You are on page 1of 5

Câu 1: Phân tích định nghĩa vật chất của Lê-nin.

Giá trị khoa học của định nghĩa?


 Những quan niệm khác nhau về vật chất:
I. CHỦ NGHĨA DUY TÂM: VC là sản phẩm của ý thức
II. CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC MÁC:
1. CNDV CỔ ĐẠI:
- Phương Đông: theo quan điểm triết học Trung Quốc VC là âm-dương, ngũ hành. Theo
quan điểm triết học Ấn Độ VC là tứ đại (đất, nước, lửa, ko khí)
- Phương Tây: VC là nước, lửa, không khí, đỉnh cao là quan điểm của Đêmôcrit khi ông
cho rằng VC là nguyên tử.
Tích cực: quan điểm của CNDVCĐ về cơ bản là đúng bởi vì họ lấy những cái có thật
trong tự nhiên để giải thích những cái có thật trong tự nhiên.
Hạn chế: đồng nhất VC với vật thể. Trình độ nhận thức mang nặng tính trực quan, cảm
tính.
2) CHỦ NGHĨA DUY VẬT SIÊU HÌNH: VC là khối lượng
CNDVSH tiếp nối quan điểm của CNDVCĐ, họ vẫn đồng nhất VC với vật thể, cụ thể
đồng nhất VC với nguyên tử và cho rằng nguyên tử là thành phần nhỏ bé nhất, không bị
phân chia và không bị thẩm thấu.
- Những thành tựu trong Khoa học tự nhiên cuối TK 19 đầu TK 20:
 Cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX, trong khoa học tự nhiên đặc biệt là vật lí học
đã có hàng loạt những phát minh chỉ ra những đặc tính mới của nguyên tử.
 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X.
 1896, Beccoven phát hiện ra hiện tượng phóng xạ.
 1897, Tomxon phát hiện ra điện tử ->Nguyên tử không phải là thành phần nhỏ
nhất, có thể phân chia và bị thẩm thấu
 1901, Kaufman đã chứng minh khối lượng của điện tử không phải là khối lượng
tĩnh mà thay đổi theo tốc độ vận động của điện tử.

Đứng trước những thành tựu KHTN này, CNDT đã tấn công vào CNDV và họ cho
rằng nguyên tử biến mất, VC vị tiêu tan, nền tảng của CNDV bị sụp đổ, để bảo vệ CNDV
trước sự tấn công của CNDT, Lênin trên cơ sở tổng kết những thành tựu KHTN đã chỉ rõ,
không phải VC bị tiêu tan mà những hiểu biết không đầy đủ của con người trước đây về
VC mới bị tiêu tan đồng thời ông đưa ra quan điểm hết sức biện chứng: điện tử cũng vô
cùng tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận từ đó Lênin đưa ra định nghĩa VC của mình:
 “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

 Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan:
+  Với tư cách là phạm trù triết học thì vật chất là vô hạn, vô tận, không sinh ra và không
mất đi tồn tại vô cùng, vô tận trong không gian, thời gian; vật chất trong các ngành khoa
học nghiên cứu có giới hạn, có sinh ra có mất đi vì vậy không được đồng nhất vật chất
với vật thể.
+ Thực tại khách quan là những cái tồn tại bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý
thức con người. Thực tại khách quan hết sức phong phú và đa dạng (hữu hình và vô
hình). Thực tại khách quan là tiêu chuẩn chung nhất, thuộc tính cơ bản nhất, quan trọng
nhất để phân biệt cái gì là VC, cái gì không là VC.

 Được đem lại cho con người trong cảm giác: khẳng định Vật chất có trước ý thức
có sau. 
 Được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác:khẳng định con người có thể nhận thức thế giới thông qua các giác
quan.
Như vậy vật chất có 2 thuộc tính: Tồn tại khách quan và Con người có thể nhận thức
được
Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà cho đến nay được các nhà khoa học
hiện đại coi là một kinh điển.
 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
 Định nghĩa VC của Lênin đã giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học trên lập
trường CNDVBC, tức là vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt: VC là cái có trước
và con người có thể nhận thức được thế giới. 
 Định nghĩa VC của Lênin cho phép chúng ta xác định được những dạng VC khác
nhau trong lĩnh vực xã hội.
 Đồng thời, Đ/n VC của Lênin mở đường cho khoa học đi sâu vào nghiên cứu thế
giới VC.
Câu 2: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vận động? Và ý
nghĩa phương pháp luận của nó?
Những quan điểm khác nhau về vận động:
 Chủ nghĩa duy tâm: Vận động là vận động của thế giới ý niệm hay ý niệm tuyệt
đối.
 Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Vận động là sự di chuyển vị trí của vật thể trong
không gian.
 Chủ nghĩa duy vật biện chứng: 
“Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất – tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật
chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất – thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá
trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.” (Ăngghen)
 + Vận động là một phương thức tồn tại của vật chất:
 Nhờ vận động, vật chất mới tồn tại được.
 Nhờ vận động, vật chất mới biểu hiện được.
+ Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất:
 Không có vật chất nào mà không vận động.
 Không có vận động nào không phải là vận động của vật chất.
 + Tính chất của vận động:
 Vật chất là vô hạn, vô tận mà vận động là một thuộc tính cố hữu của vật chất nên
vận động cũng vô hạn và vô tận, không sinh ra và không mất đi điều này được
chứng minh bởi định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (Năng lượng không
tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi mà năng lượng chuyển hóa từ dạng
này sang dạng khác) cho nên nếu một hình thức vận động nào đó mất đi ngay lập
tức sẽ có một hình thức vận động khác thay thế.
 Vận động sẽ tồn tại vĩnh viễn cùng với sự tồn tại của vật chất.
Nguồn gốc của vận động:
 Chủ nghĩa duy tâm: do thế giới ý niệm hay ý niệm tuyệt đối
 Chủ nghĩa duy vật siêu hình: do yếu tố bên ngoài
 Chủ nghĩa duy vật biện chứng: do tự thân vận động
Các hình thức vận động:
Trên cơ sở phân chia các ngành khoa học của thời đại mình, Ăngghen chia vận động ra
làm 5 loại:
 Vận động cơ học: sự dịch chuyển vị trí của các vật thể trong không gian
 Vận động vật lý: vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử
 Vận động hóa học: sự biến đổi các chất vô cơ hữu cơ trong quá trình hóa hợp và
phân giải.
 Vận động sinh học: trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường, biến đổi cấu trúc gen.
 Vận động xã hội: sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa của đời
sống xã hội.
Mối quan hệ giữa các hình thức vận động:
 Các hình thức vận động khác nhau về chất (Về trình độ vận động)
 Các hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp
 Một sự vật hiện tượng có thể có nhiều hình thức vận động nhưng bao giờ cũng có
một hình thức vận động đặc trưng.
Mối quan hệ giữa vận động và đứng im:
 Đứng im là trạng thái mà sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất
của sự vật. Đứng im là tương đối, vận động là tuyệt đối vĩnh viễn. Đứng im là
tương đối vì:
+ Đứng im chỉ xảy ra trong một hình thức vận động chứ không phải mọi hình thức vận
động.
+ Đứng im chỉ xảy ra trong một thời gian nhất định chứ không phải trong toàn bộ thời
gian.
+ Đứng im chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định chứ không phải mọi quan hệ cùng
lúc.
Ý nghĩa phương pháp luận:
 Vận động là phương thức tồn tại của vật chất cho nên con người muốn tồn tại phải
vận động
 Nguồn gốc của vận động là tự thân vận động cho nên ta phải phát huy yếu tố nội
lực bên trong
 Mọi sự vật luôn vận động và biến đổi cho nên phải nhận thức sự vật hiện tượng
trong trạng thái vận động
Câu 3: Trình bày quan niệm Triết học Mác Lênin về bản chất của ý thức. Ý nghĩa
phương pháp luận?
Bản chất của ý thức:
 Theo Chủ nghĩa duy tâm: Cường điệu hóa vai trò của ý thức một cách thái quá,
trừu tượng tới mức thoát ly đời sống hiện thực, biến nó thành một thực thể tồn tại
độc lập, thực tại duy nhất và là nguồn gốc sinh ra thế giới vật chất.
 Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Cường điệu hóa vai trò của vật chất, họ coi ý thức
cũng chỉ là một dạng vật chất hoặc coi ý thức cũng chỉ là sự phản ánh giản đơn,
thụ động của thế giới vật chất.
 Chủ nghĩa duy vật biện chứng: VC và YT có mối liên hệ biện chứng vs nhau.
Trong đó VC quyết định YT, nhưng YT có tính độc lập tương đối và tác động trở
lại VC. Cho nên, muốn tìm hiểu bản chất của Yt phải xem xét nó trong MQH qua
lại với VC.
 Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản
ánh tích cực sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
Phân tích:
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Cùng một đối tượng nhận thức
nhưng chủ thể nhận thức khác nhau thì kết quả nhận thức khác nhau
 Về nội dung mà phản ánh khách quan , hình thức phản ánh chủ quan, ý thức chẳng
qua là cái vật chất ở bên ngoài được “di chuyển” vào trong đầu óc của con người
và được cải biên đi ở trong đó.
  Kết quả phản ánh của ý thức tùy thuộc vào nhiều yếu tố (đối tượng phản ánh; điều
kiện lịch sử xã hội; phẩm chất; năng lực; kinh nghiệm sống của chủ thể …)
++ Ý thức là hình ảnh của thế giới khách quan nhưng hình ảnh đó bị chi phối bởi yếu tố
chủ quan con người như tình cảm, tri thức, lí trí, kinh nghiệm) 
=> Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
+ Bản chất của  ý thức là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới khách quan của bộ
óc con người. Đây là đặc tính cơ bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức người với
trình độ phản ánh tâm lí động vật.
     ++ Ý thức không phải là kết quả của sự phản ánh đơn giản, thụ động ngẫu nhiên của
thế giới khách quan mà là quá trình phản ánh năng động , sáng tạo, có mục đích, có kế
hoạch 
=> Sự phản ánh ý thức là quá trình phản ánh 3 mặt :
1.Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi có tính 2 chiều 
Chủ thể ( bộ não)  < => khách thể ( thế giới khách quan )
2.Mô hình hóa đối tượng tư duy dưới dạng hình ảnh, tinh thần
Bộ nào người luôn tiếp nhận sự tác động của thế giới vật chất bên ngoài nhưng bao giờ
cũng có tính chọn lọc
3.Chuyển hóa mô hình từ tư duy -> hiện tượng khách quan-> quá trình thực hóa tư tưởng
thông qua hoạt động thực tiễn biến các quan niệm tư tưởng trong tư duy -> thành các
dạng vật chất ngoài thực

 Ý thức không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn tạo ra thế giới khách quan 
+ Ý thức có khả năng tưởng tượng những cái không có trên thực tế . Trên cơ sở những
cái đã có để tạo ra tri thức mới 
+ Ý thức có khả năng dự đoán, tiên đoán tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng , huyền
thoại, giả thuyết, lí thuyết khoa học hết sức trừu tượng. Một số người còn có khả năng
tiên tri, thôi miên, ngoại cảm,..
+ Ý thức là một hiện tượng xã hội mang bản chất xã hội.
Ý nghĩa phương pháp luận:
 Vì ý thức có tính độc lập tương đối và tác động ngược lại . Nên chúng ta cần phát
huy tính năng động chủ quan của ý thức là phát huy vai trò tích cực, năng động,
sáng tạo
 Đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học , tích cực học tập và truyền bá
tri thức đó vào quần chúng 
 Bản thân chúng ta luôn rèn luyện tính tự giác , tu dưỡng bản thân.

You might also like