You are on page 1of 12

Tìm hiểu thực tế Việt Nam

*Số lượng ngân hàng

Hiện nay, Việt Nam có tổng cộng 49 ngân hàng. Trong đó bao gồm: 31 ngân hàng
TMCP, 4 ngân hàng 100% vốn nhà nước, 2 ngân hàng chính sách, 2 ngân hàng liên
doanh, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 1 ngân hàng hợp tác xã.

STT Tên ngân hàng Tên tiếng Anh Tên viết tắt

1 Ngân hàng TMCP Á Châu Asia Commercial Joint Stock Bank ACB

2 Ngân hàng TMCP Tiên Phong Tien Phong Commercial Joint Stock Bank TPBank

Đông Á Bank,
3 Ngân hàng TMCP Đông Á Dong A Commercial Joint Stock Bank
DAB

4 Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank SeABank

5 Ngân hàng TMCP An Bình An Binh Commercial Joint Stock Bank ABBANK

6 Ngân hàng TMCP Bắc Á Bac A Commercial Joint Stock Bank BacABank

7 Ngân hàng TMCP Bản Việt Vietcapital Commercial Joint Stock Bank VietCapitalBank

8 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam Vietnam Maritime Joint – Stock Commercial Bank MSB

VietNam Technological and Commercial Joint Stock Techcombank,


9 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Bank TCB

10 Ngân hàng TMCP Kiên Long Kien Long Commercial Joint Stock Bank KienLongBank

11 Ngân hàng TMCP Nam Á Nam A Comercial Join Stock Bank Nam A Bank

National Citizen
12 Ngân hàng TMCP Quốc Dân National Citizen Commercial Joint Stock Bank
Bank, NCB

13 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial Bank VPBank

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ


14 Ho Chi Minh City Housing Development Bank HDBank
Chí Minh

Orient
15 Ngân hàng TMCP Phương Đông Orient Commercial Joint Stock Bank Commercial Bank,
OCB

16 Ngân hàng TMCP Quân đội Military Commercial Joint Stock Bank Military Bank, MB

17 Ngân hàng TMCP Đại chúng Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank PVcombank

Vietnam International and Commercial Joint Stock


18 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIBBank, VIB
Bank

19 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Sai Gon Joint Stock Commercial Bank Sài Gòn, SCB

Trang 1
20 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Saigon Bank for Industry and Trade Saigonbank, SGB

21 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Saigon – Hanoi Commercial Joint Stock Bank SHBank, SHB

22 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Sacombank, STB

23 Ngân hàng TMCP Việt Á Vietnam Asia Commercial Joint Stock Bank VietABank, VAB

BaoVietBank,
24 Ngân hàng TMCP Bảo Việt Bao Viet Joint Stock Commercial Bank
BVB

25 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Vietnam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank VietBank

Petrolimex Group
26 Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex Joint Stock Commercia Petrolimex Bank
Bank, PG Bank

Vietnam Joint Stock Commercia lVietnam Export


27 Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam Eximbank, EIB
Import Bank

LienVietPostBank,
28 Ngân Hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Joint stock commercial Lien Viet postal bank
LPB

Vietcombank,
29 Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam JSC Bank for Foreign Trade of Vietnam
VCB

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry


30 Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam VietinBank, CTG
and Trade

Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt JSC Bank for Investment and Development of
31 BIDV, BID
Nam Vietnam

Bảng 1: Tổng hợp ngân hàng Thương mại Cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam

STT Tên ngân hàng Tên tiếng Anh Tên viết tắt

Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây


1 Construction Bank CB
dựng Việt Nam

Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Ocean Commercial One Member Limited Liability
2 Oceanbank
Dương Bank

Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu Khí


3 Global Petro Commercial Joint Stock Bank GPBank
Toàn Cầu

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông


4 Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Agribank
thôn Việt Nam

Bảng 2: Tổng hợp ngân hàng Thương mại TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu
đang hoạt động tại Việt Nam

Trang 2
STT Tên ngân hàng Tên tiếng Anh Tên viết tắt

1 Ngân hàng Chính sách xã hội Vietnam Bank for Social Policies NHCSXH/VBSP

2 Ngân hàng Phát triển Việt Nam Vietnam Development Bank VDB

Bảng 3: Tổng hợp ngân hàng Chính sách đang hoạt động tại Việt Nam

STT Tên ngân hàng Tên viết tắt

1 Ngân hàng TNHH Indovina IVB

2 Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga VRB

Bảng 4: Tổng hợp ngân hàng liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam

STT Tên ngân hàng Tên tiếng Anh Quốc gia

1 Ngân hàng TNHH MTV ANZ (Việt Nam) Australia And Newzealand Bank Australia & NewZealand

2 Deutsche Bank Việt Nam Deutsche Bank AG, Vietnam Đức

3 Ngân hàng Citibank Việt Nam Citibank, N.A, Vietnam Mỹ

4 Ngân hàng TNHH MTV HSBC (Việt Nam) HSBC Hồng Kông

Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Standard Chartered Bank (Vietnam) Limited,
5 Anh
(Việt Nam) Standard Chartered

6 Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam Shinhan Vietnam Bank Limited – SHBVN Hàn Quốc

7 Ngân hàng Hong Leong Việt Nam Hong Leong Bank Vietnam Limited – HLBVN Malaysia

8 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia BIDC Campuchia

9 Ngân Hàng Mizuho Bank Mizuhobank Nhật Bản

Bảng 5: Tổng hợp ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam

Cuối cùng là ngân hàng Hợp tác xã Co-op bank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân trung
ương.

Trang 3
*Quy mô

Về quy mô, nổi bật nhất có thể kể đến 4 ngân hàng thương mại nhà nước (BIDV,
Agribank, Vietcombank, VietinBank) đều đã vượt 1 triệu tỷ VND. Riêng BIDV,
Agribank đã cán mốc này từ năm 2019; VietinBank năm 2020 và Vietcombank là vừa
mới năm 2021.

Tổng tài sản của 4 ngân hàng này đạt trên 5 triệu tỷ đồng, tăng gần 4 lần trong
vòng 10 năm và chiếm đến gần 45% tổng tài sản của cả hệ thống tổ chức tín dụng. So với
cách đây chục năm, sự ảnh hưởng của 4 nhà băng này tới quy mô tín dụng, quy mô tiền
gửi của nền kinh tế vẫn ở một vị thế mà các ngân hàng tư nhân khó có thể thay thế được.

Ngoài 4 ngân hàng nói trên, có 7 ngân hàng khác cũng đã có tài sản đạt trên 10 tỷ
USD (tương đương trên 232.000 tỷ đồng), lần lượt là SCB, Sacombank, MBBank,
Techcombank, ACB, SHB và VPBank.

Trong đó, SCB tuy là ngân hàng tư nhân có tổng tài sản lớn nhất, đạt trên 530
nghìn tỷ đồng nhưng cũng mới chỉ bằng khoảng một nửa so với 4 “ông lớn”. Theo sau,
Sacombank và MBBank lần lượt có tổng tài sản là hơn 402 nghìn tỷ và 439 nghìn tỷ. 4
ngân hàng còn lại đều có tổng tài sản trên 300 nghìn tỷ.

HDBank đang có tổng tài sản hơn 210.000 nghìn tỷ đồng. Nếu duy trì đà phát triển
như hiện nay, ngân hàng này cũng sẽ sớm gia nhập vào “câu lạc bộ” tài sản 10 tỷ USD
trong hệ thống trong thời gian tới.

Cả hệ thống có 35 ngân hàng thương mại, nhưng sự phân hóa quy mô là rất lớn. Ở
thời điểm hiện tại, vẫn còn khoảng gần 15 ngân hàng có tổng tài sản dưới 100.000 tỷ
đồng. Những ngân hàng như Saigonbank, PGBank chỉ vỏn vẹn hơn 21.000 tỷ và 28.000
tỷ, tức chỉ bằng 1/65 lần so với ngân hàng lớn nhất.

Trong vòng gần 10 năm qua, bảng xếp hạng tổng tài sản của các ngân hàng đã có
sự thay đổi đáng kể. Có những cái tên đã biến mất sau giai đoạn M&A nở rộ và có những
ngân hàng bất ngờ vụt lên thứ hạng cao sau sáp nhập. 10 nhà băng lớn nhất lúc đó lần

Trang 4
lượt là Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank, ACB, Sacombank, Techcombank,
MBBank, Eximbank và SCB. Cuối năm 2020, tổng tài sản của Agribank lúc đó là hơn
480 nghìn tỷ đồng, bỏ khá xa BIDV với chỉ gần 300 nghìn tỷ. Tuy nhiên, đến cuối năm
2018, BIDV đã chính thức vượt Agribank khi cán mốc 1,3 triệu tỷ đồng.

SCB từ vị trí chót bảng đã nhảy vọt lên làm ngân hàng tư nhân có tổng tài sản lớn
nhất (thay thế cho ACB). Sở dĩ có bước chuyển mình đột ngột này là do năm 2021,
NHNN cho phép hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng SCB, Ficombank, TinNghiaBank.

VPBank từ một ngân hàng chỉ với tổng tài sản hơn 27.000 tỷ đồng vào năm 2020
đã nhanh chóng tăng trưởng vượt bậc để leo lên Top 10. Eximbank từ vị trí thứ 9 lại tụt
dốc xuống thứ 14.

Trong top 10 ngân hàng, VPBank cũng là nhà băng có tăng trưởng quy mô nhanh
nhất trong 10 năm qua (tổng tài sản tăng hơn 12,5 lần). Trong khi đó có những ngân hàng
như Agribank, ACB tăng trưởng chậm hơn nhiều, chỉ tăng lần lượt 2,7 và 2,1 lần trong 1
thập kỷ.

Mỗi ngân hàng đều có câu chuyện riêng trong quá trình phát triển suốt 10 năm
qua, và sự xáo trộn vị thế của các nhà băng là điều đương nhiên. Sự xáo trộn này trong
thời gian tới có lẽ sẽ còn tiếp diễn, bởi ở thời điểm hiện tại, lợi thế cũng như khó khăn
của riêng ngân hàng đã có sự khác biệt.

Nhiều ngân hàng lớn sẽ buộc phải tăng trưởng chậm lại do vướng mắc về nợ xấu,
hạn chế vốn. Trong khi những ngân hàng tư nhân có tiềm lực vốn điều lệ mạnh, hướng đi
mới và khác biệt sẽ ngày càng bứt phá.

*Hoạt động

Trong bối cảnh Covid-19 diễn ra phức tạp, tính đến hết năm 2021, hoạt động ngành
Ngân hàng tại Việt Nam có những điểm nổi bật sau:

Trang 5
Thứ nhất, trong bối cảnh giá cả, lạm phát thế giới gia tăng, chính sách tiền tệ tiếp
tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều hành linh hoạt và chủ động, góp
phần duy trì ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. 
 
Kết quả đạt được thể hiện trên các phương diện chủ yếu sau: 
 
(i) Thanh khoản thị trường dồi dào, mặt bằng lãi suất giảm nhẹ và duy trì ở mức
thấp. Trên thị trường 1, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 0,7% so với đầu năm (con
số giảm của năm 2020 là khoảng 1%), thấp nhất trong vòng 20 năm; trên thị trường liên
ngân hàng, lãi suất thấp, thanh khoản khá dồi dào.  
 
(ii) Tỷ giá được duy trì ổn định trong phần lớn thời gian qua. Đồng tiền Việt Nam
(VND) là một trong số ít đồng tiền có xu hướng tăng giá (khoảng 1% so với USD) trong
bối cảnh đồng USD mạnh lên trên thị trường quốc tế.
 
(iii) NHNN chủ động (cùng với các bộ, ngành khác) trao đổi với Bộ Tài chính Mỹ,
nhờ đó, Việt Nam được tháo mác “thao túng tiền tệ” từ tháng 4/2021 đến nay.
 
(iv) Lạm phát duy trì ở mức thấp và cung tiền M2 được điều hành ở mức hợp lý.
CPI bình quân cả năm tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể
từ năm 2016. Nếu chỉ xét lạm phát cơ bản (do yếu tố tiền tệ), bình quân chỉ tăng 0,9% so
với cùng kỳ năm 2020, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2011, với mức tổng phương tiện
thanh toán (M2) tăng khoảng 8% so với đầu năm, thấp hơn nhiều so với mức tăng hơn
10% năm 2020.
 
Trong khi đó, lạm phát toàn cầu dự báo tăng mạnh ở mức 3,2% so với mức 2%
của năm 2020. Nguyên nhân xuất phát từ việc giá cả hàng hóa tăng trên diện rộng vì nhu
cầu sản xuất gia tăng (cầu kéo) và chi phí đẩy (chi phí năng lượng, nguyên vật liệu, phân
bón, logistics…) đều tăng mạnh do các biện pháp giãn cách, phòng, chống dịch bệnh…
 
Thứ hai, trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-
19, hoạt động tín dụng vẫn đạt được mức tăng trưởng tích cực, huy động vốn có phần
chậm lại, nhưng an toàn vốn được đảm bảo. 
 
Cả năm 2021, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng 13,47% so với cuối năm 2020.
Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tín
dụng vào bất động sản và chứng khoán được NHNN kiểm soát chặt chẽ, cùng với động
thái tăng cường kiểm soát của Bộ Tài chính. Sang năm 2022, dự báo tín dụng tăng
khoảng 13 - 14% (tính cả các gói tín dụng từ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế -
xã hội giai đoạn 2022 - 2023).
 
Tuy nhiên, huy động vốn có tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2019 và năm 2020,
không loại trừ rủi ro dòng tiền đang chảy vào các tài sản sinh lời cao hơn (bất động sản,
Trang 6
chứng khoán, đầu tư tiền kỹ thuật số...). Cả năm 2021, huy động vốn (cả dân cư và tổ
chức) tăng khoảng 9%, thấp hơn mức tăng khoảng 14 - 15% các năm trước. Mặc dù vậy,
các ngân hàng không khó khăn về thanh khoản do: (i) Nhu cầu tín dụng còn yếu, (ii)
NHNN liên tục sử dụng các công cụ thị trường mở (gồm cả mua ngoại tệ) để trung hòa
lượng cung tiền vừa hỗ trợ thanh khoản, vừa kiểm soát lạm phát và (iii) Lãi suất liên ngân
hàng thấp, các ngân hàng có thể huy động vốn ngắn hạn từ kênh này.
 
Về an toàn vốn, vốn điều lệ của hệ thống TCTD tăng khá tốt. Hết 9 tháng đầu năm
2021, vốn điều lệ hệ thống TCTD tăng 8,3%, cả năm ước tăng khoảng 10%, gấp đôi mức
tăng 5% năm 2020. Hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng áp dụng Thông tư số
41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn
đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã cải thiện từ 11,1% hồi đầu năm
lên khoảng 11,5% cuối năm 2021. (Hình 1, Hình 2)

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp và dự báo

Trang 7
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp và dự báo

Thứ ba, ngành Ngân hàng tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối
cảnh dịch bệnh. 

Tháng 7/2021, NHNN và Hiệp hội Ngân hàng đã kêu gọi 16 ngân hàng thương
mại (NHTM) (chiếm 75% tổng dư nợ toàn hệ thống) giảm lãi suất cho vay từ 0,5 - 1%
đối với khách hàng cá nhân và 1 - 2% đối với khách hàng doanh nghiệp, tập trung vào đối
tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19. Trong các tháng cuối năm 2021,
NHNN cũng đang phối hợp xây dựng Chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất 2 - 3% (20 -
30 nghìn tỷ đồng) giúp doanh nghiệp vượt qua dịch Covid-19, như là một cấu phần trong
Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023 của Chính phủ.

Năm 2021, NHNN cũng ban hành 02 thông tư quan trọng là Thông tư số
03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của
Thống đốc NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại
thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu
ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo tính toán của Nhóm nghiên cứu, số tiền ngành Ngân
hàng đã hỗ trợ nền kinh tế năm 2020 là khoảng 30,6 nghìn tỷ đồng. Năm 2021, con số
này ước tính khoảng 54 nghìn tỷ đồng (chưa bao gồm trích lập dự phòng rủi ro theo các
Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, Thông tư số 03/2021/TT-NHNN và Thông tư số
14/2021/TT-NHNN). Năm 2022, theo Thông tư số 14/2021/TT-NHNN, các TCTD sẽ
tiếp tục giảm lãi suất, phí, cơ cấu lại nợ…; với tổng mức hỗ trợ khoảng 20 - 25 nghìn tỷ
đồng. 

Thứ tư, khung pháp lý tiếp tục hoàn thiện theo hướng tăng cường hỗ trợ doanh
nghiệp, kiểm soát rủi ro và chuyển đổi số. 

Việc NHNN ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và các thông tư sửa đổi
(Thông tư số 03/2021/TT-NHNN, Thông tư số 14/2021/TT-NHNN) với mục đích tạo
điều kiện, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua dịch Covid-19. Đồng thời,
giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống ngân hàng, xuất phát từ việc Thông tư
tạm thời cho phép TCTD giữ nguyên nhóm nợ, chưa ghi nhận mức độ rủi ro thực tế. Gần
đây nhất, NHNN thực hiện siết chặt hơn việc mua trái phiếu doanh nghiệp của các ngân
hàng qua Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định việc TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp.

Bên cạnh việc kiểm soát và giảm thiểu rủi ro cho ngành Ngân hàng, Chính phủ,
NHNN cũng ban hành nhiều văn bản để thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng như
cho phép áp dụng eKYC, cho phép các TCTD kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư,
ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng (tháng 5/2021), Đề án phát triển
thanh toán không dùng tiền mặt (tháng 10/2021), nghiên cứu về tiền kỹ thuật số quốc gia

Trang 8
dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain)…

Thứ năm, thu từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng tốt, với lý do chính là từ việc
người dân, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng số hơn. 

Ước tính thu từ hoạt động dịch vụ của các NHTM năm 2021 tăng khoảng 25 - 30%, trong
đó, thu nhập từ phí (đóng góp 47% trong tổng thu nhập ngoài lãi) tăng khoảng 30% so
với cùng kỳ. Còn theo McKinsey (2021), mức thâm nhập dịch vụ Fintech (công nghệ tài
chính) và ví điện tử của Việt Nam đạt 56% trong năm 2021, cao hơn trung bình của châu
Á - Thái Bình Dương (thị trường mới nổi và phát triển). 

Thứ sáu, lợi nhuận các TCTD năm 2021 ước tính tăng khoảng 25 - 30%, với 3 lý
do chính: 

(i) Thông tư số 03/2021/TT-NHNN và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN có quy


định cụ thể về cho phép các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn
trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; đa số các TCTD cũng đã chủ động trích lập dự phòng rủi
ro; 

(ii) Thu từ hoạt động dịch vụ (nhất là ngân hàng số, bancasurance…) tăng nhanh;

(iii) Một số TCTD có điều kiện huy động nguồn vốn rẻ hơn (tiền gửi không kỳ hạn
- CASA) do phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; qua đó, giảm chi phí huy động
vốn. Ngoài ra, các TCTD cũng tích cực tiết giảm chi phí hoạt động.

Thứ bảy, các TCTD chủ động, tích cực trích lập dự phòng rủi ro, tăng năng lực
bao phủ nợ xấu trong bối cảnh nợ xấu tiềm ẩn
gia tăng. 

Với quy định về lộ trình trích lập dự phòng rủi ro, nhiều TCTD đã chủ động trích
lập dự phòng rủi ro, giúp giảm áp lực lên kết quả kinh doanh các năm sau, cũng như dùng
khoản chi phí này để thoái nợ với Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
(VAMC) từ cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã tăng từ mức
85% năm 2019 lên 103% năm 2020, và 115% đến cuối tháng 9/2021. Dự báo cả năm
2021, con số này đạt mức 120%.

Thứ tám, cổ phiếu ngành Ngân hàng diễn biến tích cực trong năm 2021. 

Chỉ số cổ phiếu ngành Ngân hàng đã tăng khoảng 25% so với đầu năm 2021 (theo
Stockbiz), khi mà loạt thông tin một số ngân hàng được nới hạn mức tăng trưởng tín dụng
và kết quả kinh doanh của ngân hàng tiếp tục khả quan. Tuy nhiên, diễn biến tăng nhanh
chủ yếu diễn ra trong nửa đầu năm 2021, có dấu hiệu chững lại trong nửa cuối năm,
nguyên nhân xuất phát từ việc nợ xấu của các ngân hàng cũng có dấu hiệu tăng mạnh do

Trang 9
ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Mặc dù vậy, các TCTD đã tích cực trích lập dự phòng rủi ro, tỷ
lệ bao phủ nợ xấu ở mức khá cao.

Ngày 18/3/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số
422/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện
Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ.
Theo đó, mục đích của Kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải
pháp được quy định tại Nghị quyết số 11 liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành
Ngân hàng; Kế hoạch hành động bám sát các quan điểm, mục tiêu tại Nghị quyết số 11;
nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo của từng đơn vị và sự hợp tác giữa các đơn vị trong
và ngoài ngành Ngân hàng để nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, giải pháp và đạt mục
tiêu đề ra.

Kế hoạch có các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau:

1. Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng:

(i) Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ
vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát
triển kinh tế - xã hội;

(ii) Điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát
chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ
khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19;

(iii) Triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022-2023 thông
qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh;

(iv) Nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn;

(v) Miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.

2. Tăng vốn điều lệ cho các Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ
trên 50% vốn điều lệ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam (Agribank); bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD và tiếp tục xử lý nợ
xấu:

(i) Tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn
2021-2023 cho các NHTMCPNN và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank;

(ii) Theo dõi, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; thực hiện
các giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.

Trang 10
3.Triển khai chính sách hỗ trợ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

4. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện
môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công thuộc lĩnh vực quản lý
của NHNN.

5. Phối hợp với các bộ, cơ quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tại Chương
trình.

Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng nêu rõ, trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nêu
trên, các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tổ chức triển
khai quyết liệt Kế hoạch hành động; thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình triển khai
của đơn vị; chỉ đạo xử lý, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực
hiện; chỉ đạo triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng,
đạt được mục tiêu đề ra…

Vụ Chính sách tiền tệ đầu mối, phối hợp với Văn phòng NHNN theo dõi, đôn đốc
các cơ quan, tổ chức và đơn vị có liên quan thực hiện Kế hoạch hành động.

Quyết định số 422/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

*Vai trò với nền kinh tế - tài chính

Ngày 8-2-2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và chúc Tết cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và ngành
ngân hàng. Thủ tướng nhấn mạnh: “Ngành ngân hàng có vai trò quan trọng, dẫn dắt nền
kinh tế đất nước; cán bộ, nhân viên, lao động ngành ngân hàng cần tự hào với ngành và
công việc của mình “đã nỗ lực rồi, nỗ lực hơn nữa; đã cố gắng rồi, cố gắng hơn nữa”, đổi
mới, tiên phong trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhà nước pháp
quyền XHCN, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tất cả vì lợi ích quốc gia, dân
tộc; vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân”.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lây lan mạnh, điều kiện phòng, chống dịch
còn hạn chế nhiều mặt, như chưa có đủ kinh nghiệm, vaccine còn ít, thuốc điều trị chưa
có, năng lực y tế, y tế dự phòng chưa đủ mạnh, chúng ta đã phải dùng biện pháp hành
chính để phòng, chống dịch; ảnh hưởng tới phát triển kinh tế-xã hội. Công tác điều hành
của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động của hệ thống ngân hàng đã góp phần giúp nền
kinh tế đạt được nhiều kết quả khả quan trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều diễn
biến phức tạp, góp phần củng cố vững chắc nền kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực nội tại
của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, ngành ngân hàng có vai trò
quan trọng, then chốt trong việc ổn định vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.

Trang 11
Hỗ trợ người dân phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh
dịch bệnh => giữ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối.

Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với
chính sách tài khóa; giảm mặt bằng lãi suất, triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp
mở rộng tín dụng hiệu quả nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển
sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh hết sức phức tạp; giữ ổn định tỷ giá, thị
trường ngoại hối. Ngay khi dịch bệnh bùng phát ở nước ta, ngành ngân hàng đã đi đầu
ban hành triển khai chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển
sản xuất kinh doanh. Đồng thời, ngành ngân hàng cũng là ngành đi đầu trong việc hỗ trợ
phòng, chống dịch với số tiền hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng, hỗ trợ trang thiết bị y tế, lương
thực, thực phẩm cho bà con vùng dịch bằng cả tấm lòng và sự chia sẻ sâu sắc.

Xử lý nợ xấu

Trong thời gian qua, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp nhưng ngành ngân hàng đã có
kịch bản và phương án xử lý nợ xấu hiệu quả, trong đó có phương án trích lập dự phòng
rủi ro chủ động để đảm bảo an toàn hoạt động do tác động của nợ xấu tăng lên.

Góp phần nâng cao uy tín môi trường đầu tư và vị thế quốc gia

Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ngành, linh hoạt,
khéo léo xử lý các vấn đề liên quan đến hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng, góp phần
nâng cao uy tín môi trường đầu tư và vị thế quốc gia. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã
xử lý phù hợp, góp phần quan trọng giúp Việt Nam không bị áp dụng các biện pháp trừng
phạt thương mại và ra khỏi danh sách các nền kinh tế thao túng tiền tệ, tạo môi trường
đầu tư ổn định, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Trang 12

You might also like