You are on page 1of 23

CƠ SỞ II – TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DẠY NGHỀ

ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN VÀ
NGƯỜI LAO ĐỘNG TỈNH THANH HÓA

Họ và tên SV: Vũ Khánh Nam


Số báo danh: 23
Lớp: D20KE1
MSSV: 2053101010729
GVBM: Th.S Lê Thị Cẩm Trang

Điểm số Điểm chữ Ký tên


Cán bộ chấm thi 1

Cán bộ chấm thi 2

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Về hình thức

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Về nội dung

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................1

2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ..............................1

2.1 Khái niệm giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp ........................1

2.2 Những quy định cơ bản của nhà nước về tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề
.......................................................................................................................2

2.2.1 Mối quan hệ giữa giáo viên và người lao động ....................................3

3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG


TẠI TỈNH THANH HÓA .........................................................................................3

3.1 Giới thiệu về tỉnh Thanh Hóa .....................................................................3

3.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại tỉnh Thanh Hóa ...................4

3.2.1 Năng lực dạy học ...................................................................................5

3.2.2 Năng lực giáo dục ..................................................................................6

3.2.3 Năng lực đổi mới....................................................................................6

3.3 Chất lượng người lao động qua GDNN .....................................................7

3.4 Đánh giá ........................................................................................................9

3.4.1 Thành tựu ...............................................................................................9

3.4.2 Hạn chế ................................................................................................11

3.4.3 Nguyên nhân hạn chế ..........................................................................13

4. GIẢI PHÁP ......................................................................................................15

5. KẾT LUẬN ......................................................................................................16

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................17

DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................... PL.1

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................................ PL.2


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục nghề nghiệp từ lâu đã đóng vai trò quan trọng, mang sứ mệnh
cao cả trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, đặc biệt là trong
bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập thị trường quốc tế. Với tầm ảnh
hưởng vĩ mô, giáo dục nghề nghiệp có thể được xem là một điều kiện cần thiết để
phát triển kinh tế lâu dài và bền vững.
Thanh hóa là tỉnh có dân số đông thứ ba so với cả nước (chỉ xếp sau Thành
phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội. Theo ước tính, mỗi năm tại tỉnh Thanh Hóa có
khoảng 30.000 người bước vào độ tuổi lao động, đặc biệt, một số ngành đòi hỏi cần
có nguồn nhân lực có trình độ, kĩ thuật tay nghề cao như may mặc thì cũng đang trên
đà phát triển mạnh mẽ. Có thể nói, tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương
có nhu cầu sử dụng nhân lực chất lượng cao lớn so với cả nước.
Thời điểm hiện tại, đội ngũ giáo viên giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh Thanh
Hóa đã được nâng cao về cả mặt số lượng lẫn chất lượng. Nhiều cơ sở giáo dục nghề
nghiệp trong địa bàn tỉnh đã có rất nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng đào tạo, chú
trọng phát triển chất lượng giáo viên dạy nghề. Tuy những mặt đạt được là không ít,
nhưng trong quá trình phát triển chất lượng giáo viên vẫn còn tồn tại một số hạn chế,
khó khăn cần được tháo gỡ.
Với những lí do nêu trên và nhận thức được mức độ quan trọng của đề tài,
em quyết tâm chọn đề tài “Thực trạng chất lượng giáo viên và người lao động tỉnh
Thanh Hóa” làm tiểu luận kết thúc học phần môn Quản lý Nhà nước về dạy nghề.

2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

2.1 Khái niệm giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 định
nghĩa như sau: “Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc
dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương
trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực
tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào
tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.”

1
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 định
nghĩa như sau: “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến
thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc
làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề
nghiệp.”

2.2 Những quy định cơ bản của nhà nước về tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề
Theo mục 1 điều 53 và điều 54 của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có
quy định như sau:
- Các tiêu chuẩn cơ bản sau đây:
+ Có phẩm chất, đạo đức tốt
+ Đạt chuẩn trình độ được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ
+ Có sức khỏe đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp
+ Có lý lịch rõ ràng
- Các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo
+ Nhà giáo dạy ở trình độ sơ cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên
hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề
+ Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn ở trình độ trung cấp/cao đẳng cần
phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành ở trình độ trung
cấp/cao đẳng cần phải có chứng chỉ kỹ năng nghề
+ Nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành ở trình độ trung cấp/cao
đẳng phải đạt chuẩn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 tại điều 54.
+ Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm
kỹ thuật hoặc tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì cần phải có
chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
+ Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung
ương quy định nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và chứng chỉ
kỹ năng nghề để dạy thực hành ở các trình độ, quy định nội dung chương trình bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề
nghiệp.

2
Ngoài ra, còn một số các quy định khác có liên quan về giáo viên dạy nghề
như: 1. Thông tư số 08/2017/TT-BLDTBXH, Quy định chuẩn về chuyên môn nghiệp
vụ của nhà giáo dục nghề nghiệp; 2. Thông tư số 40/2015/BLDTBXH, Quy định
chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
2.2.1 Mối quan hệ giữa giáo viên và người lao động
Về cơ bản, Giáo viên GDNN và người lao động là một mối quan hệ hợp
tác, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau, cùng phát triển trong việc đào tạo, bồi dưỡng và
nâng cao kỹ năng tay nghề cho người lao động. Mỗi bên đều có vai trò đảm nhận
riêng, như:
- Đối với Giáo viên GDNN có trách nhiệm truyền đạt kiến thức, kỹ năng
và thái độ nghề nghiệp cho người lao động, giúp người lao động phát huy năng lực
làm việc và thích ứng với yêu cầu của doanh nghiệp, biến động của thị trường lao
động.
- Đối với người lao động có trách nhiệm trong quá trình học tập, thực
hành theo những hướng dẫn của giáo viên GDNN, phản hồi và đóng góp ý kiến nhằm
xây dựng buổi học, góp sức cho chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo nghề
nghiệp.
Có thể nói đây là mối quan hệ “Đôi bên cùng hưởng lợi” vì từ hai phía đều
cùng có lợi ích từ mối quan hệ này, vì đối với giáo viên, đây vừa là cơ hội có thể cập
nhật được những điều đổi mới, xu hướng mới đối với ngành mình đang theo đuổi, từ
đó liên tục đổi mới phương pháp giảng dạy và góp phần nâng cao uy tín cả cho bản
thân và cơ sở GDNN; đối với người lao động, liên tục trau dồi, học hỏi những điều
mới cho kịp xu thế phát triển nhằm tăng sức cạnh tranh của bản thân, mở rộng cơ hội
việc làm và thu nhập cao hơn.

3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
TỈNH THANH HÓA

3.1 Giới thiệu về tỉnh Thanh Hóa


Tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh ven biển ở miền Bắc Việt Nam, ngoài lợi thế
là sở hữu hữu dân số động thứ ba so với cả nước thì tại tỉnh còn có tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động cao (mức 82,68%). Dựa theo số liệu tính toán và công bố của Tổng
3
cục Thống kê trong năm 2021 ước tỉnh thì tổng sản phẩm trên địa bản tỉnh tăng 8,85%
so với năm 2020; khu vực nông – lâm – thủy sản tăng 3,58%; ngành công nghiệp –
xây dựng tăng 15,56%; các ngành dịch vụ tăng 3,59%. Tập trung nhiều khu kinh tế
trọng điểm, góp phần tạo ra nguồn thu ngân sách và tạo việc làm cho người lao động,
một số khu công nghiệp tiêu biểu có thể kể đến như: Khu kinh tế Nghi Sơn, Khu công
nghiệp Lê Môn,…là những nền móng vững chắc để kinh tế tại tỉnh có thể phát triển
Bên cạnh những đặc điểm kinh tế nổi bật đã kể tới, tỉnh Thanh Hóa cũng
là một trong các tỉnh có nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mang sứ mệnh đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa rất lớn cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương và cả nước. Theo Cổng thông tin điện tử Tỉnh Ủy Thanh hóa, trên
địa bàn tỉnh có 66 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (bao gồm 11 trường cao đẳng, 15
trường trung cấp nghề, 32 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 8 cơ sở khác có đăng
ký hoạt động GDNN). Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp này đào tạo các ngành nghề
phù hợp với điều kiện và khả năng của tỉnh, có thể liệt kê đến như: cơ khí, điện tử,
may mặc, tự động hóa, công nghệ thông tin, du lịch, y tế,… với hệ thống cơ sở vật
chất hiện đại, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao và nhất là có nhiều chương trình
liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước.
Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa là:
Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, Trường Trung cấp Nghề Miền núi
Thanh Hóa, Trường Cao đẳng Nghề Nghi Sơn,…ngoài ra tỉnh có còn các Trung tâm
dịch vụ việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động, giới thiệu
việc làm và cung ứng lao động theo yêu càu của người sử dụng lao động, đây cũng
được xem là sợi dây liên kết giữa giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động.

3.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại tỉnh Thanh Hóa
Giáo viên luôn là yếu tố quan trọng, có tầm ảnh hưởng rất lớn đến với chất
lượng học viên sau đào tạo. Người giảng dạy, giáo dục cho học sinh sẽ chịu trách
nhiệm trong việc lên kế hoạch, tương tác trực tiếp trong các tiết học, bên cạnh đó,
ngoài nhiệm vụ truyền đạt tri thức cho các học viên mà họ còn giáo dục cả nhân cách,
chia sẻ kinh nghiệm sống cho các học sinh của mình. Người thầy chính là động lực

4
to lớn cho học sinh, giúp học sinh có nhận thức và góc nhìn đúng đắn về thực tế nhu
cầu lao động trong xã hội.

Biểu đồ 3.1 Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của nhà
giáo GDNN năm 2022
Đơn vị: Phần trăm (%)

1%

19%
21%
Tiến sỹ
Thạc sỹ
10% Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
49%

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tỉnh Ủy Thanh Hóa năm 2022
Tổng số nhà giáo về giáo dục nghề nghiệp toàn tỉnh tính tới nay là 1.801
người 21 tiến sỹ (chiếm tỷ lệ 1,17%), 372 thạc sỹ (chiếm tỷ lệ 20,66%), 894 đại học
(chiếm tỷ lệ 49,64%), 176 cao đẳng (chiếm tỷ lệ 9,77%) và 338 người có trình độ từ
trung cấp trở xuống (chiếm tỷ lệ 18,76%). Đây là con số khả quan cho thấy sự nỗ lực
của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở tỉnh đã quan tâm, đẩy mạnh việc nâng cao số
lượng, chất lượng nhà giáo.
Để trở thành một người giáo viên giảng dạy thì cần hội tụ nhiều yếu tố
như: trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức,…một yếu tố quan trọng không kém
đó là niềm đam mê, tâm huyết với ngành giáo dục. Về cơ bản thì để một người có đủ
khả năng đảm nhiệm nhiệm vụ, đứng trước bậc thềm giảng dạy thì cần phải đáp ứng
các tiêu chí tối thiểu sau.
3.2.1 Năng lực dạy học
Khả năng thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan đến quá trình dạy
và học trong các cơ sở GDNN. Một số yếu tố để hình thành nên năng lực dạy học của
một giáo viên như sau:

5
- Thiết kế lộ trình học: xác định được mục tiêu, nội dung, phương
pháp,….nhằm phù hợp với đặc thù của ngành, nghề và nhu cầu của người học
- Tiến hành dạy học: thực hiện các hoạt động dạy học theo lộ trình đã
được thiết kế, tạo điều kiện cho người học tham gia tích cực, khuyến khích sáng tạo
và trải nghiệm trong quá trình học.
- Kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học: sử dụng nhiều phương thức, kết
hợp với các công cụ kiểm tra để thu thập, phân tích và tổng kết kết quả học tập, từ đó
đưa ra nhận xét nhằm cải thiện chất lượng dạy và cho người học.
- Quản lý người học: điều phối, điều chỉnh và giám sát hoạt động dạy
học và học, kịp thời xử lí các tình huống phát sinh
3.2.2 Năng lực giáo dục
Khả năng thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan đến quá trình giáo
dục, đào tạo người học. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giáo dục của giáo viên
như:
- Sử dụng tin học: Việc ứng dụng công nghệ, khoa học tiên tiến vào quá
trình giáo dục mang ý nghĩa rất lớn, giúp tăng cường khả năng tiếp thu đối với người
học ở nhiều hình thức. Ví dụ như việc đổi cách học lý thuyết từ sách, giáo trình thành
các bài thuyết trình như word hay powerpoint có thể giúp học viên dễ năm bắt được
các ý quan trọng của bài học.
- Kỹ năng giao tiếp: giúp truyền đạt kiến thức một cách khéo léo, biết
lắng nghe những câu hỏi, cảm xúc của học viên với thái độ tôn trọng, thân thiện và
hòa nhã.
- Thông thạo ngoại ngữ: am hiểu rộng nhiều ngoại ngữ giúp cho giáo
viên có thể tiếp cận được kiến thức từ nhiều quốc gia khác nhau, giúp mở rộng được
tri thức, tầm hiểu biết của bản thân về lĩnh vực mình.
3.2.3 Năng lực đổi mới
Có thể nói đây là một yêu cầu cực kì quan trọng, đặc biệt là trong xu thế
đổi mới liên tục của xã hội và thế giới. Một số yếu tố đổi mới về giáo viên có lẽ nổi
bật nhất là:
- Tự nghiên cứu khoa học trên nền tảng ICT (thuật ngữ nói về sự kết hợp
giữa khoa học thông tin và truyền thông. Một số ví dụ về ICT như: mạng Internet,
6
Điện toán đám mây, Trí tuệ nhân tạo), sử dụng đa nguồn thông tin, tài liệu tham khảo
chính thông để cập nhật kiến thức, xử lí dữ liệu và chia sẻ kết quả với nhiều nhà
nghiên cứu.
- Tự xử lí và sáng tạo trong giảng dạy: ngoài việc sử dụng các phương
tiện internet phục vụ mục đích giáo dục và giảng dạy, giáo viên có thể ứng dụng các
phần mềm, ứng dụng điện thoại,…kéo gần khoảng cách giữa giáo viên và học viên,
tinh giản bớt thiết bị học tập, học viên chỉ cần có điện thoại thông minh thì đều có thể
tương tác với buổi học hoặc giáo viên ở bất kì đâu
- Để tư duy “mở”: luôn đặt bản thân là một người mới, cần học hỏi những
điều mới mẻ, mở rộng kết nối với các đối tượng trong và ngoài trường, các cộng động
học tập trực tuyến, thiết lập mạng lưới hỗ trợ chuyên môn cá nhân.
- Sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật cao thay vì chỉ học mỗi lý thuyết:
giúp học viên có thể vận hành máy móc kể từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
- Khả năng giữ an toàn, an ninh trên môi trường mạng và trong quá trình
học: bảo vệ bản thân và học viên khỏi những rủi ro, mối đe dọa không đáng có từ
không gian mạng và trong lúc vận hành thiết bị máy móc.

3.3 Chất lượng người lao động qua GDNN


Trong số các tỉnh thành của Việt Nam thì Thanh hóa có mức đào tạo lao
động vẫn còn khá khiêm tốn (chỉ khoảng 25,89% lao động được đào tạo chuyên môn
trong năm 2021). Các khu vực đô thị như Thanh Hóa, Sầm Sơn, Bỉm sơn thì có tỷ lệ
đào tạo cao hơn (trên mức 40%), còn lại thì chiếm tỷ lệ khá thấp – dưới 30% (gồm
24/27 huyện, thị xã). Tuy vậy, có một điểm đáng chú ý đối với thu nhập bình quân
đầu người tại địa phương này. Được thể hiện thông qua bảng sau:

7
Biểu đồ 3.2 Thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh Thanh
Hóa năm 2021
ĐVT: Triệu đồng/người/năm
80 72,611
70
61,559
60 52,162 52,698 52,068
50
40
30 23,969 23,961 23,943 23,222 20,655
20
10
0
Thành Thành Thị xã Huyện Huyện Huyện Huyện Bá Huyện Huyện Huyện
phố phố Sầm Bỉm Sơn Hoằng Yên Định Quan Thước Lang Thường Mường
Thanh Sơn Hóa Hóa Chánh Xuân Lát
Hóa

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tỉnh Ủy Thanh Hóa 2022


Theo kết quả tổng hợp, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Thanh Hóa
trong năm 2021 rơi vào khoảng 43,825 triệu đồng (cao hơn mức trung bình cả nước
là 42,05 triệu đồng) xếp thứ 30/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cũng là
địa phương có thu nhập cao nhất trong khu vực Bắc Trung Bộ, tính tới năm 2022 thì
mức thu nhập bình quân đầu người của Thanh Hóa đã tăng lên đến 45.6 triệu đồng.
Một số nơi có thu nhập dẫn dầu của tỉnh (lần lượt là: Tp. Thanh Hóa, Tp. Sầm Sơn,
Tx Bỉm Sơn, H. Hoằng Hóa, H. Yên định) là nơi giàu nhất. Ngược lại, các huyện có
mức thu nhập thấp nhất là (lần lượt là: H. Quan Hóa, H. Bá Thước, H. Lang Chánh,
H. Thường Xuân, H. Mường Lát).
Một vấn đề mới được đặt ra, tại sao tỷ lệ lao động qua đào tạo tại Thanh
Hóa tuy thấp nhưng mức thu nhập bình quân tại một số địa phương ở tỉnh lại cao đến
như vậy? Giải thích cho nghịch lý trên thì còn thể nhìn nhận thêm một số yếu tố như
sau:
- Thanh Hóa là một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế tương đối nhiều,
nhất là ở lĩnh vực du lịch, công nghiệp, nông nghiệp. Ngoài việc sở hữu nhiều địa
danh du lịch nổi tiếng thì đối với nông nghiệp, được ưu ái như diện tích canh tác lớn,
đa dạng cây trồng và vật nuôi. Kèm với nhiều yếu tố nhỏ khác thì đã góp phần tạo
thêm nhiều nguồn thu nhập linh hoạt cho người lao động.

8
- Một trong những tỉnh có lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài
cao (các quốc gia mà người lao động Thanh Hóa thường xuyên chọn là Nhật Bản,
Hàn Quốc, Malaysia,…và một số quốc gia Trung Đông). Dựa theo số liệu thống kê
của BLĐTBXH thì trong 10 tháng đầu năm 2021, Thanh Hóa đã cử đi khoảng 9.000
lao động có trình độ tay nghề đi làm việc ở nước ngoài (chiếm 9% tổng số lao động
xuất khẩu của cả nước).
Mức thu nhập bình quân cao không thể phản ánh hết được năng lực làm
việc, trình độ tay nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Để đánh giá
chất lượng của người lao động cần phải phụ thuộc vào tiêu chí như:
- Thể lực: đánh giá khả năng sức khỏe, sự bền bỉ, linh hoạt,… của người
lao động so với tính chất công việc vì thể lực ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và
hiệu quả lao động. Học tập và theo được ngành nghề đó cần phải đáp ứng yêu cầu tối
thiểu về thể lực của ngành nghề đó.
- Trí lực: khả năng tư duy, sáng tạo, học hỏi,…luôn luôn trau dồi kiến
thức, làm phong phú các kỹ năng mềm của bản thân nhằm giải quyết và thích ứng
được đối với sự thay đổi công việc.
- Tâm lực: khả năng kiểm soát được cảm xúc, thái độ, ý chí và trách
nhiệm của bản thân đối với quyết định lựa chọn ngành nghề của người lao động trong
công việc. Đây có thể coi là yếu tố then chốt để người lao động gắn bó với công việc,
ngành nghề mình đã lựa chọn học tập.
Căn cứ theo kết quả thẩm định và đánh giá về tiêu chí cơ bản đối với người
lao động, nắm được khả năng, tiềm lực có thể khai thác tại địa phương thì tỉnh đã
thống nhất được chỉ tiêu tuyển sinh trong năm 2023 cho các trường đại học là 48.200
(trong đó 3.600 người trình độ cao đẳng; 9.200 người trình độ trung cấp; 35.400 người
trình độ sơ cấp và đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng). Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo
đạt mức 73%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ là 29%. (Trần Hằng, Báo Thanh Hóa)

3.4 Đánh giá


3.4.1 Thành tựu
Chất lượng và hiệu quả Giáo dục Nghề nghiệp ngày càng chuyển biến theo
hướng tích cực, kỹ năng nghề của các học viên tốt nghiệp ngày càng được nâng liên,

9
lao động qua đào tạo nghề cơ bản đã được tham gia hầu hết cào các lĩnh vực nghề
nghiệp kinh tế (thậm chí đảm nhận được vị trí công việc phức tạp). Theo số liệu từ
cổng điện tử Tỉnh ủy Thanh hóa thì tỷ lệ học viên tìm được việc làm đạt gần 100%
như nghề hàn, may mặc, công nghiệp,…tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo có
trình độ cao đẳng đạt trên 90%, trung cấp đạt trên 85% và trình độ sơ cấp đạt trên
75%
Để đạt được sự đột phá trên trên thì các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã
triển khai và áp dụng nhiều biện pháp nhằm bồi dưỡng và tuyển dụng giáo viên. Một
số thành tựu lớn như:
- Công tác quản lý và kiểm tra chất lượng nhà giáo được tăng cường: Các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã xây dựng, hoàn thiện và áp dục các tiêu chuẩn, quy
chế về giáo viên trong Giáo dục nghề nghiệp, thường xuyên thực hiện kiểm tra và
đánh giá hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của từng giáo viên, tiến hành
khen thưởng và kỷ luật nhà giáo theo đúng quy định.
- Công tác đào tạo và bồi dưỡng được đẩy mạnh: cùng với sự phối hợp
với cơ quan chức năng, các khóa đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ngày càng
được mở rộng với mục tiêu là cập nhật kiến thức, kỹ năng mới cho nhà giáo. Tạo cơ
hội cho các giáo viên tham gia học các chương trình trực tuyến, mở rộng đường dây
liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn
thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo, triển lãm,…
- Các hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo được mở rộng: Kế
hoạch, đề tài nghiên cứu, dự án nghiên cứu khoa học được tạo điều kiện đến mức tối
đa bằng cách cung cấp các nguồn lực, thiết bị, tài liệu,…tạo cơ hội cho nhà giáo tiếp
cận với nội dung mới, phù hợp với sự chuyển biến của thế giới.
Tỷ lệ xuất khẩu lao động tại tỉnh Thanh Hóa cũng đạt được nhiều thành
công lớn, chiếm phần trăm cao trong tổng thu nhập bình quân đầu người. Xuất khẩu
lao động còn được xem là cơ hội để lao động không chỉ tại tỉnh mà còn cả lao động
Việt Nam tiếp cận được với các thị trường chất lượng cao, nâng cao về kỹ năng, kiến
thức và nhất là thu nhập. Yếu tố này còn có thể xem như là đòn bẩy kinh tế, kích thích
cho nền GDNN của tỉnh và quốc gia phát triển, giúp cho nhiều người lao động ý thức

10
hơn về nhiệm vụ học tập và nâng cao chất lượng tay nghề để có thể đáp ứng được
yêu cầu mới của thị trường.
Bảng 3.3 Người lao động qua GDNN giai đoạn 2020 – 2022
ĐVT: Người

Năm 2020 2021 2022

Người lao động qua đào tạo

Người lao động qua đào tạo 35.000 40.000 45.500

Nguồn: Tổng hợp (Sở LDTBXH tỉnh Thanh Hóa)


Trong ba năm trở lại đây từ 2020 – 2022, tỉnh Thanh Hóa đã có những
bước tiến nhảy vọt trong công tác đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là lao
động đối với lao động nông thôn. Số lượng lao động được đào tạo qua các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp của tỉnh đa tăng dần qua các năm, cụ thể, năm 2020 – 2021 – 2022
tỉnh đã đào tạo được lần lượt là 35.000; 40.000; 45.500 lao động tại các cơ sở GDNN
chiếm lần lượt là 65%; 70%; 72% lao động của tỉnh. Những con số ấn tượng trên cho
thấy được sự quan tâm và đầu tư của tỉnh Thanh Hóa vào việc phát triển đội ngũ nhân
lực chất lượng cao, tiền đề chính là phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghề nghiệp
cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Đây chính là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
3.4.2 Hạn chế
Tuy những đạt được rất nhiều kết quả lớn trong việc nâng cao chất lượng
GDNN tại địa phương được thể hiện qua việc số lượng và chất lượng của giáo viên
có tăng qua từng năm, mức thu nhập của người người lao động đạt nhiều con số ấn
tượng. Nhưng tỉnh Thanh Hóa vẫn còn tồn tại nhiều nhiều điểm khó khăn, nút thắt
cần được kjp thời nhìn nhận và tháo gỡ. Thậm chí một số điểm khó khăn mang tính
cục bộ, ảnh hưởng toàn Việt Nam chứ không chỉ riêng một địa phương nào. Các khó
khăn theo từng đối tượng như sau:
- Đối với nâng cao chất lượng giáo viên

11
Việc đạt những kết quả ấn tượng đó, đứng trước yêu cầu đổi mới và nâng
cao chất lượng GDNN toàn diện (bao gồm luôn vấn đề nâng cao chất lượng giáo
viên), công tác xây dựng và nhất là phát triển đội ngũ nhà giáo và người lao động cần
vẫn còn là một vấn đề nan giải vì cần đổi mới một cách toàn diện như hoàn thiện hành
lang pháp lý, chính sách và chế độ cho nhà giáo, học viên và người lao động; các
chương trình, hoạt động bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo.
Đối với giáo viên thì có thể nhìn nhận được 5 hạn chế, nút thắt khó tháo
gỡ trong việc phát triển chất lượng đội ngũ đào tạo nghề, gồm:
1. Quy hoạch tổng thể về phát triển đội ngũ giáo viên theo từng giai đoạn
chưa được cụ thể.
2. Quy chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng thự
hành cho giáo viên chưa được phân loại cho từng loại hình, trình độ, nghiệp vụ, ngành
nghề của giáo viên.
3. Quy chế bổ nhiệm và bố trí giáo viên chưa được hợp lí. Các cơ sở đào
tạo thiếu nhân lực thường có xu hướng điều chuyển giáo viên trong thời hạn ngắn,
tuy vậy đây cũng chỉ được xem là biện pháp tạm thời không mang tính lâu dài.
4. Quy chế về đánh giá, kiểm tra lại năng lực của giáo viên. Một số giáo
viên thiếu tính sáng tạo và ứng dụng, không cập kiến thức và xu hướng ngành nghề
mới sẽ dẫn tới chất lượng đào tạo người lao động đi xuống.
5. Quy chế về thi đua, khen thưởng, kỷ luật giáo viên chưa hoàn thiện. Thi
đua và khen thưởng có thể được xem là phương pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu suất
công việc, “làm tốt không khen, làm sai không phạt” sẽ khiến cho không chỉ giáo
viên mà còn người lao động mất đi động lực làm việc.
Bên cạnh những hạn chế cốt lõi đó thì còn một số hạn chế nhỏ khác cũng
cần được để tâm tới, điển hình như là số lượng và chất lượng giảng viên tại tỉnh Thanh
Hóa so với các khu vực khác thì số lượng giảng viên đạt trình độ tiến sĩ vẫn còn khiên
tốn, cả về năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
- Đối với nâng cao chất lượng người lao động qua GDNN
Nâng cao chất lượng người lao động qua GDNN là một bài toán không
đơn giản, điểm khó khăn này không chỉ xuất hiện tại mỗi tỉnh Thanh Hóa mà còn ở
toàn quốc. Một số điểm nan giải có thể được nhìn nhận như:
12
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và giáo viên đào tạo tại một số khu vực
trong tỉnh còn bị thiếu hụt. Tính đến nay, theo báo cáo của Sở tỉnh Thanh Hóa thì tỉnh
đã có đến 66 cơ sở GDNN, tuy mạng lưới cơ sở đang mở rộng nhưng đối với các cơ
sở đã thành lập từ trước đó thì đang dần xuống cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị
không được sử dụng và thậm chí lỗi thời. Đặc biệt như các ngành nghề liên quan đến
công nghề như: IT, điện tử, cơ khí,…nhu cầu sử dụng thiết bị hiện đại mới để thực
hành là rất cao.
2. Cung lao động không phù hợp với cầu lao động: Theo Trung tâm Dự
báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thanh Hóa thì trong năm
2023, tỉnh có nhu cầu tuyển khoảng 40.000 người lao động (chủ yếu là trình độ cao
đẳng và trung cấp). Mục tiêu đề ra là thế nhưng tới hiện nay các cơ sở GDNN tại
Thanh Hóa chưa đáp ứng được nhu cầu do cơ cấu đào tạo chưa phản ánh đúng xu
hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số ngành nghề truyền thống như lâm
nghiệp, nông nghiệp,… có số lượng học quá lớn, còn các ngành như dệt may, gốm
sứ,… lại có số lượng người học ít hoặc không có.
3. Chất lượng và hiệu quả của các cơ sở GDNN vẫn còn ở mức thấp: Một
số cơ sở còn đang thiếu hụt về cơ sở vật chất, trong thiết bị giảng dạy và giáo viên có
trình độ dẫn tới chất lượng đầu ra kém. Bên cạnh đó, một số cơ sở còn vi phạm các
quy định về tiêu chuẩn chương trình đào tạo, chất lượng giáo viên,…làm ảnh hưởng
tới niềm tin của người học và xã hội đối với GDNN.
4. Thiếu sự liên kết giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp nước ngoài, người
lao động sau khi kết thúc chương trình đào tạo muốn đi xuất khẩu còn phải đối mặt
với nhiều thủ tục rườm rà, dẫn tới một hệ lụy mua bằng hoặc làm giấy tờ giả
3.4.3 Nguyên nhân hạn chế
Khó khăn, hạn chế trên là một vấn đề phức tạp mang tính vĩ mô, có nhiều
yếu tố tác động, nên để nhìn được ngọn ngành, gốc rễ của vấn đề trên là một điều vô
cùng khó khăn. Với tầm nhìn và khả năng ngôn ngữ của mình thì em có thể giải thích
một số nguyên nhân chính như sau:
- Đối với giáo viên

13
1. Thiếu sự phối hợp, thực hiện đồng nhất giữa các cơ quan quản lí và cơ
sở GDNN. Mỗi cơ sở có mỗi tiêu chí, phương pháp, kế hoạch phát triển riêng và
không phù hợp với thực tế và nhu cầu thị trường lao động theo từng địa phương.
2. Kế hoạch sử dụng nguồn lao động giáo viên ở từng cơ sở chưa đầy đủ
và chính xác, thiếu tính cập nhật và minh bạch. Ảnh hưởng với việc xác định về số
lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên trong nội bộ cơ sở ở hiện tại và tương
lai.
3. Thiếu nguồn kinh phí trong việc quy hoạch, đầu tư cho các hoạt động
như tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá giáo viên định kỳ…kiểm tra chất lượng
và phát triển đội ngũ giáo viên.
- Đối với người lao động qua GDNN
1. Điều kiện học tập, người giảng dạy và chất lượng người lao động có
thể được xem là một mối liên hệ vừa tương trợ vừa tương phản. Người lao động có
điều kiện học tập và thực hành đầy đủ, người giáo viên nhiệt huyết và có trình độ
giúp người lao động tiết kiệm thời gian, chi phí, chất lượng lao động và ngược lại.
2. Phân hóa thu nhập, điều kiện làm việc theo ngành nghề ảnh hưởng tới
tâm lí lưa chọn ngành học đối với học viên. Điển hình như ngành dệt may và gốm sứ
là ngành nghề truyền thống, phải phụ thuộc xuất khẩu, các sản phẩm được làm ra còn
gặp khó khăn trong việc tiêu thụ trong nước khi phải cạnh tranh với những sản phẩm
rẻ tiền như Trung quốc, tương tự đối với các ngành nghề khác như công nghệ địa
chất, kỹ thuật mỏ thì lại có điều kiện làm việc nguy hiểm.
3. Xu hướng lựa chọn ngành nghề an toàn, ngành nghề quen thuộc như
nông nghiệp và lâm nghiệp, khiến mất cân bằng nguồn cung lao động. Dẫn tới tình
trạng thừa lao động và thu nhập thấp.
4. Suy nghĩ “Xuất khẩu lao động để có thu nhập cao hơn” khiến cho người
lao động bằng mọi giá vay mượn tiền để đi xuất khẩu. Khi qua đến nơi thì lại mất
định hướng, không hòa nhập được với xã hội mới, một số ít không được sử dụng triệt
để khả năng tay nghề đã học trong nước, gây lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc.
5. Người lao động xuất khẩu thiếu sự quan tâm, chăm sóc của nhà nước
sau xuất khẩu. Người lao động không nhận biết được bị lạm dụng hay bị chèn ép
quyền lợi, tạo tâm lý không muốn bám trụ và phải vay nợ quay về nước.
14
4. GIẢI PHÁP
Phương án nâng cao chất lượng giáo viên và người lao động qua GDNN
là một vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xu thế phát
triển hiện đại. Sau khi nghiên cứu và phân tích các điểm hạn chế của vấn đề thì em
có đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ các nút thắt trên như:
- Đối với giáo viên
1. Hoàn thiện chế độ, hành lang pháp lý về chính sách đào tạo, bồi dưỡng,
sử dụng, đánh giá và kỷ luật nhà giáo GDNN. Cần làm rõ các quyền lợi, trách nhiệm
của nhà giáo, đồng thời, chỉ ra trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Các chính sách
nhằm tạo động lực cho giáo viên tham gia vào các đề án nghiên cứu, ứng dụng công
nghệ và mở rộng mạng lưới kết nối doanh nghiệp.
2. Xây dựng các tiêu chuẩn, yêu cầu theo tiêu chí minh bạch – công bằng
để đánh giá và xếp loại nhà giáo theo năng lực và hiệu quả công tác (bao gồm chất
lượng học viên đầu ra).
3. Chương trình, tài liệu sử dụng và phương pháp đào tạo phải có tính cập
nhật. Nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng và năng lực của nhà giáo theo sự thay
đổi nhanh chóng của thị trường. Tạo thêm nhiều chương trình bồi dưỡng chuẩn quốc
tế (điển hình như ASEAN), ngoài việc tích hợp lý thuyết kèm với thực hành thì cần
sử dụng linh hoạt các công cụ số hóa và trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng
4. Nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo
viên GDNN. Đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài liệu mới tạo điều
kiện thuận lợi để giáo viên tự tư duy sáng tạo và phát triển kiến thức chuyên môn của
bản thân.
- Đối với người lao động
1. Tạo điều kiện học tập cho người lao động ở mức tối đa, bằng cách luôn
kiểm tra và bổ sung cơ sở vật chất, tuyển chọn người giáo viên vừa có kiến thức
chuyên môn cao vừa có kỹ năng thực hành tốt.
2. Mở nhiều phương thức và nhiều loại hình đào tạo khác nhau theo đặc
điểm của ngành nghề như: đào tạo tại trường, đào tạo liên kết, đào tạo online,…
3. Cần sự phối hợp chặt chẽ, ý thức học tập của người lao động và cơ sở
GDNN, nhà nước, doanh nghiệp tuyển dụng,…giúp người lao động an tâm về công
15
việc, không lo thất nghiệp sau khi hoàn thành khóa học hoặc chương trình cấp chứng
chỉ.
4. Công tác truyền thông về GDNN tại tỉnh cần phải được tăng cường,
phố biến cụ thể cho học viên tiềm năng và cơ hội việc làm của từng loại ngành nghề.
Tránh để cho học viên chọn nghề theo số đông, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo đầu
ra không chỉ một mà nhiều ngành khác.
5. Cơ sở GDNN và các doanh nghiệp đối tác đối với người lao động xuất
khẩu cần phố biến các quyền lợi, thông tin liên quan để người lao động nắm bắt trước
khi ra nước ngoài làm việc. Đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài cần có những
cuộc khảo sát, đánh giá định kỳ đối với người lao động xuất khẩu đã khai báo, tránh
việc họ bị doanh nghiệp hay cơ sở tư nhân chèn ép, giúp người lao động không cảm
thấy lạc lõng nơi xứ người.

5. KẾT LUẬN
Từ lâu, tỉnh Thanh Hóa đã nhìn nhận được mục tiêu và nhiệm vụ cốt lõi
trong việc phát triển cơ sở GDNN là hướng đi tối ưu nhằm nâng cao chất lượng người
lao động bằng phương thức phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo cả về số lượng và
chất lượng. Phần lớn giáo viên dạy nghề đều đáp ứng tốt về trình độ chuyên môn và
kỹ năng tay nghề, bản thân mỗi giáo viên đều có tự phát triển, nâng cao trình độ của
bản thân thông qua việc tích cực tham gia các buổi bồi dưỡng và nghiên cứu khoa
học về lĩnh vực chuyên môn. Điều này ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đầu ra của
các cơ sở đào tạo, người lao động sau khi kết thúc khóa học đạt chuẩn về trình độ, kỹ
năng tay nghề dễ dàng có được công việc ngay cả khi còn đang học, có mức thu nhập
tốt hơn rất nhiều giúp cho cuộc sống trở nên thoải mái hơn (nhất là người lao động
xuất khẩu). Tuy kết quả nhận lại có lẽ là “bức tranh đẹp” nhiều người mơ ước nhưng
vẫn phải đối diện khá nhiều thách thức, bên cạnh đó, một số ít người lao động vẫn
chưa nhìn nhận được tầm quan trọng của GDNN đối với cuộc sống và việc làm. Đòi
hỏi nhà nước, xã hội, cơ sở GDNN cần phải kịp thời đưa ra và áp dụng những biện
pháp mang tính lâu dài và hiệu quả để nâng cao chất lượng người lao động, tăng sức
cạnh tranh về người lao động không dừng lại ở tỉnh Thanh Hóa mà còn ở Việt Nam
và tốt hơn là ở thị trường quốc tế.

16
Bài viết trên, dựa theo những cơ sở lí luận, khái niệm đã được học trên lớp
dưới sự hướng dẫn của giảng viên, em đã tiến hành phân tích thực trạng, chỉ ra được
những mặt đạt được và khó khăn về công tác nâng cao chất lượng giáo viên và người
lao động qua GDNN tại tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm
khắc phục và cải thiện tình trạng đang diễn ra trên địa bàn tỉnh. Mong rằng với sự cố
gắng và quyết tâm không chỉ riêng tại địa phương, cùng với sự nỗ lực của mỗi người
lao động và toàn xã hội tại tỉnh Thanh Hóa, chất lượng giáo viên đào tạo và người lao
động sẽ được nâng cao về mọi mặt.
Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng vì thời gian có hạn và ngôn từ còn hạn
chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi nhiều sai sót, em mong cô có thể bỏ qua giúp
em. Em xin cảm ơn cô nhiều ạ!

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Quốc Hội (2014), “Luật Giáo dục Nghề nghiệp”, Thư viện pháp luật,
truy cập tại đường link https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-
luong/Luat-Giao-duc-nghe-nghiep-2014-259733.aspx ngày 14/10/2023
2. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Ủy Thanh Hóa (24/09/2021), “Công tác
quản lý về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh”, truy cập tại đường link
https://thanhhoa.dcs.vn/tinhuy/pages/2021-9-24/Cong-tac-quan-ly-ve-giao-duc-
nghe-nghiep-tren-dia-v3ls6ta3be78.aspx ngày 15/10/2023
3. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Ủy Thanh Hóa (11/03/2022), “Hoạt động
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh”, truy cập tại đường link
https://thanhhoa.dcs.vn/tinhuy/pages/2022-3-11/Hoat-dong-cac-co-so-giao-duc-
nghe-nghiep-tren-dia-8jqg46rv97am.aspx ngày 16/10/2023
4. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Ủy Thanh Hóa (13/05/2022), “Tình hình
phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh”, truy cập tại đường link
https://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/giao-48-200-chi-tieu-tuyen-sinh-cho-cac-
co-so-giao-duc-nghe-nghiep/178142.htm ngày 18/10/2023
5. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Ủy Thanh Hóa (08/08/2022), “Công bố kết
quả điều tra lao động, việc làm và thu nhập bình quân đầu người cấp huyện trên địa
bàn tỉnh”, truy cập tại đường link https://thanhhoa.dcs.vn/tinhuy/pages/2022-8-

17
8/Cong-bo-ket-qua-dieu-tra-lao-dong-viec-lam-va-thu-g5d5zpba647a.aspx ngày
19/10/2022
6. Trần Hằng (31/03/20233), “Giao 48.200 chỉ tiêu tuyển sinh cho các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp”, Báo Thanh Hóa Online, truy cập tại đường link
https://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/giao-48-200-chi-tieu-tuyen-sinh-cho-cac-
co-so-giao-duc-nghe-nghiep/178142.htm ngày 20/10/2023
7. Nguyễn Thuấn (09/04/2023), “Thanh Hóa tạo việc làm cho 13.500 lao
động trong 3 tháng đầu năm”, Báo VnEconomy, truy cập tại đường link
https://vneconomy.vn/thanh-hoa-tao-viec-lam-cho-13-500-lao-dong-trong-3-thang-
dau-nam.htm ngày 22/10/2023

18
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
1 GDNN Giáo dục nghề nghiệp
Bộ Lao động - Thương binh & Xã
2 BLĐTBXH
hội

Information and Communication


3 ICT
Technologies

4 ĐVT Đơn vị tính


5 Tp Thành phố
6 Tx Thị xã
7 H Huyện

PL.1
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Tên Trang
Biểu đồ 3.1 Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của nhà giáo 5
GDNN năm 2022
Biểu đồ 3.2 Thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh Thanh Hóa năm 8
2021
Bảng 3.3 Người lao động qua GDNN giai đoạn 2020 – 2022 11

PL.2

You might also like