You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN 1:


KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
LỚP BỒI DƯỠNG TCCDNN GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
TỔ CHỨC TẠI VIỆN KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC K1
TỪ NGÀY 16/7/2022 ĐẾN NGÀY 13/8/2022
Họ và tên: .............................................................................................................................................................................................................................................................. ........................................................

Ngày tháng năm sinh: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................

Nơi sinh: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Đơn vị công
tác: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Số báo danh: .............................................. .Tổng số tờ: ........................................... Ký nộp: ..............................................................................................................................

........................................................... ,ngày ............................... tháng ......................... năm 2022

Cán bộ thu bài 1 Cán bộ thu bài 2


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

SBD:.................................................. .Bài thi HP1 - Tờ số:0


Cán bộ chấm thi
Điểm
(Ký và ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM HỌC PHẦN 1


a. Theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP “Về đổi mởi cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006
– 2020”, các nhiệm vụ và giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo bao gồm:
- Cơ cấu lại khung chương trình; bảo đảm sự liên thông của các cấp học; giải quyết tốt mối quan hệ về khối lượng
kiến thức và thời lượng học tập giữa các môn giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả
đào tạo của từng môn học. Đổi mới nội dung đào tạo, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng lĩnh
vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển tiềm năng nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, năng
lực hoạt động trong cộng đồng và khả năng lập nghiệp của người học.
- Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người
học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo
dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet. Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các
nước.
- Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để
người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong
nước và ở nước ngoài.
- Đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng gắn với điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, yêu cầu sử
dụng nhân lực, nhu cầu học tập của nhân dân và tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học.
- Cải tiến tuyển sinh theo hướng áp dụng công nghệ đo lường giáo dục hiện đại. Mở rộng nguồn tuyển, tạo thêm
cơ hội học tập cho các đối tượng khó khăn, bảo đảm công bằng xã hội trong tuyển sinh.
- Chấn chỉnh công tác tổ chức đào tạo, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo
thạc sỹ, tiến sỹ.
Để hiện thực hóa các nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Nghị quyết trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
chính sách toàn diện, phù hợp, cụ thể ở một số khía cạnh sau:

(i) Việc đổi mới phương thức tổ chức đào tạo đòi hỏi việc quản lý hoạt động này phải có sự
thay đổi theo cho phù hợp. Quản lý hoạt động đào tạo trong học chế tín chỉ cần tập trung 7 nội
dung sau đây:
- Quản lý việc xây dựng, thực thi chương trình đào tạo từ khâu thiết kế, thẩm định các cấp, ban
hành, triển khai, đánh giá, định kỳ chỉnh sửa cập nhật bổ sung chương trình.
- Quản lý xây dựng chương trình môn học và việc triển khai tổ chức dạy và học theo chương
trình môn học đã được thẩm định và ban hành, cũng như công tác đánh giá cải tiến chương
trình môn học.

SBD:.................................................. .Bài thi HP1 - Tờ số:1


- Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên đòi hỏi phải theo dõi việc xây dựng kế hoạch
giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học, giám sát việc lên lớp của thầy, thực hiện nội dung dạy.
- Quản lý quy trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học, và kết quả của toàn bộ khoá
đào tạo.
- Quản lý quá trình học tập của sinh viên.
- Tổ chức tư vấn học tập cho sinh viên nhằm giúp cho sinh viên hiểu được mục tiêu, cấu trúc,
nội dung và yêu cầu của chương trình, kế hoạch thực hiện chương trình. Từ đó, sinh viên lập
kế hoạch học tập chuẩn bị phương pháp học cho riêng mình phù hợp với yêu cầu của triển khai
chương trình theo phương thức đào tạo theo tín chỉ.
- Quản lý các điều kiện triển khai dạy học môn học.
(ii) Về hình thức tổ chức dạy học ĐH: Hiện nay các trường đại học trong tổ chức đào tạo,
thông thường quá trình triển khai một môn học ở đại học bao gồm 2 phần việc chính: Phần dạy
học trên lớp; Phần sinh viên tự học, tự nghiên cứu (ngoài giờ lên lớp). Tuỳ thuộc vào đặc thù
của môn học, cơ sở đào tạo có thể triển khai bổ sung một số hình thức khác như thực hành,
thực tập, thí nghiệm... Cách thức tiến hành, tỉ lệ thời gian phân bổ cho các hình thức tổ chức
dạy học được qui định bởi mục đích, yêu cầu và đặc thù của môn học, trình độ chuyên môn,
năng lực sư phạm của giảng viên, các yếu tố xuất phát từ sinh viên, cũng như điều kiện thực tế
của từng đơn vị đào tạo. Trong mỗi hình thức tổ chức dạy học này lại có những kiểu giờ dạy
học cụ thể nói lên đặc điểm mối quan hệ hoạt động giữa giảng viên và sinh viên khi thực hiện
mục tiêu dạy học, thể hiện sự gắn bó mật thiết và qui định ràng buộc lẫn nhau giữa hình thức,
phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Như vậy, trong dạy học đại học, có thể chia ra các
hình thức tổ chức dạy học như: Dạy học trên lớp và dạy học ngoài lớp. Trong đó, việc tổ chức
dạy học trên lớp thường diễn ra dưới 3 hình thức cơ bản sau: giờ lý thuyết, giờ seminar và giờ
làm việc nhóm. Việc tổ chức dạy học ngoài lớp thường có các hình thức như: giờ tự học, tự
nghiên cứu; giờ tư vấn; Ngoài ra còn có giờ thực hành, thí nghiệm, giờ thực tập…
(iii) Về phương pháp dạy học ĐH: Theo quan điểm đổi mới PPDH, cần sử dụng các PPDH
dạy học chủ động tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên. Người giảng viên phải
tạo ra được các cơ hội học tập, thông qua các hoạt động đa dạng, kích thích sinh viên khám
phá, áp dụng, phân tích và đánh giá các ý tưởng hơn là truyền đạt thông tin một chiều. Người
học sẽ có cơ hội được thắc mắc, nêu lên các vấn đề để xoay quanh các khái niệm hay các ý
tưởng, từ đó tiến tới giải quyết các vấn đề. Người học sẽ cảm thấy luôn ý thức được quá trình
học của họ, họ đang học gì và phải học như thế nào. Đây cũng chính là cách nâng cao cho sinh
viên cách xây dựng động cơ học tập và hình thành thói quen học tập suốt đời. Theo thông tư
quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào
tạo các trình độ của giáo dục đại học. Số: 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 6 năm 2021 đã
nêu rõ :”Phương pháp dạy học phải được thiết kế theo cách tiếp cận lấy sinh viên làm trung
tâm và chủ thể của quá trình đào tạo, thúc đẩy sinh viên phát huy chủ động và nỗ lực tham gia
các hoạt động học tập; định hướng hiệu quả để sinh viên đạt được chuẩn đầu ra của mỗi học
phần, mỗi thành phần và của cả chương trình đào tạo”. Trong thời gian gần đây, các PPDH
được nhiều chuyên gia giáo dục xem là có hiệu quả cao trong dạy học theo hướng bồi dưỡng
năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên, gồm: phương
pháp giải quyết vấn đề (problem - solving method), phương pháp tham gia (participatory
method), phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study).
(iv) Chuyển đổi số và năng lực số Thế giới đang bước vào kỷ nguyên công nghệ số, quá trình
chuyển đổi số gắn liền với việc ứng dụng công nghệ số vào mọi mặt đời sống của xã hội và
của mỗi người: Nguồn nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp đang chịu tác động sâu sắc.
Vị trí nghề nghiệp liên tục biến đổi, việc ra quyết định phụ thuộc vào quá trình quản trị tri thức
và kỹ năng số. Công nghệ truyền thông, mạng xã hội, công nghệ di động ảnh hưởng mạnh mẽ
SBD:.................................................. .Bài thi HP1 - Tờ số:2
lên hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp và người lao động. Khả năng thích ứng với công
nghệ số mang lại cơ hội và lợi thế lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị
trường, môi trường kinh doanh. Việt Nam, đã có những chính sách cụ thể để thúc đẩy chuyển
đổi số một cách tổng thể và toàn diện. Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình
chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Quyết định số 749/QĐ-
TTg). Mục tiêu quan trọng đến năm 2025, 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% chế
độ báo cáo của Chính phủ đều trực tuyến và số hóa; Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về
chính phủ điện tử... Với quan điểm coi “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể toàn diện
đối với từng cá nhân, tổ chức, nhà trường và xã hội về cách sống, cách làm việc và phương
thức lao động, hoạt động nghề nghiệp dựa trên công nghệ số”.
Trong Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 đã xác
định giáo dục và đào tạo là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực
hiện. Trước yêu cầu chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, ngành giáo dục, đặc biệt là các cơ
sở giáo dục đại học xác định sứ mệnh tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ này, góp phần 222
rút ngắn quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục & đào tạo, đóng góp tích cực vào quá
trình chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số (CĐS) là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để
thay đổi tổng thể và toàn diện cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất của cá nhân,
tổ chức. Hay nói theo cách khác, CĐS chính là quá trình chuyển từ mô hình truyền thống sang
mô hình số bằng cách ứng dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn
vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud computing)… và các phần mềm công nghệ để thay đổi
phương thức quản lý, điều hành, thay đổi quy trình, phương thức làm việc và thay đổi văn hóa
tổ chức. CĐS tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế – xã hội,
góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi
mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Thời kỳ cách mạng công
nghiệp 4.0, CĐS được nhận định là chìa khóa nâng cao hoạt động, gia tăng năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp, tổ chức thông qua những ưu điểm nổi bật mà nó mang lại như tối
ưu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Đối với
giáo dục nói chung, giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng, CĐS mang lại cơ hội áp dụng công
nghệ để tạo ra những thay đổi nhanh chóng về mô hình, cách thức tổ chức và phương pháp dạy
– học.
b) Theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP “Về đổi mởi cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006
– 2020”, các nhiệm vụ và giải pháp đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên và cán
bộ quản lý bao gồm:
- Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học, bảo đảm đủ về số
lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.
- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo
dục đại học. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, tầm nhìn chiến lược,
năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Đổi mới phương thức tuyển dụng theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh. Hoàn thiện và
thực hiện cơ chế hợp đồng dài hạn; bảo đảm sự bình đẳng giữa giảng viên biên chế và hợp đồng, giữa giảng viên
ở cơ sở giáo dục công lập và ở cơ sở giáo dục ngoài công lập.
- Xây dựng và ban hành chính sách mới đối với giảng viên bao gồm tiêu chuẩn giảng viên, định mức lao động,
điều kiện làm việc, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chế độ nghỉ dạy dài hạn để trao đổi học thuật và cơ chế
đánh giá khách quan kết quả công việc. Ban hành chính sách, chế độ kiêm nhiệm giảng dạy.
- Đổi mới quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo hướng giao cho các cơ sở giáo
dục đại học thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn và điều kiện chung do Nhà nước quy định. Định kỳ đánh giá để bổ
nhiệm lại hoặc miễn nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư. Cải cách thủ tục hành chính xét công nhận giảng
viên, giảng viên chính.
Để hiện thực hóa các nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong Nghị quyết trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều

SBD:.................................................. .Bài thi HP1 - Tờ số:3


chính sách toàn diện, phù hợp, cụ thể ở một số khía cạnh sau:

(i) Về vai trò, trách nhiệm của cơ sở GDĐH trong việc phát triển đội ngũ giảng viên đại học
của đơn vị: Trên cơ sở định hướng của Bộ Luật Giáo dục 2019 quy định: “Nhà nước có chính
sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo;
nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính
phủ. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt
chuẩn theo quy định của pháp luật. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà
giáo gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo,
bồi dưỡng nhà giáo. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý
giáo dục gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo
dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Trường sư phạm do Nhà nước
thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong việc
tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá
và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành. Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà
giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục”. Mỗi cơ sở giáo dục đại học cần có chiến lược bồi dưỡng thường xuyên các
kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đại học cho các giảng viên trong đơn vị. Mục
tiêu quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chính là phát triển đội ngũ
trong mỗi cơ sở giáo dục đại học Để phát triển đội ngũ giảng viên đại học chất lượng cao nên
thực hiện việc “luật hóa” các quan điểm, chủ trương của Đảng về việc xây dựng và phát triển
đội ngũ CBVC trong trường đại học - nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Cần kết hợp việc
tạo nguồn GV trong trường đại học và việc thu hút GV có trình độ cao trong trường đại học.
Đổi mới phương thức quản lý viên chức theo chỉ tiêu biên chế sang xác định số lượng các vị
trí việc làm trong từng đơn vị sự nghiệp, có như vậy mới phát huy được tính sang tạo và sự
vươn lên của mỗi giảng viên. Đặc biệt để phát triển đội ngũ giảng viên hiệu quả cần thực hiện
các chính sách, chế độ trong tuyển dụng; môi trường công tác và các điều kiện bảo đảm chất
lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục.
(ii) Về vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng và phát triển đội
ngũ giảng viên đại học: Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Đó là
định hướng quan trọng của Luật Giáo dục đại học năm 2018. Do đó các cơ quan quản lý nhà
nước cần tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa
học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức
khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ
của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều
kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác và hội
nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới. Trách
nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ quy định rõ
trong đó: Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về giáo dục đại học và có trách nhiệm ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học. Như
vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đại học được thực hiện theo các quy định
của nhà nước mà Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp điều hành trên cơ sở nhu cầu của đất nước
trong sự nghiệp phát triển Quốc gia.
(iii) Về tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên ĐH: Đội ngũ giảng viên đóng vai trò quan
trọng trong chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học. Do đó việc tuyển dụng và sử dụng
đội ngũ này đồi hỏi các tiêu chuẩn chặt chẽ và có tính khả thi. Bên cạnh những tiêu chuẩn về
SBD:.................................................. .Bài thi HP1 - Tờ số:4
đào tạo như các loại bằng cấp chuyên môn cần đúng với vị trí việc làm của người ứng tuyển,
để trở thành giảng viên, các cá nhân ứng tuyển cần phải tham gia các chương trình tuyển dụng
nhằm đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức cơ bản của môn học được phân công
giảng dạy; kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo
được giao đảm nhiệm; Mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân
công thuộc chuyên ngành đào tạo; Kế hoạch biên soạn giáo án, tập hợp các tài liệu tham khảo
liên quan của bộ môn, chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách hướng dẫn bài tập, thực
hành, thí nghiệm… Trình độ chuẩn của giảng viên đại học: Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo
giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn
thạc sĩ, luận án tiến sĩ; Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo
dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp12. Đây chính là cơ
cở pháp lý để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện việc tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng
viên hiệu quả đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

SBD:.................................................. .Bài thi HP1 - Tờ số:5

You might also like