You are on page 1of 1

Một người có nhiều vẻ đẹp như Vũ Nương đáng lẻ phải có cuộc đời hạnh phúc thế nhưng dưới

một xã hội phong kiến nhiều


những thủ tục, những bất công lại khiến Vũ Nương có số phận hẩm hiu, oan nghiệt. Mặc dù Vũ Nương chờ đợi chồng ba năm thế
nhưng khi chồng về , vì nghe lời con đã nghi oan cho nàng thất tiết, đó là nỗi oan khó giải bày và cùng là nỗi nhục cho một người phụ
nữ chẳng thể gột sạch. Nàng tìm mọi cách để minh oan nhưng có lẽ Vũ Nương càng giãy giụa thì nỗi oan càng thắt chặt. Trong lời giải
oan thứ nhất của nàng: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Nay chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa
binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Chứ đâu có sự
hư thân mất nết như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để giải mối oan. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.”. Qua đó nàng
đã bày tỏ lòng biết ơn, thủy chung của mình mong Trương Sinh hiểu cho. Mặc dù đã bày tỏ nỗi lòng của mình, Trương Sinh vẫn
không hiểu cho, đánh, đuổi đi. Nhưng khi Vũ Nương hỏi ai nói, Trương Sinh lại không trả lời. Trong lần thứ hai giải bày của nàng: “
Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu
tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuốn, xuân kêu cánh én lìa đàn, nước thảm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia
nữa.”Nàng đã bày tỏ cho Trương Sinh nỗi khát khao, gia đình sum vầy cùng với sự tuyệt vọng của bản thân khi bị dồn đến bước
đường cùng. Dẫu thế, Trương Sinh vẫn không động lòng. Vì không giải được oan, Vũ Nương đành tìm đến cái chết. Sau bao lần giải
thích nhưng vẫn không khuyên ngăn được Trương Sinh, Vũ Nương đã đứng trước bến Hoàng Giang thề: Kẻ bạc mệnh này duyên
phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin hãy chứng giám. Thiếp nếu đoan
trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa
chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và chịu mọi người khắp nơi phỉ nhổ.” Vũ Nương đã lấy
chính cái cết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Nàng đã tự vẫn bằng cách gieo mình xuống sông, đó là một sự bức tử. Qua
đó ta thấy được bi kịch của Vũ Nương. Nàng thủy chung chờ chồng nhưng khi chồng về lại bị nghi oan thất tiết. Nàng khát khao hạnh
phúc, sum vầy nhưng gia đình lại tan nát. Mặc bao công sức nhưng vẫn không giải được nỗi oan, phải tìm đến cái chết, xa lìa trần
gian bỏ lại con thơ.

Bằng việc sử dụng những yếu tố kì ảo, sắp xếp các tình tiết thật chặt chẽ, xây dựng những hình ảnh, chi tiết sáng tạo, tác phẩm
Chuyện Người Con Gái Nam Xương đã tố cáo xã hội phong kiến bất công, bày tỏ lòng thương cảm đối với phụ nữ. Đại diện cho hình
ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến là Vũ Nương, người con gái đẹp người, đẹp nết, tài sắc vẹn toàn, nhưng đẫ bị những bất
hạnh, oan nghiệt kết thúc cuộc đời trong nỗi oan không thể giải bày.

Hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp vốn có: nhân hậu, bao dung, thủy chung, hiếu thảo cùng với số phận: bất hạnh, oan nghiệt,
“trong nhờ đục chịu”, chịu số phận “ba chìm bảy nổi” không chỉ được khắc họa dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ mà còn được liên hệ
trong các tác phẩm khác. Trong đó, phải kể đến nhân vật tiêu biểu là Vũ Nương hay thị Kính với nỗi oan hại chồng được trích từ
“Quan âm thị kính”. Hay Thúy Kiều với số phận mười năm lưu lạc, chịu nhiều đau khổ trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du. Những tác
phẩm ấy dù có cách viết, tình tiết khác nhau nhưng lại có điểm chung cho thấy vẻ đẹp của người phụ nữ Việt , những số phận hẩm
hiu, oan nghiệt dưới thời xã hội phong kiến.

Chuyện Người Con Gái Nam Xương của Nguyễn Dữdax thành công khi khắc họa vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ dưới xã hội
phong kiến bất công. Vũ Nương đã gây ấn tượng trong lòng người đọc về vẻ dẹp thủy chung, hiếu thảo bao dung nhưng cũng để lại
những xót xa cho thân phận của một kiếp người bất hạnh.

You might also like