You are on page 1of 4

TIÊU CHẢY

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Nêu được định nghĩa và kể được các nguyên nhân gây tiêu chảy
2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh tiêu
chảy

1. Định nghĩa:
Tiêu chảy được định nghĩa là đại tiện phân lỏng, hoặc nước trên 3 lần trong
24 giờ. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy kéo dài không quá 14 ngày.
2. Nguyên nhân
- Nhiễm virus: thường gặp là rotavirus, Adenovirus, Norwark…
- Nhiễm vi khuẩn: Campylobacter jejuni, Salmonella, Shilgella (gây bệnh
lỵ), Yersinia, E.coli, Vibrio Cholera (gây bệnh tả).
- Nhiễm ký sinh trùng: Giardia, Cryptosporidium, Entamoeba histolitica…
- Không do nhiễm khuẩn: do dùng thuốc nhuận tràng, bệnh lý toàn thân như
đái tháo đường, cường giáp…
3. Cơ chế
3.1. Tiêu chảy xuất tiết: Do tăng bài tiết các men tiêu hoá, dịch, các chất
điện giải vào trong lòng ruột vượt quá khả năng hấp thu của đại tràng. Thường gặp
khi các độc tố của vi khuẩn: như vi khuẩn tả (Vibrio cholera).
3.2. Tiêu chảy thẩm thấu: Do ăn uống các chất không thể hấp thu qua tế bào
ruột, gây ra một nồng độ lớn chất đó trong lòng ruột làm kéo nước từ các tế bào
biểu mô ruột vào trong lòng ruột vượt quá khả năng tái hấp thu của đại tràng. Ăn
các chất đường sorbitol (dưới dạng thức ăn không đường) hoặc lactose (ở bệnh
nhân thiếu hụt men lactase) hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc có lactoluse
hoặc thuốc trung hoà acid có chứa magie có thể gây ra các triệu chứng tiêu chảy
theo cơ chế này.
3.3. Tiêu chảy do tăng nhu động: Các bệnh lý gây tăng nhu động ruột vượt
quá tốc độ hấp thu nước dẫn đến tăng lượng nước trong phân và gây tiêu chảy.
Nhóm này bao gồm tình trạng cường chức năng tuyến giáp, bệnh lý thần kinh tự
động do đái tháo đường, lo lắng quá mức, hội chứng cai nghiện ma tuý (opiat) và
các thuốc làm tăng nhu động ruột. Tình trạng tiêu chảy cũng có thể xuất hiện ở
bệnh nhân đã tiến hành cắt đoạn ruột.
3.4. Tiêu chảy do viêm: Viêm các tế bào biểu mô ruột gây rò rỉ dịch máu,
protein vào lòng ruột. Một số vi sinh vật xâm nhập trực tiếp qua niêm mạc ruột làm
tổn thương tế bào, hậu quả gây rò dịch, máu và protein vào lòng ruột và làm mất
chức năng tái hấp thu nước bình thường của ruột gây tiêu chẩy phân nhầy máu và
hội chứng lỵ. .
3. Triệu chứng lâm sàng
3.1. Tiêu chảy
- Tiêu chảy phân lỏng nước đục như nước vo gạo, nôn ói nhiều, không sốt,
không đau bụng : nhiễm phảy khuẩn tả (Vibrio cholerae).
- Tiêu chảy phân máu là biểu hiện của tình trạng viêm đại tràng do vi khuẩn
xâm nhập như Shigella, Salmonella, E.coli, Campylobacter… Phân máu kèm theo
sốt có thể > 38,5 và kéo dài > 2 ngày. Thường là khởi đầu phân lỏng nước và
nhanh chóng thành phân máu kèm hội chứng lỵ (đại tiện nhiều lần số lượng ít,
phân nhầy máu kèm mót rặn, đau quặn bụng từng cơn).
- Tiêu chảy xuất hiện sau bữa ăn bị nhiễm khuẩn, < 6 giờ thường do nhiễm
độc tố của vi khuẩn thương hàn, tụ cầu.
3.2. Dấu hiệu mất nước
Triệu chứng Mất nước nhẹ Mất nước trung bình Mất nước nặng

(Không mất nước) ( 2 trong các dấu hiệu ) (2 trong các dấu hiệu)

1. Tổng trạng Tốt, tươi tỉnh Kích thích, bứt rứt Đờ đẫn, lơ mơ

2. Mắt Không trũng Trũng Trũng sâu

3. Khát nước Uống bình thường Khát, uống háo hức Không uống được

4. Nếp véo da Mất nhanh Mất chậm < 2 giây Mất rất chậm > 2 giây

Phác đồ điều trị Phác đồ A Phác đồ B Phác đồ C

3.3. Buồn nôn:


- Nôn có thể là triệu chứng kèm theo của tiêu chảy
- Tiêu chảy do ăn thức ăn nhiễm độc tố vi khuẩn thường khởi phát tiêu chảy
từ 2- 7 giờ , biểu hiện nôn là triệu chứng chính, tiêu chảy thường không nặng, đôi
khi kèm đau quặn bụng và không sốt.
4. Cận lâm sàng
4.1. Cấy phân: khuyến cáo cho bệnh nhân ỉa phân có máu, tiêu chảy nặng
có kèm dấu hiệu mất nước hoặc tiêu chảy không đỡ sau vài ngày.
4.2. Soi tươi phân: cần thiết trong trường hợp nhiều người cùng bị bệnh
trong khu vực sống để xác định nhiễm tả để có biện pháp phòng dịch lây lan.
4. 3. Nội soi đại tràng: những bệnh nhân có đại tiện phân máu, đặc biệt là
không đáp ứng với điều trị kháng sinh.
5. Điều trị
5.1. Bù nước chống mất nước
5.1.1. Mất nước nhẹ: ( < 5% trọng lượng cơ thể )
- Bù dịch theo phác đồ A: uống ORS theo nhu cầu và sau mỗi lần đi tiêu
5.1.2. Mất nước trung bình: ( 6 – 10% trọng lượng cơ thể )
- Bù dịch theo phác đồ B: uống ORS 75ml/Kg/4 giờ
5.1.3. Mất nước nặng: ( > 10% trọng lượng cơ thể )
- Bù dịch theo phác đồ C
+ Người lớn và TE > 12 tháng: 30ml/Kg/30 phút, sau đó 70ml/Kg/2
giờ 30 phút kế tiếp
+ Trẻ < 12 thng: 30ml/Kg/1 giờ đầu, sau đó 70ml/Kg/5 giờ kế tiếp
5.2. Dùng thuốc Kháng sinh
- Chỉ định trong trường hợp tiêu chảy phân có máu, sốt > 38,5 OC, nghi ngờ
nhiễm vi khuẩn.
- Kháng sinh phù hợp là nhóm fluoroquinolon
- Một số trường hợp khi xác định amíp hoặc giardia sẽ dùng metronidazole.
5.3. Các thuốc cầm tiêu chảy (LOPERAMID):
- Chỉ được sử dụng khi nguyên nhân không phải do nhiễm trùng.
- Các trường hợp tiêu phân nhầy máu (tiêu chảy xâm nhập), tiêu chảy có sốt
không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy
5.4. Thuốc hấp thu chất độc (than hoạt, ACTTAPULGITE, SMECTA)
- Thuốc hấp thu độc tố do vi khuẩn sinh ra và ngăn ngừa chúng bám vào
màng tế bào ruột.
- Thuốc phải được sử dụng sớm trước khi các độc tố gắn được vào tế bào
niêm mạc ruột.
- Thuốc có thể làm tăng lượng phân, giảm số lần đại tiện nhưng không làm
giảm lượng dịch mất và vì thế không ngăn ngừa tình trạng mất nước.
- Các thuốc này không có hiệu quả đối với bệnh nhân tiêu chảy phân máu có
nhiễm khuẩn.
5.5. Thuốc probiotic
- Probiotic là các vi khuẩn không gây bệnh, Chúng ngăn ngừa sự xâm nhập
của vi khuẩn vào mô ruột và sản xuất ra các acid béo chuỗi ngắn có lợi cho sự hồi
phục ruột và tăng tốc độ hấp thu dịch và điện giải.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Hội chứng lỵ bao gồm :
A. Đau bụng dọc khung đại tràng, nôn ói, mót rặn nhiều
B. Đau bụng dọc khung đại tràng, mót rặn nhiều, tiêu phân đàm máu
C. Đau bụng dọc khung đại tràng, mót rặn nhiều, tiêu phân nhiều nước
D. Đau bụng dọc khung đại tràng, nôn ói, tiêu phân nhiều nước
2. Vi khuẩn nào sau đây gây bệnh cảnh lỵ trực trùng:
A. Salmonella Typhi C. Entamoeba Histolitica
B. Shigella D. Vibrio cholerae
3. Đặc điểm của bệnh tả là:
A. Sôi ruột, không sốt, không đau bụng.
B. Đầy bụng, không sốt, đau bụng.
C. Tiêu chảy, Sốt nhẹ, không đau bụng.
D. Oi mữa, sốt nhe, đau bụng từng cơn.

You might also like