You are on page 1of 1

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA

Khái niệm : cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa là phản ánh trình độ dân trí , học vấn
dân cư một quốc gia một vùng hay toàn thế giới

Ý NGHĨA: giúp đánh giá trình độ dân trí và học vấn của một vùng hay một nước,có
thể giúp cho việc nghiên cứu về tình hình và khả năng phát triển kinh tế. Liên Hợp
Quốc thường dùng các chỉ số trong cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa, một trong
các yếu tố để đánh giá sự phát triển con người (tỉ số người biết chữ và trình độ học
vấn của dân cư).

VD:Một người nước ngoài đến đi du lịch và làm việc tại Việt Nam, người đó được
sống trong 1 môi trường lành mạnh , hạnh phúc và nhận được sự vui vẻ tận tình của
người dân đất nước này, khi đó người này đánh giá được trình độ dân trí và học vấn
của Nước này cao.
- Cơ cấu dân số theo trình độ được chia làm hai chỉ số đánh giá: chỉ số người lớn
biết chữ và chỉ số nhập học các cấp ( hoặc số năm đến trường )
- Tỉ số người lớn biết chữ là số phần trăm những người từ đủ 15 tuổi trở lên biết
đọc , hiểu, viết những câu ngắn đơn giản trong cuộc sống hằng ngày
- Tỉ lệ nhập học các cấp là tương quan giữa số học sinh nhập học các cấp so với tổng
số trẻ em trong độ tuổi đi học tương ứng , đơn vị tính là phần trăm

VD: Ở một đất nước có tỉ lệ người dân biết chữ cao, số năm đi học nhiều như Thụy
Điển thì nước đó có trình độ dân trí cao và chất lượng cuộc sống của họ cũng cao.
Còn với một đất nước có tỉ lệ người dân biết chữ thấp, số năm đi học ít như Nigeria
thì nước đó có trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống thấp.

Ở Việt Nam:
Theo ước tính đến năm 2017 có 67.190.823 người hoặc 94,52% dân số trưởng thành
(từ 15 tuổi trở lên) ở Việt Nam có thể đọc và viết. Theo đó khoảng 3.895.532 người
lớn không biết chữ

You might also like