You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HN Chữ ký giảng viên phụ trách HP

VIỆN ĐIỆN
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HỌC PHÂN
Bảo vệ và điều khiển HTĐ II
SỐ ĐỀ: 01 & 02
THỜI GIAN LÀM BÀI: 75 phút

Câu 1 (6 điểm): Cho sơ đồ hệ thống điện như hình vẽ A B


 Công suất đặt và hệ số điều tần cấp I của các máy phát như sau: G5
- Hệ thống A: 4 máy phát, Pmax = (400+N/2) MW, R = 4% (với N là hai
số cuối mã hiệu sinh viên)
- Hệ thống B: Máy G5 có P max = 800MW, R = 5%; G6 có P max = 900MW,
G1-G4 G6
R = 5%.
 Khả năng truyền tải của đường dây là 400MW.
Yêu cầu:
a. Tính đáp ứng tần số Kf [MW/Hz] của mỗi khu vực (1 điểm)

Đáp ứng tần số của hệ thống A, với 4 máy phát:

/
=− ×( ) (1)
.

Đáp ứng tần số của hệ thống B:

=− × = −680 / (2)
.

b. Tính đáp ứng tần số của hệ thống liên kết A-B (1 điểm)

Đáp ứng tần số của hệ thống tổng hợp: = +

c. Sau một sự kiện, sai số điều khiển khu vực ACEA = -150MW, ACEB = 0MW. Hãy xác định: khu vực có biến động công
suất; tần số của hệ thống; mức độ cần huy động điều tần cấp II của A và B. Biết rằng hệ số R của hai khu vực được
đặt đúng (1 điểm)

Nếu hệ số điều chỉnh R của hai khu vực được đặt đúng, ACE đúng bằng lượng công suất
cần bổ sung của mỗi khu vực. Dựa trên kết quả, ta có:

 Biến động công suất xảy ra tại A: A bị thiếu 150MW


 Mức độ huy động điều tần cấp II tại A: tăng cs phát 150 MW
 Mức độ huy động điều tần cấp II tại B: 0 MW
 Tần số của hệ thống sau biến động: ∆ = , với đã tính được ở câu b)

d. Giả sử phương thức vận hành của hệ thống liên kết là B phát điện sang A. Hãy xác định trào lưu công suất lớn nhất
trên đường dây liên lạc, sao cho với sự cố mất một tổ máy bên A (xét tình huống xấu nhất), hệ thống vẫn đảm bảo
ổn định (1 điểm)

Xét tình huống xấu nhất là mất một tổ máy tại A, khi tổ máy này đang phát đầy tải
với công suất là 400+N/2 MW.

1/1
Sau khi mất tổ máy này, đáp ứng tần số của toàn hệ thống sẽ là:

= + =− × .
− 680 [ / ] (3)

Với lượng công suất thiếu hụt, tần số do mất một tổ máy là: 400 + /2 MW, thì tần số
của hệ thống sau sự cố sẽ sụt đi một lượng như sau:

/
∆ = (4)

Với lượng hụt công suất này, điều tần cấp I của B sẽ đáp ứng một lượng công suất,
tương ứng với lượng tăng trào lưu trên đường dây liên lạc:

/
∆ =∆ × = × (−680) [ ] (5)

Để hệ thống ổn định thì lượng công suất này cộng với trào lưu sẵn có từ B  A phải
nhỏ hơn 400MW. Do vậy mức trao đổi công suất lớn nhất trong đk bình thường từ B sang
A cần thỏa mãn:

+ ∆ ≤ 400 (6)

Hay:

/
≤ 400 − × (−680) (7)

Với: =− × − 680 [ / ] theo công thức (3)


.

e. Kết quả của phần (d) cho thấy mức huy động công suất từ B sang A quá hạn chế, vì vậy người vận hành quyết định
cài đặt rơ le sa thải phụ tải nhằm cho phép nâng công suất truyền tải. Hãy phân tích trình tự tiến hành công việc
này. Ngoài các số liệu đã cho, người vận hành còn cần quan tâm thêm các yếu tố gì? (2 điểm)

Sơ lược các bước cần tiến hành như sau

 Xác định độ sụt giảm tần số với sự cố mất tổ máy lớn nhất bên hệ thống A
(∆ ) theo (4)
 Cài đặt ngưỡng chỉnh định cho rơ le tần số để hạn chế độ giảm ∆ .
 Tính toán lại lượng tăng trào lưu công suất ∆ , theo công thức (5) và
theo (7)
 Các yếu tố cần quan tâm khác bao gồm tốc độ điều tần cấp I của các tổ máy
trong hai khu vực, đáp ứng tần số của phụ tải…

Câu 2 (1 điểm):
Đề 1: Một nhà máy điện nối với hệ thống qua đường dây 220kV. Trong một sự cố rã lưới, rơ le ở nhà máy ghi nhận được các
thông số như sau (ngay trước thời điểm nhà máy bị cắt ra): tần số 48.4 Hz & điện áp phía cao áp của nhà máy là 267kV.
Hãy phân tích các sự kiện có thể đã xảy ra trước đó.

Kịch bản khả dĩ nhất: Do tần số sụt, hệ thống sa thải phụ tải đã hoạt động và cắt tải ở
một số trạm biến áp gần nhà máy. Kết quả làm cho đường dây dư thừa công suất phản kháng và
điện áp trên lưới 220kV dâng cao.
2/1
Đề 2: Trong quy trình sa thải phụ tải của Ailen, một số kháng bù ngang 100MVAr được tự động đóng vào lưới ở tần số
49.25Hz. Hãy giải thích lý do của biện pháp này.

Đóng điện các kháng bù ngang 100MVAr có tác dụng làm giảm điện áp trên lưới truyền tải. Do
đó trong ngắn hạn, công suất yêu cầu của phụ tải sẽ giảm xuống, làm giảm nhẹ tạm thời yêu
cầu công suất tác dụng và hệ thống dễ tự khôi phục.

Câu 3 (3 điểm): Phân


tích sự
cần thiết và vai trò
của các khối được khoanh
tròn (nét đứt) trong sơ đồ của
hệ thống tự động điều
chỉnh kích từ:

Đề 1:
 Khối “Rotor current limiter”: gồm có chức năng giới hạn dòng kích từ cực đại và cực tiểu (1 điểm)
 Cuộn kích từ bị giới hạn về mặt phát nóng do đó phải giới hạn dòng kích từ cực đại
 Với các hệ thống hiện đại: sử dụng hệ thống giới hạn dòng kích từ cực đại nhiều bậc:
dòng kích từ lớn nhất cho phép tùy thuộc vào khoảng thời gian tồn tại.
 Hệ thống giới hạn dòng kích từ là cần thiết để ngăn ngừa quá tải khi máy phát làm việc
với hệ thống: tránh trường hợp thiếu công suất phản kháng lớn và máy phát sẽ cố điều
chỉnh để bù lại sự thiếu hụt này.
 Giới hạn dòng kích từ cực tiểu: cần thiết phải giữ một ngưỡng tối thiểu của dòng kích từ để
tránh trường hợp máy phát dễ bị mất đồng bộ (cường độ liên kết giữa roto và stato phụ thuộc
vào độ lớn của từ trường tạo bởi hệ thống kích từ, nếu vận hành thấp kích từ sẽ làm liên kết
bị yếu đi  dễ gây mất đồng bộ giữa roto và từ trường của cuộn stato).
 Khối “Slip stabilizer” (1 điểm)
Có vai trò nâng cao ổn định của máy phát khi làm việc với hệ thống. Tín hiệu đầu vào của khối này
có thể là tốc độ quay ɷ, tần số của hệ thống, công suất tác dụng của máy phát…Khối này có tác dụng
ổn định, dập tắt dao động của roto và nâng cao ổn định của máy phát khi làm việc với hệ thống.
 Khối “O/V Protection “ và “Field Breaker” (1 điểm)
Khối O/V Protection: có nhiệm vụ bảo vệ bảo vệ chống quá độ điện áp xuất hiện trong mạch kích từ,
các quá độ này có thể gây nguy hiểm cho cách điện của cuộn dây.
Khối Field Breaker: khi cắt máy phát đột ngột ra khỏi lưới, cần cắt kích từ để tránh quá điện áp.
Do hiện tượng tự cảm nên khi cắt cuộn kích từ có thể xuất hiện các quá điện áp gây nguy hiểm cho
bản thân cuộn dây này. Do đó, khi cắt kích từ thì đồng thời sẽ đóng vào một điện trở diệt từ để
hạn chế quá áp.

3/1
Đề 2:
 Khối “Stator current limiter”: gồm có chức năng giới hạn dòng kích từ cực đại và cực tiểu (1 điểm)
 Dòng điện lớn nhất có thể chạy trong cuộn stato bị hạn chế bởi giới hạn phát nóng. Bộ điều
khiển kích từ cần giám sát thông số dòng điện trong stato để tránh nâng cao quá mức điện áp
đầu cực làm tăng cao dòng điện (phản kháng) chạy trong cuộn stato và dễ gây quá nhiệt.
 Với tải cảm kháng khi dòng stato bị vượt quá, bộ giới hạn sẽ điều chỉnh giảm dòng kích từ sau
một thời gian trễ nhất định.
 Với tải mang tính chất dung kháng khi dòng stato bị vượt quá, bộ giới hạn sẽ điều chỉnh tăng
dòng kích từ tức thời để giảm dòng dung kháng tránh cho máy phát bị rơi vào trạng thái mất ổn
định do thấp kích từ.
 Khối “Rotor angle limiter” (1 điểm)
Có nhiệm vụ giới hạn góc làm việc của roto máy phát (góc giữa từ trường stato và từ trường của
roto). Nếu góc này quá lớn thì máy phát dễ rơi vào trạng thái vận hành mất ổn định. Khi góc giới
hạn bị vượt quá, khối này sẽ tăng cưỡng bức dòng kích từ tránh trường hợp rơi vào mất ổn định.
 Khối “Comparator Follow up” (1 điểm)
Khối này có nhiệm vụ đảm bảo cho sự chuyển đổi qua lại giữa chế độ vận hành tự động và bằng tay
được ổn định. Khối này sẽ liên tục theo dõi các thông số ở chế độ tự động điều chỉnh, khi đột ngột
chuyển sang chế độ vận hành bằng tay thì toàn bộ các mức giá trị ở chế độ tự động sẽ được chuyển
sang cho các bộ điều chỉnh tay.
.

4/1

You might also like