You are on page 1of 7

Thực trạng xu hướng tăng dân số trong tương

lai tại Việt Nam


- Mức sinh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quy mô
và cơ cấu của một quốc gia. Mức sinh ở nước ta trong 30 năm trở lại đây
đã giảm tương đối nhanh. Xu hướng giảm sinh này đang có tác động
mạnh mẽ tới tốc độ già hóa dân số. Tỷ trọng số trẻ em giảm diễn ra đồng
thời với tỷ trọng số người già tăng lên trong cơ cấu dân số.  Tỷ trọng số
người già đang tăng nhanh hơn trong mười năm vừa qua đã đưa Việt nam
bước vào thời kỳ già hóa dân số. Mức sinh giảm xuống thấp hơn mức
sinh thay thế ở một số vùng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới làm tăng
nhanh hơn tỷ trọng số người già trong xã hội. Già hóa dân số nhanh dẫn
đến áp lực lên hệ thống an sinh xã hội và tác động đến tăng trưởng kinh
tế. 
- Xu hướng giảm hiện nay: Trong 30 năm trở lại đây, mức sinh ở nước ta
gần như giảm một nữa cũng góp phần làm giảm tốc độ gia tăng dân số
trong tương lai. Tỷ lệ dân số trẻ em dưới 15 tuổi đã giảm từ 39.2% năm
1989 xuống còn 24.3% năm 2019; tỷ lệ dân số từ tuổi 15-64 đã tăng từ
56.1%-68% và tỷ lệ người già 65 tuổi trên lên cũng tăng 4.7%-7.7%. Già
hóa dân số là vấn đề đang được nhận sự quan tâm nhiều nhất không chỉ
có nước ta mà có cả thế giới. Theo từ kết quả phân tích các thống kê dân
số và so sánh các nước khác trên thế giới thì Việt Nam là một trong số
nước có tốc độ già hóa dân sô nhanh nhất thế giới. Theo dự báo của Tổng
cục Thống kê (2021), tỷ trọng số người già ở nước ta tăng thêm 100%
trong vòng 20 năm tới. Khi đó khoảng năm 2040, tỷ trọng người già sẽ
vượt ngưỡng 14%, và Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ già hóa dân số, và có
cơ cấu dân số già.
+ Tình hình dân số ở Việt Nam trong năm 2022:
- Dân số trung bình năm 2022 của cả nước ước tính khoảng 99,46 triệu
người, tăng 955,5 nghìn người tương đương tăng 0,97% so với năm 2021,
trong đó: Dân số thành thị 37,09 triệu người, chiếm 37,3%; dân số nông
thôn 62,37 triệu người, chiếm 62,7%; nam 49,61 triệu người, chiếm
49,9%; nữ 49,85 triệu người, chiếm 50,1%. Tỷ số giới tính của dân số
năm 2022 là 99,5 nam/100 nữ. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước
năm 2022 là 73,6 tuổi, trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,4 tuổi.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2022 là 51,7 triệu
người, tăng 1,1 triệu người so với năm trước; lực lượng lao động trong độ
tuổi lao động là 46 triệu người, tăng 1,4 triệu người; lao động từ 15 tuổi
trở lên đang làm việc là 50,6 triệu người.
+ Tình hình dân số ở Việt Nam trong 6 tháng năm 2023:
- Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.693.410 người vào ngày 28/06/2023
theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm
1,24% dân số thế giới. Mật độ dân số của Việt Nam là 322 người/km2.
Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,7 tuổi
+ Thông tin số liệu gia tăng dân số của Việt Nam và nước ngoài:
- Dưới đây là những số liệu chính về dân số ở Việt Nam trong năm 2022:
1.523.859 trẻ được sinh ra; 644.225 người chết; gia tăng dân số tự nhiên:
879.634 người; di cư: -94.928 người; 49.589.964 nam giới tính đến ngày
31 tháng 12 năm 2022; 49.739.181 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12
năm 2022
- Dưới đây là những số liệu chính về dân số ở Hàn Quốc trong năm 2022:
353.722 trẻ được sinh ra; 342.993 người chết; gia tăng dân số tự nhiên:
10.729 người; di cư: 13.992 người; 25.694.141 nam giới tính đến ngày 31
tháng 12 năm 2022; 25.642.856 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm
2022
- Dưới đây là những số liệu về dân số ở Trung Quốc trong năm 2022:
15.731.621 trẻ được sinh ra; 11.092.378 người chết; gia tăng dân số tự
nhiên: 4.639.243 người; di cư: -383.941 người; 743.188.985 nam giới
tính đến ngàng 31 tháng 12 năm 2022; 707.125.580 nữ giới tính đến ngày
31 tháng 12 năm 2022.
- Dưới đây là những số liệu về dân số ở Nhật Bản trong năm 2022:
893.295 trẻ được sinh ra 1.419.732 người chết Gia tăng dân số tự nhiên: -
526.437 người Di cư: 60.480 người 61.157.425 nam giới tính đến ngày
31 tháng 12 năm 2022 64.173.583 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm
2022
+ Những vấn đề bất cập của dân số Việt Nam:
- Tình trạng mất cân bằng nam nữ:
Mất cân bằng giới tình là tỷ lệ bé trai cao hơn hoặc thấp hơn so với
ngưỡng trung bình của 100 bé gái. Tình trạng này sẽ xảy ra khi tỷ lệ bé
trai so với bé gái thấp hơn 103 hoặc cao hơn 107. Hiện nay, tỷ lệ giới tình
của Việt Nam đang là 112,5/100  (bé trai/bé gái). Như vậy, tình trạng mất
cân bằng giới tính của dân số Việt đang ở mức đáng báo động. Tình trạng
này ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ tương lai và gây nên những hệ lụy lâu
dài:
● Gây nên hệ quả thiếu hụt phụ nữ, dư thừa đàn ông ở độ tuổi kết hôn
● Ảnh hưởng đến cơ cấu, chất lượng của dân số.
● Gây ra hệ lụy cho sự phát triển của dân tộc, của quốc gia.
● Gây nên sự bất bình đẳng giới: phụ nữ có thể phải đối mặt vớiviệc kết
hôn sớm, tỷ lệ ly hôn hay tái hôn của phụ nữ tăng, tình trạng bạo hành
giới, tệ nạn xã hội (buôn bán phụ nữ)…
● Thiếu hụt lao động nữ trong các nghề nghiệp đặc thù: giáo viên mầm
non, may mặc…
Tình trạng mất cân bằng giới tính báo động ở Việt Nam

- Dân số già hóa

Dân số già hóa cũng đang là vấn đề mà Việt Nam sẽ phải đối mặt. Theo
dự đoán, tỷ lệ dân số già của sẽ gia tăng trong giai đoạn từ năm 2019 –
2069, cụ thể:
● Năm 2019: 7,4 triệu người.
● Năm 2039: Dự đoán sẽ tăng lên 16,8 triệu người.
● Năm 2069: Dự đoán sẽ tăng lên 25,2 triệu người.
● Bên cạnh đó, chỉ số già hóa cũng sẽ gia tăng. Chỉ số già hóa là tỷ lệ
giữa trẻ dưới 15 tuổi và người trên 60 tuổi. Vào năm 2019, chỉ số già hóa
của nước ta chỉ là 48,8%. Tuy nhiên đến cuối thời kỳ dự đoán (năm
2069), chỉ số già hóa có thể tăng gấp 3 lần vào khoảng 154,3%. Theo đó,
Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ dân số già từ năm 2039.

- Phân bố dân số không đều


Dân cư phân bố không đồng đều cũng là một trong vấn đề bất cập của
dấn số Việt Nam. Hiện nay, mật độ dân cử ở khu vực Đồng bằng sông
Hồng đang cao hơn so với khu vực Tây Nguyên khoảng 10 lần.

Dân cư tập trung ở thành thị


Dân số tập trung ở khu vực thành thị cao hơn rất nhiều lần so với khu vực
nông thôn. Đặc biệt, xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục được dự đoán diễn ra
trong tương lai. Vào năm 2019, số dân đô thị vào khoảng 33,1 triệu
người. Tuy nhiên theo dự đoán, số dân đô thị sẽ tăng lên khoảng 75,8
triệu người năm 2069. Tỷ lệ tăng dân số đô thị cũng cao hơn gấp sáu lần
so với tỷ lệ tăng dân số nông thôn.
Nguyên nhân chủ yếu của điều này là do sự di dân từ nông thôn lên thành
thị. Ngoài ra, sự thay đổi từ cơ cấu hành chính từ xã/huyện lên
phường/thị trấn của nhiều khu vực. Việc này đã biến dân cư nông thôn
thành dân cư thành thị.
Tóm lại, dân số Việt Nam vào đầu năm 2023 đang khoảng hơn 99 triệu
dân. Con số này có thể sẽ vượt ngưỡng hơn 100 triệu dân theo dự đoán
trong thời gian tới. Ổn định và gia tăng chất lượng cuộc sống sẽ luôn là
bài toán khó của xã hội khi dân số gia tăng đều. Gia tăng dân số, gia tăng
chất lượng cuộc sống là hai vấn đề luôn cần song hành với nhau để đảm
bảo nhu cầu của toàn dân số
Tài liệu kham thảo:
Thực trạng xu hướng biến đổi mức sinh hiện nay ở Việt Nam
(hdll.vn)
Pháp Luật Plus - Dân số Việt Nam năm 2022 tăng 955,5 nghìn
người (phapluatplus.vn)
 https://danso.org/viet-nam/
 https://danso.org/han-quoc/
 https://danso.org/trung-quoc/
https://danso.org/nhat-ban/
Dân số Việt Nam năm 2023? Những vấn đề của dân số hiện nay
(hieuluat.vn)

You might also like