You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG SINH 8 KỲ II (2022)

1. Phân biệt TN Tái sinh, không tái sinh, tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. Cho ví dụ. Đất,
nước, rừng thuộc loại tài nguyên gì. Vì sao
Dạng tài nguyên thiên nhiên Các tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau Than đá, dầu mỏ, khí đốt, vàng, đồng,
một thời gian khai thác, sử dụng sẽ bị cạn kiệt chì, kẽm, apatit….
Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên có khả Tài nguyên nước, đất, sinh vật, rừng.
năng phục hồi nếu sử dụng và khai thác hợp lí
Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là nguồn năng Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu như
lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
trường. năng lượng nhiệt từ trong lòng trái đất.
- Vì sao bảo vệ rừng lại góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước và tài nguyên sinh vật
khác:
Rừng là nhà ở của các loài động vật, là nơi cung cấp thức ăn cho các động vật trong rừng,
cung cấp ô xi cho sinh vật sống, hạn chế lũ lụt, sạt nở đất, điều hòa lượng nước..
- Hậu quả của chặt phá rừng: Suy giảm số lượng loài, lũ lụt, hạn hán, giảm lượng nước
ngầm, giảm lượng ô xi trong không khí...
- Ở một số tỉnh miền núi, việc làm ruộng bậc thang có ý nghĩa gì: Góp chống xói mòn đất
do dòng nước được điều hòa
* Rừng thuộc dạng tài nguyên tái sinh vì nếu khai thác hợp lí, kết hợp với bảo vệ và trồng bổ
sung thì sau một thời gian rừng có thể phục hồi trở lại.
* Đất được xếp vào dạng tài nguyên tái sinh vì nếu sử dụng hợp lí kết hợp với cải tạo đất thì
sau một thời gian đất có thể màu mỡ hơn.
* Nước thuộc dạng tài nguyên tái sinh vì nếu sử dụng hợp lí, kết hợp với bảo vệ nguồn nước
thì nước có thể tái sinh được.
b. Thế nào là sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên? Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên
thiên nhiên? Nhiệm vụ của học sinh trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài
nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ
con cháu mai sau.
- Phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên: Vì tài nguyên thiên nhiên là không phải là vô
tận nếu sử dụng bừa bãi sẽ gây lãng phí nguồn tài nguyên đó và sẽ cạn kiệt dấn. nguồn tài
nguyên thiên nhiên mà không sử dụng hợp lí sẽ gây ảnh hưởng rất lớn môi trường như ô
nhiễm nguồn nước, không khí,...
- Trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ thiên nhiên
+ Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia vệ sinh trường học.
+ Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây chăm sóc bảo vệ cây.
+ Không săn bắt chim, thú, bảo vệ các loài sinh vật có ích.
+ Vận động mọi người biết bảo vệ tài nguyên  thiên nhiên
Câu 2
a. Phân biệt khí hậu và thời tiết? Phân tích nguyên nhân, biểu hiện của biến đổi khí hậu?
Đặc điểm Thời tiết Khí hậu
1. Khái Thời tiết là trạng thái của bầu khí quyển Khí hậu chỉ trạng thái thời tiết tại 1
niệm tại 1 điểm trong 1 thời gian nhất định, có không gian nhất định và trong 1
thể 1 giờ, 1 ngày hay 1 tuần. khoảng thời gian nhất định
2. Tính Luôn thay đổi Tương đồi ổn định trong 1 khoảng
chất thời gian
3. Ví dụ Sa Pa ngày 25/3/2021: có mưa vào buổi Mùa đông khí hậu Sa Pa rất lạnh
sáng
* Nguyên nhân biến đổi khí hậu
- Nguyên nhân do tự nhiên như: thay đổi cơ cường độ ánh sáng của Mặt Trời, hoạt động núi
lửa, thay đổi dòng chảy của đại dương, thay đổi chuyển động của Trái Đất,..
- Nguyên nhân do con người: do sự gia tăng các hoạt động của con người thải ra khí nhà kính.
Hoạt động khai thác quá mức các hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái rừng, biển làm giảm khả
năng hấp thụ khí nhà kính trong bầu khí quyển của các hệ sinh thái đó.
* Nêu một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.
- Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng nóng dần lên
- Có sự dâng cao của mực nước biển gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các vùng thấp ven biển
và xóa sổ nhiều đảo trên biển và đại dương.
- Có sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con
người và các sinh vật trên Trái Đất.
- Có sự xuất hiện của nhiều thiên tai bất thường, trái quy luật, mức độ lớn như bão, mưa lớn,
hạn hán gây nên những tổn thất to lớn về người và tài sản
b. Dự báo hậu quả sẽ xảy ra do nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng ở Việt Nam.
- Mực nước biển dâng đã và đang gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các vùng thấp ven biển
và xóa sổ nhiều đảo trên biển và đại dương, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, gây
rủi ro đối với công nghiệp
* Giải pháp làm giảm nhẹ khí nhà kính:
+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
+ Lắp đặt hệ thống lọc khí cho các nhà máy.
+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng
+ Tích cực trồng cây xanh, ngăn chặn nạn phá rừng.......
Câu 3: Phân tích tác động biến đổi khí hậu lên môi trường, đến đa dạng sinh học, đến con
người?
* Tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường:
- BĐKH tác động tới môi trường nước: Nước ngọt giảm do xâm nhập mặn, do ô nhiễm, hạn
chế nguồn nước ngầm.
- BĐKH tác động tới môi trường đất: Đất bị bạc màu, xói mòn, khô cằn, ô nhiễm, nhiều bờ
biển bị mất do sạt lở.
- BĐKH tác động tới môi trường không khí: Không khí bị ô nhiễm do cháy rừng, nước bốc
hơi, lốc xoáy, lũ lụt...
* Tác động của biến đổi khí hậu đến diện tích rừng
- BĐKH làm tăng nhiệt độ, tăng lượng bốc hơi => tăng nguy cơ hạn hán, cháy rừng, ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng và sản lượng rừng.
- BĐKH làm tăng tần xuất, cường độ bão lũ => phá hoại hệ sinh thái rừng
- BĐKH gây ra nguy cơ tuyệt chủng, nhiều loài thực vật bị giảm, giảm nguồn gen và giảm đa
dạng sinh học
* Tác động của biến đổi khí hậu làm giảm đa dạng sinh học
- Nhiệt độ Trái Đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt
chủng. Một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp.
- BĐKH => giảm diện tích rừng, giảm số loài sinh vật => giảm đa dạng sinh học.
* Tác động của biến đổi khí hậu đến con người
- Cướp đi mạng sống của con người, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người do tác động của
lũ lụt, hạn hán, cháy rừng gây ra.
- Phát sinh nhiều bệnh tật nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tinh thần
- Suy giảm sản sinh lương thực
Câu 4: Đề xuất các biện pháp phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.
- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt.
- Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng. Chuyển đổi sang các mô hình
sản xuất.
- Nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe bus ít gây ô nhiễm
- Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất như xử lý rác thải, nước thải bằng
công nghệ cao.
- Tái chế rác thải thành các đồ dùng hữu ích.
- Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho các cộng đồng
*Giải thích vì sao phải thích ứng với biến đổi khí hậu?
- Con người cần thích ứng với BĐKH để làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức
khoẻ, đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại.
- Các biện pháp thích ứng với BĐKH
+ Chấp nhận tổn thất do BĐKH gây nên
+ Chia sẻ tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn
+ Làm thay đổi nguy cơ gây BĐKH như có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH
bằng cách giảm phát thải khí nhà kính
+ Ngăn ngừa các tác động của BĐKH như trong nông nghiệp thay đổi trong quản lý mùa vụ
như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm.
+ Thay đổi cách sử dụng như đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng
+ Thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế
+ Nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng
+ Tuyên truyền thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục

You might also like