You are on page 1of 2

Niềm xúc động nghẹn ngào của tác giả Viễn Phương khi thấy thi hài

Bác nằm trong lăng đã được diễn tả thật cảm động trong khổ thơ thứ ba của bài
“Viếng lăng Bác”.(1) Trước hết, hình ảnh Bác hiện lên vô cùng chân thực qua cái
nhìn của nhà thơ:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền(2)
- Vào trong lăng, trực tiếp ngắm nhìn Bác, nhà thơ không kìm nổi xúc cảm của
mình, dù chỉ dừng lại vài giây phút thôi nhưng mái tóc, chòm râu, vầng trán của
Bác cũng là kỉ niệm khó quên trong lòng mỗi con người khi về đây (3).
- Câu thơ da diết như một lời thì thầm, chan chứa niềm yêu thương ấy còn miêu
tả chân thực khung cảnh, không khí yên tĩnh, thời gian như ngưng kết trong lăng.
(4)
Bằng nghệ thuật nói giảm nói tránh qua cụm từ “giấc ngủ bình yên”, tác giả đã gợi
cho người đọc liên tưởng: sau bao đêm mất ngủ vì lo cho dân cho nước, Bác giờ
đây đã được ngủ một giấc thanh thản, điều đó đã giúp vơi đi phần nào nỗi đau
đớn, xót xa trước sự ra đi của Bác, dường như Bác vẫn còn đâu đây thật gần gũi,
thân thương.(5)
Không chỉ vậy, nhà thơ còn thấy Bác đang thanh thản trong giấc ngủ “giữa một
vùng ánh sáng dịu hiền”- chính ánh sáng dịu nhẹ của ánh điện trong lăng khiến tác
giả liên tưởng đến vầng trăng.(6)
-Hình ảnh liên tưởng này thật hợp lí, thể hiện nhà thơ Viễn Phương rất am hiểu
Bác bởi những vần thơ của Bác luôn tràn đầy ánh trăng, và lúc sinh thời, trăng là
người bạn tri âm tri kỉ của Người, trăng đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên
trận chiến và giờ đây trăng đến để ru giấc ngủ ngàn thu cho Người. (7)
- Với hình ảnh vầng trăng, nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ
để ví với Bác; hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn
cao đẹp, trong sáng của Bác.(8) Người có lúc dịu dàng ấm áp, có lúc dịu hiền như
vầng trăng rằm, đó cũng là sự biểu hiện rực rỡ, vĩ đại, cao siêu của con người và
sự nghiệp của Hồ Chí Minh (9).
- Ngòi bút của Viễn Phương đã chạm tới chốn sâu thẳm trong tâm hồn những con
người xa quê về thăm Bác, dẫu biết rằng quy luật tạo hóa có sinh có tử nhưng nhà
thơ không khỏi đau xót trước một sự thật phũ phàng: Bác đã vĩnh viễn đi xa, điều
này được thể hiện vô cùng rõ nét qua 2 câu thơ cuối của khổ thơ:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”(11)
Hình ảnh “trời xanh” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp, nó như một lời khẳng định dù
Bác đã ra đi nhưng trong trái tim nhà thơ cũng như mỗi người dân Việt Nam, Bác
đã hóa thân vào thiên nhiên đất trời của dân tộc, Bác sẽ sống mãi trong lòng của
nhân dân như trời xanh bất tử ở trên cao.(12)
dù vẫn tin như thế nhưng nhà thơ không thể không đau xót vì sự ra đi của Người,
điều này đã được biểu hiện một cách cụ thể và trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở
trong tim!”; nỗi đau quặn thắt, tê tái trong đáy sâu tâm hồn như hàng nghìn mũi
kim đâm vào trái tim thổn thức khi đứng trước thi hài của Người, đó cũng là sự
rung cảm chân thành của nhà thơ (13).
Tóm lại, chỉ với 8 câu thơ tự do, lời thơ tha thiết cùng những biện pháp nghệ
thuật như nói giảm nói tránh, ẩn dụ, Viễn Phương đã diễn tả được niềm kính yêu,
tự hào pha lẫn nỗi đau xót của bản thân khi vào lăng viếng Bác, đó cũng là tinh
cảm của mỗi người dân Việt Nam đối với vị Cha già kính yêu của dân tộc (14).

You might also like