You are on page 1of 18

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐH LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

1018 Tô ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Tp.HCM


website: www.ldxh.edu.vn

------------

TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG KHU VỰC CÔNG

Họ và Tên: Phạm Thị Ngọc Mai


Lớp: Đ20NL2
Số báo danh: 121
Ngành: Quản trị nhân lực

THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC
VIÊN CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tp. HCM, tháng 10 năm 2023


BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐH LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

1018 Tô ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Tp.HCM


website: www.ldxh.edu.vn

------------

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG KHU VỰC CÔNG

Họ và Tên: Phạm Thị Ngọc Mai


Lớp: Đ20NL2
Số báo danh: 121
Ngành: Quản trị nhân lực

THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC
VIÊN CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn


Th.S Đinh Thị Tâm

Tp. HCM, tháng 10 năm 2023


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

1 CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức

2 VC Viên chức

3 HĐND Hội đồng nhân dân

4 UBND Ủy ban nhân dân

5 KVC Khu vực công


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KHU VỰC CÔNG . 2
1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến thực trạng .................................................................2
1.1.1. Một số khái niệm ....................................................................................................2
1.1.2. Vai trò đào tạo nhân lực khu vực công ..................................................................2
1.2. Cơ sở lý luận liên quan đến giải pháp ...................................................................3
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC, ........... 5
VIÊN CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................. 5
2.1. Tổng quan về Thành phố Hà Nội ..........................................................................5
2.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu ..........................................................................6
2.2.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Thành phố Hà Nội ............6
2.2.2. Về công tác đào tạo cán bộ, công chức, viên chức tại Thành phố Hà Nội ...........7
2.3. Đánh giá thực trạng ...............................................................................................9
2.3.1. Ưu điểm ..................................................................................................................9
2.3.2. Hạn chế ..................................................................................................................9
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP .......................................................................... 11
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 13
PHẦN MỞ ĐẦU
Có thể nói, nguồn nhân lực là tài sản quý giá và quan trọng nhất của bất cứ một xã
hội hay một tổ chức nào. Một doanh nghiệp có thể không sở hữu nguồn tài chính dồi
dào hay chưa có chỗ đứng trên thị trường nhưng đang có trong tay những đội ngũ nhân
lực có trình độ chuyên môn, sáng tạo và nhiệt huyết chính là một doanh nghiệp tiềm
năng. Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì cạnh tranh là động lực phát
triển của các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp không chỉ chạy đua về sản phẩm,
về công nghệ, về tìm kiếm khách hàng mà còn luôn chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng
và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự để đáp ứng những chuyển đổi về số, phát triển
khoa học công nghệ.
Một tổ chức, khu vực muốn tồn tại và phát triển bền vững thì việc đầu tư vào
công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nên được chú trọng để nâng cao tính cạnh tranh
trên thị trường. Không chỉ ở trong các tổ chức tư nhân, mà cả trong khu vực công công
tác đào tạo cũng được quan tâm hiện nay. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức ở trong khu vực công góp phần đảm bảo chất lượng cho sự phát
triển của một quốc gia, cải thiện mối quan hệ các cấp và việc đào tạo cũng thu hút
nguồn nhân lực tiềm năng.
Nhận biết được tính cấp thiết và quan trọng của công tác đào tạo trong khu vực
công, Hà Nội cũng đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, công chức, viên chức tại địa
phương trong những năm gần đây. Hà Nội thực hiện các Đề án, Kế hoạch đào tạo, dựa
trên các Nghị định, Quyết định được Nhà nước, Chính phủ ban hành. Cùng với đó,
trong quá trình thực hiện, triển khai nhằm nâng cao chất lượng CBCCVC bên cạnh
những kết quả đạt được thì vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong công
tác đào tạo.
Với mong muốn hiểu sâu hơn về thực trạng công tác đào tạo cán bộ công chức,
viên chức tại Thành phố Hà Nội cũng như những mặt đạt và chưa đạt từ đó làm cơ sở
đề xuất giải pháp khuyến nghị nhằm khắc phục những hạn chế đó, em xin chọn đề tài:
“Thực trạng và khuyến nghị về công tác đào tạo công chức, viên chức tại Thành
phố Hà Nội” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần môn Quản trị nhân lực trong khu
vực công.

1
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KHU VỰC CÔNG
1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến thực trạng
1.1.1. Một số khái niệm
Theo Vũ Hồng Phong và Nguyễn Thị Hồng (2020) thì nguồn nhân lực trong
KVC là những người được được tuyển dụng vào làm việc trong KVC, hoặc được bổ
nhiệm vào các ngạch, bậc trong các cơ quan nhà nước
Ở Việt Nam, nguồn nhân lực trong KVC bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc KVC được quy định
trong Luật cán bộ, công chức 2008, Luật viên chức 2010 và Luật công chức, viên chức
sửa đổi năm 2019
- Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng
trong các đơn vị lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân và Công an nhân dân)
Đào tạo nhân lực là tổng hợp các hoạt động nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện
kỹ năng nhằm nâng cao trình độ, giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả
hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Đối tượng đào tạo của nhân lực là kiến thức,
kỹ năng và năng lực thực hiện nghiệp vụ của người lao động.
Đào tạo nhân lực khu vực công là tổng hợp các hoạt động nhằm cung cấp kiến
thức, rèn luyện kỹ năng và trau dồi phẩm chất cho nhân lực khu vực công có đủ năng
lực hoàn thành tốt vị trí công việc hiện tại cũng như sẵn sàng đảm nhiệm các vị trí
công việc trong tương lai ở khu vực công.” (Vũ Hồng Phong & Nguyễn Thị Hồng,
2020)
1.1.2. Vai trò đào tạo nhân lực khu vực công
Công tác đào tạo cán bộ công chức, viên chức có vai trò quan trọng trong việc
nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của
đội ngũ cán bộ công chức viên chức từ đó nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà
nước. Theo Vũ Hồng Phong & Nguyễn Thị Hồng (2020) đào tạo nhân lực trong khu
vực công có vai trò như sau:
*Đối với nhân lực trong khu vực công:
+ Hoạt động đào tạo nhân lực trong khu vực công giúp nhân lực khu vực công
thích nghi với yêu cầu công việc.
+ Giúp đáp ứng nhu cầu học tập của bản thân nhân lực trong khu vực
+ Tạo cơ hội thăng tiến trong công việc

2
+ Có thái độ tích cực, có động lực làm việc
*Đối với tổ chức và xã hội:
+ Đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của khu vực công
+ Đảm bảo chất lượng cho sự phát triển của quốc gia
+ Cải thiện mối quan hệ các cấp
+ Đào tạo giúp thu hút nguồn nhân lực tiềm năng”
1.2. Cơ sở lý luận liên quan đến giải pháp
- Theo Luật Cán bộ, công chức tại Điều 25 quy định về đào tạo, bồi dưỡng công
chức:
“1. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức
danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ.
2. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định.”
- Theo Luật Cán bộ, công chức tại Điều 47 quy định về chế độ đào tạo, bồi
dưỡng công chức như sau:
“1. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức
phải căn cứ tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch
công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
2. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm:
+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức
+ Đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý
3.Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ
quy định.”
- Theo Luật viên chức 2010 quy định tại Điều 33 về chế độ đào tạo, bồi dưỡng
viên chức như sau:
“1. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm
chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật
kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
2. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải
căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập
nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

3
3. Hình thức đào tạo bồi dưỡng viên chức bao gồm:
- Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
- Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp
4. Cán bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt
động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian
đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý.”
Theo Kirpatrich, có 4 cấp độ để đánh gái hiệu quả đào tạo:
- Đánh giá phản ứng của người học
- Đánh giá kết quả học tập
- Đánh giá những thay đổi trong công việc
- Đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức

4
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về Thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một trong hai thành phố
lớn nhất của Việt Nam. Hà Nội nằm về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi
ở phía bắc và phía tây thành phố. Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam với diện tích
3.359,82 km2, bao gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.
Thành phố Hà Nội hiện có hơn 30 đơn vị hành chính cấp huyện, 579 đơn vị hành
chính cấp xã; 23 cơ sở và cơ quan tương đương sở; 26 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ
ban nhân dân cấp huyện.
*Sở Nội vụ Hà Nội
Sở Nội vụ thành phố Hà Nội có quá trình phát triển lâu dài, gắn liền với quá trình
hình thành, xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội. Ngành Nội vụ, Sở Nội vụ của
thành phố có những đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển của bộ
máy Nhà nước cách mạng, quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất
nước, xây dựng Thủ đô qua các giai đoạn lịch sử.
- Cơ cấu tổ chức của Sở Nội Vụ Hà Nội:

Nguồn: Sở Nội Vụ Hà Nội

5
Qua quá trình hình thành và phát triển gần 60 năm của ngành, Sở Nội vụ thành
phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích, được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
quyết định tặng Huân chương Lao động Hạng 3 và Huân chương Lao động Hạng 2.
Thành tích nêu trên ghi nhận công sức đóng góp của nhiều thế hệ cán bộ công chức đã
và đang làm việc tại Sở và ngành Nội vụ thành phố Hà Nội; sự giúp đỡ của các cấp,
các ngành từ Trung ương đến địa phương cho sự trưởng thành của ngành Nội vụ thành
phố.
Nhiệm vụ của ngành Nội vụ nói chung và Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội nói riêng
còn nặng nề, khó khăn, nhưng với quyết tâm, tinh thần trách nhiệm và truyền thống tốt
đẹp của ngành, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội,
toàn thể cán bộ, công chức Sở Nội vụ thành phố Hà Nội nỗ lực phấn đấu, quyết tâm
vượt khó, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển
của Thủ đô Hà Nội.
2.2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Thành phố Hà Nội
Những năm gần đây, Hà Nội luôn phấn đấu, tích cực đổi mới trong công tác đào
tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng kịp thời sự
phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế.
Thông qua sự thành công vượt bậc khi Hà Nội đã hoàn thành việc thực hiện Đề
án Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4450/QĐ-
UBND về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà
Nội giai đoạn 2016 – 2020.
Kết quả đạt được: Thành phố đã nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, kỹ năng
lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn ngạch công chức và chức danh nghề ngiệp viên chức,
quốc phòng an ninh, ngoại ngữ, tin học, kiến thức kỹ năng chuyên ngành, đáp ứng các
yêu cầu, tiêu chuẩn cho cán bộ công chức viên chức; Đã cử cán bộ công chức viên
chức đi đào tạo sau đại học được 110 tiến sĩ (trong đó 06 tiến sĩ được đào tạo ở nước
ngoài, 663 thạc sĩ (trong đó 26 thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài); Bồi dưỡng nâng
cao năng lực lãnh đạo quản lý đối với 1453 (86,8%) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng
và tương đương, 1493 (93,78%) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
(trong đó có 57 người được bồi dưỡng ở nước ngoài). (Mạnh Đoàn, 2022)
Sau Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội
giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội tiếp tục thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và
định hướng đến năm 2030.

6
Hình 1: Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năm 2022 tại Hà Nội

Đơn vị: người


160000
140408
140000
121161
120000

100000

80000

60000

40000

20000 12053
7194
0
Tổng số CBCCVC Công chức Cán bộ công chức cấp xã Viên chức

Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năm 2022

Nguồn: Chất lượng đội ngũ CBCCVC tại Hà Nội, Thư viện pháp luật
Theo Sở nội vụ thành phố Hà Nội, Tổng số CBCCVC năm 2022 đạt 140.408
người, trong đó có 7.194 công chức, chiếm tỷ trọng 5,12%; 12.053 cán bộ, công chức
cấp xã, chiếm tỷ trọng 8,59% và có 121.161 viên chức, chiếm tỷ trọng 86,29%. (Bảng
1). Thực hiện theo Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức,
viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 – 2025 của Hà Nội đạt kết quả tích cực và
có chiều hướng phát triển trong tương lai.
Mặc dù đội ngũ cán bộ công chức viên chức hiện nay cơ bản đã được đào tạo bồi
dưỡng đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và vị trí việc làm theo quy
định. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với nhu cầu nguồn nhân lực để quản lý
phát triển đô thị, xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số, ứng dụng khoa học công
nghệ thông tin; các kiến thức, kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế đặt ra những
yêu cầu trong công tác đào tạo cán bộ công chức viên chức tại Thành phố.
2.2.2. Về công tác đào tạo cán bộ, công chức, viên chức tại Thành phố Hà Nội
Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, chất lượng đào tạo càng được nâng cao và
chú trọng. Nắm bắt tình hình đó, thành phố Hà Nội luôn đẩy mạnh công tác đào tạo,
bồi dưỡng chất lượng đội ngũ CBCCVC. Nhà nước có ban hành văn bản qui phạm
pháp luật về việc đào tạo, bồi dưỡng thông qua Nghị định 101/2017/NĐ-CP nội dung
về “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức” và Nghị định 89/2021/NĐ-CP

7
với nội dung “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP của
Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.”
Trên cơ sở các văn bản pháp luật qui định về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công
chức, viên chức, cụ thể ngày 25/01/2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
163/QĐ-TTg về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện Nghị
định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức; hướng dẫn của Bộ Nội vụ, ngày 17/8/2016, Ủy ban nhân dân
(UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4450/QĐ-UBND về Kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 –
2022. Kết quả đạt được với số lượng CBCCVC được đào tạo như Bảng 1 sau:
Bảng 1: Số lượng cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo giai đoạn 2016 - 2022

Chỉ tiêu Số lượng được đào tạo (người)

Cán bộ công chức 378.046

Viên chức 807.920

CBCCVC lãnh đạo, quản lý 94.555

HĐND 37.956

Nguồn: Sở nội vụ Thành phố Hà Nội


Từ Bảng 1 ta có thể thấy rằng, Hà Nội đang rất chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức. Thể hiện qua số người được đào tạo, nhằm mục đích
thực hiện việc nâng cao chất lượng, trình độ của CBCCVC góp phần thúc đẩy sự phát
triển của thành phố.
Ngày 08/08/2022 Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số
213/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Đề án “ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và
định hướng đến năm 2030”. Các nhiệm vụ cụ thể: Hoàn thiện thể chế, chính sách; Xây
dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng; Tổ chức thực hiện các chỉ tiêu đào tạo, bồi
dưỡng. UBND thành phố Hà Nội đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, Thành phố bồi
dưỡng hình thành đội ngũ chuyên gia; phấn đấu 100% công chức thuộc các sở, cơ
quan tương đương sở, UBND quận, huyện, thị xã còn ít nhất 3 năm công tác được bồi
dưỡng nâng cao năng lực thực thi công vụ.
Thực hiện Quyết định số 3381/QĐ-UBND ngày 29/5/2013 của UBND Thành
phố về việc phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch đào tạo sau đại học của các cơ quan, đơn vị

8
trực thuộc UBND Thành phố giai đoạn 2013 - 2020; Quyết định số 432/QĐ - UBND
ngày 21/01/2020 của UBND Thành phố về việc điều chỉnh và giao chỉ tiêu đào tạo sau
đại học của các cơ quan, đơn vị năm 2019 - 2020 Thành phố đã cử đi học sau đại học
đối với 773 lượt người; trong đó, công chức là 188 lượt người, gồm 12 tiến sĩ, 176 thạc
sĩ; viên chức 585 lượt người, gồm 98 tiến sỹ; 487 thạc sĩ.
Trong Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 20/02/2020 của Uỷ ban nhân dân
Thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán kinh phí đào tạo bồi
dưỡng đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường,
thị trấn thành phố Hà Nội chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng ở khối sở, cơ quan tương đương
và các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND Thành phố: Đào tạo thường xuyên 1.040 lớp với
tổng số học viên là 43.238 lượt người; Đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình, đề án, dự
án 1.865 lớp với tổng sso học viên là 71.517 lượt người. Khối Uỷ ban nhân dân quận,
huyện, thị xã: Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên là 920 lớp với tổng số học viên
133.144 lượt người. Kinh phí tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức các Sở, cơ quan tương đương sở, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
Uỷ ban nhân dân Thành phố 2020: 134.663 triệu đồng.
2.3. Đánh giá thực trạng
2.3.1. Ưu điểm
- Nhìn chung việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Thành
phố Hà Nội đã đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu đề ra về mặt bồi dưỡng, cập nhật các
kiến thức: Quản lý nhà nước, Chức danh nghề nghiệp, Chuyên môn nghiệp vụ, Kỹ
năng lãnh đạo quản lý,…
- Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ
phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát
triển đất nước và hội nhập quốc tế.
- Đối với các khoá đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài giúp cán bộ, công chức, viên
chức được trực tiếp tham gia, thực nghiệm, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến
về lĩnh vực liên quan, từ đó cán bộ, công chức, viên chức có thể tận dụng vào thực
hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã tạo được sự chuyển biến về chất lượng và hiệu
quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đóng góp vào quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố.
2.3.2. Hạn chế
- Hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức chưa
cao, chưa gắn với yêu cầu cần thiết của công việc. Số cán bộ được cử đi đào tạo ngày
càng tăng, song có nhiều trường hợp chuyên ngành đào tạo chưa phù hợp với vị trí,
yêu cầu, nhiệm vụ.

9
- Công tác xây dựng Kế hoạch còn chưa sát yêu cầu, chưa đào tạo bồi dưỡng cán
bộ công chức viên chức để hình thành đội ngũ chuyên gia; chưa bồi dưỡng cán bộ
công chức viên chức đáp ứng những yêu cầu mới về quản lý phát triển đô thị, ứng
dụng công nghệ thông tin trong tình hình mới.
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có lúc chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ;
một số cơ quan, đơn vị chưa rà soát kỹ việc cử cán bộ đi dự tuyển và cử tham gia các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.
Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy của giảng viên còn nặng về thuyết trình, chưa
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên.

10
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Thứ nhất, xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng linh hoạt, phù hợp
với từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; gắn với yêu cầu cầu thiết công việc,
với nội dung đào tạo với chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh và vị trí công việc
của từng cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ hai, thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng nhiều hình
thức khác nhau. Kết hợp đào tạo, bồi dưỡng với rèn luyện cán bộ trong thực tế; đào tạo
cán bộ chuyên sâu với cập nhật kiến thức mới. Tích cực khai thác nguồn lực trong và
ngoài nước phục vụ cho công tác đào tạo. Đầu tư kinh phí thích hợp cho đào tạo, bồi
dưỡng ở nước ngoài.
Thứ ba, đổi mới đánh giá kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức; kết quả đánh giá không chỉ đơn thuần là cử bao nhiêu người đi đào tạo
trong và ngoài nước, mở được bao nhiêu lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức;
bao nhiêu người đạt kết quả khá, giỏi; then chốt của việc kết thúc khóa đào tạo là cán
bộ, công chức, viên chức đã tiếp thu được những gì, họ áp dụng những kiến thức đó
vào thực tế ra sao, có nâng cao được hiệu quả công việc hay không.
Thứ tư, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác phối hợp
giữa các cơ quan, đơn vị; đưa ra đánh giá kịp thời. Đồng thời tăng cường công tác
tuyên truyền, thuyết phục và quán triệt nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ,
đảng viên; Lựa chọn cán bộ trong diện quy hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
tổ chức phù hợp.
Thứ năm, xây dựng các tiêu chí xác định nhu cầu đào tạo nhằm chọn ra người đáp
ứng được các tiêu chí. Chăm lo chuẩn bị, sắp xếp vị trí công tác phù hợp cho cán bộ
nghiệp vụ tổ chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng

11
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu cũng như phân tích thực trạng về đề tài nghiên cứu trên,
có thể nói nguồn nhân lực là tài sản quý giá và quan trọng nhất đối với bất cứ một xã
hội hay một tổ chức nào. Một doanh nghiệp, tổ chức có thể không sở hữu nguồn tài
chính dồi dào hay chưa có chỗ đứng trên thị trường nhưng đang có trong tay những đội
ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn, sáng tạo và nhiệt huyết chính là một doanh
nghiệp, tổ chức tiềm năng. Và muốn tồn tại và phát triển bền vững thì việc đầu tư vào
công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nên được chú trọng để nâng cao tính cạnh tranh
trên thị trường. Không chỉ ở trong các tổ chức tư nhân, mà cả trong khu vực công,
công tác đào tạo cũng được quan tâm hiện nay. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức ở trong khu vực công góp phần đảm bảo chất lượng cho sự phát
triển của một quốc gia, cải thiện mối quan hệ các cấp và việc đào tạo cũng thu hút
nguồn nhân lực tiềm năng.
Hiện nay Hà Nội vẫn đang đẩy mạnh, thực hiện công tác đào tạo, đảm bảo chất
lượng CBCCVC. Có thể nói, để hoàn hoành tốt công tác trên là do có sự quan tâm, chỉ
đạo sát sao của Bộ Nội vụ, Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội, từ đó đã tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả, góp phần xây dựng đội ngũ
CBCCVC chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của
sự phát triển và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp, thống nhất trong
cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến và triển khai
thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC phù hợp với điều kiện, tình hình kinh
tế xã hội trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Đồng thời tiếp tục kết hợp phê duyệt và
thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 –
2025. Phấn đấu nâng cao chất lượng nhân lực trong thành phố.
Bài nghiên cứu công tác đào tạo giúp hiểu rõ hơn về thực trạng chất lượng công
tác đào tạo cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố Hà Nội hiện nay. Từ đó, đưa
ra được những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác đào tạo nhân lực trong khu vực công tại địa phương. Việc nghiên cứu
công tác đào tạo công chức, viên chức trong các tổ chức công tại thành phố Hà Nội có
ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nhân lực tại thành phố, giúp nhìn
nhận rõ hơn về thực tiễn mức cấp thiết của vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức viên
chức ở khu vực công tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung từ đó góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mạnh Đoàn ( 26/5/2022), "Hà Nội cử công chức, viên chức đi học TS, Ths để
hình thành đội ngũ chuyên gia", "Tạp chí Giáo dục Việt Nam", truy cập vào ngày
4/10/2023 tại link: < https://giaoduc.net.vn/ha-noi-cu-cong-chuc-vien-chuc-di-hoc-ts-
ths-de-hinh-thanh-doi-ngu-chuyen-gia-post226755.gd >.
2. Vũ Hồng Phong & Nguyễn Thị Hồng (2020), "Giáo trình Quản trình nhân lực
khu vực công, Trường Đại học Lao động – Xã hội", NXB Hà Nội.
3. Khải Lâm (12/04/2023), “Hà Nội chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ”, “Báo Nhân dân điện tử”, truy cập vào ngày 5/10/2023 tại link:
<https://nhandan.vn/ha-noi-chu-trong-nang-cao-chat-luong-dao-tao-boi-duong-can-bo-
post747438.html >.
4. Thư viện pháp luật, truy cập ngày 4/10/2023 tại link:
<https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-5249-QD-
UBND-2021-Ke-hoach-dao-tao-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-Ha-Noi-498058.aspx > .
5. Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội, truy cập vào ngày 5/10/2023 tại link:
<https://sonoivu.hanoi.gov.vn>.
6. Quốc hội, “Luật Cán bộ công chức”, “Thư viện pháp luật”, truy cập ngày
5/10/2023 tại link:< https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-can-
bo-cong-chuc-2008-22-2008-QH12-82202.aspx >.
7. Quốc hội, “Luật Viên chức”, “Thư viện pháp luật”, truy cập ngày 6/10/2023 tại
link: <https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-vien-chuc-2010-
115271.aspx>.

13

You might also like