You are on page 1of 59

Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT ..........: ÔN TẬP VĂN BẢN: CUỘC CHẠM TRÁN TRÊN ĐẠI DƯƠNG
(Trích “Hai vạn dặm dưới biển”) – Giuyn Véc-nơ –

I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a, Năng lực đặc thù: Củng cố đọc hiểu một truyện khoa học viễn tưởng
+ Nhận biết được một số yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng: đề tài, sự kiện, tình
huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được văn bản một cách ngắn
gọn.
+ Nhận biết được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện ngôi thứ nhất là một
nhà khoa học.
+ Hiểu được lối viết lo-gic mang tính đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng được thể
hiện thông qua cách trình bày và dẫn dắt các sự kiện của người kể chuyện.
2, Phẩm chất
- Chăm chỉ, ham học
- Trách nhiệm: Hiểu được rằng ý tưởng phát minh dù kỳ lạ, thậm chí đôi khi “không
tưởng”, vẫn luôn được nảy sinh trên cơ sở của hiện thực. Biết khát vọng và ước mơ, có ý
chí biến khát vọng ước mơ tốt đẹp thành hiện thực
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: HS trả lười câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Hình ảnh em quan sát, khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã
học? Văn bản đã để lại cho em ấn tượng gì?

Gv: …….. 1 Trường THCS………...


Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi


* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).
* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi ôn
tập văn bản “ ………..”
2. Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
a) Mục tiêu: Củng cố những vấn đề cơ I. CỦNG CỐ TRI THỨC NGỮ VĂN
bản truyện
b) Nội dung hoạt động: hs hoạt động
nhóm
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia
sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhắc lại: *Khái niệm: Truyện khoa học viễn tưởng
Những yếu của truyện khoa học viễn là loại tác phẩm viết về thế giới tương lai
tưởng? dựa trên sự phát triển của khoa học dự
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu đoán, thường có tính chất ly kì.
hỏi * Lịch sử ra đời: Truyện khoa học viễn
* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết tưởng xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào
quả (cá nhân). khoảng nửa sau thế kỷ 19, sau đó lan rộng
* Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức. ra các nước Mỹ, Anh Canada, Nga và phổ
biến trên toàn thế giới
* Các yếu tố của Truyện khoa học viễn
tưởng.
+ Đề Tài: Truyện khoa học viễn tưởng có
đề tài đa dạng, phong phú thường gắn với
các phát minh khoa học, công nghệ như:
các cuộc du hành xuyên thời gian, thám
hiểm vũ trụ, kết nối với sự sống ngoài trái
Gv: …….. 2 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

đất, khám phá đáy đại dương, chế tạo dược


liệu...
+ Không gian: Có thể là không gian Trái
Đất( đáy đại dương, tâm địa cầu,....) hoặc
không gian ngoài Trái Đất( trong không
gian vũ trụ, tại các trạm không gian vũ trụ,
tại các trạm không gian, các hành tinh
trong hệ Mặt Trời, những thiên hà xa xôi,...
)
+ Thời gian: Có thể là thời gian hiện tại,
cũng có thể là những cuộc du hành xuyên
thời gian (trở về quá khứ hoặc tới tương
lai) cũng có thể lấy bối cảnh thời gian
trong tương lai xa.
+ Cốt truyện: Thường gồm một chuỗi các
tình huống, sự kiện hoàn toàn tưởng tượng
nhưng được sắp xếp chặt chẽ, logic dựa
trên những giả thuyết, dự báo và quan niệm
khoa học.
+ Nhân vật chính: Nhân vật chính của
truyện thường có sức mạnh thể chất phi
thường hoặc trí thông minh kiệt xuất, các
sức mạnh/ năng lực này thường gắn liền
với các phát minh khoa học.
a) Mục tiêu: Củng cố những vấn đề cơ II. CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
bản của văn bản VỀ VĂN BẢN
b) Nội dung hoạt động: hs hoạt động
nhóm
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia
sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Nhắc lại 1, Tác giả
kiến thức cơ bản của văn bản? + Giuyn Véc-nơ (1828- 1905), Pháp "cha
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu đẻ" của thể loại truyện khoa học viễn
hỏi tưởng.
* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết + Nổi tiếng với “Hai vạn dặm dưới đáy
quả (cá nhân). biển, “Hành trình vào tâm trái đất, “Vòng
* Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức. quanh thế giới trong 80 ngày”
2, Văn bản
- Hoàn cảnh: Được hoàn thành năm
1868, được xem là tiểu thuyết khoa
học viễn tưởng xuất sắc của Giuyn
Véc-nơ và tạo nguồn cảm hứng cho
Gv: …….. 3 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

bao người tiếp tục cuộc hành trình


khám phá đại dương nói riêng, khám
phá những bí ẩn của thế giới bằng
những phát minh khoa học nói
chung.
- Xuất xứ: “ Cuộc trạm trán trên Đại
Dương” được trích từ chương 6 và 7
có nhan đề “ Mở hết tốc lực” và
“Con cá voi không biết thuộc loại
nào”
- Thể loại: Truyện khoa học viễn
tưởng: sự tưởng tượng dựa trên
thành tựu của khoa học công nghệ.
- Đề tài: Những phát kiến khoa học
công nghệ trong tương lai.
Phiêu lưu, mạo hiểm.
- Chủ đề: Phát minh tàu ngầm để
khám phá thế giới đáy đại dương. Từ
đó thể hiện ước vọng của con người
luôn khao khát hiểu biết, chinh phục
thiên nhiên, luôn muốn khám phá
những bí ẩn của cuộc sống
3. Cốt truyện
+ Không gian: diễn ra trong khoảng của
chiếc tàu ngầm và trên đại dương mênh,
đáy biển sâu thẳm khôn cùng, chứa đựng
những bí ẩn vô tận của tự nhiên.
Thời gian: giữa thế kỷ XIX, loài người đã
có những thiết bị lặn để khám phá thế giới
dưới lòng biển nhưng còn rất sơ sài.
Bối cảnh truyện tao phông nền cho những
cuộc thám hiểm đại dương, những chuyến
phiêu lưu vào lòng biển, thể hiện khát vọng
khám phá và chinh phục biển khơi.
4. Các sự việc chính
Các sự việc chính
+ Các sự việc trong câu chuyện được sắp
xếp theo trình tự thời gian.
+ Tình huống truyện khá li kì, hấp dẫn:
cuộc săn đuổi, đọ sức của đoàn người trên
tàu chiến Lin-côn theo dấu con cá voi bí
ẩn: “là quái vật, là hiện tượng kỳ lạ của
thiên nhiên, cái đã làm cho cả giới bác học
Gv: …….. 4 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

bế tắc, đã kích động óc tưởng tượng của


các thủy thủ ở cả hai bán cầu”
+ Các sự việc, biến cố nối tiếp nhau khiến
người đọc hồi hộp, căng thẳng dõi theo
cuộc hành trình. Cùng với đó từng chút
một, bí mật về con cá voi kỳ lạ dần dần hé
mở và cuối cùng là một sự thật bất ngờ
khiến độc giả không khỏi kinh ngạc và thú
vị.
+ Cốt truyện vừa logic, hợp lí, gắn liền với
sự phát triển của khoa học vừa có những
yếu tố kỳ lạ, bí ẩn, bất ngờ của những
chuyến phiêu lưu.
4. Tìm hiểu về nhân vật
a.Nhân vật A-rôn-nác
Giới thiệu chung về giáo sư A-rôn-nác
+ Nghề nghiệp: giáo sư của viện bảo tàng
Paris, chuyên gia nghiên cứu về tự nhiên. +
Đó là một người có hiểu biết uyên thâm về
thế giới tự nhiên, có tư duy logic, có khả
năng xét đoán, suy luận của một nhà khoa
học nhưng đồng thời, cũng là người đàn
ông có máu phiêu lưu, thích khám phá
những bí ẩn của tự nhiên.
Sự quan sát: khi quan sát cá thiết kình từ
xa, nhân vật đã nhận biết các đặc điểm của
con cá voi về kích thước, màu sắc, hình
dạng, tập tính( cách thở bằng mũi)....
Phán đoán và phân tích một cách khoa
học: khi đứng trên lưng “cá voi”, trước một
đối tượng chưa từng biết đến, A-rô-nác tiến
hành các thao tác tìm hiểu thu thập và xử
lý thông tin. =>A-rô-nác là người có sự
quan sát nhạy bén và tinh tế
+ Là một vị giáo sư, nhà khoa học hiểu
biết, điềm đạm và cẩn trọng.
+ Ông cũng là một nhà khoa học có sự
nhạy bén trước những điều mới lạ, đồng
thời luôn khao khát khám phá, tìm hiểu thế
giới tự nhiên bao la, rộng lớn.
b. Các nhân vật khác:
Nhân vật Công xây: Người trợ lý khiêm
nhường, trầm tĩnh, đáng tin cậy, người đã
Gv: …….. 5 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

giúp giáo sư thoát nạn khi bị hất văng


xuống biển.
Nét-len: Anh chàng thợ săn cá voi quả
cảm, mạnh mẽ, đầy kinh nghiệm sinh tồn
trên biển khơi nhưng cũng có cái nóng nảy,
bốc đồng.
a) Mục tiêu: Hs thực hiện các phiếu III, LUYỆN TẬP
học tập tìm hiểu từng đoạn văn bản của
truyện nhằm hiểu sâu hơn về văn bản.
b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện
phiếu học tập
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia
sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng
dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi,
nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả
ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá
nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” được trích từ tác phẩm nào?
A. Người về từ sao Hỏa. B. Bí kíp quá giang vào Ngân Hà.
C. Hai vạn dặm dưới biển. D. Cỗ máy thời gian.
(D, LT, NB).

2. Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương được kể từ ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba. C. ……………… D. …………….

3. Ai là người kể chuyện trong văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương”
A. Nhân vật Nét Len. B. Nhân vật Công-xây.
C. Nhân vật thuyền trưởng. D. Nhân vật giáo sư.

4. Phương án ĐÚNG khi nhận xét về tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất
trong văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” là
A. cho phép thể hiện sinh động, chân thực những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật
Gv: …….. 6 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

người kể chuyện, qua đó bộc lộ tính cách của nhân vật này.
B. câu chuyện trở nên gần gũi, thân thương mà lại phong phú, bí ẩn, đầy sức lôi
cuốn thông qua góc nhìn, cảm nhận hồn nhiên, trong trẻo, ấm áp của tuổi trung niên.

C. giúp câu chuyện trở nên chân thật hơn đặc biệt người kể chuyện có thể dẫn dắt
được người đọc theo sự hiểu biết của nhân vật trong cuộc, cũng khám phá và bất ngờ
như chính nhân vật trong cuộc.
D. giúp tác giả thể hiện được những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống như thông điệp
về món quà, thông điệp về những bí mật.

5. Cuộc đuổi bắt của đoàn tàu với con cá gì?


A. Cá thiết kình. B. Cá voi xanh.
C. Cá mập trắng. D. Cá nhà táng.
6. Không gian diễn ra câu chuyện là gì?
A. Không gian thánh địa Hy Lạp.
B. Không gian Tâm Vũ Trụ.
C. Cả A, B đúng. D. Cả A, B sai.

7. Xác định thể loại của văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương”?
A. Truyện đồng thoại. B. Truyện trinh thám.
C. Truyện khoa học viễn tưởng. D. Truyện cổ tích.

8. Nhân vật “tôi” đã di chuyển trong không gian đó bằng phương tiện gì?
A. Bằng tàu chiến. B. Bằng du thuyền.
C. Bằng thuyền buồm. D. Bằng ca nô.

9. Tại sao khi bắt đầu vào cuộc săn bắt lại khiến cho những người tham gia cảm thấy
thất vọng và giận dữ?
A. Vì đoàn thủy thủ trên tàu phát hiện lưới đánh cá ở hai bên thành tàu bị rách.
B. Vì thời tiết không ủng hộ khi lượng sương mù quá nhiều che mất tầm nhìn.
C. Vì xuất hiện cùng lúc nhiều con cá to khiến cho những người tham gia trở tay
không kịp.
D. Vì những trang thiết bị trên tàu không thể dùng để săn bắt cá.
10. Tại sao tàu Lin - côn khi cách con cá bốn trăm mét lại cho máy ngừng chạy để
cho thuyền chuyển động theo quán tính?
A. Vì tàu bất ngờ bị hỏng động cơ.
B. Vì lúc này mọi người đều bận săn bắt cá.
C. Vì tàu lúc này đã hết nhiên liệu.
D. Vì không muốn đánh động khiến con cá thức giấc.

11. Nhận xét về việc tàu chiến Lin-côn được cử đi săn bắt con cá thiết kình?
A. Việc tàu chiến Lin-côn của hạm đội Mỹ được cử đi săn bắt con cá thiết kình cho
thấy mức độ cần thiết và quan trọng của công việc.
Gv: …….. 7 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

B. Việc tàu chiến Lin-côn được cử đi săn bắt con cá thiết kình cho thấy niềm đam
mê chinh phục thiên nhiên của hạm đội Mỹ.
C. Việc tàu chiến Lin-côn được cử đi săn bắt con cá thiết kình cho thấy quân đội Mỹ
có rất nhiều thời gian để tham gia vào các hoạt động rèn luyện kỹ năng.
D. Việc tàu chiến Lin-côn được cử đi săn bắt con cá thiết kình cho thấy quân đội Mỹ
có nhiều thiết bị tối tân hiện đại có thể chịnh phục được thiên nhiên.
12. Tại sao Nét lại không thể bắn thủng được con cá thiết kình?
A. Vì con cá có lớp da bọc thép.
B. Vì con cá có lớp da quá trơn.
C. Vì con cá tránh được phát tên của Nét.
D. Vì con cá chính là chiếc tàu ngầm.

13. Nhận xét về việc để người kể chuyện ngôi thứ nhất đồng thời cũng là giáo sư
trực tiếp xuất hiện và tham gia vào diễn biến truyện?
A. Việc để người kể chuyện ngôi thứ nhất đồng thời cũng là giáo sư trực tiếp xuất
hiện và tham gia vào diễn biến truyện giúp câu chuyện được kể lại mang tính thuyết
phục cao.
B. Việc để người kể chuyện ngôi thứ nhất đồng thời cũng là giáo sư trực tiếp xuất
hiện và tham gia vào diễn biến truyện giúp câu chuyện được kể lại mang tính chân
thực cao.
C. Việc để người kể chuyện ngôi thứ nhất đồng thời cũng là giáo sư trực tiếp xuất
hiện và tham gia vào diễn biến truyện giúp câu chuyện được kể lại mang tính khoa
học cao.
D. Việc để người kể chuyện ngôi thứ nhất đồng thời cũng là giáo sư trực tiếp xuất
hiện và tham gia vào diễn biến truyện giúp câu chuyện được kể lại mang tính công
bằng cao.
(TB, BT, VD)
14. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoạc kép trong câu dưới đây: Chừng nào cái "phao"
này còn nổi thì tôi chẳng có gì phản đối. Nhưng nếu nó giờ trò lặn xuống thì cái
mạng tôi chẳng đáng hai đô-la!
A. Đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
C. Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
D. Đánh dấu phần chú thích, phần bổ sung thêm.

15. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoạc kép trong câu dưới đây: Chắc là nhờ được xoa
bóp toàn thân, nên tôi tỉnh lại ngay. Tôi mở mắt...
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
B. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.
C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
D. Gợi sự lắng đọng của cảm xúc không thể nói thành lời.
16. Đâu là nhận xét đúng về phương thức biểu đạt của văn bản?
A. Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương có phương thức biểu đạt chính là miêu tả
Gv: …….. 8 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

kết hợp với tự sự và biểu cảm.


B. Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương có phương thức biểu đạt chính là tự sự
kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
C. Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương có phương thức biểu đạt chính là biểu
cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
D. Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương có phương thức biểu đạt chính là nghị
luận kết hợp với tự sự và miêu tả.
17. Đâu là nhận xét KHÔNG ĐÚNG về giá trị nội dung của văn bản?
A. Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương thể hiện khát vọng chinh phục đại
dương.
B. Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương thể hiện khát vọng tuổi trẻ của những
thủy thủ.
C. Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương thể hiện khát vọng làm chủ thế giới bí ẩn
của con người.
D. Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương thể hiện khát vọng chinh phục khoa học.
18. Con người cần làm gì để vừa chinh phục thiên nhiên vừa không làm ảnh hưởng
tới môi trường?
A. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên.
B. Giảm thiểu việc sử dụng nhựa hoặc túi nilon.
C. Ưu tiên sản phẩm tái chế. D. Cả A, B, C đúng.
ĐÁP ÁN: 1A,2ª,3D,4C, 5ª, 6C, 7C, 8ª,9B,10D, 11ª, 12D, 13C, 14B, 15C, 16B, 17B,
18D
Em hãy đóng vai một nhân vật trong Gợi ý:
văn bản Cuộc chạm trán trên đại - Phân tích đề:
dương kể lại khoảnh khắc nhìn thấy + Dạng đề: viết đoạn văn
con tàu ngầm Nau-ti-luýt bằng đoạn + Chủ đề: đóng vai nhân vật.
văn (khoảng 5-7 câu). + Dung lượng: từ 5-7 câu.
- Tìm ý: đóng vai một nhân vật trong văn
bản Cuộc chạm trán trên đại dương kể lại
khoảnh khắc nhìn thấy con tàu ngầm Nau-
ti-luýt bằng đoạn văn.
Gợi ý:
+ Em là nhân vật nào trong văn bản (lợi thế
của nhân vật đó khi kể lại)?
+ Em gặp con tàu ngầm Nau-ti-luýt trong
hoàn cảnh nào: thời gian? không gian? địa
điểm?
+ Ấn tượng của em về con tàu đó là gì?
+ Cảm xúc và suy nghĩ của em về con tàu
ngầm Nau-ti-luýt?
- Viết đoạn: Chú ý lỗi diễn đạt và lỗi chính
tả trong đoạn văn.

Gv: …….. 9 Trường THCS………...


Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

Gợi ý:
Nêu quan điểm của em về nhận định Đây là dạng đề mở, học sinh cần kết nối
"Sự sống đầu tiên trên Trái đất này văn bản với trải nghiệm cá nhân để trả lời.
sinh từ đại dương" Em có thể đồng tình hay phản đối với nhận
định trên. Sau khi đưa ra được ý kiến đồng
tình hay phản đối em cần đưa ra lí giải của
mình (dựa vào đâu mà em có thể đưa ra ý
kiến đó).

PHIẾU HỌC TẤP SỐ 1: Đọc lại văn Câu 1


bản Cuộc chạm trán dưới đáy đại + Sự việc 1: Tàu Lin - côn chuẩn bị sẵn
dương trong SGK (tr. 27 - 32) và trả sàng để nghênh chiến.
lời các câu hỏi: Hãy nêu vắn tắt những + Sự việc 2: Tàu Lin - côn đuổi bắt “con
sự việc chính diễn ra trong truyện theo cá”.
trật tự thời gian. + Sự việc 3: Tàu Lin - côn tấn công “con
Câu 1 cá”.
Hãy nêu vắn tắt những sự việc chính + Sự việc 4: Tàu Lin - côn bị đánh bại.
diễn ra trong truyện theo trật tự thời + Sự việc 5: Ba nhân vật bị bắt
gian.
Sự việc 1 => Sự việc 2 => Sự việc 3
=> Sự việc n
Câu 2: Vì sao khi còn cách “con cá” Khi còn cách “con cá” khoảng 400 mét, tàu
khoảng bốn trăm mét, tàu Lin-côn lại Lin – côn lại tắt máy, chỉ chuyển động theo
tắt máy, chỉ chuyển động theo quán quán tính bởi vì thuyền trưởng muốn tàu
tính? chuyển động từ từ để con cá không tỉnh
giấc. Đoàn tàu có thể dựa vào cơ hội đó để
bắt được con cá.

Câu 3: Em nghĩ gì về việc tàu Lin-côn, Tàu Lincon – một trong những chiếc tàu
một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhanh nhạy nhất của quân đội Mỹ được cử
nhất của hạm đội Mỹ, được cử đi săn đi săn “con cá thiết kình” đã cho thấy rằng
“con cá thiết kình” con cá ấy có sức mạnh khủng khiếp và để
săn được nó phải cần đến những hạm đội
tinh nhuệ nhất.
Câu 4: Vì sao ở thời điểm câu chuyện Ở thời điểm câu chuyện được kể, “cả giới
được kể, “cả giới bác học bế tắc”, bác học bế tắc”, không giải mã được “con
không giải mã được “con quái vật biển quái vật biển cả” đó thuộc loài động vật gì
cả” đí thuộc loài động vật gì? bởi họ chưa từng gặp một loài động vật
nào to lớn và có tốc độ bơi nhanh như vậy.
Câu 5 Tôi vô cùng ngạc nhiên và bất ngờ khi biết
Em hãy thử đặt mình vào vai nhân vật được rằng đó không phải là một con cá như
giáo sư – người kể chuyện ngôi thứ mình đã nghĩ mà đó là một sản phẩm của
nhất – để diễn tả cảm xúc khi “chính khoa học tiên tiến, hiện đại do con người
Gv: …….. 10 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

mắt mình trông thấy một cái gì đó kì chế tạo ra.
diệu, siêu nhiên, lại do thiên tài con
người tạo ra”.
Câu 6: Theo em, tàu ngầm Nau-ti-luýt Chọn đáp án D
có thể hoạt động được ở cơ chế nào?
A. Chạy trên mặt nước
B. Chạy nửa chìm nửa nổi
C. Đi ngầm
D. Cả 3 cơ chế
Câu 7: Hãy chỉ ra công dụng của dấu a. Dấu ngoặc kép có tác dụng thông báo
ngoặc kép và dấu chấm lửng trong các cho mọi người biết “phao” được hiểu theo
trường hợp sau: nghĩa đặc biệt (chỉ chiếc tàu ngầm)
a. Chừng nào cái “phao” này còn nổi b. Dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ dở,
thì tôi chẳng có gì phản đối. Nhưng diễn tả đúng trạng thái mệt mỏi, hoang
nếu nó giở trò lặn xuống thì cái mạng mang của người vừa tỉnh lại sau khi bị
tôi chẳng đáng hai đô-la! ngất.
b. Chắc là nhờ được xoa bóp mạnh
toàn thân, nên tôi tỉnh lại ngay. Tôi mở
mắt…

** Hướng dẫn về nhà:


- Học kĩ nội dung vừa ôn tập
- Chuẩn bị buổi sau ôn:…
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT ..........: ÔN TẬP: MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a, Năng lực đặc thù: Củng cố
- Nhận biết được đặc điểm của mạch lạc và liên kết.
- Hiểu được chức năng của mạch lạc và liên kết trong văn bản.
- Chỉ ra được các phương tiện ngôn ngữ dùng để tạo nên tính liên kết cho văn bản.
b, Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để
tìm hiểu được nội dung của chủ đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải
quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước
lớp.
2, Phẩm chất
- Chăm chỉ, ham học
- Trách nhiệm: Có ý thức nói và viết một cách logic, rõ ràng và mạch lạc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Gv: …….. 11 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.


- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: HS trả lười câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Tại sao trong văn bản cần tính mạch lạc?
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).
* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi ôn
tập “ ………..”
2. Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
a) Mục tiêu: Củng cố mạch lạc và I. CỦNG CỐ LÝ THUYẾT
chức năng của nó trong văn bản
b) Nội dung hoạt động: hs hoạt động
nhóm
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia
sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Nhắc lại 1. Nhận biết mạch lạc và chức năng
mạch lạc và chức năng của nó trong của nó trong văn bản
văn bản, liên kết và chức năng của nó + Mạch lạc là sự liền mạch về nội dung của
trong văn bản? văn bản.
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu + Mạch lạc được tạo ra dựa trên sự thống
hỏi nhất về chủ đề và sự tiếp nối theo một trình
* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết tự hợp lí giữa các câu trong đoạn văn hoặc
quả (cá nhân). giữa các đoạn văn trong văn bản.
* Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức. 2. Nhận biết liên kết và chức năng
của nó trong văn bản
Liên kết là quan hệ về mặt hình thức giữa
các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn
trong văn bản, thể hiện qua các phương
tiện ngôn ngữ
PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC LIÊN
KẾT
Phép nối : thể hiện qua các từ ngữ có tác
dụng nối giữa các câu, các đoạn văn.
Phép lặp: Thể hiện qua việc lặp lại các từ
ngữ đã xuất hiện ở những câu văn trước.
Phép thế: Thể hiện qua việc thay thế các
Gv: …….. 12 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước bằng


những từ ngữ đồng nghĩa hoặc có nghĩa
tương đương.
a) Mục tiêu: Hs thực hiện các bài tập II, LUYỆN TẬP
để củng cố kiến thức
b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện
phiếu học tập
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia
sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng
dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi,
nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả
ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá
nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mạch lạc trong văn bản là gì?
A. Các câu, các đoạn trong văn bản phải hướng đến chủ đề chung và được sắp xếp
theo trình tự hợp lí thể hiện rõ chủ đề của văn bản.
B. Các câu, các đoạn trong văn bản phải hướng đến nhiều chủ đề và có thể tổ chức
sắp xếp theo trình bất kì.
C. Các câu, các đoạn trong văn bản có thể xuất hiện nhiều mâu thuẫn với nhau và
không cần quan tâm tới cách tổ chức sắp xếp các câu, các đoạn văn.
D. Các câu, các đoạn trong văn bản chỉ cần quan tâm tới sự rõ ràng về nội dung mà
k cần quan tâm tới cách tổ chức sắp xếp các câu, các đoạn văn.
2. Một văn bản có tính mạch lạc cần đảm bảo những gì?
A. Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý
nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc.
B. Các câu, các đoạn trong văn bản phải hướng đến chủ đề chung.
C. Các câu, các đoạn trong văn bản cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí thể hiện rõ
chủ đề của văn bản.
D. Cả A, B, C đúng.
3. “Phương tiện liên kết là các bộ phận trong văn bản được gắn kết chặt chẽ với nhau
qua các phương tiện ngôn ngữ” nhận định này đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai. C. ... D. ...
Gv: …….. 13 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

4. Phương án KHÔNG ĐÚNG về các loại phương tiện liên kết văn bản?
A. Từ ngữ nối. B. Từ ngữ thay thế.
C. Từ ngữ địa phương. D. Từ ngữ được lặp lại.
5. Liên kết trong văn bản là gì?
A. Liên kết là quan hệ về mặt hình thức giữa các câu trong đoạn văn
hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản.
B. Liên kết là sự kết nối tác phẩm này với tác phẩm khác, tạo nên sự liên kết về mặt
chủ đề, đề tài giữa các tác phẩm.
C. Liên kết là sự liên hệ giữa các đoạn, các phần của văn bản với nhau.
D. Cả A, B, C đúng.
6. Để văn bản có tính liên kết người viết cần:
A. làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất, gắn bó với nhau.
B. kết nối câu, đoạn văn đó bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp.
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai.
7. Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn
bản?
A. Dòng suối nhỏ uống lượn dưới chân đồi. B. Ánh lửa hồng reo vui trong chiếc
kiềng ba chân.
C. Những con đường gấp khúc và quanh co. D. Cây lá trong vườn nhả khói thơm.
8. Dòng nào sau đây phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản?
A. Những cánh đồng hoa khúc khuỷu gập ghềnh.
B. Làn khói tỏa trên mái rạ.
C. Những con đường mòn trong cung đường quanh co.
D. Rễ cây bám sâu vào rễ chùm.
9. Tính mạch lạc trong văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” được thể hiện ở
các khía cạnh nào?
A. Chủ đề xuyên suốt chính là quá trình chinh phục đại dương của con người.
B. Trình tự văn bản xoay quanh thể hiện chủ đề một cách liên tục, rất mạch lạc:
chuẩn bị săn bắt con cá thiết kình, quá trình săn bắt con cá thiết kình, kết quả của
quá trình săn bắt con cá thiết kình.
C. Cả A và B đều sai. D. Cả A và B đều đúng.
10. Các sự việc trong văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” được liên kết với
nhau chủ yếu theo mối liên hệ nào?
A. Liên hệ tâm lí (nhớ lại) và thời gian.
B. Liên hệ không gian và ý nghĩa (tương đồng, tương phản).
C. Liên hệ thời gian và không gian.
D. Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản) và thời gian.
11. Hãy sắp xếp các ý sau đây để tạo được một đoạn văn có bố cục rõ ràng: (1)
Chuyện đánh cá của Nét, chuyện chiến đấu tay đôi với cá voi đượm một chất thơ
chân thực. (2) Nét kể chuyện theo lối anh hùng ca, đôi lúc tôi có cảm tưởng như
đang nghe một Hô-me người Ca-na-đa đang ca I-li-át. (3) Dần dần Nét cởi mở hơn,
và tôi sẵn lòng nghe anh ta kể chuyện cuộc đời phiên bạt của mình ở vùng biển Bắc
và Nam cực. (4) Nét xuất thân từ một gia đình gốc rễ lâu đời ở thành phố Quê-bếch
Gv: …….. 14 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

thuộc dòng dõi những thủy thủ can trường từ thời thành phố còn thuộc Pháp.
A. (4) - (3) - (1) - (2). B. (4) - (3) - (1) - (2). C. (1) - (4) - (2) - (3).
D. (2) - (4) - (1) - (3).
12. Cho đoạn văn sau: Tôi vừa bước vào trong vòm cành lá rậm rạp thì sự chú ý của
tôi bị thu hút ngay vào một hiện tượng độc đáo của thiên nhiên mà trong đời hoạt
động khoa học tôi chưa từng gặp. Tất cả đều hướng thẳng lên mặt nước như những
cái roi sắt. Rong biển dường như bất động, nên muốn đi qua, chúng tôi phải lấy tay
rẽ chúng sang hai bên. Nhưng vừa buông tay, chúng lại trở về vị trí cũ. Đây thật là
thế giới của những đường thẳng đứng! (Hai vạn dặm dưới biển, Jules Verne, trang
70) Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì.
A. Đoạn văn phía dưới được kết nối với đoạn văn phía trên về mặt nghệ thuật.
B. Hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt nội dung.
C. Đoạn văn phía dưới được kết nối với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian.
D. Đoạn văn phía dưới được kết nối với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa không
gian.
13. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 13 - 15: Tôi thức dậy lúc sáu giờ sáng.
Nắp tàu còn đóng kín. Đúng là dưỡng khí không được dự trữ thêm từ hôm qua. Tuy
vậy, những bình dưỡng khí dự trữ được sử dụng kịp thời đã cung cấp mấy mét khối,
làm không khí dễ thở hơn. (Hai vạn dặm dưới biển, Jules Verne, trang 69) Đoạn văn
trên nói tới nội dung gì?
A. Cách lấy dưỡng khí trong tàu. B. Dưỡng khí trong tàu.
C. Cách duy trì dưỡng khí trong tàu. D. Cách trao đổi dưỡng khí trong tàu.
14. Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên là gì?
A. Đúng là, tuy vậy. B. Tuy vậy, đã. C. Đúng là, làm. D. Đã, làm.
15. Với cụm từ "Tuy vậy" giúp hai câu văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về
mặt nội dung là nhận định:
A. Đúng. B. Sai. C. ... D. ...
16. Tìm một từ thích hợp làm phương tiện liên kết trong hai đoạn văn sau: Rủi ro
cho những thổ dân nào dám động tới con vật linh thiêng này! Nhưng tàu Nau-ti-lúx
không chạm trán với chúng. Tàu chạy ngang qua đảo Ti-mo lúc giữa trưa, khi viên
thuyền phó lên quan sát như thường lệ. ................... tàu Nau-ti-lúx hướng về phía tây
nam và tiến vào ấn Độ Dương. Thuyền trưởng Nê-mô định đưa chúng tôi đến
phương trời nào đây? ông ta có quay lại bờ biển châu á không? Hay ông ta đến bờ
biển châu Âu? (Hai vạn dặm dưới biển, Jules Verne, trang 69)
A. Sau cùng. B. Tuy nhiên. C. Đến đây. D. Chốt lại.
17. Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 17, 18: Sau khi dự trữ không khí,
tàu lại lặn xuống sâu độ mười lăm mét. Khi cần tàu có thể dễ dàng nổi lên mặt nước.
Hôm đó, 19 tháng giêng, khác với lệ thường, tàu nhiều lần nổi lên lặn
xuống. ................... cứ mỗi lần nổi lên, viên thuyền phó lại lên boong và nói câu nói
quen thuộc. Thuyền trưởng Nê-mô không xuất hiện. Trong số thủy thủ, hôm đó tôi
chỉ thấy người phục vụ vẫn lặng lẽ cho chúng tôi ăn uống một cách chu đáo. Điền từ
thích hợp vào dấu ................... :
A. Tuy nhiên. B. Nhưng. C. Và. D. Có thể.
Gv: …….. 15 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

18. Từ liên kết còn thiếu ở dấu ................... cần mang ý nghĩa liên kết về nội dung
như thế nào?
A. Nối tiếp. B. Tăng tiến. C. Tương phản. D. Nguyên nhân – kết quả
ĐÁP ÁN: 1A, 2D, 3AQ, 4C, 5D, 6C, 7D, 8B, 9D, 10C, 11B, 12B, 13B, 14A, 15A,
16C, 17C, 18A.
Gợi ý:
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại - Phân tích đề:
chuyến du hành vũ trụ (trong tưởng + Dạng đề: viết đoạn văn
tượng) của em, trong đoạn văn có thể + Chủ đề: chuyến du hành vũ trụ (trong
hiện được sự mạch lạc và có ít nhất 2 tưởng tượng).
từ liên kết được sử dụng. + Dung lượng: từ 5-7 câu.
- Tìm ý: kể lại chuyến du hành vũ trụ
(trong tưởng tượng) của em. Gợi ý:
+ Em sẽ giới thiệu những gì về chuyến du
hành vũ trụ (trong tưởng tượng) của mình:
(-) Giới thiệu thời gian, không gian của
chuyến du hành.
(-) Giới thiệu những nhân vật có liên quan
đến chuyến du hành.
+ Kể lại những vấn đề trong chuyến du
hành?
(-) Điều gì đã xảy ra?
(-) Vì sao chuyến du hành lại xảy ra như
vậy?
(-) Cảm xúc của em về chuyến du hành?
- Viết đoạn: Chú ý lỗi diễn đạt và lỗi chính
tả trong đoạn văn, đảm bảo các yêu cầu về
tiếng Việt mà đề bài đưa ra như: sự mạch
lạc của đoạn văn (nói về chủ đề xuyên suốt
là chuyến du hành vũ trụ), hay sử dụng các
loại phương tiện liên kết văn bản thường
được sử dụng là từ ngữ nối, từ ngữ thay thế
(thay thế bằng đại từ, từ ngữ đồng nghĩa)
hoặc từ ngữ được lặp lại.
Gợi ý:
Hãy tự đặt 5 câu văn về thế giới viễn • Em có thể lựa chọn bất kì một đối tượng
tưởng trong đó có sử dụng các phương nào của thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt
tiện liên kết (gạch chân các phương của con người để đặt câu.
tiện liên kết đó và nêu rõ chức năng • Tham khảo ví dụ sau:
của chúng) - Johnson đang điều tra một cơ quan bí mật
chuyên nghiên cứu các vật thể bị đảo
ngược, chúng dường như chỉ di chuyển
Gv: …….. 16 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

ngược thời gian. => từ ngữ thay thế


“chúng” thay cho các vật thể bị đảo ngược.
Tác dụng: Các phương tiện liên kết này
đảm bảo sự kết nối về hình thức của câu
văn. Sự liên kết đó làm cho câu văn tạo
thành một chỉnh thể thống nhất, chứ không
phải là nhwunxg câu văn rời rạc được sắp
xếp với nhau một cách cơ học.
Hãy chỉ ra các phương tiện liên kết + Phép thế: “Thiên hà khổng lồ NGK
được sử dụng trong đoạn văn sau và 4565” trong câu (1) và “thiên hà” trong câu
nêu chức năng của chúng: (3) được thế bằng từ “nó”.
(1) Thiên hà khổng lồ NGK 4565 trong Chức năng: Giúp cho đoạn văn tránh lặp từ
chòm Tóc Vê-rô-nhi-ca nom rất đẹp. Ở + Phép lặp: thiên hà, bánh xe
xa bảy triệu pác-xếc, có thể nhìn thấy Chức năng: giúp duy trì đối tượng được nói
rìa của nó. (3) Thiên hà nghiêng về đến trong đoạn văn.
một phía như con chim đang lượn. (4)
Nó trải rộng về mọi hướng, nom như
cái đĩa mảnh và rõ ràng là cấu tạo bởi
những nhánh hình xoáy ốc. (5) Còn ở
trung tâm, cái nhân hình cầu rất bẹt
cháy rực, nom như một khối sáng dày
đặc. (6) Ta thấy rõ rệt là những đảo sao
dẹt như thế nào: có thể so sánh thiên hà
với cái bánh xe mỏng của bộ máy đồng
hồ. (7) Rìa bánh xe nom không rõ,
dường như hoà tan vào bóng tối không
đáy của không gian
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các + Phép lặp: Ở đâu, tôi
phương tiện liên kết được sử dụng + Phép thế: Từ “vứt bỏ cái mũ sắt đang bảo
trong đoạn trích sau: vệ đầu” được thay thế bằng “làm như vậy”
(1) Tôi đang ở đâu? (2) Ở đâu? (3) Tôi Tác dụng: Các phương tiện liên kết giúp
muốn biết điều đó, muốn biết điều đó cho đoạn văn được mạch lạc và thống nhất
dù có phải vứt bỏ cái mũ sắt đang bảo về nội dung, cho thấy sự tò mò, hứng thú
vệ đầu! muốn khám phá đáy biển của nhân vật
(4) Nhưng thuyền trưởng Nê-mô đã “tôi”
bước tới gần tôi và ra hiệu cho tôi
đừng làm như vậy.
Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn + Mạch lạc về nội dung: Các câu trong
văn sau: đoạn văn triển khai và làm rõ chủ đề của
Trước mắt tôi hiện ra một thành phố đoạn văn: Khung cảnh thành phố Át – lan
chết: những toà nhà đổ nát, những đền – tích dưới đáy biển.
đài hoang tàn. Xa xa là những ống dẫn + Mạch lạc về hình thức: Lặp từ “xa”, cho
nước khổng lồ. Xa hơn một chút là vết thấy khung cảnh thành phố được hiện ra
Gv: …….. 17 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

tích của một hải cảng, nơi xưa kia có trước mắt nhân vật từ gần đến xa – một
nhiều tàu buôn và tàu chiến ra vào. Xa thành phố mới lạ, hấp dẫn mà lần đầu nhân
hơn rồi nữa là những dãy nhà đổ nát, vật “tôi” được nhìn thấy.
những dãy phố hoang vu.

Chỉ ra các phương tiện liên kết được + Phép thế: Thay “cỗ máy thời gian” bằng
sử dụng trong đoạn văn sau và nêu “nó”
chức năng của chúng: + Phép lặp: nó
(1) Hôm thứ Năm tuần trước, tôi có Tác dụng: Phép liên kết giúp đoạn văn trở
trình bày với vài người trong số quý vị nên mạch lạc, rành mạch và duy trì được
những nguyên lí của Cỗ máy Thời đối tượng của đoạn văn.
gian, và đã cho các vị ấy thấy chính nó
lúc chưa được hoàn thiện. (2) Hiện giờ
nó vẫn ở đó nhưng đã bị hỏng hóc chút
đỉnh sau chuyến đi... (3) Đúng mười
giờ sáng nay, Cỗ máy Thời gian đầu
tiên đã bắt đầu đời hoạt động của nó.
(4) Tôi gắn cho nó cái ren cuối cùng,
siết lại tất cả đinh ốc, nhỏ thêm một
giọt dầu lên thanh thạch anh, rồi ngồi
lên yên.
Hãy phân tích tính mạch lạc của + Liên kết về nội dung: Nhân vật tôi kể lại
đoạn văn sau: cuộc du hành trong không gian của mình,
Khi tôi lao đi, đêm nối tiếp ngày như kể về sự thay đổi thời gian trong không
nhịp vỗ của một đôi cánh đen. Tôi trung so với thời gian thực tế.
dường như chẳng còn thấy khung cảnh + Liên kết về hình thức: Lặp từ “tôi”, một
nhoè nhoẹt của phòng thí nghiệm, và số từ cùng trường nghĩa: mặt trời – bầu trời
tôi nhìn thấy mặt trời nhảy vọt rất – mặt trăng – trăng non – trăng rằm – vì
nhanh ngang bầu trời, mỗi cú là một sao.
phút, và mỗi phút tội đánh dấu một
ngày. Tôi đoán là phòng thí nghiệm đã
bị phá huỷ và tôi ở ngoài trời. [...] Tối
và sáng nối tiếp nhau chỉ trong tích
tắc khiến mắt tôi đau đớn cực độ. Thế
rồi, giữa những màn đêm cách quãng
nối đuôi nhau, tôi thấy mặt trăng di
chuyển rất nhanh qua các tuần trăng,
từ trăng non tới trăng rằm, và thấp
thoáng thấy bóng dáng những vì sao.
** Hướng dẫn về nhà:
- Học kĩ nội dung vừa ôn tập
- Chuẩn bị buổi sau ôn:…

Gv: …….. 18 Trường THCS………...


Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

ÔN TẬP: VĂN BẢN DẤU ẤN HỒ KHANH – Nhật Văn –


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Văn bản “Dấu ấn Hồ Khanh” của tác giả nào?
A. Hồ Thanh Trang. B. Nhật Văn. C. Minh Nguyễn. D. Minh Nhương.

2. Văn bản Dấu ấn Hồ Khanh có thể chia thành mấy phần?


A. 2 phần. B. 3 phần. C. 4 phần. D. 5 phần.

3. Văn bản Dấu ấn Hồ Khanh nói tới việc khám phá các hang động ở tỉnh thành nào?
A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Quảng Bình. D. Quảng Trị

4. Văn bản Dấu ấn Hồ Khanh nói tới vai trò quan trọng của ai?
A. Hồ Khanh. B. Người dân Quảng Bình. C. Các cán bộ tỉnh Quảng Bình.
D. Các nhà thám hiểm nước ngoài.

5. Nghề nghiệp của Hồ Khanh là gì?


A. Thợ nề. B. Thợ tiện. C. Thợ mỏ. D. Thợ sơn tràng.

6. Thể loại của văn bản Dấu ấn Hồ Khanh là gì?


A. Văn bản nghị luận xã hội. B. Văn bản thông tin.
C. Văn bản nghị luận văn học. D. Văn bản khoa học.

7. “Dấu ấn Hồ Khanh là văn bản thông tin cug cấp những tri thức, hiểu biết vai trò của Hồ
Khanh trong việc khám phá ra các hang động ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. ” đây là
nhận định:
A. đúng B. sai C. ... D. ...

8. Nhận xét về nhan đề của văn bản Dấu ấn Hồ Khanh?


A. Ngắn gọn, súc tích. B. Thể hiện được nội dung của văn bản.
C. Cả A, B đúng. D. Cả A, B sai.

9. Những thông tin cơ bản về nhân vật Hồ Khanh không được nhắc tới trong văn bản?
A. Thế giới nội tâm. B. Thành tích. C. Tính cách. D. Quê quán.

10. Hình ảnh trong văn bản minh họa nội dung gì?
A. Minh họa hang động Sơn Đoòng.
B. Minh họa một hang động không tên ở Quảng Bình.
C. Minh họa hang động Phong Nha.
D. Minh họa hang động Tam Cốc.

11. Hình ảnh trong văn bản có tác dụng như thế nào?
A. Giúp cho cách thức thể hiện thêm sinh động.
Gv: …….. 19 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

B. Tăng độ tin cậy cho thông tin trong bài viết.


C. Giúp người đọc hình dung được hình ảnh về hang động Sơn Đoòng.
D. Cả A, B, C đều đúng.

12. Mục đích của văn bản Dấu ấn Hồ Khanh?


A. Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về các cuộc thám hiểm tại các hang
động ở trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng
B. Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về vai trò của Hồ Khanh trong việc
khám phá ra các hang động ở trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng.
C. Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về các cụm hang động đặc biệt ở
trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng.
D. Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin khác biệt và giống nhau về các loại
hang động ở trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng.

13. Đâu là chuyến đi đáng nhớ nhất của Hồ Khanh?


A. Thám hiểm hang động Phong Nha. B. Thám hiểm hang động Hạ Đoòng
C. Thám hiểm hang động Sơn Đoòng. D. Thám hiểm hang động Thượng Đoòng.

14.NĐâu là đặc điểm tính cách của nhân vật Hồ Khanh?


A. Ưa thích theo đuổi những điều mới mẻ. B. Ưa thích khám phá.
C. Ưa thích học hỏi những điều mới lạ. D. Ưa thích những điều dị biệt.

15.NChỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu dưới đây: Và rồi Hồ Khanh trở thành cái
tên quen thuộc gắn liền với những "chiến tích" khám phá hang động của các nhà nghiên
cứu khoa học.
A. Đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C.
Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn. D. Đánh dấu phần
chú thích, phần bổ sung thêm.

16. Đâu là nhận xét KHÔNG ĐÚNG về nghệ thuật của văn bản?
A. Thành công trong miêu tả nhân vật. B. Từ ngữ giàu hình ảnh sinh động hấp dẫn.
C. Thông tin chính xác, rõ ràng, phong phú. D. Ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ.

17. Đâu là nhận xét KHÔNG ĐÚNG về giá trị nội dung của văn bản?
A. Văn bản Dấu ấn Hồ Khanh thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.
B. Văn bản Dấu ấn Hồ Khanh thể hiện niềm say mê tìm tòi khám phá thiên nhiên.
C. Văn bản Dấu ấn Hồ Khanh thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước.
D. Văn bản Dấu ấn Hồ Khanh thể hiện khát vọng chinh phục khoa học.

18. Theo em, để trở thành nhà thám hiểm cần đảm bảo những yêu cầu nào?
A. Sức khỏe thể lực. B. Am hiểu về lĩnh vực thám hiểm.
C. Khả năng xử lí các tình huống. D. Cả A, B, C đúng.
ĐÁP ÁN:
Gv: …….. 20 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

Viết 5-7 câu bày tỏ ấn tượng của em về hang động Sơn Đoòng.
Gợi ý:
Bước 1: Phân tích đề
- Dạng đoạn văn bày tỏ ấn tượng của em về hang động Sơn Đoòng.
- Dung lượng đoạn văn: từ 5-7 câu
Bước 2: Tìm ý
- Không khí
- Vẻ đẹp khi đi vào hang, vẻ đẹp kì vĩ càng cuốn hút.
- Phía trên là ánh sáng mặt trời, phía dưới hang là con sông ngầm sâu hun hút.
→ Trở thành hang động lớn nhất thế giới.
Bước 3: Viết đoạn
- Chú ý lỗi chính tả và diễn đạt
- Chú ý dung lượng đoạn văn (không viết quá dài hoặc quá ngắn so với dung lượng yêu
cầu).

Tìm hiểu và kể tên ít nhất 5 hang động nổi tiếng trên thế giới.
Gợi ý:
Đây là dạng đề mở, học sinh cần tham khảo thông tin trên sách báo hoặc internet
HS có thể dựa vào gợi ý sau để trả lời:
- Hang Marble Cathedral thuộc vùng đất Patagonia, Chile
- Hang động Waitomo Glowworm thuộc đảo Bắc, New Zealand
- Hệ thống động Batu, Malaysia
- Hang động Tham Lod, Thái Lan
- Hang động Vatnajökull Glacier, Iceland

ÔN TẬP VĂN BẢN CHIẾC ĐŨA THẦN

1. Văn bản “Chiếc đũa thần” được trích từ tác phẩm nào?
A. Người về từ sao Hỏa. B. Tinh vân Tiên Nữ. C. Hai vạn dặm dưới biển.
D. Cỗ máy thời gian.

2. Văn bản “Chiếc đũa thần” được kể từ ngôi thứ mấy?


A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba. C. ……………… D. …………….

Gv: …….. 21 Trường THCS………...


Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

3. Phương án ĐÚNG khi nhận xét về tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể thứ ba trong văn
bản “Chiếc đũa thần” là:
A. cho phép thể hiện sinh động, chân thực những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật người kể
chuyện, qua đó bộc lộ tính cách của nhân vật này.
B. người kể chuyện ngôi thứ ba, "giấu mình" khiến người đọc có cảm giác câu chuyện
đang tự nó diễn ra. Ngôi kể có khả năng "thấu suốt" mọi chuyện khách qquan nhìn nhận và
đánh giá sự việc.
C. giúp câu chuyện trở nên chân thật hơn đặc biệt người kể chuyện có thể dẫn dắt được
người đọc theo sự hiểu biết của nhân vật trong cuộc, cũng khám phá và bất ngờ như chính
nhân vật trong cuộc.
D. giúp tác giả thể hiện được những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống như thông điệp về
món quà, thông điệp về những bí mật.

4. Xác định thể loại của văn bản “Chiếc đũa thần”?
A. Truyện đồng thoại. B. Truyện trinh thám.
C. Truyện khoa học viễn tưởng. D. Truyện cổ tích.

5. Ai là người nhân vật chính trong văn bản “Chiếc đũa thần”?
A. Một nhà khoa học. B. Một bác sĩ.
C. Một nhà thám hiểm. D. Một chính trị gia.

6. Không gian diễn ra câu chuyện là gì?


A. Không gian ngoài Trái Đất. B. Không gian bề mặt Trái Đất.
C. Không gian trung tâm Trái Đất. D. Cả A, B, C đúng.

7. Thiên hà thời cổ xưa được nhắc tới trong văn bản là gì?
A. Đại Cẩu. B. NGK 5194 hay M-51. C. NGK 4565. D. NGK 4594.
8. Đâu KHÔNG PHẢI đặc điểm của các thiên hà thời cổ xưa?
A. Nhân dày đặc. B. Hai nhánh hình xoáy ốc.
C. Đầu cuối dài ngoằn hướng về hai phía. D. Không có sự biến đổi thời tiết theo mùa.

9.Đặc điểm của thiên hà NGK 4594 là gì?


A. Nghiêng về một phía như con chim đang lượn B. Trải rộng về mọi hướng.
C. Ở giữa nhân hình cầu rất bẹt cháy rực. D. Cả A, B, C đúng.

10.“giống một lớp kính dày cháy rực được bao phủ bởi một lớp khí sáng” đây là đặc điểm
của thiên hà nào?
A. NGK 4565. B. NGK 5194. C. NGK 4594. D. Các loại thiên hà khác.
11.Thiên hà nào được nhà khoa học Mwen Mass quan tâm hơn cả?
A. NGK 4565. B. NGK 5194. C. NGK 4594. D. Các loại thiên hà khác.
12.Trong văn bản, ánh sáng đi tới các thiên hà là bao lâu?
A. Ba mươi hai triệu năm. B. Hai mươi ba triệu năm.
C. Ba mươi triệu năm. D. Hai mươi triệu năm.
Gv: …….. 22 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

13.Nơi các thiên hà va chạm nhau tạo ra “dải đen phình rộng ở hai đầu và che lấp vành khí
cháy rộng lớn đánh đai lấy vệt sáng”?
A. Trong chòm Thất Nữ. B. Trong chòm Thiên Nga. C. Trong chòm Tóc
Veronica. D. Trong chòm Đại Cẩu.

14. “Những khối vật chất tối thẫm xen kẽ với những vệt ngắn cong cong hệt như cánh tua-
bin do những đám sao và những đám mây khí sáng tạo nên. ” Xác định biện pháp nghệ
thuật trong câu văn trên.
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.
15. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoạc kép trong câu dưới đây: Đấy là một trong số những thiên
hà hiếm hoi mà cúng ta trông thấy ở vị trí nằm theo phương vuông góc với mặt phẳng của
"bánh xe".
A. Đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
C. Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
D. Đánh dấu phần chú thích, phần bổ sung thêm.

16. Chỉ ra từ liên kết trong câu dưới đây: “Thiên hà khổng lồ NGK 4565 trong chòm Tóc
Vê-rô-nhi-ca (Verpnica) nom rất đẹp. Ở xa bảy triệu pác-xếc, có thể nhìn thấy rìa của nó.
Thiên hà nghiêng về một phía như con chim đang lượn. Nó trải rộng về mọi hướng, nom
như cái đĩa mảnh và rõ ràng là cấu tạo bởi những nhánh hình xoáy ốc. ”
A. Thiên hà khổng lồ và nó. B. Nó và thiên hà.
C. Nó và cái đĩa. D. Thiên hà khổng lồ và con chim.

17. Xác định đề tài của văn bản Chiếc đũa thần?
A. Du hành thời gian. B. Chinh phục đại dương.
C. Chinh phục thế giới. D. Du hành vũ trụ.

18.Theo em, muốn du hành vũ trụ chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu nào?
A. Sức khỏe thể lực. B. Giỏi ngoại ngữ.
C. Hiểu biết về vũ trụ, khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật.
D. Cả A, B, C đúng.
ĐÁP ÁN: 1B, 2B, 3B, 4C,5A,6A,7B, 8D,9D,10C,11C,12A,13B, 14A, 15B, 16B, 17D,
18D

Hãy kể về một hành tinh hoàn toàn khác biệt trong tưởng tưởng của em bằng đoạn
văn (khoảng 5-7 câu).
Gợi ý:
- Phân tích đề:
+ Dạng đề: viết đoạn văn
+ Chủ đề: vũ trụ
+ Dung lượng: từ 5-7 câu.
- Tìm ý: kể về một hành tinh hoàn toàn khác biệt trong tưởng tưởng của em. Gợi ý:

Gv: …….. 23 Trường THCS………...


Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

+ Em gặp hành tinh đó trong hoàn cảnh nào (thời gian? không gian?)
+ Hành tinh đó để lại cho em những ấn tượng gì:
(-) Trên hành tinh đó có những gì (con người? thực vật? động vật?)
(-) Hành tinh có những gì khác biệt với những hành tinh khác?
+ Em đã làm những gì trên hành tinh đó
+ Cảm xúc và suy nghĩ của em về hành tinh ấy?
- Viết đoạn: Chú ý lỗi diễn đạt và lỗi chính tả trong đoạn văn.

Viết về cảm xúc, suy nghĩ của em về ngành khoa học vũ trụ bằng đoạn văn 5-7 câu
Gợi ý:
- Phân tích đề:
+ Dạng đề: viết đoạn văn
+ Chủ đề: vũ trụ
+ Dung lượng: từ 5-7 câu.
- Tìm ý: cảm xúc, suy nghĩ của em về ngành khoa học vũ trụ. Gợi ý:
+ Hiểu biết của em về ngành khoa học vũ trụ như thế nào?
+ Ấn tượng của em về ngành khoa học này?
+ Cảm xúc và suy nghĩ của em ngành khoa học này?
+ Những giá trị mà ngành khoa học vũ trụ mang tới?
- Viết đoạn: Chú ý lỗi diễn đạt và lỗi chính tả trong đoạn văn.

Đọc lại văn bản Chiếc đũa thần trong SGK (tr. 51 – 53) và trả lời các câu hỏi:
1. Xác định ngôi kể và nêu tác dụng của ngôi kể đó trong câu chuyện.
2. Nhân vật Mơ-ven Ma-xơ đã tiến hành thí nghiệm để phát minh ra cái gì? Phát minh đó
nếu thành công sẽ mang lại điều gì cho con người trên Trái Đất?
3. Em suy nghĩ gì về tương lai của nhân loại nếu các nhà khoa học vũ trụ cùng với các phi
hành gia phát hiện ra một hành tinh có sự sống như Trái Đất?
4. Hãy chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:
a. Đấy là một trong số những thiên hà hiếm hoi mà chúng ta trông thấy ở vị trí nằm theo
phương vuông góc với mặt phẳng của “bánh xe.
b. Thời hạn truyền tin lâu hàng triệu năm, hàng chục ngàn thế hệ nối tiếp nhau cũng chưa
chờ đợi nổi, điều đó có nghĩa là “không bao giờ, dù là đối với hậu thế xa xôi nhất.
5. Hãy chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau và nêu chức năng
của chúng:
(1) Thiên hà khổng lồ NGK 4565 trong chòm Tóc Vê-rô-nhi-ca nom rất đẹp. (2) Ở xa bảy
triệu pác-xéc, có thể nhìn thấy rìa của nó. (3) Thiên hà nghiêng về một phía như con chim
đang lượn. (4) Nó trải rộng về mọi hướng, nom như cái đĩa mảnh và rõ ràng là cấu tạo bởi
những nhánh hình xoáy ốc. (5) Còn ở trung tâm, cái nhân hình cầu rất bẹt cháy rực, nom
như một khối sáng dày đặc. (6) Ta thấy rõ rệt là những đảo sao dẹt như thế nào: có thể so
sánh thiên hà với cái bánh xe mỏng của bộ máy đồng hồ. (7) Rìa bánh xe nom không rõ,
dường như hoà tan vào bóng tối không đáy của không gian.

Gv: …….. 24 Trường THCS………...


Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

HƯỚNG DẪN:
1. Người kể chuyện ngôi thứ ba, “giấu mình” khiến người đọc có cảm giác câu chuyện
đang tự nó diễn ra. Ngôi kể này có khả năng “thấu suốt” mọi chuyện, khách quan nhìn
nhận và đánh giá sự việc.
2. Nhân vật Mơ-ven Ma-xơ đã tiến hành thí nghiệm để phát minh ra “chiếc đũa thần”, một
thiết bị nhằm rút ngắn khoảng cách thời gian và không gian giữa Trái Đất với các hành tinh
trong thiên hà. Phát minh này nếu thành công sẽ giúp con người trên Trái Đất liên lạc
nhanh hơn với các hành tinh khác và tìm ra hành tinh có sự sống giống như Trái Đất.
3. Nếu các nhà khoa học phát hiện ra một hành tinh mới có sự sống như Trái Đất em nghĩ
con người sẽ có hi vọng được lên trên đó để sinh sống. Nhưng nếu con người chuyển qua
một hành tinh khác thì sẽ phải bắt đầu xây dựng lại các công trình như nhà của, khu vui
chơi, đương nhiên lúc đó công nghệ, khoa học ở bên đó chưa được phát triển như ở Trái
Đất.
4.
a. Dấu ngoặc kép ở từ bánh xe đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. Từ bánh xe
ở đây chỉ thiên hà khổng lồ NGK 4565 trong chòm Tóc Vê-rô-nhi-ca, nhằm nói tới hình
dáng thiên hà như cái đĩa mảnh, có nhân hình cầu rất bẹt, chuyển động, giống như bánh xe
của bộ máy đồng hồ.
b. Dấu ngoặc kép ở trường hợp này đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt nhấn
mạnh. Cụm từ không bao giờ ở đây hàm ý nói tới sự vô vọng của con người trên Trái Đất
trong khát vọng nối kết với các hành tinh xa xôi trong thiên hà. Khoảng cách quá xa giữa
Trái Đất và thiên hà NGK 4594 (ba mươi hai triệu năm ánh sáng để trao đổi thông tin) là
nguyên nhân của sự vô vọng này.
5. Các từ ngữ giữ vai trò là phương tiện liên kết giữa các câu trong đoạn văn: từ ngữ thay
thế (nó trong câu (2) và (4) thay cho thiên hà khổng lồ NGK 4565 trong chòm Tóc Vê-rô-
nhi-ca trong câu (1) và thiên hà trong câu (3)); từ ngữ lặp lại (thiên hà xuất hiện ba lần;
bánh xe xuất hiện hai lần). Các phương tiện liên kết này bảo đảm sự kết nối về hình thức
giữa các câu trong đoạn văn. Sự liên kết đó cùng với sự mạch lạc về nội dung làm cho các
câu tạo thành một chỉnh thể thống nhất, thể hiện chủ đề của đoạn văn: miêu tả thiên hà
khổng lồ NGK 4565.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT ..........: ÔN TẬP VĂN BẢN: ĐƯỜNG VÀO TRUNG TÂM VŨ TRỤ
(Trích Thiên Mã) (Hà Thuỷ Nguyên)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a, Năng lực đặc thù: Củng cố đọc hiểu một truyện khoa học viễn tưởng
Gv: …….. 25 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

+ Nhận biết được một số yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng: đề tài, sự kiện, tình
huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được văn bản một cách ngắn
gọn.
+ Nhận biết được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện ngôi thứ nhất là một
nhà khoa học.
+ Hiểu được lối viết lo-gic mang tính đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng được thể
hiện thông qua cách trình bày và dẫn dắt các sự kiện của người kể chuyện.
2, Phẩm chất
- Chăm chỉ, ham học
- Trách nhiệm: Phát huy khả năng tưởng tượng để có thể hòa mình vào thế giới khoa học
viễn tưởng, phiêu lưu và khám phá những điều kỳ diệu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: HS trả lười câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Hình ảnh em quan sát, khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã
học? Văn bản đã để lại cho em ấn tượng gì?

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi


* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).
* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi ôn
tập văn bản “ ………..”
2. Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
a) Mục tiêu: Củng cố những vấn đề cơ I. CỦNG CỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
bản truyện VĂN BẢN
b) Nội dung hoạt động: hs hoạt động
nhóm
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia
sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: 1, Tác giả
Nhắc lại: - Hà Thuỷ Nguyên sinh năm 1986 tại Hà
Những yếu của truyện khoa học viễn Nội. 
tưởng? - Một số tác phẩm đã xuất bản: Điệu nhạc
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu trần gian (2004), Bên kia cánh cửa (2005),
hỏi Thiên Mã (2010), ... Các tác phẩm có liên
* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quan đến đến lịch sử, có thêm yếu tố thần
Gv: …….. 26 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

quả (cá nhân). thoại, huyền thoại.


* Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức. 2, Văn bản
- -Xuất xứ:
+ “Đường vào trung tâm vũ trụ” được trích
từ chương hai tiểu thuyết “Thiên mã” kể
việc hai nhân vật chính đến Hy Lạp để giải
cấu đố trên phiến đá cổ, tìm đường tới
trung tâm vũ trụ.
+ “Thiên mã” là tiểu thuyết khoa học viễn
tưởng, gồm 10 chương, kể về cuộc phiêu
lưu khám phá những nền văn minh lớn,
những công trình cổ, bay vào tâm vũ trụ,...
của nhân vật “tôi”- một cô bé mới lớn sống
trong thế giới hiện đại, cùng với cậu bé
Thần Đồng và con ngựa Thần Thoại( con
ngựa là sản phẩm công nghệ gen khi cấy
ghép gen thiên nga vào phôi ngựa, khiến
con ngựa có cánh và có thể bay ).
-Thể loại: Truyện khoa học viễn tưởng
Đề tài: Tìm hiểu bí ẩn của những nền văn
minh cổ đại, thám hiểm vũ trụ, du hành
xuyên thời gian.
Chủ đề:
Cuộc hành trình khám phá nền văn minh
Hy Lạp cổ đại và tìm hiểu thế giới ở tâm
vũ trụ
a) Mục tiêu: Củng cố những vấn đề cơ II. CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
bản của văn bản VỀ VĂN BẢN
b) Nội dung hoạt động: hs hoạt động
nhóm
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia
sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Nhắc lại 1. Tìm hiểu về cốt truyện
kiến thức cơ bản của văn bản? TÌNH HUỐNG TRUYỆN
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu + Các nhân vật giải một câu đố bằng ngôn
hỏi ngữ cổ( tiếng Hebrew) để tìm lối vào trung
* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết tâm vũ trụ.
quả (cá nhân). + Câu đố ấy đã dẫn dắt các bạn trẻ đến với
* Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức. Hilạp và khám phá những di tích của nền
văn minh Hilạp cổ đại .
 Tình huống truyện gợi trí tò mò ở
ngừoi đọc, dẫn dắt người đọc vào
Gv: …….. 27 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

cuộc phiêu lưu đến những vùng đất


lạ, ngược dòng thời gian trở về quá
khứ xa xưa và tìm hiểu những bí ẩn
của vũ trụ.
Bối cảnh diễn ra câu chuyện
+ Không gian: có sự dịch chuyển, từ khu
di tích đem Phi với các di tích Delphi với
các di tích của nền văn minh Hy Lạp cổ
đại tới thế giới ở trung tâm vũ trụ thông
qua bước nhảy không gian được tạo ra bởi
hòn đá Omphalos. Không gian thực:
+ Thánh địa Hy Lạp
+ Viện bảo tàng khu di tích Đen-phi.
+ Đền thờ các vị thần Hy Lạp
Không gian ảo
+ Trung tâm vũ trụ
+ Rừng cổ sinh, thảo nguyên + Dòng suối,
nơi đoàn người cá đang ngồi.
Thời gian: từ hiện đại trở về thời cổ đại,
người đọc được ngược dòng thời gian, tìm
hiểu về Hy Lạp thời cổ đại mấy nghìn năm
trước, và còn được khám phá thế giới
nguyên thủy cách nay hơn một trăm triệu
năm.
2. Tìm hiểu về nhân vật
Nhân vật “tôi”
Hành động, suy nghĩ của nhân vật “tôi”
+ “Tôi sợ một hồn ma bóng quế nào đột
ngột hiện lên dọa tôi ...một tiểu thư cành
vàng lá ngọc như tôi, rất nhát gan”.
+ “Tôi nguýt một cái xa lơ xa lắc...-Chẳng
qua chỉ là cái... ổ voi thôi mà! Ai bảo có
người “mắt toét”!- Tôi thích”. =>“Tôi” là
một cô bé mới lớn, hồn nhiên, vẫn có sự
nhút nhát của trẻ con khi bị bỏ lại một
mình giữa nơi xa lạ. Bên cạnh đó, cô bé
vẫn biểu lộ tính cách trẻ con khi thỉnh
thoảng khích bác bạn mình.
“Tôi xem xét pho tượng để tìm kiếm manh
mối... tôi đành cặm cụi làm một mình vậy”.
“ Tôi không thể hình dung trung tâm vũ trụ
sẽ như thế nào! Nhưng tôi nóng lòng khám
phá nơi ấy quá”.
Gv: …….. 28 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

“ Chúng tôi phải đợi đến lúc tối mù tối mịt


mới dắt Thần Thoại đột nhập đến”.
“Có khi nào hắn định... ăn trộm? Nghĩ đến
đây tôi càng thêm lo lắng”.
“ Tôi cứ lắp ba lắp bắp hai tiếng “trung
tâm”... tôi vẫn chôn chân tại chỗ, chưa hết
ngạc nhiên... Tôi chạy lại gần những cây
nấm khổng lồ.... đặt nhẹ tay lên đó, rồi vỗ
thật mạnh một cái để kiểm chứng.
“Tôi” cũng là một cô bé đầy khao khát
khám phá những điều mới lạ và ướp phiêu
lưu mạo hiểm.
“Tôi áng chừng kích cỡ của hố; nó tương
đương với cái gì nhỉ? Phải rồi! Hòn đá
Ôm-phe-lốt.”
“Tôi chợt nhớ ra chiếc đồng hồ hắn cho tôi.
Bật chức năng định vị, tôi thấy rõ sự di
chuyển của hắn trên bản đồ”
“ Cô bé biết về những quan niệm khoa học
mới mẻ về bước nhảy không gian, về chiều
không gian thứ tư.
“Tôi” biết truy cập internet để tìm kiếm
thông tin, nhận ra khung cảnh thế giới xa lạ
rất giống với tiểu thuyết của Jules Verne,
liên tưởng những gì mình thấy với cảnh
trong phim Công viên kỉ Jura và truyện cổ
của Andersen,...
=>”Tôi” là cô bé ham hiểu biết, có sự quan
sát tinh tế và tư duy nhanh nhạy.
=> Vai trò của nhân vật “tôi” trong truyện:
“tôi” vừa là nhân vật chính, vừa là người
kể chuyện, tác giả đã chọn được một góc
nhìn thú vị của một cô bé vừa hồn nhiên,
vừa hiểu biết; có cái nhút nhát trẻ con
nhưng cũng đầy quả cảm và ưa phiêu lưu.
Từ đó, khiến câu chuyện trở nên sống
động, lôi cuốn hơn .
Nhân vật Thần Đồng
Hành động, suy nghĩ của nhân vật Thần
Đồng
Trong khi bạn tỉ mỉ nghiên cứu pho tượng
nhân sư, cậu bé đi dạo khắp nơi, xem và
đọc thông tin về khu di tích và hòn đá
Gv: …….. 29 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

Omphalos: “Tôi nghĩ rằng chính tả đó vẫn


nằm đâu đó trong đền thờ! Để tối vào đó
xem...”
Khi phát hiện cái hố, Thần Đồng: “chẳng
nề hà, bới hết rác rưởi lên. Hắn bới mãi,
bới mãi cho đến khi chạm vào bề mặt đá”.
Thần Đồng quyết đoán vào bảo tàng lấy
hòn đá thiêng mang tới đền thờ để mở ra
con đường tới trung tâm vũ trụ.
=>Thần Đồng là một cậu bé mạnh mẽ,
dũng cảm, ưa hành động và quyết đoán.
+ Khi nghe “tôi” kể về nội dung cuốn sách
“Hành trình vào tâm Trái Đất” của Giuyn
Véc-nơ, Thần Đồng đã suy luận để chỉ ra
sai lầm của nhà văn Giuyn Véc-nơ: thế giới
này không phải là tâm trái đất vì tâm trái
đất chỉ có các khoáng chất. Giuyn Véc-nơ
cũng tình cờ gặp một bước dịch chuyển
không gian và lọt vào thế giới kỳ lạ này và
ông đã nhầm đây là trung tâm trái đất vì
“người phương Tây thế kỷ XIX vẫn chưa
thể nghĩ xa hơn tầng ô-dôn.”
+ Thần Đồng mê mải nghe những lời
giảng của tôi. Hắn hắn là nhà khoa học.
Câu hỏi đầu tiên chạy qua đầu hắn chắc
chắn là: Sao có thể lưu giữ được những
“hiện vật” này?
Thần Đồng là một cậu bé thông minh, có
sự suy luận rất logic, lập luận khoa học
trước những điều kỳ lạ mà cậu chứng kiến.
Thần Đồng nhận làm những công việc vất
vả, hiểm nguy ( đào hố, trộm viên đá)
Khi “bước nhảy không gian” diễn ra thì
cậu bé “ôm chầm lấy” bạn, nấp vào đôi
cánh của Thần Thoại.
=> Thần Đồng là cậu bé biết bao bọc, bảo
vệ bạn trong hiểm nguy, là người bạn đồng
hành đáng tin cậy trong chuyến phiêu lưu.
Nhân vật Thần Đồng
Thần Đồng là một cậu bé mạnh mẽ, quả
cảm, hướng hoạt động, thích những chuyến
phiêu lưu, khám phá những điều mới lạ, bí
ẩn đồng thời cũng là người bạn đáng tin
Gv: …….. 30 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

cậy, biết bảo vệ bạn bè trong hoàn cảnh


khó khăn.
a) Mục tiêu: Hs thực hiện các phiếu III, LUYỆN TẬP
học tập tìm hiểu từng đoạn văn bản của
truyện nhằm hiểu sâu hơn về văn bản.
b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện
phiếu học tập
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia
sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng
dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi,
nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả
ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá
nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ” được trích từ tác phẩm nào?
A. Thiên hạ. B. Thiên hà. C. Thiên nhân. D. Thiên mã.

2. Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ được kể từ ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba. C. ……………… D. …………….
3. Ai là người kể chuyện trong văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ”
A. Nhân vật cô bé. B. Nhân vật cậu bé. C. Nhân vật Nhân Sư.
D. Nhân vật trong thần thoại Hy Lạp.
4. Phương án KHÔNG ĐÚNG khi nhận xét về tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể
thứ nhất trong văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ” là
A. cho phép thể hiện sinh động, chân thực những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật
người kể chuyện, qua đó bộc lộ tính cách của nhân vật này.
B. giúp câu chuyện trở nên chân thật hơn đặc biệt người kể chuyện có thể dẫn dắt
được người đọc theo sự hiểu biết của nhân vật trong cuộc, cũng khám phá và bất ngờ
như chính nhân vật trong cuộc.
C. câu chuyện trở nên gần gũi, thân thương mà lại phong phú, bí ẩn, đầy sức lôi
cuốn thông qua góc nhìn, cảm nhận hồn nhiên, trong trẻo, ấm áp của tuổi mới lớn.
D. giúp tác giả thể hiện được những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống như thông điệp
về món quà, thông điệp về những bí mật.
Gv: …….. 31 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

5. Đâu là tên con ngựa trong văn bản?


A. Thần Đồng. B. Thần Thoại. C. Nhân Sư. D. Delphi.
6. Văn bản có thể chia thành mấy phần?
A. 2 phần. B. 3 phần. C. 4 phần. D. 5 phần.
7. Xác định thể loại của văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ”?
A. Truyện vừa. B. Tiểu thuyết. C. Truyện ngắn. D. Truyện thơ.
8. Không gian diễn ra câu chuyện là gì?
A. Không gian thánh địa Hy Lạp. B. Không gian Tâm Vũ Trụ.
C. Cả A, B đúng. D. Cả A, B sai.
9. Nhân vật “tôi” đã di chuyển tới không gian thánh địa Hy Lạp bằng phương tiện
gì?
A. Bằng tàu vũ trụ. B. Bằng phi thuyền.
C. Bằng con ngựa Thần Thoại. D. Bằng cánh cửa thần kì.
10. Sắp xếp các diễn biến chính của câu chuyện theo đúng trình tự:
1. Khám phá thánh địa và phát hiện "rốn vũ trụ".
2. Hai nhân vật bay đến thánh địa Hy Lạp trên con ngựa Thần Thoại.
3. Ba nhân vật vào được trung tâm vũ trụ.
4. Thần Đồng quay trở về bảo tàng "mượn chìa khóa".
A. (3) - (2) - (4) - (1). B. (2) - (1) - (4) - (3).
C. (2) - (3) - (1) - (4). D. (4) - (1) - (2) - (3).
11. Tại sao các nhân vật như Thần Thoại, chuồn chuồn, khủng long, người cá được
gọi là nhân vật dị thường?
A. Vì chúng đều là những loài vật không tồn tại.
B. Vì chúng thích được mọi người gọi mình là nhân vật dị thường.
C. Vì chúng được nhân vật tôi đặt tên theo sở thích.
D. Vì chúng có ngoại hình và các hành động đặc biệt so với những loài sinh vật
khác.
12. “Bước nhảy không gian” kì diệu đã đưa các nhân vật trở lại với khoảng thời gian
nào?
A. Thời hiện đại. B. Thời trung đại. C. Thời cổ đại. D. Cả A,B,C đều đúng.
13. Nhận xét về việc để người kể chuyện ngôi thứ nhất đồng thời cũng là cô bé trực
tiếp xuất hiện và tham gia vào diễn biến truyện?
A. Việc để người kể chuyện ngôi thứ nhất đồng thời cũng là cô bé trực tiếp xuất hiện
và tham gia vào diễn biến truyện giúp câu chuyện được kể lại mang tính chân thực,
hấp dẫn, sinh động dưới góc nhìn của tuổi mới lớn.
B. Việc để người kể chuyện ngôi thứ nhất đồng thời cũng là cô bé trực tiếp xuất hiện
và tham gia vào diễn biến truyện giúp câu chuyện được kể lại một cách linh hoạt, tự
do mang tính khách quan.
C. Việc để người kể chuyện ngôi thứ nhất đồng thời cũng là cô bé trực tiếp xuất hiện
và tham gia vào diễn biến truyện giúp câu chuyện được kể lại vừa khách quan đứng
ngoài kể, tả, trần tình, nhưng cũng vừa thâm nhập vào bên trong ngõ ngách tâm hồn
con người.
D. Việc để người kể chuyện ngôi thứ nhất đồng thời cũng là cô bé trực tiếp xuất hiện
Gv: …….. 32 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

và tham gia vào diễn biến truyện giúp câu chuyện được kể lại nổi bật lên những góc
cạnh tâm lý ẩn sâu trong lòng nhân vật.
(TB, BT, VD)
14. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu dưới đây: - Chẳng qua chỉ là cái ...
ổ voi thôi mà! Ai bảo có người “mắt toét”! - Tôi khích
A. Đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa hàm ý mỉa mai.
C. Đánh dấu tên các tác phẩm, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
D. Đánh dấu phần chú thích, phần bổ sung thêm.
15. Phát hiện biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu văn dưới đây: “Dưới trăng,
những cột đá hoa cương ánh lên sắc sáng bạch như những ngọn nến trắng khổng lồ”
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ.
16. Đâu là nhận xét đúng về phương thức biểu đạt của văn bản?
A. Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ có phương thức biểu đạt chính là miêu tả
kết hợp với tự sự và biểu cảm.
B. Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ có phương thức biểu đạt chính là tự sự kết
hợp với miêu tả và biểu cảm.
C. Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ có phương thức biểu đạt chính là biểu cảm
kết hợp với tự sự và miêu tả.
D. Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ có phương thức biểu đạt chính là nghị luận
kết hợp với tự sự và miêu tả.
17. Đâu là nhận xét ĐÚNG về giá trị nghệ thuật của văn bản?
A. Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ có lối kể chuyện hấp dẫn, sáng tạo, độc đáo.
B. Văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ đã sử dụng biện pháp nhân hóa để xây dựng
nhân vật sinh động, hấp dẫn.
C. Cả A, B đúng. D. Cả A, B sai.
18. Công nghệ gen được ứng dụng trong các lĩnh vực chủ yếu nào?
A. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. B. Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
C. Tạo động vật biến đổi gen. D. Cả A, B, C đúng.
ĐÁP ÁN: 1C, 2A, 3D, 4C, 5A, 6C, 7C. 8A, 9B, 10B, 11A, 12D, 13C, 14B, 15C,
16B, 17B, 18D

Em hãy tưởng tượng mình là một nhân Gợi ý:


vật dị thường trong không gian Tâm - Phân tích đề:
Vũ Trụ để kể lại cuộc sống nơi đó + Dạng đề: viết đoạn văn
bằng đoạn văn (khoảng 5-7 câu). + Chủ đề: tưởng tượng.
+ Dung lượng: từ 5-7 câu.
- Tìm ý: tưởng tượng mình là một nhân vật
dị thường trong không gian Tâm Vũ Trụ.
Gợi ý:
+ Em lựa chọn là nhân vật nào trong không
gian Tâm Vũ Trụ (Vì sao em lại chọn nhân
vật đó)?
Gv: …….. 33 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

+ Cuộc sống của em trong không gian Tâm


Vũ Trụ diễn ra như thế nào? (điều kiện
sống, các mối quan hệ, ...)
+ Cảm xúc và suy nghĩ của em về cuộc
sống nơi đó?
- Viết đoạn: Chú ý lỗi diễn đạt và lỗi chính
tả trong đoạn văn.

Nêu quan điểm của em về việc thế giới Gợi ý:


có nên phát triển công nghệ gen. Đây là dạng đề mở, học sinh cần kết nối
văn bản với trải nghiệm cá nhân để trả lời.
Em có thể đồng tình hay phản đối với nhận
định trên. Sau khi đưa ra được ý kiến đồng
tình hay phản đối em cần đưa ra lí giải của
mình (dựa vào đâu mà em có thể đưa ra ý
kiến đó).

Đọc lại văn bản Đường vào trung tâm Các chi tiết kì ảo xuất hiện trong đoạn trích
vũ trụ trong SGK (tr. 35 - 40) và trả lời là:
các câu hỏi: + Thần Đồng cưỡi ngựa bay trên trời.
Câu 1. Liệt kê các chi tiết kì ảo xuất + Hòn đá Ôm – phe – lốt toả hào quang rực
hiện trong đoạn trích từ Chưa đầy nửa rỡ.
tiếng sau đến một chiều không gian + Không gian kì lạ: thung lũng lọt thỏm
thứ tư. dưới những núi đá cao vời vợi; trên 1 cao
xanh không có mây, không có mặt trời,
cũng chẳng trăng sao; xung quanh được
thắp sáng bằng bột lân tinh.
+ Những cây nấm khổng lồ cao hơn hai
mét xen giữa những gốc dương xỉ cao ngất,
rậm rạp.
+ Mặt đất rung chuyển, các nhân vật di
chuyển với tốc độ như đi thang máy siêu
tốc.
Câu 2. Em hiểu thế nào là “bước nhảy “Bước nhảy không gian” có nghĩa là một
không gian” trong văn bản Đường vào nơi trung chuyển giữa hai không gian khác
trung tâm vũ trụ? nhau, nhân vật có thể di chuyển từ không
gian nơi mình ở đến trung tâm của vũ trụ.
Câu 3. Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu STT Không gian Không gian
dưới đây và điền từ ngữ chỉ những thực ảo
không gian xuất hiện trong diễn biến 1 Thánh địa Hy Trung tâm vũ
câu chuyện vào cột tương ứng: Lạp trụ
STT Không gian Không 2 Viện bảo tàng Thảo nguyên,
thực gian ảo rừng cổ sinh
Gv: …….. 34 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

1 3 Đền thờ các vị Dòng suối


2 thần Hy Lạp
3 `
Câu 4. Chỉ ra công dụng của dấu chấm Dấu chấm lửng cho thấy lời nói ngắt
lửng trong đoạn đối thoại sau: quãng, ngập ngừng của nhân vật, diễn tả sự
- Có phải … có phải chúng ta… - Tôi ngạc nhiên của nhân vật khi được bước vào
lắp bắp, không nói nên lời trung tâm của vũ trụ.
- Chúng ta đang ở trung tâm của vũ
trụ! – Hắn khẳng định
Câu 5. Tìm các thành ngữ trong đoạn Các thành ngữ và ý nghĩa:
văn sau và giải thích nghĩa của chúng: + Hồn ma bóng quế: linh hồn người chết. 
Ở đây tuy không hoang vắng nhưng + Cành vàng lá ngọc: con cái trong gia
chẳng hiển sao tôi lại thấy đáng sợ đình quý tộc, quyền quý
hơn. Tôi sợ một hồn ma bóng quế nào
đó đột ngột hiện lên dọa tôi. Hắn thừa
biết con giá, nhất là một tiểu thư càng
vàng lá ngọc như tôi, rất nhát gan, vậy
mà hắn nỡ lòng vứt tôi chơ vơ ở đây!

** Hướng dẫn về nhà:


- Học kĩ nội dung vừa ôn tập
- Chuẩn bị buổi sau ôn:…

Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT ..........: ÔN TẬP: DẤU CHẤM LỬNG
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a, Năng lực đặc thù: Củng cố
+ Nhận biết công dụng của dấu chấm lửng trong văn bản.
+ Biết vận dụng hiểu biết về dấu chấm lửng để thực hành viết đoạn văn có sử dụng dấu
câu này.
b, Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để
tìm hiểu được nội dung của chủ đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải
quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước
lớp.
2, Phẩm chất
Gv: …….. 35 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

- Chăm chỉ, ham học


- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: HS trả lười câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Tại sao trong văn bản cần tính mạch lạc?
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).
* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi ôn
tập “ ………..”
2. Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
a) Mục tiêu: Củng cố mạch lạc và I. CỦNG CỐ LÝ THUYẾT
chức năng của nó trong văn bản
b) Nội dung hoạt động: hs hoạt động
nhóm
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia
sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Nhắc lại kí 1.Nhận biết dấu chấm lửng
hiệu và công dụng của dấu chấm lửng? Kí hiệu: Dấu ba chấm(...)
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu 2. Công dụng dấu chấm lửng
hỏi Dấu chấm lửng phối hợp với dấu phẩy
* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết ngầm cho biết nhiều sự vật, hiện tượng
quả (cá nhân). tương tự chưa liệt kê hết.
* Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức. Dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ dở, ngập
ngừng, ngắt quãng.
Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu vãn,
chuẩn bị cho sự xuất hiện cùa một từ ngữ
biểu thị nội dung bất ngờ thường có sắc
thái hài hước, châm biếm.
a) Mục tiêu: Hs thực hiện các bài tập II, LUYỆN TẬP
để củng cố kiến thức
b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện
phiếu học tập
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia
sẻ của HS bằng ngôn ngữ
Gv: …….. 36 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng
dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi,
nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả
ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá
nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Kí hiệu của dấu chấm lửng là
A. ! B. ? C. . D. …
2. Nội dung nào dưới đây không phải công dụng của dấu chấm lửng?
A. Đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.
B. Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết khi kết hợp với
dấu phẩy đứng trước nó.
C. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
3. Dấu chấm lửng có bao nhiêu công dụng?
A. ba B. bốn C. năm D. sáu
4. Trong các phương án dưới đây câu văn nào có dấu chấm lửng được đặt đúng vị
trí?
A. 1186: 34: 13, 1186: 34: 02…1186: 33: 46, 1186: 33: 35
B. Các con hypsilophodont thì thường nổi mẩn ở da, con velociraptor thì…
C. Có lẽ ba hay bốn phút…Có lẽ
D. Anh nhắm cả hai mắt lại thầm cầu khấn: đừng xuất hiện, cho dù là gì chăng
nữa… cũng đừng xuất hiện lúc này, đừng đến lượt
5. Trong các phương án dưới đây câu văn nào có dấu chấm lửng được đặt sai vị trí?
A. Tôi biết. Nhưng ông thấy… - Anh ta dừng lại.
B. Hai đến bốn người mỗi xe... thưa quý vị
C. Mấy con khủng long ta đang có hiện giờ là thật, và…
D. Tia laser, transistor, thuốc chủng bệnh bại liệt, mạch tổ hợp IC, phương pháp
sang ảnh ba chiều, máy tính điện tử cá nhân, máy phân tích CAT… danh sách còn
lại dài dài.
6. Kí hiệu của dấu ngoặc kép đầy đủ là:
A. “ B. “ C. “” D. ()
7. Dấu ngoặc kép có số công dụng là?
A. 2 B. 3. C. 4. D. 5.
Gv: …….. 37 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

8. Câu văn sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc
biệt?
A. Câu nói " Hãy cầm lấy và đọc" có thể chỉ còn ý nghĩa tượng trưng.
B. Tầng ozone có vai trò như một lớp "kem chống nắng" che chắn cho hành tinh
khỏi tia cực tím.
C. Gia-ve không nói: "Mau lên!", hắn nói: : Mau-ulêênh!".
D. Trích “Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao”
9. Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau: "The Time Machine" là
truyện dài đầu tay của ông, xuất hiện từng kỳ trên mặt báo rồi được in thành sách
năm 1985.
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp. B. Đánh dấu tên tác phẩm dẫn trong câu văn.
C. Đánh dấu phần trích dẫn từ văn bản. D. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo
nghĩa đặc biệt.=
10. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 10 đến 11: "Tôi không thể tranh luận
với ai tối nay. Tôi rất sẵn sàng kể cho quý vị nghe mọi chuyện, nhưng tôi không thể
tranh luận. Tôi sẽ," hắn tiếp, "kể cho quý vị nghe về những chuyện đã xảy đến cho
tôi, nhưng quý vị phải hứa là sẽ dằn lòng không ngắt lời tôi mới được. Tôi muốn kể
chuyện. Muốn kinh khủng. Gần như toàn thể câu chuyện sẽ giống như những lời nói
dối. Chẳng sao! Tất cả là sự thật - từng chữ một, chỉ đơn giản như thế. Bốn giờ chiều
nay tôi có mặt trong phòng thí nghiệm, và từ lúc ấy... tôi đã trải qua tám ngày...
những ngày mà chưa một người nào khác từng sống! Tôi gần như hoàn toàn kiệt lực,
nhưng tôi không thể ngủ cho đến khi tôi kể hết mọi chuyện cho quý vị nghe. Rồi tôi
sẽ yên tâm nghỉ ngơi. Nhưng không được ngắt lời! Đồng ý chứ?" (Trích Kẻ vượt
thời gian, H. G. Wells, trang 17) Đoạn trích trên có bao nhiêu dấu chấm lửng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
11. Tác dụng chung của các dấu chấm lửng ở đoạn trích là:
A. mô phỏng âm thanh kéo dài ngắt quãng.
B. biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
C. biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.
D. thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
12. Tìm đáp án có dấu chấm lửng với công dụng thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, bất
ngờ?
A. Có kh... á... c... h!.... B. Nhưng tôi nghĩ anh ấy...
C. Montana, Alaska, Canada, Sweden…
D. Tiến sĩ Ellie Sattler có lưu ý là giáo sư có thực hiện một số công việc về di truyền
tại đây…
(TB, BT, VD)
13. Tìm đáp án có dấu chấm lửng với công dụng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn
bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung hài hước?
A. Việc này thuộc về… Cô có gì?...
B. Nhưng… Vâng, cô có thể làm thế.
C. Thầy giáo Uông, hình như anh nghiên cứu… vật liệu mới gì đó hả?
D. Thủ trưởng, tôi có một yêu cầu, lúc trước đã nói đến rồi… chính là bình đẳng
Gv: …….. 38 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

thông tin!
14. Câu văn: “Nghe thú vị đấy… nhưng…” dấu chấm lửng có công dụng thể hiện
chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng là nhận định:
A. Đúng. B. Sai. C. ... D. ...
15. Câu văn: “Đấy là lý do tại sao… vụ… này đã đặt sai chỗ, tuyệt đối không có vấn
đề gì với hòn đảo cả. ” dấu chấm lửng có công dụng đặt sau từ ngữ tượng thanh để
biểu thị sự kéo dài âm thanh:
A. Đúng. B. Sai. C. ... D. ...
16. Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 18: Sử Cường thô lỗ cất
tiếng oang oang: “Bao gồm cả họ tên người liên hệ, địa điểm và thời gian gặp mặt,
nội dung cuộc nói chuyện, nếu có trao đổi tài liệu văn tự hoặc thư điện tử…” Điền
dấu chấm lửng và dấu ngoặc kép thích hợp
A. Sử Cường thô lỗ cất tiếng oang oang: “Bao gồm cả họ tên người liên hệ... ” địa
điểm và thời gian gặp mặt, nội dung cuộc nói chuyện, nếu có trao đổi tài liệu văn tự
hoặc thư điện tử. B. Sử Cường thô lỗ cất tiếng oang oang: “Bao gồm cả họ tên
người liên hệ, địa điểm và thời gian gặp mặt, nội dung cuộc nói chuyện, nếu có trao
đổi tài liệu văn tự
hoặc thư điện tử…”.
C. Sử Cường thô lỗ cất tiếng oang oang: “Bao gồm cả họ tên người liên hệ địa điểm
và thời gian gặp mặt... ” nội dung cuộc nói chuyện, nếu có trao đổi tài liệu văn tự
hoặc thư điện tử.
D. Sử Cường thô lỗ cất tiếng oang oang: “Bao gồm cả họ tên người liên hệ, địa điểm
và thời gian gặp mặt, nội dung cuộc nói chuyện... ” nếu có trao đổi tài liệu văn tự
hoặc thư điện tử.

17. Công dụng của dấu chấm lửng của câu văn trên:
A. Dấu chấm lửng thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
B. Dấu chấm lửng gợi sự lắng đọng của cảm xúc không thể nói thành lời
C. Dấu chấm lửng được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
D. Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
18. Công dụng của dấu ngoặc kép của câu văn trên:
A. Dấu ngoặc kép được dùng để biểu thị từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
B. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
C. Dấu ngoặc kép tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
D. Dấu ngoặc kép được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
ĐÁP ÁN: 1D, 2B, 3C, 4B, 5B, 6C, 7D, 8B, 9B, 10B, 11D, 12A, 13C, 14A, 15B,
16B, 17D, 18D
Gợi ý:
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về - Phân tích đề:
cuộc gặp gỡ của em với một nhân vật + Dạng đề: viết đoạn văn
dị thường trong giấc mơ, trong đoạn + Chủ đề: cuộc gặp gỡ của em với một
văn sử dụng ít nhất 1 dấu chấm lửng và nhân vật dị thường.
1 dấu ngoặc kép. + Dung lượng: từ 5-7 câu.
Gv: …….. 39 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

- Tìm ý: kể về cuộc gặp gỡ của em với một


nhân vật dị thường trong giấc mơ. Gợi ý:
+ Em sẽ giới thiệu những gì về cuộc gặp
gỡ ấy:
(-) Giới thiệu thời gian, không gian của
cuộc gặp gỡ.
(-) Giới thiệu về nhân vật dị thường em đã
gặp gỡ.
+ Kể lại ấn tượng của em về nhân vật?
(-) Điều gì đã xảy ra?
(-) Cảm xúc và suy nghĩ của em về nhân
vật đó?
- Viết đoạn: Chú ý lỗi diễn đạt và lỗi chính
tả trong đoạn văn, đảm bảo các yêu cầu về
tiếng Việt mà đề bài đưa ra như: sử dụng ít
nhất một dấu chấm lửng (Chào...b...ạ...n!,
Cậu thật...tuyệt vời!, Nhà của cậu có sách,
đồ chơi, máy tính... như nhà tớ không?); sử
dụng ít nhất một dấu ngoặc kép ( Cậu nằm
trên “ngôi nhà” ấy ư? “Mẹ ơi” - cậu bé cất
tiếng gọi)
Gợi ý:
Hãy tự đặt 3 câu văn có sử dụng dấu · Em có thể lựa chọn bất kì một đối tượng
ngoặc kép và 3 câu văn sử dụng dấu nào của thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt
chấm lửng (gạch chân các dấu câu đó) của con người để đặt câu.
· Tham khảo ví dụ sau:
· 3 câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép
- “Tôi… rất bận, cũng không có thời gian.”
- Anh thuận miệng hỏi: “Này, người đến
đón tôi không phải là anh nhỉ? Tôi thấy xe
giống nhau mà.”
- Giả thuyết “xạ thủ”: có một tay xạ thủ, cứ
cách 10 cm lại bắn thủng một lỗ trên tấm
bia.
· 3 câu văn có sử dụng dấu chấm lửng
- Nhưng… bao nhiêu đời nay người ta đều
sống bình đạm như vậy mà.
- Phải thừa nhận là năng lực lý giải của tôi
hôm nay quá kém cỏi, thiếu tướng nói vậy
chẳng phải là...
- Những tấm sau đó, thời gian cách nhau
chừng ba bốn giấy, 1187:27:35,
1187:27:31, 1187:27:27, 1187:27:24… là
Gv: …….. 40 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

khoảng thời gian giãn cách lúc anh chụp


nhanh.
Điền dấu câu phù hợp vào mỗi chỗ - HƯỚNG DẪN
trống trong đoạn văn dưới đây. Khốn nạn[... ] Ông giáo ơi[ ! ] Nó có biết
- Khốn nạn[ ] Ông giáo ơi[ ] Nó gì đâu[! ]Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về[
có biết gì đâu[ ]Nó thấy tôi gọi ,] vẫy đuôi mừng[ . ] Tôi cho nó ăn
thì chạy ngay về[ ] vẫy đuôi cơm[ . ] Nó đang ăn thì thằng Mục nấp
mừng[ ] Tôi cho nó ăn cơm[ ] trong nhà[, ] ngay đằng sau nó[ , ] tóm lấy
Nó đang ăn thì thằng Mục nấp hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên[ . ] Cứ
trong nhà[ ] ngay đằng sau thế là thằng Mục với thằng Xiên[ , ] hai
nó[ ] tóm lấy hai cẳng sau nó thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã
dốc ngược nó lên[ ] Cứ thế là trói chặt cả bốn chân nó lại[ . ] Bấy giờ cu
thằng Mục với thằng Xiên[ ] hai cậu mới biết là cu cậu chết[... ] Này[! ]
thằng chúng nó chỉ loay hoay Ông giáo ạ[! ] Cái giống nó cũng
một lúc đã trói chặt cả bốn chân khôn[ . ]Nó cứ làm y như nó trách
nó lại[ ] Bấy giờ cu cậu mới tôi[ ;]Nó kêu ư ử[, ]nhìn tôi[ , ] như muốn
biết là cu cậu chết[ ] Này[ ] bảo tôi rằng[: ][“ ]A[ ! ] Lão già tệ
Ông giáo ạ[ ] Cái giống nó cũng lắm[ ! ] Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối
khôn[ ]Nó cứ làm y như nó xử với tôi như thế này à[? ][ ” ]
trách tôi[ ]Nó kêu ư ử[ ]nhìn
tôi[ ] như muốn bảo tôi rằng[ ][
]A[ ] Lão già tệ lắm[ ] Tôi ăn ở
với lão như thế mà lão đối xử
với tôi như thế này à[ ][ ]
Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng Dấu chấm lửng thể hiện lời nói ngập
trong đoạn đối thoại sau: ngừng, ngắt quãng, nhằm diễn tả cảm xúc
– Có phải... có phải chúng ta... – Tôi kinh ngạc của nhân vật 
lắp bắp, không nói nên lời. Sip dat
grob so!  
– Chúng ta đang ở trung tâm của vũ
trụ! – Hắn khẳng định.

Tìm các thành ngữ trong đoạn văn sau Giải thích các thành ngữ: 
và giải thích nghĩa của chúng: - Hồn ma bóng quê: linh hồn người chết.
Ở đây tuy không hoang vắng nhưng Theo quan niệm duy tâm và tôn giáo, con
chẳng hiểu sao tôi lại thấy đáng sợ người có thực thể tinh thần và thể xác; khi
hơn. Tôi sợ một hồn ma bóng quế nào chết đi thì chỉ mất phần xác, vẫn còn phần
đó đột ngột hiện lên doạ tôi. Hắn thừa linh hồn.
biết con gái, nhất là một tiểu thư cành - Cành vàng lá ngọc: thường nói về con gái
vàng lá ngọc như tôi, rất nhát gan, vậy của vua chúa và những gia đình quyền quý
mà hắn nữ lòng vứt tôi chơ vơ ở đây!  trong xã hội phong kiến xưa. Ở câu này, cô
bé muốn nói rằng mình được cha mẹ rất
yêu chiều.
Gv: …….. 41 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

** Hướng dẫn về nhà:


- Học kĩ nội dung vừa ôn tập
- Chuẩn bị buổi sau ôn:…

Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT ..........: ÔN TẬP: VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN
ĐẾN MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a, Năng lực đặc thù: Củng cố cách viết bài văn
+ Chọn được sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử để viết bài văn.
+ Bài văn có sử dụng yếu tố miêu tả; sắp xếp các sự việc theo trình tự trước sau, quan hệ
nhân quả.
b, Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để
tìm hiểu được nội dung của chủ đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải
quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước
lớp.
2, Phẩm chất
- Chăm chỉ, ham học
- Trách nhiệm: Hiểu được ý nghĩa của các sự kiện và nhân vật lịch sử đối với lịch sử nhân
loại nói chung và lịch sử của mỗi dân tộc nói riêng. Có ý thức tìm hiểu các sự kiện và nhân
vật lịch sử để bồi đắp hiểu biết cho bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân).
Gv: …….. 42 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi ôn
tập “ ………..”
2. Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
a) Mục tiêu: Củng cố kiểu bài và quy I. CỦNG CỐ LÝ THUYẾT
trình viết kiểu bài
b) Nội dung hoạt động: hs hoạt động
nhóm
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia
sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Nhắc lại 1. Xác định kiểu bài cần viết
kiểu bài cần viết + Kiểu bài: Viết bài văn kể lại sự việc có
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
hỏi thuộc kiểu bài: Thuyết minh( giới thiệu)
* Báo cáo kết quả: HS trình bày kết + Đối tượng thuyết minh: sự việc có thật
quả (cá nhân). liên quan đến nhân vật lịch sử.
* Đánh giá nhận xét, chốt kiến thức. + Mục đích: Kể lại sự việc có thật liên
quan đến một nhân vật lịch sử để nhiều
người cùng biết và truyền cảm hứng cho
người đọc.
2. Yêu cầu bài văn kể lại sự việc có thật
liên quan đến một nhân vật lịch sử

- Hình thức:
+ Đảm bảo cấu trúc ba phần: mở bài- thân
bài- kết bài.
+ Bài văn được tạo thành từ các đoạn văn,
giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ với
nhau.
+ Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, không mắc
các lỗi dùng từ, đặt câu.
- Về nội dung:
+ Giới thiệu được nhân vật lịch sử và sự
việc có thật liên quan đến nhân vật đó.
+ Kể lại câu chuyện với các sự việc được
trình bày theo trình tự hợp lý.
+ Kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả trong khi
kể chuyện.
+ Nêu được ý nghĩa của sự việc.
+ Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người
viết về sự việc được kể.
3, Quy trình viết bài văn
Gv: …….. 43 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

Bước 1: Trước khi viết


+ Lựa chọn đề tài
Những yêu cầu khi chọn nhân vật và sự
việc
Lựa chọn nhân vật lịch sử: nhân vật đó
có thể là người Việt Nam hoặc người nước
ngoài, họ có những đóng góp to lớn cho đất
nước hoặc cho nhân vật và nhân loại.
Đó có thể là nhà quân sự, nhà chính trị, nhà
khoa học, nhà phát minh hoặc danh nhân
văn hóa.... có những câu chuyện đáng nhớ
mà em biết
Lựa chọn sự việc được kể:
+ Sự việc đó phải liên quan đến nhân vật
lịch sử được chọn.
+ Đó phải là câu chuyện có thật, nội dung
thú vị hấp dẫn, giúp người đọc hiểu hơn về
con người, cuộc đời, công lao, tài năng của
nhân vật lịch sử.
+ Tìm ý
Phiếu tìm ý
Sự việc diễn ra trong bối cảnh nào ?(bối
cảnh rộng của tình hình xã hội, đời sống và
bối cảnh không gian, thời gian cụ thể xảy
ra sự việc).
Có những ai tham gia vào sự việc ?
Nguyên nhân sự việc bắt nguồn từ đâu ?
Diễn biến của sự việc như thế nào ?
Sự việc ấy có ý nghĩa gì với nhân vật lịch
sử và công cộng đồng ?
Em có suy nghĩ gì về sự việc ấy ?
+ Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu đôi nét về nhân vật và
sự việc có liên quan đến nhân vật.
Thân bài: Kể lại diễn biến của sự việc có
liên quan đến nhân vật lịch sử.
Lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả một cách hợp
lý.
Nêu ý nghĩa, tác động của sự việc đối với
cộng đồng.
Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của
người viết về sự việc.
Gv: …….. 44 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

thành (lí lẽ, bằng chứng)


Bước 2: Viết bài
1. Bám sát dàn ý đã lập được triển khai bài
viết.
2. Chú ý tính xác thực của các chi tiết liên
quan đến sự việc (thông tin về thời gian,
địa điểm, nhân vật tham gia, các số liệu...)
3. Lựa chọn từ ngữ phù hợp (cách xưng hô,
ngôn ngữ của nhân vật phù hợp với địa vị
xã hội, thời đại mà nhân vật sống; các khái
niệm, thuật ngữ khoa học được sử dụng.)
4. Các câu, các ý phải đảm bảo tính liên
kết về hình thức và mạch lạc về nội
dung.
Bước 3: Kiểm tra và chỉnh sửa.
Dựa vào bảng kiểm:
BẢNG KIỂM
Yêu cầu Đạt Chưa
đạt
Đảm bảo kết cấu của một bài văn với ba phần mỗi đoạn văn được
mở đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng.
Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt.
Giới thiệu được nhân vật và sự việc liên quan đến nhân vật.
Cung cấp được thông tin một cách xác thực về sự việc mà bài viết
nói tới.
Trình bày diễn biến của sự việc. Có sử dụng yếu tố miêu tả trong
khi kể. Nêu được ý nghĩa của sự việc được nói tới.
Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được nói
tới.
a) Mục tiêu: Hs thực hiện các bài tập II, LUYỆN TẬP
để củng cố kiến thức
b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện
phiếu học tập
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia
sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng
dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi,

Gv: …….. 45 Trường THCS………...


Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả


ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá
nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
Lập dàn ý cho đề bài: Viết bài văn kể
lại sự việc có thật liên quan đến một Gợi ý:
nhân vật lịch sử (một nhà khoa học). 1. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về nhân vật ( VD: HS
có thể lựa chọn các nhân vật lịch sử (một
nhà khoa học) như: Albert Einstein, hay
Marie Curie)
- Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật
( VD: Marie Curie nghiên cứu chất phóng
xạ)
b. Thân bài
- Kể diễn biến của sự việc. Lưu ý sử dụng
yếu tố miêu tả
+ Bà sinh tại Ba Lan nhưng thời đó chính
phủ Ba Lan không nhận phụ nữ vào học.
+ 24 tuổi bà sang Pháp học tại trường đại
học danh tiếng.
+ Bà phát hiện ra một nguyên tố phóng xạ
mới có cường độ phóng xạ mạnh gấp 400
lần so với Urani nguyên chất.
+ Bà đã luyện thành công chất Radi.
- Nêu ý nghĩa của sự việc
+ Radi trở thành một vũ khí hữu hiệu
chống bệnh ung thư.
+ Phát minh của bà đóp góp cho sự tiến bộ
của khoa học thế giới
c. Kết bài
Nêu suy nghĩ và ấn tượng của em ( Em rất
khâm phục tài năng của Marie Curie và
biết ơn về phát minh và đóng góp của bà
cho khoa học)
Lập dàn ý cho đề bài: Viết bài văn kể Gợi ý:
lại sự việc có thật liên quan đến một 1. Lập dàn ý
nhân vật lịch sử (một nhà quân sự). a. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về nhân vật ( VD: HS
Gv: …….. 46 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

có thể lựa chọn các nhân vật lịch sử (một


nhà quân sự) như: đại tướng võ Nguyên
Giáp, anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn
Viết Sinh)
- Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật
( VD: anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn
Viết Sinh người đã làm nên kì tích “Người
lính Trường Sơn gùi 55 tấn hàng đi trọn 1
vòng trái đất”)
b. Thân bài
- Kể diễn biến của sự việc. Lưu ý sử dụng
yếu tố miêu tả
+ 1961 Trong đợt tuyển quân lần thứ hai
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông
nhập ngũ
+ Ông làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa
qua dãy Trường Sơn vòng qua Lào nối liền
sự chi viện giữa hai miền Nam Bắc
(-) Nửa đèo trở lên thì quanh năm mưa rét,
đường trơn trượt
(-) Nửa đèo còn lại thì quanh năm nắng
cháy
+ Đề ra những kế hoạch vận chuyển hàng
một cách tỉ mỉ, cẩn thận tuyệt đối để đảm
bảo xóa sạch dấu vết.
+ Trong vòng 4 năm ông đã mang được 55
tấn hàng và đi qua quãng đường với tổng
chiều dài 41.025km (tương đường 1 vòng
Trái Đất theo đường xích đạo)
- Nêu ý nghĩa của sự việc
+ Xuất phát từ tình yêu quê hương đất
nước và lòng căm thù giặc đã giúp cho
người anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân Nguyễn Viết Sinh làm tốt nhiệm vụ
của mình.
+ Ông xứng đáng với danh hiệu anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Viết
Sinh do chính chủ tịch Hồ Chí Minh phong
tặng.
c. Kết bài
Nêu suy nghĩ và ấn tượng của em ( Em rất
khâm phục và tự hào về việc làm của
những người đi trước, Em sẽ phấn đấu để
Gv: …….. 47 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

tiếp bước ông cha)

LUYỆN ĐỀ
ĐỀ BÀI:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Hôm thứ Năm tuần trước, tôi có trình bày với vài người trong số quý vị những
nguyên lí của Cỗ máy Thời gian, và đã cho các vị ấy thấy chính nó lúc chưa được hoàn
thiện. Hiện giờ nó vẫn ở đó nhưng đã bị hỏng hóc chút đỉnh sau chuyến đi [...] Đúng
mười giờ sáng nay, Cỗ máy Thời gian đầu tiên đã bắt đầu đời hoạt động của nó. Tôi
gắn cho nó cái ren cuối cùng, siết lại tất cả đinh ốc, nhỏ thêm một giọt dầu lên thanh
thạch anh, rồi ngồi lên yên. Tôi cho rằng một người muốn tự vẫn đang chĩa súng vào
đầu cũng có cùng nỗi thắc mắc rằng cái gì sẽ đến sau đó như tôi lúc ấy. Một tay tôi
nắm công tắc khởi động, tay kia giữ công tắc thắng; tôi gạt công tắc đầu tiên, và đến
công tắc thứ hai gần như ngay tắp lự. Hình như tôi đã quay mòng mòng, tôi cảm nhận
được cảm giác rơi hẫng kinh hoàng, rồi nhìn quanh, tôi thấy phòng thí nghiệm vẫn
giống hệt như trước. Có gì xảy ra không nhỉ? Trong giây lát, tôi ngờ rằng trí khôn đã
đánh lừa mình. Sau đó, tôi đưa mắt nhìn đồng hồ treo tường. Chỉ trước đó một lát thôi,
nó còn chỉ mười giờ một phút, vậy mà bây giờ đã là gần ba giờ rưỡi!
[...] Bóng đêm ập xuống như khi ta tắt đèn và chỉ trong khoảnh khắc, ngày mai đã đến.
Phòng thí nghiệm càng lúc càng nhoà nhạt mơ hồ. Đêm tối của ngày hôm sau bao trùm tất
cả, rồi nối tiếp bằng ngày, đêm, rồi lại ngày, cứ nhanh hơn và nhanh mãi. Tai tôi chỉ nghe
thấy âm thanh lùng bùng của gió xoáy, và một trạng thái rối rắm, mờ mịt lạ lùng che phủ
tâm trí tôi.
[...] Khi tôi lao đi, đêm nối tiếp ngày như nhịp vỗ của một đôi cánh đen. Tôi dường như
chẳng còn thấy khung cảnh nhoè nhoẹt của phòng thí nghiệm, và tôi nhìn thấy mặt trời
nhảy vọt rất nhanh ngang bầu trời, mỗi cú là một phút, và mỗi phút đánh dấu một ngày.
Tôi đoán là phòng thí nghiệm đã bị phá huỷ và tôi ở ngoài trời. [...] Tối và sáng nối tiếp
nhau chỉ trong tích tắc khiến mắt tôi đau đớn cực độ. Thế rồi, giữa những màn đêm cách
quãng nối đuôi nhau, tôi thấy mặt trăng di chuyển rất nhanh qua các tuần trăng, từ trăng
non tới trăng rằm, và thấp thoáng thấy bóng dáng những vì sao. Rồi khi gia tốc ngày một
lớn, đêm và ngày hoà thành một màu xám liên miên không dứt; nền trời thăm thẳm một
màu xanh lơ lung linh kì diệu giống màu của tầm chạng vạng, mặt trời lao nhanh như một
vệt lửa vẽ nên vòng cung rực rỡ trong không trung; mặt trăng trở thành Đi một dải mờ hơn
biến đổi thất thường; và tôi chẳng thể thấy một vì sao nào, chỉ tin thi thoảng thấy một vòng
tròn sáng hơn lấp lánh giữa nền xanh. udo
Th6 [...] Lúc đó tôi nhận thấy thời tiết thay đổi liên tục, từ xuân chỉ sang đông chí trong
vòng trên dưới một phút, kết quả là tôi lướt qua một năm chỉ trong một phút; và phút này
sang phút khác, tuyết trắng phủ khắp bề mặt thế giới rồi biến mất, được nối tiếp bởi sắc
xanh biếc ngắn ngủi của mùa xuân.
[...] Tôi nghĩ có lẽ mình sẽ chẳng thấy các bước phát triển của nhân loại, những tiến bộ
vượt bậc của nền văn minh sơ đẳng này có gì đáng kinh ngạc nếu chỉ quan sát thế giới mịt
Gv: …….. 48 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

mù khó hiểu đang vùn vụt lướt qua và biến chuyển nhanh chóng trước mắt! [...] Tôi thấy
một màu xanh lục mỡ màng vĩnh cửu phủ khắp sườn đồi, không hề phải chịu tác động của
mùa đông. Ngay cả đầu Tóc mụ mị của tôi lúc ấy cũng thấy Trái Đất rất đẹp. Và thế là tôi
chợt nảy ra là nghĩ dừng lại.
(Hơ-bớt Gioóc Gheo-xờ (Herbert George Wells), Cỗ máy Thời gian, Nguyễn Thành Nhân
dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2018, tr. 42 – 47)
1. Đoạn trích được kể bằng lời của ai? Người kể chuyện ngôi thứ mấy?
2. Câu chuyện diễn ra trong không gian nào? Nhân vật đã di chuyển trong không gian đó
bằng phương tiện gì?
3. Trong chuyến du hành của nhân vật, thời gian được đo đếm như thế nào?
4. Liệt kê những sự vật mà nhân vật đã nhìn thấy trong chuyến du hành kì lạ của mình.
5. Hãy tưởng tượng hình dáng Cỗ máy Thời gian và miêu tả bằng lời của em.
6. Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau và nêu chức năng của
chúng:
(1) Hôm thứ Năm tuần trước, tôi có trình bày với vài người trong số quý vị những nguyên
lí của Cỗ máy Thời gian, và đã cho các vị ấy thấy chính nó lúc chưa được hoàn thiện. (2)
Hiện giờ nó vẫn ở đó nhưng đã bị hỏng hóc chút đỉnh sau chuyến đi... (3) Đúng mười giờ
sáng nay, Cỗ máy Thời gian đầu tiên đã bắt đầu đời hoạt động của nó. (4) Tôi gắn cho nó
cái ren cuối cùng, siết lại tất cả đinh ốc, nhỏ thêm một giọt dầu lên thanh thạch anh, rồi
ngồi lên yên.
7. Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:
Khi tôi lao đi, đêm nối tiếp ngày như nhịp vỗ của một đôi cánh đen. Tôi dường như chẳng
còn thấy khung cảnh nhoè nhoẹt của phòng thí nghiệm, và tôi nhìn thấy mặt trời nhảy vọt
rất nhanh ngang bầu trời, mỗi cú là một phút, và mỗi phút lên đánh dấu một ngày. Tôi đoán
là phòng thí nghiệm đã bị phá huỷ và tôi ở ngoài trời. [...] Tối và sáng nối tiếp nhau chỉ
trong tích tắc khiến mắt tôi đau đớn cực độ. Thế rồi, giữa những màn đêm cách quãng nối
đuôi nhau, tôi thấy mặt trăng di chuyển rất nhanh qua các tuần trăng, từ trăng non tới trăng
rằm, và thấp thoáng thấy bóng dáng những vì sao.

HƯỚNG DẪN
1. Đoạn trích được kể bằng lời của nhân vật nhà khoa học chế tạo ra cỗ máy thời gian.
Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng tôi.
2. Câu chuyện mở ra ở không gian thí nghiệm của nhà khoa học, sau đó tiếp diễn trong
không gian bao la của bầu trời. Nhân vật di chuyển trong không gian bao la của bầu trời.
Nhân vật di chuyển trong không gian đó bằng cỗ máy thời gian do chính ông tạo ra.
3. Trong chuyến di hành của nhân vật, thoạt đầu thời gian một phút bình thường được tính
bằng một ngày , sau đó tốc độ của cỗ máy thời gian tăng lên, thời gian một phút bằng cả
một năm.
4. Trong chuyến du hành kì lạ của mình, nhân vật đã nhìn thấy:
 - Mặt trời
 - Các vì sao
 - Bầu trời thăm thẳm xanh lơ

Gv: …….. 49 Trường THCS………...


Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

 - Bề mặt thế giới phủ đầy tuyết trắng rồi nối tiếp  màu xanh của mùa xuân - Sườn
đồi phủ màu xanh lũ mỡ màng.
5.  Tối qua tôi đã nằm mơ một vật bay vào thời gian giống giống mấy cái bảo bối của chú
mèo máy đó chính là cô máy thời gian. Nhìn nó thật kì diệu và hiện đại, chiếc yên xe rộng
rãi có thể dành cho 3 -4 người ngồi được. Các công tác khởi động xe màu đỏ và đều là hình
tròn ở tay cầm, xe không hề có vật che chắn khi di chuyển âm thanh òn và nhe toàn thấy
gió. 
6. Các từ ngữ giữ vai trò là phương tiện liên kết giữa các câu trong đoạn văn:
dùng từ ngữ thay thế (từ nó ở câu (2) thay thế cho Cỗ máy Thời gian ở câu (1);
từ nó ở câu (4) thay thế cho Cỗ máy Thời gian trong câu (3)); từ ngữ lặp lại Cỗ máy Thời
gian và nó xuất hiện hai lần). Các phương tiện liên kết này bảo đảm sự kết nối về hình thức
giữa các câu trong đoạn văn. Sự liên kết đó cùng với : mạch lạc về nội dung làm cho các
câu tạo thành một chỉnh thể thống nhất, thể hiện chủ đề mà người kể chuyện muốn nói tới:
giới thiệu về Cỗ máy Thời gian.
7. Đoạn văn nói về chuyến du hành xuyên thời gian của nhân vật “tôi”. Sự việc diễn ra
theo chiều thời gian tuyến tính và nguyên tắc nhân quả. Không gian du hành bắt đầu từ
phòng thí nghiệm, rồi dịch chuyển ra ngoài không trung. Nhân vật đang di chuyển với tốc
độ nhanh kì lạ: một phút nhanh bằng một ngày. Tốc độ của nhân vật trong không gian càng
lúc càng nhanh hơn, thể hiện qua hình ảnh: từ một phút bằng một ngày đến một phút nhanh
bằng một tháng. Sự thống nhất về đề tài và trình tự sắp xếp hợp lí của các câu làm cho
đoạn văn mạch lạc và người đọc có thể hiểu rõ nghĩa của đoạn văn.
ĐỀ BÀI:
  
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi đi cạnh Nê-mô (Nemo) hướng theo ngọn lửa dẫn đường ấy. Đáy biển lúc đầu còn bằng
phẳng, sau dâng cao dần. Chúng tôi chống gậy bước những bước dài nhưng chậm vì đáy
biển đầy tảo và đá dăm...
[...] Một giờ đêm chúng tôi tới chân núi. Nhưng muốn trèo lên sườn núi dốc đứng thì phải
theo những con đường nhỏ rất khó đi nằm giữa rừng cây rậm rạp. Đây đúng là một rừng
cây đã chết, trụi hết lá, đã hoá đá vì tác động của muối biển...
Cảnh tượng thật chẳng lời lẽ nào tả xiết!
Thuyền trưởng Nê-mô vẫn đi trước. Tôi không muốn bị tụt lại nên cố theo sát Nê-mô.
Chiếc gậy rất được việc. Chỉ cần bước hụt là có thể lao xuống vực thẳm nằm kề bên những
con đường hẹp. Tôi nhảy qua những khe núi sâu mà nếu ở trên cạn thì tôi đành chịu không
dám vượt.
Tôi hiểu rõ rằng những điều tôi miêu tả về cuộc tham quan dưới đáy biển chắc các bạn sẽ
cho là chuyện bịa hoàn toàn! Nhưng không, tôi không mơ ngủ đâu! Tất cả những cái đó tôi
đều nhìn thấy tận mắt! này
[...] Trước mắt tôi hiện ra một thành phố chết: những toà nhà đổ nát, những đền đài hoang
tàn. Xa xa là những ống dẫn nước khổng lồ. Xa hơn một chút là vết tích của một hải cảng,
nơi xưa kia có nhiều tàu buôn và tàu chiến ra vào. Xa hơn nữa là những dãy nhà đổ nát,
những dãy phố hoang vu.

Gv: …….. 50 Trường THCS………...


Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

Tôi đang ở đâu? Ở đâu? Tôi muốn biết điều đó, muốn biết điều đó dù có phải vứt bỏ cái
mũ sắt đang bảo vệ đầu!
Nhưng thuyền trưởng Nê-mô đã bước tới gần tôi và ra hiệu cho tôi đừng làm như vậy. Sau
đó, ông ta lấy một viên đá trắng mềm viết lên tường một chữ: ÁT-LAN-TÍCH
(ATLANTIS).
Át-lan-tích! Đó là một lục địa mà sự tồn tại được nhiều nhà bác học tranh cãi. Lục địa đó
đã nằm trước mắt tôi với tất cả những bằng chứng của tai hoạ đã xảy ra!
Cách đây nhiều thế kỉ, những trận lũ lụt và động đất đã hoành hành trên hành tinh của
chúng ta. Chỉ cần một đêm và một ngày là lục địa Át-lan-tích đã bị xoá sạch khỏi mặt đất.
Chỉ có những ngọn núi cao nhất là còn được trông thấy ngày nay!
Tôi nhớ lại tất cả những điều đó khi đọc chữ “Át-lan-tích” của Nê-mô. Số phận kì lạ đã
đưa tôi đến ngọn núi của lục địa đã bị mất! Tôi được sờ mó vào những hòn đá của những
toà nhà đồng thời với các thời đại địa chất! Tôi được bước chân lên mảnh đất mà những
người nguyên thuỷ đã đi! Dưới chân tôi lạo xạo những vật hoá thạch đã sống ở thời kì xa
xưa nhất dưới bóng cây giờ đây đã biến thành đá.
(Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2020, tr.
300 – 304)
1. Nội dung chính của đoạn trích là gì? Theo em, sự việc được kể trong đoạn trích có thể
xảy ra trong thực tế không? Vì sao?
2. Nhân vật “tôi” đã đặt chân đến thành phố nào dưới đáy biển? Em hãy liệt kê day Li
những chi tiết miêu tả thành phố đó.
3. Em hãy tìm kiếm và trình bày vắn tắt những thông tin thu lượm được về thành phố Át-
lan-tích từ sách, báo hoặc in-tơ-nét. ... kết được sử dụng t | trong 4. Chỉ ra và phân tích tác
dụng của các phương tiện liên đoạn trích sau:
(1) Tôi đang ở đâu? (2) Ở đâu? (3) Tôi muốn biết điều đó, muốn biết điều đó dù có phải
vứt bỏ cái mũ sắt đang bảo vệ đầu!
(4) Nhưng thuyền trưởng Nê-mô đã bước tới gần tôi và ra hiệu cho tôi đừng làm như vậy.
5. Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau: Trước mắt tôi hiện ra một thành phố chết:
những toà nhà đổ nát, những đền đài hoang tàn. Xa xa là những ống dẫn nước khổng lồ. Xa
hơn một chút là vết tích của một hải cảng, nơi xưa kia có nhiều tàu buôn và tàu chiến ra
vào. Xa hơn hc nữa là những dãy nhà đổ nát, những dãy phố hoang vu.
 
HƯỚNG DẪN:
1. Đoạn trích viết về cuộc tham quan đáy biển của nhân vật “tôi” và thuyền trưởng Nê-mô.
Sự việc không thể xảy ra trong thực tế, ít nhất là theo hiểu biết và kinh nghiệm của con
người cho đến nay. Bởi đến tận ngày nay, con người vẫn chưa thể chinh phục đáy biển sâu.
2. Nhân vật “tôi” đã đặt chân đến thành phố Át-lan-tích. Những chi tiết miêu tả thành phố:
- Thành phố chết
- Những toà nhà đổ nát, những đền đài hoang tàn
- Những ống dẫn nước khổng lồ
- Vết tích của một hải cảng, nơi xưa kia có nhiều tàu buôn và tàu chiến ra vào - Những dãy
nhà đổ nát, những dãy phố hoang vu.

Gv: …….. 51 Trường THCS………...


Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

3. Theo huyền thoại, Át-lan-tích là một thành phố đã từng tồn tại cách đây khoảng mười
nghìn năm, ở vùng lục địa Á – Âu. Thành phố vĩ đại này đã chìm xuống dưới đáy Địa
Trung Hải sau một cơn động đất hoặc sóng thần. Sự tồn tại cũng như biến mất bí ẩn của
thành phố huyền thoại này cho đến nay vẫn luôn thu hút sự tìm tòi và khám phá của các
nhà khoa học, nhà thám hiểm trên thế giới.
4. Các từ ngữ giữ vai trò là phương tiện liên kết giữa các câu trong đoạn văn và giữa các
đoạn trong đoạn trích: từ ngữ lặp lại (ở đâu xuất hiện hai lần); từ ngữ thay thế (điều đó ở
câu (3) thay thế cho ở đâu ở câu (2), làm như vậy ở câu (4) thay thế cho vứt bỏ cái mũ sắt
đang bảo vệ đầu ở câu (3)); quan hệ từ nhưng có vai trò nối hai đoạn với nhau. Các phương
tiện liên kết này bảo đảm sự kết nối về hình thức giữa các câu trong đoạn văn và giữa các
đoạn trong đoạn trích. Sự liên kết đó cùng với sự mạch lạc về nội dung làm cho các câu,
đoạn văn tạo thành một chỉnh t thống nhất, thể hiện sự tò mò, háo hức muốn khám phá nơi
mình đặt chân đến của nhân vật. the
5. Nội dung chính của đoạn văn nói về một thành phố “chết”. Các câu được sắp xếp theo
một trình tự hợp lí: miêu tả dựa trên nguyên tắc phối cảnh từ gần đến xa, sử dụng phương
tiện liên kết là các từ ngữ chỉ các cấp độ so sánh (xa xa, xa hơn một chút, xa hơn nữa). Đầu
tiên là nơi gần nhất, tại vị trí mình đứng, người kể chuyện thấy những toà nhà đổ nát và
những đền đài hoang tàn. Từ vị trí đó, người kể chuyện phóng tầm mắt ra xa hơn một chút
và xa hơn nữa để nhìn bao quát toàn thành phố dưới đáy biển.
 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đó là phi thuyền của bố bay qua thị trấn của chúng tôi, một thị trấn nhỏ nơi phi thuyền
không gian sẽ không bao giờ hạ cánh, và mẹ con tôi sẽ nằm thức suốt hai tiếng đồng hồ
tiếp theo, thầm nghĩ, “Giờ bố đã hạ cánh ở Spờ-rinh-phiu (Springfield), giờ bố đang ở trên
đường băng, giờ bố đang kí giấy tờ, giờ bố đã lên trực thăng, giờ bố đang bay qua sông,
qua đồi, giờ bố đang hạ trực thăng xuống sân bay nhỏ ở Làng Xanh...” Và khi buổi đêm đã
trôi qua được gần nửa, trên hai cái giường đã lạnh dần, mẹ và tôi cứ nằm lắng nghe mãi.
“Giờ thì bố đang đi xuống Beo (Bell). Lúc nào bố cũng đi bộ. không bao giờ bắt taxi... giờ
bố bằng qua công viên, giờ rẽ qua góc đường Oắc-ớt (Oakhurst), và giờ thì...”
Tôi nhấc đầu lên khỏi gối. Xa tít dưới phố, tiến đến mỗi lúc một gần hơn, nhanh nhẹn, mau
mắn, lẹ làng – là tiếng bước chân. Giờ tiếng bước chân rẽ vào nhà chúng tôi, lên hiện
trước. Và chúng tôi cùng mỉm cười trong bóng tối se lạnh,mẹ và tôi, khi nghe thấy tiếng
cửa trước mở khi nhận ra người nhà, phát h tiếng chào đón khe khẽ, rồi đóng lại dưới nhà...
ra một
Ba tiếng sau, tôi khe khẽ vặn nắm đấm đồng ở cửa phòng bố mẹ, nín thở, lón rén đi qua
bóng tối mênh mông như khoảng cách giữa các hành tinh, tay vươn về phía cái va li nhỏ
màu đen ở đuôi giường nơi bố mẹ tôi đang ngủ. Tôi chộp lấy nó và lặng lẽ chạy về phòng
mình, thầm nghĩ, bố sẽ không cho mình biết, bố Không muốn mình biết. il net pripurg
Và từ cái va li mở rộng, bộ đồng phục đen của bố bung ra như một tinh vân đen, trên lớp
vải đây đó lấp lánh những vì sao xa xăm. Tôi mân mê lớp vải đen giữa hai bàn tay nóng
hổi của mình; tôi ngửi thấy mùi kim loại của sao Hoả, mùi lá trường xuân xanh tươi của
sao Kim, mùi lưu huỳnh và lửa của sao Thuỷ; và tôi ngửi thấy cả mùi của Mặt Trăng trắng
sữa và những vì sao cứng rắn. Tôi nhét bộ đồng phục vào cái máy li tâm tôi đã làm trong
xưởng kĩ thuật lớp Chín của tôi năm đó, rồi bật máy lên. Chẳng mấy chốc một lớp bột mịn
Gv: …….. 52 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

đã rơi vào một cái bình cổ cong. Tôi đẩy nó vào dưới kính hiển vi. Và trong khi bố mẹ tôi
ngủ say không biết gì, trong khi cả ngôi nhà cũng say ngủ, những lò nướng tự động, rô-bốt
phục vụ và cọ rửa đã chìm vào giấc ngủ điện tử, tôi nhìn xuống những hạt bụi sáng rực của
sao băng, đuôi sao chổi và đất mùn từ sao Thổ xa xôi lấp lánh như chính những hành tinh,
kéo tôi qua ống kính hiển vi để bay hàng tỉ dặm vào vũ trụ, với một gia tốc kinh hồn.
Lúc bình minh, mệt nhoài sau chuyến hành trình của mình và sợ bị phát hiện, tôi trả bộ
đồng phục đã gói gọn vào va li về phòng bố mẹ.
Sau đó tôi ngủ, rồi bị đánh thức bởi tiếng còi của chiếc xe giặt khô vừa đỗ lại trước sân. Họ
lấy bộ đồng phục đen đem đi. Thật may là mình đã không đợi, tôi thầm nghĩ. Vì một tiếng
sau bộ đồng phục sẽ được trả về, mọi đích đến và hành trình đều đã bị gột sạch khỏi nó.
Tôi ngủ lại, với một ống nhỏ đựng thứ bụi thần kì đó trong túi áo, bên trên chỗ tim đập.
(Rây Bờ-rát-bơ-ri (Ray Bradbury), Phi hành gia, in trong Người minh hoạ, Lê Minh Đức
dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2019, tr. 126 – 128)
1. Nhân vật cậu bé đã chế tạo ra thiết bị gì? Thiết bị đó có công dụng như thế nào?
2. Vì sao nhân vật “tôi” lại nói rằng mình “ngửi thấy mùi” của các hành tinh? Hãy vẽ sơ đồ
theo mẫu dưới đây vào vở và điền thông tin phù hợp vào các ô trống:

3. Hãy tưởng tượng cuộc phiêu lưu kì lạ của nhân vật “tôi” và viết đoạn văn kể lại cuộc
phiêu lưu đó.
4. Em hiểu như thế nào về cụm từ bên trên chỗ tim đập trong câu văn cuối cùng của đoạn
trích trên?
5. Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng và dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau: Đó là phi
thuyền của bố bay qua thị trấn của chúng tôi, một thị trấn nhỏ nơi phi thuyền không gian sẽ
không bao giờ hạ cánh, và mẹ con tôi sẽ nằm thức suốt hai tiếng đồng hồ tiếp theo, thầm
nghĩ, “Giờ bố đã hạ cánh ở Spờ-rinh-phiu, giờ bố đang ở trên đường băng, giờ bố đang kí
giấy tờ, giờ bố đã lên trực thăng, giờ bố đang bay qua sông, qua đồi, giờ bố đang hạ trực
thăng xuống sân bay nhỏ ở Làng Xanh...” Và khi buổi đêm đã trôi qua được gần nửa, trên
hai cái giường đã lạnh dần, mẹ và tôi cứ nằm lắng nghe mãi. “Giờ thì bố đang đi xuống
Beo. Lúc nào bố cũng đi bộ… không bao giờ bắt taxi... giờ bố băng qua công viên, giờ rẽ
qua góc đường Oắc-ớt, và giờ thì.
6. Theo em, có thể sắp xếp các câu trong đoạn văn dưới đây theo một trật tự khác được
không? Vì sao?
(1) Tôi nhấc đầu lên khỏi gối.
(2) Xa tít dưới phố, tiến đến mỗi lúc một gần hơn, nhanh nhẹn, mau mắn, lẹ làng – là tiếng
bước chân.

Gv: …….. 53 Trường THCS………...


Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

(3) Giờ tiếng bước chân rẽ vào nhà chúng tôi, lên hiên trước.
(4) Và chúng tôi cùng mỉm cười trong bóng tối se lạnh, mẹ và tôi, khi nghe thấy tiếng cửa
trước mở khi nhận ra người nhà, phát ra một tiếng chào đón khe khẽ, rồi đóng lại dưới
nhà...
HƯỚNG DẪN:
1. Nhân vật cậu bé đã chế tạo ra chiếc máy li tâm, có khả năng tạo ra loại bột mịn thần kì,
có thể đưa cậu bé đi đến những miền không gian xa xôi, nơi có những tinh cầu huyền bí.
2. Nhân vật “tôi” nói rằng mình “ngửi thấy mùi” của các hành tinh vì cậu bé đang hình
dung mình cũng có mặt ở những nơi mà phi thuyền của bố bay qua.
Sao Hoả có mùi kim loại
Mùi của các hành tinh
Sao Thuỷ có mùi lưu huỳnh và lửa
Sao Kim có mùi lá trường xuân
3. Nhờ loại bột mịn thần kì từ bộ đồng phục của người cha là phi hành gia, cậu bé đã bay
qua, đặt chân đến các hành tinh xa xôi trong hệ Mặt Trời như sao Hoả, sao Kim, sao
Thuỷ,... Em hãy vận dụng trí tưởng tượng của mình đểhình dung những điều kì thú mà cậu
bé đã khám phá ra trong chuyến du hành của mình. Ví dụ: Mặt Trăng có màu trắng sữa chứ
không phải màu vàng như cậu thường nhìn thấy khi còn ở trên Trái Đất. Cái vệt sáng phát
ra từ đuôi , chổi chính là được kết lại từ hàng triệu hạt bụi. Sao Kim là hành tinh nóng nhất
trong hệ Mặt Trời, tưởng như chỉ có hoang mạc khô cằn của đá và bụi; sao nhưng cậu lại
thấy màu xanh mướt mát của cây lá, thậm chí cậu ngửi thấy cả mùi của lá trường xuân
xanh;.
4. Trước hết, trái tim là cơ quan tối quan trọng của cơ thể con người; là biểu tượng của sự
sống, của tình cảm và năng lực trực giác. “Trái tim đập” còn ẩn du cho trí tưởng tượng bắt
nguồn từ trái tim. Hình ảnh cậu bé để chiếc ống nhỏ đựng bụi thần kì vừa đưa cậu đi du
hành không gian trong túi áo, “bên trên chỗ tim đập”, như muốn ẩn dụ cho khao khát mãnh
liệt của cậu bé muốn nổi dài bất tận những phút giây kì diệu vừa trải qua. Khi bạn có một
trái tim không ngừng say mê và khao khát khám phá thế giới, chính bạn sẽ làm nên điều kì
diệu cho cuộc đời mình.
5. Công dụng của dấu chấm lửng và dấu ngoặc kép trong đoạn văn: - Dấu ngoặc kép đánh
dấu lời dẫn trực tiếp (suy nghĩ của hai mẹ con cậu bé về bố):
+ “Giờ bố đã hạ cánh ở Spờ-rinh-phiu, giờ bố đang ở trên đường băng, giờ bố đang kí giấy
tờ, giờ bố đã lên trực thăng, giờ bố đang bay qua sông, qua đồi, giờ bố đang hạ trực thăng
xuống sân bay nhỏ ở Làng Xanh....
+ “Giờ thì bố đang đi xuống Beo. Lúc nào bố cũng đi bộ... không bao giờ bắt
taxi... giờ bố băng qua công viên, giờ rẽ qua góc đường Oắc-ớt, và giờ thì... - Các dấu
chấm lửng ở trong đoạn trích thể hiện lời nói bỏ dở. Phần bị bỏ dở ở dấu chấm lửng sau
Làng Xanh cũng có thể coi là ý chưa liệt kê hết.
6. Không thể sắp xếp các câu trong đoạn văn theo một trật tự khác, bởi vì các câu đang
được sắp xếp theo trật tự tuyến tính, đảm bảo tính mạch lạc và liên kết của văn bản, nhằm
nêu bật chủ đề mà đoạn văn muốn nói tới: hình dung của hai mẹ con cậu bé về lộ trình
(quen thuộc) trở về nhà của người cha sau khi rời phi thuyền. Lộ trình này theo hướng từ
xa đến gần, từ dưới phố bước lên hiên nhà và vào nhà.
Gv: …….. 54 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

ĐỀ BÀI

1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

451 độ F là một tác phẩm giả tưởng của Ray Bradbury, câu chuyện kể về việc Chính phủ
dần cấm hoàn toàn các loại sách, với lí do là nếu không phải đọc những thứ dài và “khó
tiêu” thì nhân dân sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Lính cứu hỏa không còn làm nhiệm vụ dập
lửa, họ còn có nhiệm vụ châm lửa để đốt những cuốn sách. Sách được coi là trái pháp luật
và những ai bị bắt gặp khi sở hữu sách sẽ bị coi là phạm tội, tất cả tài sản của họ sẽ bị đốt,
và đôi khi người ta đốt luôn cả người đọc. Đoạn trích trên được trích ra từ cuốn tiểu thuyết.
NHỮNG KẺ ĐỐT SÁCH
Ray Bradbury
Montga tuột xuống như một kẻ đang mơ. Con Chó máy lồng lên trong chuồng, mắt tóe lửa
xanh.
“Montag, anh quên mũ kìa!”
Anh giật lấy chiếc mũ khỏi bức tường sau lưng, chạy, nhảy, thế là họ lao đi, ngọn gió đêm
đập rầm rầm vào tiếng thét còi báo động và tiếng sấm kim khí vang rền của họ! Đó là một
căn buồng ba tầng xập xệ ở khu vực lâu đời của thành phố, ít nhất là trăm năm tuổi, song
cũng như mọi nhà khác nó đã được bọc một lớp nhựa chống cháy mỏng từ nhiều năm
trước, và cái vỏ bảo vệ này dường như là thứ duy nhất giữ cho nó đứng giữa trời.
“Ta tới rồi!”
Động cơ sầm sầm dừng lại. Beatty, Stoneman và Black chạy đến lối đi bên hông, đột nhiên
trông béo ị và kinh tởm trong những bộ áo liền quần chống cháy dềnh dàng. Montag theo
sau. Họ phá cửa trước và chộp lấy một người đàn bà, mặc dù bà ta không chạy; bà ta không
cố tẩu thoát. Bà ta chỉ đứng, đảo từ bên này sang bên kia, mắt dán vào một chỗ hư không
trên tường, làm như họ đã giáng cho bà ta một cú kinh khủng vào đầu. Lưỡi bà ta đang
động đậy trong miệng, và mắt bà ta dường như đang cố nhớ lại gì đó rồi thì nhớ ra và lưỡi

Gv: …….. 55 Trường THCS………...


Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

bà ta tại động đậy:


“Hãy can đảm lên, thầy Ridley; hôm nay ta sẽ thắp lên một ngọn nến, nhờ ơn Chúa, ở nước
Anh, ngọn nến mà tôi tin sẽ không bao giờ bị dập tắt.”
“Đủ rồi!’ Beatty nói. “Chúng đâu?”
Ông ta bạt tai bà kia với vẻ thờ ơ đến lạ lùng và lặp lại câu hỏi. Mắt bà già liền tập trung
vào Beatty. “Các người biết chúng ở đâu, bằng không các người đã chẳng ở đây” bà nói.
Stoneman chìa ra thẻ của hệ thống báo động qua điện thoại ghi lại lời khiếu nại được sao
chép từ nội dung cuộc điện thoại ở mặt sau:
“Có lí do để nghi ngờ tầng áp mái; số 11 phố Elm, City.
E.B”
“Chắc là bà Blake, hàng xóm của tôi,” người đàn bà nói khi đọc thấy hai chữ viết tắt.
“Được rồi, anh em, tóm chúng thôi!”
Loáng cái họ đã xông lên bóng tối sực mùi ẩm mốc, tay vung rìu bạc vào những cánh cửa
mà rốt cuộc hóa ra không khóa, ngã dúi dụi như đám trẻ con vừa lăn lộn vừa la hét. “Này!”
Một dòng thác sách đổ xuống người Montag trong khi anh run run trèo lên cái thang dựng
đứng. Bất tiện quá! Trước nay chuyện này luôn giống như dập tắt một ngọn nến. Cảnh sát
vào đầu tiên, dán băng dính lên mồm nạn nhân rồi điệu y ra những chiếc xe giống như lũ
bọ cánh cứng bóng lưỡng của họ, thành ra khi ta đến thì chỉ thấy một căn nhà trống. Ta
không gây đau đớn cho ai, ta chỉ gây đau đớn cho đồ vật. Và bởi đồ vật thật ra không đau
đớn được, bởi đồ vật không có cảm giác, và đồ vật không thét lác hay rên rỉ, như người đàn
bà này có khi sắp thét lác hay khóc lóc tới nơi, nên sẽ chẳng có gì khiến lương tâm ta bị
cắn rứt về sau. Ta chỉ đang dọn dẹp. Làm vệ sinh, thực chất là vậy. Trả mọi thứ đâu lại về
đấy. Dầu lửa, nhanh lên! Ai có diêm nào!
Nhưng lúc này, đêm nay, ai đó đã lỉnh mất. Người đàn này đang làm hỏng mất nghi thức.
Đám đàn ông đang gây quá nhiều huyên náo, cười vang, đùa cợt, nhằm lấp đi sự im lặng
buộc tội kinh khủng của bà ta bên dưới. Bà ta làm cho những căn phòng trống gầm lên
buộc tội và rũ xuống những thứ bụi mịn tội lỗi xộc vào lỗ mũi họ trong khi họ sục sạo khắp
nơi. Thế này chẳng đúng mà cũng không công bằng. Montag cảm thấy vô cùng bực bội.
Đáng lẽ bà ta đừng có đó mới phải, không có bà ta cũng đã lắm chuyện rồi!
Sách đổ như bom xuống vai anh, tay anh, khuôn mặt ngẩng lên của anh. Một cuốn sách
đáp xuống, ngoan hiền, như con bồ câu trắng, trong tay anh, đôi cánh chấp chới. Trong ánh
sáng tù mù chập chờn, một trang lật ra trông tựa như một chiếc lông chim trắng như tuyết,
ngôn từ được họa một cách tinh tế trên đó. Trong toàn bộ cảnh nhộn nhạo và cuồng nhiệt,
Montag chỉ có một khoảnh khắc để đọc một dòng, nhưng dòng đó cháy sáng trong tâm trí
anh suốt một phút sau như đã được in lên đó bằng thép nóng. “Thời gian đã thiếp ngủ trong
nắng chiều” Anh buông rơi cuốn sách. Lập tức, một cuốn khác rơi vào tay anh.
“Montag, lên đây!”
Tay Montag khép lại như một cái miệng, ghì chặt cuốn sách vào ngực trong niềm thiết tha
man dại, trong sự ngớ ngẩn điên khùng. Những người trên kia đang lẳng từng xẻng tạp chí
vào không trung đầy bụi. Đám tạp chí rơi xuống như những con chim bị tàn sát và người
đàn bà đứng dưới kia, như cô bé gái, giữa những cái xác.
Montag đã chẳng làm gì. Tay anh đã làm hết, tay anh, với một bộ não của riêng nó, với
lương tri và một nỗi hiếu kì trong từng ngón tay run rẩy, đã biến thành kẻ cắp. Giờ, nó dúi
Gv: …….. 56 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

lại cuốn sách vào dưới hõm nách đổ mồ hôi, rút tay ra là lại nom như chẳng cầm gì, như trò
phù thủy. Nhìn này! Vô tội! Nhìn đi!
Anh nhìn, run rẩy, cái bàn tay trắng đó. Anh đưa nó ra rõ xa, làm như anh đang bị viễn thị.
Anh kéo nó lại gần, làm như anh bị mù.
“Montag”
Anh giật nảy mình.
“Đừng đứng đó, đồ ngu!”
Những cuốn sách nằm đó như những đống cá kếch xù được để phơi khô. Đám người múa
may và trượt ngã lên đó. Các nhan đề sách nháy những con mắt vàng ròng, rơi xuống, tiêu
đời.
Dầu!
Họ bom cái chất lỏng lạnh đựng trong những thùng đánh số 451 vắt chéo trên vai họ. họ xịt
đẫy dầu quanh mỗi cuốn sách, họ bơm đầy dầu hỏa vào các phòng.
Họ lật đật xuống thang. Montag lảo đảo theo sau họ trong khói dầu.
“Đi nào, mụ kia!”
Người đàn bà quỳ giữa sách, sờ da thuộc và bìa các tông ướt sũng, dùng ngón tay đọc các
tít mạ vàng trong khi mắt nhìn vào Montag buộc tội.
“Các người không lấy sách của tôi được đâu,” bà ta nói.
“Bà biết luật mà,” Beatty nói. “Lương tri của bà để đâu? Các cuốn sách này chẳng cuốn
nào hòa hợp với cuốn nào sất. Bà đã giam mình ở đây suốt bao nhiêu năm cùng một cái
tháp Babel (1) chết giẫm thứ thiệt. Bùng ra khỏi đó đi! Mấy kẻ trong những quyển sách đó
đã bao giờ sống thật đâu. Nào đi!”
(Trích Ray Bradbury, 451 độ F, NXB Văn học và Nhã Nam, 2015, tr 57 – 62)
Chú thích: Tháp Babel: là một huyền thoại trong sách Sáng thế nhằm giải thích về sự bất
đồng ngôn ngữ của con người.
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu
8):
Nội dung chính của đoạn văn không in nghiêng phía trên văn bản Kẻ đốt sách là gì?
A. Kể lại những câu chuyện mang tính chất phiêu lưu, thám hiểm ở trong thế giới giả
tưởng.
B. Miêu cảnh một anh lính cứu hỏa đang thực hiện nhiệm vụ chữa cháy
C. Kể lại hoàn cảnh xảy ra vụ cháy
D. Giới thiệu khái quát nội dung tiểu thuyết 451 độ F
2. Nội dung chính của đoạn trích Kẻ đốt sách là gì?
A. Kể lại câu chuyện Montag cùng đội thực hiện nhiệm vụ đi đốt sách và bắt người tàng
trữ sách.
B. Kể lại câu chuyện Breatty thực hiện nhiệm vụ đi bắt người tàng trữ sách.
C. Kể lại câu chuyện đội lính cứu hỏa đi dập lửa ở một thư viện.
D. Kể lại câu chuyện Breatty kể cho Montag nghe câu chuyện anh đã đọc được trong sách

3. Montag được hiện lên trong đoạn trích là người như thế nào?
A. Con người yêu mến và giữ gìn, trân trọng sách.
B. Con người thay độ nhận thức, thái độ vì nhận ra vẻ đẹp của sách.
Gv: …….. 57 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

C. Con người không có lương tri, phá hoại những giá trị từ sách.
D. Quyết tâm bảo vệ sách bằng thái độ quyết liệt
4. Thời gian và không gian được nêu trong đoạn trích Những kẻ đốt sách (Ray Bradbury)?
A. Buổi sáng; trong ngôi nhà xập xệ toàn mùi ẩm mốc.
B. Sáng sớm, trong một căn biệt thự xa hoa.
C. Chiều tối, trong một căn biệt thự xa hoa, nằm biệt lập ở chân đồi.
D. Buổi đêm, trong ngôi nhà xập xệ toàn mùi ẩm mốc.

5. Tính cách nhân vật Breatty được thể hiện như thế nào thông qua câu văn sau: “Ông ta
bạt tai bà kia với vẻ thờ ơ đến lạ lùng và lặp lại câu hỏi?”
A. Hành động tàn nhẫn, vô tri, không có tình người.
B. Hành động chà đạp lên sách và nỗi đau của người khác
C. Hành động đúng đắn trong việc xử lí cái ác.
D. Hành động bôi nhọ nhân phẩm người khác.

6.Tính cách nhân vật người đàn bà được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
A. Con người quý trọng. trân trọng tính mạng của mình
B. Con người yêu mến sách nên giữ gìn sách
C. Con mất niềm tin vào cuộc sống
D. Con người căm ghét tàn độc của chế độ

7. Xã hội được tác giả phản ánh trong đoạn trích có gì đặc biệt?
A. Tàng trữ sách như một hành động vi phạm pháp luật.
B. Những con vật biết nói
C. Con người có thể biết trước được tương lai
D. Con người không có cảm giác đau đớn

8. Phát hiện số từ trong câu văn sau: “Đó là một căn buồng ba tầng xập xệ ở khu vực lâu
đời của thành phố, ít nhất là trăm năm tuổi, song cũng như mọi nhà khác nó đã được bọc
một lớp nhựa chống cháy mỏng từ nhiều năm trước, và cái vỏ bảo vệ này dường như là thứ
duy nhất giữ cho nó đứng giữa trời”?
A. Đó là một căn buồng ba tầng xập xệ
B. song cũng như mọi nhà khác nó đã được bọc một lớp nhựa chống cháy mỏng từ nhiều
năm trước
C. Một căn buồng ba tầng xập xệ ở khu vực lâu đời của thành phố
D. Được bọc một lớp chống cháy mỏng từ nhiều năm trước
ĐÁP ÁN: 1D, 2A, 3B, 4D, 5A, 6B, 7A, 8C.

9. Phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:


“Sách đổ như bom xuống vai anh, tay anh, khuôn mặt ngẩng lên của anh. Một cuốn sách
đáp xuống, ngoan hiền, như con bồ câu trắng, trong tay anh, đôi cánh chấp chới. Trong ánh
sáng tù mù chập chờn, một trang lật ra trông tựa như một chiếc lông chim trắng như tuyết,
ngôn từ được họa một cách tinh tế trên đó. Trong toàn bộ cảnh nhộn nhạo và cuồng nhiệt,
Gv: …….. 58 Trường THCS………...
Kế hoạch dạy thêm Ngữ văn 7- KNTT THU NGUYỄN( 0368218377)

Montag chỉ có một khoảnh khắc để đọc một dòng, nhưng dòng đó cháy sáng trong tâm trí
anh suốt một phút sau như đã được in lên đó bằng thép nóng. “Thời gian đã thiếp ngủ trong
nắng chiều” Anh buông rơi cuốn sách.”
- Tính mạch lạc của đoạn văn được thể hiện như sau:
- Nội dung chính của đoạn văn: miêu tả khung cảnh những quyển sách đổ sập xuống xung quanh Montag.
- Các câu văn được sắp xếp theo trình tự hợp lí: miêu tả các sự vật từ xa đến gần. Câu văn đầu miêu tả cảnh
toàn bộ các cuốn sách cùng nhau rơi xuống, các câu văn tiếp theo miêu tả chi tiết một cuốn sách mà Montag
chú ý đến.
- Đoạn văn cũng đảm bảo tính liên kết về mặt hình thức giữa các câu thể hiện qua việc dùng các từ lặp lại, từ
để nối, từ để thay thế. (sách, cuốn sách, anh, Montag)

10. Lí giải tại sao Montag lại hành động như trong câu sau “Tay Montag khép lại như một
cái miệng, ghì chặt cuốn sách vào ngực trong niềm thiết tha man dại, trong sự ngớ ngẩn
điên khùng.”
Gợi ý trả lời:
- Khuyến khích học sinh đưa ra những ý kiến riêng của bản thân
- Gợi ý: Montag mơ hồ có niềm trân trọng những cuốn sách đang bị tàn phá, nhấn chìm trong biển lửa.
- Lí do: Tác giả đã miêu tả hành động của Montag rằng “ghì chặt cuốn sách vào ngực trong niềm thiết tha man
dại”, câu văn đã diễn tả những hành động liên tiếp nhau, biểu thị sự nâng niu cuốn sách. Tuy nhiên, lại còn một
chút mơ hồ, bởi có chút thái độ “ngớ ngẩn điên khùng”. Sự thức tỉnh của Montag không đến từ sự chiêm
nghiệm, suy tư cá nhân mà là khi lần lượt những cuốn sách từ trên cao rơi xuống tay anh.

11.Viết đoạn văn khoảng (5 – 7 câu) tưởng tượng mình là nhân vật anh lính phòng hỏa
Montag trong truyện, hãy kể tiếp đoạn truyện trên.
Gợi ý trả lời:
- Bước 1: Xác định yêu cầu của đề
+ Dạng đoạn văn: kể chuyện
+ Chủ đề đoạn văn: đóng vai Montag và kể lại diễn tiến của câu chuyện.
+ Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
+ Dung lượng đoạn văn: từ 5-7 câu (khoảng ½ trang giấy)
- Bước 2: Tìm ý:
+ Bối cảnh:
+ Các nhân vật khác (bao gồm đồng nghiệp; người phụ nữ sau khi bị tiêu hủy)
+ Nhấn mạnh vào sự biến đổi của Montag: tham khảo từ sự mơ hồ trong đám cháy đến sự thay đổi rõ ràng
sau này.
- Bước 3: Viết đoạn
+ Tiến hành viết đoạn
+ Sau khi viết đoạn, đọc lại đoạn văn để soát lỗi chính tả cũng như lỗi diễn đạt.

Gv: …….. 59 Trường THCS………...

You might also like