You are on page 1of 1

Các em hãy nêu suy nghĩ của mình về sự kiện Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trở

thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên vào tháng 12/1920?

Bài làm

Hành trang lớn nhất Người mang theo là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc và đôi bàn
tay lao động với quyết tâm tìm ra chân lý để trở về cứu dân, cứu nước khỏi kiếp đọa đày,
nô lệ. Tuy nhiên, với vốn tri thức phong phú và những kinh nghiệm quý báu có được
trong quá trình gần 10 năm bôn ba, hòa mình vào cuộc sống của các tầng lớp nhân dân
lao động ở khoảng 30 quốc gia trên thế giới; cộng với tư duy sắc sảo, nhãn quan chính trị
nhạy bén, Người đã bắt gặp và đến được với chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ nghĩa Cộng sản
(CNCS) và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.

Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình nhà nho nhưng không bị ràng buộc bởi tư
tưởng trung quân như một số trí thức đương thời. Chủ nghĩa yêu nước ở Người vừa kế
thừa tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước truyền thống, vừa bao hàm một tinh thần đổi mới
phù hợp với yêu cầu giải phóng dân tộc và xu thế của thời đại. Quyết tâm ra đi tìm đường
cứu nước của Người mang ý nghĩa đó. Lịch sử cho thấy, có nhiều con đường đến với chủ
nghĩa cộng sản, trở thành người cộng sản. Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản
theo con đường riêng của mình. Từ một người dân thuộc địa trong hoàn cảnh phong trào
công nhân chưa phát triển, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin chưa rọi tới, nhưng
xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người đã vượt qua muôn vàn khó khăn, trở
ngại để tìm hiểu, khảo nghiệm cuộc sống của các dân tộc trên thế giới và trực tiếp tham
gia phong trào công nhân của chính quốc là một nước công nghiệp phát triển, rồi tiếp thu
chủ nghĩa Mác-Lênin và trở thành người cộng sản.

Mấu chốt của xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh là phải dựa vào dân, đem tài
dân, sức dân để làm lợi cho dân, để mưu cầu hạnh phúc cho dân. Việc gì có lợi cho dân
phải quyết làm cho bằng được. Việc gì có hại tới dân phải quyết tránh cho bằng được.
Quyền làm chủ của dân, hạnh phúc của dân, sự phát triển tự do, dân chủ, công bằng trong
xã hội - đó là những giá trị đảm bảo cho chế độ phát triển bền vững và chủ nghĩa xã hội
thực sự là một xã hội văn hoá cao, trong đó, con người là con người xã hội chủ nghĩa,
nhân dân là chủ và làm chủ, dân tộc trở thành một dân tộc thông thái. Chủ nghĩa xã hội
nhân dân và nhân văn trong chiều sâu triết lý nhân văn chủ nghĩa của Hồ Chí Minh là ở
đó. Trong những tư tưởng hàm xúc đó đã toát lên đầy đủ những vấn đề cốt yếu về mục
tiêu, bản chất, động lực, cách làm và bước đi của chủ nghĩa xã hội. Đó là chủ nghĩa xã
hội Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là một trong những cống hiến sáng
tạo nổi bật của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.

You might also like