You are on page 1of 106

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN


------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG
CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI UBND XÃ HẠ GIÁP,
HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

HÀ NỘI - 2022

HÀ NỘI – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp về đề tài “Kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương của công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù
Ninh, Tỉnh Phú Thọ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dựa trên số liệu thực tế
của tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ dưới sự hướng dẫn giúp đỡ
của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Quỳnh Trang.
Nếu có sai sót gì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2022


SINH VIÊN THỰC HIỆN
Anh
Đào Phương Anh

2
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại, được sự đồng ý của nhà
trường, khoa Kế toán - Kiểm toán và sự cho phép của ủy ban nhân dân xã Hạ Giáp,
Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ, tới nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề
tài: “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên chức tại
UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ”.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường Đại
học Thương Mại và các thầy cô giáo trong khoa Kế toán - Kiểm toán đã nhiệt tình
hướng dẫn, ủng hộ và giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Quỳnh Trang,
người đã hướng dẫn trực tiếp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân
thành cảm ơn các cô chú, các anh/chị trong ban lãnh đạo, phòng kế toán ủy ban
nhân dân xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo
điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2022


SINH VIÊN THỰC HIỆN
Anh
Đào Phương Anh

3
PHỤ LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2
LỜI CẢM ƠN 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 6
DANH MỤC VIẾT TẮT 8
PHẦN MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI XÃ, PHƯỜNG 15
1.1 Một số vấn về lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương của công chức, viên chức tại xã, phường 15
1.1.1 Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản 15
1.1.2 Đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên
chức xã, phường 17
1.1.3 Đặc điểm quản lý tài chính ảnh hưởng đến tiền lương và các khoản trích
theo lương của công chức, viên chức tại xã, phường 25
1.1.4. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương đối với công chức, viên chức tại xã, phường 28
1.2 Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức
viên chức tại xã, phường 29
1.2.1. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên
chức tại xã, phường theo quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam 29
1.2.2.  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên
chức tại xã, phường theo quy định của chế độ kế toán xã, phường 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI UBND XÃ HẠ GIÁP, HUYỆN PHÙ NINH,
TỈNH PHÚ THỌ 48

4
2.1 Tổng quan về UBND xã Hạ Giáp và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế
toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên chức 48
2.1.1 Tổng quan về UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ 48
2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ 64
2.2 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức,
viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ 66
2.2.1 Đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên
chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ 66
2.2.2. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công
chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ 75
CHƯƠNG 3. CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CCVC TẠI UBND XÃ HẠ GIÁP, HUYỆN PHÙ
NINH, TỈNH PHÚ THỌ 82
3.1 Đánh giá thực trạng 82
3.1.1 Những kết quả đã đạt được 82
3.1.2 Những hạn chế, tồn tại 83
3.1.3 Nguyên nhân của hạn chế 84
3.2 Các đề xuất, kiến nghị về nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương của CCVC tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ 85
3.2.1 Về công tác quản lý bộ máy cán bộ 86
3.2.2 Về công tác tiền lương và các khoản trích theo lương 87
3.3 Điều kiện thực hiện đề xuất, kiến nghị kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ 90
3.3.1 Đối với cơ quan nhà nước 90
3.3.2 Đối với UBND xã Hạ Giáp 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 95

5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

STT TÊN BẢNG BIỂU


1 Bảng 1.1 : Xếp lương đối với cán bộ công, chức viên chức cấp xã, phường
2 Bảng 1.2 : Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã, phường
Bảng 1.3: Danh mục chứng từ kế toán sử dụng đối với kế toán tiền lương và
3
các khoản trích theo lương đối với xã, phường
4 Sơ đồ 1.1: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán lao động tiền lương
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh
5
Phú Thọ
Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lý tài chính tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh,
6
Tỉnh Phú Thọ
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú
7
Thọ
Bảng 2.1: Đặc điểm công chức, viên chức xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh
8
Phú Thọ
Bảng 2.2: Mức lương cơ bản của công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp,
9
Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ tháng 9/2022
Bảng 2.3: Mức phụ cấp của công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp,
10
Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ tháng 9/2022
Bảng 2.4: Tổng lương công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù
11
Ninh, Tỉnh Phú Thọ tháng 9/2022
Bảng 2.5: Các khoản trích theo lương tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh,
12
Tỉnh Phú Thọ
13 Sơ đồ 2.3: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán UBND xã Hạ Giáp, Huyện

6
Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ

DANH MỤC VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA


BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BCTC Báo cáo tài chính
BĐS Bất động sản
CCVC Công chức, viên chức
CNTT Công nghệ thông tin
HCSN Hành chính sự nghiệp
HĐND Hội đồng nhân dân
HTK Hàng tồn kho
KBNN Kho bạc Nhà nước
KPCĐ Kinh phí công đoàn
NSNN Ngân sách Nhà nước
UBND Ủy ban nhân dân
TSVH Tài sản vô hình

7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Tiền lương là một phạm trù kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng liên quan trực
tiếp tới lợi ích kinh tế người lao động. Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy người lao
động nâng cao năng suất lao động. Từ việc gắn lao động với kết quả công việc đến
việc nâng cao mức sống ổn định và việc phát triển cơ sở vật chất là những vấn đề
không thể tách rời. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái
lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc
của họ.
Bên cạnh những vấn đề hết sức quan trọng về tiền lương thì các nghiệp vụ phát
sinh giữa người lao động với các tổ chức xã hội cũng đóng vai trò rất cần thiết, đó là
các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Kinh phí
công đoàn (KPCĐ), các khoản tiền thưởng...Đó là sự phân phối phần giá trị mới do
người lao động tạo ra, thực chất đó là sự đóng góp của nhiều người để bù đắp cho
một số người khi gặp rủi ro, ốm đau, tai nạn, thai sản, bệnh nghề nghiệp,…Các khoản
trích theo lương đảm bảo quyền lợi cho người lao động thực hiện công bằng xã hội,
thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khôi phục những mạnh yếu của cơ chế thị trường.
Hiện nay, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong đơn vị Nhà
nước được quy định theo các thông tư, chế độ hướng dẫn, chuẩn mực kế toán Việt
Nam, nhưng những thông tư, chế độ cách thức tính lương, tỷ lệ trích lập các khoản
theo lương, mức tính bảo hiểm thường xuyên bị thay đổi liên tục. Vì vậy, người làm
kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của đơn vị nói chung, phải thường
xuyên phải cập nhật trong quá trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại đơn vị .
Là một đơn vị hành chính sự nghiệp, UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh
Phú Thọ luôn thực hiện chế độ trả lương phù hợp, công tác hạch toán và thanh toán

8
kịp thời, tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức, viên chức. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện không thể tránh khỏi những hạn chế về nghiên cứu, hoàn thiện trong
quy định, thông tư hướng dẫn, cách thức chi trả lương trong chế độ kế toán xã,
phường.
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương, sau thời gian thực tập tại UBND xã Hạ Giáp, em đã quyết định chọn
đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên chức
tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ” nhằm góp phần làm hoàn
thiện hơn công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu lý luận: Hệ thống các vấn đề lý luận về kế toán kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương của công chức, viên chức theo quy định của chuẩn mực
kế toán và chế độ kế toán xã phường hiện hành.
Mục tiêu thực tiễn:
Khảo sát thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công
chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ nhằm phân tích
và đưa ra những đánh giá về ưu điểm và tồn tại cần được giải quyết trong công tác
kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đây, từ đó đề ra một số giải
pháp cụ thể giúp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của
công chức, viên chức tại đơn vị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận về kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương và thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của
công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Ủy ban nhân dân xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh
Phú Thọ.
- Phạm vi về thời gian: Từ 15/08/2022 đến 25/11/2022.

9
- Số liệu trình bày trong khóa luận là các nghiệp vụ phát sinh trong tháng
9/2022.
4. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích: Nghiên cứu tài liệu là phương pháp sử dụng các tài liệu có sẵn trong
nghiên cứu, để thu thập thông tin mong muốn, từ đó có cái nhìn tổng quát về kế
toán bán hàng theo quy định của Nhà nước, có cơ sở để so sánh giữa lý luận và thực
tiễn. Sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều tài liệu, phải có khả
năng đánh giá chất lượng của tài liệu và phân loại tài liệu để thông tin mang lại là
hiệu quả.
Cách thức tiến hành: Để thực hiện nghiên cứu đề tài này em đã nghiên cứu
những quy định hiện hành, chế độ và tài liệu giáo trình liên quan đến kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương như sau:
Các hệ thống văn bản pháp lý: Bộ luật lao động năm 2019 số 45/2019/QH14;
Theo luật bảo hiểm xã hội 2014 - Luật BHXH số 58/2014/QH13; Theo luật bảo hiểm y
tế số 46/2014/QH13 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
2008; Theo luật việc làm năm 2013 số 38/2013/QH13; Theo luật Công đoàn 2012,
Luật số 12/2012/QH13; Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 số 04/2007/QH12; Nghị
định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở của cán bộ, công chức và lực lượng vũ
trang; Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công
chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với
cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã; Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01; Thông tư số 23/2015/TT- Bộ
Lao Động Thương Binh Xã Hội; Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH
hướng dẫn Nghị định 92/2009/NĐ-CP chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối
với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã; Thông tư 13/2019/TT-BNV và Thông tư 2/2021/TT-BNV quy
định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công

10
chức chuyên ngành hành chính; Thông tư số 70/2019/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế
toán ngân sách và tài chính xã.
Giáo trình kế toán công, Các đề tài nghiên cứu về kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương trên các website: http://thuvien.tmu.edu.vn;
http://www.webketoan.vn, http://www.danketoan.com.
Ngoài những tài liệu trên, để phục vụ nghiên cứu đề tài, em đã nghiên cứu các
tài liệu do bộ phận kế toán của UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú thọ cung
cấp như: Hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán tại đơn vị, thu thập sổ sách kế
toán chi tiết, tổng hợp, Các biểu mẫu báo cáo tài chính, bảng lương của công chức,
viên chức tháng 9 năm 2022 của UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ.
Từ việc nghiên cứu các tài liệu trên, em đã thu thập được thông tin về thực
trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và thực trạng kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp,
Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ.
4.2. Phương pháp quan sát
Mục đích: Giúp tìm hiểu quy trình luân chuyển chứng từ nghiệp vụ thanh toán
với cán bộ, công chức, cách thức nhập dữ liệu, lên các sổ chi tiết, sổ cái tài khoản có
liên quan.
Cách thức tiến hành: Đến thực tập tại phòng kế toán UBND xã Hạ Giáp quan sát
kế toán làm việc, cách thức nhập dữ liệu, lên chứng từ, lên sổ và phần mềm kế toán
lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên chức.
Kết quả: Hiểu rõ, hình dung quy trình làm việc của kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương của công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp nói riêng và xã,
phường nói chung.
4.3. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Phỏng vấn là một loạt các câu hỏi mà người nghiên cứu đưa ra để hỏi
người trả lời, áp dụng theo hình thức phỏng vấn trực tiếp các cán bộ trong UBND xã
Hạ Giáp và phòng tài chính kế toán với mục đích hiểu rõ hơn về đặc điểm tổ chức bộ

11
máy quản lý, đặc điểm tổ chức công tác kế toán và thực trạng kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương của cán bộ công chức, viên chức tại đơn vị.
Cách thức tiến hành:
Bước 1: Xác định đối tượng phỏng vấn là 2 người:
Chủ tịch UBND: Ông Hoàng Quang Huy
Kế toán: Ông Vũ Dương
Bước 2: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn là những câu hỏi liên quan đến việc
tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức bộ máy kế toán và các chế độ, chứng từ, tài khoản,
sổ kế toán liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công
chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ. (Bảng câu hỏi
phỏng vấn được đính kèm phụ lục số 1)
Bước 3: Tiến hành phỏng vấn với chủ tịch UBND và kế toán xã Hạ Giáp.
Kết quả: Các thông tin thu thập từ cuộc phỏng vấn được ghi chép, tổng hợp và
sử dụng để đưa ra đánh giá thực trạng công tác quản lý, tổ chức bộ máy và các vấn
đề liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên chức
tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ. (Kết quả phỏng vấn được tổng
hợp trong bảng câu hỏi phỏng vấn đính kèm phụ lục số 1)
4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp từ những phương pháp thu thập dữ liệu từ
đó tổng hợp lại những vấn đề mà đơn vị đang gặp phải. Các dữ liệu sau khi đối chiếu
so sánh sẽ được tổng hợp theo từng mục riêng biệt, sau đó tiến hành phân tích dữ
liệu và từ đó xem xét đưa ra những biện pháp để cải thiện kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương của công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù
Ninh, Tỉnh Phú Thọ.
Phương pháp so sánh:
Là phương pháp phân tích được thực hiện thông qua đối chiếu các sự vật hiện
tượng với nhau để thấy được những điểm giống và khác nhau. Trong quá trình
nghiên cứu đề tài kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức,
viên chức nội dung của phương pháp này được cụ thể hóa bằng việc đối chiếu lý luận

12
với thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị, đối chiếu
chứng từ gốc với các sổ kế toán liên quan, đối chiếu số liệu cuối kỳ giữa sổ cái và các
bảng tổng hợp chi tiết.
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận và các phụ lục, khóa luận được kết cấu 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
của công chức, viên chức tại xã, phường
Chương 1 của khóa luận trình bày khái quát về nội dung kế toán tiền lương và
các khoản khoản trích theo lương trên các khía cạnh khái niệm, đặc điểm, phương
pháp tính và hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công
chức, viên chức tại xã, phường. Những cơ sở, lý luận ở chương 1 làm tiền đề để phân
tích, làm rõ thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công
chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ.
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của
công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
Chương 2 của khóa luận trình bày các nội dung: tổng quan UBND xã Hạ Giáp về
quá trình hình thành, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và ảnh hưởng nhân tố môi
trường đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên
chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ. Đặc điểm tiền lương và
các khoản trích theo lương của công chức, viên chức về cách tính lương, hệ số lương,
phụ cấp chức vụ và các khoản trích theo lương từ đó thấy được ưu điểm và nhược
điểm làm cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương của công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh,
Tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương của công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù
Ninh, Tỉnh Phú Thọ

13
Chương 3 của khóa luận đưa ra những đánh giá các ưu điểm và nhược điểm về
thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên chức
tại UBND xã Hạ Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ và đưa ra các kiến nghị, đề xuất
hoàn thiện hơn trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công
chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO


LƯƠNG CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI XÃ, PHƯỜNG
1.1 Một số vấn về lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương của công chức, viên chức tại xã, phường
1.1.1 Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm về tiền lương
Theo điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 số 45/2019/QH14: “Tiền lương là số
tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện
công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các
khoản bổ sung khác”.

14
Phân loại tiền lương:
Lương chính: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm
việc bao gồm cả lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lượng.
Lương phụ: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không
làm việc nhưng theo chế độ quy định được hưởng như nghỉ phép, nghỉ lễ tết..
1.1.1.2 Các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương là khoản trích từ lương và chi phí mà cả người lao
động và người sử dụng lao động phải cùng thực hiện để đảm bảo tính  ổn định đời
sống cho người lao động và duy trì những hoạt động trong đơn vị, bao gồm:
Bảo hiểm xã hội: Theo luật bảo hiểm xã hội 2014 -Luật BHXH số 58/2014/QH13
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người
lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã
hội.”
Bảo hiểm y tế: Theo luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 quy định về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2008, “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo
hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để
chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”
Bảo hiểm thất nghiệp: Theo luật việc làm năm 2013 số 38/2013/QH13, “Bảo
hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi
bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên
cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”
Kinh phí công đoàn: Theo luật Công đoàn 2012, Luật số 12/2012/QH13, “Công
đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao
động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị
của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán
bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi
chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia

15
quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt
động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động
người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
1.1.1.3 Các khoản phải thanh toán khác
Thuế TNCN: Theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 số 04/2007/QH12, thuế
TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội, trong
khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Thuế TNCN là một sắc thuế có tầm
quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng
xã hội. Thuế TNCN đánh vào các cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh.
Thuế này thường được coi là loại thuế đặc biệt vì nó có lưu ý đến hoàn cảnh của các
cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc
khoản miễn trừ đặc biệt.
Khoản bồi thường vật chất: Trong quá trình công tác, CCVC làm hư hỏng tới tài
sản của đơn vị, hoặc làm mất mát, thất thoát tài sản thì phải bồi thường theo quy
định của đơn vị.
Tiền tạm ứng khấu trừ vào lương: Gồm tạm ứng tiền lương vì lý do công việc
mà chưa sử dụng hết hoặc tạm ứng tiền lương tháng sẽ được khấu trừ trực tiếp vào
lương. Ngoài ra còn có các khoản như: tiền điện, nước, thuê nhà do đơn vị trả thay
CCVC.
Tiền thưởng: Theo Bộ luật Lao động 2019, Bộ luật số 45/2019/QH14, tiền
thưởng là những khoản thu nhập ngoài lương mà đơn vị trả cho CCVC do hoàn thành
tốt hoặc có những thành tích xuất sắc trong khi thực hiện các nhiệm vụ được giao,
mang lại hiệu quả thực tế cho đơn vị.
Phụ cấp lương: Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư số
23/2015/TT- Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội: “Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp
các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt,
mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức
lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương”.

16
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-Thông tư số
23/2015/TT- Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội: “Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp
lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện
sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao
động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh;
phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên;
phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất
tương tự”. Theo đó, phụ cấp lương sẽ bao gồm: Phụ cấp chức vụ; phụ cấp trách
nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên….
Phúc lợi: Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO, phúc lợi dành cho người lao động
có thể được hiểu là "Các loại cơ sở vật chất, các dịch vụ, tiện nghi được xây dựng
theo cam kết để tạo điều kiện cho người lao động được làm việc trong môi trường
lành mạnh, cũng như tận dụng các lợi ích có sẵn để cải thiện sức khỏe, tinh thần và
năng suất làm việc."
Các khoản phải trả khác lấy từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Nếu CCVC đã
làm việc thường xuyên trong CCVC đã đủ từ 12 tháng trở lên bị mất việc làm thì
người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một
tháng lương, thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.
1.1.2 Đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên
chức xã, phường
1.1.2.1 Tiền lương của công chức, viên chức xã, phường
❖ Nguyên tắc và chế độ trả lương
Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức,
viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các
nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị.

❖ Nguyên tắc thực hiện chế độ lương


Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay
đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp

17
với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường
hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc
khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức
vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức
danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có)
theo công việc mới đảm nhiệm.
Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc
lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức
danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được
giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường
hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo
chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và
được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
Các đối tượng được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và đơn vị
nhà nước vào làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
thì được chuyển xếp lại ngạch, bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu có) theo
công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân
hàm sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương hoặc theo bảng lương quân nhân chuyên
nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân,
nếu có mức lương cũ cao hơn so với mức lương mới được xếp thì được bảo lưu phần
chênh lệch cao hơn này theo quy định của pháp luật.
Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương,
quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều
kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương
quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo ổn
định chính trị – xã hội.

18
❖ Mức lương
Theo Khoản 1, Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày
15/08/2018, lương cơ sở được hiểu là mức căn cứ để:
Tính toàn bộ các khoản liên quan đến lương và phụ cấp trong bảng lương, áp
dụng với những đối tượng theo quy định của Nghị định.
Tính toán các loại chi phí phát sinh để phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt.
Tính các khoản trích nộp của đơn vị để chi trả hoặc thực hiện nghĩa vụ, tính các
chế độ của CCVC được hưởng khi làm việc tại đơn vị.
Theo điều 91 Bộ luật lao động năm 2019 số 45/2019/QH14 “Mức lương tối
thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn
nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của
người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.”
Theo nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ
công chức, viên chức từ ngày 01/07/2019 mức lương cơ bản là 1.490.000 VNĐ.
Cách tính mức lương theo hệ số lương:
Mức lương cơ bản hiện = Mức lương cơ sở × Hệ số lương
hưởng 1.490.000 đồng/tháng
Mức lương của cán bộ chuyên trách xã, phường
Cán bộ chuyên trách cấp xã, phường gồm: Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy, Chủ tịch
HĐND, Chủ tịch UBND phường xã, Thường trực đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận,
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng các đoàn thể, Ủy viên
UBND. Bảng lương của cán bộ chuyên trách cấp xã (Phụ lục số 2 )
Mức lương của công chức cấp xã phường
Công chức cấp xã phường có các chức danh sau đây: Trưởng Công an (áp dụng
đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy); Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn
phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị
trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính -
kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.

19
Bảng 1.1: Xếp ngạch, mã số và lương công chức cấp xã phường
Đơn vị: VNĐ
STT Trình độ đào tạo Ngạch/Mã số/Xếp Mức lương Mức lương từ
chuyên môn lương đến 01/7/2023
nghiệp vụ 30/6/2023

1 Đại học trở lên -Ngạch chuyên viên Từ 3.487.000 – Từ 4.212.000 –


7.420.000 8.964.00
-Mã số 01.003
đồng/tháng đồng/tháng
-Lương công chức
loại A1

2 Cao đẳng -Ngạch cán sự Từ 3.129.000 – Từ 3.487.000 –


7.286.100 7.420.200
-Mã số 01.004
đồng/tháng đồng/tháng
-Lương công chức
loại A0

3 Trung cấp -Ngạch cán bộ Từ 2.771.400 – Từ 3.487.000 –


6.049.400 7.420.000
-Mã số 01.005
đồng/tháng đồng/tháng
-Lương công chức
loại B

Căn cứ pháp lý:


Điều 10 Thông tư 13/2019/TT-BNV và Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định mã
số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức
chuyên ngành hành chính.
Mức lương cụ thể tính theo bậc như sau:
STT Lương công chức cấp xã Phụ Lục

Trình độ Loại

20
1 Đại học trở lên A1 3

2 Cao đẳng A0 4

3 Trung cấp B 5

❖ Phụ cấp theo lương


Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Bảng 1.2: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã phường
Đơn vị: VNĐ
Mức hưởng
ST Từ nay Điều kiện
Chức danh Hệ số Từ
T đến hưởng
01/7/2023
30/6/2023
1 Bí thư đảng ủy 0,30 447.000 540.000
- Phó Bí thư đảng ủy
2 - Chủ tịch HĐND 0,25 372.500 450.000
- Chủ tịch UBND Cán bộ cấp xã
- Chủ tịch UBMTTQ tốt nghiệp trình
3 - Phó Chủ tịch HĐND 0,2 298.000 360.000 độ từ trung cấp
- Phó Chủ tịch UBND trở lên đã được
- Bí thư Đoàn Thanh xếp lương theo
niên ngạch, bậc công
- Chủ tịch Hội Phụ nữ chức hành
4 - Chủ tịch Hội Nông 0,15 223.500 270.000 chính.
dân
- Chủ tịch Hội Cựu
chiến binh

21
Căn cứ pháp lý:
Điều 7 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã.
Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn
Nghị định 92/2009/NĐ-CP chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã.

Phụ cấp thâm niên vượt khung


- Cán bộ, công chức cấp xã đang hưởng lương theo các ngạch loại A0, A1 thì:
Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong
chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của
bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi
năm được tính thêm 1%.
- Cán bộ, công chức cấp xã đang hưởng lương theo các ngạch loại B thì:
Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được
hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng
trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
- Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo
hiểm xã hội.
Căn cứ pháp lý:
Điều 8 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã.
Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn
Nghị định 92/2009/NĐ-CP chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ,

22
công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã.
Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền
lương đối với cán bộ công chức, viên chức.
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh 
Từ ngày 25/6/2019
Phụ cấp kiêm nhiệm chức 50% mức lương (bậc 1) +  phụ cấp chức vụ lãnh đạo
danh (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm
Căn cứ pháp lý:
Điều 10  Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Khoản 4 Điều 6 Thông tư liên tịch
03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH, Khoản 3 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP

Các khoản phụ cấp lương dành cho cán bộ cấp xã hưu trí
Từ ngày 25/6/2019: Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ
cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng,
hàng tháng được hưởng một khoản phụ cấp bằng 100% mức lương bậc 1 của chức
danh hiện đảm nhiệm (trình độ sơ cấp) và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế. Sau thời gian đủ 5 năm (60 tháng), nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao và
không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được hưởng 100% mức lương bậc 2 của
chức danh đảm nhiệm. (Khoản 2 Điều 2   Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách
ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố)
Phụ cấp theo loại xã (bị bãi bỏ từ ngày 25/6/2019) 
Cán bộ cấp xã thuộc xã loại 1 và 2 được hưởng phụ cấp tính theo % trên mức
lương hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và
phụ cấp chênh lệch bảo lưu (nếu có); cụ thể:
- Cán bộ cấp xã loại 1 hưởng mức phụ cấp 10%;
- Cán bộ cấp xã loại 2 hưởng mức phụ cấp 5%.

23
Căn cứ pháp lý:
Điều 9 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã
Khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về
cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn,
tổ dân phố
❖ Hình thức trả lương
Theo điều 91 của Bộ luật lao động năm 2019 số 45/2019/QH14, Lương được trả
bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân
hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại
ngân hàng thì đơn vị sử dụng lao động phải sử dụng lao động phải trả các loại phí liên
quan đến việc mở tài khoản và chuyển lương.

1.1.2.2. Các khoản trích theo lương của công chức, viên chức xã, phường
Căn cứ theo quyết định 595/QĐ-BHXH và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH
Việt Nam áp dụng từ ngày 01/06/2017 tỷ lệ các khoản trích theo lương như sau:
Các khoản trích
Đặc điểm
theo lương

Được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 17.5% do đơn vị


đóng góp và 8% do người lao động đóng góp trên tổng quỹ
lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người
Quỹ BHXH lao động thực tế trong kỳ hạch toán. Khi người lao động nghỉ
hưởng BHXH kế toán phải lập phiếu nghỉ BHXH cho từng người
và lập bản thanh toán BHXH để làm cơ sở thanh toán với quỹ
BHXH.

24
Là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người tham gia
đóng quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh theo chế độ
Quỹ BHYT hiện hành. BHYT được trích 3% do đơn vị chi trả và 1,5% do
người lao động đóng góp trên tổng thu nhập của người lao
động.

Được hình thành từ 1% do đơn vị chi trả từ hạn mức kinh phí
của Nhà nước đóng góp tính trên tổng tiền lương của người
Quỹ BHTN
lao động và 1% bảo hiểm thất nghiệp do người lao động đóng
góp.

Là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp theo chế
Kinh phí công
độ tài chính hiện hành, kinh phí công đoàn được trích theo tỷ
đoàn
lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động.

Các khoản thanh toán khác:


Tiền thưởng: Là những khoản thu nhập ngoài lương mà đơn vị trả cho CCVC do
hoàn thành tốt hoặc có những thành tích xuất sắc trong khi thực hiện các nhiệm vụ
được giao, mang lại hiệu quả thực tế cho đơn vị.
Phụ cấp lương: là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất
phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính
đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của
thang lương, bảng lương

1.1.3 Đặc điểm quản lý tài chính ảnh hưởng đến tiền lương và các khoản trích
theo lương của công chức, viên chức tại xã, phường
1.1.3.1 Cơ chế tài chính
Kinh phí quản lý hành chính giao cho các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ được
xác định và giao hàng năm trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao, kể cả

25
biên chế dự bị (nếu có) và định mức phân bổ ngân sách nhà nước tính trên biên chế;
các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quy định.
Nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao cho đơn vị thực hiện chế độ tự
chủ từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước cấp.
- Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định.
- Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các khoản chi thanh toán cho cá nhân thông qua nguồn kinh phí hành
chính được giao: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo
lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo
quy định.
Bên cạnh đó đơn vị có thể sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm
được:
Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ
quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí quản lý
hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác
định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được.
Phạm vi sử dụng kinh phí tiết kiệm được:
Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức: cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được
áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền
lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán
bộ, công chức.
Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi trên đây, cơ quan thực hiện chế
độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ, công
chức (hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết
quả công việc của từng người (hoặc của từng bộ phận trực thuộc);
Chi khen thưởng và phúc lợi: chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập
thể, cá nhân theo kết quả công tác và thành tích đóng góp; chi cho các hoạt động
phúc lợi tập thể của cán bộ, công chức; trợ cấp khó khăn đột xuất cho cán bộ, công

26
chức, kể cả đối với những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người
lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế;
Khi xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, cơ quan thực hiện chế
độ tự chủ có thể trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức.
Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau
tiếp tục sử dụng.
Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án sử dụng
kinh phí tiết kiệm nêu trên sau khi thống nhất ý kiến bằng văn bản với tổ chức Công
đoàn cơ quan.
1.1.3.2 Quy trình quản lý tài chính
Lập dự toán NSNN
Đánh giá tình hình thực hiện chi lương và các khoản trích theo lương năm
trước.
Kèm theo báo cáo thuyết minh căn cứ tính toán.
Chấp hành dự toán NSNN: Trên cơ sở dự toán chi cả năm được giao, đơn vị làm
việc với Kho bạc để trích rút trả tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ
nhân viên tại đơn vị.
Kế toán và quyết toán ngân sách
Đối với kế toán nói chung và kế toán tiền lương nói riêng, phải thực hiện nhất
quán chế độ kế toán theo thông tư 70/2019/TT-BTC.
Hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và hệ thống báo cáo
tài chính.
Hệ thống mục lục NSNN.
Niên độ kế toán, kỳ kế toán.
Phương pháp hạch toán kế toán các khoản chi lương và các khoản trích theo
lương.
Cuối năm, đơn vị khóa sổ kế toán theo chế độ, tổ chức kiểm kê, đối chiếu số
liệu trên sổ sách kế toán với số liệu của KBNN, đảm bảo cân đối và đúng về tổng số
và chi tiết.

27
Quyết toán ngân sách
Thời hạn tạm chi, tạm ứng ngân sách được thực hiện đến hết ngày 31/12.
Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán ngân sách:
- Đơn vị tổng hợp và lên báo cáo tình hình thu, chi; tiếp nhận và sử dụng ngân
sách.
- Hệ thống báo cáo phải thống nhất với chỉ tiêu dự toán đảm bảo so sánh
được số thực hiện và dự toán.
- Số liệu báo cáo phải trung thực, chính xác, khách quan.
1.1.4. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương đối với công chức, viên chức tại xã, phường
1.1.3.1. Yêu cầu quản lý các khoản thanh toán với công chức, viên chức
Việc tính toán và phân bổ chính xác tiền lương, thực hiện đúng đắn chế độ
tiền lương, tính đúng, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho công chức, viên
chức bảo đảm việc trả lương và trợ cấp BHXH, BHYT, BHTN đúng nguyên tắc, đúng
chế độ góp phần trợ giúp, động viên công chức, viên chức và trợ giúp về kinh tế
trong các trường hợp khó khăn tạm thời hoặc mất sức lao động vĩnh viễn. Do đó,
những yêu cầu đặt ra là:
Phản ánh kịp thời chính xác số lượng thời gian và kết quả hoạt động.
Tính toán và thanh toán đúng đắn, kịp thời các khoản thanh toán với công
chức, viên chức.
Cung cấp thông tin về lương, thanh toán lương tại đơn vị giúp lãnh đạo điều
hành và quản lý tốt công chức, viên chức, tiền lương và các khoản trích theo lương.
Kiểm tra việc thủ chế độ lương, tuân thủ các định mức và kỷ luật về thanh
toán tiền lương.
1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán các khoản thanh toán với công chức, viên chức
Để đáp ứng yêu cầu quản lý trong các đơn vị xã, phường, kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương có nhiệm vụ cơ bản như sau:

28
Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng và chất lượng của công chức, viên
chức trong đơn vị; tính đúng, đủ và thanh toán đúng thời hạn lương và các khoản
trích theo lương cho công chức, viên chức tại đơn vị.
Tính toán và phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương cho CCVC tại đơn vị.
Mở sổ kế toán và hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
đúng chế độ, đúng phương pháp theo quy định của pháp luật.
Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình chi tiêu quỹ
lương.
Lập các báo cáo về lao động tiền lương, BHXH thuộc trách nhiệm của kế toán,
tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, đề xuất ý
kiến biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động,
đấu tranh chống những việc làm vi phạm chính sách, chế độ về lao động tiền lương,
BHXH, chế độ phân phối theo lao động, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản
thanh toán khác.
1.2 Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức,
viên chức tại xã, phường
1.2.1. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên
chức tại xã, phường theo quy định của chuẩn mực kế toán công Việt Nam
Đến thời điểm hiện tại năm 2022 căn cứ vào Luật kế toán, căn cứ vào các Nghị
định, các văn bản quyết định và đề nghị Bộ tài chính đã ban hành 5 chuẩn mực kế
toán công Việt Nam bao gồm: IPSAS 01, 02, 12, 17, 31. Trong đó, kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương của công chức, viên chức xã phường chịu sự chi phối
của IPSAS 01 “Trình bày báo cáo tài chính”. Cụ thể như sau:
Trình bày hợp lý và tuân thủ các chuẩn mực kế toán công
Theo IPSAS 01 – Trình bày báo cáo tài chính chuẩn mực kế toán công đoạn 23-
25: “Báo cáo tài chính phải trình bày một cách hợp lý tình hình tài chính, kết quả hoạt
động và các luồng tiền của đơn vị. Việc trình bày hợp lý yêu cầu phản ánh trung thực
ảnh hưởng của các nghiệp vụ, các sự kiện khác và các điều kiện phù hợp với định

29
nghĩa và tiêu chí ghi nhận tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí đã được quy định
trong các chuẩn mực. Việc áp dụng đúng các chuẩn mực và trình bày thông tin bổ
sung khi cần thiết được coi là báo cáo tài chính trình bày hợp lý. Việc báo cáo tài
chính tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán công của Việt Nam được đơn vị kế toán
nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính chỉ được coi là
tuân thủ các chuẩn mực kế toán công Việt Nam khi nó tuân thủ đầy đủ mọi yêu cầu
của các chuẩn mực kế toán công đã được Bộ Tài chính ban hành.” Như vậy, theo quy
định này thì tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên chức trong
các đơn vị hành chính sự nghiệp cần phải phản ánh chính sách kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương để có thể cung cấp các thông tin có liên quan, trung thực,
dễ hiểu, kịp thời, đáng tin cậy, có thể so sánh và xác minh được. Lựa chọn và áp dụng
các chính sách kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phù hợp với Chuẩn
mực kế toán công Việt Nam về chính sách kế toán.
Hoạt động liên tục
Theo IPSAS 01 – Trình bày báo cáo tài chính chuẩn mực kế toán công đoạn 26-
29: “Khi lập báo cáo tài chính, cần phải đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động liên tục
của đơn vị bởi những người có trách nhiệm lập báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính
được lập trên cơ sở hoạt động liên tục trừ khi có chủ trương, kế hoạch giải thể hoặc
ngừng hoạt động đối với đơn vị. Khi thực hiện đánh giá, những người có trách nhiệm
lập báo cáo tài chính phải nhận biết được những vấn đề không chắc chắn trọng yếu
liên quan đến những sự kiện hoặc điều kiện ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên
tục của đơn vị và phải công bố thông tin về những vấn đề không chắc chắn này. Khi
báo cáo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục thì đơn vị phải
công bố điều này cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo và lý do tại sao đơn vị không
được coi là hoạt động liên tục.” Như vậy, theo quy định này thì tiền lương và các
khoản trích theo lương của công chức, viên chức, kế toán viên lập báo cáo tài chính
phải xem xét tất cả những thông tin sẵn có liên quan đến hoạt động trong tương lai
trong thời gian ít nhất là 12 tháng kể từ ngày báo cáo tài chính được phê duyệt. Khi
đánh giá khả năng hoạt động liên tục, trước khi kết luận đơn vị có khả năng hoạt

30
động liên tục hay không thì kế toán viên báo cáo tài chính cần phải xem xét nhiều yếu
tố liên quan đến nhiệm vụ được giao; kết quả hoạt động hiện tại và dự kiến trong
tương lai; tình hình tái cơ cấu tổ chức, hoạt động đã công bố và dự kiến; ước tính
doanh thu hoặc nguồn kinh phí chính phủ tiếp tục tài trợ; và các nguồn tài chính thay
thế tiềm tàng của đơn vị, trước khi kết luận giả định hoạt động liên tục là phù hợp.

Trình bày nhất quán


Theo IPSAS 01 – Trình bày báo cáo tài chính chuẩn mực kế toán công đoạn 30-
32: “Việc trình bày và phân loại các khoản mục trên báo cáo tài chính phải được thực
hiện nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác, trừ khi: (a) Có sự thay đổi đáng kể về bản chất
hoạt động của đơn vị hoặc khi soát xét lại báo cáo tài chính cho thấy rõ ràng việc
trình bày hoặc phân loại các khoản mục theo cách khác sẽ hợp lý hơn theo các tiêu
chí lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán quy định trong Chuẩn mực kế toán công
Việt Nam về chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán và các sai sót; hoặc
(b) Chuẩn mực khác yêu cầu phải thay đổi việc trình bày hiện tại.” Như vậy, theo quy
định này thì tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên chức kế
toán viên phải ghi nhận, chính sách trả lương phải nhất quán. Trình bày thông tin về
lương và các khoản phải trả người lao động cũng phải nhất quán theo phương pháp
xuyên suốt từ kỳ này đến kỳ khác. Trong trường hợp nếu có bất kỳ sự thay đổi nào
thì phải giải trình sự thay đổi đó, được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, chỉ
ra sự ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến báo cáo tài chính của đơn vị.
Trọng yếu và tổng hợp
Theo IPSAS 01 – Trình bày báo cáo tài chính chuẩn mực kế toán công đoạn 33-
35”: “Từng nhóm các khoản mục tương tự có tính trọng yếu phải được trình bày
riêng biệt trên báo cáo tài chính. Các khoản mục có tính chất hoặc chức năng khác
nhau phải được trình bày riêng biệt, trừ khi các khoản mục đó không trọng yếu.”
Như vậy, kế toán viên cần phân loại và tổng hợp vào các khoản mục tương ứng trên

31
biểu mẫu báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo thay đổi
tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên chức.
1.2.2.  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên
chức tại xã, phường theo quy định của chế độ kế toán xã, phường
  1.2.2.1. Chứng từ kế toán
Danh mục chứng từ kế toán sử dụng đối với kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương theo Thông tư số 70/2019/TT-BTC ban hành ngày 03 tháng 10 năm
2019 Hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã:

Bảng 1.3: Danh mục chứng từ kế toán sử dụng đối với kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương đối với xã, phường
STT Chỉ tiêu lao động tiền lương Số hiệu Loại chứng từ kế toán
1 Bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp C02-X HD
2 Bảng thanh toán phụ cấp C05-X HD
3 Phiếu chi C41-X BB
4 Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng C43-X BB
5 Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã C60-X HD
6 Giấy báo ngày công lao động đóng góp C62-X HD
Nguồn: Thông tư số 70/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế
toán ngân sách và tài chính xã

Chứng từ được phân theo loại bao gồm:


Chứng từ bắt buộc (Ký hiệu: BB): trong quá trình thực hiện, đơn vị không được
sửa đổi biểu mẫu chứng từ đã quy định.
Chứng từ hướng dẫn (Ký hiệu: HD): trong quá trình thực hiện, đơn vị được
phép sửa đổi, bổ sung biểu mẫu chứng từ phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
❖ Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán lao động tiền lương

32
S
ơ đồ 1.1: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán lao động tiền lương
Nội dung:
(1) Bộ phận chấm công thực hiện việc chấm công hàng ngày cho cán bộ công
chức, cuối tháng chuyển cho kế toán.
(2) Kế toán tập hợp bảng chấm công và các chứng từ liên quan.
(3) Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương,
thưởng và các khoản phải nộp rồi chuyển cho lãnh đạo xét duyệt và ký.
(4) Thủ trưởng đơn vị xem xét, duyệt và ký vào bảng lương.
(5) Kế toán nhận bảng lương từ thủ trưởng đơn vị
(6) Căn cứ vào bảng lương đã được ký duyệt, kế toán trả lương cho CBCC.
(7) Nhân viên nhận lương và ký nhận.
1.2.2.2. Tài khoản kế toán và vận dụng tài khoản kế toán
Một số tài khoản phản ánh kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
được quy định theo Thông tư số 70/2019/TT-BTC mà các đơn vị có thể sử dụng:
❖ Tài khoản 332: Các khoản phải nộp theo lương
Tài khoản dùng để phản ánh tình hình trích, nộp và thanh toán bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn với cơ quan bảo hiểm xã hội
và cơ quan công đoàn.

33
Việc trích, nộp và thanh toán các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của xã phải tuân theo quy định của Nhà nước.
Kết cấu và nội dung
Bên Nợ:
Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn đã
nộp cho cơ quan quản lý (Bao gồm cả phần đơn vị sử dụng lao động và người lao
động phải nộp);
Số BHXH phải trả cho cán bộ, công chức.
Bên Có:
Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn
tính vào chi ngân sách xã;
Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà công chức cấp xã phải nộp được trừ vào
lương hàng tháng (Theo tỷ lệ % người lao động phải đóng góp);
Số tiền BHXH được cơ quan BHXH thanh toán về số BHXH xã đã chi trả cho các
đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm của xã;
Số lãi phải nộp về phạt nộp chậm số tiền bảo hiểm xã hội.
Số dư bên Có: 
Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn
còn phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ quan công đoàn.
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: số dư bên Nợ phản ánh số tiền BHXH xã
đã chi trả cho cán bộ, công chức nhưng chưa được cơ quan BHXH thanh toán.
Tài khoản 332 - Các khoản phải nộp theo lương, có 4 tài khoản cấp 2
Tài khoản 3321 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán
bảo hiểm xã hội theo quy định.
Tài khoản 3322 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo
hiểm y tế theo quy định.
Tài khoản 3323 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán
kinh phí công đoàn theo quy định.

34
Tài khoản 3324 - Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán
bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Vận dụng tài khoản 332
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN phải nộp tính vào chi phí của ngân sách xã theo
quy định ghi tăng khoản chi ngân sách xã hạch toán vào NSNN (TK 814) và ghi tăng
các khoản phải nộp theo lương (TK 332).
Phần BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công chức xã phải nộp trừ vào tiền lương
phải trả hàng tháng ghi giảm các khoản phải trả cán bộ, công chức (TK 334) và ghi
tăng các khoản phải nộp theo lương (TK 332).
Khi xã lập Lệnh chi để chi trả tiền đóng BHXH, mua thẻ BHYT, nộp kinh phí công
đoàn, BHTN căn cứ vào giấy báo Nợ (1 liên của Lệnh chi tiền từ KB chuyển về) kế toán
ghi giảm các khoản phải nộp theo lương (TK 3321, 3322, 3323, 3324) và ghi giảm tiền
gửi Ngân hàng, Kho bạc (TK 1121).
Khi xã lập Giấy rút dự toán ngân sách để chuyển tiền đóng BHXH, mua thẻ
BHYT, nộp kinh phí công đoàn, BHTN căn cứ vào giấy báo Nợ (1 liên của Giấy rút dự
toán từ kho bạc chuyển về) kế toán ghi giảm các khoản phải nộp theo lương (TK
3321, 3322, 3323, 3324) và ghi giảm tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (TK 1121). Đồng
thời, ghi giảm dự toán chi ngân sách (TK 00822).
Bảo hiểm xã hội phải trả cho cán bộ, công chức theo chế độ ghi giảm các khoản
phải nộp theo lương (TK 332) và ghi tăng các khoản phải trả cán bộ, công chức (TK
334).
Khi nhận được số tiền cơ quan BHXH cấp cho xã về số BHXH đã chi trả cho cán
bộ, công chức ghi tăng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng của xã (TK 111, 112) và tăng
các khoản phải nộp theo lương (TK 332).
❖ Tài khoản 334: Phải trả cán bộ, công chức
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán giữa xã với cán bộ, công
chức cấp xã về tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả khác.

35
Các khoản phải trả khác cho cán bộ, công chức cấp xã phản ánh ở tài khoản này
là các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác mà xã phải trả cho cán
bộ, công chức cấp xã.
Các khoản xã thanh toán cho cán bộ, công chức qua tài khoản cá nhân gồm:
Tiền lương, phụ cấp, tiền thu nhập tăng thêm và các khoản phải trả khác như tiền ăn
trưa, tiền thưởng, đồng phục, tiền làm thêm giờ... (nếu có), sau khi đã trừ các khoản
như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế và các khoản tạm ứng
chưa sử dụng hết, thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ và các khoản khác phải khấu
trừ vào tiền lương phải trả (nếu có).
Trường hợp trong tháng có cán bộ, công chức tạm ứng trước lương thì kế toán
tính toán số tạm ứng trừ vào số lương thực nhận; trường hợp số tạm ứng lớn hơn số
lương thực được nhận thì trừ vào tiền lương phải trả tháng sau.
Khi thực hiện trả tiền lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức cấp xã qua tài
khoản cá nhân, xã lập các chứng từ liên quan đến tiền lương, phụ cấp như Bảng
thanh toán tiền lương, phụ cấp (Mẫu C02X- HD),... Các chứng từ này làm căn
cứ để tính lương, phụ cấp phải trả cho cán bộ, công chức cấp xã qua tài khoản cá
nhân thì không cần cột “Ký nhận”. Hàng tháng, trên cơ sở các bảng thanh toán tiền
lương, phụ cấp, kế toán tính tiền lương, phụ cấp phải trả cán bộ, công chức và lập
“Danh sách chi tiền lương, phụ cấp qua tài khoản cá nhân” để yêu cầu Kho bạc, Ngân
hàng chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của từng cán bộ, công chức cấp xã.
Hàng tháng xã phải thông báo công khai Bảng thanh toán tiền lương, Bảng
thanh toán thu nhập tăng thêm (nếu có), Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng thanh
toán tiền làm thêm giờ đến từng cán bộ, công chức (Hình thức công khai do xã tự
quy định).
Kết cấu và nội dung
Bên Nợ:
Tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả khác đã trả cho cán bộ, công chức
cấp xã;
Các khoản đã khấu trừ vào tiền lương của cán bộ, công chức cấp xã.

36
Bên Có:
Tiền lương, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho cán bộ, công chức cấp xã.
Số dư bên Có:
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản
khác còn phải trả cho người lao động.
Vận dụng tài khoản
Phản ánh tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho cán bộ, công chức cấp
xã tính vào chi ngân sách xã hạch toán vào NSNN ghi tăng chi phí ngân sách xã hạch
toán vào NSNN (TK 814) và ghi tăng khoản phải trả cán bộ, công chức (TK 334).
Khi thực hiện chi trả tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho cán bộ, công
chức cấp xã (dùng tiền mặt) ghi giảm khoản phải trả cán bộ, công chức (TK 334) và
ghi giảm tiền mặt (TK 111).
Khi xã chuyển dự toán để chi trả tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho
cán bộ, công chức cấp xã ghi giảm khoản phải trả cán bộ, công chức (TK 334) và ghi
giảm tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (TK 1121). Đồng thời, ghi tăng khoản dự toán chi
ngân sách (TK 00822).
Phần BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của cán bộ, công chức cấp xã phải khấu trừ vào
lương phải trả ghi giảm khoản phải trả cán bộ, công chức (TK 334) và ghi tăng các
khoản phải nộp theo lương (TK 332).
Các khoản tiền tạm ứng chi không hết được khấu trừ vào tiền lương phải trả
cán bộ, công chức ghi giảm khoản phải trả cán bộ, công chức (TK 334) và ghi tăng các
khoản phải thu (TK 311).
Thuế thu nhập cá nhân khấu trừ vào lương phải trả của cán bộ công chức cấp
xã, ghi giảm khoản phải trả cán bộ, công chức (TK 334) và ghi tăng các khoản phải
nộp Nhà nước (TK 333).
❖ Tài khoản 814 - Chi ngân sách xã hạch toán vào ngân sách Nhà nước
Tài khoản này phản ánh các khoản chi ngân sách xã hạch toán vào ngân sách
Nhà nước trong năm theo dự toán được duyệt từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.

37
Chi phản ánh vào tài khoản này những khoản chi ngân sách xã theo dự toán
được duyệt gồm: các khoản chi thường xuyên và các khoản chi cho đầu tư phát triển.
Không phản ánh vào tài khoản 814 - Chi ngân sách xã hạch toán vào ngân sách
Nhà nước những khoản chi sự nghiệp những khoản chi phí sản xuất dịch vụ của các
hoạt động sản xuất dịch vụ của xã.
Kết cấu và nội dung
Bên Nợ:
Số chi ngân sách xã hạch toán vào Ngân sách nhà nước đã phát sinh trong năm
được phản ánh vào chi ngân sách xã hạch toán vào ngân sách Nhà nước.
Bên Có:
Số chia sai bị xuất toán vải thu hồi.
Kết chuyển số chi hạch toán vào Ngân sách nhà nước trong năm lũy kế từ đầu
năm đến cuối ngày 31/12 sang Tài khoản 914 - Chênh lệch thu chi ngân sách xã.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
Vận dụng tài khoản
Phản ánh tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho cán bộ, công chức cấp
xã tính vào chi ngân sách xã hạch toán vào NSNN ghi tăng chi phí ngân sách xã hạch
toán vào NSNN (TK 814) và ghi tăng khoản phải trả cán bộ, công chức (TK 334).
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN phải nộp tính vào chi phí của ngân sách xã theo
quy định ghi tăng khoản chi ngân sách xã hạch toán vào NSNN (TK 814) và ghi tăng
các khoản phải nộp theo lương (TK 3321, 3322, 3323, 3324).
Khi nhận giấy phạt nộp chậm số tiền BHXH phải nộp ghi giảm các khoản phải
thu (Chờ xử lý phạt nộp chậm TK 331), tăng chi ngân sách xã hạch toán vào NSNN
(Nếu được phép ghi vào chi ngân sách xã TK 814) và ghi tăng các khoản phải nộp
theo lương (TK 3321).
1.2.2.3 Sổ kế toán
Các xã phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp
vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh của xã. Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện

38
theo quy định của pháp luật về kế toán, các văn bản có liên quan và quy định tại
Thông tư này.
Các xã phải theo dõi nguồn thu, nhiệm vụ chi của xã theo mục lục ngân sách
Nhà nước và quy định về tài chính, ngân sách phục vụ cho việc lập báo cáo quyết
toán với ngân sách nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền.
Các loại sổ kế toán
Các xã chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm
sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp,
sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi
chép đối với từng mẫu sổ kế toán.
Mẫu sổ kế toán tổng hợp:
Nhật ký - Sổ Cái áp dụng cho các xã thực hiện kế toán theo hình thức Nhật ký -
Sổ Cái, dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình
tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế trên các tài khoản kế toán. Số liệu
trên Nhật ký - Sổ Cái phản ánh tổng hợp theo trình tự thời gian tình hình tài sản,
nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí.
Sổ Cái tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo
nội dung kinh tế trên tài khoản kế toán. Số liệu trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình
hình tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí.
Mẫu sổ, thẻ kế toán chi tiết:
Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà Sổ Cái chưa
phản ánh chi tiết. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin cụ thể phục
vụ cho việc quản lý tại xã và việc tính, lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và báo
cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
Căn cứ vào yêu cầu quản lý và yêu cầu hạch toán của từng đối tượng kế toán
riêng biệt, xã được phép chi tiết thêm các chỉ tiêu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết để
phục vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo yêu cầu quản lý.
Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán 

39
Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân
giữ và ghi sổ. Nhân viên phụ trách việc giữ và ghi sổ kế toán phải chịu trách nhiệm về
nội dung ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ.
Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, phụ trách kế toán xã phải tổ chức
bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên kế toán cũ với nhân
viên kế toán mới. Nhân viên kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ những nội
dung ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ kế toán, nhân viên kế toán mới
chịu trách nhiệm từ ngày nhận bàn giao. Biên bản bàn giao phải được phụ trách kế
toán xã ký xác nhận.
Nhân viên giữ và ghi sổ kế toán phải ghi chép kịp thời sau khi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, phải đảm bảo rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của mẫu sổ kế toán.
Thông tin, số liệu được ghi vào sổ kế toán phải đảm bảo chính xác, trung thực, căn cứ
vào chứng từ kế toán tương ứng dùng để ghi sổ.
Việc ghi sổ kế toán phải thực hiện theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp
vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp
thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề, đảm bảo liên tục từ khi
mở sổ đến khi khoá sổ.
Mở sổ kế toán
Nguyên tắc mở sổ kế toán
Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết
định thành lập và bắt đầu hoạt động của xã. Sổ kế toán được mở đầu năm tài chính,
ngân sách mới để chuyển số dư từ sổ kế toán năm cũ chuyển sang và ghi ngay nghiệp
vụ kinh tế, tài chính mới phát sinh thuộc năm mới từ ngày 01/01 của năm tài chính,
ngân sách mới.
Số liệu thu, chi ngân sách xã thuộc năm trước phát sinh trong thời gian chỉnh lý
quyết toán được ghi vào các sổ kế toán thu, chi ngân sách xã trong thời gian chỉnh lý
theo dõi các tài khoản thu, chi, chênh lệch thu chi ngân sách xã trong thời gian chỉnh
lý phục vụ lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định. Nếu nghiệp vụ
kinh tế phát sinh thuộc năm hiện hành thì ghi sổ kế toán năm nay.

40
Trường hợp ghi sổ kế toán trên giấy (thủ công), xã phải hoàn thiện thủ tục pháp
lý của sổ kế toán như sau:
Đối với sổ kế toán đóng thành quyển:
Ngoài bìa (góc trên bên trái) phải ghi tên xã, giữa bìa ghi tên sổ, ngày, tháng
năm lập sổ, ngày, tháng, năm khoá sổ, họ tên và chữ ký của người lập sổ, người phụ
trách kế toán và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký tên, đóng dấu; ngày, tháng, năm kết
thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao sổ cho người khác.
Các trang sổ kế toán phải đánh số trang từ trang một (01) đến hết trang số cuối
cùng, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của xã.
Đối với sổ tờ rời:
Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên xã, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử
dụng, họ tên của người giữ sổ và ghi sổ kế toán.
Các sổ tờ rời trước khi sử dụng phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký xác
nhận, đóng dấu và ghi vào Sổ đăng ký sử dụng thẻ tờ rời.
Các sổ tờ rời phải sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán, phải đảm bảo an
toàn và dễ tra cứu.
Trường hợp lập sổ kế toán trên máy vi tính:
Các mẫu sổ kế toán trên máy vi tính phải đảm bảo các yếu tố của sổ kế toán
theo quy định của pháp luật về kế toán. Đối với sổ kế toán lưu trữ trên các phương
tiện điện tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phải chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn,
bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được dữ liệu trong thời hạn lưu
trữ. Riêng đối với sổ kế toán tổng hợp phải in ra giấy, đóng thành quyển và phải làm
đầy đủ các thủ tục quy định nêu tại điểm b, khoản 5 Điều này.
Ghi sổ kế toán
Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán, mọi số liệu ghi trên sổ kế
toán phải có chứng từ kế toán chứng minh; phải đảm bảo số và chữ rõ ràng, liên tục
có hệ thống, không được viết tắt, không ghi chồng đè, không được bỏ cách dòng.
Phải thực hiện theo trình tự ghi chép và các mẫu sổ kế toán quy định tại Phụ
lục số 03 “Hệ thống sổ kế toán” kèm theo Thông tư này. Khi ghi hết trang sổ phải

41
cộng số liệu của từng trang để mang số cộng trang trước sang đầu trang kế tiếp,
không được ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới.
Trường hợp ghi sổ kế toán trên giấy, phải dùng mực không phai, không dùng
mực đỏ để ghi sổ kế toán. Nếu không ghi hết trang sổ phải gạch chéo phần không
ghi, không tẩy xoá, cấm dùng chất hoá học để sửa chữa.
Khoá sổ kế toán
Khoá sổ kế toán là việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có và
số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ, nhập, xuất,
tồn kho.
Kỳ khóa sổ kế toán
Sổ quỹ tiền mặt phải được thực hiện khóa sổ vào cuối mỗi ngày. Sau khi khóa sổ
phải thực hiện đối chiếu giữa sổ tiền mặt của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ và tiền
mặt có trong két đảm bảo chính xác, khớp đúng. Riêng ngày cuối tháng phải lập Bảng
kiểm kê quỹ tiền mặt, sau khi kiểm kê, Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt được lưu cùng với
sổ kế toán tiền mặt ngày cuối cùng của tháng.
Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc phải được thực hiện khóa sổ vào cuối tháng để
đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc; Bảng đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho
bạc (có xác nhận của ngân hàng, kho bạc) được lưu cùng Sổ tiền gửi ngân hàng, kho
bạc hàng tháng.
Xã phải khoá sổ kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo
tài chính. Ngoài ra, xã phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê đột xuất
hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trình tự khoá sổ kế toán
(1) Đối với ghi sổ kế toán trên giấy (thủ công):
Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu trước khi khoá sổ kế toán
Cuối kỳ kế toán, sau khi đã phản ánh hết các chứng từ kế toán phát sinh trong
kỳ vào sổ kế toán, kế toán thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ kế toán (nếu
cần) với số liệu đã ghi sổ, giữa số liệu của các sổ kế toán có liên quan, đảm bảo sự
khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ kế toán với số liệu trong  một sổ kế toán và

42
giữa các sổ kế toán với nhau. Thực hiện cộng số phát sinh trên Sổ Cái và các sổ kế
toán chi tiết.
Căn cứ các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lập Bảng tổng hợp chi tiết đối với những tài
khoản phải ghi trên nhiều sổ hoặc nhiều trang sổ.
Thực hiện cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Sổ
Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái đảm bảo khớp đúng số liệu tổng hợp và chi tiết. Sau đó
thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên Sổ Cái với số liệu trên sổ kế toán chi tiết hoặc
Bảng tổng hợp chi tiết, giữa số liệu của kế toán với số liệu của thủ quỹ, thủ kho. Sau
khi xác định khớp đúng số liệu, thực hiện khóa sổ kế toán. Trường hợp có chênh lệch
phải xác định nguyên nhân và xử lý số chênh lệch cho đến khi số liệu khớp đúng.
Bước 2: Khoá sổ
Khi khóa sổ phải kẻ một đường ngang dưới dòng ghi nghiệp vụ cuối cùng của kỳ
kế toán. Sau đó ghi “Cộng số phát sinh trong kỳ” phía dưới dòng đã kẻ;
Ghi tiếp dòng “Số dư cuối kỳ” (tháng, quý, năm);
Dòng “Số dư cuối kỳ” tính như sau:
Số dư Số phát
Số dư Nợ Số phát sinh Có
= Nợ  đầu + sinh Nợ  -
cuối kỳ trong kỳ
kỳ trong kỳ
Số dư Số phát
Số dư Có Số phát sinh Nợ
= Có  đầu + sinh Có -
cuối kỳ trong kỳ
kỳ trong kỳ
 
Sau khi tính được số dư của từng tài khoản, tài khoản nào dư Nợ thì ghi vào
cột Nợ, tài khoản nào dư Có thì ghi vào cột Có.
Ghi tiếp dòng “Cộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm”;
Kẻ 2 đường kẻ liền nhau để kết thúc việc khóa sổ.
Đối với sổ chi tiết có kết cấu các cột phát sinh Nợ, phát sinh Có và cột “Số dư”
(hoặc nhập, xuất, “còn lại” hay thu, chi, “tồn quỹ”...), ghi số liệu cột số dư (còn lại hay
tồn) vào dòng “Số dư cuối kỳ” của cột “Số dư” hoặc cột “Tồn quỹ”, hay cột “Còn lại”.

43
Sau khi khóa sổ kế toán, người ghi sổ phải ký dưới 2 đường kẻ, người phụ trách kế
toán kiểm tra đảm bảo sự chính xác, cân đối sẽ ký xác nhận. Sau đó trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã kiểm tra và ký duyệt để xác nhận tính pháp lý của số liệu khoá sổ kế
toán.

(2) Đối với ghi sổ trên máy vi tính:


Quy trình khóa sổ kế toán trên phần mềm kế toán cần được thiết lập đảm bảo
và thể hiện các nguyên tắc khóa sổ đối với trường hợp ghi sổ kế toán trên giấy (thủ
công).
1.2.2.4 Trình bày thông tin tiền lương và các khoản trích theo lương của công
chức, viên chức trên báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản
hiện có và nguồn hình thành tài sản của xã tại thời điểm 31/12 hàng năm, kết quả
hoạt động và dòng tiền lưu chuyển của xã trong năm. Số liệu trên Báo cáo tài chính
cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của xã theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn
vốn hình thành tài sản, kết quả hoạt động và dòng tiền lưu chuyển của xã trong năm.
Căn cứ vào Báo cáo tài chính có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính
của xã. Xã phải trình bày các chỉ tiêu báo cáo theo mẫu quy định, khi lập báo cáo
không được thêm bớt các chỉ tiêu, trường hợp chỉ tiêu nào không có phát sinh thì bỏ
trống phần số liệu. Các chỉ tiêu liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương được trình bày ở trên báo cáo tài chính theo mã số
Nợ phải trả- Mã số 40: Chỉ tiêu này phản ánh số dư các khoản nợ phải trả tại
ngày lập báo cáo tài chính, bao gồm các khoản phải nộp theo lương; các khoản phải
nộp nhà nước; các khoản phải trả cán bộ, công chức; các khoản thu hộ chi hộ và các
khoản nợ phải trả khác. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của các TK 332 “Các
khoản phải nộp theo lương”, TK 333 “Các khoản phải nộp nhà nước”, TK 334 “Phải
trả cán bộ, công chức”,

44
Tiền chi ngân sách xã - Mã số 74: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản chi
ngân sách xã bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ
kế toán các TK 111, 112 (phần chi tiền) sau khi đối chiếu với các sổ kế toán TK 332
“Các khoản phải nộp theo lương”, TK 333 “Các khoản phải nộp nhà nước”, TK 334
“Phải trả cán bộ, công chức”,...và các sổ kế toán khác có liên quan trong kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn
(...).

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI UBND XÃ HẠ GIÁP, HUYỆN PHÙ NINH,
TỈNH PHÚ THỌ
2.1 Tổng quan về UBND xã Hạ Giáp và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế
toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên chức
2.1.1 Tổng quan về UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên đơn vị: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HẠ GIÁP
Địa chỉ: Ủy ban nhân dân xã Hạ Giáp có trụ sở tại khu 5, xã Hạ Giáp, Huyện Phù
Ninh, Tỉnh Phú Thọ.
Mã số thuế: 2600213250
Trạng thái: Đang hoạt động
❖ Chức năng
Chức năng chính của UBND xã Hạ Giáp là quản lý hành chính nhà nước trên địa
bàn xã trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng theo các chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và theo sự phân công chỉ đạo thực hiện
của Ủy ban nhân dân cấp Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ. Qua đó, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền và nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng đời

45
sống vật chất và tinh thần trong sáng, vững mạnh cho người dân. Các chức năng cụ
thể bao gồm:
Tổ chức và hướng dẫn cho nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã
hội, tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện tốt các chính sách của Đảng và pháp luật
của nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn và phát triển kinh tế địa phương,
nắm bắt rõ các tâm tư, nguyện vọng của người dân để nhanh chóng giải quyết hoặc
phản ánh lên cấp trên.
Kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước tại các cơ quan, tổ chức ở Địa phương.
Tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch về kinh tế xã hội và kế hoạch ngân sách xã
được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hằng năm. Xây dựng dự toán ngân sách năm
sau trình UBND huyện phê duyệt.

❖ Nhiệm vụ:
Xây dựng và trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại
các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội
đồng nhân dân xã.
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương trên cơ sở số ngân sách đã được phê
duyệt.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
❖ Quá trình hình thành và phát triển
Ngày thành lập: 19/05/1948
Quy mô: Sau khi chính thức thành lập xã cùng với sự chỉ đạo của Trung ương
Đảng, huyện ủy Phù Ninh tỉnh Phú Thọ, xã Hạ Giáp được chia được chia thành 9 khu
dân cư. Đảng bộ xã Hạ Giáp tiền thân là Chi bộ Đảng xã Dân Chủ, hiện nay có 300
Đảng viên, sinh hoạt ở 12 chi bộ. Thu nhập bình quân đầu người 50 triệu
đồng/người/năm, bình quân lương thực đầu người đạt 510kg/người/năm, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch tích cực, hộ nghèo giảm còn 2,34%; gần 90% hộ gia đình, 80%

46
khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hoá, 3 cấp trường đạt chuẩn quốc gia, xã đạt chuẩn
nông thôn mới năm 2018. Ủy ban Nhân dân xã Hạ Giáp có tổng cộng 25 cán bộ.
Trong đó: công chức có 23 người; viên chức có 2 người.
Địa bàn hoạt động : Xã Hạ Giáp là xã nằm về phía Đông Bắc của huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 680,63ha. Địa giới hành chính tiếp giáp
như sau:
● Phía Bắc giáp xã Trị Quận, huyện Phù Ninh.
● Phía Tây giáp xã Bảo Thanh, Gia Thanh, huyện Phù Ninh.
● Phía Nam giáp xã Tiên Du, huyện Phù Ninh.
● Phía Đông giáp xã Sông Lô, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động và đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của UBND xã
Hạ Giáp
❖ Đặc điểm hoạt động
Theo điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương quy định rõ: “UBND
hoạt động theo chế độ tập thể UBND kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch UBND”. Vì
vậy, UBND xã tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa bảo đảm
phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể UBND, vừa đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ
tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên UBND.
Hoạt động của UBND xã Hạ Giáp chủ yếu xoay quanh các phiên họp của UBND,
hoạt động của chủ tịch ủy ban và các hoạt động của các ủy viên khác thuộc ủy ban.
Các phiên họp của UBND xã: Là hình thức quan trọng nhất và chủ yếu nhất, bởi
thông qua đó UBND đã thực hiện phần lớn nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các cuộc
họp chủ yếu thường diễn ra mỗi tháng một lần, tuy nhiên trong một vài trường hợp,
chủ tịch ủy ban cũng có thể triệu tập cuộc họp để triển khai các vấn đề cấp bách cần
giải quyết và phải được sự đồng ý của 1/3 số thành viên của UBND xã. 
Để đảm bảo tính khách quan, đúng đắn và chính xác trong việc giải quyết các
vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND xã thì trong phiên họp của UBND xã đại diện
Thường trực HĐND xã được mời tham dự phiên họp, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ

47
quốc Việt Nam, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, đại diện các
Ban của HĐND được mời tham dự phiên khi bàn về các vấn đề có liên quan. UBND xã
sẽ bàn bạc, thảo luận và quyết định theo đa số để giải quyết các vấn đề như: xây
dựng, trình HĐND xã quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của
HĐND xã gồm: ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
HĐND xã; quyết định dự toán thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã;
điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán
ngân sách xã; quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm
vi được phân quyền; tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND xã; tổ chức thực
hiện ngân sách địa phương; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước
cấp trên phân cấp, ủy quyền cho UBND xã. 
Ngoài ra, với địa vị pháp lý là một trong hai cơ quan chính quyền địa phương ở
xã, UBND xã còn có các nhiệm vụ, quyền hạn: tổ chức và đảm bảo việc thi hành Hiến
pháp và pháp luật trên địa bàn xã; quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi
được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương
và quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền; chịu trách nhiệm trước chính quyền
địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính
quyền địa phương ở xã; quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát
huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.
❖ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của UBND xã Hạ Giáp
Đặc điểm phân cấp quản lý của UBND xã Hạ Giáp:
Chủ thể phân cấp: Chính quyền huyện Phù Ninh, Chính quyền tỉnh Phú Thọ,
Chính quyền của Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ thể nhận phân cấp: Chính quyền xã Hạ Giáp.
Phương thức phân cấp: Phương thức phân cấp được cụ thể hóa trong các văn
bản quy phạm pháp luật dưới luật gồm Nghị định của Chính phủ, Quyết định của
UBND các cấp,....

48
Nguyên tắc thực hiện phân cấp: Phù hợp với quy định, phát huy quyền tự chủ,
phù hợp với đặc thù nông thôn.

 Bộ máy quản lý của UBND xã Hạ Giáp

Cán bộ chuyên trách xã Công chức cấp xã

Bí thư Đảng ủy Quân sự

P.Bí thư Đảng ủy Địa chính

49
Hội đồng nhân dân Kế toán – Tài chính

Chủ tịch UBND Tư pháp - Hộ tịch

Lao động – Thương


binh xã hội
P.Chủ tịch UBND
Văn hóa – xã hội

Ủy ban Mặt trận

Trưởng các đoàn


thể

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:


Bí thư Đảng ủy
Là người đứng đầu Đảng ủy chịu trách nhiệm cao nhất trước Ban Chấp hành,
Ban Thường vụ và Thường trực Đảng ủy; cùng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và
Thường trực Đảng ủy chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện
ủy, trước Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong toàn xã về sự lãnh đạo của Đảng bộ
trên mọi lĩnh vực và chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công.

50
Phó bí thư Đảng ủy
Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy, tập thể Thường trực
Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy chuẩn bị dự thảo quy chế làm việc, chương trình
làm việc toàn khóa của Đảng ủy; chương trình công tác năm, hằng tháng của Ban
Thường vụ Đảng ủy; chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, hằng năm của Đảng
ủy và tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy chế, các chương trình công tác đã đề ra;
trực tiếp chuẩn bị chương trình và nội dung các phiên họp của Đảng ủy, Ban Thường
vụ, Thường trực Đảng ủy.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Trực tiếp lãnh đạo và điều hành các hoạt động của UBND cũng như các công
việc của UBND. Lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của UBND cấp xã, các
nhiệm vụ được giao phó từ cấp trên. Đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh các chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên.
Quản lý, sử dụng hiệu quả ngân sách địa phương, tài sản và phương tiện làm
việc của nhà nước. Giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật
trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh
phòng chống tội phạm, các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai dịch
bệnh... trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
Ủy quyền cho phó chủ tịch xã thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn trong
phạm vi thẩm quyền của mình.
Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trình bày UBND và HĐND quyết
định, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với các bộ phận chuyên môn.
Theo dõi, đôn đốc thực hiện các quyết định ban hành.
Ủy ban Mặt trận tổ quốc

51
Thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống
nhất hành động thời gian qua; quyết định chương trình phối hợp và thống nhất hành
động của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp mình thời gian tới.
Quyết định kế hoạch chuẩn bị đại hội đại biểu cấp mình theo hướng dẫn của Ủy
ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp. Góp ý kiến, kiến nghị với cấp ủy
Đảng, chính quyền cùng cấp và cấp trên và những chủ trương, chính sách pháp luật.
Hội đồng nhân dân
Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng
và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ
quan nhà cấp trên.
Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương theo Luật tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015; Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề ở địa
phương về xây dựng chính quyền; về công tác dân tộc, tôn giáo; trong lĩnh vực kinh
tế, tài nguyên, môi trường, trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ,
văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, trong các lĩnh vực y tế, lao động và thực hiện
chính sách xã hội, trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã
hội.
Hội đồng nhân dân bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ quan trọng trong
các cơ quan nhà nước ở địa phương như: bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch Hội
đồng nhân dân, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, phó trưởng ban của
Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân và các
Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp,…
Các đoàn thể ở cấp xã bao gồm: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,
Hội Cựu chiến binh.
Đoàn Thanh niên
Là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. Giáo dục
lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật cho đoàn viên.

52
Phối hợp với các phòng ban, Khoa tổ chức các chương trình hỗ trợ học tập,
nghiên cứu khoa học, các lớp huấn luyện kỹ năng, các chương trình văn hóa thể thao
nhằm giúp học sinh nâng cao kiến thức và hoàn thiện nhân cách học sinh.
Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt
công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội,
tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.
Hội phụ nữ
Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ về chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng,
phẩm chất đạo đức, lối sống; thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế – xã
hội và bảo vệ Tổ quốc; Vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, cải thiện
đời sống vật chất, tinh thần và xây dựng gia đình hạnh phúc.
Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực
hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên
quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình
đẳng giới.
Hội nông dân
Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của
địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
Hội Cựu chiến binh
Đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của Cựu chiến
binh. Hội làm tham mưu giúp cấp Đảng ủy và làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận
động Cựu chiến binh thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của cách mạng, của
Hội; tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ
viên chức Nhà nước.

53
Quân sự
Điều hành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự tại địa bàn xã.
Đôn đốc việc thực hiện đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa
vụ quân sự theo đúng quy định của Pháp luật.
Xây dựng các kế hoạch huấn luyện và các hoạt động có liên quan của đội ngũ
dân quân tự vệ.
Địa chính
Tiến hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn liên quan đến đất đai, môi
trường, tài nguyên, xây dựng, đô thị, giao thông,...và các công việc xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn. Giám sát về mặt kỹ thuật các công trình xây dựng.
Xây dựng, hoàn thiện các hồ sơ, văn bản về đất đai; các văn bản về cấp phép cải
tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn.
Tiếp nhận hồ sơ về đất đai, thẩm tra xác định nguồn gốc, tình trạng, hiện trạng
của việc đăng ký và sử dụng đất; tình trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn.
Kế toán - Tài chính
Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu
trên địa bàn.
Tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ
quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính,
ngân sách theo đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế
toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt,
tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản...) theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán
các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp xã theo quy định
của pháp luật.

54
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do
Chủ tịch UBND xã giao.

Tư pháp - Hộ tịch
Phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật trong địa bàn xã
Hạ Giáp.
Công tác tư pháp, hộ tịch, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch; số lượng và
chất lượng dân số trên địa bàn.
Lao động - Thương binh xã hội
Hướng dẫn tổ chức thực hiện quản lý các công trình ghi công liệt sĩ được xây
dựng trên địa bàn.
Chăm sóc, giúp đỡ những người, gia đình có công với cách mạng và các đối
tượng được hưởng các chính sách xã hội.
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến với người lao động, người có
công với xã hội được giao.
Văn hóa - Xã hội
Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, du
lịch, giáo dục, gia đình và trẻ em trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời
sống văn hóa trong cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn xã.
Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; tín ngưỡng, tôn
giáo và các hoạt động xóa đói giảm nghèo. Theo dõi công tác giáo dục, chăm sóc đời
sống cho trẻ em, thanh thiếu niên trên toàn xã.
2.1.1.3 Đặc điểm công tác quản lý tài chính của UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù
Ninh, Tỉnh Phú Thọ
Xã đã xây dựng kế hoạch quản lý khai thác các nguồn thu cho ngân sách. Tăng
cường quản lý thu – chi, đảm bảo nguyên tắc chế độ quản lý tài chính và các quy định
của Nhà nước, thực hiện nghiêm luật ngân sách.
❖ Nguồn kinh phí

55
Nguồn ngân sách nhà nước cấp: Từ kho bạc nhà nước
Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%: Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân
sách xã theo quy định.
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà nước
theo chế độ quy định;
- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản
khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý;
- Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy
động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên
tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã
quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện
khác;
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp
cho ngân sách xã theo chế độ quy định;
- Thu kết dư ngân sách xã năm trước;
- Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân
sách cấp trên:
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
- Thuế nhà, đất;
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;
- Lệ phí trước bạ nhà, đất.
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
- Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi được
giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và
các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này được
xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn định từ 3
đến 5 năm.

56
- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã
thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
❖ Nội dung các hoạt động chi
Chi thường xuyên
Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã: Tiền lương, tiền công và  các
khoản trích theo lương cho cán bộ, công chức cấp xã; Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng
nhân dân; Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước; Công tác phí; Chi về
hoạt động, văn phòng, như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu  điện, điện
thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết; Chi mua sắm, sửa chữa thường  xuyên trụ sở,
phương tiện làm việc; Chi khác theo chế độ quy định. 
Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã. Kinh phí hoạt
động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt  Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các  khoản thu theo điều lệ và các khoản
thu khác (nếu có). 
Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác   theo
chế độ quy định.
Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: Chi huấn luyện dân 
quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân
quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của Pháp lệnh về dân
quân tự vệ; Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự
khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật; Chi   tuyên
truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội  trên
địa bàn xã; Các khoản chi khác theo chế độ quy định.  
Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do  xã
quản lý: Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định; chi   thăm
hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và công tác xã hội khác; Chi hoạt  động văn
hoá, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã quản lý. 

57
Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp  mẫu
giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn  quản lý
(đối với phường do ngân sách cấp trên chi). 
Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết
bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã. 
Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng  do
xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, thư  viện,
đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp  và
thoát nước công cộng,...; riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải  tạo
vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh... (đối với phường do
ngân sách cấp trên chi). Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như:
khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định. 
Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
Chi không thường xuyên 
Gồm những khoản chi để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thực hiện
chương trình mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức. Thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia. 
Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định. 
Chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
Và các khoản chi không thường xuyên khác.
Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả
năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh. 
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã  từ
nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo  
quy định của pháp luật, do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã 
quản lý. 
Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
❖ Cách thức tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí

58
Hầu như các khoản thu đều là tiếp nhận trực tiếp bằng tiền mặt quá những giấy
tờ như giấy nộp tiền thuế, tiền  đất,…Riêng nguồn thu từ NSNN thì nhận gián tiếp
qua kho bạc nhà nước. Vì xã Hạ Giáp sử dụng tiền qua internet banking khá được
phổ biến, vậy nên các hoạt động sử dụng nguồn kinh phí đều trực tiếp dùng internet
banking đi kèm các giấy chi ngân sách, giấy rút dự toán, giấy ứng lương, bảng thanh
toán tiền  lương,…
❖ Quy trình quản lý tài chính tại đơn vị
Quy trình quản lý tài chính tại UBND xã Hạ Giáp gồm 3 bước:
Lập dự toán thu, Chấp hành dự Quyết toán
chi tại đơn vị toán thu, chi thu, chi

Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lý tài chính tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú
Thọ
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ

2.1.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán


❖ Tổ chức bộ máy kế toán

Chủ tịch UBND xã


(Chủ tài khoản)

Kế toán – Tài chính


(1 cán bộ phụ trách)

Thủ quỹ (cán bộ)

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ

59
Dựa vào đặc điểm tình hình hoạt động quy mô và yêu cầu quản lý, UBND xã Hạ
Giáp đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức
này, cả đơn vị chỉ lập một Tài chính – Kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công
việc kế toán của đơn vị. Ban tài chính – kế toán chỉ có một kế toán – tài chính.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
Là chủ tài khoản, có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, chỉ đạo thực hiện
công tác kế toán ở xã theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm về
hậu quả do những sai trái mà mình gây ra.
Đưa ra quyết định thu, chi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, ký
duyệt các chứng từ kế toán, báo cáo quyết toán và chịu trách nhiệm về tính chính xác
trung thực của các số liệu tài liệu đó.
Xác nhận tính pháp lý của sổ sách kế toán.
Tổ chức, chỉ đạo việc lập dự toán ngân sách, dự toán thu, chi tài chính hàng
năm.
Điều hành dự toán ngân sách sau khi được HĐND xã quyết định.
Kế toán - Tài chính
Tổ chức thực hiện công tác kế toán phù hợp với điều kiện hoạt động, yêu cầu về
trình độ quản lý của xã.
Tổ chức việc lập dự toán và chấp hành dự toán thu chi, chấp hành các định mức
tiêu chuẩn của Nhà nước tại xã.
Thực hiện bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán và việc sử dụng tài liệu kế toán lưu
trữ theo quy định.
Thực hiện hướng dẫn các chính sách chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà
nước trong xã, phân tích đánh giá tình hình thu chi ngân sách.
Thực hiện các quy định của pháp luật của tổ chức xã.
Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật kế toán, tổ chức
việc lập dự toán và thực hiện dự toán thu chi ngân sách xã.
Lập báo cáo tài chính.
Thủ quỹ

60
Làm nhiệm vụ nhập xuất tiền mặt khi có phiếu thu, phiếu chi kèm theo chữ ký
của chủ tịch UBND.
Ký duyệt các hóa đơn chứng từ có liên quan đến hoạt động sử dụng tiền mặt tại
quỹ.
Chịu trách nhiệm sổ kế toán tiền mặt, đối chiếu ghi chép hàng ngày, liên tục
theo trình tự phát sinh các khoản thu, khoản chi quỹ tiền mặt theo trình tự thời gian.
Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê toàn bộ quỹ tiền mặt, đối chiếu với số liệu giữa
sổ quỹ tiền mặt với sổ kế toán tiền mặt để có biện pháp xử lý khi có chênh lệch xảy
ra.
❖ Chính sách kế toán áp dụng tại UBND xã Hạ Giáp
Theo tìm hiểu, UBND xã Hạ Giáp đang áp dụng chính sách kế toán:
Đơn vị áp dụng hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc theo quy định tại Thông tư
70/2019/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 03/10/2019.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
Kỳ kế toán: Kỳ kế toán năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng.
Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức Nhật ký – Sổ cái.
Phần mềm kế toán sử dụng: Phần mềm kế toán MISA BAMBOO.NET
BAMBOO.NET

61
Hình 1: Giao diện phần mềm kế toán UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú
Thọ
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
2.1.2.1. Nhân tố bên ngoài
❖ Yếu tố chính trị và pháp luật
UBND xã Hạ Giáp là một trong những cơ quan hành chính cơ sở trong bộ máy
quản lý của nước ta hiện nay. Điều này xuất phát từ thể chế chính trị với mục tiêu
nhà nước của dân, do dân và vì dân. Chính vì vậy yếu tố chính trị quyết định tính tất
yếu đến UBND xã Hạ Giáp.
UBND xã Hạ Giáp được thành lập với chức năng quản lý và phát triển đời sống
của nhân dân. Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong
việc cải cách các thủ tục hành chính, chăm lo đời sống tinh thần và vật chất của nhân
dân.
Mọi hoạt động của UBND xã Hạ Giáp đều theo sự chỉ đạo trực tiếp của UBND
huyện Phú Thọ, đồng thời phải hoạt động theo đường lối, chủ trương của Đảng và
pháp luật Việt Nam trong việc tổ chức hoạt động cũng như tổ chức kế toán tiền
lương của UBND xã Hạ Giáp nói riêng.
Tất cả những thay đổi về chính trị hay pháp luật, các văn kiện, quy định của
Quốc Hội và Chính Phủ liên quan về tổ chức và hoạt động đều có tác động trực tiếp
đối với UBND xã Hạ Giáp.
❖ Ứng dụng công nghệ thông tin
Trong bối cảnh CNTT ngày càng có vai trò trong hoạt động kinh tế và quản lý thì
Nhà nước cũng yêu cầu nâng cao sử dụng CNTT đối với các cơ quan hành chính nhà
nước.
Đối với UBND xã Hạ Giáp, việc quản lý và sử dụng CNTT có tác động rất tích cực
đối với hoạt động của UBND xã Hạ Giáp nói chung và công tác kế toán nói riêng.
CNTT đã góp phần làm thay đổi chất lượng của thông tin kế toán. UBND xã Hạ Giáp

62
hiện chỉ có một kế toán viên kiêm thủ quỹ nên việc áp dụng CNTT đã giải quyết công
việc tại phòng kế toán một cách nhanh chóng và chính xác, rút bớt được thời gian và
áp lực công việc đối với cán bộ của Ủy ban.
2.1.2.2. Nhân tố bên trong
❖ Yếu tố cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý tài chính
Cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý tài chính có ảnh hưởng sâu sắc đến kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương của đơn vị. UBND xã Hạ Giáp là cơ quan
hành chính nhà nước do NSNN chịu trách nhiệm đảm bảo chi thường xuyên nên việc
hạch toán và chi trả lương cho cán bộ nhân viên Ủy ban phụ thuộc hoàn toàn vào
NSNN cấp. Việc chi trả lương và hạch toán được quy định theo các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan và UBND xã Hạ Giáp có trách nhiệm thi hành và chi trả lương cho
cán bộ nhân viên kịp thời, chính xác.
❖ Yếu tố nhân sự
Với CCVC có trình độ cao thì sẽ có được thu nhập cao hơn so với CCVC có trình
độ thấp hơn bởi để đạt được trình độ đó các CCVC phải bỏ ra một khoản chi phí
tương đối cho việc đào tạo đó. Để làm được những công việc đòi hỏi phải có hàm
lượng kiến thức, trình độ cao mới thực hiện được, đem lại hiệu quả cao cho xã thì
việc hưởng lương cao là tất yếu.
Thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc thường đi đôi với nhau. Một người
qua nhiều năm công tác sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm, hạn chế được những rủi
ro có thể xảy ra trong công việc, nâng cao bản lĩnh trách nhiệm của mình trước công
việc đạt năng suất chất lượng cao vì thế mà thu nhập của họ sẽ ngày càng tăng lên.
Mức độ hoàn thành công việc nhanh hay chậm, đảm bảo chất lượng hay không đều
ảnh hưởng đến tiền lương của CCVC.
Cán bộ kế toán: Cán bộ kế toán có chuyên môn, cập nhật nhanh chóng các văn
bản, nghị quyết được đưa ra để có thể dựa vào đó tính lương cho cán bộ, công chức,
viên chức. Ngoài ra, người kế toán phải công tư phân minh, không đưa những khoản
vô lý vào trong tính lương cũng như cẩn thận trong việc tính và trả lương cho công
chức, viên chức.

63
2.2 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công
chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
2.2.1 Đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức, viên
chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
2.2.1.1 Đặc điểm công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp
Hiện nay tại UBND xã Hạ Giáp có tổng cộng 18 cán bộ công chức, viên chức
trong đó gốm: 8 cán bộ chuyên trách xã và 10 công chức cấp xã. Độ tuổi trung bình
từ 28 đến 54 tuổi, với 100% tốt nghiệp từ trung cấp trở lên. Trong cơ cấu UBND xã
Hạ Giáp, số cán bộ có trình độ đại học là 13 người chiếm 72,22%, 2 người trình độ
cao đẳng chiếm 11,11% và 3 người trình độ trung cấp 16,67%. Số cán bộ công chức,
viên chức là nữ chiếm 16,67% còn lại 83,33% là cán bộ công chức, viên chức nam.
Bảng 2.1: Đặc điểm cán bộ công chức xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú
Thọ
Đơn vị: Cán bộ
Phân loại Số CCVC Tỉ lệ 100 (%)
Theo giới tính
Nam 15 83,33
Nữ 3 16,67
Theo trình độ học vấn
Đại học 13 72,22
Cao Đẳng 2 11,11
Trung cấp 3 16,67
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú
Thọ
2.2.1.2 Tiền lương
❖ Chế độ tiền lương
Nguyên tắc trả lương: Dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công
chức, viên chức và nguồn kinh phí trả lương (từ NSNN và các nguồn thu theo quy
định) để trả lương cho cán bộ CCVC đó.

64
Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương: Dựa vào từng chức vụ mà cán bộ,
công chức, viên chức đảm nhiệm sẽ có từng mức phụ cấp khác nhau và hệ số lương
khác nhau.
Chế độ trả lương: Tại UBND xã Hạ Giáp, lương được trả theo tháng kèm theo
phụ cấp và cả các khoản thưởng khác.
❖ Cách tính lương
Mức lương cơ bản hiện hưởng
Mức lương cơ bản = Mức lương cơ sở × Hệ số lương
hiện hưởng 1.490.000
đồng/tháng

Bảng 2.2: Mức lương cơ bản của công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp,
Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ tháng 9/2022
Đơn vị: VNĐ
Chức vụ Mức lương cơ
Hệ số
STT Họ và tên bản tháng
lương
9/2022

Cán bộ chuyên trách xã

1 Lê Việt Hùng Bí thư Đảng ủy 3,99 5.945.100

2 Nguyễn Văn Ngọc P.Bí thư Đảng ủy 3,26 4.857.400

3 Hoàng Quang Huy Chủ tịch UBND xã 3,99 5.945.100

4 Nguyễn Ngọc Quỳnh P.Chủ tích UBND xã 3,06 4.559.400

5 Đào Trọng Khoa Hội đồng nhân dân 3,00 4.470.000

65
6 Nguyễn Văn Chinh Chủ tịch UBMTTQ 2,67 3.978.300

7 Trần Quang Hưng Chủ tịch Hội nông dân 2,34 3.486.600

Bí thư Đoàn Thanh


8 Nguyễn Thị Lâm 3,00 4.470.000
niên

Công chức cấp xã

9 Nguyễn Bá Hiển Quân sự 2,34 3.486.600

10 Nguyễn Quyết Thắng Địa chính 3,99 5.945.100

11 Vũ Dương Kế toán – Tài chính 3,33 4.961.700

12 Trương Tiến Dũng Địa chính 3,66 5.453.400

13 Nguyễn Thị Thoa Tư pháp - Hộ tịch 3,06 4.559.400

Lao động – Thương


14 Nguyễn Quốc Việt 3,66 5.453.400
binh xã hội

15 Nguyễn Khanh Quang Văn hóa – Xã hội 3,33 4.961.700

16 Dương Như Đương Văn hóa – Xã hội 3,33 4.961.700

Lao động – Thương


17 Hoàng Công Khanh 3,66 5.453.400
binh xã hội

18 Nguyễn Thị Gấm Tư pháp - Hộ tịch 3,66 5.453.400

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ

Mức lương phụ cấp được hưởng


Mức lương phụ cấp = Mức lương cơ sở × Hệ số phụ cấp
được hưởng 1.490.000 đồng/tháng chức vụ

66
Bảng 2.3: Mức phụ cấp của công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện
Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ tháng 9/2022
Đơn vị: VNĐ
Hệ số Mức phụ cấp
STT Họ và tên Chức vụ phụ cấp tháng
chức vụ 9/2022

1 Lê Việt Hùng Bí thư Đảng ủy 0,30 447.000

2 Nguyễn Văn Ngọc P.Bí thư Đảng ủy 0,25 372.500

3 Hoàng Quang Huy Chủ tịch UBND xã 0,25 372.500

4 Nguyễn Ngọc Quỳnh P.Chủ tích UBND xã 0,20 298.000

5 Đào Trọng Khoa Hội đồng nhân dân 0,20 298.000

6 Nguyễn Văn Chinh Chủ tịch UBMTTQ 0,20 298.000

7 Trần Quang Hưng Chủ tịch Hội nông dân 0,15 223.500

8 Nguyễn Thị Lâm Bí thư Đoàn Thanh niên 0,15 223.500

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
Mức phụ cấp công vụ
Mức phụ = Hệ số lương + Phụ cấp chức vụ × Tỷ lệ % phụ cấp được
cấp (nếu có) +Phụ cấp thâm hưởng theo quy định
công vụ niên(nếu có) ( 25%)
Ví dụ: Tính mức phụ cấp công vụ tháng 9/2022 cho ông Hoàng Quang Huy giữ
chức vụ chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hạ Giáp với phụ cấp công vụ 25%. (Dựa vào phụ
lục số 9)
Hệ số lương của ông Huy là 3,99 và phụ cấp chức vụ là 0,25 nên hệ số
phụ cấp công vụ tháng 9 = 25% x ( 3,99 + 0,25) = 1,0600
Tính phụ cấp công vụ tháng 9/2021 = 1.490.000 x 1,0600 = 1.579.400 (VNĐ).

67
Tổng lương = (Hệ số lương+Phụ cấp chức vụ+ Khu × Mức lương cơ
(Chưa trừ khoản vực+Công vụ+Trách nhiệm) sở
trích theo 1.490.000
lương) đồng/tháng

Bảng 2.4: Tổng lương công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù
Ninh, Tỉnh Phú Thọ tháng 9/2022
Đơn vị: VNĐ
STT Họ và tên Hệ số Phụ cấp Khu Công Trách Tổng
lươn chức vụ vực vụ nhiệm lương
g

1 Lê Việt Hùng
3,99 0,30 0,1 1,0725 8.139.125

2 Nguyễn Văn Ngọc


3,26 0,25 0,1 0,8775 6.686.375

3 Hoàng Quang Huy


3,99 0,25 0,1 1,0600 8.046.000

4 Nguyễn Ngọc Quỳnh


3,06 0,20 0,1 0,8150 6.220.750

5 Đào Trọng Khoa


3,00 0,20 0,1 0,8000 6.109.000

6 Nguyễn Văn Chinh


2,67 0,20 0,1 0,7175 5.494.375

7 Trần Quang Hưng

68
2,34 0,15 0,1 0,6225 4.786.625

8 Nguyễn Thị Lâm


3,00 0,15 0,1 0,7875 6.015.875

9 Nguyễn Bá Hiển
2,34 0,1 0,5850 4.507.250

10 Nguyễn Quyết Thắng


3,99 0,1 0,9975 7.580.375

11 Vũ Dương
3,33 0,1 0,8325 0,1 6.351.125

12 Trương Tiến Dũng


3,66 0,1 0,9150 6.965.750

13 Nguyễn Thị Thoa


3,06 0,1 0,7650 5.848.250

14 Nguyễn Quốc Việt


3,66 0,1 0,9150 6.965.750

15 Nguyễn Khanh Quang


3,33 0,1 0,8325 6.351.125

16 Dương Như Đương


3,33 0,1 0,8325 6.351.125

17 Hoàng Công Khanh


3,66 0,1 0,9150 6.965.750

18 Nguyễn Thị Gấm


3,66 0,1 0,9150 6.965.750

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
❖ Kỳ tính và trả lương 

69
Kỳ tính lương: Vào cuối tháng, kế toán tại UBND xã Hạ Giáp thực hiện bút toán
tính lương cho công chức, viên chức của UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú
Thọ. 
Trả lương: Lương tháng sẽ được trả một lần vào ngày 10 tháng sau. 
(Bảng lương cán bộ công chức, viên chức tháng 9/2022 phụ lục số 9)
❖ Nguồn trả lương
Nguồn kinh phí trả lương: Nguồn NSNN cấp, các khoản thu ngân sách xã hưởng
100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân
sách cấp trên, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
❖ Hình thức trả lương
Chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Agribank Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ bằng lệnh chi NSNN.
Để minh bạch và dễ dàng cho quá trình theo dõi và xử lý giấy tờ và theo dõi
lương, hiện nay UBND xã Hạ Giáp đã thực hiện trả lương và phụ cấp hàng tháng cho
cán bộ công chức, viên chức xã qua tài khoản ngân hàng được mở tại ngân hàng
Agribank chi nhánh Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ.
2.2.1.3 Các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
bao gồm: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Trong đó:
Đối với cán bộ công chức, viên chức UBND xã Hạ Giáp đóng BHXH 8%, BHYT
1,5%:
Mức thu bảo hiểm xã hội trích vào lương:
(Hệ số lương + Phụ cấp chức vụ) × 1.490.000 × 8%
Mức thu bảo hiểm y tế trích vào lương:
(Hệ số lương + Phụ cấp chức vụ) × 1.490.000 × 1,5%
Đối với UBND xã Hạ Giáp phải hạch toán BHXH 17,5%, BHYT 3% và KPCĐ 2% vào
chi phí ngân sách xã:
Mức thu bảo hiểm xã hội trích vào chi phí:
(Hệ số lương + Phụ cấp chức vụ) × 1.490.000 × 17,5%

70
Mức thu bảo hiểm y tế trích vào chi phí:
(Hệ số lương + Phụ cấp chức vụ) × 1.490.000 × 3%
Mức thu kinh phí công đoàn trích vào chi phí:
(Hệ số lương + Phụ cấp chức vụ) × 1.490.000 × 2%
Bảng 2.5: Các khoản trích theo lương tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh,
Tỉnh Phú Thọ
Đơn vị: VNĐ
Khoản trích
17,5%
STT Họ và tên 3% BHYT 2% KPCĐ theo lương
BHXH
(9,5%)

1 Lê Việt Hùng 1.118.618 191.763 127.842 607.250

2 Nguyễn Văn Ngọc 915.233 156.897 104.598 496.841

3 Hoàng Quang Huy 1.105.580 189.528 126.352 600.172

4 Nguyễn Ngọc Quỳnh 850.045 145.722 97.148 461.453

5 Đào Trọng Khoa 834.400 143.040 95.360 452.960

6 Nguyễn Văn Chinh 748.353 128.289 85.526 406.249

7 Trần Quang Hưng 649.268 111.303 74.202 352.460

8 Nguyễn Thị Lâm 821.363 140.805 93.870 445.883

9 Nguyễn Bá Hiển 610.155 104.598 69.732 331.227

10 Nguyễn Quyết Thắng 1.040.393 178.353 118.902 564.785

11 Vũ Dương 868.298 148.851 99.234 471.362

12 Trương Tiến Dũng 954.345 163.602 109.068 518.073

13 Nguyễn Thị Thoa 797.895 136.782 91.188 433.143

14 Nguyễn Quốc Việt 954.345 163.602 109.068 518.073

71
15 Nguyễn Khanh Quang 868.298 148.851 99.234 471.362

16 Dương Như Đương 868.298 148.851 99.234 471.362

17 Hoàng Công Khanh 954.345 163.602 109.068 518.073

18 Nguyễn Thị Gấm 954.345 163.602 109.068 518.073

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
2.2.2. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công
chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
2.2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng
❖ Danh mục chứng từ
UBND xã Hạ Giáp sử dụng các chứng từ kế toán quy định tại Thông tư số
70/2019/TT-BTC ban hành ngày 03/10/2019 của Bộ Tài chính: Bảng chấm công (Phụ
lục số 6), Bảng thanh toán thanh toán phụ cấp (Phụ lục số 7), Bảng thanh toán tiền
lương, phụ cấp (Phụ lục số 8); Giấy rút dự toán ngân sách (Phụ lục số 10 )
Trong quá trình thực hiện, đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc
loại bắt buộc. Các chứng từ tại đơn vị đều được lập trên máy vi tính dạng Words,
Excel; một số chứng từ như phiếu thu, phiếu chi, giấy ủy nhiệm chi, giấy rút dự toán
ngân sách được lập và in từ phần mềm kế toán.

Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán các khoản trích theo lương
Ngoài tiền lương cán bộ công chức, viên chức cũng được hưởng mức trợ cấp
BHXH trong các trường hợp như ốm đau, con ốm, thai sản, tai nạn lao động,…
Mức trợ cấp ở trường hợp cụ thể được áp dụng theo đúng quy định hiện hành
ở cơ quan bảo hiểm xã hội
Chứng từ để thanh toán gồm có:
Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, nghỉ con ốm do y, bác
sĩ của bệnh viện hoặc các cơ sở y tế cấp có xác nhận của đơn vị về số ngày nghỉ thực
tế hưởng bảo hiểm xã hội

72
Giấy chứng nhận nghỉ thai sản, tai nạn lao động… hưởng trợ cấp bảo hiểm xã
hội với trường hợp nghỉ do tai nạn lao động cần có thêm biên bản điều tra tai nạn lao
động
Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán đối chiếu với bảng chấm công để xác
định số ngày thực tế nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội
Từ các giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội, kế toán lập “danh sách
CCVC hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội”, để cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền.
Toàn bộ quỹ bảo hiểm xã hội nộp lên cơ quan bảo hiểm cấp trên, Ủy ban thanh
toán với cán bộ, công chức, viên chức khi có chứng từ hợp lệ và được cơ quan bảo
hiểm xã hội duyệt chi. Ủy ban lập báo cáo chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản lên cơ
quan bảo hiểm xã hội cuối quý
 Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán

Lập, tiếp Kiểm tra và Phân loại, sắp Lưu trữ, bảo
nhận, xử lí ký chứng từ xếp chứng từ, quản chứng
chứng từ kế kế toán định khoản và từ kế toán
toán ghi sổ kế toán

Sơ đồ 2.3: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù
Ninh, Tỉnh Phú Thọ
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ)
❖ Bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán
Tất cả các chứng từ kế toán tại UBND xã Hạ Giáp đều được bảo quản và lưu trữ
tại phòng Tài chính – Kế toán. Chứng từ được nhập và lưu trữ tại phần mềm kế toán
Misa Bamboo.net sau đó được in và đóng thành tập có ghi đầy đủ về loại chứng từ,
nội dung chứng từ, ngày lập chứng từ, số hiệu và có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, kế
toán và các bên có liên quan ký, sau đó được sắp xếp theo thứ tự tại kho lưu trữ.
Chứng từ được bảo quản tránh những nơi ẩm mốc, mối mọt, rách nát và được bảo
quản ít nhất 10 năm tại đơn vị.
2.2.2.2 Tài khoản kế toán và vận dụng tài khoản kế toán

73
Hiện nay, UBND xã Hạ Giáp sử dụng tài khoản kế toán theo thông tư
70/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành. Đối với kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương, đơn vị sử dụng 2 TK chủ yếu là TK 332 và TK 334 để hạch toán.
❖ Tài khoản 334 – Phải trả người lao động 
Nội dung phản ánh: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán giữa
đơn vị với cán bộ công chức, viên chức và người lao động khác trong đơn vị về tiền
lương, tiền công, các khoản phụ cấp và các khoản phải trả khác. 
Tại UBND xã Hạ Giáp có mở 2 tài khoản chi tiết cấp 2 cụ thể: TK 3341- Phải trả
công chức, viên chức và TK 3348- Phải trả công chức, viên chức khác
Vận dụng tài khoản:
Bút toán ghi: (Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương công chức, viên chức xã
Hạ Giáp tháng 9/2022 phụ lục số 9)
Nợ TK 814: 118.696.827
Có TK 334: 118.696.827
Khi thực hiện chi trả tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho toàn bộ cán
bộ, công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, bút toán ghi:
Nợ TK 334: 110.058.031
Có TK 1121: 110.058.031

74
Hình 2: Chuyển lương tháng 9 - chuyển khoản kho bạc UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù
Ninh, Tỉnh Phú Thọ
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ)
❖ Tài khoản 332 – Các khoản phải nộp theo lương 
Nội dung phản ánh: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích, nộp
và thanh toán Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí
công đoàn của đơn vị với cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ quan Công đoàn. 
Tại UBND xã Hạ Giáp có mở 4 tài khoản chi tiết cấp 2: 
Tài khoản 3321- Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán  bảo
hiểm xã hội theo quy định. 
Tài khoản 3322- Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo 
hiểm y tế theo quy định. 
Tài khoản 3323- Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán 
kinh phí công đoàn theo quy định. 
Tài khoản 3324- Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và đóng bảo 
hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất 
nghiệp. 
Vận dụng tài khoản
Ngày 12/9/2022, xã Hạ Giáp lập lệnh chi để chi trả tiền đóng BHXH 9,5% tháng
9/2022 số tiền 8.638.798 đồng.
Nợ TK 3321: 8.638.798
Có TK 1121: 8.638.798

75
Hình 3: Chuyển khoản kho bạc Bảo hiểm 9,5% tháng 9/2022 xã Hạ Giáp, Huyện Phù
Ninh, Tỉnh Phú Thọ
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ)
Ngày 12/9/2022, xã Hạ Giáp rút dự toán chuyển tiền đóng BHXH 17,5% tháng
9/2022 số tiền 15.913.574 đồng, ghi: (Phụ lục số 8)
Nợ TK 3321: 15.913.574
Có TK 1121: 15.913.574
Đồng thời, ghi: Có TK 00822: 15.913.574
Ngày 12/9/2022, xã Hạ Giáp lập lệnh chi để chuyển 2% kinh phí công đoàn
tháng 9/2022 số tiền 1.818.694 đồng, ghi
Nợ TK 3323: 1.818.694
Có TK 1121: 1.818.694

76
Hình 4: Chứng từ chuyển khoản kho bạc thanh toán 2% kinh phí công đoàn tháng
9/2022 xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ)
2.2.2.3. Sổ kế toán
Đối với kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, đơn vị sử dụng sổ cái
tài khoản 334, 332 (Phụ lục số 11,12):
Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế quy định trong hệ thống tài khoản
kế toán nhằm kiểm tra, giám đốc sự biến động của từng loại vốn, nguồn vốn, nguồn
kinh phí của xã. Số liệu trên Sổ Cái được đối chiếu với số liệu trên các sổ, thẻ kế toán
chi tiết hoặc Bảng Tổng hợp chi tiết và sử dụng số liệu trên Sổ Cái để lập Báo cáo tài
chính.
Từ các chứng từ kế toán lập, kiểm tra và nhập vào phần mềm kế toán Misa
Bamboo.net liên quan đến các nghiệp vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương, phần mềm kế toán sẽ tự động chạy các sổ sách kế toán như chứng từ ghi sổ,
Sổ cái tài khoản 334, 332.
Cuối tháng (cuối quý, cuối năm) khoá Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Số
liệu trên Sổ cái được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối

77
tháng của từng tài khoản. Sau khi kiểm tra, đối chiếu nếu đảm bảo khớp đúng thì số
liệu khoá sổ trên Sổ Cái được sử dụng để lập Báo cáo tài chính.
Hàng tháng, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc kế toán nhập số liệu vào phần
mềm kế toán, phần mềm tự động chuyển dữ liệu vào sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK
334, 332 và các sổ chi tiết. Sau khi lập bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương
cho cán bộ công chức, viên chức vào hệ thống phần mềm và tiến hành nhập liệu
2.2.2.4 Trình bày thông tin kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của
công chức, viên chức trên báo cáo kế toán
Đơn vị sử dụng báo cáo tài chính theo thông tư 70/2019/TT-BTC do Bộ tài
chính ban hành ngày 03/10/2019 về Hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài
chính xã. Kết thúc kỳ kế toán, phòng Tài chính – Kế toán có trách nhiệm tổng hợp, đối
chiếu số liệu và cho lên báo cáo tài chính của đơn vị.
Trong BCTC, tiền lương và các khoản trích theo lương được trình bày ở phần
IV- Thuyết minh, tại mục 1.6 - Nợ phải trả.
Đơn vị thực hiện việc tính lương và các khoản trích theo lương; tính các khoản
phụ cấp theo các chỉ tiêu có sẵn do Chính phủ quy định và xây dựng bảng lương dựa
trên thông tin cán bộ công chức, viên chức. Thực hiện tính các khoản phải nộp nhà
nước, các khoản bảo hiểm phải nộp bắt buộc và đưa lên báo cáo tài chính, báo cáo
quyết toán khi kết thúc kỳ kế toán. Trình bày và thuyết minh báo cáo kế toán tại đơn
vị.
Các chỉ tiêu chi lương; chi BHXH; chi phụ cấp, trợ cấp... được trình bày trên
báo cáo quyết toán chi ngân sách theo mục lục NSNN và dựa trên sổ cái tài khoản
334, sổ cái tài khoản 332...
Sau khi kết thúc kỳ kế toán, đơn vị thực hiện lập báo cáo quyết toán thu chi
ngân sách dựa trên báo cáo quyết toán chi ngân sách theo mục lục NSNN; bảng
lương; bảng lương và phụ cấp lương; giấy rút dự toán..., chậm nhất sau 15 ngày đơn
vị phải hoàn thành báo cáo tài chính và nộp cho đơn vị cấp trên có liên quan. Báo cáo
sau khi được lập theo đúng biểu mẫu được quy định, phản ánh đầy đủ chỉ tiêu sẽ

78
được kiểm tra, đồng thời báo cáo cũng sẽ được đơn vị sử dụng cho việc quản lý tài
chính của ủy ban.

CHƯƠNG 3. CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI
UBND XÃ HẠ GIÁP, HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ
3.1 Đánh giá thực trạng
3.1.1 Những kết quả đã đạt được
Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán tại đơn vị tương đối đơn giản, gọn nhẹ; kế
toán viên có trình độ cao, thâm niên nhiều năm trong nghề và có trách nhiệm đối với
công việc; thường xuyên cập nhật những chế độ, thông tư, quyết định kế toán mới
do Bộ tài chính ban hành từ đó hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị và vận dụng
một cách linh hoạt. Chế độ và thông tư được thực hiện hợp lý và đúng quy định.
Về chứng từ kế toán: Các chứng từ kế toán tại đơn vị nói chung và chứng từ kế
toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng được đơn vị lập theo đúng
trình tự, quy định của pháp luật và chế độ kế toán hiện hành. Kế toán viên lập chứng
từ kịp thời và đầy đủ, rõ ràng ngay khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trình tự luân
chuyển chứng từ đơn giản, dễ hiểu nhưng chặt chẽ, khoa học và phù hợp với hoạt
động kinh tế tại đơn vị. Thuận lợi cho việc lưu trữ và kiểm tra chứng từ sau này.
Về tài khoản kế toán sử dụng: Đơn vị sử dụng tài khoản kế toán theo thông tư
70/2019/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 03/10/2019 về Hướng dẫn chế độ kế
toán ngân sách và tài chính xã, được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh tại đơn vị. Các nghiệp vụ phát sinh được hạch toán kịp thời và đầy đủ trên phần

79
mềm kế toán Misa Bamboo.net thuận lợi cho việc quản lý sử dụng ngân sách của đơn
vị.
Về sổ kế toán: Đơn vị sử dụng phần mềm kế toán Misa Bamboo.net, việc sử
dụng sổ kế toán thông qua phần mềm kế toán Misa Bamboo.net giúp cho công việc
của kế toán viên giảm đi và phù hợp với điều kiện và đặc điểm hoạt động của đơn vị.
Qua đó giúp cho việc sử dụng chứng từ, tài khoản kế toán một cách hợp lý và thuận
lợi cho việc quản lý ngân sách và vận hành hoạt động của đơn vị. Sổ kế toán được mở
tương đối đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu về lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế
toán.
Về báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính được lập theo thông tư 70/2019/TT-BTC
do Bộ tài chính ban hành ngày 03/10/2019. Các báo cáo được lập đầy đủ và đúng quy
định; các số liệu trên báo cáo được hạch toán kịp thời thông qua phần mềm kế toán
Misa Bamboo.net, giảm sai sót trên báo cáo và giảm gánh nặng cho phòng kế toán
khi đến kỳ lập báo cáo tài chính.
Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Hình thức trả lương của UBND xã Hạ Giáp đang áp dụng hình thức trả lương
theo đúng quy định, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được
thực hiện chính xác, kịp thời do đó đã phát huy được khả năng sáng tạo trong công
việc quản lý lao động tiền lương. Bởi vậy đã đảm bảo được tính phù hợp với đặc
trưng của UBND xã Hạ Giáp và cũng đảm bảo được tính công bằng cho người lao
động.
Hệ thống kế toán trong kế toán tiền lương được tổ chức một cách hợp lý, tuân
thủ đúng nguyên tắc ghi chép, luân chuyển chứng từ của chế độ kế toán hiện hành.
Cách tính lương theo hình thức trả lương theo hệ số phản ánh sát với giá trị sức
lao động của CBCC. Việc theo dõi tính toán BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ giúp cho người
lao động được hưởng các chế độ trợ cấp tốt hơn, từ đó tạo động lực gắn bó giữa
CBCC với đơn vị. Công tác quản lý nhân sự chặt chẽ, với những cán bộ công chức,
viên chức nghỉ hưởng BHXH được theo dõi sát xao, các chứng từ đầy đủ chữ ký của

80
các bộ phận liên quan mới được thanh toán, có sự xem xét cẩn thận cho từng trường
hợp để xét đóng tỷ lệ hưởng BHXH.
Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ luôn được tính toán chính xác đầy
đủ theo tỷ lệ Nhà nước quy định. Cách hạch toán lương và các các khoản trích theo
lương luôn chấp hành đúng quy định, chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp đối với công
chức, viên chức đáp ứng về cơ bản mức sống tương xứng với giá trị do công chức,
viên chức bỏ ra.
3.1.2 Những hạn chế, tồn tại
Nhìn chung công tác kế toán tiền lương tại UBND xã Hạ Giáp có nhiều ưu điểm
song bên cạnh đó đơn vị cũng còn có những hạn chế trong việc tổ chức và thực hiện
công tác kế toán, cụ thể như:
Việc chấm công cán bộ, công chức chưa được chặt chẽ ảnh hưởng đến việc chi
trả tiền lương và các khoản trích theo lương: Đơn vị chưa thực sự có phương pháp
chấm công cho công chức, viên chức hiệu quả, nhanh gọn. Công việc trong UBND xã
Hạ Giáp nhiều nên đôi khi các cán bộ đi công tác ở một vị trí nào đó từ sáng và
không ghé qua văn phòng xã để chấm công. Đây là một sự lỏng lẻo của công tác
chấm công của đơn vị, làm vậy sẽ không xác định được người thật sự đi công tác
và người không có trách nhiệm trong công việc.
Cách tính lương: Trong bảng tính lương không thể hiện rõ công thức ở các
cột, bên cạnh đó, khoản BHTN 0% không được đơn vị thêm vào trong bảng tính
lương dễ gây nhầm lẫn là đơn vị không đóng BHTN cho cán bộ, công chức, viên chức
Hình thức chi trả lương qua tài khoản ngân hàng có rất nhiều tiện ích
nhưng cũng không thiếu điểm bất cập. Đôi khi ngày 10 hàng tháng rơi vào cuối tuần
dẫn đến đầu tuần sau công chức, viên chức không thể nhận lương đúng hạn và xử lý
các công việc cần thiết.  
Bộ máy tổ chức kế toán chỉ có một kế toán viên kiêm thủ quỹ, công việc nhiều
nên đôi khi kế toán viên còn quên hoặc bỏ qua một số công việc trong công tác quản
lý tài chính và chứng từ của đơn vị.

81
Chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo: Lượng chứng từ và báo cáo tại đơn vị quá
nhiều nên một kế toán viên không thể làm kịp và đôi khi bỏ qua dẫn đến tình trạng
ảnh hưởng đến các nguồn tài chính của xã và sai thông tin trên báo cáo; kế toán viên
mất nhiều thời gian để kiểm tra và hoàn thiện hơn so với các đơn vị khác. Sổ kế toán
đôi khi còn để lộn xộn dẫn đến tình trạng mất sổ, khó quản lý và tìm kiếm.
3.1.3 Nguyên nhân của hạn chế
3.1.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Trình độ, năng lực của đội ngũ kế toán tại UBND xã Hạ Giáp nói riêng và  cán bộ
trong xã nói chung còn nhiều hạn chế nên chưa thể hoàn thành, đáp ứng tốt yêu cầu
công việc. 
Các công tác kiểm tra chưa thực sự được xem trong nên việc kiểm tra, đối 
chiếu chỉ mang tính hình thức dẫn đến hậu quả có nhiều hạn chế và sai sót trong quá
trình làm việc. 
Các cán bộ trong xã đều là người quen nên việc làm việc qua loa và chấp  hành
chế độ, các quy định còn nhiều thiếu sót.  
Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng các cán bộ để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ tại
xã vẫn chưa được xem trọng. Có rất nhiều vấn đề bất cập chưa thể giải  quyết. 
3.1.3.2 Nguyên nhân khách quan
Dịch bệnh covid-19 kéo dài ảnh hưởng khiến cho một số cán bộ tại ủy ban phải
nghỉ việc do tái mắc covid-19. Bên cạnh đó, Chính phủ thay đổi chính sách hỗ trợ cho
người lao động và những người bị mắc covid trong thời gian vừa qua khiến cho việc
xử lý và hạch toán của phòng kế toán mất nhiều thời gian, công việc tồn đọng và phải
xử lý nhiều loại giấy tờ dẫn đến việc trả lương và hỗ trợ chưa kịp thời và gặp nhiều
khó khăn.
Dịch covid-19 dù đã giảm so với thời gian trước nhưng vẫn đang là mối quan
tâm lo ngại của toàn dân cả nước nói chung và tại UBND xã Hạ Giáp nói riêng, trong
đợt bùng dịch vừa rồi, nhiều công việc không thể hoàn thành cũng như xử lý. Chưa
kể việc dịch covid-19 khiến các cán bộ không thể đi làm ảnh hưởng không ít đến tiền
lương và các khoản phụ cấp. 

82
Nhiều trang thiết bị không hiện đại dẫn đến việc các chứng từ về lương và  các
khoản trích theo lương nói riêng và các chứng từ tại UBND xã Hạ Giáp nói chung đều
không được bảo quản tốt và việc vận chuyển các chứng từ còn chậm. 
3.2 Các đề xuất, kiến nghị về nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương của công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù
Ninh, Tỉnh Phú Thọ
Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, theo đó là sự phát
triển của kế toán đặc biệt là kế toán đối với tiền lương và các khoản trích theo lương.
Đó không chỉ là tiền công, tiền thưởng mà còn là các khoản phụ cấp theo lương và tất
cả đó là quyền lợi của CCVC, là điều kiện để họ yên tâm công tác. Vì vậy, em xin đưa
ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương của CCVC tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ.
Việc sử dụng tiền lương đòi hỏi phải có tính linh hoạt, làm sao không vi phạm
pháp luật, có hiệu quả cao. Mặt khác, một phương pháp, một hình thức trả lương chỉ
phù hợp với một đối tượng nhất định... Vì vậy các phương pháp cần áp dụng một
cách khoa học, chính xác nhưng cũng cần mềm dẻo, có sự điều chỉnh hợp lý tùy theo
từng điều kiện thì mới góp phần tiết kiệm chi phí tiền lương.
Tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi chủ yếu và khá lớn.
Vì vậy để hoàn thiện các khâu trong kế toán tiền lương, đơn vị phải hoàn thiện khâu
tiền lương cho cán bộ công chức sao cho hợp lý đảm bảo được nhu cầu cuộc sống.
Làm sao công ty vừa tiết kiệm được chi phí và người lao động cũng cảm thấy hài lòng
với mức lương và công sức mà mình bỏ ra.
Mặc dù có nhiều văn bản và chế độ quy định về công tác kế toán quản lý lao
động tiền lương nhưng mỗi tổ chức có quyền áp dụng linh hoạt sao cho phù hợp với
đặc trưng của mình trong điều kiện là đúng và đem lại quyền lợi cho cán bộ công
chức và tiết kiệm được chi phí cho ủy ban.
Với mục tiêu này, cùng với quá trình thực tế tại UBND xã Hạ Giáp, em xin được
nêu lên kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý, kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương như sau:

83
3.2.1 Về công tác quản lý bộ máy cán bộ
Theo như hạn chế của đơn vị về việc chấm công, ta thấy ngày công CCVC là cơ
sở để tính tiền lương cơ bản phải trả cho công chức, viên chức. Ngoài việc phản ánh
số lương ngày làm việc thực tế trong tháng nó còn thể hiện.
Hướng dẫn chi tiết cách ghi bảng chấm công hàng ngày:
Bước 1: Hàng ngày, trưởng phòng, ban, bộ phận hoặc người được ủy quyền căn
cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để thực hiện việc chấm công theo bảng
chấm công cho từng người trong ngày, đồng thời đăng ký vào các các ngày trong
tháng theo các ký hiệu quy định trong tài liệu.
Bước 2: Phương pháp chấm công sẽ tùy theo từng đơn vị để thực hiện các
phương pháp thời điểm đầy đủ và hiệu quả. Do đó, CCVC làm việc trong đơn vị sử
dụng ký hiệu tương ứng với thời gian của ngày đó.
Bước 3: Bảng chấm công thể hiện rõ số ngày trong tháng (tối thiểu 28 ngày và
tối đa 31 ngày tùy tháng). Tương ứng với các ngày là các thứ trong tuần đó. Việc tạo
ra các bảng thời gian chi tiết sẽ giúp người quản lý dễ dàng hơn trong việc theo dõi
và đánh giá nhân viên của mình.
(Phụ lục số 6)
Bước 4: CCVC khi được làm việc trong đơn vị có thời gian hợp đồng lao động,
nội quy, quy chế của đơn vị thì được tính là một CCVC và đánh dấu (x) vào ngày đó.
Bước 5: Tổng kết tính toán mỗi tháng:
Tổng số công việc đã làm trong tháng của cán bộ đó.
Tổng kết số ngày CCVC nghỉ phép trong tháng đó.
Tổng số ngày nghỉ trong tháng theo quy định của Nhà nước (kể cả ngày nghỉ
chính thức, nghỉ bù).
Tổng kết số ngày mà CCVC xin nghỉ trong tháng.
Tổng số ngày CCVC được nghỉ trong tháng (du lịch, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, nghĩa vụ công việc, nghỉ không hưởng.

84
Bước 6: Cuối tháng, người chấm công hoặc người phụ trách bộ phận ký vào
bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng với các giấy tờ liên quan (Giấy xin
nghỉ và giấy xin nghỉ không lương) cho phòng kế toán để bạn kiểm tra và so sánh.
3.2.2 Về công tác tiền lương và các khoản trích theo lương
Trên thực tế công tác kế toán phải luôn phù hợp với chế độ kế toán hiện hành
và phù hợp với đặc thù của đơn vị. Do vậy, việc thực hiện công tác kế toán và bộ máy
kế toán phải thường xuyên sửa đổi, điều chỉnh sao cho hợp lý.
Về một số chức danh bán chuyên trách xã, thôn cần phải bố trí kiêm nhiệm
theo quy định của tỉnh để nâng cao trách nhiệm công việc và tiết kiệm được khoản
chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương.
Ví dụ: Cán bộ bán chuyên trách chữ thập đỏ thì công chức văn hóa xã hội kiêm
nhiệm, cán bộ bán chuyên trách quản lý nhà văn hóa do công chức văn hóa thông tin
kiêm nhiệm, cán bộ tuyên giáo thì do bí thư kiêm nhiệm... Như vậy sẽ tiết kiệm được
một phần tiền lương và khoản trích theo lương.
Về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Đơn vị cần coi trọng công tác kiểm tra chứng từ và thực hiện việc kiểm tra một
cách nghiêm túc để sớm có thể phát hiện ra những sai sót kịp thời sửa chữa. Đối với
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị, đi kèm với đó là các chứng từ đi kèm. Để
đảm bảo việc lập chứng từ không bị sai sót, kế toán viên cần kiểm tra, đối chiếu kỹ
nội dung chứng từ và đảm bảo hợp lệ theo quy định.
Bên cạnh đó UBND xã Hạ Giáp cũng cần đầu tư vào việc mua trang thiết bị để
cải tạo cơ sở vật chất hỗ trợ tốt nhất cho việc bảo quản, lưu trữ chứng từ, trách mất
mát và hư hỏng chứng từ.
Kế toán viên cần lập các chứng từ kế toán ngay khi có hoạt động kinh tế phát
sinh để không xảy ra tình trạng quên không lập chứng dẫn đến sai sót và mất thời
gian để sửa lại số liệu trên báo cáo.
UBND xã Hạ Giáp cũng cần đầu tư hơn vào việc mua dụng cụ, trang thiết bị để
cải tạo việc lưu trữ và bảo quản chứng từ, tránh việc hư hỏng và thất lạc.
Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

85
Bên cạnh việc hạch toán các nghiệp vụ theo hệ thống tài khoản có sẵn theo
thông tư 70/2019/TT-BTC. Mở các tài khoản chi tiết để ghi nhận các nghiệp vụ về
lương và các khoản trích theo lương theo đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung
cấp thông tin rõ ràng, rành mạch, chi tiết và đúng nhất. Đối với các nghiệp vụ liên
quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, đơn vị nên xây dựng hệ
thống tài khoản chi tiết với các tài khoản 332, 334 cấp 3 hoặc cấp 4 để phản ánh chi
tiết, đầy đủ các thông tin liên quan đến nghiệp vụ. Tuy nhiên việc mở tài khoản kế
toán chi tiết cho các nghiệp vụ cũng cần đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với
thông tư 70/2019/TT-BTC.
Việc mở tài khoản kế toán chi tiết cần đảm bảo:
Ghi chép, theo dõi và lưu trữ thông tin chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ
thể trong đơn vị kế toán làm căn cứ phản ánh, kiểm tra đối chiếu với tài khoản tổng
hợp chính xác, kịp thời và đầy đủ theo quy định của pháp luật kế toán.
Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định của chuẩn mực và
chế độ kế toán.
Về tổ chức hệ thống sổ kế toán
Việc mở sổ kế toán cần đảm bảo chính xác, đầy đủ thông tin như ngày mở sổ,
số liệu phải chính xác tránh trường hợp lên báo cáo bị sai sót...Cần ghi chép các sổ
một cách khoa học hợp lí và dễ hiểu. Sổ chi tiết TK 332 nên lập thành 4 sổ TK: 3321,
3322, 3323, 3324 để theo dõi từng đối; sổ chi tiết TK 334 cũng nên tách đối với từng
đối tượng: 3341,3348 trích theo mẫu sổ: S01b-X (Ban hành kèm theo Thông tư số
70/2019/TT-BTC ngày 03/10/2019 của Bộ Tài Chính. Việc mở sổ, khóa sổ phải theo
đúng trình tự thời gian, nhanh chóng và khoa học theo sau đó là dễ dàng lập BCTC
chính xác về số liệu. Đơn vị hiện tại đang sử dụng sổ kế toán trên phần mềm kế toán
Misa Bamboo.net, tuy nhiên để thuận tiện cho công tác lưu trữ và kiểm tra, đơn vị
cần in sổ kế toán. Sau khi in sổ kế toán, kế toán viên có trách nhiệm trình bày với bộ
phận có liên quan, thống nhất và lưu trữ sổ. Cuối kỳ kế toán cần lưu trữ theo ngày
tháng lập sổ, tránh thất lạc và dễ dàng kiểm tra, quản lý.
Việc mở sổ kế toán phải đúng quy trình và thời gian, phù hợp với việc lập BCTC.

86
Về trình bày thông tin trên báo cáo
Việc lập và gửi BCTC và báo cáo quyết toán cần phải thực hiện nhanh chóng,
chính xác, đảm bảo đúng thời gian quy định. Cần trình bày thông tin trên các báo cáo
một cách thực tế, chính xác và rành mạch nhất có thể.
Phòng Tài chính – Kế toán có trách nhiệm trong việc lập và trình bày BCTC khi
đến cuối kì kế toán. Việc lập và nộp BCTC phải đúng thời gian và quy định, trình bày
và thuyết minh với HĐND để đưa ra phương pháp và cách sử dụng ngân sách hợp lý.
Việc lập BCTC phải đảm bảo đủ chỉ tiêu và phải có tính so sánh, qua đó đơn vị
có thể kiểm soát được quỹ ngân sách và lập dự toán cho năm sau một cách hợp lý và
nhanh gọn nhất.
Để nâng cao chất lượng của báo cáo, đơn vị cần có những hoạt động thanh tra,
kiểm tra để kịp thời phát hiện ra những sai sót và sửa đổi.
3.3 Điều kiện thực hiện đề xuất, kiến nghị kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương của công chức, viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh,
Tỉnh Phú Thọ
Để thực hiện được các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương trong đơn vị Nhà nước nói chung và UBND xã Hạ Giáp, Huyện
Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ nói riêng đòi hỏi phải có các điều kiện thích hợp từ phía cơ
quan Nhà nước và phía đơn vị.
3.3.1 Đối với cơ quan nhà nước
Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh
bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây
dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; tạo động lực giải phóng sức sản
xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng
hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống
tham nhũng, lãng phí; đảm bảo đời sống của người hưởng lương và gia đình người
hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

87
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quan điểm,
mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của cải cách chính sách tiền lương đối với cán
bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh
nghiệp. Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, phương pháp, cách làm, tạo sự đồng
thuận cao ở các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, người
hưởng lương và toàn xã hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về chính sách tiền lương.
Nghiên cứu, cải tiến các biểu mẫu, chứng từ, sổ sách và báo cáo ngày càng hợp
lý với tình hình phát triển kinh tế đất nước cũng như khu vực.
Nhà nước cần xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng lĩnh vực kế toán
công và xây dựng các cơ sở pháp lý làm căn cứ cho việc quản lý tiền lương tại đơn vị
Nhà nước.
Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm coi đây là giải pháp
căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương.
Xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới như: 
Thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý chính sách
tiền lương của toàn hệ thống chính trị. Bộ Chính trị quyết định chủ trương, nguyên
tắc và giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ cụ thể việc thống nhất
quản lý, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền, uỷ quyền cho cơ quan chức năng
ban hành văn bản chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng
vũ trang từ Trung ương đến cấp xã.
Sau khi báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị quyết định việc phân
loại chức vụ tương đương trong hệ thống chính trị làm căn cứ xây dựng bảng lương
mới.
Các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước xây dựng văn bản quy định chế
độ tiền lương mới báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định trước khi ban hành, để
từ năm 2022 thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo nguyên tắc bảo
đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

88
Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột
phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII và các đề
án đổi mới, cải cách trong các ngành, lĩnh vực có liên quan là công việc rất quan trọng
để cải cách chính sách tiền lương một cách đồng bộ.
3.3.2 Đối với UBND xã Hạ Giáp
Để thực hiện tốt các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ phải thường
xuyên theo dõi sự thay đổi của các văn bản pháp lý hướng dẫn chế độ kế toán để có
sự sửa đổi cho phù hợp, kịp thời.
Đơn vị nên tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ kế toán
của đơn vị và định hướng cho kế toán tập huấn, cập nhật các quy định mới của pháp
luật, Nhà nước. Nâng cao năng lực của kế toán viên cũng đồng nghĩa với việc nâng
cao hiệu quả công tác kế toán.
Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động tài chính, kiểm tra và rà soát
việc sử dụng NSNN; nâng cao trách nhiệm của CCVC tại ủy ban. Tổ chức trang bị các
phương tiện kỹ thuật và ứng dụng CNTT vào việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, giảm tối đa công việc cho phòng Tài chính – Kế toán. 
Đối với phần mềm kế toán, UBND xã Hạ Giáp cần cập nhật thường xuyên và
nâng cấp phần mềm kế toán lên những phiên bản mới, xây dựng tính năng tự động
tính toán, theo dõi chi tiết tiền lương và kết nối hệ thống kế toán chi tiết và kế toán
tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương để có thể phù hợp với tình hình
thực tế và các quy định mới.
Cần dựa vào đặc điểm hoạt động và cơ chế quản lý tài chính của đơn vị để tổ
chức công tác kế toán phù hợp

89
KẾT LUẬN
Để xây dựng và phát triển một nền kinh tế thật sự vững mạnh, tiền lương và các
khoản trích theo lương thực sự phải làm được chức năng là đòn bẩy kinh tế, phải trở
thành động lực thúc đẩy tăng hiệu quả công việc. Mỗi hình thức trả lương đều có ưu
nhược điểm riêng tùy từng ngành nghề, từng doanh nghiệp chọn cho mình một hình
thức phù hợp nhất đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, tổng hòa giữa các
lợi ích: Nhà nước, đơn vị và người lao động.
Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương đóng góp rất lớn
trong quản lý lao động tiền lương. Nếu ta hạch toán đúng, đủ, chính xác sẽ là động
lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng lực làm việc, phát huy tính cách sáng tạo,
góp phần hoàn thành kế hoạch được giao – là phương cách đúng đắn nhất để tăng
thu nhập cho chính mình, tích lũy cho đơn vị và xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường việc sử dụng lao động và hạch toán tiền lương, kế
toán tiền lương là một công việc quan trọng. Tính lương đúng để đảm bảo quyền lợi
cho người lao động và xã hội là một công việc rất khó khăn bởi nó bị chi phối từ
nhiều yếu tố khác nhau.
Để kích thích và đảm bảo công bằng trong việc trả lương không chỉ các đơn vị và
người lao động cũng quan tâm do đó công tác hạch toán lao động luôn được nghiên
cứu và hoàn thiện hơn.
Qua kiến thức lý luận đã được trang bị ở trường về hạch toán lao động tiền
lương và các khoản trích theo lương kết hợp với nghiên cứu thực tế tại Ủy ban nhân
dân xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ. Em nhận thấy lý luận cần phải gắn bó
với thực tiễn phải biết vận dụng linh hoạt những lý luận được trang bị tại trường sao
cho phù hợp với quá trình thực tế. Đây là thời gian giúp cho sinh viên vận dụng, thử
nghiệm những kiến thức đã học, bổ sung kinh nghiệm và tích lũy những kiến thức mà
chỉ qua công tác thực tập mới vận dụng tốt nhất cho sinh viên mới ra trường.

90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật lao động năm 2019 số 45/2019/QH14
2. Theo luật bảo hiểm xã hội 2014 - Luật BHXH số 58/2014/QH13
3. Theo luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 quy định về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Bảo hiểm y tế 2008
4. Theo luật việc làm năm 2013 số 38/2013/QH13
5. Theo luật Công đoàn 2012, Luật số 12/2012/QH13
6. Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 số 04/2007/QH12,
7. Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở của cán bộ, công chức và lực
lượng vũ trang
8. Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công
chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân
phố
9. Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách
đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã
10. Chuẩn mực kế toán công Việt Nam và chuẩn mực kế toán công quốc tế
11. Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định
92/2009/NĐ-CP chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công
chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã.
12. Thông tư 13/2019/TT-BNV và Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định mã số, tiêu
chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức
chuyên ngành hành chính
13. Thông tư số 70/2019/TT-BTC ban hành ngày 03 tháng 10 năm 2019 Hướng dẫn
chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã

91
14. Thông tư số 23/2015/TT- Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội
15. Giáo trình tổ chức công tác kế toán của Trường Đại học Thương mại
16. Tài liệu do phòng kế toán – tài chính của UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh,
Tỉnh Phú Thọ cung cấp.

PHỤ LỤC
Phụ lục số 1: Bảng hỏi phỏng vấn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

BẢNG HỎI PHỎNG VẤN

I/ THÔNG TIN CHUNG


Người thực hiện phỏng vấn: Đào Phương Anh

Lớp: K55DC2

Người được phỏng vấn: 1. Chủ tịch UBND xã: Ông Hoàng Quang Huy

2. Kế toán: Ông Vũ Dương

Địa điểm: Tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ

Thời gian: 9h00 Ngày 10 tháng 10 năm 2022

Chủ đề phỏng vấn: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công chức,
viên chức tại UBND xã Hạ Giáp, Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ.
II/ NỘI DUNG
Đối tượng
Câu hỏi phỏng vấn Kết quả phỏng vấn
phỏng vấn

Chủ tịch Đơn vị UBND xã Hạ Giáp có Đơn vị UBND xã Hạ Giáp có 18 công


UBND công chức, viên chức bao chức, viên chức.
nhiêu? Trong đó, bao nhiêu

92
Trong đó, cán bộ chuyên trách xã có
cán bộ là cán bộ chuyên trách
8 cán bộ và công chức cấp xã có 10
xã và công chức cấp xã?
cán bộ.

Phòng kế toán hiện tại chỉ có một


cán bộ.

Nhiệm vụ: Xây dựng dự toán thu, chi


ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện
dự toán thu, chi ngân. Tổ chức thực
hiện các hoạt động tài chính, ngân
sách theo hướng dẫn của cơ quan
Phòng kế toán hiện tại có bao
tài chính cấp trên; quyết toán ngân
nhiêu cán bộ? Nhiệm vụ?
sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài
chính, ngân sách theo đúng quy định
của pháp luật. Thực hiện công tác kế
toán ngân sách theo quy định của
pháp luật. Chủ trì, phối hợp với công
chức khác quản lý tài sản công; kiểm
tra, quyết toán các dự án đầu tư xây
dựng thuộc thẩm quyền quản lý của
UBND cấp xã theo quy định của
pháp luật.

Kế toán Đơn vị hiện đang áp dụng chế độ


Đơn vị hiện đang áp dụng chế thông tư: Thông tư số 70/2019/TT-
độ thông tư kế toán nào? BTC của Bộ Tài chính về việc hướng
dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài
chính xã

Đối với kế toán tiền lương và Đối với kế toán tiền lương và các

93
các khoản trích theo lương, khoản trích theo lương, đơn vị sử
đơn vị sử dụng tài khoản nào dụng tài khoản 2 TK chủ yếu là TK
để hạch toán? 334 và TK 332 để hạch toán

Phần mềm kế toán Misa


Phần mềm kế toán sử dụng
Bamboo.net
tại đơn vị xã Hạ Giáp?

Hình thức kế toán áp dụng tại Hình thức kế toán áp dụng là hình
đơn vị xã Hạ Giáp? thức Nhật ký – Sổ cái

Nguồn kinh phí trả lương từ nguồn


NSNN cấp, các khoản thu ngân sách
xã hưởng 100%, các khoản thu phân
Nguồn kinh phí trả lương tại
chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa
đơn vị xã Hạ Giáp?
ngân sách xã với ngân sách cấp trên,
thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

Hiện nay, UBND xã Hạ Giáp đã thực


hiện trả lương và phụ cấp hàng
tháng cho cán bộ công chức, viên
Hình thức trả lương tại đơn vị
chức xã qua tài khoản ngân hàng
xã Hạ Giáp?
được mở tại ngân hàng Agribank chi
nhánh Huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú
Thọ.

Phụ lục số 2: Bảng lương của cán bộ chuyên trách cấp xã


BẢNG LƯƠNG CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ
ST Chức danh Hệ Bậc 1 Hệ Bậc 2

94
Tiền
Tiền Tiền lương Tiền lương
T lãnh đạo số lương từ số
lương đến từ 30/06/202 từ 01/7/202
01/7/202
30/6/2023 3 3
3
Bí thư Đảng ủy 2,8
1 2,35  3.501.500 4.465.000  4.246.500 5,415,000
xã 5
Phó bí thư 2,6
2 2,15  3.203.500 4.085.000  3.948.500 5,035,000
Đảng ủy xã 5
Chủ tịch hội
2,6
3 đồng nhân dân 2,15  3.203.500 4.085.000  3.948.500 5,035,000
5

Chủ tịch ủy
2,6
4 ban nhân dân 2,15  3.203.500 4.085.000  3.948.500 5,035,000
5

Thường trực  2.905.500   2,4
5 1,95 3.705.000  3.650.500 4,655,000
Đảng ủy xã   5
Chủ tịch ủy
2,4
6 ban mặt trận 1,95  2.905.500 3.705.000 3.650.500    4,655,000
5
tổ quốc VN xã
Phó chủ tịch 2,4
7 1,95  2.905.500 3.705.000  3.650.500 4,655,000
HĐND xã 5
Phó chủ tịch ủy 2,4
8 1,95  2.905.500 3.705.000  3.650.500 4,655,000
ban nhân dân 5
Trưởng các 2,2
9 1,75  2.607.500 3.325.000  3.352.500 4,275,000
đoàn thể 5
2,2
10 1,75  2.607.500 3.325.000  3.352.500 4,275,000
Ủy viên UBND 5

95
Phụ lục số 3: Lương công chức cấp xã có trình độ Đại học trở lên (công chức loại
A1)
Lương công chức cấp xã có trình độ Đại học trở lên (công chức loại A1)

Hệ số Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9


lương
2.34 2.67 3.0 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98

Mức 3.487. 3.987. 4.470. 4.962. 5.453. 5.945. 6.437. 6.929. 7.420.
lương 000 000 000 000 000 000 000 000 000
đến
30/6/
2023

Mức 4.212. 4.806. 5.400. 5.994. 6.588. 7.182. 7.776. 8.370. 8.964.
lương 000 000 000 000 000 000 000 000 000
dự
kiến
từ
01/7/
2023

Phụ lục số 4: Lương công chức cấp xã có trình độ Cao đẳng (công chức loại A0)
Lương công chức cấp xã có trình độ Cao đẳng (công chức loại A0)

Hệ số Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc
lươn 10
g
2.1 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89

Mức 3.129 3.590 4.052 4.514 4.976 5.438 5.900 6.362 6.824 7.286
lương .000 .900 .800 .700 .600 .500 .400 .300 .200 .100

96
(đến
30/6/
2023)

Mức 3.780 4.338 4.896 5.454 6.012 6.570 7.128 7.686 8.244 8.802
lương .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000
(từ
01/7/
2023)

Phụ lục số 5: Lương cán bộ công chức cấp xã có trình độ Trung cấp (công chức loại
B)
Lương cán bộ công chức cấp xã có trình độ Trung cấp (công chức loại B)

Hệ Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc Bậc
số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
lươ
1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06

97
ng

Mức 2.77 3.06 3.36 3.66 3.96 4.26 4.55 4.85 5.15 5.45 5.75 6.04
lươn 1.40 9.40 7.40 5.40 3.40 1.40 9.40 7.40 5.40 3.40 1.40 9.40
g 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
(đến
30/6
/202
3)

Mức 3.34 3.70 4.06 4.42 4.78 5.51 5.50 5.86 6.22 6.58 6.94 7.30
lươn 8.00 8.00 8.00 8.00 8.00 48.0 8.00 8.00 8.00 8.00 8.00 8.00
g (từ 0 0 0 0 0 00 0 0 0 0 0 0
01/7
/202
3)

Phụ lục số 6: Bảng chấm công


Đơn vị:……………. Mẫu số C01-HD
Bộ phận:…………...

98
Mã QHNS:…………

BẢNG CHẤM CÔNG


Tháng…..năm…..
Số:…………
Ngày trong tháng Quy ra công

Số Họ và Số công
Số công hưởng Số công nghỉ
TT tên 1 2 3 … 31 hưởng
lương thời gian không lương
BHXH

A B 1 2 3 … 31 32 33 3

Cộng

Ngày…..tháng.…năm….
NGƯỜI CHẤM CÔNG PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

99
Phụ lục số 7: Bảng thanh toán phụ cấp
HUYỆN…………………………. Mẫu số: C05-X
UBND Xà………………………… (Ban hành theo Thông tư 70/2019/TT-BTC ngày
Mã QHNS: ………………………… 03/10/2019 của Bộ Tài chính)
BẢNG THANH TOÁN PHỤ CẤP
Tháng  …..  năm  …..
Số: …………
Nợ: ……………….
Có: ……………….
Địa chỉ
Mức Tỷ lệ Số tiền

lương (%) phụ cấp Ký
STT Họ và tên Chức vụ quan
đang hưởng được nhận
làm
hưởng phụ cấp hưởng
việc
A B C D 1 2 3 E

Cộng x x x x x
Tổng số tiền (viết bằng chữ): ……………………………………………………………………..
(Thanh toán phụ cấp cho các khoản phụ cấp chưa tính trong bảng thanh toán tiền
lương như phụ cấp cho các cán bộ kiêm nhiệm...)
Ngày … tháng  …  năm  ...
NGƯỜI LẬP PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN CHỦ TỊCH UBND XÃ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

100
Phụ lục số 8: Bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp

HUYỆN.................................. Mẫu số: C02-X


UBND XÃ.............................. (Ban hành kèm theo Thông tư số
Mã QHNS: ............................. 70/2019/TT-BTC ngày 03/10/2019 của
Bộ Tài chính)

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP


Tháng....... năm ..........
Số: .....................
Nợ:…............
Có:…………
Các
H Các
khoả
ệ Tổn khoản
n
Mã s g BHX phải
phụ Ký
Họ số Hệ ố Cộ Mứ lươ H khấu
cấp Số còn nh
ST và ngạ số p ng c ng trả trừ
khác được ận
T tê ch lươ h hệ lươ đượ thay
H S lĩnh tiề
n lươ ng ụ số ng c lươn
ệ ố . n
ng c hưở g Cộ
ti . . ng
ấ ng
s ề .
p
ố n
1
A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 11 12 D

Cộ

101
ng

Tổng số tiền (viết bằng


chữ): ................................................................................................................................
...........................................................................
NGƯỜI LẬP BIỂU PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN Ngày... tháng... năm...
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CHỦ TỊCH UBND XÃ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Phụ lục số 9: Bảng lương cán bộ tháng 9 năm 2022

102
103
Phụ lục số 10: Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước

104
Phụ lục số 11: Sổ cái tài khoản 334

105
Phụ lục số 12: Sổ cái tài khoản 332

106

You might also like