You are on page 1of 3

Liên hệ một vài trường hợp để chứng minh cho khẳng định về con đường biện chứng của

nhận thức là:


“Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”

Phân tích ý nghĩa:

Nói chung, nhận thức là quá trình từ trực quan sinh động -> tư duy trừu tượng -> thực tiễn, đó là 1 quá
trình biện chứng.

Nhìn vào sơ đồ ta thấy: Chính trong thực tiễn và trên cơ sở của thực tiễn mà nảy sinh và phát triển nhu
cầu nhận thức của con người. Nhận thức bắt đầu khai triển bằng trực quan sinh động (hay nhận thức
cảm tính) – đó là giai đoạn con người nhận thức trực tiếp khách thể nhờ các giác quan và thao tác thực
tiễn, được thể hiện dưới các hình thức từ thấp đến cao: cảm giác, tri giác, biểu tượng. -> Mang lại những
kinh nghiệm nhất định

- Trực quan sinh động (giai đoạn nhận thức cảm tính): là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức, mới
chỉ nhận biết được bề ngoài của sự vật cảm tính trong hiện thực khách quan. Có 3 hình thức cơ bản:
+ Cảm giác: của con người về sự vật khách quan là hình ảnh sơ khai nhất, đơn giản nhất của quá trình
nhận thức, là cơ sở hình thành nên tri giác.
+ Tri giác: là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu hiện của sự vật khách quan
được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp các cảm giác về sự vật.
+ Biểu tượng: là sự tái hiện hình ảnh về sự vật khách quan, là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp
nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính.

Tóm lại, đây mới là giai đoạn nhận thức bề ngoài, chưa đi sâu vào bản chất.
Từ trực quan sinh động, nhận thức chuyển lên trình độ cao hơn – tư duy trừu tượng hay nhận thức lý
tính. Đó là giai đoạn nhận thức gián tiếp khách thể bằng những thao tác của tư duy và được thể hiện
dưới những hình thức: khái niệm, phán đoán, suy luận. -> Mang lại cho con người tri thức lý luận.

- Tư duy trừu tượng (hay nhận thức lý tính): giai đoạn cao của quá trình nhận thức, qua 3 hình thức cơ
bản:
+ Khái niệm: Quá trình sử dụng ngôn ngữ để phản ánh những thuộc tính, những mối quan hệ
+ Phán đoán: khẳng định hoặc phủ định 1 thuộc tính, 1 mối liên hệ nào đó
+ Suy lí: 1 hay nhiều phán đoán -> rút ra phán đoán mới làm kết luận. Có các loại suy lí: suy lí trực tiếp và
suy lí gián tiếp.

- Quan hệ biện chứng giữa trực quan sinh động và tư duy trừu tượng:
+ Trực quan sinh động là cơ sở cho tư duy trừu tượng.
+ Nhờ có tư duy trừu tương thì nhận thức cảm tính mới nắm bắt được bản chất và quy luật của sự vật.

Tóm lại, sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có ý nghĩa phương pháp luận quan
trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, trong việc khắc phục chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa
giáo điều.

Liên hệ một số trường hợp:


Ví dụ: Khi xem trực tiếp cây cam, đầu tiên chúng ta sẽ hình thành những cảm giác riêng lẻ về những
thuốc tính riêng lẻ của cây cam (thân thấp, lá xanh, hoa trắng, quả chín vàng, ăn có vị ngọt,..) (đấy là giai
đoạn trực quan sinh động). Từ những cảm giác này, con người liên kết với nhau tạo thành hình ảnh
tương đối hoàn chỉnh về cây cam: “Cam là loại cây ăn quả, thân thấp, lá xanh, hoa tắng quả chín, ăn rất
ngọt và bổ”. Với những hình ảnh như vậy, tri giác đã tiến thêm một bước trên con đường nhận thức
khách thể. Tuy nhiên tới bước này, nó cũng chỉ phản ánh được khách thể ở vẻ bề ngoài và trong trạng
thái đứng im và vì vậy cũng chưa vạch ra được bản chất quy luật khách thể.

Những hình ảnh tri giác về khách thể được “định vị”, “nhớ lại” trong bộ óc đó chính là biểu tượng. Và khi
chúng ta không tiếp xúc với khách thể đó nữa, chúng ta vẫn có thể hì dung được một cách tương đối
hoàn chỉnh về cây cam. -> Như vậy, biểu tượng là hình ảnh gián tiếp tương đối trọn vẹn về khách thể. ->
Biểu tượng xuất hiện như một mắt xích trung gian nối liền trực quan sinh động và tư duy trừu tượng.
Hơn nữa từ những biểu tượng về khách thể, bằng trí tưởng tượng con người, chúng ta có thể tạo ra
những biểu tượng mới như biểu tượng thần thánh, thiên đàng địa ngục, hình tượng nghệ thuật (lý do
hình thành thế giới quan huyền thoại, tôn giáo)

Từ những hình ảnh, cảm giác, tri giác, biểu tượng (trực quan sinh động), chủ thể suy ngẫm (phân tích,
chắt lọc, so sánh) loại bỏ hình ảnh riêng lẻ bên ngoài, liên hệ ngẫu nhiên, giữ lại hình ảnh thuộc về cơ
bản bên trong, tổng hợp, khái quát hóa để tạo ra “khái niệm”. Ví dụ: Khái niệm con người không phản
ánh mọi thuộc tính, mọi quan hệ của tất cả con người riêng rẽ, mà phản ánh thuộc tính chung nhất, bản
chất nhất của mọi người, phân biệt con người với các sinh vật khác – có ý thức, biết chế tạo công cụ lao
động, biết lao động

Trên những khái niệm đã có, chủ thể sử dụng thao tác của tư duy để liên kết theo một trật tự lôgic nhất
định: Ví vụ: Hà nội là thủ đô của nước CHXHCNVN là một phán đoán. Nội dung được phản ánh là những
mối liên hệ của khách thể nêu trong khái niệm : Hà Nội – Thủ đô của nước CHXHCNVN Từ đấy chúng ta
tổ chức và sắp xếp chúng theo một trật tự để rút ra tri thức mới, đó là suy luận.

 Tạo ra kiến thức mới, giúp con người càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về thế giới khách
quan

Con người tổng hợp, khái quát chúng theo một logi c chặt chẽ, tạo nên tri thức lí luận, con người
chuyển sang nhận thức thực tiễn.

Thực tiễn luôn vân động và biến đối, trong đó luôn nảy sinh ra những vấn đề mới, và để tránh nguy
cơ lạc hậu của tri thức lý luận, cần phải đưa nó vào thực tiễn để nuôi dưỡng bằng nguồn năng lượng
mới. Chính trong thực tiễn, tri thức lý luận được thực hiện và nếu đem lại thành công hay kết quả thì
tri thức lí luận này trở thành chân lý. Từ đó tri thức lý luận trở thành bộ máy thúc đẩy, điều chỉnh
hướng hoạt động thực tiễn của con người
Ví dụ thực tiễn: Ví dụ như chúng ta là những nhà phát triển sản phẩm, những công ty thương
mại với mục tiêu là những khánh hàng trên thị trường tiêu thụ, đặt ra vấn đề rằng chúng ta phải
phát triển 1 sản phẩm để thu hút được khách hàng. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ thấy
rằng những bước đầu tiên sẽ là đánh giá trực quan sản phẩm, phân tích và đưa ra những điểm
mạnh và điểm yếu của sản phẩm. Sau đó, chúng ta áp dụng tư duy trừu tượng để phân tích các
yếu tố kỹ thuật và thiết kế sản phẩm để tìm hiểu các cách thức hoạt động của nó. Khâu cuối
cùng là chúng ta áp dụng kiến thức trừu tượng để áp dụng trực tiếp vào sản phẩm để bảo trì và
cải tiến sản phẩm.
 Quá trình này thể hiện con đường biện chứng theo sự nhận thức chân lý và nhận thức
thực tại khách quan.

-Thực tiễn: giai đoạn trở về của nhận thức đến tư duy trừu tượng, chỉ có qua giai đoạn đó mới xác định
được nhận thức đó đúng đắn hay sai lầm nhằm định hướng cho hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động
cải tạo thế giới.

You might also like