You are on page 1of 16

1.

Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một phần của vịnh Bắc Bộ, nằm ở vũng Sõng Bắc Việt Nam. Phía Tây
Nam giáp với quần đảo Cát Bà, phần giáp giáp biển dài 120 km. Tổng diện tích của vịnh
khoảng 1.500 km2, gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có gần 1.000 đảo đã được đặt
tên. Tử bến cảng Hạ Long, tàu, thuyền buồm của công ty du lịch sẽ đưa du khách vào
cuộc hành trình ngao du sơn thuỷ.
Theo truyền thuyết xa xưa, khi thấy đất nước bị giặc ngoại xâm lăng thì Ngọc Hoàng đã
sai nhà rồng xuống trần gian giúp dân đánh giặc. Tuy nhiên sau khi đánh tan giặc thì nhà
rồng không trở về trời mà ở lại trần thế. Vị trí nhà rồng đáp xuống nơi đây, phun ra hàng
ngàn châu ngọc và tạo thành Vịnh Hạ Long bây giờ. Bên cạnh đó Vịnh Hạ Long cong
gắn liền với Hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong
khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm
trước Công Nguyên và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm.
- Văn hóa Soi Nhụ: Có niên đại cách ngày nay 18.000 – 7.000 năm và sinh sống
chủ yếu trong các hang động thuộc Vịnh Hạ Long, Bái tử Long ngày nay. Trong
thời kỳ đồ đá con người đã chuyển sang săn bắt, hái lượm công cụ lao động được
chế tác bằng đá với kỹ thuật chế tác đơn giản bằng phương pháp ghè đẽo một mặt,
phương pháp chặt bẻ và rất ít tu sửa.
- Văn hóa Cái Bèo: Có niên đại cách ngày nay 7000 - 5000 năm. Cư dân thời kỳ
này cư trú chủ yếu trên bờ vũng vịnh kín gió xung quanh là núi đá vôi. Họ đã biết
khai thác hải sản biển ven bờ và sau đó là kết hợp với các phương thức kiếm sống
truyền thống như săn bắt thú rừng, thu lượm rau củ, hoa quả trong thiên nhiên. Về
công cụ lao động rất đơn giản, tuy nhiên đã có ý thức tạo hình công cụ lao động.
Cũng là thời kỳ thể hiện bước phát triển mạnh mẽ của người tiền sử.
- Văn hóa Hạ Long: Có niên đại 4500 - 3500 năm cách ngày nay và được chia ra
làm 2 giai đoạn: sớm và muộn.
Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven
biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Có chỗ đảo quần tụ lại nhìn xa ngỡ
chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ nhau, tạo thành
tuyến chạy dài hàng chục kilômét như một bức tường thành. Đó là một thế giới sinh linh
ẩn hiện trong những hình hài bằng đá đã được huyền thoại hóa. Đảo thì giống khuôn mặt
ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu Người); đảo thì giống như một con rồng đang bay
lượn trên mặt nước (hòn Rồng); đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn
Lã Vọng); phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm);
đảo lại lúp xúp như mâm xôi cúng (hòn Mâm Xôi); rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau
trên sóng nước (hòn Trống Mái); đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như
một vật cúng tế trời đất (hòn Lư Hương); đảo khác tựa như nhà sư đứng giữa mặt vịnh
bao la chắp tay niệm Phật (hòn Ông Sư); đảo lại có hình tròn cao khoảng 40m trông như
chiếc đũa phơi mình trước thiên nhiên (hòn Đũa), mà nhìn từ hướng khác lại giống như vị
quan triều đình áo xanh, mũ cánh chuồn, nên dân chài còn gọi là hòn Ông v.v.
Các đảo trong vịnh có hai loại chính là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở hai
vùng chính là vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long, có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280
triệu năm. Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu thì khoảng nửa tỷ năm về trước,
một phần rìa lục địa châu Á bị sụp xuống, nước biển tràn vào thành vịnh. Những núi đá
vôi bị nước biển nhấn chìm biến thành đảo đá. Thời gian, nước biển cùng với mưa gió đã
bào mòn núi đá, tạo ra nhiều hang động.
Cách thành phố Hạ Long khoảng 8km là đảo Vạn Cảnh hay còn gọi là đảo Canh Độc.
Đảo Vạn cảnh cao 189 mét, hình dáng giống như một chiếc ngai vua. Đảo có hai hang
động tuyệt đẹp là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao và động Thiên Cung kì bí cách
nhau khoảng 100m và ăn thông với nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn. Khi quý
cô chú anh chị vào thăm động Thiên Cung sẽ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp lộng lẫy và đa dạng
của những kiệt tác chỉ có thể được làm ra từ bàn tay Tạo hoá.
Từ trên vòm động, vô vàn nhũ đá rủ xuống và trên vách động có nhiều hình thù kỳ lạ. Có
những nhũ đá trông giống như hai vị thần Nam Tào, Bắc Đẩu hoặc Tiên nữ đang múa
hát. Có khối mang hình người, hình chim, hoa, muông thú rất sống động... Đi hết động
Thiên Cung cũng là lúc quý cô chú anh chị bước sang hang Đầu Gỗ hay còn gọi là hang
Dấu Gỗ. Đây là chứng tích ghi lại chiến công năm xưa của vị tướng tài ba Hưng Đạo
vương Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân sĩ chôn cọc gỗ lim dưới lòng sông Bạch
Đằng( vào năm 1288)-(Ngô Quyền dẹp quân Nam Hán năm 938), đâm thủng đoàn thuyền
tiếp viện lương thực của quân Mông - Nguyên. Cửa hang ở lưng chừng núi, bên trong
hang có nhiều trụ đá lởm chởm với nhiều hình dạng. Vách hang thẳng đứng, lòng hang
tối mờ, sâu thẳm, bất chợt có khoảng sáng hiếm hoi rọi qua giếng trời trên, trần động,
cảnh vật hiện ra mờ mờ ảo ảo. Đứng trước cửa hang Đầu Gỗ, quý cô chú anh chị phóng
tầm mắt nhìn xuống bến thuyền, tha hổ ngắm nhìn trời mây, non nước. Những con thuyền
dập dềnh soi bóng trên mặt biển trong xanh. Tất cả tạo thành bản tình ca bất tuyệt của
thiên nhiên với đủ cung bậc bâng khuâng, trữ tình. Ngoài hai hang động trèn, quý cô chú
anh chị còn được tham quan các hang động khác cũng đẹp và quyến rũ không kém như
hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Mê Cung, Hoa Cương... ngoài ra còn có hang Hang Sửng Sốt:
hang dạng ống, nằm ở độ cao 25 m so với mực nước biển hiện tại. Diện tích khoảng
10.000 m², chiều dài hơn 200 m, chỗ rộng nhất 80 m, khoảng cách lớn nhất từ nền tới trần
hang xấp xỉ 20 m.

Thú vị vô cùng là lúc con thuyền lướt sóng đưa quý cô chú anh chị thăm rừng đảo đá.
Gió từ biển Đông thổi vào hoà quyện với hơi lạnh từ các dãy núi đá đưa mùi hương thơm
ngát của các loài hoa đang nở rộ. Không khí thật trong lành và dễ chịu. Thoạt nhìn, tưởng
chừng rừng đảo đá âm u, đơn điệu sẽ làm cho mọi người e ngại, nhưng càng đến gần, vẻ
đẹp của từng hòn đảo càng hiện ra rõ nét. Một thế giới của các loài vật hoá đá với những
tên gọi: hòn Đại Bàng, hòn Rồng, hòn Con Chó Gác Biển, hòn Yên Ngựa, hòn Con Cóc,
hòn Con Mối... Rời đảo Đầu Người, đảo ông Lã Vọng... Có đảo chạy dài nhấp nhô như
bức tường thành chắn sông.
Vịnh Hạ Long còn làm say mê các nhà nghiên cứu sinh vật học, vì nơi đây tập trung
nhiều hệ sinh thái như rừng ngập mặn, rừng cây nhiệt đới với hàng ngàn loài động vật
trên rừng, dưới biển. Đến thăm Hạ Long, quý cô chú anh chị không chỉ ngắm nhìn vẻ đẹp
của rừng, của biển mà còn suy ngẫm về một truyền thống lịch sử rất đáng tự hào của dân
tộc Việt Nam. Trên vùng biển Đông Bắc nước ta, vịnh Hạ Long như một viên ngọc bích
khổng lồ phản ánh vẻ đẹp kì diệu và vĩnh hằng của thiên nhiên.
Và vào ngày 17-12-1994, tại Thái Lan, Hội đồng Di sản Thiên nhiên Thế giới đã công
nhận vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên của toàn nhân loại.
2. Bảo tàng mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Tọa lạc tại số 97 Phó Đức Chính, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Bảo
tàng được thành lập vào năm 1987 những mãi đến năm 1991 thì mới đi vào hoạt
động. Cách trung tâm thành phố 10,2 km theo hướng Đông Nam. Thưa quý cô chú
anh chị, xe đang dẫn đoàn đi đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa tại phường 7. Từ đường Nam
Kỳ Khởi Nghĩa chạy tới Ban Liên Lạc Tù Chính Trị vào Lý Tự Trọng thì rẽ trái 58m
là tới bảo tàng.
Theo những thông tin được biết thì trước đây, bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh là
tư dinh của một thương nhân gốc Hoa tên là Hứa Bổn Hòa với những giai thoại bí ẩn
đã tồn tại gần 100 năm nay giữa lòng Sài Gòn.
Chú Hỏa là một doanh nhân gốc Hoa nổi tiếng và là người giàu nhất Sài Gòn vào nửa
đầu thế kỷ XX. Gia đình ông sở hữu rất nhiều ngôi biệt thự khắp khu vực Sài Gòn –
Gia Định – Chợ Lớn, và đóng góp rất lớn trong việc xây dựng thành phố vào lúc bấy
giờ.
Ngoài các tư dinh, Chú Hỏa còn xây nhiều công trình dân dụng như: bệnh viện, chùa
chiền, v.v. để phục vụ người dân Sài Gòn. Một số công trình vẫn còn được sử dụng
đến ngày nay như: Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Khách sạn Majestic
Sài Gòn, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện đa khoa Sài Gòn, Nhà khách Chính Phủ, Chùa
Kỳ Viên, Chùa Phụng Sơn, và rất nhiều ngân hàng, trụ sở kinh doanh ở khu vực quận.
Tòa nhà là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc Á Đông (Trung Quốc) với châu Âu
(Pháp) do chính ông Rivera – một kiến trúc sư người Pháp thiết kế vào năm 1929
và hoàn thành vào năm 1934.
Vào năm 1987, tòa nhà được lập thành Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh. Tuy nhiêu, do vì thiếu khá nhiều hiện vật nên mãi tới năm 1992 mới được đi
vào hoạt động. Cho đến nay, bảo tàng đã trở thành một trong những trung tâm mỹ
thuật lớn của Việt Nam. Là nơi lưu trữ rất nhiều tác phẩm điêu khắc, hội họa và cổ vật
mỹ thuật lịch sử của đất nước và nhân loại. Bao gồm cả những tác phẩm có giá trị
nghệ thuật cao như bức tranh sơn mài Vườn xuân Bắc Trung Nam của danh
họa Nguyễn Gia Trí.
Tòa nhà này được xây dựng trong khuôn viên có diện tích lên tới 3.514m² theo phong
cách kiến trúc Art-deco. Một kiểu kiến trúc kết hợp hài hòa giữa hai trường phái mỹ
thuật Á và Âu. Đặc biệt, đây là công trình đầu tiên ở Sài Gòn đưa thang máy vào thiết
kế của tòa nhà. Tại thời điểm đó thì buồng thang máy được làm bằng gỗ và trang trí,
chạm trổ theo một chiếc kiệu cổ ở Trung Quốc.
Phần trên mái nhà được lợp ngói âm dương màu đỏ, những viên ngói diềm mái được
tráng men viền màu xanh lục. Còn các ô cửa sổ thì được lắp kính màu có hoa văn
mang đậm phong cách nghệ thuật châu Âu. Sàn nhà được lát bằng gạch bông với kiểu
dáng, hoa văn đa dạng, phong phú, riêng phần cầu thang thì được lát đá cẩm thạch.
Điểm nhấn của tổng thể kiến trúc tòa nhà nằm tại khu vực cửa chính ở lầu 1 với tiền
sảnh cao có mái che, các cột lớn đỡ mái và hai bên có cầu thang lên xuống. Phần cửa
chính được thiết kế hình vòm, ở trên có gắn hoa văn bằng sắt cách điệu chữ
H.B.H được viết tắt theo tên của ông Hứa Bổn Hòa. Và ở của cổng sau của bảo tàng
có tấm bia khắc tên những người chủ của tòa nhà này, hầu hết là các thành viên trong
gia đình ông Hứa Bổn Hòa.
Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều hiện vật giá trị với số lượng
lên tới 22.000. Hơn 80% các tác phẩm trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ
Chí Minh là tranh, đặc biệt là báu vật quốc gia “Vườn xuân Bắc Trung Nam”, một
bức tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Gia Trí.
Tòa nhà tuy rộng lớn nhưng khu vực trưng dụng làm bảo tàng chỉ bao gồm một tầng
hầm, và ba tầng lầu. Một số căn phòng trong tòa nhà vẫn được niêm phong, không sử
dụng. Hệ thống trưng bày được phân bổ như sau:
Tầng hầm dùng để làm văn phòng và trưng bày tranh.
Tầng 1 bao gồm các tác phẩm mỹ thuật hiện đại của các họa sĩ nổi tiếng trường Gia
Định, trường mỹ thuật Đông Dương từ trước năm 1975. Đây cũng là nơi thường
xuyên tổ chức các hoạt động nghệ thuật và giao lưu văn hóa.
Tầng 2 trưng bày chuyên đề các tác giả, tác phẩm, các bộ sưu tập hiện vật của bảo
tàng.
Tầng 3 giới thiệu các tác phẩm, các bộ sưu tập mỹ thuật cổ đại, cận đại và thủ công
mỹ nghệ truyền thống Việt Nam được làm từ các chất liệu: gỗ, đá, gốm.
Còn khu vực sân giữa nay được dựng thành nơi dạy vẽ cho các bé vào dịp cuối tuần.
Quý cô chú anh chị cũng có thể được hướng dẫn vẽ tại chỗ nếu có nhã hứng.
Theo kế hoạch phát triển chung, Bảo Tàng Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh vẫn
đang mở rộng thêm diện tích để có thể trưng bày hiện vật theo tiến trình lịch sử mỹ
thuật của thành phố và khu vực Nam bộ.
Vào năm 1987, tòa nhà này đã được UBND TP. Hồ Chí Minh cho cải tạo lại thành đẻ
làm bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và hoạt động cho tới nay. Trước khi tham
quan, em có một số lưu ý sau
 bên phải sảnh chính là khu vực tủ đựng đồ. Nếu quý cô chú anh chị có đem đồ
cồng kềnh hoặc nặng thì có thể gửi ở đây trong khi đi tham quan.
 Tầng 2 được đánh giá là khu vực chụp ảnh đẹp nhất. Vì thế, quý cô chú anh chị
nhớ chuẩn bị một chiếc điện thoại đầy pin cùng với trang phục thật đẹp để có
những bức ảnh thật ấn tượng để mang về nha.
 Khi tham quan, mong quý cô chú anh chị nhớ không chạm tay vào hiện vật được
trưng bày. Vì các tác phẩm được trưng bày ở đây là tác phẩm gốc và không lồng
kính, nên việc chạm tay vào có thể làm hỏng. Nếu lỡ tay chạm vào thì cảm biến
chống trộm sẽ kêu lên đấy.
 Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh hoạt động từ 8h00 đến 17:00 tất cả
các ngày trong tuần. Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh quy định giá
vé như sau:
 Người lớn: 30.000đ/người
 Trẻ em từ 6-16 tuổi, học sinh, sinh viên, người cao tuổi, người khuyết tật:
15.000đ/người
 Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí
3. Chợ Bến Thành
Sở dĩ có tên là chợ Bến Thành là vì chợ gần bến sông và gần thành Quy. Đầu thế kỉ
XVII, khi người Việt đến lập cư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì vùng đất Sài
Gòn xưa trở thành nơi phố chợ đông đúc náo nhiệt nhất vùng Nam Kỳ lục tỉnh. Giữa
thế kỉ XIX, xuất hiện một chợ nhỏ nằm ở khu đất đồng lầy kề bên bờ sông Bến Nghé
và sát thành Sài Gòn. Chợ Bến Thành được mô tả trong sử cũ như sau: Đó là một
"phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa
xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn
ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên
nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ
đến đậu nối liền".
Hình thành từ trước khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này, ngôi chợ khởi thủy
nằm ven sông Bến Nghé, ở một bến cận thành Quy (thành Gia Định) nên có tên là
Bến Thành. Đến năm 1911, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định dời chợ về vị trí
hiện nay, khi ấy còn là một cái ao sình lầy. Chợ được khởi công từ năm 1912 cho đến
cuối tháng 3-1914 mới hoàn tất và hoạt động liên tục kể từ đó cho đến nay.
Bến Thành được xem là chợ bán lẻ quy mô nhất theo nghĩa có thể tìm thấy tại nơi này
đủ thứ mặt hàng, từ bình dân đến cao cấp, đặc biệt hàng thực phẩm thuộc loại chọn
lọc nhất. Ở đây không thiếu một thứ gì, từ củ hành, trái ớt, mớ rau, con cá, đủ loại hoa
quả mùa nào thức nấy, cho tới bánh kẹo, vải vóc, giày dép, túi xách, đồ điện, điện tử,
hàng lưu niệm…
Chợ Bến Thành có tổng diện tích 13.056m², trung bình mỗi ngày đón khoảng 10.000
lượt khách lui tới mua bán và tham quan. Chợ có 1.437 sạp, 6.000 tiểu thương, 11
doanh nghiệp, với bốn cửa chính và 12 cửa phụ tỏa ra bốn hướng.
Cửa Nam (nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang) với biểu tượng ngôi tháp đồng
hồ ba mặt, là cổng chính, bên trong nhà lồng là nơi bày bán các mặt hàng vải vóc và
thực phẩm khô. Cửa Bắc (phía đường Lê Thánh Tôn) rực rỡ với những gian hàng hoa
tươi và trái cây mời gọi người qua đường. Cửa Ðông (phía đường Phan Bội Châu) hấp
dẫn khách hàng bởi các loại mỹ phẩm và bánh kẹo đầy màu sắc. Cửa Tây (phía đường
Phan Chu Trinh) lại là nơi thu hút phái đẹp vì sự đa dạng về kiểu dáng và kích cỡ của
giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm.
Ngoài ra, dọc theo các hành lang bao quanh nhà lồng chợ là những gian hàng bày bán
đủ các loại mặt hàng tiêu dùng phục vụ khách du lịch, đặc biệt là hàng lưu niệm, quần
áo may sẵn, vải tơ tằm, thủ công mỹ nghệ, tranh thêu, thổ cẩm…
Nhắc đến chợ Bến Thành thì không thể bỏ qua khu ẩm thực với sự góp mặt của đầy
đủ các món ăn truyền thống khắp mọi miền đất nước. Cuối tháng 1-2012, chợ Bến
Thành đã được Tạp chí Ẩm thực Food and Wine nổi tiếng chọn là một trong 10 điểm
đến có món ăn đường phố hấp dẫn nhất hành tinh, chính là lời khẳng định hùng hồn
cho sự phong phú đó.
Chợ Bến Thành cũng rất sôi động về đêm, bắt đầu từ 7 giờ tối, 178 quầy hàng đổ ra
hai con đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh bên hông chợ với các quầy hàng mỹ
nghệ, lưu niệm, quần áo và đặc biệt là hàng ăn.
4. Đờn ca tài tử
Nếu như nhắc đến miền Bắc chúng ta có Chèo sân đình, Miền Trung thì có hò có
tuồng thì khi xuôi về mảnh đất miền Tây chúng ta phải nhắc đến đờn ca tài tử. Những
âm thanh đó nó đã trở thành linh hồn của từng vùng đất, nó ăn sâu bám rễ vào máu,
vào tim và sống với người Việt Nam cho đến tận ngày hôm nay.
Tài tử nghĩa là người chơi một món gì đó vì yêu thích, vì đam mê mà chơi và ngẫu
hứng đó chính là sự kết tinh tài năng thiên bẩm cộng với quá trình dày công khổ luyện
thì lúc bấy giờ người nghệ sĩ mới có thể thả hồn vào cái gọi là tứ tuyệt cầm: Kìm, cò,
tranh, bầu và song loan cốc cốc nỉ non. Từ khoảng năm 1930 có thêm đàn ghita phím
lõm, violon, ghita Hawaii (đàn hạ uy cầm). Đờn ca tài tử Nam Bộ bao gồm Đờn và
ca: Đờn theo dòng nhạc tài tử Nam Bộ: Nhạc tài tử Nam Bộ gồm có 05 nốt nhạc
chính: Hò, xự xang, xê cóng. Nốt nhạc phụ: Phạn, tồn, là, oan; Ca tài tử Nam Bộ là ca
theo bài bản có sẵn, người viết chỉ dựa vào đó mà đặt lời ca sao cho phù hợp với âm
nhạc.
Đờn ca tài tử ra đời vào thế kỉ 19 và trở thành sản phẩm đặc thù của vùng đất Nam bộ.
Có lẽ vì sản phẩm ấy được sinh ra trong không gian văn hóa này nên mang cái đặc
trưng, tánh tành của người Nam Bộ đó là ra đường gặp vịt cũng lùa,
Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu. Tính tình ấy sẵn sàng tiếp nhận chỗ này một ít,
chỗ kia một chút cho nên sẽ không sai khi nói rằng đờn ca tài tử chính là sự kết hợp
của nhã nhạc cung đình huế, của nhạc lễ nam bộ, văn học dân gian. Ngày xưa, những
người tài tử chơi với nhau theo tinh thần gọi là tiên phong đạo cốt tức là mượn tiếng
đờn để tâm tình, trò chuyện tri kỷ, tri âm, người này móc người kia gõ đờn. Những
chi tiết nhỏ như vậy làm nên cái tứ, cái tình, làm nên cốt cách thanh cao của đờn ca tài
tử.
Khởi nguồn phát triển của đờn ca tài tử là ở cả đông nam bộ và tây nam bộ. Ở đông
nam bộ thì có nhạc sư Nguyễn Quang Đại hay còn gọi là ông Ba Đợi – là một vị quan
trong triều đình của nhà Nguyễn. Sau biến cố Kinh đô Huế thất thủ năm 1885 của
triều đình Hàm Nghi, ông cùng nhiều quan lại, dân lính triều đình chạy về phương
Nam lánh nạn, với vốn ca nhạc Huế sẵn có ông đã cải biên một số bài bản trở thành
đặc trưng âm nhạc Nam Bộ và tạo nên phong trào Đờn ca tài tử Nam Bộ ở miền Đông
do ông đứng đầu.
Còn ở khu vực tây nam bộ có một vị nhạc sư là người dạy nhạc giỏi nhất ở vùng này.
Đó chính là nhạc sư Lê Tài Khí, ông là một người mù hai mắt, liệt một chân nhưng
cùng một lúc ông có thể chơi nhiều dụng cụ khác nhau và ông cũng là người có công
hiệu đính lên 20 bài bản tổ bao gồm ba nam(diễn tả sự an nhàn, thanh thoát), sáu bắc
Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), tứ oán(diễn tả cảnh đau buồn, chia ly) và
bảy bài nhạc lễ(dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm). Một trong những người học
trò được xem là học trò rượu của nhạc sư Lê Tài Khí là nhạc sĩ Cao Văn Lầu – người
sinh thời sáng tác ra bài Dạ cổ hoài lang – là tiền thân của vọng cổ sau này. Được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới ngày 5/12/2013. Lễ giỗ
tổ đc tổ chức vapf ngày 12/8 âm lịch hàng năm. Đờn ca tài tử được thực hành theo
nhóm, câu lạc bộ và gia đình, ít khi nhạc công độc tấu, mà thường song tấu, tam tấu,
hòa tấu. Dàn nhạc thường cùng ngồi trên một bộ ván hoặc chiếu để biểu diễn với
phong cách thảnh thơi, lãng đãng, dựa trên khung bài bản cố định gọi là “lòng
bản”. Quý cô chú anh chị có thể cùng tham gia thực hành, bình luận và sáng tạo.
5. Cửa Ngọ Môn

Kính thưa quý quý cô chú anh chị, có lẽ đến Huế niềm ao ước lớn nhất của quý khách
là được vào thăm Đại Nội, đây là một tên gọi dùng để chỉ chung Hoàng Thành và Tử
Cấm Thành – cơ quan đầu não của triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong
lịch sử đất nước ta. Chúng ta đang dừng chân tại cổng Ngọ Môn, một trong 4 cổng
dẫn vào Hoàng thành. Ngọ Môn vừa là cổng chính vừa là bộ mặt của Hoàng thành,
được xây dựng vào năm 1833 dưới triều vua Minh Mạng. Ngọ Môn chỉ được mở khi
vua ra vào Hoàng thành và có đoàn ngự đạo theo hầu hoặc khi tiếp kiến các sứ thần
ngoại quốc. Kinh thành Huế nhìn từ trên cao Kiến trúc Ngọ Môn có hai phần: Phần
lầu là lễ đài và nền đài cao gần 5m, xây trên mặt bằng hình chữ U vuông góc. Nền đài
Ngọ Môn được xây bằng gạch vồ, đá thanh và đồng thau. Ở chính giữa nền đài trổ 3
lối đi song song nhau. Ngọ Môn dành cho vua đi, Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn
dành cho quan văn, quan võ trong đoàn ngự đạo. Kế bên là hai lối đi nữa mang tên Tả
Dịch Môn và Hữu Dịch Môn dành cho lính tráng, voi ngựa theo hầu. Tiếp theo mời
quý khách lên tham quan phần lễ đài của Ngọ Môn còn được gọi là lầu Ngũ Phụng:
Thưa quý khách, để miêu tả ngắn gọn về kiến trúc của Ngọ Môn, ca dao xưa có câu:
“Ngọ Môn năm cửa chín lầu, Một lầu vàng tám lầu xanh ba cửa thẳng hai cửa quanh.”
Vâng, lầu ở đây chính là để nói đến lầu Ngũ Phụng – tòa nhà này được ví như 5 con
chim phụng hoàng đang đậu liền nhau. Tất nhiên đây chỉ là cách gọi hình tượng lấy từ
điển tích xưa, còn trên thực tế lầu Ngũ Phụng là cả một tổ hợp kiến trúc gồm 9 chiếc
lầu được ghép nối tiếp liền mạch với nhau. Bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp
ngói Hoàng lưu ly (màu vàng) vì đây là nơi dành cho vua ngồi dự lễ, tám bộ còn lại
lợp ngói Thanh lưu ly (màu xanh), đây là vị trí của các quan. Nơi đây ngày xưa vẫn
thường diễn ra các lễ lạc quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch
mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa) mà quý khách có thể thấy được
khung cảnh của lễ này qua bức tranh ở đằng kia. Và một sự kiện rất quan trọng đó là
ngày 30 tháng 8 năm 1945, tại Ngọ Môn vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt
Nam, đã thoái vị và trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa.
6. Nhà thờ Đức Bà
Tọa lạc tại số 1, Công xã Paris, phường Bến Nghé, giữa trung tâm Quận 1, thành phố
Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà đồ sộ với kiến trúc cổ của Pháp, không gian thông
thoáng với cây xanh tươi mát, là một trong những biểu tượng tiêu biểu của Sài Gòn.
Năm 1960, sau khi chiếm sài gòn, chính quyền Pháp cho sửa lại một ngôi chùa bỏ
hoang ở đường số 5 thành nhà thờ làm nơi hành lễ cho người Pháp theo đạo Công
giáo. Sau do nhu cầu mở rộng tầm vóc, xây dựng một nhà thờ mang kiến trúc châu Âu
tầm cỡ, thể hiện sức mạnh của đoàn quân viễn chinh và nền văn hóa Pháp vốn được
các vị đô đốc rất quan tâm.
Nhà thờ chính thức khởi công từ 10/1977 đến 4/1880, nhà thờ được khánh thành với
sự chứng kiến của nhiều quan chức cao cấp lúc bấy giờ. Lúc bấy giờ nhà thờ có tên là
nhà thờ Nhà Nước bởi do nhà nước đầu tư và xây dựng.
Tháng 2/1959, bức tượng Đức Mẹ được đặt phía trước nhà thờ. Từ sự kiện đó, nhà thờ
được gọi tên là nhà thờ Đức Bà cho đến ngày nay.
Nhà thờ Đức Bà là một công trình khá đặc biệt về quy hoạch, nằm giữa quảng trường,
không hề có hàng rào che chắn và khuôn viên kế cận, không bị che khuất bởi các công
trình khác, nhà thờ là một điểm nhấn mạnh mẽ trong không gian đô thị; có góc nhìn
tuyệt đẹp từ mọi phía bởi không gian mở thoáng đãng nhờ các giao lộ lớn tạo ra.
Trước mặt nhà thờ là một vườn hoa ngăn cách với sảnh nhà thờ với một lối giao thông
trên quảng trường. Ở mặt trước công trình, giữa hai tháp chuông, dưới mái có một
đồng hồ lớn. Đó là một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ loại lớn, sản xuất năm 1887. Dù thô sơ
và cũ kĩ, đến nay nó vẫn hoạt động khá chính xác.
Phía trung tâm vườn hoa phía trước nhà thờ là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình. Tượng
Đức Mẹ có thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu có đính cây thánh giá, đôi mắt Đức
Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời xanh như đang nguyện cầu.
Về kiến trúc, nhà thờ được thiết kế theo dạng thánh thất Basilica với mặt bằng hình
chữ thập dài, gồm một gian lớn ở chính giữa, hai hành lang cánh và hậu cung hình
bán nguyệt. Kiểu kiến trúc mang đậm tính cách La Mã có cải tiến bên ngoài với cuốn
vòm gãy mang đặc trưng Gothic. Bên trong có kết cấu vòm thép hiện đại chống đỡ cả
công trình.
Thánh đường nhà thờ Đức Bà gồm chính điện dài 133m và hai gian phụ dài 93m,
cánh ngang rộng 35m, hậu cung hình tròn đặt dàn đồng ca, năm nhà nguyện nhỏ với
hành lang bao quanh. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính với những họa tiết tinh
xảo. Toàn bộ tòa nhà được thông gió khá tốt nhờ bố trí các lỗ hơi trên và dưới cửa sổ.
Đó là một không gia mở chứ không đóng kín như bên pháp. Tuy không rộng lớn bằng
các công trình khác nhưng thánh đường nhà thờ Đức Bà được xem là kiến trúc độc
đáo và đẹp nhất trong các công trình tại thuộc địa Pháp lúc bấy giờ.
Chất liệu xây dựng, từ gạch, đá, thép, ngói, xi măng, kính và các phụ kiện kim khí
khác đều được chuyển từ Pháp sang để đảm bảo chất lượng xây dựng công trình.
Toàn bộ bề mặt công trình được ốp bằng gạch trần và đá xanh, không hề tô trát, với sự
tính toán tỉ mỉ, chính xác cấu kiện, chuẩn mực kích thước đến kinh ngạc. Theo thời
gian, một vài bộ phận của công trình bị xuống cấp, hư hại và được thay thế bằng vật
liệu trong nước, tuy nhiên vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ ban đầu của công trình.
Kiến trúc của thánh đường đã tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất,
cho ta một cảm giác tĩnh lặng, thánh thiện và trang nghiêm. Ánh sáng huyền ảo của
các kính màu làm các chi tiết kiến trúc nội thất bên trong thánh đường trở nên lộng
lẫy, lung linh lạ thường.
Nhà thờ Đức Bà được đánh giá cao như một công trình văn hóa, tinh thần bước đầu
mang nét kiến trúc cộng sinh Đông – Tây, Giữa truyền thống và hiện đại. Sự hòa hợp
và tiếp biến giữa kiến trúc với cảnh quan, giữa chất liệu và điều kiện khí hậu, nét uốn
lượn mang phong cách phương Đông trong một công trình kiến trúc phương Tây làm
nên nét độc đáo hiếm có của công trình này. Nhà thờ Đức Bà xứng đáng là một tuyệt
tác kiến trúc, là một công trình tiêu biểu góp phần tạo nên diện mạo đô thị Sài Gòn –
Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Chùa Vĩnh Nghiêm (HCM)
Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng vào năm 1964 và hoàn thành năm 1971. Ngôi
chùa rộng hơn 6000m2 với kiến trúc mái ngói cong vút, cùng những đường chạm trổ,
điêu khắc tỉ mỉ tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3.
Xe sẽ đậu ở vùng riêng và chúng ta sẽ đi bộ. Tổng thể kiến trúc Chùa Vĩnh Nghiêm
Sài Gòn bao gồm các hạng mục chính là: tam quan, tòa nhà trung tâm và các bảo tháp.
Từ lối ngoài chúng ta sẽ vào cổng và thấy được Cổng tam quan Chùa Vĩnh Nghiêm
khá đồ sộ, có thiết kế truyền thống với mái ngói đỏ và những họa tiết uốn cong. Hai
bên cổng chùa là hai câu đối được chạm trổ tinh tế, phía trên là dòng chữ “Chùa Vĩnh
Nghiêm” màu vàng. Từ cổng tam quan, chúng ta đã có thể nhìn thấy sân chùa rộng
lớn, và tòa bảo tháp nằm bên trái. Sau khi đi qua tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đồ sộ
đặt giữa sân, chúng ta sẽ tiến vào tòa nhà trong tâm, một công trình kiên cố với 3 cầu
thang rộng dẫn lên sân thượng, Phật điện và Tháp Quán Thế Âm. Sân thượng rộng
khoảng 10m, phía tay phải là gác chuông, nơi treo chiếc đại hồng chung. 
Phật điện có kiến trúc chữ “Công” với các góc mái cong theo kiểu chùa miền Bắc.
Giữa nóc Phật điện là bánh xe pháp luân và các linh thú ở các góc mái chùa. 
Phật điện được chia ra ba không gian: Bái Điện, Bản Điện, và Địa Tạng Đường, là
những nơi đặt bàn thờ Phật và các vị Bồ Tát. Ngoài ra, còn có tranh các vị La Hán và
tượng Kim Cang.
Ngoài ra, tòa nhà trung tâm còn có phần tầng trệt với một phần nằm dưới sân thượng,
một phần nằm dưới Phật điện. Không gian nơi đây được dùng làm giảng đường, thư
viện, nhà thờ tổ, v.v. Tháp Quán Thế Âm là một ngôi bảo tháp cao 7 tầng nằm bên trái
Phật điện, được xây cùng lúc với chùa và trở thành biểu tượng của Chùa Vĩnh
Nghiêm Sài Gòn. Ðỉnh tháp có 9 bánh xe và những khối tròn tượng trưng cho long xa
và quy châu. Với chiều cao 40m và kiến trúc cầu kỳ, Tháp Quán Thế Âm được đánh
giá là một trong những bảo tháp đồ sộ nhất ở Việt Nam. Tháp Xá Lợi Cộng Đồng
được xây vào năm 1982 và hoàn thành năm 1984, làm nơi đặt di cốt của Phật tử. Ngôi
tháp có 4 tầng, cao 25m, được xây phía sau, bên trái Phật điện. Tuy không có kiến
trúc hoành tráng nhưng người dân thường đến tháp để tưởng nhớ, thăm viếng người
đã khuất. Tiếp tục, từ cổng tam quan, quý anh chị sẽ thấy Tháp Vĩnh Nghiêm nằm bên
phải. Công trình này được khánh thành vào năm 2003, cao 14m, và được làm hoàn
toàn bằng đá. Tháp Vĩnh Nghiêm được dựng để tưởng nhớ hai vị hòa thượng có công
xây chùa, và được xem là ngôi tháp đá đầu tiên ở miền Nam, và lớn nhất, cao nhất
Việt Nam. Ngoài ra, chùa còn xây khu Phương Trượng Đường, Khách Đường nằm ở
phía trong cùng, nơi nghỉ ngơi của trụ trì, các vị sư thầy, cũng như khách thập
phương. Đến đây, thời gian cho quý anh chị tham quan là 1 tiếng và vì đây là nơi linh
thiêng nên mong quý anh chị đi nhẹ nói khẽ. Cảm ơn quý anh chị đã lắng nghe!
8. Văn miếu Quốc Tử Giám
Thưa các bạn, hiện nay nơi chúng ta đang đứng trước cổng VMQTG. Văn Miếu là tên
viết tắt của Văn Tuyên Vương Miếu tức là Miếu thờ Văn Tuyên Vương tước hiệu của
đức Khổng Tử. Tuy nhiên, hiện nay mọi người hiểu Văn Miếu là Miếu Văn, từ
“Văn”mang nghĩa là văn hóa, văn minh, văn học là nét đẹp của con người.
Văn Miếu- Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng, phong phú hàng đầu của thủ đô
Hà Nội. Nơi đây đã được xếp hạng là 1 trong 23 di tích quốc gia đặc biệt. Ngày nay,
Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng.
Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử Việt Nam ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi.
Khu di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long xưa,
nay thuộc Hà Nội, 4 mặt bao quanh bởi các phố:
– Cổng chính nơi các anh chị đang đứng là phố Quốc Tử Giám, phía Nam.
– Phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học
– Phía Tây là phố Tôn Đức Thắng
– Phía Đông là phố Văn Miếu.
Quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích hơn 54,000m2 bao gồm khu ngoại tự và khu
nội tự. Khu ngoại tự gồm có Hồ Văn ở phía bên kia đường Quốc Tử Giám và khu
vườn Giám nằm phía bên tay phải di tích nếu nhìn về hướng Nam. Khu nội tự với
kiến trúc chủ thể là Văn Miếu-nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám-trường đại học
đầu tiên của Việt Nam.
Trải qua hơn 900 năm với bao thăng trầm lịch sử, sau nhiều lần tu sửa, mở rộng, quần
thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các,
giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học. . Di tích hiện nay vẫn
còn giữ được những nét kiến trúc của thời Lê và thời Nguyễn. Tôi xin giới thiệu với
các anh chị những các khu trong quần thể kiến trúc này
Về mặt kiến trúc, quần thể di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám có bố cục đăng đối từng
khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ
Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên quy mô
và kiến trúc ở đây đều đơn giản hơn rất nhiều và theo phương thức nghệ thuật truyền
thống của dân tộc Việt Nam. Tổng thể kiến trúc ở đây được chia thành 5 khu vực
riêng biệt, được ngăn cách bởi các tường và các cửa thông nhau : 1 cửa chính và 2 cửa
nhỏ 2 bên. 4 khu đầu tiên thuộc về Văn Miếu, khu cuối cùng là khu Quốc Tử Giám
xưa và là khu Thái học hiện nay.
– Khu đầu tiên được gọi là khu Nhập Đạo, bắt đầu từ Văn Miếu Môn cho đến Đại
Trung Môn. 2 bên Văn Miếu Môn có 2 cửa nhỏ là Tả môn và Hữu môn. Trước đây
Văn Miếu Môn chỉ được mở khi các bậc vua quan đến thăm Văn Miếu và tế lễ Khổng
Tử, ngày thường, dân thường và học trò ra vào bằng 2 cổng 2 bên. Trong khu vực
Văn Miếu ngoài hồ Văn ở phía trước còn có 5 hồ nước với ý nghĩa tụ phúc, cân bằng
âm dương.
– Khu thứ 2 là khu Thành Đạt, trải dài từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các. Tên gọi
Đại Trung Môn bắt nguồn từ tên 2 cuốn sách Đại Học và Trung Dung (2 trong 4 sách
của Nho Giáo cùng với Luận Ngữ và Mạnh Tử). qua cổng Đại Trung Môn sẽ đến khu
Thành Đạt lấy từ tên 2 cổng nhỏ là Thành Đức và Đạt Tài với ý nghĩa giáo dục con
người phải vừa có đức vừa có tài. Trên nóc cổng Đại Trung Môn có tạc hình 2 con cá
chép chầu vào hũ rượu tiên lấy từ tích cá chép vượt vũ môn.
– Khu thứ 3 là khu vườn bia tiến sĩ, trài dài từ Khuê Văn Các đến Đại Thành Môn.
Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805, màu đỏ ở gác sao Khuê tượng trưng cho
dương tính, cho ánh sáng tri thức đồng thời thể hiện sự phát triển của tri thức, trí tuệ.
Gác Khuê Văn cùng với Thiên Quang Tỉnh tạo ra sự đối đãi, cân bằng âm dương
trong biểu tượng trời tròn đất vuông. Hệ thống nhà bia Tiến sĩ với 82 tấm bia đặt trên
lưng rùa ở 2 bên của Thiên Quang Tỉnh. Hình tượng này vừa tôn vinh nhân tài, tôn
vinh đạo học, vừa biểu tượng cho sự phát triển trường tồn của tri thức, học vấn, của
văn hiến Việt Nam.
– Khu thứ 4 là khu vực điện Đại Thành. Trước điện Đai Thành có sân trình, sân này là
nơi các sĩ tử phải trình thầy trước khi lên gặp. Điện Đại Thành có 2 gian nhà song
song nhau là nhà Tiền tế và Thượng cung. Nhà tiền tế là nơi treo bức hoành phi « Vạn
thế sư biểu » do chính vua Khang Hy ban tặng Khổng Tử khi ông đi thăm Khổng
Miếu ở Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Còn nhà Hậu cung chính là nơi thờ Khổng
Tử và Tứ Phối. Tứ Phối là 4 học trò thân thiết của Khổng Tử bao gồm Tăng Tử, Nhan
Tử, Tử Tư và Mạnh Tử.
– Khu thứ 5 trước kia là điện Khải Thánh nơi thờ cha mẹ Khổng Tử, tuy nhiên tòa nhà
này đã bị thực dân Pháp phá hủy vào năm 1947. Đến năm 1999-2000 trong dịp kỷ
niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội, thành phố đã cho xây dựng khu nhà Thái học
mới. Ngày nay khu Thái học chỉ còn tượng thờ Chu Văn An và 4 vị vua Lý Nhân
Tông, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lê Thánh Tông.
Và hiện tại, xe của chúng ta đang dừng tại cổng VMQTG. Và, để hiểu rõ hơn về các
di tích trong quần thể Văn Miếu-Quốc Tử Giám, xin mời các anh chị cùng lắng nghe
sự hướng dẫn của các thuyết minh viên tại điểm của chúng tôi. Sau khi các anh chị
thăm quan xong toàn bộ khu di tích Văn Miếu -Quốc Tử Giám tôi sẽ đón đoàn của
chúng ta tại cổng Văn Miếu (nơi các anh chị đang đứng hiện nay). Để cho buổi tham
quan hôm nay đựơc diễn ra an toàn và vui vẻ, tôi xin lưu ý với các bạn một số điều
sau: Các bạn không nên nói to và nô đùa khi tham quan bên trong, không vứt rác bừa
bãi, không giẫm lên cỏ, không nên tách đoàn và đặc biệt là không nên “xoa” lên đầu
các cụ rùa. Sau đây, chúng ta sẽ có 2 tiếng để tham quan di tích . Và bây giờ xin mời
các bạn vào tham quan VMQTG.
9. Miếu Bà Thiên Hậu
Được xây dựng vào giai đoạn khoảng năm 1760, người ta cho rằng đây là một trong
những ngôi miếu đầu tiên của người Hoa đặt chân tới vùng đất Nam Bộ và cụ thể hơn là
ở Sài Gòn.
Được xây dựng theo lối kiến trúc chữ khẩu hoặc chữ Quốc tức là bốn ngôi nhà ráp lại với
nhau tạo thành chữ khẩu hoặc chữ Quốc. Và từ ngoài chúng ta nhìn vào trong, mặt đường
chính là ở đường Nguyễn Trãi, số 710, quận 5. Đây là con đường 1 chiều cho nên khá bất
tiện trong quá trình vận chuyển, di chuyển, đậu đỗ xe cho nên anh chị lưu ý giúp em là
quý anh chị tập trung đủ rồi xe mới rước anh chị đi được. Vị trí anh chị đang đứng chính
là khu vực cổng của Miếu Bà Thiên Hậu. Từ ngoài nhìn lên trên quý anh chị sẽ thấy dạng
mái kiến trúc cực kỳ đẹp bởi các loại gốm, sứ được nhập từ Trung Hoa. Hệ thống gốm,
sứ ở trên này là hệ thống gốm, sứ của những lò gốm được đúc tại chợ lớn cũng có, Trung
Hoa mang qua cũng có nhưng một điều đặc biệt đó là những gốm này in hình các loại
chim, hoa, muông, thú; hơn hết chính là tứ linh và các vị thần linh trong đời sống tâm
linh của người Hoa, tất tần tật đều được hiển thị trên mái này. Với lối kiến trúc này, hiện
nay người ta bảo tồn loại gốm sứ này bằng cách mỗi năm sẽ cho chuyên gia thẩm định,
vệ sinh và bảo quản hàng năm. Tiếp tục rời khỏi khu vực cổng của Miếu Bà Thiên Hậu,
anh chị sẽ vào bên trong. Ở đây chúng ta sẽ thấy có 3 công trình kiến trúc cơ bản. Đầu
tiên anh chị sẽ thấy cổng miếu bà Thiên Hậu, ở đây thờ Phúc Đức Chánh Thần và Môn
Quan Vương Tả bên này. Tiếp theo nhìn lên trên tường, anh chị sẽ thấy sử tích nói về bà
Thiên Hậu. Bà là ai? Bà là người phụ nữ vào thời kỳ Tống – Nguyên – Mông, sinh vào
ngày 23/3 âm lịch năm 1044. Bà có một giấc mộng và trong giấc mộng của bà, bà thấy
cha và anh của bà đang ở ngoài biển, đi buôn bán trên biển thì gặp một cơn bão. Bà hóa
phép cứu anh và cha, hai tay nắm anh và miệng cắn vào vành áo của cha để giữ cha mình
lại. Nhưng khi bà rùng mình trong cơn mơ, kêu mớ lên như vậy thì mẹ của bà tưởng đâu
con gái của mình đang mớ và có chuyện gì, mẹ của bà đã vỗ vai kêu bà dậy. Lúc này bà
mở miệng và trả lời, cha bà trôi dạt đi và chỉ còn tay níu giữ hai anh của mình. Sau đó,
người anh quay trở về và kể lại câu chuyện này, nó đã trở thành một hiện thực về sau bà
trở thành nữ thần biển bảo trợ cho người Hoa. Rời khỏi khu vực cổng, chúng ta sẽ di
chuyển vào bên trong hay còn gọi là Trung điện. Nơi đây là nơi có chiếc thuyền Bát Nhã
Ba La Mật Đa – chiếc thuyền chuyên chở và thể hiện sự tinh hoa, tinh túy của cuộc đời
này. Hơn hết, nơi đây có Ngũ sự cũ nhất khu vực Đông Nam Á được xây dựng vào thời
kỳ vua Quang Tự năm năm 1886. Bộ Ngũ sự này với một lư hương, hai chân đèn, hai
bình hoa rất đẹp được làm bằng đồng để chúng ta thấy được kỹ thuật xây dựng và chế tác
đồng của người Hoa lúc bây giờ rất quy mô, hoành tráng, tinh xảo như thế nào. Hoàn
toàn bằng đồng nhưng chúng ta cứ tưởng là chạm khắc giống như những mảnh vải, hình
ảnh uyển chuyển, nhẹ nhàng, lấp lành. Rời khỏi khu vực Trung điện, chúng ta sẽ đi vào
khu vực Chánh điện hay còn gọi là Thiên Hậu cung, ở giữa chính là người phụ nữ bệ vệ ,
trang trí, trang điểm, tô hoa và nơi đây rất lộng lẫy với những ánh sáng đèn. Đó chính là
bà Thiên hậu hay còn gọi là bà Lâm Mặc Nương. Bên tay trái là Long Mẫu Nương
Nương, bên tay phải là Kim Hoa Nương Nương. Tới đây, quý anh chị có thể mua một
khoanh nhang giá chỉ khoảng 40.000 nghìn đồng để chúng ta viết tên và điều ước của
mình và treo lên trên. Nhang khoanh, nhang vòng chính là nơi giao tiếp giữa con người
và bà Thiên Hậu và thần linh, để truyền tải ước mơ của mỗi người đến với bà. Và kế bên
chính là hai thánh thờ. Một là Quan Công hay còn gọi là quan Thánh; thứ hai là ông Thần
Tài – người đại diện cho việc kinh doanh mua bán rất nổi tiếng tại đây. Thời gian cho quý
anh chị tham quán Miếu bà tại đây là 30 phút. Anh chị có thể di chuyển vào nhà vệ sinh
bên phía tay phải từ ngoài vào, nam 1 bên, nữ 1 bên. Sau đó chúng ta di chuyển ra ngoài
cổng để chúng ta tiếp tục lộ trình tham quan city tour, cảm ơn anh chị đã chú ý lắng nghe

10. Hội trường thống nhất


Dạ kính thưa quý anh chị,chỉ còn 3 phút nữa xe của chúng ta sẽ di chuyển vào cổng của
Dinh độc lập để chúng ta tham quan. Xe sẽ đậu ở vùng riêng và chúng ta sẽ đi bộ. Từ lối
ngoài chúng ta sẽ mua vé vào cổng để chúng ta đến với Dinh Độc Lập. Nơi đây là nơi
chứng kiến 1 giai đoạn vàng son của lịch sử Việt Nam ở thời kỳ chiến tranh hoàn toàn
giải phóng đất nước. Dinh Độc Lập hay còn được gọi là Dinh Thống Nhất tọa lạc tại số
135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Tại
đây có không gian diện tích rất lớn với 20.000m 2 và nơi đây có 4 mặt tiền nha quý anh
chị. Mặt tiền cơ bản nhất chúng ta đang xuống xe để mua vé vào cổng đó chính là mặt
tiền đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Khi vào trong Dinh Độc Lập, chúng ta sẽ thấy một dinh
được xây dựng không khuôn viên với diện tích là 4500m2 trên tổng diện tích 20.000m2 .
Nơi đây được xây dựng vào năm 1962 dưới sự điều phối và chỉ đạo đưa ra quan niệm xây
dựng là tổng thống Ngô Đình Diệm. Nhưng người kiến trúc sư chính thức xây dựng Dinh
Độc Lập là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - ông được giải Khôi Nguyên La Mã – một giải
thưởng rất danh giá của các bạn trẻ dưới 25 tuổi. Nhưng năm ông đạt danh hiệu này ông
đã 29 tuổi, một điều rất đặc biệt. Dinh Độc Lập gồm tổng cộng 3 tầng kiến trúc. Kiến trúc
ở tầng 1 là tầng khu vực quan trọng nhất của Dinh. Đây chính là nơi hội họp và làm
những công việc thuộc về tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Tầng thứ 2 chính là tầng khu vực
dùng để đón khách và dùng để ăn, ngủ, nghỉ tức là sinh hoạt. Và tầng thứ 3 là tầng giải trí
cùng với chiếc trực thăng. Ngoài ra, đối với 3 tầng chính này còn có thêm 1 tầng phụ nữa
chính là tầng hầm bên dưới để chuyển thông tin và nơi ẩn náu. Nhưng 1 điều lưu ý giúp
em, Dinh Độc Lập do Ngô Đình Diệm chỉ đạo xây dựng nhưng ông hoàn toàn không
được ở 1 ngày nào trong Dinh Độc Lập bởi vì năm 1963, ông bị ám sát và qua đời. Người
kế nhiệm của ông chính là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Dinh Độc Lập này hoàn toàn
gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và quá trình ông công tác tại đây – tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu chứ không phải là Ngô Đình Diệm. Ngoài ra, chúng ta đến với tầng số 1, anh
chị sẽ thấy được 3 căn phòng lớn. Thứ nhất đó chính là phòng Khách Tiết được trang
hoàng màu đỏ. Đây là phòng dùng để đón khách nước ngoài, các đoàn sứ ngoại giao quốc
tế. Được trang hoàng màu đỏ, chúng ta thấy sự trang trọng và thể hiện thiện chí khi chúng
ta đón những đoàn khách nước ngoài. Thứ hai đó chính là phòng Nội Các – là phòng
được sử dụng vơi sgam màu xanh lá cây với những bàn họp hình ovan mà không phải
bàn vuông hay bàn tròn. Màu xanh tạo một không gian thân thiện, gần gũi bởi vì Nội Các
chính là phòng Nội Bộ để nơi đây các thành viên trong Nội Các họ có thể chia sẻ thẳng
thắn quan điểm, nói một cách rõ ràng, không có rào cản. Cuối cùng chính là phòng Đại
yến được trang hoàng với ga màu vàng, là phòng đãi yến tiệc dành cho các đoàn ngoại
sứ, ngoại giao; màu vàng giúp chúng ta ăn ngon miệng, tạo cảm giác không gian ấm
cúng. Đến với tầng số 2, chúng ta sẽ đi qua các phòng. Đó là phòng họp, phòng tiếp
khách của tổng thống, phó tổng thống và cuối cùng ra không gian phía sau chính là không
gian ăn, ngủ, nghỉ tức là không gian sinh hoạt của gia đình. Dinh Độc Lập có một cột
mốc rất quan trọng vào sáng ngày 30/4/1975. Hai chiếc xe tăng mang biển số hiệu 843 và
390 đã húc cổng Dinh Độc Lập vào lúc 10g45 và 11g30 để giải phóng hoàn toàn đất
nước, kết thúc thời gian kháng chiến chống Mỹ và sau đó vào ngày 2/7/1976 Quốc hội
thống nhất lần thứ hai đã ra quyết định chính thức để đô thành Sài Gòn mang tên Thành
phố Hồ Chí Minh. Dinh Độc Lập đóng vai trò, ý nghĩa rất quan trọng bởi vì nơi đây từng
là nơi làm việc của cựu tổng thống và vị tổng thống cuối cùng chính là Dương Văn Minh
– đầu hàng vào ngày 30/4/1975. Tới đây anh chị sẽ tham quan thời gian là 1 tiếng để
chúng ta đi qua hết tất cả các phòng, em sẽ dẫn anh chị đi và khi di chuyển như vậy,
chúng ta hạn chế tiếng ồn và giữ lối đi sạch sẽ để những người khác có thể di chuyển dễ
dàng. Cảm ơn quý anh chị đã lắng nghe.

You might also like