You are on page 1of 1

Trẻ em luôn là những mầm cây non nớt trong cuộc sống.

Ấy vậy, trái với sự xô bồ của cuộc sống, những


đứa trẻ vẫn luôn thể hiện nét trong trẻo, tính thơ ngây đúng nghĩa những thiên thần nhỏ của Thượng
đế. Tác phẩm “Lũ trẻ đường tàu” của nhà văn Edith Nesbit đã để lại trong tâm trí tôi một hình ảnh đáng
nhớ của trẻ thơ tại vùng nông thôn nước Anh bình dị.

Lũ trẻ đường tàu đầu tiên ra mắt với công chúng vào năm 1907. Trải qua hơn hai thế kỉ, tác phẩm đã gặt
hái những thành tựu lớn trong giới văn học và được chuyển thể thành phim sáu lần. Câu chuyện kể về
cuộc đời của ba chị em Roberta, Phyllis và Peter. Ba người chung sống hạnh phúc với cha mẹ, cùng nhau
trải qua những bữa tối ấm cúng, những câu chuyện trước khi đi ngủ từ người mẹ và những món quà bắt
mắt dịp Giáng sinh từ người cha. Bỗng một ngày, cha bỗng ngờ biến mất và người mẹ đáng quý đưa cả
ba người về vùng nông thôn Yorkshire. Từ bỏ ngôi nhà gạch đỏ đầy ấp tiếng cười ở London sầm uất, họ
đặt chân đến nông thôn, nơi những con đường mịt mù không một ánh đèn, nơi những cánh đồng bao la
hiện ngay trước mắt. Đặc biệt, ga Oakworth, nơi những đường ray tàu lửa, tiếng va chạm của bánh xe
với đường ray và mùi than, mùi bụi đặc trưng của những chiếc tàu lửa. Không còn niềm vui của sự giàu
có ngày trước, ba chị em đã đùm bọc nhau, cùng mẹ sống tại nơi đây.

Qua ảnh mắt của những đứa trẻ, cuộc sống được cho là khó khăn đột ngột lại đơn giản làm sao. Ngôi
nhà gạch đá cũ kĩ Ba Ống Khói được miêu tả như một bức tường thấp có cây cối bên trong. Khi những
giọt mồ hôi đọng lại trên trán thì tựa như những giọt sương lung linh trên cây bắp cải trắng. Nếu chiếc
tàu lửa đồ chơi của Peter chỉ có thể quanh quẩn trong phòng khách thì những chiếc tàu lửa thực thụ mỗi
khi đi qua ga Oakworth mới hoành tráng làm sao, cứ tựa như là con rồng xanh lao vụt ra từ tổ rồng.
Ngoài nét thơ ngây, trong sáng thì xuyên suốt tác phẩm, giá trị tình người luôn luôn được lồng ghép
khéo léo, tinh tế. Ba đứa trẻ không ngại giúp đỡ ông tù binh người Nga bị thương, không ngại giúp ông
Bills “Sà Lan” được cho là đáng ghét hay quyên góp tiền để tổ chức sinh nhật đáng nhớ cho chú gác ga
Perks. Qua những điều ấy ta thấy rằng, những điều bé nhỏ được cho là không đáng lại góp phần làm nổi
bật sự hòa hợp, thân ái giữa người với người.

Đặc biệt, lòng hiếu thảo của ba chị em đối với cha mẹ mình là điều đặc sắc của quyển sách này. Xuyên
suốt những trang sách, hình ảnh gia đình bốn người thiếu bóng người cha của họ lại được bù đắp bằng
sự cảm thông, đùm bọc của mỗi người dành cho nhau. Nổi bật nhất là câu nói của cô chị Roberta với em
mình, rằng: “Nếu mẹ không muốn cho bọn mình biết là mẹ khóc, bọn mình sẽ không biết!” Sự cao cả của
người mẹ, dù qua bao nhiêu tác phẩm, bao nhiêu thời đại vẫn không kể hết. Bởi trong mỗi người mẹ
luôn mong ước con mình luôn hạnh phúc, tươi cười, lạc quan trong cuộc sống. Người chị Roberta chính
là hiện thân cho sự hiểu chuyện của người lớn tuổi nhất trong đám, dạy dỗ tận tâm hết mức các em để
hai đứa không phải buồn bã khổ sở, còn mẹ sẽ không phải phiền lòng.

You might also like