chi

- Bước 2: Tiến hành mổ


Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

+ Dùng kéo mở rộng xoang ngực, cắt bỏ màng tim để thấy 2 động mạch
chéo nhau

+ Nhấc tim ếch lên thấy tĩnh mạch chủ dưới

+ Dùng kéo và panh nhỏ luồng sợi chỉ xuống 2 ĐM và TM chủ, thắt chặt
TM chủ và động mạch phổi phải

+ Kéo chỉ nâng động mạch trái cắt vát lỗ nhỏ, luồn canuyn chứa dd ringer
vào sâu tâm thất

+ Dùng ống hút máu trong canuyn, cho tiếp ringer đến khi máu trong tim
thay = dd ringer

+ Buộc ĐM trái vào canuyn ròi cắt tim ra khỏi lồng ngực

- Bước 3: Cô lập tim ếch

+ Gắn canuyn với tim và nhiệt kế vào 2 lỗ bình tạo ấm chứa dd sinh lí
cho tim ếch cô lập hoạt động tốt hơn.

CÂU 7: PHẢN ỨNG DÂY CHUYỀN VÀ VÍ DỤ TRONG SINH HỌC


● Phản ứng dây chuyền được coi là phản ứng nối tiếp đặc biệt, trong đó,
hợp chất trung gian là những tiểu phân (hạt) hoạt hóa cao, có thời gian
tồn tại rất ngắn.
● Ví Dụ: phản ứng cháy, phản ứng oxi hóa chậm, phản ứng polymer hóa
nhiều thành phần, phản ứng quang hóa, phản ứng phân hủy phóng xạ,...
● Cơ chế: gồm 3 giai đoạn
✔ Phản ứng sinh mạch
✔ Sự phát triển mạch, mắt xích và độ dài
✔ Sự cắt mạch( hay đứt mạch hoặc kết thúc mạch)
● Phân loại phản ứng dây chuyền: gồm 2 loại
✔ Phản ứng dây chuyền không phân nhánh
✔ Phản ứng dây chuyền phân nhánh
● Ở cơ thể sống người ta nhận thấy phản ứng miễn dịch cũng có thời gian
ủ( trong thời gian này tạo ra các trung tâm hoạt động) khá lâu ( 3- 21
ngày) như phản ứng dây chuyền có nhánh, trong thời gian này máu không
có kháng thể, sau thời gian ủ máu xuất hiện kháng thể tăng lên rất nhanh,
nồng độ tăng theo hàm số mũ rồi giảm xuống 1 cách đột ngột.
CÂU 8: ĐỘNG HỌC CƠ BẢN CỦA CÁC PHẢN ỨNG XÚC TÁC BỞI
ENZYM
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

● Enzym- xúc tác sinh học có bản chất là protein. Gần như mỗi phản ứng
trong cơ thể được xúc tác bởi ít nhất 1 loại enzym, có tính chọn lọc cao
và có những trung tâm hoạt động hóa học đặc biệt
● Động học cơ bản của các phản ứng xúc tác bởi enzym
✔ Nồng độ enzyme: trong điều kiện dư thừa cơ chất, tốc độ phản ứng
phụ thuộc vào cơ chất theo phương trình y= ax
✔ Nồng độ cơ chất[S]:
✔ Chất kìm hãm: làm giảm hoạt độ hoặc khiến cho enzym không còn
khả năng xúc tác biến thành sản phẩm
✔ Chất hoạt hóa : tăng khả năng xúc tác cơ chất thành sản phẩm
✔ Nhiệt Độ: ta có thể tăng tốc độ phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ môi
trường nhưng trong một phạm vi nhất định
✔ pH
✔ 1 số yếu tố khác : ánh sáng, sóng âm,...

CHƯƠNG 3: HÓA LÝ-HÓA KEO VÀ TÍNH THẤM CỦA


TẾ BÀO VÀ MÔ
CÂU 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÍNH THẤM

1.1 Phương pháp thể tích

Theo dõi động học sự thay đổi thể tích của tế bào khi chúng ở các dung
dịch có nồng độ khác nhau. Để xác định quá trình này người ta sử dụng phương
pháp.
a. Ly tâm huyền dịch tế bào, rồi sau đó xác định thể tích của chúng bằng hồng
cầu kế.
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

b.Xác định thay đổi trong suốt của tế bào bằng phương pháp trắc quang.
c. Nghiên cứu sự thay đổi chiết suất của tế bào, Phương pháp này dùng để
nghiên cứu các đối tượng có kích thước lớn và có độ bền cao trong dung dịch
như tảo và hồng cầu.
1.2. Phương pháp sử dụng các chất màu và chất chỉ thị màu
Quan sát dưới kính hiển vi động học quá trình tích lũy các chất có màu
vào tế bào.
Các chất chỉ thị màu cho phép nghiên cứu tốc độ thâm nhập của các loại
axit và bazơ vào tế bào
1.3. Phương pháp phân tích thành phần hóa học
Dùng các thiết bị như:Quang phổ huỳnh quang, quang phổ hấp thụ
nguyên tử và quang kế ngọn lửa...
1.4. Phương pháp sử dụng các chất đồng vị phóng xạ
Đưa các nguyên tố đồng vị vào trong các hợp chất hữu cơ, sau đó theo
dõi sự xâm nhập của chúng vào trong tế bào, mô, cơ thể

CÂU 2: KHÁI NIỆM VỀ SỰ THẨM THẤU VÀ ÁP SUẤT THẨM THẤU.


PHÂN BIỆT VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC QUA MÀNG
TẾ BÀO

2.1 Khái niệm về sự thẩm thấu và áp suất thẩm thấu.

- Thẩm thấu là sự chuyển dịch của dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp sang
dung dịch có nồng độ cao hơn qua màng.

- Áp suất thẩm thấu là lực đẩy của các phân tử dung môi từ dung dịch có nồng
độ thấp đến dung dịch có nồng độ cao qua màng.

2.2. Phân biệt vận chuyển thụ động và tích cực qua màng tế bào

❖ Giống nhau: kiểm soát sự vận chuyển các chất và trao đổi thông tin giữa
tế bào và môi trường bên ngoài có các kênh protein màng
Vận chuyển thụ động Vận chuyển tích cực

- Là phương thức vận chuyển các chất –    Là phương thức vận chuyển qua
qua màng từ nơi có nồng độ cao đến màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi
nơi có nồng độ thấp. có nồng độ cao.
–   Phải sử dụng năng lượng (ATP).
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

–   Phải có sự chênh lệch nồng độ, –   Phải có protein vận chuyển đặc
không tiêu tốn năng lượng. hiệu.
–   Vận chuyển có chọn lọc cần có
kênh protein đặc hiệu.
–   Kích thước chất vận chuyển phải
nhỏ hơn đường kính lỗ màng.

CÂU 3: PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU


TÍNH THẤM CỦA DA ẾCH ĐỐI VỚI XANH METHYLEN

Dùng kim chọc tủy cho ếch bất động

Cẩn thận lột da của bốn bắp chân ếch sao cho không bị thủng

Dùng 2 chiếc , một để nguyên , một lộn ngược cho biểu mô vào trong rồi
ngâm trong dung dịch sinh lí cho da ếch giữ nguyên trạng thái bình
thường

Hai chiếc còn lại ngâm trong cồn 96o trong thời gian 20 phút

Dùng chỉ buộc một đầu túi da ếch , đầu kia buộc túm lại ,đổ dung dịch
sinh lý kiểm tra xem có bị rò rỉ không rồi đổ dung dịch xanh methylen
0.05 % vào.

Đặt các cốc có túi da ếch ở nhiệt độ phòng trong 40 phút rồi quan sát
hiện tượng.

CÂU 4: ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN BIỆT HỆ KEO. NÊU CÁC TÍNH


CHẤT CỦA HỆ KEO VÀ HỆ CAO PHÂN TỬ

● Định nghĩa:

Hệ keo – hệ phân tán, trong đó vật chất ở trạng thái phân tán cao tới kích
thước hạt nằm trong giới hạn nm - µm.

● Phân biệt hệ keo:


Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

Hệ Kích thước hạt (cm)

Hệ phân tán thô (huyền phù, nhũ, …) >10-4

Hệ phân tán trung bình (khối, thể xốp) 10-4 – 10-5

Hệ phân tán cao (dung dịch keo) 10-5 – 10-7

Dung dịch phân tử < 10-7

o Theo tương tác các hạt:


- Hệ phân tán tự do (đơn phân tán, đa phân tán): có tính chảy,
giữa các hạt không có sự tiếp xúc, hỗn loạn.
- Hệ phân tán kết dính (liên kết): hệ gồm các hạt liên kết với nhau
bằng các lực phân tử nên hình thành trong môi trường phân tán
1 mạng lưới không gian, các hạt chỉ giao động trong mạng lưới.
- Hệ phân tán kết dính: tạo gel (gel lỏng lẻo, gel đặc khít, gel hệ
mao quản…)
● Tính chất hệ keo và dung dịch cao phân tử:
- Không tách được bằng lọc sứ nhưng có thể tách bằng siêu ly
tâm.
- Khuếch tán chậm.
- Sa lắng tự do.
- Tán xạ ánh sáng.
- Diện tích bề mặt tổng cộng lớn.
- Đông tụ keo
● Tính chất hóa lý của hệ keo:

Độ nhớt - Độ nhớt của một chất lỏng là hệ số ma sát


nội của nó khi chảy tầng đẳng hướng.

- Phụ thuộc vào cấu trúc không gian của hạt


keo (mối tương tác của chúng với các hạt
keo lân cận) -> độ nhớt lớn hơn dung dịch
thật (độ nhớt cấu trúc).

Khuếch tán - Định luật Fick: dm/dt = -DS.dC/dx

+ D – hệ số khuếch tán cm2/sec

+ Khí lý tưởng D = 1/3λU

(λ-quãng đường tự do trung bình, U-tốc độ


Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

trung bình của phân tử khí)

+ Hạt keo: D = kT/B

(B = 6πղr; B-hệ số ma sát, ղ-độ nhớt môi


trường)

Chuyển động Brown - Chuyển động hỗn loạn không ngừng và


cường độ không giảm theo thời gian.

Thẩm thấu - Áp suất thẩm thấu là áp suất phải đặt lên


dung dịch để cho dung môi không đi vào
dung dịch qua màng bán thấm.

+ Dung dịch loãng: π = iCRT.

- Màng tế bào là 1 màng bán thấm.

Sa lắng - Sự kết tủa của hạt keo tương đối lớn dưới
tác động của trọng trường.

- Hạt có m, r, vận tốc sa lắng v, hệ số ma


sát B.

m = 4/3πr3(d-d0)

Điện động Điện tích xuất hiện trên bề mặt hạt keo.

CÂU 5: SỰ LY TÂM. HIỆN TƯỢNG SA LẮNG, LY TÂM VÀ ỨNG


DỤNG TRONG SINH HỌC

● Khuếch tán là quá trình tự san bằng nồng độ trong hệ ( để hoá thế của
mỗi cấu tử đồng nhất ở mọi điểm trong thể tích hệ), tức là quá trình
chuyển hạt từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp
● Quá trình tự xảy ra do chịu ảnh hưởng của chuyển động nhiệt. Quá trình
khuếch tán là bất thuận nghịch, tiến hành cho tới khi nồng độ hoàn toàn
đồng đều. Mức độ không đồng đều được đặc trưng bởi gradien nồng độ -
dc
dx

Định luật Fick:


dm dc
dt
= -D.S. dx
; dm- lượng chất khuếch tán qua tiết diện S đặt vuông
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

góc.

với: D- hệ số khuếch tán( cm 2/sec)


1
với điều kiện khí lý tưởng: D= 3 . λ.v

λ- quãng đường tự do trung bình.

v- vận tốc trung bình của phân tử khí

với hạt keo: D= k. T/B - B= 6. π .µ.r

B- hệ số ma sát; µ- độ nhớt môi trường.

*Note: Vì khuếch tán luôn xảy ra từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng
độ thấp nên:

dc/dx<0 (vì C giảm khi tăng x nên cần đặt dấu (-) trước biểu thức để
dm>0

● Hiện tượng sa lắng: Sự kết tủa của hạt keo tương đối lớn dưới tác động
của trọng trường.
- Hạt có khối lượng m, bán kính r, vận tốc sa lắng v, hệ số ma sát B.
P=m.g; F= B.v

m= 4/3. π. r 3. (d-d 0); B= 6. π. µ. r

=> v~r 2 và (d-d0) và tỉ lệ nghịch với độ nhớt µ.

*)Sự sa lắng dưới trường ly tâm: với pha phân tán nhỏ cỡ micromets gần như
bền động học. Hiện tượng sa lắng điều kiện thường rất chậm.

VD: hạt thạch anh cỡ 10-5 m sa lắng 1 cm mất 86,2h.

v~g vì thế có thể tăng tốc độ sa lắng bằng cách tăng g => ly tâm.
dx
F ¿= V.(d-d 0 ). ω 2.x= B.V= B. (1)
dt

x1
=> B. ln( x ) = V. (d-d 0).ω 2.t (2)
2

*prove: nhân 2 vế của (1) với dt/x. lấy tích phân 2 vế, khi di chuyển từ x1- x2
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

mất thời gian t => (2)

● Ly tâm: Khi quay các chất ở tốc độ cao sẽ sinh ra một lực ly tâm, các chất
có khối lượng khác nhau sẽ có lực ly tâm khác nhau, do đó khi ly tâm hỗn
hợp dung dịch nhiều chất, lực ly tâm sẽ tách các chất cùng loại về gần với
nhau và tạo thành các lớp phân tách, kết quả sau quá trình ly là hỗn hợp
các chất ban đầu sẽ được tách riêng biệt thành các phần.
Ứng dụng ly tâm:

- Sinh học- vi sinh: sử dụng tách sinh khối, thường dùng máy ly tâm
tốc độ cao và có khả năng làm lạnh
- Y tế: ly tâm máu, nước tiểu, tế bào để chẩn đoán bệnh
CÂU 6: PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG ĐIỆN ĐỘNG HỌC

- Điện di : sự chuyển động của các hạt của pha phân tán trong điện trường
hướng tới điệc cực trái dấu.

- Điện thẩm : hiện tượng chuyển động của môi trường phân tán dưới tác
dụng của điện trường tới điện cực cùng dấu. Đặt lên hệ dị thể 1 điện
trường không đổi, các pha của hệ sẽ chuyển động.

- Điện thế chảy: xuất hiện khi chất lỏng chuyển động do tác dụng của áp
suất thủy tĩnh qua các mao quản, hoặc qua các lỗ mà thành lỗ mang điện
tích sự chuyển động của môi trường phân tán tạo nên 1 điện thế trong
hệ. Đây là hiện tượng ngược với hiện tượng điện thẩm P.

- Điện thế lắng : xuất hiện giữa lớp trên và lớp dưới của hệ dị thể trong quá
trình lắng các hạt của pha phân tán dưới tác dụng của trọng lực.

Tất cả các hiện tượng điện động đều dẫn đến việc hình thành điện thế giữa
pha phân tán và môi trường phân tán điện động P

CÂU 7: NGUỒN GỐC ĐIỆN TÍCH BỀ MẶT. CẤU TRÚC LỚP ĐIỆN
KÉP VÀ DETA ĐIỆN THẾ
1. Nguồn gốc điện tích bề mặt
- Nguyên nhân :
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

● Sự xuất hiện điện tích trên bề mặt các hạt do sự ion hóa nhóm phân
ly
● Do quá trình ion hóa các nhóm trong phân tử một số ion sẽ đi vào
môi trường phân tán, một số ion còn lại cố định trên bề mặt pha
phân tán (các ion tạo thế).
- Nguồn gốc phát sinh :Hiện tượng điện động xảy ra là do ở lớp phân cách
giữa pha phân tán và môi trường phân tán xuất hiện lớp điện kép khi nó
chuyển dời dưới tác động của điện năng và cơ năng.
2. Cấu trúc lớp điện kép
Xét bề mặt hạt keo và dung dịch có điện tích như nhau nhưng ngược dấu:
- Ion tạo thế :toàn bộ nằm trên bề mặt hạt keo.
- Ion trái dấu : chia thành 2 loại
● Lớp hấp phụ :nhờ tương tác tĩnh điện và hấp phụ phân tử giữ ion
gần bề mặt phân chia pha.
● Lớp khuếch tán :Chuyển động nhiệt hỗn loạn tự do trong môi
trường phân tán.
3. Thế Dzeta
- KN : là điện thế chênh lệch giữa lớp hấp phụ và lớp khuếch tán khi hạt
chuyển động.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thế Dzeta:Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc
lớp điện kép đều làm thay đổi Dzeta điện thế.
● Tăng nồng độ ion trong môi trường phân tán → độ dày lớp khuếch
tán giảm → Thế dzeta tăng. (Giá trị phụ thuộc pH môi trường)
● Tăng nhiệt độ → chuyển động nhiệt ion tăng → lớp khuếch tán giãn
ra → Thế dzeta tăng và ngược lại.(T ảnh hưởng sự hấp phụ ion tạo
thế).
● Bản chất môi trường phân tán . Mt phân cực càng yếu → thế
dzeta càng nhỏ.

CÂU 8: PHƯƠNG PHÁP VI ĐIỆN DI . CÁCH CHUẨN BỊ BUỒNG VI


ĐIỆN DI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
1. Phương pháp vi điện di
- Mục đích :Xác định thế điện động trên bề mặt các hạt có kích thước
nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. VD :hạt keo sinh vật, tế bào
động thực vật, vi khuẩn, hồng cầu…
- Công thức tính bài tập : ………..
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

6 πηv 4 πηv
ζ = εE (hay ζ= εE )

- giá trị thế ζ đối với các tế bào (nấm men hay hồng cầu)
v
ζ = 140 E (mV)

S.l
ζ = 140 ut (26)

2. Cách chuẩn bị
- Buồng vi điện di là một khe hẹp hình hộp chữ nhật chứa dung dịch
nghiên cứu, đặt trên bàn của kính hiển vi
● Hai đầu bên nối với cốc đựng dd Kcl bão hòa bằng cầu aga chữ
L.
● Cốc đựng dd Kcl nối với cốc đựng dd CuSO4 bằng cầu aga chữ
U.
● Mỗi cốc dd CuSO4 nhúng 1 điện cực bằng đồng cùng nối vào
nguồn điện
● Thế hiệu đặt vào buồng đo khoảng 80 – 100 von của dòng điện
một chiều ổn định, cường độ khoảng 3 – 5 miliampe.

CÂU 9: ỨNG DỤNG CỦA ĐIỆN ĐỘNG HỌC TRONG Y HỌC

- Làm tăng khả năng thâm nhập thuốc qua da bằng dòng điện 1 chiều: qua
dòng chất lỏng chứa điện tích đi từ cơ thể ra bên ngoài để đưa thuốc vào
bằng phương pháp khuếch tán
- Giải thích các quá trình chuyển động của bạch cầu tới vùng bị viêm: do ở
vùng bị viêm nồng độ ion K+ sẽ rất lớn dẫn tới sự thay đổi của pH. Từ
đấy tạo hiệu điện thế giữa 2 vùng có thể đạt 100 – 150 mV. Do đó vùng
bị viêm sẽ nhiễm điện dương. Từ đấy bạch cầu sẽ đi theo gradien điện
thế.

Chương 4: SINH Y HỌC GỐC TỰ DO VÀ QUANG SINH HỌC


CÂU 1: BẢN CHẤT CỦA ÁNH SÁNG
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

- Lý thuyết hạt ánh sáng, được Isaac Newton đưa ra, cho rằng dòng ánh
sáng là dòng di chuyển của các hạt vật chất.
- Lý thuyết sóng ánh sáng, được Christiaan Huygens đưa ra, cho rằng
dòng ánh sáng là sự lan truyền của sóng.
- Còn vật lý hiện đại quan điểm ánh sáng là sóng điện từ, và nó có tính
chất là lưỡng tính sóng hạt, có vẻ hơi nước đôi, song nó lại thể hiện khá
đầy đủ bản chất của ánh sáng, phù hợp với những quan sát hiện tại. 

Trong các hiện tượng quang học, ánh sáng thường thể hiện rõ 1 trong
hai tính chất.Sóng điện từ có bước sóng ngắn, photon ứng với nó có
năng lượng > thì tính chất hạt càng rõ.Trái lại, sóng điện từ có bước
sóng càng dài, thì tính chất sóng lại càng thể hiện rõ hơn. 

Câu 2: Sự hấp thụ ánh sáng. Định luật Lambert-beer

1. Sự hấp thụ ánh sáng:


- QT hấp thụ a/s là QT vật lý lượng tử thuần túy
- Tương tác của lượng tử a/s với nguyên tử hay phân tử khiến chúng
chuyển sang trạng thái kích thích: A + hv => A+. A chỉ hấp thụ lượng tử
có bước sóng xác định với năng lượng tương ứng với hiệu năng giữa 2
trạng thái cơ bản và kích thích của nguyên tử.
- 1 số quy luật hấp thụ:
● Mỗi chất đặc trưng bởi phổ hấp thụ riêng của mình –đặc trưng bởi
sự phụ thuộc của khả năng hấp thụ vào bước sóng.
● Xác suất chuyển điện tử càng lớn tương ứng với xác suất hấp thụ
lượng tử có bước sóng đó càng cao. Đỉnh Hấp thụ.
● Thời gian xảy ra hấp thụ ánh sáng để điện tử nhảy lên mức kích
thích chỉ khoảng cỡ femto giây.
● Sự hấp thụ ánh sáng của vật chất được biểu hiện ở chỗ cường độ
ánh sáng bị yếu đi sau khi xuyên qua lớp vật chất nghiên cứu.
2. Định luật Lambert-Beer
I −kcl I
- I = I0 . e-kcl => I =e =¿ D=ln I =kcl
0 o

- Trong đó: D: mật độ quang học ; I0: cường độ ánh sáng tới ; I: cường độ
ánh sáng đi ra khỏi mẫu ; k: hệ số hấp thụ(không phụ thuộc vào nồng
độ) ; l: độ dài quang học (khi l = 1cm thì sự phụ thuộc giữa mật độ quang
học và nồng độ là 1 đường thẳng: C=1mol/lít,l=1cm => D = k )
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

- Đối với hệ sinh vật, D chung là: D = D1 + D2 + …+ Dn.


- Để đánh giá lượng ánh sáng bị hấp thụ, thường dùng 1 đại lượng khác là
độ xuyên qua: T % = I / I0 x 100

Câu 3: Trình bày các quá trình phát quang. Ví dụ trong nghiên cứu sinh
học

1. Các quá trình phát quang:


a. Sự phát huỳnh quang:
● Là bức xạ lượng tử a/s do các phân tử, nguyên tử phát ra khi
chúng chuyển từ trạng thái kích thích singlet xuống trạng thái
cơ bản.
● Thời gian chỉ tồn tại khoảng nano giây => huỳnh quang chỉ xảy
ra trong thời gian chiếu sáng mẫu vật.
● VD: đèn huỳnh quang, nghiên cứu bệnh sâu răng, bột huỳnh
quang được dùng thử mẫu máu tại hiện trường các vụ án mạng.
b. Sự phát lân quang:
● Là bức xạ lượng tử a/s do các phân tử, nguyên tử phát ra khi
chúng chuyển từ trạng thái kích thích triplet xuống trạng thái cơ
bản. Vì thế để tồn tại ở trạng thái triplet rồi về trạng thái cơ
bản,phân tử phải trải qua 1 chu trình: trạng thái cơ
bản=>singlet=>triplet=>cơ bản.
● Thời gian tồn tại khoảng 10-4 đến vài giây hay lâu hơn nữa.
● VD:tượng đá trang trí nhà cửa, làm đồ handmade, chế tạo các
biển báo thoát hiểm biển báo PCCC dạ quang, xích dạ quang,
sơn dạ quang, bột dạ quang: chế tạo đồng hồ dạ quang, sản xuất
bút dạ quang, chế tạo laser hoặc màn hình tia cực âm.

***Ngoài ra còn có Phát quang hóa học xảy ra khi các phân tử tương tác với
nhau sản sinh ra các lượng tử năng lượng thuộc vùng ánh sáng hồng ngoại, nhìn
thấy , tử ngoại (hóa huỳnh quang). VD: sự phát sáng của Photpho trong không
khí xảy ra khi oxh chậm nó (gt hiện tượng ma trơi).

CÂU 4: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH QUANG
HÓA

Khái niệm:
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

Quang hóa học là lĩnh vực nghiên cứu phản ứng hóa học dưới tác
dụng của ánh sáng thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy và tử ngoại( hồng ngoại k
đủ năng lượng để kích thích các electron phân tử)

Đặc điểm:

- Quy luật Grotthuss và Draper: phản ứng quang hóa chỉ có khả năng
xảy ra nếu phân tử hấp thụ ánh sáng
- Quy luật Einstein: một photon (lượng tử ánh sáng) chỉ có khả năng kích
thích một electron phân tử trong giai đoạn sơ cấp.
- Quy luật do kasha tổng kết: khi hấp thụ photon, phân tử có xác suất
nhất định chuyển lên trạng thái kích thích singlet thấp nhất (S1) hoặc
triplet thấp nhất (T1). Trong phần lớn các phản ứng quang hóa hữu cơ
phân tử bị kích thích lên 2 trạng thái trên (thực nghiệm)
- Định luật van hoff: lượng photon (năng lượng) đc hấp thụ tỉ lệ thuận với
nồng độ dung dịch theo thời gian
- …

Các giai đoạn:

- Giai đoạn hấp thụ photon: các phân tử chuyển từ trạng thái cơ bản sang
trạng thái kích thích
- Giai đoạn quang hóa sơ cấp: các phân tử đã bị kích thích tham gia vào
phản ứng
- Giai đoạn quang hóa thứ cấp: các sản phẩm của giai đoạn sơ cấp( các
phân tử giàu năng lượng) tham gia các phản ứng kế tiếp
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

Câu 4: Từ đồ thị, sử dụng máy tính bỏ túi( STAT, nhập 2 cột giá trị x,y, bấm
SHIFT STAT 5(REG) để tìm a,b)( đoạn này tao không biết tại sao đâu nhé, hỏi
Nga), ta tính được đường chuẩn:

Y= a+bx,

a= 0.052; b=0.034

Suy ra: y= 0.052+0.034x

a/ OD= 0.35=y

Suy ra x= (0.35-0.052)/0.034 = 8.76 µg/200µl=0.0438 (g/l)

CÂU 5: SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH QUANG HỢP VÀ CÁC HIỆU ỨNG


QUANG HỢP
QUANG HỢP
+ Quang hợp trong thực vật là quá trình biến đổi năng lượng điện từ của
mặt trời thành năng lượng hóa học dưới dạng chất hữu cơ bằng con đường khử
CO2 của khí quyển và giải phóng dưỡng khí vào khí quyển.
+ Phản ứng quang hợp có dạng
CO2 + H2O + hv -> CH2O + O2
+ Để tổng hợp 1 phân tử Glucose:
6CO2 + H2O+ hv -> C6H12O6 +6O2
+ Một số loài vsv nguồN hydro không phải là H2O nên không giải phóng
O2
● Phản ứng chung của quá trình quang hợp là
CO2+ 2H2O + hv-> (CH2O) + H2O + 2A
+ Theo lý thuyết để xảy ra phản ứng quang hợp cần có 3 photon ánh sáng
đỏ 650 nm ( 40 kcal/mol )
+ Thực nghiệm chứng minh là tối thiểu để tạo ra 1 phân tử O2 cần 4-12
photon
+ Như vậy hiệu suất quang hợp tính toán không thế đạt 100% (khoảng
37%)
+ Sắc tố quang hợp cơ bản là clorofil (clorofil có liên kết đôi).
+ Sơ đồ quang hợp :
hv 10-3giây
Sản phẩm quang hóa Sản phẩm trung gain của chu
O2
Clorofil trình khử CO2 ,NAD.H2.ATP
10-5 giây
10
10-3giây 10-3giây
H2O
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

Sản phẩm cuối cùng CO2


polysacharit, protein, lipit

* HIỆU ỨNG QUANG HỢP


Hiệu ứng emerson
+ Hiệu suất quang hợp ở vùng bước sóng dài tăng lên khi chiếu ánh sáng bước
sóng ngắn hơn và ngược lại
+ Hiệu ứng tăng hiệu suất này vẫn xuất hiện nếu tác dụng của 2 tia sáng cách
nhau vài giây.
+ Hiệu ứng xác định bởi sự tương tác của các sản phẩm quang hóa có tốc độ
chậm
+ Không xuất hiện ở nhiệt độ thấp.

CÂU 6: SỰ PHÁT QUANG SINH HỌC. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN


*QUANG SINH HỌC:
- Sự phát quang sinh học
Sự phát quang là một số chất ( ở thể rắn, lỏng, khi) khi hấp thụ
năng lượng thì có khả năng phát ra bức xạ điện từ trong miền ánh sáng
nhìn thấy.
- Đặc điểm của sự phát quang
+ Mỗi chất phát quang có quang phổ riêng
+ Khi ngừng kích thích sự phát quang vẫn tiếp tục kéo dài tùy thuộc vào
chất phát quang
+ Sự phát quang xảy ra ở nhiệt độ thường
- Cơ chế của quá trình phát quang sinh học
+ Là 1 phản ứng Oxi hóa – Khử gồm 3 thành phần chủ yếu
● Cơ chế phản ứng luciferin
● Enzyme xúc tác phản ứng lucifirase
● Oxygen
+ Ngoài ra mỗi loài còn cần thêm các nhân tố khác để hoạt hóa và cung
cấp năng lượng phản ứng như các ion Mg2+, Ca2+…
  Sơ đồ phản ứng tổng quát
                                     luciferase                                                 
Luciferin + Oxy -------------------------> Oxyluciferin + ánh sáng 
- PHÁT HUỲNH QUANG
+ Bức xạ lượng tử do các phân tử phát ra khi chúng chuyển từ trạng thái
Singlet xuống trạng thái cơ bản gọi là sự phát huỳnh quang
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

+ Thời gian tồn tại Singlet khoảng nano giây


+ huỳnh quang chỉ xảy ra trong thời gian chiếu sáng mẫu.
+ Hệ thống kính lọc
- PHÁT LÂN QUANG
+ Nhiều chất có khả năng phát quang ngay cả sau khi tắt ánh sáng kích
thích.
+ Sự phát quang này là do phân tử chuyển từ trạng thái kích thích triplet
xuống trạng thái cơ bản
+ Ở trạng thái triplet khả năng tham gia phản ứng quang hóa rất cao.
*ỨNG DỤNG:
- Phát quang sinh học trong phân tích để tạo các chất phân tích sinh học
- Các nhà sinh học đang nghiên cứu các chất hóa học có khả năng sinh phát
quang: Protein GFP- “gen báo cáo” giúp các nhà khoa học biết gen được
nghiên cứu đã được chuyển thành công vào sinh vật hay chưa.
- Đánh giá mức độ vệ sinh bằng phương pháp ATP quang năng.
- Các cây phát huỳnh quang có thể giúp chiếu sáng đô thị và đường cao tốc
- Đối với ngành nông nghiệp, cây trồng sẽ phát quang nếu chúng cần tưới
nước hoặc bổ sung các chất dinh dưỡng, hay thậm chí là chúng đã sẵn sàng
để thu hoạch.
CÂU 7: TÁC ĐỘNG CỦA TIA TỬ NGOẠI ĐẾN LIPID, ACID NUCLEIC,
PROTEIN
- Phản ứng oxy hóa lipid
*Kết quả của quá trình peroxide hóa lipid làm thay đổi cấu trúc màng tế
bào:
+ Oxy hóa các gốc thiol làm tổn hại các cấu trúc vận chuyển xuyên màng
+ Tổn hại hệ thống ATP-ase
+ Tăng tính nhớt của màng
+ Thay đổi điện tích bề mặt của màng
+ Giảm tính kỵ nước, tăng tính phân cực, tăng độ thấm của một số ion
như H+, Ca2+
- Tác dụng của tia tử ngoại tới protein
+Sự hư hại protein bởi có thể xảy ra ở nhiều cấp độ cấu trúc: từ a.a đơn để cả
thay đổi cấu trúc bậc 4.
+ Thực nghiệm khi chiếu UV dung dịch protein bị vẩn đục, độ nhớt và tốc
độ lăng thay đổi.
+ Sự hư hại có thể là trực tiếp hay gián tiếp thông qua: tạo các liên kết chéo,
biến đổi các chuỗi bên của axit amin. Tạo ra các nhóm phản ứng mới cũng như
hình thành carbonyl hóa axit amin.
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

+ Nhóm nhận ánh sáng chủ yếu là Tryptophan, Tirozin, Phenylalanin và


Cystein.
- Phản ứng quang hóa trong axit nucleic
+ Trung tâm hấp thụ tia tử ngoại của các axit nucleic là gốc purin và
pyrimidin.
+ Thí dụ điển hình là phản ứng quang oxy hóa adenin
N= C-NH2 N=C-OH
| | hv | |
CH-C-N ---------------> CH-C-N
|| || CH +H2O || || CH
N – C - NH –NH3 N - C- NH
Adenin Hypoxatin
+ Tia tử ngoại có khả năng biến đổi hoặc khử tất cả chức năng của axit nucleic
+ Quá trình tác dụng tia tử ngoại lên ADN
o Mở tổ hợp xoắn của 2 chuỗi ADN đơn phân tử Thymin( tổn
thương từng vùng)
o Quá trình nhị hợp hai phân tử thymin
o Sự hình thành cầu nối T-T cố định cấu hình biến dạng của vùng bị
tổn thương trong phân tử AND.
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

CHƯƠNG 5: PHÓNG XẠ SINH HỌC

CÂU 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ. ĐỒNG VỊ. HIỆN TƯỢNG PHÓNG XẠ
1.Cấu tạo nguyên tử

Từ các kết quả thực nghiệm, các nhà khoa học đã xác định được thành phần cấu
tạo của nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron. Trong đó:
+ Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và nơtron
+ Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động trong không gian xung quanh
hạt nhân.
=> Nguyên tử được cấu tạo từ 3 loại hạt cơ bản là: electron, proton và nơtron.
- Khối lượng và điện tích của các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử:

- Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton (P) trong hạt nhân bằng số electron
(E) của nguyên tử. P = E
2.Đồng vị

- Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số
nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.
- Hầu hết các nguyên tố hoá học đều là tập hợp của nhiều đồng vị.

a) Đồng vị bền : Những đồng vị mà năng lượng hạt nhân của nó ở trạng thái ổn
định.Nó tồn tại lâu dài (vĩnh cửu) trong thiên nhiên nếu không bị những tác
nhân vật lý phá vỡ.
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

b)Đồng vị không bền : đồng vị mà số lượng neutron quá nhiều hoặc quá ít so
với số lượng proton thì sẽ không bền . Chúng có xu hướng biến đổi hạt nhân về
trạng thái ổn định hơn.
Trong quá trình chuyển đổi này chúng sẽ phát ra các hạt hạt α, β … hoặc tia γ.
Những đồng vị không bền này còn gọi là đồng vị phóng xạ

3.Hiện tượng phóng xạ:

a) Khái niệm
• Hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, đồng thời giải
phóng năng lượng dưới dạng bức xạ và biến đổi thành hạt nhân khác được gọi
là hiện tượng phóng xạ.
b) Đặc điểm
• Có bản chất là một quá trình biến đổi hạt nhân.
• Có tính tự phát và không điều khiển được.
• Là một quá trình ngẫu nhiên.
CÂU 2: PHÂN RÃ PHÓNG XẠ. SƠ ĐỒ PHÂN RÃ PHÓNG XẠ VÀ VÍ
DỤ ( CHU KÌ BÁN RÃ, TỐC ĐỘ PHÂN RÃ VÀ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
PHÓNG XẠ )

Phân rã phóng xạ: Là sự biến đổi của các đồng vị phóng xạ phát ra các hạt α, β
… hoặc tia γ. (Phân rã α, β, phát xạ γ,phát tia X).Khi phân rã phóng xạ, nguyên
tố sẽ chuyển thành nguyên tố mới cùng với sự giải phóng năng lượng hoặc các
hạt phóng xạ.

VD: 88226 Ra =>86226 Rn +α +γ


Sơ đồ phóng xạ

Ðể biểu diễn ngắn gọn hiện tượng phóng xạ của 1 đồng vị người ta dùng sơ đồ
phân rã phóng xạ.
+ Tạo hạt nhân mới có điện tích lớn hơn
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

+Tạo hạt nhân mới có điện tích nhỏ hơn; quá trình phân rã không làm thay đổi
điện tích.

*Chu kì bán rã T = thời gian cần thiết để số hạt nhân có tính phóng xạ của
nguồn giảm xuống còn 1 nửa so với ban đầu.

N0
ln N t =ln N 0 – λT ln N = λT
t
1 2
Nt = N0 T= ln λ
2
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

*Tốc độ phân rã phóng xạ= hoạt độ phóng xạ của 1 nguồn là đại lượng vật lý
cho biết rõ số hạt nhân có tính phóng xạ của nguồn đó bị phân rã
trong 1 đơn vị thời gian.
• q = dN/dt = λ N t
• Hoạt độ phóng xạ phụ thuộc vào bản chất của
nguồn và số lượng hạt nhân có tính phóng xạ
đang tồn tại.
• Ðơn vị – phân rã / sec = Becơren ( Bq )
• 1 Bq– 1 giây có 1 hạt nhân bị phân rã
• Đơn vị Curi (Ci) : 1Ci=3,7.1010 Bq

*Đơn vị đo lường phóng xạ


• Rơnghen– đo liều lượng bức xạγ – khả năng mà chùmγ cung cấp năng lượng
cho vật liệu nó đi qua.
1 R – liều lượng có thể cung cấp 8,78mJ cho 1kg không khí khô hay cần thiết để
có thể tạo ra trong 1ml không khí 2,08.109cặp ion.
• Rad– đơn vị để đo lượng năng lượng bị hấp thụ khi tia phóng xạ truyền qua
mẫu
1 rad - lượng bức xạ cung cấp một năng lượng 100 erg ( 10−5 J ) cho mỗi gram
chất hấp thụ ở điểm đang xét.
• Gray
• 1 Gy = 100 rad
• Cùng 1 lượng năng lượng bức xạ được hấp thụ những hiệu ứng sinh học là
khác nhau đối với các loại bức xạ khác nhau.
• Ðơn vị đo liều lượng của mỗi loại bức xạ bằng tác dụng của nó trong việc gây
ra tổn thuong.
• REM – tương đương sinh học của Rơnghen hoặc γ.
• REM = rad x RBE
• RBE – hệ số hiệu ứng sinh học tương đối.
RBE = 1 với tia X, γ có năng lượng 1MeV
= 1 với tia beta
= 10 – 20 với tia alpha
CÂU 3: CÁC NGUỒN TIA PHÓNG XẠ VÀ ĐẶC ĐIỂM . TÍNH CHẤT
CƠ BẢN CỦA TIA PHÓNG XẠ KHI TƯƠNG TÁC VỚI SINH VẬT

1.Các nguồn tia phóng xạ và đặc điểm của nguồn tia phóng xạ:

- Tia alpha: gồm các hạt alpha có điện tích gấp đôi điện tích proton,
tốc độ của tia là khoảng 20.000km/s.
- Tia beta: gồm các electron tự do, tượng tự tia âm cực nhưng được
phóng ra với tốc độ lớn hơn nhiều, khoảng 100.000 km/s.
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

- Tia gamma: là dòng hạt photon, không mang điện tích, có bản chất
gần giống ánh sáng nhưng bước sóng nhỏ hơn, chuyển động với tốc độ ánh
sáng.
- Dòng các nơtron không có điện tích.
- Dòng các hạt neutrino không có điện tích, chuyển động với tốc độ
gần bằng tốc độ ánh sáng (phát ra cùng với hạt beta trong phân rã
beta).

2. Tính chất cơ bản của tia phóng xạ khi tương tác với sinh vật:

- Khả năng xuyên sâu: tương tác với tất cả các nguyên tử, phân tử trên
đường đi của nó.
- Khả năng tích lũy: tia phóng xạ khi xuyên qua cơ thể để lại biến đổi sâu.
- Nghịch lý năng lượng: 1000R ~ 0.002 cal/g đủ gây chết động vật

CÂU 4: NÊU MỘT VÀI CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA PHÓNG XẠ LÊN
HỆ THỐNG SỐNG. CƠ CHẾ TỔN THƯƠNG PHÓNG XẠ

1. cơ chế tác dụng phóng xạ lên hệ thống sống:

- Tác dụng trực tiếp: các phần tử hữu cơ trực tiếp hấp thu năng lượng bức
xạ.
- Tác dụng gián tiếp: các ptu hữu cơ không trực tiếp hấp thụ bức xạ mà
năng lượng bức xạ được truyền đến phân tử nghiên cứu thông qua môi trường
trung gian.

2.cơ chế tổn thương phóng xạ:

1. Thuyết bia: Desauer – Crouser – Li:


- Đối tượng sinh học có một trung tâm nhạy cảm phóng xạ (bia). Hiệu ứng
px xảy ra khi có va chạm với bia.
- Đúng với invitro và dd tb vsv.
- Với đv và thực vật thì cần nhiều lần va chạm
- Không giải thích được hiệu ứng oxy hay hiệu ứng bảo vệ px.
2. Thuyết độc tố: chất phóng xạ là 1 số chất px có khả năng gây hiệu ứng.
Vd: quinon, peroxyt...
3. Thuyết enzym: khi bị chiếu xạ, màng bên trong tb bị phá hủy và giả
phóng enzym -> gây tổn thương và tử vong.
4. Thuyết phản ứng dây chuyền:
-Pư oxh dây chuyền nhanh ở các loại lipid động vật, thực vật. Tốc độ pư
tăng nhanh khi có chiếu xạ.
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

- Ở trạng thái bt, hệ thống antioxidant đủ mạnh, khi chiếu xạ ->hệ thống
rối loạn -> tạo thêm nhiều trung tâm pư dây chuyền khác.

CÂU 5: CHẤT BẢO VỆ PHÓNG XẠ. MỘT VÀI CƠ CHẾ TÁC DỤNG
CỦA CHẤT BẢO VỆ PHÓNG XẠ

1. Chất bảo vệ phóng xạ


- Hiệu ứng bảo vệ phóng xạ: có một số loại hoạt chất có khả năng điều
tiết đáp ứng sinh học trước tác dụng của tia phóng xạ. Tăng sức đề
kháng, hạn chế giảm nhẹ các tổn thương, tăng cường khả năng phục
hồi tổn thương phóng xạ.
VD: mật ong, hoàng kỳ, tắc kè, nấm linh chi, chè đen, hà thủ ô,
cepharanthin tách từ củ bình vôi, gacavit tách từ củ gấc, cucumin
tách từ củ nghệ…
- Tác dụng hóa học của chất bảo vệ phóng xạ:
o Tương tác với gốc tự do;
o Ngăn chặn sự phát sinh gốc mới;
o Kìm hãm phản ứng dây chuyền;
o Phân hủy độc tố phóng xạ là peoxit;
o Tránh tác động tới đại phân tử sinh học.
2. Cơ chế tác dụng của chất bảo vệ phóng xạ.
- Thuyết giảm oxy trong mô larmonenko 1984: khi sử dụng thuốc bảo
vệ phóng xạ động vật thấy có tác dụng hạ thân nhiệt, ức chế quá
trình trao đổi khí, giảm oxy trong mô.
- Thuyết tạo phức với các phân tử sinh học dễ bị tổn thương Romansev
1980: chất bảo vệ phóng xạ không bắt các gốc tự do nhưng lại có khả
năng tham gia vào phản ứng tạo phức với các phân tử sinh học.
- Thuyết phông nội sinh cản phóng xạ Goncharenko và Kudriasov: khả
năng bảo vệ phóng xạ đặc trưng ở hàm lượng các chất thiol nội sinh
cao trong mô, cơ quan nhạy cảm phóng xạ và hàm lượng thấp các
chất là sản phẩm oxy hóa lipid.
- Thuyết dược lý toàn diện bảo vệ phóng xạ Vladimirov 1994: thuốc
bảo vệ phóng xạ thể hiện tác dụng bảo vệ phóng xạ qua 3 giai đoạn
chính:
+ Phản ứng dược lý đầu tiên có tính đăch hiệu cao của các chất bảo
vệ phóng xạ với các phân tử sinh học.
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

+ Thay đổi phản ứng hóa sinh trong tế bào nhằm đáp ứng các tác
nhân bên ngoài: ức chế tổng hợp DNA, quá trình oxy hóa
phospholipid, tăng hàm lượng chất chống oxy hóa…
+ Đồng hóa không đặc hiệu thông qua hệ thống hormon các quá trình
sinh học chung như hồi phục hô hấp ty thể, thay đổi tập hợp các tế
bào ở mô nhạy cảm phóng xạ, tăng khả năng kháng xạ ở tế bào sinh
dục, tế bào tủy xương…
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

Câu hỏi Seminar:


Câu 3. Phương pháp cộng hưởng từ (MRI) và ứng dụng trong chẩn đoán:

1. MRI là gì?
-Đây là một kỹ thuật nhanh, gọn không gây ảnh hưởng phụ, được sử dụng để
kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ thể.
-Mang lại những hình ảnh 3 chiều, bác sĩ có thể nắm được thông tin về vị trí
tổn thương.
-Đây là phương pháp đưa cơ thể vào vùng từ trường mạnh để tái tạo thành
hình ảnh cấu trúc của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể cần khảo sát.

2. Nguyên lý cơ bản của máy chụp cộng hưởng từ - MRI:.


-Cơ thể chúng ta cấu tạo chủ yếu từ nước (60-70%), đồng nghĩa với có nhiều
nguyên tử hydro (proton)
-Dựa vào hoạt động từ của các nguyên tử hydro để ghi nhận sự phân bố nước
khác nhau của các mô trong cơ thể, chúng ta có thể ghi hình và phân biệt được
các mô đó.
-Mặt khác, trong cùng một cơ quan, các tổn thương bệnh lý đều dẫn đến sự
thay đổi phân bố nước tại vị trí tổn thương, dẫn đến hoạt động từ tại đó sẽ thay
đổi so với mô lành, nên ta cũng sẽ ghi hình được các thương tổn.
3. Cấu tạo chung của máy chụp cộng hưởng từ - MRI :
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

3.1 Nguồn.
Cấp điện cho hệ thống. Máy MRI sử dụng dòng điện có điện thế, cường độ
cao và tiêu thụ rất nhiều điện năng. Vì vậy, bộ nguồn là một bộ phận rất quan
trọng.
3.2 Các bộ phận tạo từ trường.
- Bộ phận tạo từ trường chính: Cuộn dây siêu dẫn tạo ra từ trường lên tới 1,5
hoặc 3 tesla.
- Cuộn dây tạo gradient: tạo từ trường biến đổi
- Cuộn dây  RF: tạo sóng RF
3.3 Cảm biến, xử lý:
Thu nhận và xử lý tín hiệu, biến đổi các tín hiệu RF thành hình ảnh
3.4  Trạm xử lý hình ảnh & phần mềm:
Có chức năng hiển thị, chỉnh sửa, quản lý hình ảnh, tái tạo hình ảnh 2D, 3D
của bộ phận được quét.
4. Quy trình chụp MRI:

-Điều quan trọng nhất là bạn cần phải nằm im tuyệt đối. Cử động sẽ làm hình
ảnh cần chụp bị mờ. Thông thường, có bốn hoặc năm hình thức chụp MRI và
mỗi loại mất khoảng 2-8 phút để hoàn thành. Toàn bộ quy trình thực hiện
khoảng 20 phút.
5. Ứng dụng trong chẩn đoán:
+) Các bệnh lý thần kinh.
+) Mạch máu.
+) Cơ xương khớp.
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

+) Mắt, tai mũi họng.

+) Tim mạch, cơ quan nội tạng.

+) U bướu.

Câu 4. CT trong chẩn đoán Y học:

1. Phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT là kỹ thuật dùng nhiều tia
X-Quang quét lên một khu vực cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý
bằng vi tính để có được hình ảnh 2 hoặc 3 chiều của bộ phận được chụp.

2. Ứng dụng của CT trong chẩn đoán:

_ Chẩn đoán các rối loạn ở cơ và xương , chẳng hạn như khối u xương

hay gãy xương.

Xác định vị trí của khối u, nhiễm trùng hoặc cục máu đông.

Hỗ trợ phẫu thuật, sinh thiết và xạ trị.

Phát hiện và theo dõi các bệnh như ung thư, bệnh tim.

Giám sát hiệu quả điều trị, ví dụ như trong điều trị ung thư.

_Phát hiện nội thương và chảy máu trong.

Câu 5. Phương pháp nhiễu xạ tia X trong xác định cấu trúc phân tử.

a) Nhiễu xạ tia X

Nhiễu xạ tia X là hiện tượng các chùm tia X nhiễu xạ trên các mặt tinh
thể của chất rắn do tính tuần hoàn của cấu trúc tinh thể tạo nên các cực đại và
cực tiểu nhiễu xạ. Kỹ thuật nhiễu xạ tia X được sử dụng để phân tích cấu trúc
chất rắn, vật liệu... Xét về bản chất vật lý, nhiễu xạ tia X cũng gần giống với
nhiễu xạ điện tử, sự khác nhau trong tính chất phổ nhiễu xạ là do sự khác nhau
về tương tác giữa tia X với nguyên tử và sự tương tác giữa điện tử và nguyên tử.

b) Phương pháp nhiễu xạ tia X trong xác định cấu trúc phân tử

* Định luật Bragg:

- Hiệu quang lộ: ΔL = AP + PC


Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

- Khi hiệu quang lộ là 1 số nguyên lần bước sóng thì các tia phản xạ từ họ mặt
mạng của tinh thể được tăng cường tức là có hiện tượng nhiễu xạ.

- Định luật Bragg:

n λ =2dsin (θ)

Trong đó:

d: là khoảng cách giữa các mặt nguyên tử phản xạ

θ: là góc hợp bởi tia X tới và một họ mạng

λ: là bước sóng tia X

n: là số bậc phản xạ.

* Phương pháp nhiễu xạ tia X:

Từ định luật Bragg, ta có thể sử dụng các phương pháp nhiễu xạ tia X sau:

- Phương pháp nhiễu xạ bột: Rất dễ thực hiện

+ Các thông số mạng

+ Mẫu là đa tinh thể (bột)

+ Sử dụng chùm đơn sắc

+ Thay đổi góc tới


Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

Nhiễu xạ bột là phương pháp sử dụng với các mẫu là đa tinh thể, phương
pháp được sử dụng rộng rãi nhất để xác định cấu trúc tinh thể, bằng cách sử
dụng một chùm tia X song song hẹp, đơn sắc, chiếu vào mẫu. Người ta sẽ quay
mẫu và quay đầu thu chùm nhiễu xạ trên đường tròn đồng tâm, ghi lại cường độ
chùm tia phản xạ và ghi phổ nhiễu xạ bậc 1 (n = 1).

Phổ nhiễu xạ sẽ là sự phụ thuộc của cường độ nhiễu xạ vào 2 lần góc
nhiễu xạ (2θ). Đối với các mẫu màng mỏng, cách thức thực hiện có một chút
khác, người ta chiếu tia X tới dưới góc rất hẹp (để tăng chiều dài tia X tương tác
với màng mỏng, giữ cố định mẫu và chỉ quay đầu thu.

Phương pháp nhiễu xạ bột cho phép xác định thành phần pha, tỷ
phần pha, cấu trúc tinh thể (các tham số mạng tinh thể) và rất dễ thực hiện...

- Phương pháp Laue: thường được dùng để xác định sự định hướng của đơn tinh
thể bằng cách chiếu vào mẫu nguồn tia X trắng.

Chùm tia X liên tục được chiếu lên mẫu đơn tinh thể và tia nhiễu xạ được
ghi nhận bởi các vết nhiễu xạ trên phim. Bức xạ tia X liên tục sẽ cho giải bước
sóng cần thiết và chắc chắn thỏa mãn định luật Bragg cho mọi mặt phẳng.

+ Mẫu là đơn tinh thể


Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

+ Phổ liên tục của tia X

+ Sự đối xứng của tinh thể, sự định hướng

- Phương pháp đơn tinh thể quay

+ Hằng số mạng

+ Mẫu là đơn tinh thể

+ Sử dụng chùm đơn sắc

+ Thay đổi góc tới

Giữ nguyên bước sóng λ và thay đổi góc tới . Phim được đặt vào mặt
trong của buồng hình trụ cố định. Một đơn tinh thể được gắn trên thanh quay
đồng trục với buồng. Chùm tia X đơn sắc sẽ bị nhiễu xạ trên một họ mặt nguyên
tử của tinh thể với khoảng cách giữa các mặt là d khi trong quá trình quay xuất
hiện những giá trị thỏa mãn điều kiện Bragg. Tất cả các mặt nguyên tử song
song với trục quay sẽ tạo nên các vết nhiễu xạ trong mặt phẳng nằm ngang. Phổ
nhiễu xạ phụ thuộc vào cường độ nhiễu xạ và góc quay 2θ

Câu 6. Mắt và cơ chế phân tử của sự thụ cảm ánh sáng.

* Mắt

- Hệ thống quang học của mắt có nhiệm vụ hội tụ các tia sáng vào đúng
võng mạc của mắt.

- Cấu trúc võng mạc: Gồm các tế bào hình que và các tế bào hình nón.

Số Lượng:

TB Hình que:110- 125 triệu tế bào, cảm nhận ánh sáng

TB Hình nón: 6- 7 triệu tế bào, cảm nhận màu sắc

- Tế bào hình que và hình nón đều có 2 đoạn:

+) Đoạn ngoài có kênh Na+ gắn với GMPc và các chất quang hóa.

+) Đoạn trong có kênh Na+ và Ca++


Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

*Cơ chế phân tử của sự thụ cảm ánh sáng

Cảm thụ ánh sáng của mắt là một chuỗi các cơ chế lý sinh học. Ban đầu
ánh sáng đi qua hệ thống quang học của mắt và hội tụ tại võng mạc của mắt.
Tiếp theo là phản ứng của các chất cảm nhận ánh sáng có trên các tế bào hình
que hay hình nón. Rhodopsin là một chất cảm nhận ánh sáng, dưới tác dụng của
các chùm photon chiếu vào tạo nên trạng thái kích thích. Trạng thái kích thích
này đã giúp liên tục hàng loạt các phản ứng xảy ra và tạo nên các sung điện. Các
xung điện này truyền qua các tế bào phân cực và chuyển tới các nơron thần kinh
xử lý về thị giác và giúp chúng ta có thể nhận biết đc ánh sáng và màu sắc của
vật.

CÂU 7: ÂM THANH VÀ CƠ CHẾ CẢM THỤ ÂM THANH Ở NGƯỜI

- Âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại) của các phân tử,
nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các
sóng.

- Âm thanh đặc trưng bởi các yếu tố:

+ Độ cao của âm

+ Độ to của âm

+ Âm sắc

- Cơ chế cảm thụ âm thanh ở người:


Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

+ Âm thanh hứng bởi vành tai, đi vào trong và đập vào màng nhĩ làm
màng

nhĩ rung

+ Âm thanh được màng nhĩ chuyển đổi thành rung động truyền tới chuỗi

xương con làm chuỗi chuyển động và tác động lên ốc tai

+ Chất dịch trong ốc tai chuyển động , kích thích tế bào lông, tạo xung
điện,

truyền tới dây thần kinh thính giác và đưa lên não

CÂU 8: SIÊU ÂM VÀ ỨNG DỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN


Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

- Siêu âm là dao động của phần tử trong môi trường đàn hồi truyền đi theo sóng
dọc có tần số trên 20000 Hz. Trong y học sử dụng sóng siêu âm từ 105 Hz đến
3.106 Hz

- Đặc điểm của sóng siêu âm:

+ Truyền thẳng thành chùm

+ Mang năng lượng lớn

+ Lan trong môi trường vật chất theo quy luật của sóng âm

+ Khi đi qua mặt ngăn cách 2 môi trường bị phản xạ mạnh

- Ứng dụng trong chẩn đoán:

+ Hình ảnh siêu âm

+ Phương pháp truyền qua:


Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

+ Phương pháp phản xạ:

+ Trong điều trị:

* Tạo lỗ vi mô => diệt tế bào bệnh, vi sinh gây bệnh

* Điều trị các chứng đau thần kinh tọa, đau lưng, thấp khớp,..

* Sóng siêu âm cường độ lớn phá hủy sỏi thận, u

** Lưu ý: không dùng siêu âm điều trị người có chửa, bị lao, bị sốt
và ở trẻ em
Chuối học tập tích cực | Bananas K5Y

You might also like