You are on page 1of 1

Câu 1: Qua việc nghiên cứu quy luật “Từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay

đổi về chất và
ngược lại”, anh/ chị hãy:

1. Phân tích sự thay đổi về lượng – chất của quá trình nấu nước sôi?

Trong điều kiện bình thường nước ở thể lỏng (chất) khác với nước ở thể rắn là nước đá và nước ở thể
khí là hơi nước. Khi đun nước, nhiệt độ của nước (lượng) tăng dần và khi lên đến 100 độ C (điểm nút)
thì nước sôi. Khi sôi nước chuyển từ thể lỏng (chất cũ) sang thể khí là hơi nước (chất mới). Như vậy
lượng ở đây là nhiệt dộ của nước, khi đun sôi nước làm lượng thay đổi đã dẫn đến chất của nước thay
đổi.

2. Quá trình học tập của bản thân các bạn có tuân theo quy luật trên hay không? Tại sao?

Quá trình học tập của em cũng tuân theo quy luật trên. Vì một học sinh kém (chất) không giải được bài
tập vì không có đủ lượng kiến thức (lượng) cần thiết để đạt kết quả tốt trong quá trình học tập. Và khi học
sinh đó cố gắng rèn luyện chăm chỉ học tập hơn, thì sẽ làm tăng lượng kiến thức vốn có của mình (lượng
thay đổi) trong quá trình cố gắng rèn luyện, học bài, làm bài đầy đủ thì lượng kiến thức sẽ dần dần được
bổ sung đầy đủ để học sinh có thể giải được các bài tập được yêu cầu (điểm nút) khi đó học sinh sẽ
không còn là học sinh kém nữa (chất cũ) mà trở thành học sinh khá, giỏi (chất mới)

Câu 2: Tại sao phép biện chứng duy vật cho rằng: đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của sự
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng?
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định
lẫn nhau giữa chúng.
Tính tuyệt đối của đấu tranh gắn với sự tự thân vận động, phát triển diễn ra không ngừng của sự vật,
hiện tượng.
Đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối giữa các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa về chất của chúng
tạo nên sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá
trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn.

You might also like