You are on page 1of 23

CƠ SƠ II, TRƯƠNG ĐAI HOC LAO ĐÔNG - XA HÔI

KHOA QUAN LY NGUÔN NHÂN LƯC

Thái Thị Thu Thảo


MSSV: 1953101010406
LỚP: Đ19KE

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

XÂY DƯNG THANG BANG LƯƠNG

VAI TRÒ CỦA THANG, BANG LƯƠNG


TRONG KHU VƯC CÔNG HIỆN NAY
Giảng viên
TS. TRẦN QUỐC VIỆT

Điểm Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2


Bằng số:

-------------
Bằng chữ:

-------------

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2022


CƠ SƠ II, TRƯƠNG ĐAI HOC LAO ĐÔNG - XA HÔI
KHOA QUAN LY NGUÔN NHÂN LƯC

Thái Thị Thu Thảo


MSSV: 1953101010406
LỚP: Đ19KE

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

XÂY DƯNG THANG BANG LƯƠNG

VAI TRÒ CỦA THANG, BANG LƯƠNG


TRONG KHU VƯC CÔNG HIỆN NAY
Giảng viên
TS. TRẦN QUỐC VIỆT

Điểm Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2


Bằng số:

-------------
Bằng chữ:

-------------

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2022


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT Y NGHĨA
1 BHXH Bảo hiểm xã hội
2 BHYT Bảo hiểm y tế
3 NLĐ Người lao động
4 NSDLĐ Người sử dụng lao động
5 KTTT Kinh tế thị trường
6 XHCN Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................1
2. CƠ SỞ LY LUẬN ....................................................................................................... 2
2.1. Thang lương ..............................................................................................................2
2.1.1. Kết cấu thang lương ............................................................................................... 2
2.2.2. Các loại thang lương ..............................................................................................2
2.2. Bảng lương ................................................................................................................2
2.2.1. Kết cấu bảng lương ................................................................................................ 3
2.2.2. Các loại bảng lương ............................................................................................... 3
2.3. Các phương pháp xây dựng thang, bảng lương .....................................................6
2.3.1. Phương pháp xếp hạng vị trí công việc ................................................................. 6
2.3.2. Phương pháp đánh giá giá trị công việc ..............................................................10
2.3.3. Trách nhiệm xây dựng thang, bảng lương ...........................................................10
2.3.4. Nguyên tắc khi xây dựng thang, bảng lương ....................................................... 10
3. VAI TRÒ CỦA THANG, BANG LƯƠNG TRONG KHU VƯC CÔNG HIỆN
NAY ................................................................................................................................12
3.1. Thực trạng thang, bảng lương khu vực công hiện nay ....................................... 12
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thang, bảng lương trong khu vực công ................... 12
3.3. Vai trò của thang, bảng lương trong khu vực công hiện nay ............................. 14
4. KẾT LUẬN ................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHAO ........................................................................................... 17
PHỤ LỤC ................................................................................................................... PL1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền KTTT, ở
nước ta hiện nay có rất nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại song song, cùng cạnh
tranh, cùng quản lý và cùng chịu sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên các doanh
nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế quốc dân, là một công cụ hỗ trợ
có sức mạnh vật chất để Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo
định hướng XHCN, góp phần quan trọng khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường
thực hiện một số chính sách xã hội.
Trong nền KTTT như hiện nay, tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi
NLĐ làm công ăn lương. Lương và phúc lợi là một trong những động lực kinh tế kích
thích con người làm việc, nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả cho doanh
nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thì việc
quản lý lao động, tiền lương chịu sự quản lý của nhà nước nhưng không tách rời khỏi
mối quan hệ phân phối lợi ích giữa ba bên: nhà nước, doanh nghiệp và NLĐ. Trong
mục đích phát triển kinh tế đất nước hiện nay, việc đảm bảo lợi ích cá nhân NLĐ là
một động lực cơ bản khuyến khích sự phấn đấu, nỗ lực phấn đấu sáng tạo trong công
việc. Chính vì thế công tác thanh tóa tiền lương là một phần không thể thiếu, nó giúp
doanh nghiệp không chỉ điều hòa giữa lợi ích của mình với lợi ích NLĐ mà còn là
nhân tố góp phần cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác giúp doanh nghiệp điều
hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, tiền lương chỉ thực sự phát
huy hết vai trò và tác dụng của mình khi nó có các hình thức áp dụng thích hợp nhất,
hiệu qủa nhất với tình hình sản xuất tại doanh nghiệp, đúng với nguyên tắc của Nhà
nước và năng lực, khả năng cống hiến của NLĐ.
Qua đây có thể thấy hệ thống thang, bảng lương cũng đã thể hiện được vai trò và ý
nghĩa của mình trong công tác quản trị tiền lương tại doanh nghiệp. Nhận định được
vấn đề này, em chọn đề tài “Vai trò của thang, bảng lương trong khu vực công hiện
nay” làm bài thi kết thúc học phần Xây dựng thang, bảng lương.

1
2. CƠ SỞ LY LUẬN
2.1. Thang lương
Thang lương là hệ thống thước đo thể hiện chất lượng lao động của các loại lao
động cụ thể khác nhau, là bảng quy định các mức đãi ngộ lao động theo bậc từ thấp
đến cao, tương ứng với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
2.1.1. Kết cấu thang lương
Thang lương được cấu thành bởi nhóm mức lương, số bậc lương, hệ số tiền lương
và bội số của thang lương. Trong đó, bậc lương thể hiện mức phức tạp và mức tiêu hao
lao động của công việc, quy định khởi điểm từ bậc 1 đến bậc cao nhất. Hệ số tiền
lương thể hiện sự chênh lệnh giữa các bậc lương.
Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích
người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh
nghiệm, phát triển tài năng. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa bậc cao
nhất và bậc thấp nhất của thang lương.
2.2.2. Các loại thang lương
Hiện nay có 04 loại thang lương:
- Thang lương có hệ số tăng tương đối đều đặn là thang lương mà hệ số tăng tương
đối của các bậc khác nhau là như nhau
- Thang lương có hệ số tăng tương đối lũy tiến là thang lương có các hệ số tăng
tương đối ở các bậc sau cao hơn hệ số tăng tương đối của các bậc đứng trước đó
- Thang lương có hệ số tăng tương đối lũy thoái là thang lương có các hệ số tăng
tương đối ở các bậc sau nhỏ hơn hệ số tăng tương đối của các bậc đứng trước
- Thang lương có hệ số lương tăng tương đối hỗn hợp là thang lương có hệ số tăng
tương đối được kết hợp từ những loại trên, có thể vừa đều đặn vừa lũy tiến ở mộ số
bậc,…
2.2. Bảng lương
Bảng lương là tương quan tỷ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành
nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao
động đảm nhiệm.
Bảng lương thường được áp dụng cho những đối tượng lao động làm những công
việc có tính chất đặc biệt, kết quả lao động có tính trừu tượng hoặc những ngành nghề,
công việc không thể phân chia được các mức độ phức tạp rõ rệt hay do đặc điểm của

2
công việc phải bố trí lao động theo cương vị và trách nhiệm. Nếu như thang lương chỉ
áp dụng cho khu vực sản xuất, kinh doanh thì bảng lương được áp dụng cho cả khu
vực hành chính, sự nghiệp và sản xuất, kinh doanh.
2.2.1. Kết cấu bảng lương
Kết cấu bảng lương bao gồm: chức danh nghề nghiệp, hệ số lương, số bậc lương,
bội số lương
Chức danh nghề nghiệp thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của
viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp
Số bậc lương nhiều hay ít tùy thuộc vào năng lực làm việc của NLĐ
2.2.2. Các loại bảng lương
Bảng lương chuyên gia cao cấp
Áp dụng đối với các đối tượng không giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm)
trong các lĩnh vực.
Bảng 2.1. Bảng lương chuyên gia cao cấp
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
Hệ số lương 8.80 9.40 10.00

Mức lương đến 30/6/2023 13,112 14,006 14,900

Mức lương nếu áp dụng mức 1,6 triệu/tháng 14,080 15,040 16,00

Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà
nước
Bảng 2.2. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức
trong cơ quan Nhà nước

3
4
Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong đơn vị sự
nghiệp Nhà nước
Bảng 2.3. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức
trong đơn vị sự nghiệp Nhà nước

5
Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp
Nhà nước
Bảng 2.4. Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ
trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp Nhà nước

2.3. Các phương pháp xây dựng thang, bảng lương


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp xây dựng thang, bảng lương
nhưng có 02 phương pháp được áp dụng chủ yếu là:
2.3.1. Phương pháp xếp hạng vị trí công việc
- Căn cứ vào kinh nghiệm của nhân sự xây dựng thang, bảng lương để xếp nhóm
lương theo phương pháp xếp hạng luân phiên/so sánh cặp.
- Thực hiện xây dựng thang, bảng lương trên cơ sở xác định hệ số giãn cách giữa
các nhóm, số bậc của từng nhóm, hệ số giãn cách giữa các bậc và các vấn đề khác.
Gồm 06 bước:

6
Bước 1: Xác định hệ thống chức danh công việc
Bảng 2.5. Xác định hệ thống chức danh công việc

(Nguồn: bài tập 1, nhóm 6)


Bước 2: Xếp hạng chức danh công việc
Bảng 2.6. Xếp hạng chức danh công việc

(Nguồn: bài tập 1, nhóm 6)


Bước 3: Phân nhóm chức danh công việc
Bảng 2.7. Phân nhóm chức danh công việc

7
(Nguồn: bài tập 1, nhóm 6)
Bước 4: Xác định hệ số giãn cách giữa các nhóm
min
- Xác định HSL bậc 1 thấp nhất ( H B 1 =1,2)
i
- Xác định HSL bậc 1 các nhóm còn lại ( H B 1 ):
HiB1  Hmin i
B1  H GN
i
- Xác định HSL các bậc còn lại từng nhóm ( H Bj ):
HiBj  HiBj1  HGBj
i

Bảng 2.8. Xác định hệ số giãn cách

(Nguồn: bài tập 1, nhóm 6)

8
Bước 5: Xác định số bậc và mức giãn cách giữa các bậc
Bảng 2.9. Xác định số bậc và mức giãn cách giữa các bậc

(Nguồn: bài tập 1, nhóm 6)


Bước 6: Hoàn chỉnh thang, bảng lương
Bảng 2.10. Bảng thang, bảng lương hoàn chỉnh

(Nguồn: bài tập 1, nhóm 6)

9
2.3.2. Phương pháp đánh giá giá trị công việc
- Xây dựng hệ thống tiêu chí và thực hiện đánh giá giá trị công việc (cho điểm)
theo từng chức danh công việc để xếp nhóm lương.
- Thực hiện xây dựng thang bảng lương trên cơ sở kết quả giá trị công việc, số bậc
của từng nhóm, hệ số giãn cách giữa các bậc và các vấn đề khác.
2.3.3. Trách nhiệm xây dựng thang, bảng lương
Trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động thuộc về
NSDLĐ. Khi xây dựng thang, bảng lương, định mức lao động, NSDLĐ phải tham
khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi
làm việc của người lao động trước khi thực hiện (Điều 93, Bộ luật Lao động năm
2019). Thang lương, bảng lương, định mức lao động là cơ sở để tuyển dụng, sử dụng
lao động, thoả thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người
lao động. Theo quy định pháp luật hiện hành, tiền lương ghi ữong hợp đồng lao động
bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do
NSDLĐ xây dựng, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ngoài tiền lương (Điều
90 Bộ luật Lao động năm 2019).
Trong định hướng cải cách tiền lương đề cập tại Nghị quyết số 27-NQ/TƯ ngày
19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam
khoá XII đề cập về cơ chế quản lí tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp. Theo đó,
các doanh nghiệp được tự quyết định chính sách tiền lương, trong đó có thang bảng
lương, định mức lao động không thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước công bố và thoả
ước tập thể quy định phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của
doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
2.3.4. Nguyên tắc khi xây dựng thang, bảng lương
Tại điều 93 Bộ luật lao động năm 2019 quy định nguyên tắc xây dựng thang, bảng
lương như sau:
- Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao
động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc
hoặc chức danh ghi trong hợp động lao động và trả lương cho NLĐ.
- Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ
sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng
lương và định mức lao động.

10
- Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi
làm việc trước khi thực hiện.
Khi thực hiện xây dựng thang, bảng lương cần áp dụng mức lương cơ sở vùng theo
quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP và được áp dụng theo Điều 5 Nghị
định 90/2019/NĐ-CP.

11
3. VAI TRÒ CỦA THANG, BANG LƯƠNG TRONG KHU VƯC CÔNG
HIỆN NAY
3.1. Thực trạng thang, bảng lương khu vực công hiện nay
Như đã đề cập tại bảng 2.1, 2.2 và 2.3, có thể thấy hệ thống thang, bảng lương theo
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 có
tính yếu tố thị trường và có tiền tệ hóa nhà nước vào lương có tác dụng nâng cao vai
trò tiền lương trong nền kinh tế; các bậc lương đã được quan tâm và nâng cao vai trò
tiền lương trong nền kinh tế,…tuy nhiên, quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối
đa theo Đề án tiền lương còn thấp hơn nhiều so với các mức lương trên thị trường dẫn
đến hệ thống thang, bảng lương còn bình quân, mức lương xác định đối với các chức
danh tương ứng chưa phản ánh đúng mức độ phức tạp công việc, chưa bảo đảm mức
sống cơ bản cho cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ nên hạn chế khả năng giữ và
thu hút người giỏi vào làm việc ở cơ quan, doanh nghiệp. Khi tiền lương không còn là
thu nhập chính của công chức, viên chức và NLĐ khu vực công thì sẽ mất dần tác
dụng là động lực thúc đẩy công chức thwujc thi công vụ tốt, khiến không ít NLĐ làm
việc qua loa hoặc nghỉ việc ở khu vực công sang khu vực tư nhân với mức lương tốt
hơn.
Trong hệ thống lương công chức chuyên môn, nghiệp vụ hiện nay có một số ngạch
có hệ số giãn cách giữa các bậc lương thấp, làm tăng tính bình quân trong trả lương và
giảm tính kích thích của tiền lương đối với cán bộ, công chức và NLĐ.
Trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp sử dụng 2, 3 thang bảng lương để đối phó với cơ quan quản lý
Nhiều doanh nghiệp xây dựng thang bảng lương theo thâm niên (với khoảng cách
giữa các bậc là 5%) dẫn đến không khuyến khích trả lương theo công việc mà người
có thâm niên càng cao thì doanh nghiệp càng mất nhiều tiền để trả lương và đóng
BHXH cho họ, thậm chí người làm việc 15 - 20 năm thì chi phí lương, đóng bảo hiểm
gấp 2-3 lần người mới vào làm việc. Thực trạng này dẫn đến doanh nghiệp e ngại sử
dụng lao động có thâm niên và mỗi lần doanh nghiệp điều chỉnh thang, bảng lương rất
có thể dẫn đến tranh chấp lao động.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thang, bảng lương trong khu vực công
Các yếu tố bên ngoài
Chính sách của Nhà nước về tiền lương trong doanh nghiệp

12
Nhà nước có nhiều chính sách về tiền lương là các quy định mà cơ quan, doanh
nghiệp phải tuân thủ.
- Khả năng cạnh tranh về tiền lương so với các doanh nghiệp khác, mức lương trả
cho NLĐ của các doanh nghiệp cùng ngành nghề
Tính cạnh tranh về tiền lương trên thị trường
Việc xây dựng thang, bảng lườn cần dựa vào mức lương trung bình trên thị trường
mà các công ty cùng ngành nghề, cùng khu vực trả cho NLĐ. Nếu công ty có khả năng
cạnh tranh về tiền lương cao với công ty khác thì sẽ chú trọng đến công tác tiền lương
và quan tâm đến đời sống NLĐ và ngược lại.
Biến động về giá cả trên thị trường
Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới thang, bảng lương, nó ảnh hưởng trực tiếp và
nhiều nhất đến mức sống của cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ.
Tình hình lạm phát trong nền kinh tế
Lạm phát trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn tới NLĐ và doanh nghiệp. Yếu tố
này làm cho giá cả sinh hoạt tăng lên nhanh chóng, đồng tiền mất giá, tăng nguy cơ
thất nghiệp đối với NLĐ, giảm doanh thu thực tế của doanh nghiệp. Tình trạng mức
tăng tiền lương thấp hơn so với mức tăng giá cả sinh hoạt trên thị trường như hiện nay
là khá phổ biến. Các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến tình hình thu nhập của
NLĐ để đảm bảo cuộc sống cho họ. Điều này có tác dụng làm tăng tính ổn định và
tính khả thi của hệ thống thang, bảng lương.
Các yếu tố bên trong
Quan điểm của NSDLĐ
Đây là một yếu tố mang tính quyết định đến việc xây dựng thang, bảng lương.
Việc lựa chọn sử dụng phương pháp nào, quyết định quỹ tiền lương,…đều do Ban lãnh
đạo ký duyệt.
Số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác Lao động - Tiền lương
Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt sẽ xây dựng được bảng lương với các mức
lương, bậc lương hiệu quả để thu hút nhân tài về làm việc và ngược lại
Trình độ của NLĐ
Bậc lương và mức lương của NLĐ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng của NLĐ. Khi
trình độ, kỹ năng càng cao thì bậc lương, mức lương càng cao và ngược lại. Điều này

13
là hợp lý và đồng thời góp phần làm cho hệ thống bảng lương áp dụng có tính khả thi
hơn vì đảm bảo được sự công bằng cho các loại lao động trong doanh nghiệp.
Đặc điểm công việc và mức độ phức tạp của công việc
Đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống bảng lương trong doanh nghiệp
bởi nó chính là cơ sở để xác định hệ số lương. Do đó, yếu tố này nếu không được quan
tâm và tính toàn cẩn thận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức lương mà NLĐ nhận được, tạo
ra điểm bất hợp lý trong việc trả lương cho NLĐ, hay nói cách khác rằng thang, bảng
lương xây dựng nên sẽ không hiệu quả như mong muốn.
3.3. Vai trò của thang, bảng lương trong khu vực công hiện nay
Đối với cơ quan, doanh nghiệp và NLĐ
Thang, bảng lương có vai trò hết sức quan trọng đối với các cơ quan, doanh nghiệp
trong tổ chức, quản lý lao động một cách có hiệu quả, đảm bảo việc trả lương cho
NLĐ gắn với mức độ hoàn thành công việc mà họ đảm nhận.
Là cơ sở để thỏa thuận tiền lương ký kết trong hợp đồng lao động
Tùy theo tính chất, mức độ phức tạp, tầm quan trọng của công việc đảm nhận và
mức lương hình thành trên thị trường lao động, NSDLĐ và NLĐ lựa chọn mức lương
nhất định trong thang lương, bảng lương là thang giá trị thông nhất đảm bảo trả lương
công bằng đối với mọi NLĐ có trình độ chuyên môn - kỹ thuật, tay nghề và đảm nhận
công việc giống nhau trong phạm vi một cơ quan, doanh nghiệp, ngành.
Là cơ sở để xác định hệ số lương và phụ cấp lương bình quân tính trong đơn giá
và chi phí tiền lương
Trên cơ sở số lao động làm việc trong doanh nghiệp và hệ số lương cấp bậc,
chuyên môn, nghiệp vụ, NSDLĐ tính mức tiền lương bình quân và phụ cấp bình quân
để xác định đơn giá tiền lương đối với các sản phẩm, công việc cụ thể để khóa cho
NLĐ. Đồng thời, NSDLĐ dùng để xác định chi phí tiền lương trong chi phí chung của
doanh nghiệp.
Là cơ sở để thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao
động và thỏa ước lao động tập thể
Để khuyến khích NLĐ nâng cao trình độ, đóng góp nhiều vào kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cơ quan, hằng năm dựa vào
các thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chuyên môn

14
nghiệp vụ, nhu cầu công việc, đòi hỏi donah nghiệp tổ chức nâng bậc lương, ngạch
lương cho NLĐ.
Là cơ sở để đóng và hưởng BHXH, BHYT
Theo quy định của pháp luật lao động, hệ thống thang, bảng lương được dùng để
đóng, hưởng BHXH, BHYT và giải quyết một số chế độ khác cho NLĐ.
Tạo niềm tin cho NLĐ vào công tác trả lương của doanh nghiệp
Giúp cho NLĐ đánh giá được năng lực làm việc và giá trị lao động của bản thân
Đối với nhà nước
Thang, bảng lương là thang đo giá trị, là cơ sở để nhà nước tính toán, thẩm định
chi phí đầu vào đối với các doanh nghiệp nhà nước; là cơ sở để xác định và tính toán
các khoản thu nhập chịu thuế; là căn cứ để nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện chế độ đối với NLĐ, đồng thời giúp xử lý và giải quyết các tranh chấp về
tiền lương.

15
4. KẾT LUẬN
Thông qua thang, bảng lương nhà nước đã quy định cho các cơ quan, doanh nghiệp
có thể thấy rõ nhà nước rất quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, công chức,
viên chức và NLĐ, thúc đẩy quyền và lợi ích của NLĐ dựa trên hoạt động pháp lý.
Tùy theo từng thời kỳ hay giai đoạn khác nhau mà nhà nước đã và đang cố gắng
hoàn thiện thang, bảng lương để có thể đáp ứng được nhu cầu sống của công chức,
viên chức và NLĐ và bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.
Thang, bảng lương được xem như là công cụ khuyến khích NLĐ gắn bó lâu dài,
tập trung nâng cao sức sáng tạo của bản thân trong công việc; đóng vai trò quan trọng
trong việc điều tiết phát triển năng suất lao động của NLĐ cũng như hiệu quả hoạt
động của cơ quan, doanh nghiệp. Mặc dù hệ thống thang, bảng lương hiện nay còn có
nhiều bất cập, vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề tiền lương với nhu cầu sống cơ bản
của công chức, viên chức và NLĐ, tuy nhiên Nhà nước vẫn đang và luôn cố gắng khắc
phục những hạn chế để ngày càng hoàn thiện hơn và triển khai những thay đổi của
thang, bảng lương đến với NLĐ.

16
TÀI LIỆU THAM KHAO
[1]. Chính phủ (2004). Nghị định số 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối
với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
[2]. Chính phủ (2013). Nghị định số 17/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế
độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
[3]. Trần Quốc Việt. Bài giảng Xây dựng thang bảng lương. Trường Đại học Lao
động - Xã hội (CSII)
[4]. Quốc hội (2021). Bộ luật lao động 2019. Hà Nội

17
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng 2.1. Bảng lương chuyên gia cao cấp
Phụ lục 2: Bảng 2.2. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức
trong cơ quan Nhà nước
Phụ lục 3: Bảng 2.3. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức
trong đơn vị sự nghiệp Nhà nước
Phụ lục 4: Bảng 2.4. Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan,
đơn vị sự nghiệp Nhà nước
Phụ lục 5: Bảng 2.5. Xác định hệ thống chức danh công việc
Phụ lục 6: Bảng 2.6. Xếp hạng chức danh công việc
Phụ lục 7: Bảng 2.7. Phân nhóm chức danh công việc
Phụ lục 8: Bảng 2.8. Xác định hệ số giãn cách giữa các nhóm
Phụ lục 9: Bảng 2.9. Xác định số bậc và mức giãn cách giữa các bậc
Phụ lục 10: Bảng 2.10. Bảng thang, bảng lương hoàn chỉnh

PL1

You might also like