You are on page 1of 3

Đề cương sinh học CK2

- Đức Duy -
Câu 1:
a) khái niệm tài nguyên thiên nhiên? Phân loại các dạng tài nguyên thiên nhiên? cho ví dụ
ở địa phương về các dạng tài nguyên thiên nhiên?
a) Khái niệm tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên thiên nhiên là những nguồn vật chất sơ khai
được hình thành và tồn tại tự nhiên, được con người biết đến và sử dụng trong cuộc sống.
VD: tài nguyên nước, đất, rừng, biển, …
- Phân loại các dạng tài nguyên thiên nhiên:
+) Tài nguyên không tái sinh: sau 1 thời gian khai thác sử dụng sẽ cạn kiệt.
+) Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên tái tạo nếu sử dụng và khai thác hợp lí.
+) Tài nguyên vô tận: tài nguyên năng lượng vĩnh cửu và là nguồn năng lượng sạch,
không gây ô nhiễm môi trường.
- Ví dụ ở địa phương có các dạng tài nguyên thiên nhiên là:
+) Tài nguyên không tái sinh: đồng, than, apatit, …
+) Tài nguyên tái sinh: tài nguyên đất, nước, rừng, …
+) Tài nguyên vô tận: năng lượng mặt trời, gió, …
b) Thế nào là sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý? Vì sao phải sử dụng hợp lí tài
nguyên thiên nhiên? Nhiệm vụ của học sinh trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
b) Sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý là là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử
dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên
cho các thế hệ mai sau.
- Phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên vì tài nguyên thiên nhiên không phải vô tận,
chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí.
- Nhiệm vụ của học sinh trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:
+) Chống ô nhiễm môi trường do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu.
+) Trồng rừng bảo vệ rừng, tuyên truyền cho mọi người.
+) Bảo vệ môi trường, xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.
+) Không khai thác tài nguyên quá mức.
+) Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong mọi lĩnh vực.
Câu 2:
a) Phân biệt khí hậu và thời tiết? Phân tích nguyên nhân, biểu hiện của biến đổi khí hậu.
a) Phân biệt khí hậu và thời tiết:
+) Thời tiết là những biểu hiện khí tượng (không khí, độ ẩm, mưa gió, lũ, …) ở một
địa phương trong thời gian ngắn. Thời tiết không ổn định.
+) Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở địa phương trong thời gian dài.
Khí hậu mang tính ổn định, quy luật.
- Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu:
+) Tự nhiên: phun trào núi lửa, thay đổi cường độ sáng của mặt trời, thay đổi dòng
chảy của đại dương.
+) Con người: Thải khí thải vào khí quyển, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
+) Hiệu ứng nhà kính: CO2, N2O, CH4, O3 khí nhà kính càng tăng ngăn cản sự tỏa nhiệt
của bề mặt trái đất, làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên.
- Biểu hiện gây biến đổi khí hậu: nhiệt độ tăng làm cho băng tan dẫn đến một số hiện
tượng như: nước biển dâng, bão lũ, … rồi dẫn đến hạn hán, lũ lụt, …
b) Dự báo hậu quả sẽ xảy ra do nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng ở Việt Nam.
b) Dự báo hậu quả sẽ xảy ra do nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng ở Việt Nam:
+) Thời tiết cực đoan (diễn biến bất thường) dẫn đến nhiều vùng đất bị ngập nước, đe
dọa đến đa dạng sinh học..
+) Nhiều vùng đất bị xâm mặn ngày càng sâu vào đất liền ở các vùng đất đồng bằng
làm ảnh hưởng đến nước ngọt, làm giảm năng suất nông nghiệp.
+) Suy thoái các nguồn tài nguyên đất, nước, sinh vật, ảnh hưởng tới sức khỏe người
dân.
+) Trong tương lai: nhiều thành phố, quốc gia, vùng ven biển có thể bị nhấn chìm
trong nước.
Câu 3: Phân tích tác động biến đổi khí hậu lên môi trường đến đa dạng sinh học đến con
người.
- Tác động biến đổi khí hậu lên môi trường đến đa dạng sinh học đến con người:
+) Đến sản xuất nông, lâm nghiệp: thiên tai làm năng suất nông nghiệp giảm.
+) Đến thủy sản: thủy sản giảm năng xuất làm hệ sinh thái biển bị suy thoái.
+) Đến sức khỏe con người: Biến đổi khí hậu thay đổi nhịp sinh học, con người dễ
nhiễm bệnh, sức đề kháng giảm làm giảm năng xuất lao động.
Câu 4: Trình bày 1 số biện pháp phòng chống thiên tai? Vì sao phải thích ứng với biến đổi
khí hậu?
Một số biện pháp phong chống thiên tai:
- Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Xây dựng và bảo vệ đê điều.
- làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi người, mọi nhà, mọi địa phương
nhận thức sâu sắc tác hại của thiên tai, nhận diện một cách đầy đủ các loại hình thiên tai
và những diễn biến của nó để chủ động phòng, chống một cách có hiệu quả.
- Khi có thiên tai cần huy động lực lượng cứu hộ cứu nạn nhanh nhất cỏ thể
- Di dời người dân ở những nơi có nguy cở xảy ra thiên tai.

Biến đổi khí hậu là những hiện tượng tất yếu. Vì có những nguyên nhân khách quan từ
môi trường mà con người không tác động được như: núi lửa, vận động dịch chuyển của Mặt
trời,.. Do đó, con người cần điều chỉnh tập quán sinh hoạt, sản xuất để phù hợp với thay đổi
của môi trường.

You might also like