You are on page 1of 2

ĐỀ KIỂM TRA VÔ CƠ SỐ 1

Bài 1:
a, Thêm nước vào V ml dung dịch Na3PO4 0,5M thu được 1 lít dung dịch X có pH= 12,307. Tính
V.
b, Tính số ml dung dịch HCl 0,2M cần trộn với X để thu được 250Ml dung dịch Y có pH = 2,15
c, Hòa tan 0,535 gam NH4Cl rắn vào 100ml dung dịch X, thu được dung dịch Z. Tính pH của Z.
d, Tính nồng độ PO43- trong dung dịch thu được khi trộn cùng thể tích Z với dung dịch HCl 0,08M.
Biết H3PO4 có pKa1= 2,15 ; pKa2= 7,21; pKa3 = 12,32 , NH4+ có pKa = 9,24
Bài 2:
a, Tính độ tan của Fe(OH)3 trong dung dịch NH4NO3 0,01M
b, Lắc 0,107 gam Fe(OH)3 trong 10ml dung dịch H2SO4 C M thì kết tủa vừa tan hết. Tính giá trị
nhỏ nhất của C để thực hiện quá trình hòa tan đó
Biết 𝛽*(Fe(OH)2+) = 2,17 ; pKa(NH4+) = 9,24; pKs(Fe(OH)3) = 37 ; pKa(HSO4-) = 2
Bài 3:
Cho dung dịch Al(NO3)3 ( gọi là dung dịch X)
a, Tính pH bắt đầu có kết tủa Al(OH)3, kết tủa hoàn toàn và kết tủa tan hoàn toàn từ dung dịch X.
Coi việc điều chỉnh Ph không làm thay đổi thể tích của X.
b, Thêm từ từ V ml dung dịch CH3COONa 0,1M vào 1 ml dung dịch X đến pH = 4,5. Tính V
c, Thêm 3 ml dung dịch NH3 0,01M vào 1ml dung dịch X. Hỏi đã kết tủa hoàn toàn Al(OH)3 ?
Biết nếu có 99,9% lượng nhôm chuyển thành kết tủa Al(OH)3 thì coi như đã kết tủa hoàn toàn
Biết: Al(OH)2+ có –lg*β = 4,30; pKs(Al(OH)3) = 32,4; HAlO2.H2O có pKa = 12,6; CH3COOH
có pKa = 4,76; NH4+có pKa = 9,24.
Bài 4:
Dung dịch A được tạo thành do trộn 10 ml dung dịch AgNO3 0,01M với 10ml dung dịch NH3 nồng
độ C (M).
a, Tính nồng độ cân bằng của các ion thu được trong dung dịch A khi C = 0,1M
b,Tính giá trị nồng độ C của dung dịch NH3 để nồng độ cân bằng của Ag+ giảm xuống còn 10-8M
c, Tính giá trị nồng độ C của dung dịch NH3 để nồng độ cân bằng của phức bậc 1 là cao nhất
Cho biết 𝛽(Ag(NH3)+) = 103,32 ; 𝛽(Ag(NH3)2+) = 107,23 , pKa(NH4+) = 9,24
Bài 5:
1. Các chloride kim loại, ví dụ FeCl3 (rắn) thường được sử dụng làm nguyên liệu đầu cho các tổng
hợp phase rắn. Các cân bằng giữa phase rắn và khí, và các dạng mà chloride tồn tại ở phase khí
đóng vai trò then chốt. FeCl3 (rắn) bị thăng hoa không phân hủy, tạo thành FeCl3 (khí) hoặc
(FeCl3)n (khí) tùy thuộc vào nhiệt độ.
Thực hiện thí nghiệm sau: Lấy một lượng FeCl3 (rắn) vào một ống đậy kín rồi đun nóng tới 277oC
để khảo sát về các cân bằng có thể xảy ra. Khi đạt cân bằng, áp suất trong ống là 0,8062 atm và
còn lại một lượng dư FeCl3 (rắn).
a) Xác định phương trình tuyến tính sự phụ thuộc vào nhiệt độ của áp suất FeCl3 (khí) và (FeCl3)n
(khí).
b) Xác định công thức của (FeCl3)n (khí).
Cho biết: Bảng giá trị nhiệt động của một số chất:
Chất FeCl3 (rắn) FeCl3 (khí) (FeCl3)n (khí)
0
ΔrH f (kJ/mol) - 397 - 253 - 654
S0f (J/mol) 142 344 537
Coi các giá trị ΔH và ΔS không phụ thuộc vào nhiệt độ trong thí nghiệm trên.
2. Một động cơ nhiệt sử dụng khí lý tưởng làm vật sinh công hoạt động theo
chu trình thuận nghịch Otto, được mô tả như hình vẽ. Trong đó A và C là các
quá trình đoạn nhiệt. Cho biết: T1 = 300,5K; T3 = 2073K; P1 = 1,0 bar; V1 – V2
= 1,0 L, V2 = 20%V1 và khí lý tưởng có Cv = 5/2R.
a) Xác định V1, V2, T2 và T4.
b) Tính nhiệt kèm theo mỗi quá trình A, B, C và D.
c) Tính công và hiệu suất của chu trình.
d) Tính ΔS của mỗi quá trình A, B, C và D.
Bài 6:
Nguyên tố A được đốt trong oxi cho sản phẩm là oxit B, nếu tiếp tục oxi hóa B với xúc tác
V2O5/K2O thu được sản phẩm C. Trong khi B hợp nước cho axit yếu D thì C hợp nước cho axit
mạnh E, trên thế giới hàng năm sản xuất khoảng 165 tấn E. Khi A phản ứng với khí clo cho chất
lỏng màu vàng F, F có hai đồng phân cấu trúc. Nếu F tiếp tục phản ứng với clo cho ra chất lỏng
màu đỏ G, G có nhiệt độ sôi là 59oC và có công thức ACl2. Cả F và G phản ứng với nước cho cùng
hỗnhợp các sản phẩm B, A và I. Các phản ứng trên được tóm tắt như sơ đồ sau:

288 mg A được oxi hóa đến sản phẩm C, sau đó hấp thụ vào nước được dung dịch E, để chuẩn
độ hết lượng E cần 18 mL dung dịch NaOH 1 M.
(a) Hãy xác định các hợp chất trong sơ đồ và viết tất các phương trình phản ứng xảy ra.
(b) C phản ứng với G cho sản phẩm H và B. H phản ứng với nước cho D và axit mạnh I, xác
định H và I và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(c) Hãy vẽ công thức Lewis của B, C, F và G (bao gồm các cặp electron không liên kết).
Bài 7:
Cho HgO phản ứng với Cl2, thu được khí X1. Cho X1 phản ứng với ClF, thu được hợp chất X2
kém bền. Hợp chất X2 dễ dàng chuyển hóa thành hợp chất X3. Khi oxid hóa 1mol X3 bằng 1 mol
PtF6 chỉ thu được 1 mol X4 và 1 mol X5. Lần lượt cho X4 và X5 phản ứng với NO2 F thì X4 tạo ra
X3 và [NO2][PtF6], còn X5 tạo ra X6 và [NO2][PtF6]. Hàm lượng của các nguyên tố trong
X2,X3,X6 ( đều chứa 1 nguyên tử chlorine) như sau :
Hợp chất %mCl %mF %mO
X2 50,35% 26,95% 22,70%
X3 41,04% 21,97% 36,99%
X6 28,51% 45,78% 25,70%

You might also like